PHỤC VỤ
Phục vụ làm ta nên cao quí. Phục vụ là con đường dâng hiến con người nhỏ bé của ta cho thực
tại lớn lao là Thiên Chúa. Có những phương cách và tâm t́nh phục vụ rất
đơn sơ nhưng giá trị của nó lại rất cao cả đối với Chúa và mọi người :
- Như ánh sao trong Phúc Âm dẫn đường chỉ lối : Nó đứng chung với muôn ngàn ngôi sao khác, nhưng
mang một tín hiệu riêng. Nó chỉ là 1 vệt sáng trên bầu trời bao la thinh lặng, nhưng nó âm thầm mở 1 lối
đi cho ba nhà đạo sĩ. Nhiệm vụ của nó chỉ đơn giản là dẫn đường. Công việc của nó
chẳng có ǵ là huy hoàng, con đường nó đi chẳng có ǵ là rạng rỡ, nhưng thành quả của nó thật là
lớn lao v́ nó đă giúp con người t́m ra Đấng cứu độ. Nh́n vào cuộc sống, cũng có biết bao con người
như vậy: chỉ làm những ǵ ḿnh phải làm, chỉ sống những ǵ ḿnh cần phải sống một cách âm thầm
lặng lẽ để giúp đỡ những người lân cận đang nổ lực vươn lên trong cuộc sống. Ngay
cả những người già yếu, bệnh tật chẳng c̣n làm được ǵ, nhưng đức độ và ḷng trung
trinh trong niềm tin cũng như sự trung thành trong lư tưởng của họ chẳng khác nào ánh sao dẫn đường
chỉ lối cho thế hệ đi sau nối tiếp.
- Như con lừa trong Phúc Âm :
Nó đóng một vai tṛ khá quan trọng trong việc phục vụ Chúa. Nó chở Đức Mẹ sắp sinh đến Bêlem. Nó
chở gia đ́nh Thánh Gia sang Ai Cập, và rồi trở về Nazareth. Nó chở Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như dấu chỉ
của một sự khiêm nhu và hoà b́nh. Sụ phục vụ của nó tuy đơn sơ nhưng quả là cơ cực : chịu
nắng mưa, chịu đói khát, chịu mệt mỏi. Nó vốn chẳng thông minh ǵ, nhưng chịu khó, dẻo dai và ít đ̣i
hỏi. Nó rất tầm thường nhưng sự phục vụ của nó đối với Chúa Giêsu thật là cao quí. Nh́n vào
cuộc sống hôm nay cũng có biết bao con lừa Phúc Âm như vậy. Họ làm việc cần cù, gian lao, quần quật
suốt ngày trong âm thầm và nhẫn nại. Trong các cộng đoàn Họ đạo, Ḍng tu, Toà
Giám Mục... họ vẫn tầm thường, nhưng nếu thiếu họ th́ nhiều công việc tổ chức lớn lao hay
chương tŕnh mục vụ sẽ bị bế tắc. Tôi cũng chỉ ước ao được làm một con lừa như
thế thôi trong sự phục vụ Chúa và mọi người trong bổn phận thường nhật của ḿnh.
- Như chiếc khăn lau chân trong Phúc Âm: Nó chịu ướt để có những bàn chân được khô. Nó
chịu dơ để có những bàn chân được sạch. Nh́n vào cuộc sống hôm nay tôi cũng thấy có biết bao
người đang phục vụ như chiếc khăn lau chân ấy. Họ là những tu sĩ, linh mục, giáo dân, lương dân.
Cử chỉ nhân ái của họ là những tấm khăn lau, để lau ḷng người bớt đi những lo âu, mệt
mỏi, ưu phiền, những mặc cảm và thất vọng thương đau. Tôi cũng thấy nhiều tâm hồn
quảng đại và cái tốt của họ như tấm khăn thơm làm tan đi những mùi hôi thúi của xă hội và che
đi những điều xấu xa của người khác. Họ phục vụ âm thầm như chiếc khăn lau chân. Lau xong
rồi bị người ta vất vào một xó, và họ coi đó là chỗ b́nh thường của họ. Tôi thấy có
nhiều tâm hồn vị tha khiêm tốn, họ làm những việc hèn hạ để phục vụ kẻ khác mà chẳng ai
muốn tranh giành, v́ nó có vẻ quá tầm thường, nhưng đối với Chúa th́ quả là phi thường.
