Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 D. Linh Tinh
 D7. Private Message (Nhắn Tin)
 XIN XÓA 'ÁN TREO" CHO ANH SƠN ĐÔNG!

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
NgocMinh Posted - 10/08/09 : 00:07
ACE Thân mến!
Tình cờ tôi xem lại những tư liệu về <Thánh Ca Viêt Nam Đầu Tiên>
và nhất là những bàn luận sôi nỗi trên diễn đàn thánh nhạc!
Lúc đó tôi cảm thấy hồi họp và hấp dẫn khi anh Hân Phạm đã cho biết
bài <Nữa Đêm Mừng Chúa Ra Đời>(1905)(Lm Phaolô Đạt) là xưa nhất rồi!
Thì dường như không có bạn nào đưa ra ý kiến thay thế!
Bất ngờ có anh Sơn Đông xuất hiện chứng minh được ThánhCa ViêtNam
đầu tiên là bài "lão tổ" ( 1901) hơn (1905)do Bố anh ở Nam Định
còn giữ kỹ niệm! Anh có trình bày trên diễn đàn nhưng lâu quá tôi
đã quên tên bài nầỳ và chỉ còn nhớ bài Đức Mẹ đầu tiên ở VN
là <Dâng Mẹ Hoa> cũng của anh Sơn Đông giới thiêu.
Tôi đã báo tin cho nhạc sĩ Ngọc kôn biết chuyện <bất ngờ & thú vị>
nầy và anh Kôn rất vui nói sẽ lưu vào tài liệu Thánh Ca Thánh Nhac.
Tôi nhận thấy cũng nhờ công sức của anh Sơn Đông nỗ lực tìm kiếm
tài liệu Thánh Ca VN Đầu Tiên thì chúng ta mới biết được <...>
(nhờ các bạn xem lại tên bài nầy dùm) đã soán ngôi của :<Nửa Đêm
Mừng Chúa Ra Đời>(Lm Phaolô Đạt).Thật là thú vị phải không quý bạn!
Tôi nghĩ rằng có lẽ anh Sơn Đông là người Việt gốc Hoa nên văn hóa
tiếng Việt anh không chính xác cho lắm!
Thật sự tôi không biết anh Sơn Đông đã nói điều gì xúc phạm đến ACE
trên diễn đàn nên mới bị "trục xuất" như vậy!
Nếu có thì xin ACE cũng nên tha thứ cho anh cũng là một Con Cái Chúa
(nhân vô thập toàn) mà!
Nhân dịp tôi xem lại những tư liệu về Thánh Ca Việt Nam Đầu Tiên
thì tôi chợt nhớ đến "bị can" Sơn Đông bị "án treo" không biết đến
bao giờ! Tôi nghĩ cũng tội nghiệp cho anh bạn!( há miệng mắc quai)!
Nhưng xin Ban Điều Hành hãy vì Tình Thương Của Chúa mà xóa 'án treo" cho anh Sơn Đông! Hơn nữa nơi đây là "Diễn Đàn" chứ không phải là
"Toà Án"! Nếu kết án như thế là có quá nặng tay ?
Hãy tạo cho anh sơn Đông cơ hội hòa nhập với anh em Diễn Đàn Thánh Nhạc! Chứ bắt anh nằm nhà "chèo queo" một mình thì cũng tội lắm!
Biết đâu anh lại có thêm vài chuyện thú vị cho Thánh Ca thì quý lắm!
Tôi chỉ xin góp ý với Ban Điều Hành Diễn Đàn Thánh Nhạc xin nới
rộng vòng tay để đón anh bạn trở về vui vẻ yêu đời với ACE.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
Ngọc Minh
8   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
long11pham Posted - 02/22/10 : 17:15
Xin cha`o anh Truc.

Em lên Internet thì biết được máy in đầu tiên phát
minh bên Âu Châu (năm 1780 của James Watt)

Vậy thì có thể là Tu Sỹ Anphong Châu ghi bài nhạc
( Thánh Thể & Dâng Mẹ Hoa) vào năm 1901 trên giấy
trắng mực đen ... rồi khi Pháp Quốc đem máy in
vào VN-Hà nôi - Hải Phòng thì lúc đó mới in ra sách nhạc ??

Cũng giống như nhiều người làm 1976-1980 lúc bên trại tỵ
nạn Tháilan (chép nhạc vào giấy) rồi khi qua Mỹ mới đóng
thành sách hát .

Ý mọn của em
Xin anh cho biết ý kiến

quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Xin được phép trở lại phân tích những giả thuyết mà chúng ta đã được biết .

Bản văn đang được phổ biến rất rộng và nhiều nơi đang trích lại, đó là bản văn từ trang Wikipedia do anh Bình Nhiêu Lộc ở Việt Nam post lên mạng [1]. Bài này sửa lại sơ sơ bài viết của nhạc sĩ Ngọc Kôn đã đăng trên Thánh Nhạc Ngày Nay (TNNN) số 19.[2] Nhưng cái link “Tham Khảo” này hiện thời không còn làm việc nữa . Và trang web của báo TNNN cũng không có bài báo về lịch sử TNVN nữa .

I. Lời chứng của nhạc sĩ và tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên (1923-2005).


Năm 1991, nhà xuất bản Zeilik (của tiến sĩ Lê Bá Kông, tác giả của những bộ sách English For Today dạy tiếng Anh rất nổi tiếng ở VN ) ở Texas, Hoa Kỳ, đã phát hành cuốn “Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên (NKX) .

