Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 D. Linh Tinh
 D7. Private Message (Nhắn Tin)
 Thắc mắc

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
hoangmusic Posted - 11/05/08 : 09:19
có một thắc mắc nhưng không thể hỏi bên phần thắc mắc là cái lí do làm thao rạo này phố xá vắng vẻ đìu hiu quá thế - vắng lạnh lùng như chùa bà đanh - như đường Hà Lội vào mùa nước lủ - ai củng co ro trong bốn bức tường chẳng dám bước ra đường sợ cảm mạo phong hàn ướt dép - ai biết xin giải đáp giúp - há há .
11   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
chilienba Posted - 11/26/08 : 11:18
quote:
Originally posted by mh

quote:
Originally posted by hoangmusic

có một thắc mắc nhưng không thể hỏi bên phần thắc mắc là cái lí do làm thao rạo này phố xá vắng vẻ đìu hiu quá thế - vắng lạnh lùng như chùa bà đanh - như đường Hà Lội vào mùa nước lủ - ai củng co ro trong bốn bức tường chẳng dám bước ra đường sợ cảm mạo phong hàn ướt dép - ai biết xin giải đáp giúp - há há .



Em log vô đây mấy bữa nay
Cứ ngồi đợi mãi chẳng thấy ai
Anh Hoàng music, chị Liên nữa
Không thấy anh chị đến chốn này.

Bấy lâu xa vắng nay trở lại
Cảnh cũ vườn xưa khách vãng lai
Còn chăng đâu đó ân tình cũ
Hay thời gian đã chóng phôi phai.

Góc nhỏ bên kia có vườn thơ
Thấp thoáng vu vơ mấy bóng ai
Hay là anh chị sang bên đó
Khuấy lên chút gió cho ... lá bay





mh ơi,

Hôm nay clb tới vườn đào nè nhưng chả thấy bóng dáng người em gái kanguru mh đâu cả ... lại tìm được hai bông hoa mới mọc trong phố chúng mình đấy
Xin chào mừng hai bác mới gia nhập phố nhá : bác michelle và bác My Huong....

clb
mh Posted - 11/11/08 : 19:35
quote:
Originally posted by hoangmusic

có một thắc mắc nhưng không thể hỏi bên phần thắc mắc là cái lí do làm thao rạo này phố xá vắng vẻ đìu hiu quá thế - vắng lạnh lùng như chùa bà đanh - như đường Hà Lội vào mùa nước lủ - ai củng co ro trong bốn bức tường chẳng dám bước ra đường sợ cảm mạo phong hàn ướt dép - ai biết xin giải đáp giúp - há há .



Em log vô đây mấy bữa nay
Cứ ngồi đợi mãi chẳng thấy ai
Anh Hoàng music, chị Liên nữa
Không thấy anh chị đến chốn này.

Bấy lâu xa vắng nay trở lại
Cảnh cũ vườn xưa khách vãng lai
Còn chăng đâu đó ân tình cũ
Hay thời gian đã chóng phôi phai.

Góc nhỏ bên kia có vườn thơ
Thấp thoáng vu vơ mấy bóng ai
Hay là anh chị sang bên đó
Khuấy lên chút gió cho ... lá bay

thivu30 Posted - 11/07/08 : 06:37
Cảm ơn thân tình anh Hoangmusic, cảm ơn sự gỉai đáp của FIAT và cảm ơn câu chuyện chia sẻ của anh Trần trùng Trục(một danh xưng thật tượng hình của chú trệt chợ lớn ngày nào)câu chuyện chia sẽ của TTT lại đang xẩy ra chính trong gia đình mình. anh em gần mất lòng nhau vì chuyện ông anh đang bảo trợ cho một chủng sinh bên VN. Có lẽ giáo dân chúng ta nên chừa ra 1 chỗ nào đó để Thiên Chúa có chỗ trả công cho mấy Ngài. hãy để cho mấy Ngài sồng bằng lời Chúa, đừng để các Ngài sinh-sống bằng lời Chúa thì thật chúng ta có lỗi. vì chính gíao dân chúng ta đã tạo dịp tội cho các Ngài. Cảm ơn thiện ý của anh Hòang. có lẽ em chĩ làm "cố" khi lên bàn thờ thôi. em có cầu nguyện nhiều cho ơn gọi cho 2 thằng con. có lẽ Chùa chọn nó nhưng em e rằng nó không chọn Chúa, chắc Chúa cũng bó tay như trong phúc âm- người thanh niên tới hỏi Chúa, anh ta phải làm gì, sau khi nghe Chúa phán và anh ta đã bỏ đi.Ở Vn ơn gọi "vớt" không hết. ở úc này không ai chịu đi tu nữa. tiểu bang này mấy năm này không ai đi tu, sang năm có 1 ơn gọi. Dức TGM ký với mấy nưóc Phi châu mang các thày qua đây rồi ỡ lại sau khi làm linh mục. rồi củng "gẫy" sau khi được ở lại. cách đây mấy năm em gặp ông Cha Phi Châu đang bán chợ trời. hòi ra, Ngài cũng 'RATU' rồi. Người Việt trong cộng đoàn mấy năm trước còn lai rai mỗi năm vài vị, nay cũng ít hẳn khi số em sinh ra và lớn lên ở đây.