Qua những h́nh ảnh trên đây chúng ta cần chú tâm vào tâm thế và phong cách của người
phục vụ : đó là chu toàn tốt bổn phận và trách nhiệm của ḿnh một cách âm thầm lặng
lẻ v́ ḷng yêu thương nhân ái; đó là làm tốt công việc của ḿnh ngay trong giây phút hiện tại này, trong hoàn
cảnh này với những con người này và ở môi trường này. Hăy làm những ǵ ḿnh có thể làm được
cho anh em ḿnh, mặc dù nhỏ bé đơn sơ nhưng đó là những chứng tích hùng hồn nói lên t́nh yêu sống động
của ḿnh đối với Đức Kytô, để mỗi ngày nhờ phục vụ mà chúng ta được sống với
Ngài, lớn lên trong Ngài, hoàn thành mọi sự nhờ Ngài, và mỗi ngày trở nên giống Ngài, Đấng là mẫu gương
siêu đẳng của sự phục vụ trong yêu thương và khiêm nhường để mang đến niềm vui và
hạnh phúc cho con người. Đừng hiểu phục vụ chỉ đơn thuần là phục vụ con người, mà
phải hiểu với ư thức là phục vụ Thiên Chúa trong con người, bởi v́ thật sự Ngài hiện diện cách
thâm sâu nơi mỗi người. “Hăy vui ḷng phục vụ, như thể phục vụ Chúa, chứ không phải người
ta” (Ep 6, 7). Khi phục vụ người khác trong tinh thần đó ta thấy tâm trí ḿnh thoát khỏi tính ích kỷ. Và rồi b́nh
an đổ đầy ḷng ta, với xác tín rằng ta chẳng cần tranh dành với ai.
Phục vụ là niềm vui, là vinh hạnh của mỗi người chúng ta v́ được góp phần của ḿnh vào cuộc
sống này. Cái buồn khổ nhất là thấy ḿnh không c̣n được phục vụ nữa hoặc không c̣n khả năng
để phục vụ. Tuy nhiên sự phục vụ không chỉ hệ tại ở hành động
hay hoạt động nhưng thái độ phục vụ trước tiên là ở chính tâm thế của ḿnh : một tâm
thế yêu thương ngay trong chính sự hiện diện của ḿnh. Một tâm
thế nằm trong hiện tại của con người ḿnh theo như Chúa muốn chứ không phải như ḿnh muốn.
V́ thế, không phải bất cứ sự phục vụ nào cũng chân chính, mà phải là sự phục vụ theo mô h́nh
của Đức Kitô. Mô h́nh phục vụ này loại bỏ mọi kiểu cách phục vụ khác v́ nó lệch lạc và
bất chính : đó là thứ phục vụ ăn trên ngồi chốc, phục vụ bằng quyền hành thống trị,
phục vụ v́ háo danh và lợi lộc, phục vụ theo cảm tính và ư đồ của ḿnh, phục vụ độc tài và
chiếm hữu …Chính v́ để phản bác lại những kiểu cách phục vụ như thế mà trong thơ Ephêsô thánh
Phaolô đă lên tiếng : “Anh em hăy đem ḷng yêu thương mà làm tôi lẫn nhau”(Ep 5, 13).
Đức Cha Bùi Tuần có lần đă viết lên cảm nhận của Ngài về
sự phục vụ như sau:
“Tôi thấy trên bàn thờ dâng lễ có một cây nến cháy
đứng bên một chậu 3 bông hồng đẹp. Đầu lễ 3 bông hồng c̣n rất tươi. Cuối lễ
những bông hồng này rủ xuống thê thảm. Lư do là v́ chúng bị cây nến đứng quá gần tạt hơi nóng sang.
Thấy thế tôi thầm nghĩ thay cho bông hồng : Bạn cũng như chúng tôi đều phục vụ cả, thế th́
tại sao bạn lại đốt chúng tôi. Phục vụ kiểu này có lợi cho bạn, nhưng chúng tôi thiệt hại
lớn. Chúa thấy chúng tôi bị bạn hủy hoại như thế này chắc Chúa chẳng vui ǵ. Từ h́nh ảnh trên tôi nghĩ đến Lời Chúa : “Ta thích ḷng nhân hậu chứ không phải hy
lễ”.