Có thể có nhiều người trong chúng ta chưa được dịp biết đến Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên. Xin trích lại một vài hàng vắn tắt về tiểu sử NKX do tác giả Vương Đình Chữ viết :

“Bác Nguyễn Khắc Xuyên sinh ngày 29-11-1923 tại gíao xứ Kẻ Rùa, Huyện Thanh Oai, Hà Đông . Năm 1935, vào nội trú Trường Thử, Chủng viện Hà Nội và theo học tại trường Puginier của các Sư huynh La San, rồi tu học tại chủng viện Hòang Nguyên. Bác Xuyên chịu chức Linh mục ngày 31-5-1954, sau đó gia nhập Hội Dòng Xuân Bích và du học Pháp. Năm 1960, về lại Sàigòn, dạy học tại Chủng viện Xuân Bích Thị Nghè, rồi làm giáo sư Đại chủng viện Kim Long, Huế. Khỏang giữa thập niên 60, qua lại Pháp theo chương trình tái tu nghiệp của Xuân Bích và năm 1968 gặp một bước ngoặt cuộc đời : xin xuất tu và lập gia đình, với sự đồng ý của Bề trên Tổng quyền Xuân Bích và được Tòa Thánh chuẩn nhận. Hành nghề dạy học và sống một cuộc đời ẩn đật bên người bạn đời 25 năm bại liệt, cho đến khi lìa thế vào năm 1993.

Từ sau năm đó, Bác Nguyễn Khắc Xuyên thường về Việt Nam sinh sống, có một thời gian khá dài giúp Giáo phận Hà Nội trong việc sắp xếp lại Thư viện và Kho lưu trữ. Nhờ công việc này, Bác Xuyên đã hòan thành được tập lịch sử Giáo phận Hà Nội . Những năm sau này, Bác Xuyên về cư ngụ hẳn tại Nha Trang, tiếp tục công cuộc nghiên cứu, viết báo và âm thầm đóng góp vào các họat động truyền giáo, làm việc từ thiện.”
http://ttntt.free.fr/archive/Vuongdinhchu.html

Ông NKX cũng là nhạc sĩ sáng tác chừng 30 bài thánh ca, có những bài nổi tiếng như Lạy Mẹ xin yên ui, Sống gần Mẹ, Trên con đường về quê, Này dân Sion, Belêm ơi, Vào trong hang đá, Mục đồng chăn giữ đoàn chiên, Bên sông Babylon, ...

Năm 1945, cùng với nhạc sĩ Hùng Lân, ông đã thành lập nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và qua cuốn sách về "Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh", chúng ta cũng được biết ít nhiều về nên Thánh Nhạc Việt Nam trước năm 1945 .

Vì có kinh nghiệm cá nhân là người ở trong cuộc , vì kiến thức và trình độ nghiên cứu của ông NKX, nên chúng ta có thể xác tín mà dựa vào đó để tóm tắt một vài sự kiện lịch sử có thật, đã xảy ra như sau:

Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, tại Hà Nội, từ năm 1945 đã in những cuốn sách sau đây để phổ biến những bài Thánh ca do các đoàn viên sáng tác :

1945: Cung Thánh I : gồm 9 bài hát cho Thánh Lễ .
1946: Cung Thánh II : gồm 10 bài hát ca ngợi Đức Mẹ .
1946: Cung Thánh III : gồm 10 bài hát cho lễ Giáng Sinh .
1949: Cung Thánh IV : gồm 12 bài hát cho lễ Phục Sinh .
1949: Cung Thánh V : gồm 6 bài hát cho Thánh Tâm Chúa Giêsu .
1950: Cung Thánh VI : gồm 16 bài ca ngợi Đức Nữ Trinh Maria .
1950: Cung Thánh VII : gồm 28 bài hát cho Thánh Lễ .
1950: Cung Thánh VIII : gồm 9 bài Chầu Thánh Thể .
1951: Cung Thánh IX : gồm 12 bài ca ngợi các Thánh .
1952: Cung Thánh X ( Hợp Tuyển 1 ) : gồm 65 bài tuyển chọn trong số 102 bài hát đã phát hành .
1952: Cung Thánh XI : gồm 14 bài Mùa Vọng và Giáng Sinh .

“Tới năm 1960, ‘hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo Quyền và để thích ứng với thời thế, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã chọn lọc và san định lại tất cả các bài hát do nhạc đoàn đã in ra từ năm 1945 trong 14 tập Cung Thánh về đủ mọi đề mục và cho xuất bản thành tập Cung Thánh Tổng Hợp.’ (Lời nói đầu đề ngày 25-3-1963 ).”
(trang 152)

Dựa vào tài liệu mà ông NKX kể lại [3], chúng ta có thể phân tích như sau:

1) Về lời nói của ông Sơn Đông:

quote:
Originally posted by sondong

Chào Ngọc Mịnh
Theo Ông của tui (sinh ra và chết ỏ Nam Dịnh) Ông là bạn của Hồ Khanh, Chính Trung, và theo sách Cantemus Domino và sách CUng Thánh 1 và 2 của Le Bảo Tịnh thì Thánh Ca VN dầu tiên hát bằng tiếng Việt
vào năm 1901-1902. Có nhiều bài dịch ra từ nhạc Pháp và nhạc Latinh .

Trứoc Cha Palo Dạt 1907, thì có thầy An Phong Châu dã sáng tác Thánh Ca VN vào năm 1901-1902. Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa (1902) hay hát bên Nam Dịnh (nay dã thất lạc).

Sơn Dông


a) Câu nói “Theo Ông của tui (sinh ra và chết ỏ Nam Dịnh) Ông là bạn của Hồ Khanh, Chính Trung “ là hoàn toàn nhận xét cá nhân, không thể kiểm chứng bằng tài liệu lịch sử .

b) Câu nói : “theo sách Cantemus Domino và sách CUng Thánh 1 và 2 của Le Bảo Tịnh thì Thánh Ca VN dầu tiên hát bằng tiếng Việt vào năm 1901-1902. Có nhiều bài dịch ra từ nhạc Pháp và nhạc Latinh .

