Kỹ Thuật Luyện Giọng


Bộ máy phát âm
Hoạt động của bộ máy phát âm
Đọc lời ca
Thực tập phát âm
Kết luận
Các bài tập phát âm

[Back to Điều Khiển Hợp Ca]


Ca trưởng cần phải có một giọng hát khả quan, để khi tập hát, Ca trưởng hát mẫu cho Ban hợp ca nghe trước. Ca trưởng cũng cần có đủ vốn liếng để rèn luyện cho Ban hợp ca đạt được giọng ca đồng nhất, vang tiếng, tròn tiếng, lấy hơi đúng cách, và phát âm rõ lời ca.

Ca trưởng cần tra cứu các vấn đề sau:

I. Bộ Máy Phát Âm

Bộ máy phát âm gồm các bộ phận sau:

  1. Bộ phận lấy hơi: gồm hai lá phổi ví như hai hòm gió của đàn phong cầm (harmonium).
  2. Bộ phận phát âm: là hai giây phát âm sẽ rung lên khi có hơi thở từ hai lá phổi bên dưới thổi lên.
  3. Bộ phận dội âm: gồm các lỗ hổng trong miệng, mũi, trên đầu. Nhờ đi qua những hang hốc này, mà âm thanh được thanh lọc, khuyếch đại và vang dội hơn khi phát ra.
  4. Bộ phận phát thanh: gồm lưỡi, môi, miệng, răng, hàm dưới, gánh việc uốn nắn những âm thanh phát ra sao cho đúng với hình thức tinh vi phức tạp của mỗi loại ngôn ngữ.

 

[TOP]

II. Các Loại Hoạt Động Của Bộ Máy Phát Âm

Lấy hơi - nén hơi - phát âm - dưỡng âm - tắt âm.

  1. Lấy hơi

    (a.) Tại sao khi chúng ta nói không cần tập lấy hơi, nhủng hát lại cần?

Vì câu nói là câu của mình, lớn lên ý thức dần và biết tính toán sao cho hơi trong phổi và câu nó ăn khớp với nhau. Còn câu hát là do người đặt ra, khi thì dài, khi lên xuống, vv... đòi hỏi phải có nhiều hơi hơn là câu nói thường.

Người hát luyện tập lấy hơi sao cho vừa đủ để hát câu tác giả đã viết một cách tự động:

  • Câu hát ngắn lấy hơi nông.
  • Câu hát dài lấy hơi sâu.
  • Tập lấy hơi sâu dần để có thể hát một câu nhạc dài độ 12 phách nhanh vừa, mà không dứt hơi.
  • Gần hết câu mà thấy mặt đỏ lên, vì cố gắng, là dấu lấy hơi chưa đầy đủ.
  • Phổi người ta chứa được từ 2 đến 5 lít không khí, lấy độ 3 lít là trung bình.

(b.) Lấy hơi bằng mũi hay bằng miệng?

Một số Ca trưởng, kể cả J. samon và Félix Rangel chủ trương lấy hơi bằng mũi cho hợp vệ sinh.

Một số khác, kể cả H. Wilson lại chủ trương lấy hơi bằng miệng là kiểu tự nhiên nhất khi hát.

Theo kinh nghiệm, người ta có thể lấy hơi cả hai cách, tùy trường hợp: Lấy hơi bằng mũi khi khởi tấu, và trong thân bài khi không vội vã. lấy hơi bằng miệng khi hơi thở cần nhịp nhàng, khít khao với tiếng hát theo nhịp nhanh, hoặc trường hợp lấy hơi trộm.

dkhc_luyenca_2.gif (3936 bytes)

(c.) Lợi ích khi biết lấy hơi đúng.

  • Tiếng hát sẽ đầy đặn và có sức hơn. Đàn phong cầm lưỡi gà (Harmonium) nếu không đạp thì đánh không kêu; hoặc không biết cách đạp thì đừng mong tiếng đàn phát ra sẽ khả quan. Không biết lấy hơi, tiếng hát yếu ớt, đứt quãng.
  • Khởi tấu sẽ đồng đều và sắc bén, khi Ban hợp ca biết lấy hơi trúng chỗ một cách thống nhất.
  1. Nén Hơi

Rất nhanh, khoảng 1 giây, giúp làm chủ lượng hơi sẽ đẩy ra, đồng thời nghĩ tới lời ca hoặc ý tưởng sắp đến.

  1. Phát Âm
  Âm thanh phát ra không được sớm qúa kẻo nghe cứng cỏi, vì dây phát âm đã rung trước làn hơi . (Hình A)

Âm thanh phát ra không được muộn qúa kẻo vừa tốn hơi và âm thanh nghe không rõ, vì hơi thở ra trước sự rung động của dây phát âm. (Hình B) 

dkhc_luyenca_3.gif (2189 bytes) 
  Âm thanh phát ra phải thật chính xác, không sớm, không muộn: dây phát âm rung cùng một lúc với hơi thở, âm thanh phát ra nghe rõ ràng và không cứng cỏi.

