Ngộ Nhận & Thiên Kiến về Thánh Nhạc

 

VietCatholic News (22/02/2005) 

Ngộ nhận là nh́n sai và thiên kiến là biết lệch. Có nhiều người nhất là giới trẻ, thậm chí có cả những linh mục và tu sĩ nam nữ cũng ở trong số này, nghĩa là nh́n sai và hiểu lệch về thánh nhạc. Nói như vậy có thể làm mất ḷng những người mới kể trên, nhưng thiết tưởng vấn đề phải nói là nói, để trả lại cho thánh nhạc chức năng cao quí của nó, đồng thời phục hồi địa vị đích đáng nó vẫn có từ trước tới nay trong lịch sử Hội thánh.

Vậy sai lệch ở chỗ nào ?

Thưa ở chỗ cho rằng thánh nhạc buồn và không hợp với giới trẻ thời nay. Có buồn thật, nhưng buồn ở chỗ đáng buồn và phải buồn. Buồn như vậy là đúng chỗ. Và cái buồn đó có giá trị. Có những bài hát buồn trong Mùa Chay, trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, trong lễ tang cầu cho người quá cố. Những bài đó là những bài hát buồn đúng chỗ, thích hợp và không kém nghệ thuật. Bài Nguyện xin Mẹ rất từ bi của Hùng Lân sáng tác vào tháng ba đói năm 1945, ở giai đoạn tàn khốc nhất của cuộc Đệ nhị Thế chiến, thật là buồn thống thiết nhưng lại hay không chê được. Bài Hồn tử sĩ của Lưu hữu Phước cũng như bài Sơn la của Đỗ Nhuận và các bài ông sáng tác khi bị tù ở Côn đảo đâu có vuị Đó là những bài hát buồn nhưng là buồn hay và có giá trị.

Cho nên bảo thánh nhạc là buồn th́ cũng tùy và cần phải phân biệt. Vả lại, nếu bảo thánh nhạc là buồn sánh với nhạc sinh hoạt hay nhạc ở tụ điểm hay trên đài, trên sân khấu cũng đúng thôi ! Nhạc nhà thờ, nhất là nhạc phụng vụ làm sao có thể giống và theo như những thứ nhạc kia được. Khổ một nỗi là ở nước ta xem ra như chỉ có một loại đó thôi. C̣n những cái hay của nhạc nhà thờ tự cổ chí kim, nhiều người không biết và chưa được thưởng thức. Thành ra, nếu người ta có ngộ nhận hay thiên kiến th́ cũng là điều tự nhiên không có ǵ đáng phiền trách. Có điều là phải có người nói lên, để giải tỏa những ngộ nhận và thiên kiến kia, cho người ta biết nhận định và phân biệt khi nói về thánh nhạc.

Ở đây tưởng cũng nên phân biệt thánh nhạc một cách đơn giản thành hai loại: loại nhạc phụng vụ và loại thánh ca b́nh dân tôn giáo.

1. Nhạc phụng vụ là loại dùng trong thánh lễ, khi cử hành các bí tích và các giờ kinh phụng vụ. Loại nhạc này đ̣i phải theo sát các phần đoạn và phải dùng lời Kinh thánh, Phụng vụ ghi trong đó, nhất là thánh vịnh đáp ca và bộ lễ. Nhạc ở đây phải phục vụ lờị Lời là chính. Mà lời là lời Chúa chứ không phải lời người phàm. Có lẽ v́ phải tuân hành luật lệ chặt chẽ này mà người làm nhạc cũng như người hát nhạc mới lấy làm chán, bởi nghĩ rằng khó làm và khó hát cho hay. Có thể trong giai đoạn đầu là như thế. Mà hiện nay, nhạc phụng vụ ở nước mới chỉ ở trong giai đoạn đầu, chưa được mấy ai biết đến, càng chưa có truyền thống, nên nghĩ như thế là phải. Chính v́ vậy mà chúng ta, những người ở thế hệ này phải bắt đầu xây dựng cho các thế hệ tương lai tiếp nối, rồi sau mới thành truyền thống được. V́ mới ở giai đoạn đầu khai phá, lại chưa có đủ thành tích để chứng minh, nên ngộ nhận, thiên kiến vẫn là điều hiểu được và cần phải thông cảm. Nhưng thông cảm không có nghĩa là thỏa hiệp và buông xuôi mà phải cùng nhau phấn đấu để khai mở một hướng đi mới cho tiền đồ nền thánh nhạc chân chính ở Việt Nam.