Trứoc Cha Palo Dạt 1907, thì có thầy An Phong Châu dã sáng tác Thánh Ca VN vào năm 1901-1902. Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa (1902) hay hát bên Nam Dịnh (nay dã thất lạc).”


* Sách có tên là Cantemus Domino (Chúng ta hãy ca ngợi Chúa) là một tên sách rất phổ thông bằng tiếng La Tinh . Vào thời này, vì phương tiện in ấn ở Việt Nam rất đơn sơ và thiếu kỹ thuật (như lời kể của bác Đặng Ngọc Ẩn ở trên), thì vào những năm 1902 chúng ta chưa có thể in thành sách mà phổ biến nhiều được . Những sách bằng tiếng La Tinh này thường được các nhà truyền giáo mang sang từ Pháp quốc hoặc Hồng Kông, do đó cơ hội có một bài hát bằng tiếng Việt trong sách đó quả thật là rất hiếm, nếu không muốn nói là không thể xảy ra .

* Những sách có tên là Cung Thánh I & II thì có thật, do nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh ấn hành, nhưng lại là năm 1945, chứ không phải là năm 1901-1902 . Hơn thế nữa, những sách này chỉ in những bài hát do đoàn viên sáng tác. Nhạc sĩ Hùng Lân sinh năm 1922. Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên sinh năm 1923 .

2) Về dữ kiện lịch sử mà nhạc sĩ Ngọc Kôn trích lời nói của ông Sơn Đông .


Nhạc sĩ Ngọc Kôn đã viết:

“Ý kiến thứ hai cho đó là bài Thánh Thể sáng tác năm 1901 và bài Dâng Mẹ hoa sáng tác vào năm 1902 của tu sĩ Anphong Châu. Đây là ý kiến cũng vừa được ông Sơn Đông đưa ra bằng chứng hai quyển Cantemus DominoCung thánh Tổng hợp 1&2 của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh có nêu rõ. Cả hai bài này được hát thông dụng ở Nam Định, nay đã thất lạc.”


Nhưng chúng ta đã đọc rõ, ông Sơn Đông đã nói tên sách là Cung Thánh I & II . Khi nhạc sĩ Ngọc Kôn trích lại , thì ông lại viết lại là Cung Thánh Tổng Hợp 1 & 2 và còn nhấn mạnh là “có nêu rõ”. Sự thực, những sách CTTH 1 & 2 này chỉ mới xuất bản từ năm 1963 và về sau này .

Về tên sách thì cả hai đều đúng với những tên sách có thật trong lịch sử .

Nhưng về thời gian và nội dung của sách thì không có quyển sách nào cho chúng ta biết tí gì về tu sĩ Anphong Châu (là người không có trong nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh) và những bài thánh ca mà ông Sơn Đông gọi là đầu tiên “Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa” của những năm 1901 và 1902 cả . Hơn thế nữa sách CTTH 1 & 2 mới xuất bản năm 1963 và còn tái bản nhiều lần sau này, nhiều người vẫn còn giữ, thì làm gì có chuyện "đã thất lạc" . Nghe ra có vẻ hiếm hoi và huyền bí quá !

Ông Sơn Đông đã "cương sảng", bịa đặt tí cho vui. Nhưng nhạc sĩ Ngọc Kôn cũng đã không kiểm chứng, vội cho ngay: đó là sự kiện lịch sử . “Lấy lịch sử để làm nên lịch sử “ là thế !!!

Ngày nay, với thời đại "nhanh như điện xẹt" của internet, người ta có thể viết lên những dữ kiện vừa có thật, vừa có vẻ "giả tưởng", không bằng chứng, để thêu dệt cho vui, hay để cổ võ cho một chủ trương hay phong trào nào đó . (Viết tới đây tôi tự hỏi không biết Thời Kỳ Thánh Ca Thế Hệ Mới giờ tới đâu rồi, hay lại đang trở về Thời Kỳ Thánh Ca tuổi tạm dừng phát triển ????).

Dù sao khi đọc bài viết nguyên thủy của nhạc sĩ Ngọc Kôn, chúng ta có thể hiếu được sự cố gắng "khiêm nhường" muốn ghi lại lịch sử của một thời đã qua, để chúng ta, là những người đang đọc, cần tìm hiểu và bổ túc . Chúng ta có thể đọc và hiểu được những khó khăn của người viết, ví dụ như:

“TÂM BÚT
Những dòng nói về LỊCH SỬ THÁNH NHẠC VN dưới đây có lẽ “múa rìu qua mắt thợ”, xin quý độc giả niệm tình lượng thứ. Dẫu biết kiến thức mình còn sơ sài; nhưng vì không ai làm nên chúng tôi tự xướng để có dịp cho các bậc cao minh mắng-dạy, chỉnh sai và bổ khuyết.

THÁNH NHẠC NGÀY NAY”


Nhưng khi đọc lại bài "luộc lại" trên internet, những lời nói "TÂM BÚT" của tác giả đã bị bỏ đi . Hơn thế có nột tiểu tiết đã được tô son đánh phấn làm nổi bật hơn . Đó là một chú thích ở phần cuối mà bạn đọc không thể làm ngơ . Đó là:

“Thêm một lưu ý khác, khi nước ta bắt đầu cuộc cách mạng toàn dân đấu tranh giành độc lập, từ những năm giữa thập niên 40, thánh nhạc phần nào cũng thoảng hơi thở của dòng nhạc cách mạng mà các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng), Đỗ Nhuận, Trần Hoàn, Hoàng Việt, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tuyên ngoài đời đã dấy lên...”