Âm thanh phát ra vang dội là do người phát âm biết thanh lọc, khuyếch đại âm thanh qua các hang hốc dội âm trong miệng mũi và trên đầu, và cũng là do mũi môi miệng đã tô điểm cho âm thanh được giầu âm sắc, ngọt ngào, tròn tiếng.

Khi phát âm đúng cách, người hát cảm thấy âm thanh đó rung trên đầu.  

dkhc_luyenca_4.gif (3843 bytes) 
  1. Dưỡng Âm

Âm thanh phát ra vang dội rồi, còn phải được nuôi dưỡng rền rỉ (bien nourri), bằng cách chế định làn hơi cho hợp với cao độ, cuờng độ và trường độ của âm thanh , mà âm sắc vẫn cứ đồng đều phẳng lặng như giải lụa căng.

Trong Ban hợp ca, Ca trưởng không mong có những tiếng hát mà âm sắc đặc biệt lảnh hẳn ra ngoài, trái lại Ca trưởng cần huấn luyện cho Ban hợp ca để âm sắc toàn Ban phong phú và đồng đều.

5.) Tắt Âm

Âm thanh cũng phải được tắt đi chính xác như khi phát ra:

  • Không nghe tiếng động sau khi tắt.
  • Tắt rồi không nghe tiếng thở.
  • Theo tay Ca trưởng, Ban hợp ca cắt hơi chính xác cùng lúc dây phát âm ngưng rung, không còn nghe tiếng hát và hơi thở. 

[TOP]

III. Đọc Lời Ca

Khi nghe tiếng hát đơn ca cũng như hợp ca, nhiều người đã tỏ vẻ bực bội khó chịu vì suốt bài, lắng tai mà chỉ nghe lõm bõm được dăm ba chữ rời rạc. Như vậy, người nghe chẳng hiểu Ban hợp ca hát gì, và vô tình Ban hợp ca đã uổng công, đánh mất mục đính thông đạt.

  1. Nguyên nhân đọc lời ca không rõ

    (a.) Lỗi phía người sáng tác: Đặt tiết tấu, tức là sự móc nối các chữ của câu hát không chỉnh. Thí dụ:

 dkhc_luyenca_5.gif (3419 bytes) 

Hai chữ 'bao la' phải móc nối chặt chẽ, chứ ở câu trên sau chữ 'bao' ngân dài qúa.

  • Các dấu kép của tiếng Việt (dấu hỏi, ngã, nặng) không đủ rõ, nhất là dấu hỏi.
  • Ít kinh nghiệm viết nhạc đa điệu Việt Nam.
  • Các bè vào gần nhau qúa, chèn cựa nhau, cãi phá nhau um xùm.

(b.) Lỗi phía người hát

  • Chưa coi trọng việc đọc lời ca.
  • Đã cố ý đọc, nhưng không đúng cách, chưa tập cho từng bè hoặc các bè đọc sao cho đồng nhất, ăn khớp với nhau.
  • Bị khuyết tật ở cơ quan phát âm.
  1. Đọc lời ca rõ ràng

Ca trưởng cần biết:

(a.) Nguyên âm: có 2 loại nguyên âm; ĐƠN - KÉP

* Nguyên Âm Đơn: 'A' thường được coi là âm chính. vì tính chất giầu có sáng sủa; khi hát 'A', môi và hàm ở vị trí thảnh thơi tự do.

Từ vị trí 'A', các nguyên âm khác phân ra 2 loại:

  • Loại tối: O, Ô, U
  • Loại sáng: Ê, E, Ơ, I, Ư

dkhc_luyenca_6.gif (2009 bytes)

 * Nguyên Âm Kép: Nguyên âm kép có 2 loại kép 2 và kép 3 như:

  • loại kép 2: eo ơi
  • loại kép 3: oái, yêu

Khi hát những chữ thuộc loại nguyên âm kép trên, môi phải đổi vị trí 2, 3 lần.

Nhiều trường hợp, Ca trưởng phải hội ý với Ban hợp ca để tìm cách đọc cho đồng nhất.

  • Hoặc đọc dứt: môi đổi vị trí nhanh.
  • Hoặc đọc chậm: môi đổi vị trí từ từ.

(b.) Phụ âm: Có 2 loại phụ âm; ĐƠN - KÉP

  • Phụ âm đơn: c, t, p, n...
  • Phụ âm kép: ng, nh, ngh, ch ...

Hai phụ âm trên có thể đi trước hoặc đi sau nguyên âm: ca hát, nghe nhạc, nhanh vv...