Cho con tinh yeu Chua.
Fiat Posted - 11/06/08 : 22:32
Bác HoangMusic mà nghe cha đó từ chối cố cũng có lẽ vì cha đó có thể là sợ "chết", sợ "phải" cầu nguyện cho con linh mục nếu có của mình, cũng có thể là cha đó không có con linh tông làm linh mục nữa đáy, vì nếu có con linh tông làm linh mục thì mới "đuợc" kêu bằng "cố" đương nhiên cha bố cũng nghiễm nhiên trở thành "cố" như cố đời vậy..nên có lẽ cha ấy khiêm nhượng vì biết mình không có chức "cố"...?

Lại còn anh cha thì gọi là quan bác, em cha thi gọi là quan chú, không có quan cô quan dì... hơi bất công cho các em gái cha nhỉ...
Trantrungtruc Posted - 11/06/08 : 19:32
quote:
Originally posted by Fiat

Trước hết là Thivu dùng chữ "Bu" có lẽ để gọi người cha, bố là không đúng, chữ này vài nơi ở miền Bắc Việtnam dùng để gọi mẹ (người con gọi ngưòi mẹ là "Bu" (Thầy Bu) là bố mẹ chớ không ai nói Bu mẹ cả. Kế đến là chữ "cố" ông cố bà cố để xưng hô với cha mẹ của linh mục nào đó, gần đây người ta còn gọi cả bố mẹ nữ tu cũng là ông bà cố nữa cơ, điều này xảy ra thoat tiên chỉ ở miền Bắc, sau này cả 3 miền đều xưng hô như vậy đối với những vị sinh thành ra các tu sĩ nói chung...

Hỏi về ý nghĩa chữ "cố" này thì có lần được nghe do bởi một linh mục giảng trong ngày lễ "Mở tay" của linh mục "con" là thế này: ....Từ nay ông bà thân sinh ra cha sẽ đụợc người ta gọi là ông bà cố, không phải cố là cha mẹ ông nội như miên Nam gọi (từ thuở ông cố ông sơ...)đâu mà cố là chết rồi (cố Tổng Thống NgôDìnhDiệm) để gọi Tổng Thống đã qua đời... Cố nghệ sĩ Trần văn Trạch... Vậy gọi ông bà cố là để nói lên ý nghĩa từ nay ông bà cố phải coi như mình đã chết cho trần tục,trước mặt người đời mà tâm niệm cũng như cầu nguyện cho con mình là "ông cha" được kiên trì làm tôi trung Thiên Chúa...Ông cha Bố này khôn thật qui trách nhiệm kiên trì của nghĩa tử mình cho Ông Bà cố, thế có chết không cơ chứ...

Nhưng nếu từ này bị lạm dụng để nói lên một địa vị để thiên hạ nể, trường hợp này mịnh cũng thấy ít dường như không có xảy ra, vì các ông bà cố cũng sống thánh thiện lắm...và nhất là thời buổi này các ngài phải cầu nguyện ráo riết cho các con củâ mình... để khỏi giũ áo tu sinh khoác áo đời thì ông bà cố hơn ai hết xấu hổ lắm vì con dại cái mang đó mà...

Còn Thivu có 5 tướng ăn cơm nhà Đúc Chúa Trời ròi chê cơm lạt mà lột áo ra thì cũng không hẳn là không tôt, mình thấy chung quanh có rất nhiều tướng mang tên thánh Bonaven-tura bây giờ năng động còn hơn các "ông cha" nữa đó, có tướng làm cụ Sáu vĩnh viễn, các "ông cha" thứ thiệt "nhường" rất nhiều việc nhà xứ cho cụ Sáu...