Tại sao lại tách rời và cho riêng ra phần cuối ? Với một mục đích gì ? Xin dành sự phán quyết cho độc giả .

Riêng tôi, tôi lại nghĩ tới cuốn sách của ông Minh Tâm đã bị người của nhà nước mua đứt và ... "dấu ẹm đi ."

Tham Khảo


[1]Lịch sử thánh nhạc Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%C3%A1nh_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam


[2] "Lịch Sử Thánh Nhạc Việt Nam", nhạc sĩ Ngọc Kôn TNNN số 19 trang 10 .

[3] “Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh” nhạc sĩ và tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên , nhà xuất bản Zeilik, Texas, Hoa Kỳ.


Trần Trùng Trục

[email protected]



phamlong
Trantrungtruc Posted - 11/03/09 : 19:30
Xin được phép trở lại phân tích những giả thuyết mà chúng ta đã được biết .

Bản văn đang được phổ biến rất rộng và nhiều nơi đang trích lại, đó là bản văn từ trang Wikipedia do anh Bình Nhiêu Lộc ở Việt Nam post lên mạng [1]. Bài này sửa lại sơ sơ bài viết của nhạc sĩ Ngọc Kôn đã đăng trên Thánh Nhạc Ngày Nay (TNNN) số 19.[2] Nhưng cái link “Tham Khảo” này hiện thời không còn làm việc nữa . Và trang web của báo TNNN cũng không có bài báo về lịch sử TNVN nữa .

I. Lời chứng của nhạc sĩ và tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên (1923-2005).


Năm 1991, nhà xuất bản Zeilik (của tiến sĩ Lê Bá Kông, tác giả của những bộ sách English For Today dạy tiếng Anh rất nổi tiếng ở VN ) ở Texas, Hoa Kỳ, đã phát hành cuốn “Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên (NKX) .

Có thể có nhiều người trong chúng ta chưa được dịp biết đến Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên. Xin trích lại một vài hàng vắn tắt về tiểu sử NKX do tác giả Vương Đình Chữ viết :

“Bác Nguyễn Khắc Xuyên sinh ngày 29-11-1923 tại gíao xứ Kẻ Rùa, Huyện Thanh Oai, Hà Đông . Năm 1935, vào nội trú Trường Thử, Chủng viện Hà Nội và theo học tại trường Puginier của các Sư huynh La San, rồi tu học tại chủng viện Hòang Nguyên. Bác Xuyên chịu chức Linh mục ngày 31-5-1954, sau đó gia nhập Hội Dòng Xuân Bích và du học Pháp. Năm 1960, về lại Sàigòn, dạy học tại Chủng viện Xuân Bích Thị Nghè, rồi làm giáo sư Đại chủng viện Kim Long, Huế. Khỏang giữa thập niên 60, qua lại Pháp theo chương trình tái tu nghiệp của Xuân Bích và năm 1968 gặp một bước ngoặt cuộc đời : xin xuất tu và lập gia đình, với sự đồng ý của Bề trên Tổng quyền Xuân Bích và được Tòa Thánh chuẩn nhận. Hành nghề dạy học và sống một cuộc đời ẩn đật bên người bạn đời 25 năm bại liệt, cho đến khi lìa thế vào năm 1993.

Từ sau năm đó, Bác Nguyễn Khắc Xuyên thường về Việt Nam sinh sống, có một thời gian khá dài giúp Giáo phận Hà Nội trong việc sắp xếp lại Thư viện và Kho lưu trữ. Nhờ công việc này, Bác Xuyên đã hòan thành được tập lịch sử Giáo phận Hà Nội . Những năm sau này, Bác Xuyên về cư ngụ hẳn tại Nha Trang, tiếp tục công cuộc nghiên cứu, viết báo và âm thầm đóng góp vào các họat động truyền giáo, làm việc từ thiện.”
http://ttntt.free.fr/archive/Vuongdinhchu.html

Ông NKX cũng là nhạc sĩ sáng tác chừng 30 bài thánh ca, có những bài nổi tiếng như Lạy Mẹ xin yên ui, Sống gần Mẹ, Trên con đường về quê, Này dân Sion, Belêm ơi, Vào trong hang đá, Mục đồng chăn giữ đoàn chiên, Bên sông Babylon, ...

Năm 1945, cùng với nhạc sĩ Hùng Lân, ông đã thành lập nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và qua cuốn sách về "Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh", chúng ta cũng được biết ít nhiều về nên Thánh Nhạc Việt Nam trước năm 1945 .

Vì có kinh nghiệm cá nhân là người ở trong cuộc , vì kiến thức và trình độ nghiên cứu của ông NKX, nên chúng ta có thể xác tín mà dựa vào đó để tóm tắt một vài sự kiện lịch sử có thật, đã xảy ra như sau:

Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, tại Hà Nội, từ năm 1945 đã in những cuốn sách sau đây để phổ biến những bài Thánh ca do các đoàn viên sáng tác :

1945: Cung Thánh I : gồm 9 bài hát cho Thánh Lễ .
1946: Cung Thánh II : gồm 10 bài hát ca ngợi Đức Mẹ .
1946: Cung Thánh III : gồm 10 bài hát cho lễ Giáng Sinh .
1949: Cung Thánh IV : gồm 12 bài hát cho lễ Phục Sinh .
1949: Cung Thánh V : gồm 6 bài hát cho Thánh Tâm Chúa Giêsu .
1950: Cung Thánh VI : gồm 16 bài ca ngợi Đức Nữ Trinh Maria .
1950: Cung Thánh VII : gồm 28 bài hát cho Thánh Lễ .
1950: Cung Thánh VIII : gồm 9 bài Chầu Thánh Thể .
1951: Cung Thánh IX : gồm 12 bài ca ngợi các Thánh .
1952: Cung Thánh X ( Hợp Tuyển 1 ) : gồm 65 bài tuyển chọn trong số 102 bài hát đã phát hành .
1952: Cung Thánh XI : gồm 14 bài Mùa Vọng và Giáng Sinh .

