Chia Sẻ 



Ca Trưởng Cần Chuẩn Bị Cho Một Thánh Lễã Như Thế Nào?

Sau đây là một vài chia sẻ về vai trò của người ca trưởng trong việc chuẩn bị cho một Thánh Lễ, đặc biệt là các lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng

1. Các bài hát xử dụng trong thánh lễ nên được chuẩn bị và tập dợt ít là vài lần (buổi) trước khi hát, nhất là những bài hát mới. Càng tập dợt kỹ, càng tránh được sự trục trặc của nhịp phách đã vậy, các lời ca cũng được rõ ràng và tâm tình. Nhiều bài hát có câu phiên khúc đầu thì dễ, nhưng những câu phiên khúc sau lại khó hát, khiến ca đoàn hát ấm ớ nghe không rõ. Lời ca không rõ là mất đi mục đích thông đạt. 

2. Trước thánh lễ, ca trưởng cần đến sớm để xem qua chỗ đứng hát, bục điều khiển, đàn địch, vv..  Những điều người ca trưởng nên lưu ý:

  • Chỗ đứng hát có đủ không? Nếu không đủ thì phải cho người kê thêm.
  • Chỗ ngồi có sạch sẽ không? Gặp những ngày trời mưa gió, giầy dép thường lấm bùn. Nếu phải hát lễ thứ nhì hoặc thứ ba, thì phải lưu ý đến vấn đề nàỵ
  • Microphone có đủ cho ca đoàn và người solo không? Có những khi tập solo cho nhiều, nhưng khi hát thì lại không có đủ microphone.
  • Vị trí bục điều khiển có cần di chuyển gì không? Tránh di chuyển bục hát, gía nhạc nhiều lần trong một thánh lễ, làm chia trí người khác.
  • Âm thanh cho đàn, nhạc cụ đã sẵn sàng chưa?û Khi nhà thờ có nhiều ca đoàn hoặc thỉnh thoảng khi thu dọn, hút bụi; các giây điện, giây đàn có thể bị lỏng ra hoặc quên cắm lại, vv...


3. Nên có những phút ôn hát trước lễ. Tùy theo các bài hát và các buổi lễ, giờ ôn hát có thể từ 15 phút cho tới 1 giờ đồng hồ. Tránh ôn hát qúa lâu khiến mọi người chưa hát đã mệt. Việc ôn hát trước thánh lễ rất quan trọng, có những mục đích sau đây:

  1. Để mọi người có cơ hội "thông giọng" trước khi hát; bằng  không, khi vừa mở miệng hát mà gặp những nốt qúa cao hay qúa trầm, sẽ làm cho cổ họng bị đau, ảnh hưởng cả buổi lễ.
  1. Để ca trưởng có thời gian ôn lại những bài khó hay những đoạn khó hát. Khi tập hát, ca trưởng khoanh tròn lấy những câu khó hát hoặc những chỗ cần phải để ý, rồi khi ôn hát thì theo đó mà ôn laị. Khi ôn hát, không cần phải hát một bài từ đầu đến cuối, nhiều khi chỉ cần ôn qua câu điệp khúc, hoặc một bè nào đó, hoặc các câu phiên khúc khó, để biết qua ý nghĩa của mỗi câu hát và hát cho rõ ràng. 
  1. Để ca trưởng có thời gian dặn dò những khúc dạo, phân chia những câu solo hoặc các câu phiên khúc cho mỗi bè, mỗi giọng. Các khúc dạo của phần Nhập Lễ và Kết lễ, nên vừa phai. Các khúc dạo của bộ lễ (Kinh Thương Xót, Vinh Danh, Thánh, Chiên Thiên Chúa) nên ngắn gọn bao nhiêu có thể, vì giây phút này mọi người chỉ đợi hát. Các khúc dạo của phần Dâng lễ (nếu có xin tiền) và Rước Lễ có thể dài hơn, vì lúc này mọi người chuyển thế đứng ngồi, hoặc chuẩn bị bỏ tiền, lên rước lễ... Phân chia người solo, giọng hát, hoặc bè hát rất quan trọng, nếu biết phân chia đúng chỗ (tùy theo âm sắc, câu nhạc) thì bài hát thêm hay, mà còn có thể giúp cho các bè dưỡng hơi nữa.


