Amazinggrace.jpg (15843 bytes)

KVT

Amazing grace - ân sủng lạ lùng - là một bài thánh ca nổi  tiếng từ thế kỷ 18. Tác giả là John Newton, 1725-1807 .

Nghe MIDI
Bài Hát (Lyric)

Theo tài liệu của một người chuyên viết về lai lịch các bài thánh ca là Kenneth W. Osbeck, thì hồi còn trẻ, John Newton làm thủy thủ trên một con tàu chuyên đi băùt các thổ dân miền Tây Phi châu đem bán làm nô lệ. Nhưng từ khi thoát chết sau một trận bão dữ dội, John Newton cảm thấy như là tiếng Chúa cảnh cáo, ông sợ hãi và đã rời bỏ cái nghề bất lương kia. Ông bắt đầu đọc cuốn The Imitation of Christ, Noi gương Chúa Kitô, của Thomas à Kempis. (Ta gọi là Sách Gương Phúc.) Cuốn sách đã làm con người ông thay đổi hẳn đến độ ông chỉ muốn theo học để được rao giảng Lời Chúa . Và vào năm 39 tuổi, ông đã được toại nguyện : ông dược phong chức Giáo sĩ của Anh giáo, tại Olney, một làng nhỏ gần Cambridge, nước Anh .

John Newton đã soạn nhiều bài thánh ca, sau gom lại thành một cuốn đặt tên là Olney Hymns, trong đó có bài Amazing Grace .

Bài này viết theo thể loại Hymnus. Thánh Augustino gọi Hymnus là " bài hát có lời ca ngợi Thiên Chúa" (cantus cum laude Dei). Tự điển Anh-Việt hay Pháp-Việt dịch Hymn hay Hymne là tụng ca, tán ca, thánh ca. Nhưng có lẽ ta nên gọi theo Linh mục nhạc sư Tiến Dũng là ù:" Bài ca chúc tụng " vì đúng với nội dung của thể loại thánh ca này.

Bài ca chúc tụng "Amazing Grace" là một bài hát ngắn, chỉ có 4 câu, gồm 16 nhịp tất cả, theo mô hình AA’BA’’ : các câu 1, 2 và 4 đều giống nhau chỉ thay đổi vài nốt cuối , câu 3 thì khác hẳn.

Bài ca nằm trong một âm vực trung bình, chuyển động theo những quãng vừa phải, trong khoảng 8 nốt, từ nốt Re (thấp) đến nốt Re (cao), nên rất thích hợp để hát cộng đồng . Nếu muốn soạn bè để hát hay viết bản đệm đàn thì cũng không đến nỗi phải mất nhiều giờ, nhiều công.

Tiết điệu của bài nhịp nhàng, bình thản mà trang nghiêm. Tác giả không ghi rõ hành âm, nhưng thường được hát vừa phải (Moderato) hoặc hơi chậm một chút (Andantino); nếu chậm thì bài sẽ trở nên nặng nề, mà nếu nhanh thì sẽ làm giảm bớt vẻ thành kính . Bài ngắn nên từ đầu đến cuối không có chỗ nào ngắt, nghỉ . Chỗ láy hai nốt ở câu 1, 2, 4 có vẻ lạ tai û, hiếm thấy trong những bài thánh ca dù là tiếng Việt hay tiếng Anh. Trong mô hình AA’BA’’, câu 3 dĩ nhiên là khác hẳn những câu kia, nhưng điểm đáng chú ý của câu 3 ở đây là nó gồm 2 vế , tiết điệu giống nhau, mời gọi, ứng đối nhau , tựa như 2 vế tiểu đối trong câu thơ Việt nam vậy: Si Re. . . .Si Re Si Sol / Re Mi. . . .Sol Sol Mi Re. Điểm khác nữa là trong khi những câu kia đều bắt đầu bằng một bước-quãng-bốn-đúng, Reà Sol, để tới chủ âm, vững chãi, an toàn thì câu 3 lại bắt đầu một cách dịu dàng, thanh thản bằng một bước-quãng-ba-thứ , Sià Re , đi tới át-âm. Mà át âm Re ở đây lại nằm ở vị trí âm thanh cao nhất trong bài , thành ra dòng nhạc bỗng vươn lên cao vút, mênh mông một cách cách kỳ lạ, dường như khác hẳn với âm thanh cùng cao độ ở cuối câu 2 . Câu 3 cũng khéo léo đưa dòng nhạc từ chỗ cao nhất xuống đến chỗ thấp nhất để câu 4 có thể làùm nhiệm vụ kết thúc một cách tự nhiên. Những chỗ láy Re-Si, Re-Si ở vế trước và Mi-Sol, Sol-Mi ở vế sau, thật độc đáo tài tình, hát lên có sức thu hút rất mạnh vì nghe vừa duyên dáng lại vừa kính cẩn, trang nghiêm. Chính hai vế nhạc của câu 3 đã làm tăng hẳn giá trị của bài này cũng tựa như hai con mắt sáng, đẹp trên một khuôn mặt kiều diễm vậy.