“Tới năm 1960, ‘hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo Quyền và để thích ứng với thời thế, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã chọn lọc và san định lại tất cả các bài hát do nhạc đoàn đã in ra từ năm 1945 trong 14 tập Cung Thánh về đủ mọi đề mục và cho xuất bản thành tập Cung Thánh Tổng Hợp.’ (Lời nói đầu đề ngày 25-3-1963 ).”
(trang 152)

Dựa vào tài liệu mà ông NKX kể lại [3], chúng ta có thể phân tích như sau:

1) Về lời nói của ông Sơn Đông:

quote:
Originally posted by sondong

Chào Ngọc Mịnh
Theo Ông của tui (sinh ra và chết ỏ Nam Dịnh) Ông là bạn của Hồ Khanh, Chính Trung, và theo sách Cantemus Domino và sách CUng Thánh 1 và 2 của Le Bảo Tịnh thì Thánh Ca VN dầu tiên hát bằng tiếng Việt
vào năm 1901-1902. Có nhiều bài dịch ra từ nhạc Pháp và nhạc Latinh .

Trứoc Cha Palo Dạt 1907, thì có thầy An Phong Châu dã sáng tác Thánh Ca VN vào năm 1901-1902. Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa (1902) hay hát bên Nam Dịnh (nay dã thất lạc).

Sơn Dông


a) Câu nói “Theo Ông của tui (sinh ra và chết ỏ Nam Dịnh) Ông là bạn của Hồ Khanh, Chính Trung “ là hoàn toàn nhận xét cá nhân, không thể kiểm chứng bằng tài liệu lịch sử .

b) Câu nói : “theo sách Cantemus Domino và sách CUng Thánh 1 và 2 của Le Bảo Tịnh thì Thánh Ca VN dầu tiên hát bằng tiếng Việt vào năm 1901-1902. Có nhiều bài dịch ra từ nhạc Pháp và nhạc Latinh .

Trứoc Cha Palo Dạt 1907, thì có thầy An Phong Châu dã sáng tác Thánh Ca VN vào năm 1901-1902. Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa (1902) hay hát bên Nam Dịnh (nay dã thất lạc).”


* Sách có tên là Cantemus Domino (Chúng ta hãy ca ngợi Chúa) là một tên sách rất phổ thông bằng tiếng La Tinh . Vào thời này, vì phương tiện in ấn ở Việt Nam rất đơn sơ và thiếu kỹ thuật (như lời kể của bác Đặng Ngọc Ẩn ở trên), thì vào những năm 1902 chúng ta chưa có thể in thành sách mà phổ biến nhiều được . Những sách bằng tiếng La Tinh này thường được các nhà truyền giáo mang sang từ Pháp quốc hoặc Hồng Kông, do đó cơ hội có một bài hát bằng tiếng Việt trong sách đó quả thật là rất hiếm, nếu không muốn nói là không thể xảy ra .

* Những sách có tên là Cung Thánh I & II thì có thật, do nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh ấn hành, nhưng lại là năm 1945, chứ không phải là năm 1901-1902 . Hơn thế nữa, những sách này chỉ in những bài hát do đoàn viên sáng tác. Nhạc sĩ Hùng Lân sinh năm 1922. Nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên sinh năm 1923 .

2) Về dữ kiện lịch sử mà nhạc sĩ Ngọc Kôn trích lời nói của ông Sơn Đông .


Nhạc sĩ Ngọc Kôn đã viết:

“Ý kiến thứ hai cho đó là bài Thánh Thể sáng tác năm 1901 và bài Dâng Mẹ hoa sáng tác vào năm 1902 của tu sĩ Anphong Châu. Đây là ý kiến cũng vừa được ông Sơn Đông đưa ra bằng chứng hai quyển Cantemus DominoCung thánh Tổng hợp 1&2 của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh có nêu rõ. Cả hai bài này được hát thông dụng ở Nam Định, nay đã thất lạc.”


Nhưng chúng ta đã đọc rõ, ông Sơn Đông đã nói tên sách là Cung Thánh I & II . Khi nhạc sĩ Ngọc Kôn trích lại , thì ông lại viết lại là Cung Thánh Tổng Hợp 1 & 2 và còn nhấn mạnh là “có nêu rõ”. Sự thực, những sách CTTH 1 & 2 này chỉ mới xuất bản từ năm 1963 và về sau này .

Về tên sách thì cả hai đều đúng với những tên sách có thật trong lịch sử .

Nhưng về thời gian và nội dung của sách thì không có quyển sách nào cho chúng ta biết tí gì về tu sĩ Anphong Châu (là người không có trong nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh) và những bài thánh ca mà ông Sơn Đông gọi là đầu tiên “Bài Thánh Thể và bài Dâng Mẹ Hoa” của những năm 1901 và 1902 cả . Hơn thế nữa sách CTTH 1 & 2 mới xuất bản năm 1963 và còn tái bản nhiều lần sau này, nhiều người vẫn còn giữ, thì làm gì có chuyện "đã thất lạc" . Nghe ra có vẻ hiếm hoi và huyền bí quá !