Từ h́nh ảnh trên cho ta thấy phục vụ luôn phải được thực hiện bằng các đức tính sau đây
: Thứ nhất là tinh thần trách nhiệm. Thứ hai là tinh thần liên đới. Thứ ba là
tinh thần tổ chức. Thứ bốn là tinh thần từ bỏ. Đó là tinh thần của Đức Kitô trong
suốt cuộc đời phục vụ của Ngài. Là Kitô hữu, chúng ta tiếp tục sứ vụ phục vụ của Đức
Kytô và như ĐK. Bất cứ sự phục vụ nào khác với tính cách của ĐK đều là phản bội lại lư
tưởng phục vụ của đời sống Kitô hữu. Muốn thế chúng ta hăy ch́m sâu trong cầu nguyện để
nh́n ngắm ĐK trong sự hoà nhập vào tính cách của Ngài, mặc lấy tinh thần của Ngài và làm một với con người
của Ngài. Đó là điều chúng ta tha thiết cầu xin và nổ lực không ngừng để trở nên một phản
ảnh trung thực về ĐK, Đấng phục vụ Thiên Chúa và con người đến nỗi hy sinh cả mạng
sống ḿnh, Ngài là lư tưởng sống duy nhất và là hạnh phúc của chúng ta trong cuộc đời phục vụ.
TINH THẦN PHỤC VỤ
Noi gương theo tính cách phục vụ của Đức Kytô, chúng ta cần đào sâu hơn để thấm nhập vào tinh
thần phục vụ của Ngài hầu mỗi ngày trở nên đồng h́nh đồng dạng với Ngài hơn. Tinh thần
phục của Đức Kytô gắn liền với tinh thần trách
nhiệm, tinh thần liên đới, tinh thần tổ chức và tinh thần từ bỏ.
1. Tinh thần trách nhiệm
Phục vụ nổi bật hơn cả là tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm trước tiên nằm trong trách vụ mà ḿnh
được giao phó. Điều ǵ thuộc về trách nhiệm của ḿnh đ̣i hỏi chúng ta phải quyết liệt hy sinh,
cho dù sự hy sinh đó xem ra có vẻ quá lớn lao đang khi kết quả của nó quá nhỏ bé và không chắc chắn. Tuy
nhiên chúng ta phải xét tính cách giá trị của nó trước cái nh́n của Chúa chứ không xét theo thành quả trước
sự đánh giá của người đời. Cử chỉ người chăn chiên lặn lội đi t́m một con chiên
lạc trong tổng số 100 con chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chúng ta luôn ưa thích những thành
quả lớn lao và dễ dàng đang khi tinh thần trách nhiệm th́ nhiều khi rất khó khăn và thành quả rất âm
thầm. Nhưng đó lại là điều biểu hiện tấm ḷng nhân hậu mà Chúa ưa thích nhất. Cũng
vậy, chúng ta luôn ưa chuộng và chạy theo số đông mà bất chấp những cá nhân nhỏ bé, nhất là những cá
nhân sa lạc và làm tŕ trệ đời sống cộng đoàn. Điều này đi ngược lại với tinh thần trách
nhiệm của Chúa Kytô : Chúa đến cho mọi người nhưng Ngài cũng tha thiết sống cho từng con người,
nhất là những người hèn mọn và tội lỗi. Trong tinh thần trách
nhiệm chúng ta cần xét theo ư Chúa chứ không phải ư người ta. V́ thế phục vụ trước tiên là
phục vụ chính Chúa, Đấng đảm nhiệm mọi ư nghĩa và giá trị của công việc chúng ta làm để
đưa nó vào chương tŕnh cứu độ của Ngài.
Trong tinh thần trách nhiệm cũng cần phải luôn biết rằng, ḿnh phục vụ và người khác cũng đang
phục vụ. Sự phục vụ trong vai tṛ của chúng ta không được làm hư hại hay hạ thấp sự phục
vụ của người khác. Giá trị của phục vụ không nằm trong công việc lớn nhỏ, trong vai tṛ hay chức
vụ, nhưng nằm trong tâm t́nh, ư hướng và cách thái của người phục vụ. Sự phục vụ chân chính
trong tinh thần trách nhiệm bao giờ cũng đ̣i hỏi một sự tế nhị, nhường bước để
tạo được hoà khí sinh động, b́nh đẳng và bổ túc cho nhau trong mọi công việc. Phục vụ mà gây ra bất an, hổn loạn và hư hại cho người khác th́ quả là sự
phục vụ bất chính.