C̣n nhạc b́nh dân tôn giáo th́ đă thịnh hành từ lâu ở Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay có một nguy cơ rất lớn là người ta lẫn lộn và đồng hóa nhạc này với loại gọi là nhạc trẻ hay thánh ca vào đờị Nhạc b́nh dân tôn giáo không phải như thế. Nhạc này vẫn là nhạc hát trong nhà thờ nên phải tuân theo qui luật của thánh nhạc, nghĩa là nhịp điệu không được như nhạc Jazz và giọng hát không uốn éo làm điệu như các ca sĩ ở pḥng trà, trên đài phát thanh, truyền h́nh hay trên sân khấu, v́ các ca sĩ này hát là để phô diễn tài nghệ cá nhân, c̣n người hát trong nhà thờ là để tôn vinh thờ phượng Chúa và giúp những người khác cũng làm như vậy. Tất nhiên, những người trẻ không thích v́ cho là quá ư nghiêm túc. Nhiều cha sở cũng chiều theo ư thích vui nhộn và “ngọ nguậy” của giới trẻ trong nhà thờ mà để cho họ mang nhạc đời vào đó, trong khi đúng ra phải đưa nhạc đạo vào đời. Đă gọi là nhạc trẻ, nhạc vào đời th́ sao không vào đời mà lại vào nhà thờ. Loại nhạc đó cứ vào đời và ở đời, nếu thêm được một chút đạo nữa lại càng hay. Hăy đặt đúng vị trí cho nhạc vào đời. C̣n nếu muốn cho nhạc ở nhà thờ hay th́ phải chịu khó mất công chuẩn bị, luyện tập đàn hát. Đàn phải tập và hát cũng phải luyện công phu mới hay được. Đừng nói là nhạc nhà thờ không haỵ Không hay là tại lựa chưa dúng bài hay chưa chịu khó tập dượt đó thôi.

2. C̣n một ngộ nhận và thiên kiến nữa là nhạc nhà thờ không hợp với giới trẻ. Đă là trẻ th́ phải vui nhộn, xập x́nh như ở ngoài đời hiện naỵ Khi sinh hoạt, các bạn trẻ cứ việc múa nhảy vui nhộn. Khi vào nhà thờ th́ khác. Đến nhà thờ là để tôn vinh ca tụng thờ phượng Chúa, hầu kín múc được sức sống thiêng liêng cho ḿnh cũng như cho người khác. Những người trẻ đến Taizé (Pháp) ca hát trong nhà thờ Ḥa giải có lối của họ, một lối vui tươi trẻ trung đầy sức sống, nhưng ai cũng phải công nhận đó là một lối hát cầu nguyện của những người trẻ. Lối này không có pha tạp cái ǵ của sân khấu và pḥng trà, mà trái lại là một lối biểu lộ ḷng tin của những người trẻ đầy nhiệt t́nh sôi nổi, có hiểu biết và xác tín mạnh mẽ.

Nhạc của Hội thánh là nhạc phổ quát, chung cho mọi người lớn bé già trẻ, chứ không dành riêng cho một giới nào, đành rằng đôi khi v́ lợi ích mục vụ, Hội thánh cũng cho phép tổ chức lễ dành riêng cho từng giới với một số bài hát đặc biệt cho mỗi hoàn cảnh, hay soạn ra một số bài dành riêng cho một giới nào đó trong một số trường hợp.

Vậy, bao lâu chưa lột bỏ được thiên kiến và ngộ nhận th́ bấy lâu người ta vẫn c̣n lánh xa thánh nhạc, không muốn nói đến và cũng chẳng muốn làm theo. Phải chăng đó là t́nh trạng chung từ Bắc chí Nam, ở trong nước cũng như ngoài nước. Chẳng lẽ đứng trước một t́nh trạng như vậy, không ai nói ǵ, mọi người cứ làm thinh, chẳng lưu tâm để ư ǵ sao?

LM An-rê Đỗ xuân Quế