Ông Sơn Đông đã "cương sảng", bịa đặt tí cho vui. Nhưng nhạc sĩ Ngọc Kôn cũng đã không kiểm chứng, vội cho ngay: đó là sự kiện lịch sử . “Lấy lịch sử để làm nên lịch sử “ là thế !!!

Ngày nay, với thời đại "nhanh như điện xẹt" của internet, người ta có thể viết lên những dữ kiện vừa có thật, vừa có vẻ "giả tưởng", không bằng chứng, để thêu dệt cho vui, hay để cổ võ cho một chủ trương hay phong trào nào đó . (Viết tới đây tôi tự hỏi không biết Thời Kỳ Thánh Ca Thế Hệ Mới giờ tới đâu rồi, hay lại đang trở về Thời Kỳ Thánh Ca tuổi tạm dừng phát triển ????).

Dù sao khi đọc bài viết nguyên thủy của nhạc sĩ Ngọc Kôn, chúng ta có thể hiếu được sự cố gắng "khiêm nhường" muốn ghi lại lịch sử của một thời đã qua, để chúng ta, là những người đang đọc, cần tìm hiểu và bổ túc . Chúng ta có thể đọc và hiểu được những khó khăn của người viết, ví dụ như:

“TÂM BÚT
Những dòng nói về LỊCH SỬ THÁNH NHẠC VN dưới đây có lẽ “múa rìu qua mắt thợ”, xin quý độc giả niệm tình lượng thứ. Dẫu biết kiến thức mình còn sơ sài; nhưng vì không ai làm nên chúng tôi tự xướng để có dịp cho các bậc cao minh mắng-dạy, chỉnh sai và bổ khuyết.

THÁNH NHẠC NGÀY NAY”


Nhưng khi đọc lại bài "luộc lại" trên internet, những lời nói "TÂM BÚT" của tác giả đã bị bỏ đi . Hơn thế có nột tiểu tiết đã được tô son đánh phấn làm nổi bật hơn . Đó là một chú thích ở phần cuối mà bạn đọc không thể làm ngơ . Đó là:

“Thêm một lưu ý khác, khi nước ta bắt đầu cuộc cách mạng toàn dân đấu tranh giành độc lập, từ những năm giữa thập niên 40, thánh nhạc phần nào cũng thoảng hơi thở của dòng nhạc cách mạng mà các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng), Đỗ Nhuận, Trần Hoàn, Hoàng Việt, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tuyên ngoài đời đã dấy lên...”


Tại sao lại tách rời và cho riêng ra phần cuối ? Với một mục đích gì ? Xin dành sự phán quyết cho độc giả .

Riêng tôi, tôi lại nghĩ tới cuốn sách của ông Minh Tâm đã bị người của nhà nước mua đứt và ... "dấu ẹm đi ."

Tham Khảo


[1]Lịch sử thánh nhạc Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%C3%A1nh_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam


[2] "Lịch Sử Thánh Nhạc Việt Nam", nhạc sĩ Ngọc Kôn TNNN số 19 trang 10 .

[3] “Tiến trình thánh nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh” nhạc sĩ và tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên , nhà xuất bản Zeilik, Texas, Hoa Kỳ.


Trần Trùng Trục

[email protected]
petalthethong Posted - 10/20/09 : 01:27
Được sự chấp thuận của anh Đặng ngọc Ẩn,TT xin phép post ở đây những cảm nghĩ của anh về NỮA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI
MỐC THỜI GIAN
Xin kể một ít về “Mốc thời gian của bài Thánh ca NỮA ĐÊM của Cha Cố Phaolô Đạt”.

Trước tiên tôi xin Quý Độc Giả thông qua phần hành văn của tôi không am tường văn phong báo chí, truyện, hay ngoại giao, nhưng chỉ là chuyện kể của người kể chuyện liên quan với bài Thánh Ca Nữa Đêm tác giả Phaolo Đạt mà không hề tham vọng chứng minh lich sử, điều đã có nhiều thông tin trái ngược nhau rồi.
Tôi được nhận Bí Tích Rữa Tội năm 1937 tại Nhà thờ Mai Phốp, (thời đó tất cả Nhà Thờ ở Miền Nam có duy nhất danh gọi là Họ Đạo, chỉ phân biệt Họ Chánh và Họ Lẻ, Nhà thờ nằm trên trục lộ giữ tình Vĩnh Long và Tỉnh Trà Vinh) , thuộc Địa Phận Vĩnh Long do Đức Cha Ngô Đình Thục Giám Mục.

Linh mục Felix Lê Vĩnh Trình, làm Cha Sở Mai Phốp, một Linh Mục nhiều tài năng và nhiệt huyết, luôn tìm kiếm và nâng cao giáo trí mọi mặt. Đơn cử từ năm 1940 : Về phụng vụ Họ Đạo có hơn 50 Thiếu nhi phục vụ dâng hoa, có hơn 20 Nam Nữ từ 14 đến 30 tuổi trong Ban Hát, đã đến phục vụ lễ lớn cho nhiều Nhà Thờ khác, có 2 đàn Harmonium; một tính năng 1 jeux 50, một 2 jeux 50, có một Ban Kèn Tây, đã phục vụ cho các Nhà thờ khác khi đại lễ. Giáo dục có 5 Dì Phước Mến Thánh Giá Cái Mơn giúp, giảng dạy hết Cấp I. Học trò đến trường dù có đạo hay không cũng được nhận vào học văn hóa mà không phải đóng một xu cắt nào, không phải mua tập, vở, sách, mực, các thứ này Họ Đạo phát cho không.