2. Hai là tinh thần liên đới
Câu chuyện người Samaritano tốt lành trước cảnh người khác bị trấn lột cho ta thấy rằng có những sự việc xảy ra ngoài trách nhiệm của chúng ta, nhưng đ̣i buộc chúng ta
phải xả thân phục vụ v́ nó nằm trong tinh thần liên đới. Không ai có quyền sống riêng cho ḿnh nhất là
khi đứng trước t́nh cảnh khó khăn và đau khổ của người khác. Đó là chân lư trong lẽ sống làm
người, huống chi đối với chúng ta là những người coi mọi người như anh em với nhau v́ cùng là
con của một Cha trên trời và đang hướng tới sự hoàn thiện như Ngài. Người Samaritano khi đứng trước
một người cần cứu giúp, anh ta không hề tính toán xem ḿnh có trách nhiệm hay không, anh ta cũng không hề nghĩ
đến sự cách biệt chủng tộc, tôn giáo, chức vụ, nghề nghiệp, xấu tốt, người thân hay kẻ
thù. Anh ta chỉ biết xả thân phục vụ một con người đang khốn đốn trong tinh thần liên đới.
Tinh thần liên đới đ̣i buộc anh ta phải phục vụ dù biết rằng phải hao tốn nhiều công sức và
tiền bạc, làm tŕ hoăn và gây nên khó khăn cho trách nhiệm của anh ta đang thi hành, hơn nữa, anh ta có thể bị liên
lụy và nguy hiểm cho tính mạng của ḿnh. Như vậy tinh thần liên đới theo Chúa Giêsu, không phải chỉ là
sự ràng buộc trên t́nh người mang tính cách cứu giúp bên ngoài mà thôi, nhưng c̣n phải dám đồng cam cộng
khổ, liên đới với chính số mạng của họ nữa.
Tuy nhiên, tinh thần liên đới không phải chỉ biết cho đi mà c̣n phải biết khiêm tốn lănh nhận. Nhiều
khi lănh nhận c̣n khó hơn là cho đi, v́ nó dễ đụng chạm đến cái TÔI của chúng ta, đụng
chạm tới quyền bính, vai tṛ, chức vụ và uy thế của ḿnh. Với tư thế phục vụ của một
kẻ “bề trên” quen rồi, chúng ta khó ḷng có sự đối thoại, lắng nghe, chia sẻ và hợp tác với những
kẻ “bề dưới”. V́ thế thường chẳng ai dám nhắc nhở hay sửa sai các “đấng bậc”. Nếu
có dám làm đi nữa th́ cũng sẽ bị “đ́,” không mong ǵ ngóc lên được. Thế là bề dưới cứ
phải khúm núm, ca ngợi, tâng bốc công trạng phục vụ của các ngài, mà thực ra là công trạng phục vụ
của người khác. Đó là h́nh thức bóc lột của những kẻ luôn khẳng định ḿnh là “bề trên”.
Phục vụ như một kẻ “bề trên” th́ quá dễ dàng, ai làm cũng được. Đúng ra, phục vụ là tư
thế của kẻ bề tôi, đặt ḿnh ở phía dưới, coi ḿnh có bổn phận phải phục dịch những người
khác như là bề trên. Nhưng rồi v́ chức vụ, y phục và áo măo bên ngoài, ḿnh lại phục vụ với tính cách là
“Cha”, là “Mẹ” người khác, bất chấp tâm tư, nguyện vọng và cảm xúc của họ. Đó phải chăng
là sự phục vụ lộn đầu lộn đuôi, không c̣n tinh thần liên đới chân thực như Chúa Giêsu.
3. Tinh thần tổ chức
Để phục vụ cho hữu hiệu cần phải có tinh thần tổ chức, mà tinh thần tổ chức trước
tiên là tổ chức đời sống bản thân của ḿnh cho có một sự thống nhất hài hoà từ bên trong đến
bên ngoài, từ tư tưởng, đường hướng cho đến phương cách làm việc. Từ đó ta
mới biết cách sắp xếp tŕnh tự, kế hoạch và diễn tiến công việc một cách ổn thoả, an vui,
từ công việc cá nhân đến công việc của tập thể, từ việc nhỏ tới việc lớn, từ công
việc ngắn hạn tới những công việc trường kỳ. Thiếu tinh thần tổ chức ta sẽ hành động
một cách tùy tiện, ngẫu hứng theo cảm tính của ḿnh, sẽ dễ dàng gây ra những chạm trán, xung đột
với người khác và làm phương hại đến đời sống tập thể. Cần phân biệt tinh
thần tổ chức với công việc tổ chức. Tinh thần tổ chức bao giờ cũng quan tâm đến con người
hơn là công việc, quan tâm đến ư nghĩa và mục đích bên trong hơn là những chỉ tiêu nhất thiết phải
đạt tới bên ngoài. Chỉ lo đạt tới những kết quả bên ngoài ta sẽ làm tổn hại đến
những thiện ích bên trong, khiến cho việc phục vụ trở nên trống rỗng không c̣n ư nghĩa ǵ. Tinh thần
tổ chức không bao giờ là một diễn biến từ ư định riêng tư do khả năng đề xuất của ḿnh,
nhưng là một cảm nhận sâu xa về sự hiện diện và tác động của Thánh Thần, Đấng đang gieo
mầm sống mới trong sự chan hoà yêu thương qua việc phục vụ của chúng ta.