Thôi nói ít ít để nhường nhời lại cho bác TTTrục đang chờ mi cờ rô... Xin mời Bác TTT..



Tản Mạn về sự ... “ cố "



Cám ơn bạn Fiat đã cắt nghĩa tỏ tường về chữ "cố".

Xin dành mi cờ rô nói thêm .

Cố đây còn có nghĩa là cố gắng, chịu khó nhịn ăn nhịn uống để mà đóng góp bảo trợ những người đi rao giảng Tin Mừng của Chúa . Hay nói theo kiểu "hoành tráng" của các nhà tu là "góp phần vào công cuộc bảo trợ ơn Thiên Triệu."

Sách giáo lý cho người nhớn ngày xửa ngày xưa đã dạy tỏ tường rằng phàm là người trong đạo Gia-tô thì phải cầu nguyện liên lỉ xin Đức Chúa Lời ban nhiều thầy cả, thầy giảng, bà sơ, bà mụ để mà làm việc trong cánh đồng truyền giáo vì “lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít.” Là tín hữu, chúng ta ăn chay cầu nguyện lánh tội không chưa đủ mà còn phải có đóng góp thực tế nữa . Cụ thể là các nhà tu hành cũng phải “có thực mới vực được đạo .” Nếu các thầy các sơ có thêm nguồn tài chánh thì không còn phải đi lao động mới tìm được vinh quang, mà sẽ có nhiều thời giờ hơn để mà trao dồi kinh sử, chăm lo tu thân tích đức hầu xứng đáng thành người thợ có khả năng và nhân đức làm việc trong vườn nho của Chúa .

Dĩ nhiên về phần những ân nhân đóng góp thì không những được lời gấp trăm là được vinh dự làm ông cố, bà cố , anh cố hay chị cố ở đời này, mà lỡ khi có quá ... cố, thì cũng sẽ được mọi người cố công đọc kinh dâng lễ cầu nguyện cho . Chả mất vào đâu cả ! Cũng giống như là mua “stock”, cổ phần đời này để "invest", kinh doanh vào tương lai đời sau đó mà .

Ấy tớ nói không phải là chuyện giỡn hay trò cười mà làm mất sự trang nghiêm đi ! Đây chính là bổn phận cả thể của mọi người chúng ta trong đạo phải hằng tuân giữ đêm ngày vì không những chúng ta đang thực thi đức bác ái mà còn thêm phần, gia tăng, đóng góp trách nhiệm tối đa của mình để mở mang Nước Trời nữa .

Đẹp thay ! Ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đời !


Người tín hữu ngồi nhà ca tụng không chưa đủ, đóng góp không chưa đủ mà còn phải tha thiết khuyến khích kêu gọi (không được ngăn cản) con em mình đi tu dâng mình cho Chúa nữa . Di nhiên có đi là có về, có tu là có ... xuất, vì Chúa đã chẳng nói "Ta gọi thì nhiều mà chọn thì ít" sao ! Hơn thế nữa, Toà Thánh Vatican mới đây còn ra thông cáo cần phải có thử nghiệm tâm lý cho những người đi tu nữa, thì chuyện ra đi hẹn ngày về với ca đoàn là điều đã biết từ muôn năm trước. Như vậy đâu có phải hễ muốn đi tu là được ngay đâu. Bề trên thử chủng sinh như thử vàng trong lửa ấy!

Nhiều người bắt đầu ơn gọi đi tu cũng chỉ vì thấy nải chuối ngon lành mà cha sở vẫn được giáo dân đem biếu, hoặc cũng chỉ vì thấy làm cha ... thiên hạ là được mọi người kính nể . Ơn gọi bắt đầu rất đơn sơ và ngoan hiền như thế . Việc Chúa làm mà ! Ngược lại, cũng có người đã lỡ bước đi tu rồi thì cũng vì nể lời cha mẹ "cố đi con" để mà bố mẹ họ hàng được nhờ, để mà bố mẹ sau này sẽ được làm ông cố bà cố cho nở mày nở mặt với thiên hạ .

Ôi, trước sau gì sự cố ... tình này sẽ nhanh chóng trở thành ... sự cố !

Nói đến sự ... cố, tôi xin kể lại một chuyện có thật, không nên cười mà phải ra nước mắt.