Ba tôi, một tu xuất có học vị được Cha Sở kết hợp tốt công tác dân Chúa. Má tôi là thành viên trong Ban Hát, nhờ đó tôi được tha hồ la cà trong những hoat động của Nhà thờ, không bị ai xua đuổi dù mới 3, 4 tuổi. Tôi vẫn còn nhớ lần được đi theo Cha Sở cùng Ba tôi đến Nhà Dây Thép tức Bưu Điện tỉnh bây giờ trong dịp nhận nhạc khí, nhạc cụ đặt mua từ bên Pháp trước đó.

Tôi không thể nào quên những công đoạn lao động của những người lớn trong việc in ấn. Trước tiên dùng thứ mực tuyền khô đặc, chỉ nhỏ vài giọt nước nhằm cho mực đậm đặc, chọn người viết chữ đẹp chép Kinh đọc hoặc Kinh Hát với một thái độ chăm chú thận trọng từng nét chữ, (thời đó Thánh ca gọi là Kinh Hát) Ông Thợ Mộc đóng một cái khuôn gổ vuông, có 4 gờ xung quanh, các Dì, Cô kẻ thì cắt giấy theo kích thước, người chọn lựa loại bỏ tạp chất trong “rau câu” đem ngâm nước nấu lên đổ vào cái khuông gổ, trịnh trọng đặt nơi bằng phẳng chờ rau câu nguội cứng. Sau đó lấy tờ giấy đã viết bằng mực đậm vuốt nhẹ thật ngay ngắn vào trên mặt khuông rau câu để thật lâu cho mực thấm vào, đến lúc nào đó thì gở tờ giấy đó bỏ ra và dùng giấy trắng đặt vào vuốt nhẹ lấy ra, thì có một bản in, và chỉ in được tối đa 20 bản thì không còn mực nữa.

Thưa Quý Đọc Giả, trên đây tôi kể dài dòng không đâu vào đâu, nhưng là để nhấn mạnh cái mà tôi đã thấy, đó là : “Kinh hát NỮA ĐÊM của Cha Phaolo Đạt đã được Cha Felix Lê Vĩnh Trình in ấn vào những năm từ 1940 đến 1944, Ba tôi đàn Accordeon, Má tôi hát và tôi đã thuộc làu Kinh Hát này cùng thời gian đó”. Một ấn tượng sâu xa mà tôi không thể nào quên là : Để đạt đỉnh cao hát Kinh NỮA ĐÊM này, chính Cha Trình phải nhờ Cha Bùi Văn Hồng Nhà Thờ Bãi Xan cử hành Thánh Lể nữa đêm Noel tại Mai Phốp (Cha Hồng là em ruột Cha Nho Nhà Thờ Ngã Sáu Chợ Lớn) còn Cha Trình thì chỉ huy Ban Nhạc và Ban Hát.
Cùng theo đó, tôi không hề thấy kinh hát này ghi “Nữa Đêm Mừng Chúa Ra Đời”. mà duy nhất chỉ có hai chữ “Nữa Đêm”.
Ngoài ra, trước đó tôi cũng đã nghe Ba Má tôi hát những bài hát lấy nhạc của những bài Bình bán, Nam xuân vân vân dệt Lời Kinh của Cha già Vượng. Có nghĩa là nếu đánh giá những bài hát của Cha già Vượng là Thánh Ca thì cần xem xét Cha là Tác Giả tiên khởi nền Thánh Ca Việt Nam là đều thuyết phục.

Tôi có suy nghĩ, với một đất nước nhiều tạp tục địa phương khác nhau, và việc trao đổi thông tin lạc hậu từ thập niên 1945 trở về trước là tác nhân gây khó khăn cho việc định hình thời gian cho sự kiện, mà theo đó sự chính xác niên lich của tác phẫm sẽ không khoa học. Điển hình sáng tác thánh ca của các nhạc sĩ Miền Nam cho đến năm 1960 cũng chưa in ấn phổ biến mà chép tay truyền nhau từ giáo xứ này sang giáo xứ khác. Họ không tố chất ganh đua gần như mặc kệ, rồi bổng dưng vấn đề cái nào trước cái nào sau thì chỉ còn lại nhạc sĩ người Miền Bắc, lấy cụ thể chứng minh là rất thuyết phục cho con cháu sau này.

Từ đó cho đến bây giờ, khi chọn thánh ca “Nữa Đêm” phục vụ Thánh lễ, tôi hướng dẫn được từng bè cho Ca đoàn mà không cần đến quyển sách.

ĐẶNG NGỌC ẨN
Trantrungtruc Posted - 10/17/09 : 09:18
Xin thành thật cám ơn anh Thế Thông đã giúp chúng ta có thêm một ít tài liệu để có thể tìm hiểu về bài Thánh Ca đầu tiên của Việt Nam .

Trong một dịp tiếp xúc với một nhạc sĩ Thánh Ca Việt Nam, tôi đã được biết vấn đề xác định "bài Thánh Ca Việt Nam đầu tiên" không phải chỉ có chuyện đơn giản là tìm bài nào có trước, bài nào có sau theo thời gian lịch sử đâu, mà nó còn liên quan đến “vấn đề chính trị” là sự ảnh hưởng của Thánh Nhạc của đạo Công Giáo sang tân nhạc Việt Nam ở ngoài đời. Nhiều sử gia ngoài đời không muốn chấp nhận chuyện đó .

