Trao đổi với linh mục Kim Long

THÁNH NHẠC - THÁNH CA

CHUYỆN GẦN, CHUYỆN XA

 

Lê Đ́nh Bảng ghi nhận

 

Là người sáng tác TNTC đều tay và dài hơi với hàng ngàn tác phẩm gần 50 năm qua (1957-2006), xin cha chia sẻ những cảm xúc riêng tư nhân dịp mùa Giáng Sinh, một trong những thời điểm thiêng liêng nhất đối với người tín hữu và đặc biệt đối với người viết TNTC.

Linh mục Kim Long: Mùa Vọng đưa chúng ta vào tâm tưởng thao thức đợi chờ, lễ Giáng Sinh đem lại niềm vui thật choáng ngợp. Khác với đỉnh điểm của mầu nhiệm cứu chuộc là cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô vốn đ̣i hỏi chúng ta phải có những phút trầm lắng suy tư qua chay tịnh, khổ chế, niềm vui mùa Giáng Sinh thật khoáng đạt làm nao nức mọi người. Cả đến những người không cùng niềm tin với chúng ta đôi khi cũng cảm thấu và thể hiện qua những nhạc phẩm được thích thú đón nhận. Là người từ 50 năm qua đă sống chết với thánh ca, tôi không khỏi bừng khởi niềm vui sướng khi nghe những bài ca Giáng Sinh vang vọng. Niềm vui sướng đó nhiều lần khiến tôi cảm tác những bài thánh ca, và nay vẫn vậy.

Không dám chạm đến kho tàng giàu có và kinh điển về thánh nhạc của Giáo hội, của phương Tây về chủ đề Giáng Sinh. Riêng ở Việt Nam, từ buổi hừng đông (1913) của TNTC cho đến 1975, đă có không thiếu những tác giả với những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng như Phaolồ Đạt, Nguyễn Văn Vinh, Hùng Lân, Hải Linh, Duy Tân, Hoài Đức, Ngô Duy Linh, Hoàng Kim, Vinh Hạnh, Viết Chung, Kim Long… như một ḍng cảm hứng miệt mài, bất tận. Không hiều v́ sao, thưa cha, những năm gần đây, ḍng chảy ấy như khựng lại, khát khô, cạn nguồn, ít thấy tác phẩm xứng tầm? Không lẽ, công chúng chỉ được cảm thụ TNTC của một thời đại vàng son đă qua, trong khi nhịp đời và văn hóa nghệ thuật đương đại đang chuyển động rất đa sắc màu?

Lm KL: Nghệ thuật luôn cần thăng tiến! Những sáng tác bất hủ của các bậc tiền bối luôn đáng tôn trọng, giữ ǵn và phổ biến, nhưng chúng ta cũng vẫn kỳ vọng vào lớp trẻ để có những sáng tác mới ḥa nhịp với nghệ thuật đương đại để có một nền thánh ca toàn hảo và muôn sắc màu. Nhưng họ có chuyên chăm học hỏi và nghiêm túc lao tâm khổ trí để có được những tác phẩm hoàn hảo hay không th́ lại là điều chúng ta phải đợi chờ.

Từ lâu, lâu lắm rồi. Cụ thể là từ sau 1975, đời sống TNTC ở Việt Nam không mấy khởi sắc. H́nh như, mạnh ai nấy làm, trong sáng tác cũng như khi sử dụng các bài ca phụng vụ. Các cộng đoàn dân Chúa (trong và ngoài nước) luôn khát khao có một “Tuyển Tập” các bài thánh ca cũ – mới, vừa thánh thiện lại vừa phổ biến và đạt phẩm chất nghệ thuật. Để thống nhất sử dụng trong phụng vụ và chấm dứt được cái cảnh “tự biên tự diễn” đă trôi nổi đó đây, tại sao Ủy Ban Thánh Nhạc (UBTN) của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) không đáp ứng nhu cầu rất “phải lẽ” ấy? Chẳng hạn, thực hiện một “Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam” bề thế, chững chạc.