4. Tinh thần từ bỏ
Trong sự phục vụ, tinh thần từ bỏ phải là một chứng tích đương nhiên của một con người
có tinh thần trách nhiệm, liên đới và tổ chức. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng từ bỏ những
đặc quyền, đặc lợi của ḿnh, nhưng khó ḷng mà từ bỏ chính bản thân ḿnh. V́ thế, nếu không
tỉnh thức đủ th́ sợ rằng phục vụ sẽ trở thành cách thức củng cố cái TÔI của ḿnh, cảm
thấy ḿnh sáng giá trước những công tŕnh do ḿnh làm nên, và rồi vui hưởng trong b́nh an giả tạo v́ cho rằng ḿnh
đă hết ḷng sống cho Chúa và tha nhân. Tuy nhiên trước sau ǵ th́ chiếc mặt nạ này cũng sẽ rơi xuống trước sự thách đố của một hành vi phục vụ chân chính khi nó đ̣i
phải hy sinh chính ḿnh.
Trong sự từ bỏ bản thân, người ta có cảm tưởng đánh mất
chính ḿnh. Thật ra đó chỉ là ảo tưởng, v́ chúng ta chẳng có ǵ để mất. Từ bỏ trước tiên là
xoá bỏ ảo tưởng đó, bởi v́ chẳng có ǵ trong cuộc sống này thuộc về chúng ta, mà tất cả đều
thuộc về Chúa
. Chúng ta từ bỏ ảo tưởng về bản thân ḿnh, chứ không từ
bỏ sự sống linh thiêng của Chúa ban cho ḿnh.
Từ bỏ đây có nghĩa là dâng hiến lại cho Chúa những ǵ thuộc về Ngài mà chúng ta cứ ngỡ là thuộc
về ḿnh, mà v́ vô t́nh hay cố ư chúng ta đă xâm chiếm một cách bất công và bất nghĩa. Nếu trong sự phục
vụ có mất ǵ đi chăng nữa th́ cũng là để được lại một sự sống đích thực,
dồi dào và sung măn hơn.
Trong một nếp sống văn minh vật chất, người ta chỉ c̣n muốn hưởng thụ mà ít ai thật sự
muốn phục vụ. Lối sống này cũng đă bắt đầu lan tràn vào đời sống của các linh mục và tu
sĩ: từ bỏ th́ ít mà chiếm giữ th́ nhiều; hy sinh th́ nhỏ mà đ̣i hỏi th́ lớn; nói th́ dạy dỗ đủ
mọi điều mà làm và sống điều ḿnh nói th́ chẳng có bao nhiêu; điều ǵ dễ dàng thoải mái th́ tha
thiết đón nhận, c̣n điều ǵ khó khăn nặng nề th́ t́m cách cho đi; điều ǵ thoả thích th́ vui hưởng,
c̣n điều ǵ không ổn và bất lợi th́ phản kháng và dồn hết cho người khác. Những điều này làm tôi
nhớ lại điều Chúa nói : “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính
họ th́ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 4). Cần ch́m sâu trong cầu nguyện không
ngừng để có thể gặp gỡ và sống thân t́nh với ĐỨC KITÔ là chính Đấng phục vụ. Nơi Ngài
sự phục vụ của chúng ta được thanh tẩy để trở nên trong sáng, được thánh hoá để
trở nên cao cả hầu đem lại niềm vui và hạnh phúc đích thực cho ḿnh và mọi người trong chương
tŕnh tái tạo và cứu độ không ngừng của Chúa nơi mỗi người chúng ta.
Lm. Thái Nguyên
|