Kỹ Thuật Về Sight Singing


Thanh Qúy

Đây là bài chia sẻ của anh Võ Ngọc Thay Qúy, một thành viên của nhóm catruong.com.

Mong rằng sẽ giúp cho quí vị ca trưởng.  Khuyến khích các ca trưởng nên dạy kỹ thuật này cho ca đoàn.  Nếu ca đoàn có thể sight sing thì quí vị đỡ mệt và khỏi lo dạy các bài mới.  Ca trưởng phải vững chắc về kỹ thuật này trước khi dạy cho ca đoàn.  Sight sing rất là phức tạp vào lúc đầu.  Do đó bạn cần phải vững chắc về phần nhạc lý thì kỹ thuật sight-sing sẽ không phức tạp như mình nghĩ. Bạn sẽ gặp những khó khăn trong những buổi ban đầu, nhưng bạn phải cần có sự nhẫn nại khi học về sight-sing và thực tập rất là nhiều. 

Sight singing nghĩa là gì? Dùng xướng âm mà ca một bản nhạc mà mình chưa từng quên biết.  Ðây là một tinh xảo(skill) và căn bản mà các ca trưởng hay là một nhạc sĩ cần phải biết.  Trước khi bạn ca một dòng nhạc, bạn cần phải hiểu rõ hay biết về ký âm pháp (musical notation).  Ví dụ các note nhạc, khoá nhạc (Clefts), âm giai, phách nhịp, tốc độ của bài hát (tempo), expression markings v..v.. Nếu bạn muốn biết thêm về nhạc lý, Tinh Thông Nhạc Lý của tác giả Hoàng Bửu là một quyển sách hữu dụng để bạn học hỏi về nhạc lý. 

Xác Ðịnh Âm Giai

Trước khi bạn ca một bản nhạc, bạn phải cần biết âm giai của bản nhạc đó.  Âm giai có thể trưởng (Major) hoặc thứ (minor).  Chủ âm của âm giai phải đánh trên đàn piano hoặc là thổi vào pitch pipe .  Chủ âm là gì? Chủ âm rất quan trọng nhất của âm giai vì tên âm giai cũng là tên của nó và sự bắt đầu hoặc chấm dứt của âm giai vẫn đến tên nốt đó.  Khi bạn đã nghe được chủ âm, bạn bắt đầu ca thang âm (scale) của âm giai đó, ca lên thang âm và xuống thang âm.  Sau đó bạn nên ca arpeggio để bạn có thể nghe được âm thanh của quãng 3, quãng 5 đúng, và quãng 8 đúng.  Luyện tập này sẽ giúp bạn để tâm hay chú ý đến chủ âm của âm giai đó.

Xác Nhận Tempo

Bạn cần phải nhận ra tốc độ (tempo) và canh nhịp của bài nhạc.  Mỗi bài hát có những danh từ để chỉ định tốc độ (tempo marking) khác nhau.  Quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ những ý nghĩa của những từ này.  Canh nhịp chỉ rõ phách nhịp của bài hát. Nhịp đơn những nhịp như 2/4, 3/4 , và 4/4.  Nhịp kép là những nhịp như 6/8, 9/8, và 12/8.  Nếu cần thì bạn dùng đồ gỏ nhịp (metronome) để lấy tốc độ của bài nhạc.  

Ca Giòng Nhạc Không Lời

Tốt hơn hết là bạn dùng những âm tiết để xác định mổi nốt nhạc.  Nhiều  quốc gia dùng solfeggio (xướng âm) để ca.  Còn những công thức khác mà bạn có thể dùng để ca (sight sing).  Hai công thức trường âm nhạc thường dùng hoặc dạy học sinh: (1) Công thức Fixed Do và (2) Công thức Movable Do. 

Công thức Fixed Do.  Khi dùng công thức này, những nốt nhạc thường dùng là C, D, E, F, G, A, và B.  Nói tóm là Do, Re, Mi,Fa, Sol, La, Si.  Khi mà ca một dòng nhạc, tên của mổi nốt nhạc thì vẫn ca Do Re Mi Fa vv..Ví dụ, nếu nốt nhạc là F# thì cũng vẫn ca nốt này là Fa. E bemol (Eb) thì cũng vẫn ca là Mi.  Nhiều quốc gia dùng công thức này dạy thì họ thấy rất là hữu hiệu.

Công thức Movable Do.  Khi dùng công thức này, Do luôn luôn thuộc về chủ âm không cần biết là âm giai nào.  Nếu có những dấu biến thể hay dấu hóa (accidentals), thì tên của nốt đó thay đổi.  Ví dụ C àC#/Db, DoàDi, D àD#,  Re à Ri.  Âm giai đồng (chromatic scale) là âm giai có các nốt trùng tên nhau bằng nửa cung.  Âm giai đồng duy chuyển theo chiều lên thì dùng dấu thăng, khi xuống là dùng dấu giảm (bémol). Nếu bạn ca âm giai đồng thì như sau:  chiều lên Do Di Re Ri Mi Fa Fi Sol Si La Li Ti Do chiều xuống: Do Ti Te La Le Sol Se Fa Mi Me Re Ra Do.  Khi dòng nhạc chuyển (modulate), thì chủ âm của âm giai mới cũng là Do và tên của mổi nốt trong âm giai đó cũng như vậy. Công thức này cũng tốt vì giúp cho bạn chú tâm về chủ âm mặt dù dòng nhạc modulate.

Chuẩn Bị Trước Khi Ca

Bạn cần phải xem qua bài nhạc, những nốt cao và nốt thắp.  Xem xét thật kỹ và thực tập với tốc độ chậm.  Luyện thanh trước khi ca, nên ca arpeggio, xem coi chỗ nào nhấn mạnh và nhẹ.  Dùng metronome để gỏ nhịp hay tự đánh nhịp cho mình.  Mong rằng các bạn sẽ thành công.  Nếu có những thắt mắc thì email cho Quý hay call tuỳ ý. Sau đây là những bài thực tập.  Bạn có thể dùng những bài khác cũng được