|
Vài Nguyên
Tắc Căn Bản
[Thế Đứng] [Ánh
Mắt] [Nét Mặt] [Miệng] [Vai]
[Tay] [Đũa Nhịp] [Giá Nhạc] [Bục Ca Trưởng] [Y Phục] [Chào
Thính Giaû] [Back]
Những điều cần lưu ý Ca trưởng khi thực tập kỹ thuật đánh
nhịp và điều khiển hợp ca:
1.) Thế đứng của Ca trưởng
Ca trưởng đứng trên bục trong tư thế tự nhiên thoải mái,
vững chãi. Hai chân cách nhau khoảng 10 phân để quay sang phải, sang
trái dễ dàng.
Tránh đứng yên tại chỗ xoay vặn người sang bè này bè kia.
Không nên đứng chụm chân gò bó, sẽ gặp trở ngại khi đứng
trên bục lâu, thậm chí có thể bị té.
Không nên đứng giạng chân rộng, làm người khác 'chia trí', kém
thẩm mỹ.
[Top]
2.) Ánh mắt
|
Đôi khi liếc xuống bản dẫn nhạc
để theo dõi những điểm cần thiết, hoặc diễn tiến của bản nhạc
vv... Ngoài ra, ánh mắt Ca trưởng luôn giao cảm với Ban hợp ca để
báo trước, chuẩn bị cho tay nhịp ở những chỗ thay đổi nhạc sắc,
chỗ điểm bè hát trước, hoặc hát sau, vv... |
|
[Top]
3.) Nét mặt
Phô diễn sự thay đổi của lời ca, nhạc điệu; lúc hân hoan rạng
rỡ, lúc man mác u sầu, lúc trang nghiêm thánh thiện, lúc nhí nhảnh
linh hoạt, vv...
[Top]
4.) Miệng
Có nhiều ý kiến đả kích kịch liệt khi điều khiển hợp ca, Ca
trưởng hát theo. Ca trưởng Pierre Monteux chủ trương: Khi điều khiển
Ban hợp ca, Ca trưởng chỉ hát nhẹ có tính cách kích thích ở những
chỗ cần thiết, như khi khởi tấu, khi thay đổi nhịp điệu, hoặc
cường độ...
Khi điều khiển, Ca trưởng cần lắng nghe để nhận xét và chú
tâm điều khiển. Ca trưởng hát lớn sẽ không nghe được Ban hợp
ca hát đúng hay sai, hay hoặc dở.
Đây cũng là chủ trương của Ca Nhạc trưởng Robert L. Garretson trong
cuốn sách 'Điều Khiển Nhạc Hợp Ca' (Conducting choral music).
[Top]
5.) Vai
Ca trưởng nên giữ hai vai tự nhiên, cân bằng. Không nên so vai
rụt cổ, trông rất 'tội nghiệp'.
[Top]
6.) Tay
Ca trưởng điều khiển Ban hợp ca
bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, qua những cử chỉ thầm lặng
của đôi tay, ánh mắt và nét mặt. Nguyên
tắc chung; tay phải đánh nhịp, tay trái giữ nhiệm vụ diễn tả. Trên
thực tế, hai tay luôn hỗ trợ bổ xung cho nhau: |
|
- Khi thì hai tay vẽ nhịp đối xứng.
- Khi thì hai tay phác họa khác nhau theo tiết tấu của từng bè.
- Khi thì tay phải giữ nhịp, tay trái diễn tả nhạc sắc.
Tư thế của bàn tay: ngón tay không giữ ở vị trí cố định, mà
thay đổi luôn; lúc để bàn tay úp, lúc để bàn tay nghiêng, lúc
giữ bàn tay ngang, lúc để bàn tay ngửa. Các ngón tay biến hóa
liên tục; lúc gọn gàng mềm mại, lúc gân guốc cứng cỏi, hợp
với nhạc sắc, tâm tình của bản nhạc, giúp cho tay nhịp của Ca
trưởng sắc bén và đạt được hiệu qủa cao nhất.
Tư thế của cánh tay cần thoải mái.
- Không nên kẹp tay sát nách, vừa khó phô diễn vừa gò bó.