Lm KL: Theo lời của đức cha Phaolô Nguyễn Văn Ḥa khi ngài c̣n là vị Giám mục Đặc trách Thánh Nhạc của HĐGMVN: “Thánh ca là vấn đề c̣n bị bỏ ngỏ”. Sau năm 1975, sự kiểm duyệt thánh ca thường bị quên lăng, quên lăng từ trên v́ sợ trách nhiệm pháp lư, quên lăng từ dưới v́ muốn tự do, nên nhiều tác phẩm được in ấn và phổ biến ào ạt, vàng thau lẫn lộn, người sử dụng cứ tùy sở thích mà đem vào thánh đường. HĐGMVN đă nhiều lần lưu ư Ủy Ban Thánh Nhạc về vấn đề này, nhưng khó t́m được giải pháp thích hợp. Măi tới năm 1998, Ủy Ban Thánh Nhạc có đề nghị sẽ cố gắng hoàn thành một tuyển tập thánh ca Việt Nam (bước đầu tuyển chọn những bài hiện đă được phổ biến) để tŕnh lên HĐGM xin được chuẩn nhận và cho phép phổ biến trong các giáo phận như một khởi đầu của việc ổn định, rồi sẽ lần lượt ấn hành những tuyển tập kế tiếp trong đó có đón nhận những tác phẩm mới. HĐGM đă chấp thuận đề xuất này. Ủy Ban Thánh Nhạc khởi sự công việc bằng cách gửi thư tới từng nhạc sĩ để xin phép, và tất cả đều hoan hỉ chấp nhận. Nhưng việc tuyển chọn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự, nên chưa thể hoàn thành một sớm một chiều.

Nghe đâu, qua buổi Hội Thảo lần thứ 21 (22-08-1006), UBTN đă giới thiệu được một”Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam”. Nhưng lại khá bất ngờ, khi đọc Bản Tin Hiệp Thông số 37 (tháng 9 và 10-2006) - qua Báo cáo đệ tŕnh HĐGMVN – thấy c̣n vướng víu nhiều nỗi truân chuyên. Xin cha nói rơ hơn khúc mắc này. Có hy vọng để sớm ra mắt tuyển tập này không? Chẳng lẽ cứ măi trông và chờ?

Lm KL: Vâng, khi đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên nhận làm Giám mục Đặc trách Thánh Nhạc của HĐGMVN, ngài cũng cảm thấy bức xúc trước vấn đề cần thiết này, nên ngài đă trao đổi và qui tụ một nhóm tuyển chọn các bài thánh ca, làm việc nhiều ngày. Đức cha xác quyết là để cho công việc tuyển chọn được thật khách quan, ngài sẽ nhờ những người có khả năng về âm nhạc nhưng không phải là nhạc sĩ sáng tác, và các bài được tuyển chọn sẽ thông qua một ban duyệt xét. Tuy nhiên, trong buổi Hội Thảo của Ủy Ban Thánh Nhạc ngày 22-08-2006, một tuyển tập thánh ca được đưa ra như đă hoàn chỉnh để sẵn sàng tŕnh lên HĐGM trong kỳ họp thường niên vào đầu tháng 9. Tuyển tập này gặp phải ít nhiều phản ứng nên bị khựng lại.

Xin chuyển sang một câu chuyện thời sự khác, đó là ngôn ngữ - ca từ trong quá tŕnh sáng tác TNTC. Vấn đề xem ra rất nhạy cảm v́ thuộc cả hai lănh vực Phụng Tự và Nghệ Thuật. Về phương diện sử dụng nguồn Kinh Thánh để phổ nhạc, có quan điểm cho rằng Lời Chúa ở đâu cũng vậy, cần ǵ phải xin chuẩn nhận khi dệt nhạc? Xin cha khẳng định rơ những yêu cầu cho mối quan hệ nhạc và lời này.

Lm KL: Việc chuẩn nhận (imprimatur) các bài hát là qui định của Giáo Luật. Sự chuẩn nhận bao gồm cả phần lời ca và phần nhạc diễn tả lời ca ấy. Bằng chứng là bản văn của bộ lễ (gồm các kinh: Xin Chúa Thương Xót, Vinh Danh, Tin Kính, Thánh-Thánh-Thánh Lạy Chiên Thiên Chúa) đă được HĐGM chuẩn nhận và Toà Thánh châu phê, nhưng nếu ai đó đem phổ nhạc mà muốn được dùng trong phụng vụ th́ vẫn phải xin kiểm duyệt ở một Toà Giám Mục. Do đó, không có chuyện các Thánh vịnh in trong sách đă có imprimatur th́ cứ việc phổ nhạc và tự do hát trong phụng vụ!

