Đánh Nhp và Điu Khin 

                                                                                                                                   hvh

Hai động từ này nghe ra có vẻ giống nhau, nhưng về phương diện nghệ thuật, người ta phân biệt khác nhau.

Một người theo học các khoá huấn luyện để trở thành Ca Trưởng phải trải qua ít là 2 giai đoạn:  giai đoạn học đánh nhịp (cấp I) và sau đó là giai đoạn học điều khiển (cấp II và cao hơn).

Giai đoạn I: học đánh nhịp.

Giai đoạn đầu học đánh nhịp có 2 mục tiêu:

  1. Tập "đánh" những loại nhịp cho vững vàng và rơ ràng, nhất là những nhịp căn bản như 2-4, 3-4, 4-4 và 6-8.
  2. Tập khởi tấu và kết bài.

Sau khi học cấp I xong, các học viên đă có thể "đánh nhịp" cho Ca đoàn rồi. Theo như kinh nghiệm và nhận xét của bản thân từ lâu nay, cái trở ngại lớn nhất đối với chúng ta khi mới học đánh nhịp cho Ca đoàn là Ca đoàn không khởi tấu đều, gây nên hát lộn xộn. Lư do bởi đâu?

Lắm người không học các lớp Ca trưởng, nhưng có thể đánh nhịp cho Ca đoàn vô rất đều; thậm chí nhiều Ca viên c̣n "cảm" được chỗ nào là chỗ sẽ khởi tấu, trong khi nhiều anh chị em chúng ta lại đôi khi lúng túng…

Để khắc phục vấn đề này, có 2 cách:

  1. Trau dồi thêm về nhạc lư, nhất là về nhịp.  Từ nốt dạo kết thúc cho đến nốt khởi tấu luôn phải đủ nhịp. Thí dụ:
    1. Bài Hướng Về Chúa (của Lm Kim Long), có câu đầu "Chúa ơi hồn con hướng về Chúa", bài hát bắt đầu ở nhịp chẵn, tức là ngay đầu nhịp. Khi đàn dạo xong cho đến lúc vào bài, phải là 2 hoặc 4 phách, không thể là 3 hoặc 5 phách.
    2. Bài Xin Vâng (của Lm Mi Trầm), có câu đầu "Mẹ ơi đời con dơi bước theo Mẹ". Bài này khởi tấu ở phách thứ 2. Từ nốt cuối của đàn dạo cho đến nốt khởi tấu phải là 1, 3 hoặc 5 phách, không thể 2 hoặc 4.
  2. Cần biết cách để cho Ca đoàn lấy hơi. Điều này rất ư quan trọng. Điều khiển cho dàn nhạc chỉ cần một phách chuẩn bị là đủ, có khi gật đầu một cái là người ta vô đều, nhưng Ca đoàn th́ khác, phải lấy hơi trước khi hát. Vậy muốn cho Ca đoàn khởi tấu đều, phải cho mọi người lấy hơi đều. Cái "trick" nằm ở chỗ này!  Để "bắt" mọi người phải lấy hơi đều, người Ca trưởng phải tận dụng tất cả những ǵ có thể được:
    1. Tay nhịp phải rơ ràng, độ nhanh phải khác thường và chính xác theo lượng hơi. Khi cần lấy hơi nhiều th́ đường nhịp phải vừa nhanh vừa rộng hơn.
    2.  Hơi thở của người Ca trưởng phải theo tay nhịp của ḿnh. B́nh thường th́ hơi vươn người lên hoặc hơi nhấn ra trước (nhưng đừng ngả ra ngoài quá!).
    3. Khẩu h́nh của Ca trưởng cũng rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của bản thân, trong những dịp đặc biệt không tiện đánh nhịp, Ca trưởng đứng trước Ca đoàn dùng khẩu h́nh của ḿnh cũng có thể "điều khiển" Ca đoàn lấy hơi đều!

Giai đoạn II: giai đoạn học điều khiển

"Đánh nhịp" là làm cho Ca đoàn hát đều và hát đúng (cao độ, trường độ) . "Điều khiển" là làm sao cho Ca đoàn hát hay và có hồn (diễn cảm). Trong giai đoạn II này, các học viên sẽ được học hỏi và đào sâu về "tiết tấu". Người ta thường nói: "tiết tấu là linh hồn của bản nhạc". Nhờ hiểu biết về tiết tấu, chúng ta sẽ không c̣n phải bị chi phối bởi các nhịp 2-4, 3-4, 4-4.. nữa, mà chúng ta "điều khiển" Ca đoàn diễn tả bài hát theo ư của tác giả, hoặc ít là theo ư của Ca trưởng!

Song song với việc học hỏi về tiết tấu, học viên sẽ học hỏi cách "phác họa tiết tấu", tức là những đường nhịp để giúp diễn tả nhạc sắc lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc vươn, lúc lùi…

Kết hợp tiết tấu với lối đánh nhịp thông thường, người Ca trưởng mới bước vào "nghệ thuật điều khiển".

Đó là bàn về  sự khác biệt giữa "Đánh Nhịp" và "Điều Khiển".  Để giúp một Ca đoàn hát cho hay và có hồn không phải chỉ có điều khiển là đủ, mà c̣n liên quan đến giọng hát và cách hát của Ca Đoàn. Người Ca Trưởng cũng cần nghiên cứu và học hỏi về Thanh Nhạc (voice) để tập cho Ca đoàn khép âm đúng, kép âm đều, tắt âm đều, vươn đúng câu, nhẹ đúng ư…

Tạ ơn Chúa đă ban cho chúng ta những bậc thầy: quư cha, quư soeurs, quư tông đồ giáo dân, không quản ngại gian khó để đào luyện những mầm non Ca trưởng khắp nơi, trong đó phải kể đến cha Kim Long, cha Xuân Thảo, nhạc sỹ Phạm Đức Huyến, và nhất là cố nhạc sỹ Phanxicô Xavie Hải Linh (1920-1988).