- Không nên nâng cao cánh tay, kẻo bị so vai, mất thẩm mỹ.
Đường nét phác họa tay nhịp của Ca trưởng không nên gò ép
vào một phạm vi nào; có thể nhỏ, có thể lớn, có thể thấp, có
thể lên thật cao; đi sát với sắc thái kịch trường của nhạc hợp
ca và nét đa dạng, tế vi của loại nhạc này.
Tay cần phải điểm phách thật chính xác và chủ động, để dẫn
Ban hợp ca hát theo ý mình.
[Top]
7.) Đũa nhịp
Đũa nhịp thường mầu trắng để Ban hợp ca dễ nhìn, dài khoảng 40
phân, có chuôi cầm và thon nhỏ dần.
|
Ca trưởng cầm chuôi của đũa
nhịp bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Chuôi đũa nhịp tì
vào lòng bàn tay gần ngón đeo nhẫn. |
Khi cầm đũa nhịp, Ca trưởng phải luôn nhớ rằng: đầu
đũa nhịp phải vẽ các đường nhịp thật chính xác, thay thế cho các
ngón tay, vì đũa nhịp chẳng qua chỉ là cánh tay nối dài. |
|
Các trường hợp có thể dùng đũa nhịp điều khiển:
- Khi Ban hợp ca có dàn nhạc đệm.
- Khi Ban hợp ca thuộc loại lớn, khoảng 100 ca viên trở lên.
- Khi Ban hợp ca trình diễn những bài thuộc loại hành khúc.
- Trong những buổi trình tấu có tính cách trang trọng.
[Top]
8.) Giá nhạc
Để tiện theo dõi bản dẫn nhạc, Ca trưởng xử dụng giá nhạc
đặt trước mặt, xa gần tùy theo thị lực của Ca trưởng. Đừng
để giá nhạc cao qúa, sẽ che khuất tay nhịp; cũng đùng đặt gần
qúa, kẻo vướng bận các đường nét phác họa.
[Top]
9.) Bục ca trưởng
Bục Ca trưởng được đặt chính giữa Ban hợp ca, cách Ban hợp ca
một khoảng vừa đủ để mọi ca viên nhìn rõ Ca trưởng, cũng như
để Ca trưởng nhìn bao quát được các bè, nhận định rõ được
sự hài hòa tiếng hát của Ban hợp ca.
Bục ca trưởng thường cao khoảng 20 phân, hình vuông, mỗi cạnh
dài khoảng 80 phân.
[Top]
10.) Y phục
Ca trưởng chuyên nghiệp thường mặc áo đuôi tôm, hoặc áo Ca
trưởng mầu vàng nhạt, hoặc com-lê, bên trong mặc áo sơ-mi (shirt)
trắng, cổ thắt nơ.
Riêng Ca trưởng nữ thường mặc áo dạ hội, tay phùng, dài,
hoặc áo dài duyên dáng của Việt Nam.
Nói chung, Ca trưởng cần mặc trang nhã, lịch sự, tránh những
kiểu quần áo dị hợm lố lăng.
[Top]
11.) Chào thính giả
Các buổi hội diễn hợp ca, sau phần giới thiệu, Ca trưởng bước
ra sân khấu với dáng điệu khoan thai, chững chạc, ánh mắt nét mặt
rạng rỡ, tự tin, và nếu có thể, đừng tiếc một nụ cười dễ
mến với khán thính giả.
Khi ra giữa sân khấu, Ca trưởng đứng bên cạnh bục điều khiển,
hơi nghiêng người chào ở giữa, bên phải, bên trái; sau đó
bước lên bục điều khiển, quay lại phía Ban hợp ca chuẩn bị khởi
tấu.
Khi trình diễn xong, Ca trưởng bước xuống khỏi bục, quay lại cúi
chào khán thính giả đang vỗ tay tán thưởng.
Ca trưởng nên tế nhị đứng tránh sang một bên để giơ tay giới
thiệu ca viên lĩnh xướng, Ban hợp ca, và dàn nhạc (nếu có). Cử
chỉ này ngụ ý rằng đây là công lao của mọi người chứ không
phải của riêng Ca trưởng.
[Top] [Back To
DKHC]
|