  • Cả hai loại phụ âm đơn, kép, khi đứng trước nguyên âm, hát không khó, chỉ cần bật môi để 'móc' ngay lấy nguyên âm đi liền sau, như: nghe, nhé.
  • Khi phụ âm đơn, phụ âm kép đứng sau nguyên âm, phải cẩn thận khi hát.
  • Phụ âm đơn, nên đọc dứt rồi ngậm miệng ngay, thí dụ: man mác.
  • Phụ âm kép: cũng đọc dứt, nhưng miệng không ngậm hẳn lại, thí dụ: vang vang.

 (c.) Ngậm miệng âm

Trong nhạc hợp ca, khi tác giả viết: B.F - Hm (ngậm miệng), Ban hợp ca không đọc lời ca, mà chỉ ngậm miệng như bắt chước nhạc khí. Khi âm, Ban hợp ca giữ cho mặt mũi bình thản như không hát gì cả, răng trong miệng không cắn lại.

[TOP]

IV. Thực Tập Phát Âm

A. Phát âm cá nhân hay từng bè

  1. Phát âm đúng cách:

Theo kinh nghiệm, Ca trưởng P. Kaelin khuyên không nên bắt đầu tập phát âm bằng nguyên âm, mà nên chọn M - N đi trước nguyên âm, vì hai phụ âm này có khả năng 'móc nối' nguyên âm đi sau dễ dàng hơn.

dkhc_luyenca_7.gif (3478 bytes)

Khi thực tập phát âm nên chú ý;

  • Lấy hơi 1 phách, có thể nhịp tay theo.
  • Phát âm chính xác, không sớm không muộn.
  • Đưa âm thanh lên phía trên cho đến khi cảm thấy rung trên đầu.
  • Dưỡng cho âm thanh đó đều đặn trong 4 nhịp.
  • Tắt âm chính xác khi tay hạ xuống ở trong nhịp thứ 5 mà không có tiếng động, tiếng thở.

Dựa theo căn bản trên, Ca trưởng có thể:

  • Pha trộn nguyên âm đơn, kép, đủ loại như: au ưu, ái ...
  • Pha trộn phụ âm đơn, kép, đi trước như: ta, đi, ngồi, ngoài ...
  • Pha trộn phụ âm đỏn, kép, đi sau như: em, an, anh, áng ...
  1. Lấy hơi sâu dần để có thể kéo dài chữ

phát âm từ 4 - 6 - 8 - 10 đến hết 12 phách.

  1. Tập hợp âm trải: cao dần, thấp dần.

 B. Phát âm tập thể (cả 4 bè)

Trên 2 hợp âm: I - V - V - I

hay : I - IV - V - I

Mỗi hợp âm đọc một chữ khác.

  1. Tập lấy hơi, khởi tấu tập thể.

Mỗi trường hợp Ca trưởng phải cắt nghĩa rõ trên bảng trước về:

  • Tay nhịp báo hiệu của Ca trưởng
  • Chỗ lấy hơi của Ban hợp ca.
  1. Tập thực hiện các vẻ nhạc

Trong nhạc hợp ca, nếu biết áp dụng đúng mức to nhỏ, thêm lên hay bớt đi, theo luật tiết tấu, và biết thực hiện cho khéo léo các vẻ nhạc, thì bài hát sẽ thêm ý nghĩa, thêm mầu sắc.

Những vẻ nhạc thông dụng trong nhạc hợp ca:

Mỗi lần tập, chỉ cần chú tâm vào một hai vẻ nhạc trên, theo mẫu tập phát âm tập thể.

  1. Tập nghe các bè khác

Ca trưởng tập cho từng bè hát đúng và luôn nhắc cho các bè phải nghe nhau, để có thể hòa bè mình vào các bè khác cho có sự cân bằng hòa âm. Như thế, khi hát hợp ca, người hát không những hòa tiếng hát mà còn nhịp nhàng cả hơi thở. Vì vậy, nghệ thuật hợp ca vẫn được coi là nghệ thuật giầu tinh thần tập thể và hòa đồng hơn các nghệ thuật khác.

Luyện tập đều, tai người hát sẽ nghe thấy sự giầu có huyền diệu của thế giới âm thanh rõ ràng, như mắt họ xem cảnh lộng lẫy huy hoàng trong bức họa muôn mầu.

[TOP]

V. Kết Luận

Trong chương trình huấn luyện Ban hợp ca, việc phát âm cá nhân, từng bè, hoặc cả Ban hợp ca rất quan trọng để Ban hợp ca tiến lên.

Một Ban hợp ca nhỏ, cỡ 30 ca viên, mà được huấn luyện cẩn thận, tiếng hát đã tròn lại còn vang, ngọt ngào và mạnh mẽ hơn cả Ban hợp ca đồng hàng trăm ca viên mà tiếng hát chát chúa, yếu đuối, không được huấn luyện.

Riêng Ca trưởng không nên bỏ lỡ một cơ hội nào mà không trau dồi cho mình một giọng hát khả quan, đủ để làm mẫu cho cả Ban hợp ca.

VI.     Các Bài Tập Phát Âm