Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Bộ Lễ
 Tìm Hiểu Lịch Sử Và Những Thay Đổi Trong Bộ Lễ, 5

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
Trantrungtruc Posted - 07/06/09 : 20:56

Sanctus (Thánh, Thánh, Thánh )


Sanctus, Sanctus, Sanctus
Dominus Deus Sabaoth.
Pleni sunt caeli et terra gloria tua .
Hosanna in excelsis.
Benedictus qui venit in nomine Domini
Hosanna in excelsis . [24]

Thánh! Thánh! Thánh!
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Trời đất đầy vinh quang Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Có thể nói Kinh Thánh Thánh Thánh ngày nay vẫn còn giữ được bản văn nguyên thuỷ từ trước năm 400, khi mà Kitô Giáo Đông và Tây vẫn còn là một . [25] Trong ý nghĩa của phụng vụ Thánh Lễ, Kinh Thánh Thánh Thánh, nối liền ngay sau phần kết thúc của Kinh Tiền Tụng, là kinh dành cho cả chủ tế, cộng đồng cùng kết hợp với các thiên thần trong ca đoàn thiên quốc, các thánh trên trời, những vị đã về với Chúa trước chúng ta, đồng dâng lời ca tụng Thiên Chúa.

Các nhà chuyên môn phụng vụ đã chú giải ý nghĩa rất sâu xa của kinh này gồm có hai phần như sau:

Phần đầu diễn tả hình ảnh Thiên Chúa là Chúa của vũ trụ, ngự trên trời cao và muôn vật đều thờ lạy và phủ phục trước uy quyền của Ngài, mà tiên tri Isaia đã được thị kiến trong Đền Thờ. Đoạn này trích trong phần Thánh Kinh Cựu Ước, sách tiên tri Isaia đoạn 6: 1-5 như sau:

"Năm vua Utđi-gia-hú băng hà, tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ Ðền Thờ. Phía bên trên Người, có các thần Xê-ra-phim đứng chầu Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô:

"Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Ðức Chúa các đạo binh là Ðấng Thánh!
Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!"

Tiếng tung hô đó làm cho các trụ cửa rung chuyển; khắp Ðền Thờ khói toả mịt mù. Bấy giờ tôi thốt lên: "Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Ðức Vua là Ðức Chúa các đạo binh!"


Và sau này, thánh Gioan cũng được xem thấy hình ảnh Thiên Chúa cực thánh oai nghi, không phải là trong Đền Thờ Giêrusalem nữa, mà là trên trời cao, có 12 chi họ Israel trong cựu ước, và 12 Thánh Tông Đồ trong Tân ước, cùng những con vật tượng chưng cho toàn thể sinh vật trên trái đất phủ phục dưới ngai toà TC . Chúng ta cùng đọc đoạn Thánh Kinh Tân Ước trong Sách Khải Huyền 4:2-8 .

"Lập tức tôi xuất thần. Kìa một cái ngai đặt ở trên trời và có một Ðấng ngự trên ngai. Ðấng ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như bích ngọc. Chung quang ngai có hai mươi bốn ngai khác, và trên những ngai đó có hai mươi bốn vị Kỳ Mục; các vị đang ngồi, mình mặc áo trắng, đầu đội triều thiên vàng. Từ ngai phát ra ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét. Bảy ngọn đuốc, tức là bảy thần khí của Thiên Chúa cháy sáng trước ngai. Trước ngai có cái gì như biển trong vắt tựa pha lê. Ở giữa ngai và chung quanh ngai có bốn Con Vật, đằng trước và đằng sau đầy những mắt. Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt. Ngày đêm chúng không ngừng hô lên rằng:

Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Ðức Chúa, Thiên Chúa toàn năng,
Ðấng đã có, hiện có và đang đến!"


Phần thứ hai, nói về "Đấng nhân danh Chúa mà đến". Đấng đó chính là Chúa Giêsu Kitô mà phúc âm Thánh Matthêu đã thuật lại trong đoạn 21:1-9 :

“Khi Thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Betphaghe, phía núi Oliu, Ðức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay". Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:

Hãy bảo thiếu nữ Xion:
Kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi
hiền hậu ngồi trên lưng lừa,
lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.

Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giesu cỡi lên. Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:

Hoan hô Con vua Ðavít!
Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!
Hoan hô trên các tầng trời.”


Chúng ta đã thấy, Giáo Hội đưa ra hai hình ảnh rất là khác biệt. Một là Thiên Chúa đầy quyền uy, là Chúa của cả vũ trụ trời đất. Hai cũng chính là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã xuống làm người như chúng ta, một Người khiêm nhường thấp hèn, lũi thũi ngồi trên lưng một con lừa con, là con của một con vật chở đồ. Như sách tiên tri Zechariah đoạn 9:9 đã tiên báo trong Cựu Ước.

Một chi tiết rất nhỏ trong đoạn TK này ,có lẽ chúng ta ít để ý, nhưng đã được các chuyên gia phụng vụ nói đến trong Kinh Thánh Thánh Thánh này, là những chữ "người đi trước, kẻ theo sau reo hò vang dậy”.

Tức là toàn thể nhân loại, từ ông Adong và bà Eva cho tới những người mãi mãi sau này đều phải qua Chúa Giêsu Kitô thì mới được cứu rỗi . Và chính Người là ”Đấng ngự đến nhân danh Chúa” mà nhân loại phải tôn thờ .