Tóm lại, bài ca này tuy ngắn, dòng nhạc lại rất đơn sơ, nhưng giai điệu thật hấp dẫn, lôi cuốn, nên trải qua mấy trăm năm mà càng ngày nó càng được ưa thích.

Lời ca của Amazing grace gồm 4 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu.

Nội dung của bài rất phù hợp với giáo lý Công giáo. Tác giả dường như có ý nêu lên những cảm nghiệm riêng của mình về tình yêu thương không bờ bến của Chúa để rồâi gián tiếp nhắn nhủ chúng ta rằng: Chúa lúc nào cũng là Người Cha nhân hậu, đầy lòng thương xót, luôn ban cho ta những ân sủng dồi dào. Mà nếu ta có lỡ lỗi phạm thì Chúa cũng sẵn sàng tha thứ miễn là ta quyết tâm quay về với lòng thống hối, ăn năn.

2 khổ đầu ám chỉ thời gian tác giả còn "lạc đường, mù tối", chạy theo nghề buôn bán nô lệ . Ta không thể không xúc động khi nghe tác giả nói: " Ơn Chúa đã cứu vớt một kẻ cùng khốn như tôi. Tôi đã có lần lạc mất nhưng nay tôi được tìm lại, tôi đã mù lòa nhưng nay tôi đã nhìn thấy. "( Khổ I ). Ông tin là Chúa đã dùng một cơn bão lớn làm cho ông hoảng sợ, phải nghĩ đến những tội lỗi vì đã làm cái nghề bất lương kia để rồi hối hận quay về nẻo chính. Khi đó, ơn Chúa đã đến, mang lại bình an cho tâm hồn ông. (Khổ II).

Hai khổ sau diễn tả sự tin cậy , phó thác của ông nơi Chúa. Nhưng muốn tìm về với Chúa nhiều khi không phải là chuyện dễ dàng, vì phải vượt qua được những hiểm nguy, gian khổ vả cạm bẫy nữa. Rồi ơn Chúa sẽ ở với ta mọi nơi, mọi chỗ, giúp ta luôn được bình an trên đường về quê nhà.

Từ ngữ khá chọn lọc , lời lẽ trau chuốt ; vần gieo gián cách, rất đẹp. Trong câu thứ hai , mấy chữ " a wretch like me ‘ vừa gợi hình vừa biểu lộ sự thành thật, khiêm tốn của tác giả, nhưng không biết có phải vì mấy chữ đó nghe bi thảm hay sao mà có sách đã ghi một câu khác kèm theo câu trên để người hát tùy ý chọn mà vẫn giữ được ý chính và giữ được vần với câu thứ tư (free – see) :

Câu trong nguyên tác: That saved a wretch like me !

Câu nếu muốn có thẻ chọn thay câu trên: That saved and set me free !

Để diễn tả sựï khác biệt giữa người mất ơn Chúa với người có ơn Chúa , tác giả đã khéo léo nêu lên hai ý tưởng trái ngược trong câu thơ thứ 3 : lạc mất (lost) <- -> được tìm lại (found) và hai hình ảnh tương phản trong câu 4 : mắt mù (was blind) <- -> mắt được sáng lại ( now I see); dĩ nhiên ở đây phải hiểu theo ý nghĩa siêu nhiên.

Tóm lại, xét về cảû hai mặt nội dung và hình thức , ta có thể nói Amazing Grace đúng là một bài thánh ca có giá trị.

Trong thể loại Hymnus, có một thói quen đã trở thành gần như một quy luật là khổ thơ cuối cùng được dùng để ca tụng Chúa Ba Ngôi. Không biết có phải vì lý do này hay không mà vào thế kỷ 19 , người ta đã thêm vào một khổ thơ nữa tức là khổ thứ V với nội dung chúc tụng Chúa như sau:

When we’ve been there ten thousand years,

Bright shining as the sun,

We’ve no less days to sing God’s praise

Than when we’d first begun.