4. Ca trưởng phải soạn sẵn một chương trình hát, gồm thứ tự các bản thánh ca trong thánh lễ để cho mọi người chuẩn bị giở sách trước khi hát, đừng để tới khi hát mới nói ca viên giở sách, như vậy ca viên sẽ thiếu chuẩn bị, không tránh khỏi người này quay sang người kia nói chuyện, gây  chia trí cho giáo dân. Chương trình hát có thể viết trên 1 tấm bảng, hoặc trên một tờ giấy và treo trước giá nhạc của ca trưởng. 

5. Sách hát nên chuẩn bị sao cho mọi người dễ tìm bài hát. Các bài hát có thể được "mark" trước, hoặc bỏ chung lại với nhau, hoặc dùng những "stickers" ghi sẵn các phần như: "Bài Nhập Lễ, Dâng Lễ, Rước Lễ, Kết Lễ", vv...

6. Trước khi hát, âm thanh và các nhạc cụ phải chuẩn bị trước, như: so giây đàn, turn-on power vv... đừng để khi sắp hát mới hoảng hốt lên, chạy chỗ nọ chạy chỗ kia, không được tập trung. Nên có một ủy viên lo về kỹ thuật âm thanh, người này có nhiệm vụ sửa soạn các mirophone cho ca đoàn, cho các bè, các người solo, tránh tình trạng hát rồi mới bật âm thanh lên.

7. Trước khi hát, ca trưởng phải chỉ định hoặc biết những khúc dạo đầu, hoặc dạo giữa một cách rõ ràng. Tránh tình trạng dạo qúa dài làm ca trưởng phải giơ tay đợi hoài, hoặc ngắn qúa đến nỗi ca viên chưa bắt được "tông", làm không ai biết đường nào để khởi tấu, kết qủa mới vô đầu đã hát lạc "tông" hoặc người vào trước, kẻ vào sau.

8. Ca trưởng luôn luôn phải chuẩn bị cho chính mình trước bằng cách lên chỗ bục điều khiển sớm, thứ nhất là mình có thời gian liếc qua bài hát, thứ hai là có thời gian nhìn qua ca đoàn để ca viên mở sách và sẵn sàng. Đừng để đến lúc hát mới phóng lên bục điều khiển, rồi quýnh quáng lên. 

9. Ca trưởng phải nắm vững bài hát, nhất là những lúc khởi tấu, mời bè và những lúc chuyển từ Điệp Khúc sang phiên khúc, hoặc ngược lại. Muốn đánh nhịp có tâm tình, thì điều cốt yếu là phải "thuộc bài", biết được tiết tấu của bản nhạc đã vậy, mà còn phải biết những lời đang hát là gì. Một câu hát buồn mà khuôn mặt ca trưởng lại tươi cười thì ca viên làm sao thổ lộ tâm tình được?

10. Khi điều khiển, việc mời đàn, mời bè phải hết sức rõ ràng. Dùng ánh mắt, bàn tay để báo trước, đừng để khi tới nơi rồi mới chỉ bè nọ bè kia hát, như vậy sẽ không tránh khỏi sự lộn xộn.

11. Người ca trưởng phải luôn luôn biết chuẩn bị đã vậy, còn phải biết học hỏi và rút kinh nghiệm.ï Mỗi khi hát xong một bài hát, ca trưởng nên rút cho mình một chút kinh nghiệm, thí dụ như khúc dạo vừa rồi có ngắn hay dài qúa không? Có khó cho ca viên vào không? Việc chia các giọng hát có đúng không? Tiết tấu, cường độ có thích hợp không? Nếu mai mốt hát lại có cần phải tập thêm gì không? Có chỗ nào cần chú ý và sửa đổi không?

12. Ngoài ra, việc chọn bài hát cho đúng với phụng vụ cũng là một điều phải rút kinh nghiệm luôn luôn. Qua ý lễ hoặc bài giảng của linh mục, ca trưởng có thể rút kinh nghiệm cho việc chọn bài hát lần sau.  Thí dụ: Bài hát chọn có đúng không? Có bài nào thích hợp hơn qua bài giảng của cha không? 

13. Sau khi hát lễ, người ca trưởng cũng không quên xem xét qua chỗ đứng hát, để sắp xếp lại các ghế ngồi, thu sách hát, tắt âm thanh, đàn địch vv...  Nhiều khi hát lễ xong, mạnh ai nấy về, không ai thu dọn, khiến ca trưởng bị khiển trách nặng nề vì giấy rác, sách hát, đàn địch vứt lung tung, giây rợ chằng ngang chằng dọc, vv...