Để truyền đạt và tiếp nhận đầy đủ những qui định của Giáo Hội về sáng tác, chọn lựa và thể hiện các bài ca phụng vụ, UBTN đă có dự kiến kế hoạch đào tạo cho các nhạc sĩ, ca trưởng và ca đoàn? Các khoá huấn luyện và tu nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày chẳng hạn.

Lm KL: Cũng trong cuộc họp của UBTN ngày 22-08, sau khi ghi nhận ư kiến của nhiều nơi gửi về, Đức cha Đặc trách Thánh Nhạc đă đề nghị, và chúng tôi cùng đồng ư đứng ra mở lại một số lớp huấn luyện về thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Các chi tiết về chương tŕnh này đă được cha Nguyễn Duy, Tổng thư kư UBTN, vừa mới cho phổ biến (xin xem thông báo tại Trung tâm, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Q. 1).

Ngoài ra, để giới hoạt động thánh nhạc có thể tham khảo chuyên sâu về TNTC của thế giới và Việt Nam, tất yếu phải có một thư viện TNTC ở cấp bậc Giáo Hội. Linh mục Tiến Dũng lúc sinh thời đă nhiều lần khởi động việc này (1996-2000) qua các buổi Hội Thảo chuyên đề của UBTN. H́nh như các cố nhạc sĩ, các cựu nhạc đoàn ở các giáo phận cũng để lại khá nhiều sách báo, tài liệu, di cảo quí giá và đă bàn giao cho UBTN. Thực tế công việc ấy ra sao, thưa cha? Và được biết, những năm gần đây cha đă đầu tư rất nhiều công sức cho thư viện TNTC của cha. Hiện trạng và triển vọng về một điểm hẹn cho những người cùng chung một lư tưởng với cha đến nay như thế nào?

Lm KL: Gắn kết đời ḿnh với TNTC đă 50 năm và có dịp xuôi ngược từ Nam tới Bắc, tôi đă thâu nhận được nhiều tài liệu quí giá. Tôi vẫn mong có một ngôi nhà nhỏ để bảo quản những tài liệu đó, nhưng lực bất ṭng tâm. Măi tới khi tôi có dịp đi thăm thân nhân ở Hoa Kỳ, một số học tṛ và thân hữu có tặng quà cho tôi. Tôi về tới Việt Nam là dùng ngay món quà đó xây dựng một ngôi nhà và tạm gọi là Thư Viện Thánh Nhạc. Ngày khánh thành, tôi đă mời 7 vị giám mục, trong đó có Đức cha Chủ tịch HĐGMVN, và tôi đă hứa sẽ làm chúc thư hiến tặng UBTN của HĐGM thư viện này.

Tôi tiếp tục t́m kiếm, sưu tầm những ǵ có thể để thư viện thêm phong phú. Nhiều vị đă góp sức gửi tặng tài liệu cho thư viện. Đặc biệt, cha Tiến Dũng trước khi qua đời đă tặng cho thư viện hơn một ngàn cuốn sách đủ loại và nhiều thủ bút của ngài.

Thư viện đang trong quá tŕnh phân loại và sắp xếp. Hy vọng có thể sớm mở cửa. Dĩ nhiên tôi vẫn phải tiếp tục lo kinh phí để phát triển và bảo tŕ.

Xin hỏi cha một câu cuối cùng. Khách quan mà nói, chặng đường 50 năm viết thánh ca của cha đúng là một kỷ niệm để đời. Thân hữu gần xa và các thế hệ môn sinh đă bắt tay vào việc tổ chức “50 Năm Thánh ca Kim Long...”. Xin cha chia sẻ một chút tâm t́nh với những người yêu mến “Thánh Ca Kim Long”. Chân thành cảm ơn cha. Kính chúc cha mùa Giáng Sinh và Năm Mới tràn đầy hồng ân để tiếp tục phục vụ Giáo Hội.

Lm KL: Tôi rất sợ việc “suy tôn cá nhân” nên nhiều lần chối từ mọi tổ chức nhân dịp này. Nhưng nếu các môn sinh nhất định thực hiện th́ chương tŕnh tùy ở ban tổ chức. Tôi chưa biết được ǵ để chia sẻ.

 

Nguyệt san CÔNG GIÁO và DÂN TỘC

số 145 – tháng 1-2007