Trong Kinh Thánh Thánh Thánh này, dưới con mắt loài người, bằng ngôn ngữ của loài người, chúng ta đang thờ lạy, ca tụng chỉ có một Thiên Chúa . Chính Thiên Chúa là Chúa Tể trời cao mà toàn thể vũ trụ và muôn loài đều phải thờ lạy và ca tụng đó cũng chính là Vị Vua uy quyền, vì quá yêu thương con người, nên phải xuống làm người thấp hèn như chúng ta để Ngài cứu chuộc tội lỗi chúng ta và đưa chúng ta trở về cùng Thiên Chúa, để chúng ta cùng được hưởng Thánh nhan Ngài như các thánh trên trời, như các thiên thần, như các kỳ mục đang quây quần bên Ngai Toà TC .

Chúng ta thấy cả hai phần đều kết thúc bằng câu:

Hosanna in excelsis.
( Hosanna in the highest.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời. )
[26 & 27]

Nên “hát” hay “đọc” Kinh Thánh Thánh Thánh ?


Chúng ta tưởng đây là một câu hỏi thật đơn sơ của một em bé học giáo lý vỡ lòng ! Thưa không, tuy là câu hỏi rất đơn sơ nhưng để trả lời cho thoả đáng, cũng không phải là một vấn đề đơn giản .

Ở phần kết của Kinh Tiền Tụng , linh mục chủ tế đọc rằng: "... cùng với các ca đoàn thiên quốc chúng con ca tụng vinh quang Chúa rằng: ..." . Nếu "ca tụng" tức là phải "hát" . Mà sự ca hát này là dành chung cho cả cộng đoàn bao gồm: linh mục, giáo dân tham dự, những người ở mọi nơi trên toàn thế giới và nhất là cả triều thần Thiên quốc . Vậy “vài trò độc quyền" của ca đoàn hát bài “Thánh Thánh Thánh”' ba bốn tầng đồ sộ ở đây có còn thích hợp và có đúng với sự hướng dẫn của Công Đồng Vatican II hay không ?

Chuyện tranh cãi này đã bắt đầu từ lâu, từ thời của các nhà thần học và phụng vụ nổi tiếng ở nước Đức trước thế chiến thứ hai, cho đến ngày nay vãn còn kéo dài vì câu hỏi đã đụng chạm đến nhiều lãnh vực của các nhà chuyên môn về phụng vụ, mục vụ, giáo luật. Xin đan cử một vài ví dụ để chúng ta cùng theo dõi:

Vấn đề chính là chung quanh hai chữ “active participation” (tham dự tích cực, sống động, cụ thể, ấn tượng, các bạn muốn dịch sao cũng được ).

Nhưng thế nào là tích cực, thế nào là sống động ?


Các nhà chuyên môn về mục vụ và tâm lý xã hội thì muốn nhấn mạnh đến những động tác biểu lộ ra bên ngoài như ca hát, đứng, quỳ, chắp tay, bái gối, ... .

Các nhà chuyên môn về phụng vụ thì lại nhấn mạnh đến “vai trò tư tế” của hàng giáo dân. Khi chịu phép rửa tội, mọi tín hữu đã được kêu mời là “tư tế vương giả”, tức là được quyền cùng chủ tế dâng lời ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa. Ca đoàn mà dành quyền ca hát của giáo dân, bằng cách hát những bài hát khó, giáo dân không thể hát theo, tức là đã xâm phạm, tước đoạt quyền tư tế của mọi người giáo dân đã có từ khi chịu phép rửa tội . Kinh Thánh Thánh Thánh là phần rõ ràng nhất mà linh mục kêu mời họ tích cực tham gia.

Các nhà giáo luật của Thánh Nhạc thì lại phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của chủ tế, của ca đoàn và của giáo dân . Theo giáo luật, ca đoàn đã được dành cho một vai trò quan trọng trong Thánh Lễ, cho nên họ phải chu toàn trọng trách đã phân công cho họ . Ví dụ GH vẫn còn cho họ được hát lại những Bộ Lễ gọi là Mass Ordinaries đồ xộ ngày xưa trong Thánh Lễ La Tinh . [28]

Phải chăng là Giáo Hội cũng có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ?

Vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI cũng đã phải lên tiếng, khi ngài còn là ĐHY Ratzinger và những lời của ngài bàn vào không phải là "nhẹ lời" với nhà chuyên môn về Phụng Vụ là E. J. Lengeling, mặc dầu cả hai đã cùng là bạn thân . Điều đó cho chúng ta thấy những từ ngữ khi GH nói rõ hát, đọc, ca tụng trong phụng vụ Thánh Lễ cũng rất là quan trọng . Chúng ta đã thấy rất nhiều linh mục Việt Nam khi làm lễ thường (không phải là lễ hát), bao giờ tới Kinh Thánh Thánh Thánh, các ngài cũng đều bắt giọng hát, đúng như lời ngài kêu mời toàn thể cộng đồng cùng tích cực tham dự dâng lời ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa với ngài .

ĐGH Benedicto XVI đã trả lời như thế nào ? Thiết tưởng đây cũng là một vấn đề khá hấp dẫn để chúng ta có thể tìm hiểu trong một đề tài khác . [29]

(còn tiếp)
----------------------

Chú thích:


[24] Sanctus: http://www.yale.edu/adhoc/research_resources/liturgy/d_sanctus.html

[25] Joseph A. Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origins and Development, trans. Francis A. Brunner, vol. 1, (New York, 1950): 128-138.

[26] Richard L. Crocker, Sanctus, The New Grove Dictionary of Music and Musicians, vol. 16, (1980): 464-465.

[27] St. Vincent Ferrer – Sermon for Palm Sunday
http://www.svfparish.org/svfsermons/A686_Lent6%20PalmSunday.pdf

[28] SACRED MUSIC Volume 117, Number 4, Winter 1990
http://www.ewtn.com/library/LITURGY/PARACT.TXT

[29] Is a Choral Sanctus Permitted?
Ratzinger Joseph, A New Song for the Lord, (NY: Crossroad, 1995) p 141-145


Trần Ngọc Đăng

[email protected]

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05