Chúng ta biết người Việt Nam gọi bố mẹ anh chị em mình có cùng một giòng máu của bố mẹ sinh ra là “huyết tộc” hay “huyết tông”. Nhưng những người đi tu thì còn có thêm “linh tộc” nữa . Tức là họ sẽ nhận một linh mục làm bố đỡ đầu và những người con cùng linh mục đó thì gọi là cùng “linh tộc” hay “linh tông”. Truyền thống này đã có từ rất xa xưa để những người đi tu trước hướng dẫn và bảo trợ những người đi tu sau dâng mình cho Chúa. Con đường tu trì thì dài cả đời người, nên có bền đỗ đến cùng, có thành công và có được thăng quan tiến chức hay không cũng là có may mắn được làm nghĩa tử trong linh tộc của một vị có quyền thế hay không nữa . Ta có thể kiểm chứng và nối kết những vị cùng linh tộc trong các Hội Đồng và Uỷ Ban hiện thời ở Việt Nam .

Có nhiều người tuy vẫn còn cha mẹ anh chị em huyết tộc đầy đàn và đã có cha đỡ đầu và các anh chị em linh tông dư thừa, nhưng vẫn còn cảm thấy ”đời tôi cô đơn nên thấy ai cũng cô đơn” bèn nhận thêm nhiều bố mẹ nuôi hoặc anh nuôi, chị nuôi nữa. Nhất là họ tâm niệm, con đường tu trì của mình sẽ bền đỗ hơn, nếu tìm được bố mẹ nuôi là những ... Việt kiều ở hải ngoại. Đã có nhiều sự cố không hay xảy ra mà ngày nay nhiều người biết truyện đã gọi việc nhận con đỡ đầu này là được làm "ông cố bà cố trên mạng (on line)" .

Xin kể tiếp các bạn nghe .

Tại hải ngoại những năm vừa qua có nhiều hội đoàn được thành lập với danh hiệu chung là Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu (HBTOTT). Rồi tuỳ theo vùng địa phương có thêm địa danh vào như HBTOTT Giáo Phận Vinh, hay HBTOTT Dòng Chúa Cứu Thế . Mỗi người bảo trợ hoặc trực tiếp hoặc qua trung gian của hội, bảo trợ một chủng sinh hay tu sĩ . Mỗi tháng đóng góp tài chánh tuỳ theo khả năng mình, cho đến khi vị đó được làm linh mục hay là tu sĩ khấn trọn đời . Bù lại sẽ hàng tháng sẽ được hội đọc kinh cầu nguyện cho và khi chết thì được các hội viên xin lễ cầu nguyện . Nếu may hơn nữa thì khi người chủng sinh được bảo trợ làm linh mục thì sẽ được tặng danh hiệu ông cố, bà cố bậc nhất, bậc nhì hay bậc ba tùy theo khả năng đóng góp nhiều ít.

Đây là một việc làm rất lý tưởng và cảm động vì các vị ân nhân hảo tâm đã có thể gián tiếp đóng góp vào việc đào tạo các linh mục tu sĩ cho Giáo Hội Việt Nam. Có những Hội Đoàn, ví dụ HBTOTT dòng Phanxicô có qui luật là tuy bảo trợ mỗi thầy học làm linh mục nhưng tất cả tiền đóng góp đều cho vào một quĩ chung . Người ân nhân không hề biết danh tính của tu sĩ được bảo trợ . Và ngược lại, chính người tu sĩ cũng không biết danh tính vị ân nhân đang âm thầm cầu nguyện và đóng góp cho mình .

Tuy nhiên cũng có nhiều hội đoàn đã cho biết danh tính của người được bảo trợ và cho phép vị tu sĩ liên lạc trực tiếp với người ân nhân . Nhận ông cố bà cố on line là vậy . Hàng tháng bố mẹ đỡ đầu nhận được thư từ liên lạc, hình ảnh với những lời hỏi han tinh thần rất cảm động . Còn cha mẹ bảo trợ thì hàng ngày đọc kinh cầu nguyện, hàng tháng gửi tiền đến hội, hoặc gửi thẳng đến thầy với những lời khuyên chân tình "cố đi con" . Ông bà vẫn nuôi lớn niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành ông cố bà cố .

Có một trường hợp điển hình xảy ra năm 2007 ở New Orleans đã làm nhiều người xót xa.