Nhiều sách ghi tác giả khổ thơ trên đây là John P. Rees, 1828-1900, nhưng một số cuốn chẳng hạn như quyển thánh ca song ngữ tựa là Unidos en Christo-United in Christ thì lại để là anonymous (nặc danh).

Khi cuốn Olney Hymns vừa mới được phát hành, thì bài Amazing Grace đã nổi tiếng ngay, và về sau đã được đón nhận nồng nhiệt không những tại nước Anh mà còn ở các nước khác, không những trong các thánh đường Anh giáo mà cả trong các nhà thờ Tin lành khác và trong các nhà thờ Công giáo nữa.

Ngay ở Hoa kỳ, hầu như tuyển tập thánh ca nào trong các nhà thờ Công giáo và Tin lành cũng đều có bài đó. Ta cũng hay gặp bài này trong những cuốn CD hay cassette về thánh ca nữa.

Lời Việt của bài này cũng gồm bốn khổ, tuy không phải là bản dịch nhưng diễn tả cùng một nội dung là ca tụng và tri ân tình thương vô biên của Chúa dành cho loài người. Chính Chúa Giêsu là Chúa chúng ta đã dùng dụ ngôn Người Cha nhân hậu để nói về tình thương đó. Còn Thánh Phaolô thì viết về lòng quảng đại bao la của Chúa như sau:

"Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện." 2.Cr 9,8 .

Thánh Tông đồ còn quả quyết là không những Chúa ban cho ta đủ ân sủng để xa lánh tội lỗi mà còn ban cho dư thừùa nữa. Đây là câu Ngài viết cho các tín hữu Rôma:

"Lề luật đã xen vào, để cho sự sa ngã lan tràn; nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội." Rm 5,20 .

Tiếng Việt có dấu giọng nên đôi khi sự luyến láy gặp khó khăn. Vì thế, ở đây mỗi từ chỉ đi theo một nốt nhạc, chứ không có chỗ nào một từ láy hai nốt như mấy âm tiết tiếng Anh nơi ô nhịp 2,6,10,12 và 14, và do đó cũng không thể giữ được trọn vẹn cái vẻ đẹp của dòng nhạc như khi hát lời tiếng Anh.

Khổ IV của lời Việt cũng dùng để bầy tỏ những tình cảm tin cậy, yêu mến,tạ ơn, ngợi khen, chúc tụng Chúa Ba Ngôi như thói quen trong thể loại Hymnus.

Cho đến nay, bài thánh ca Amazing Grace không những được hát trong các nhà thờ và được thu băng, vô đĩa hát nhạc đạo, như đã nói ở trên, mà còn được các ca sĩ hay ban nhạc ngoài đời trình diễn trên sâu khấu và sau đó có khi còn chiếu lại trên tivi nữa. Tại Hoa kỳ thỉnh thoảng ta cũng được thưởng thức bài thánh ca bất hủ này trong những chương trình ca nhạc chiếu trên băng tần KCET hoặc KOCE. .

Vào năm 1998, một album ca nhạc có tên là Voice of an Angel –Tiếng hát của một Thiên thần- của Charlotte Church, đã đạt được hai điã bạch kim ở Anh và một đĩa bạch kim ờ Mỹ và đã đem Charlotte lên hàng siêu sao. Năm đó cô mới 12 tuổi. Album này có tất cả17 bài. Vàø một trong 5 bài mà Charlotte thích nhất đó là Amazing Grace. Bài này, cô chỉ hát những câu 1,2,4,5 thôi. ( Album này không phải chủ yếu là thánh ca, nhưng ngoài bài Amazing Grace, còn có mấy bài khác thuộc loại thánh ca, là Pie Jesu, Panis Angelicus, Thánh vịnh 23, Ave Maria, và Kinh Lạy Cha , được trình bày rất trang trọng, kính cẩn.)

Chính cái vị trí đặc biệt của bài thánh ca Amazing Grace nơi các đĩa nhạc và sân khấu ngoài đời cộng với sự ưa thích nó trong những nơi thờ phượng đã khẳng định cái giá trị lớn lao của nó không những về phương diện tôn giáo mà còn riêng về phương diện nghệ thuật nữa.

California, mùa Xuân năm Canh Thìn.