VietCatholic News (Thứ Năm 6/11/2003)

.....

Tiếp: Những lời sau bài Tin Mừng

Theo giải đáp về những lời nói sau bài Tin Mừng, tôi thấy một câu hỏi có liên quan do một linh mục tại Salem ở New Hampshire. Linh mục đó hỏi tại sao rất ít linh mục giải thích vắn tắt trước những bài đọc Kinh Thánh.

Hiện nay, linh mục có thể nói những giải thích vắn tắt hay những hướng dẫn trong 4 phần trong Thánh lễ. Qui chế Tổng Quát Sách lễ Roma, số 31, nói rõ rằng linh mục "cũng được phép nói vắn tắt mấy lời để hướng dẫn giáo dân vào Thánh lễ ngày hôm đó (sau lời chào đầu lễ và trước nghi thức thống hối), hướng dẫn vào Phụng vụ Lời Chúa (trước các bài đọc), và hướng dẫn vào kinh Tạ Ơn (trước lời Tiền Tụng), nhưng không bao giờ vào giữa Kinh này; linh mục cũng có thể nói những lời giải thích trước khi giải tán giáo dân."

Điều rất quan trọng là những lời giải thích này phải hết sức vắn tắt và tránh ấn tượng nơi giáo dân là giảng nhiều bài giảng hay là dài dòng. Và, dĩ nhiên, không nhất thiết bắt buộc phải xử dụng tât cả bốn cơ hội đó. Có lẽ nhiều linh mục không muốn hướng dẫn các bài đọc vì không muốn giáo dân bớt không chú tâm đến bài giảng sau Phúc Âm.

Nhưng linh mục có thể giao những giải thích vắn tắt này cho một người dẫn lễ, người nầy, theo GIRM, số 105.a, "cắt ngbĩa và hướng dẫn để đưa giáo dân vào Thánh Lễ và giúp họ hiểu Thánh Lễ hơn. Những lời hướng dẫn của người dẫn lễ phải được sửa soạn trước và phải vắn tắt rõ ràng. Trong khi lo phần việc của mình, người dẫn lễ sẽ đứng ở nơi thuận tiện trước mặt giáo dân, nhưng không nên đứng nơi giảng đài."

Linh mục phải chính mình viết những lời hướng dẫn lễ hay ít nhất phải duyệt những lời hướng dẫn đó để bảo đảm đúng đắn và thích hợp về mặt giáo lý. Nếu thiếu sót sẽ gây ra khó khăn làm sai lạc đi ý chính của bài giảng.

Một số linh mục giảng một bài giảng ngắn hơn thường lệ trong một vài tuần trong năm, hầu có thể dành thêm thời gian giải thích ý nghĩa biểu trưng và thiêng liêng của những phần và những nghi thức khác nhau trong Thánh Lễ. Nhờ vậy sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực trong việc cử hành (hiểu "tích cực" theo ý nghĩa sâu sắc nhất và đầy đủ nhất nghĩa là có ý thức và sốt sắng).

Ðức Ông Nguyễn Quang Sách