Một bà bảo trợ một tu sĩ đã lâu năm, bây giờ thầy được chịu chức làm linh mục . Khi được giấy mời về dự lễ mở tay ở Việt Nam, bà đã mua vé máy bay về và tới nơi dự lễ . Sau Thánh Lễ bà đến chào "người con đỡ đầu" đó, nhưng vị linh mục này đã quá bận không thể hỏi thăm bà . Mấy ngày sau bà lại tới xin gặp lần nữa thì người con đó cũng không nhận ra bà là bà cố ... nào, mặc dầu trong thư từ đã có trao đổi nhiều hình ảnh .

Âu sự cố xảy ra là thế ! Một người thì ... cố nuôi hy vọng có con đỡ đầu làm linh mục . Một người thì cố tìm cho mình nhiều người nâng đỡ trên đường dấn thân cô thế ....

Câu ca dao ngày xưa bây giờ có người đã đổi thành :

Lênh đênh qua cửa thần phù,
Cố tu thì nổi, vụng tu thì chìm .


Trần Trùng Trục

[email protected]
chilienba Posted - 11/06/08 : 19:02
Bác Hoangmusic và các bác trong phố ơi,

Tớ cũng cảm thấy cái vắng vẽ đìu hiu của phố chúng mình đấy nhưng nghĩ cho kỹ thì cũng hiểu tại sao rồi .
Tại thời buổi khó khăn, kinh tế khủng loạn, thời gạo châu củi quế, thiên hạ làm ăn không ra nên đầu tắt mặt tối , làm xong thì phải nghĩ đễ ngày mai cày tiếp chứ làm gì có giờ đâu mà ngồi gõ lóc cóc phải không các bác ?
Nhưng xin các bác nghĩ lại một chút :" chúng mình đã xa quê hương và sống trong bốn phương trời mà được gặp gỡ nhau trong tiếng Mẹ đẽ trong điều kiện miễn phí nầy thì thật là không có gì tốt đẹp hơn . Người Mỹ thường hay nói :" there is no such a FREE lunch! " nhưng chúng mình được đặc ơn :" free lunch " đấy các bác ạ !
Free lunch đễ trao đổi những lời ca tụng Thiên Chúa
Free lunch đễ gửi gấm nhau tình người trong tình yêu bao la của Thiên Chúa
Free lunch đễ học hỏi những điều hay lẽ phải của nhau .

Các bác có đồng ý với tớ không ? nếu các bác đồng ý thì còn chần chờ gì nữa ? Nhảy vô phố liền và không những âm thầm dạo phố nhưng xin lên tiếng đễ chào hỏi nhau, đễ làm cho tinh người ấm lại nhé ...

Tiện đây cũng xin cám ơn ban điều hành đã tạo nên được điều kiện free lunch nầy và sau đó xin cám ơn tất cả các bác đã đóng góp chia sẽ tâm tình của mình qua lời ca tiếng hát như các bác nhạc sĩ TTKH, Hoangmusic, Tran The ( còn ai nữa ? ) qua tài cán đặc biết như bác phóng viên TC , bác Peter, bác TTT, bác LL, bác Fava, bác HGP, bác MH, bác MHanh, bác Mai cồ, người em gái kanguru....và còn nhiều nhiều các bác nữa..không làm sao kễ hết được ....

clb
hoangmusic Posted - 11/06/08 : 02:54
Thảo nào , có lần gặp cha già , chào là "Con lạy cha già cố ạ!", cha liền xua tay :"Bỏ chữ cố đi!" nay mới biết là như thế , cám ơn bác Fiat nhé .
Fiat Posted - 11/05/08 : 23:47
Trước hết là Thivu dùng chữ "Bu" có lẽ để gọi người cha, bố là không đúng, chữ này vài nơi ở miền Bắc Việtnam dùng để gọi mẹ (người con gọi ngưòi mẹ là "Bu" (Thầy Bu) là bố mẹ chớ không ai nói Bu mẹ cả. Kế đến là chữ "cố" ông cố bà cố để xưng hô với cha mẹ của linh mục nào đó, gần đây người ta còn gọi cả bố mẹ nữ tu cũng là ông bà cố nữa cơ, điều này xảy ra thoat tiên chỉ ở miền Bắc, sau này cả 3 miền đều xưng hô như vậy đối với những vị sinh thành ra các tu sĩ nói chung...

Hỏi về ý nghĩa chữ "cố" này thì có lần được nghe do bởi một linh mục giảng trong ngày lễ "Mở tay" của linh mục "con" là thế này: ....Từ nay ông bà thân sinh ra cha sẽ đụợc người ta gọi là ông bà cố, không phải cố là cha mẹ ông nội như miên Nam gọi (từ thuở ông cố ông sơ...)đâu mà cố là chết rồi (cố Tổng Thống NgôDìnhDiệm) để gọi Tổng Thống đã qua đời... Cố nghệ sĩ Trần văn Trạch... Vậy gọi ông bà cố là để nói lên ý nghĩa từ nay ông bà cố phải coi như mình đã chết cho trần tục,trước mặt người đời mà tâm niệm cũng như cầu nguyện cho con mình là "ông cha" được kiên trì làm tôi trung Thiên Chúa...Ông cha Bố này khôn thật qui trách nhiệm kiên trì của nghĩa tử mình cho Ông Bà cố, thế có chết không cơ chứ...
Nhưng nếu từ này bị lạm dụng để nói lên một địa vị để thiên hạ nể, trường hợp này mịnh cũng thấy ít dường như không có xảy ra, vì các ông bà cố cũng sống thánh thiện lắm...và nhất là thời buổi này các ngài phải cầu nguyện ráo riết cho các con củâ mình... để khỏi giũ áo tu sinh khoác áo đời thì ông bà cố hơn ai hết xấu hổ lắm vì con dại cái mang đó mà...

Còn Thivu có 5 tướng ăn cơm nhà Đúc Chúa Trời ròi chê cơm lạt mà lột áo ra thì cũng không hẳn là không tôt, mình thấy chung quanh có rất nhiều tướng mang tên thánh Bonaven-tura bây giờ năng động còn hơn các "ông cha" nữa đó, có tướng làm cụ Sáu vĩnh viễn, các "ông cha" thứ thiệt "nhường" rất nhiều việc nhà xứ cho cụ Sáu...

Thôi nói ít ít để nhường nhời lại cho bác TTTrục đang chờ mi cờ rô... Xin mời Bác TTT..
hoangmusic Posted - 11/05/08 : 21:28
Thivu thân mến , cái chữ "cố" đâu có quái ác đâu , và có biết bao thanh niên nam nữ cũng đầu tiên nhờ vào cái thích làm "cố" của bố mẹ mà sau này trở thành các linh mục , các bà dòng đấy chứ , và phải nói rằng đa phần gia đình của các linh mục , nữ tu đều có nề nếp đạo đức , xứng đáng làm gương mẫu cho những gia đình khác , nên chữ "Cố" được dùng với mục đích tôn trọng , ước mong Thivu cũng thích làm "cố" để Giáo Hội có thêm một vài linh mục hay nữ tu đạo đức thánh thiện góp phần dẫn đưa đoàn chiên của Chúa về tới nơi có suối mát cỏ non nhá - thân mến
thivu30 Posted - 11/05/08 : 13:16
Anh Hoàng thân. theo em nghĩ, có lẽ ai cũng ngại bày tõ quan điễm riêng của mình, sợ đụng chạm đến cái gọi là "vấn đề" nhạy cảm hay vùng nhậy cảm gì đó em không rành. ngại sợ bị đục bỏ thì "ê hề" lắm. Em có một thắc mắc này, hy vọng sẽ làm phố "ấm" lên. Thắc mắc này nó theo em, nhưng không tìm được càch giải thích thỏa đáng. Số là ông "Bu" của em có ước mơ được gọi là "ông cố" thế là 5 thằng con trai, ai cũng trãi qua ăn cơm nhà Chúa. Thằng nào cũng chê cơm nhà Chúa "lạt" quá, nên lững thững ra về. Thắng em út là hy vọng cuối cùng. cũng sắp "khệnh khạng" bước lên bàn Thánh thì một ngày đẹp trời cũng xach vali đi về mà không một lời báo trước. Đến cuối đời không một thằng con nào thực hiện giấc mơ "cụ cố" cho cho ông "bu"
Xin hỏi trong phố, Cái tước "cố" quái ác đó trong người công giáo xuất phát từ đâu? có phài chỉ vì "nịnh bợ" lẫn nhau mà phong cho nhau hay là một tức vị có trong phong tục "an nam" dành cho những gia đình "đàng kính" đễ miễn được 1 số công việc trong làng xã ??.


Cho con tinh yeu Chua.
van Posted - 11/05/08 : 12:05
Anh Hoàng mến,
Có lẽ Anh Chị em vẫn thăm forums nhưng họ không login đó thôi ! Chúc sức khoẻ các Anh Chị , vẫn lấy bài của Anh xuống hát .
Đa Tạ
Văn

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05