Có một câu chuyện thật, ai trong cuộc cũng biết là ông Minh Tâm, một người đã bỏ cả đời mình viết lịch sử Thánh Nhạc Việt Nam . Và ông đã thực sự hoàn tất một cuốn sách về Lịch Sử Thánh Nhạc Việt Nam . Nghe nói, trước khi qua đời, vì không có đủ tài chánh để phát hành, ông đã bán bản quyền để in ấn và phát hành cho một người của Nhà Nước, với hy vọng là sẽ phổ biến cho các thế hệ con cháu và những người viết sử sau này có tài liệu nghiên cứu . Nhưng cho đến bây giờ, không ai có thể nói là “bản original duy nhất đó" đang nằm ở đâu hay đã bị “dấu ẹm đi” rồi . Số phận rồi chắc cũng sẽ như số phận của những tài liệu liên quan đến chủ quyền … quần đảo Trường Sa & Hoàng Sa của VN. Có nghĩa là con cháu sẽ không bao giờ được biết đến .

Rất may, tôi cũng có dịp tìm kiếm được cuốn “Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam qua nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh” của “Nhạc Sư Tiến Sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên” do nhà xuất bản Zieleks phát hành tại Hoa Kỳ năm 1991 .

Xin post một số trang liên quan đến câu chuyện “ông của tui nói” mà "sử gia Sơn Đông" đã trình bày và nhạc sĩ Ngọc Kôn đã dùng nó để làm tài liệu nghiên cứu viết lịch sử Thánh Nhạc Việt Nam . Xin anh chị em đọc kỹ mấy trang này và tôi sẽ có dịp trở lại phân tích và trình bày những sai lầm hay đúng ra là những “bịa đặt” của ông Sơn Đông trong bài viết lần tới .

Điều đáng buồn là Bài “LỊCH SỬ THÁNH NHẠC VIỆT NAM” của nhạc sĩ Ngọc Kôn đã được trang Gia Đình Lâm Bích copy lại ở đây:
http://lambich.net/forum/viewtopic.php?t=345

và rồi nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Nghiêm, người viết nhiều bài rất hay về lịch sử Công Giáo cũng có trích lại, đề tên mình, và đăng trong trang Dũng Lạc Cao Tường ở đây :
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=55&ia=7603

Một cái điều rất oái ăm và càng đáng buồn hơn nữa là nếu ta trở lại cái nguồn WIKIPEDIA mà mọi người trích lại, thì cái link của trang Thánh Nhạc Ngày Nay trong đó không còn tìm thấy nữa . Có nghĩa là đã được đi vào lịch sử rồi. Các bạn cứ vào thử trang WIKEPIDIA: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%C3%A1nh_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam rồi click vào phần Tham Khảo thì rõ . Đó là trang Diễn đàn TNNN 19
http://www.thanhnhacngaynay.net/forum/viewtopic.php?p=335#335

Tiện đây cũng xin giới thiệu thêm một bài “nghiên cứu về Thánh Nhạc” khác của linh mục Văn Chi đăng trong trang web của ca đoàn Ngôi Ba ở Mt Pritchard, Sydney bên Úc: http://www.ngoiba.net/thumuc/timhieu/thanhcatrongphungvu.htm

Xin anh chị em đọc kỹ phần 3. Lịch Sử nền Thánh Nhạc Công Giáo Việt Nam, trong đó cha Văn Chi lại nói :

“Vào năm 1945, nhạc phẩm "Hang Belem" của Nhạc sĩ Hải Linh, nhạc phẩm Thánh Ca nổi tiếng đầu tiên được sáng tác bằng Việt Ngữ, được phát hành, và trình diễn tại miền Bắc Việt Nam “ .

Hum !!! bài "Hang Belem" là tác phẩm đầu tiên của nhạc sĩ Hải Linh hay là “nhạc phẩm Thánh Ca nổi tiếng đầu tiên được sáng tác bằng Việt Ngữ, được phát hành, và trình diễn tại miền Bắc Việt Nam ” ?

Chúng ta sẽ bàn tiếp vào lần tới .

















Trần Trùng Trục

[email protected]
petalthethong Posted - 10/17/09 : 05:32
Cám ơn Hoanggiaphi
TT
hoanggiaphi Posted - 10/09/09 : 09:47
Xin phép được resize và post lại mấy tấm hình.
HH









petalthethong Posted - 10/09/09 : 05:51
Các bạn thân mến,
Đêm 04-10 vừa qua,tôi được mời dự đêm giới thiệu Bộ sách : Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO VIỆT NAM của nhà thơ LÊ ĐÌNH BẢNG. Bộ sách gồm 6 cuốn dày trên 4000 trang đã được anh ấp ủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường .Thật là một công trình to lớn mà anh LDB đã tâm huyết cả một đời người ...Trong đó có tập viết riêng về Thánh nhạc . Xin gởi tới ACE mấy trang Scan từ cuốn sách đó để làm tài liệu tham khảo thêm .
Thân mến
thếthông

Download Attachment: 1.jpg.jpg
458.21 KB


Download Attachment: 2.jpg.jpg
467.99 KB

Download Attachment: 3.jpg.jpg
444.98 KB

Download Attachment: 4.jpg.jpg
560.47 KB

Download Attachment: 5.jpg.jpg
411.38 KB
Trantrungtruc Posted - 10/08/09 : 21:10
Xin bác Ngọc Minh đọc lại những đề tài này:

1) Trong đề tài "Thánh Ca đầu tiên ?" trên diễn đàn này : http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3440 ,

ngày 24 tháng 6 năm 2008, tôi đã có dịp phân tích và "giải độc" những "dữ kiện lịch sử" mà tác giả Ngọc Kôn đã dùng ở trên . Xin bác đọc kỹ và theo dõi những chi tiết dẫn chứng và nhận xét. Dĩ nhiên đó cũng chỉ là ý kiến của riêng tôi về lịch sử Thánh Nhạc Việt Nam mà nhạc sĩ Ngọc Kôn viết . Chủ quan hay khách quan ? Xin dành sự phán quyết cho các nhà viết sử khác cũng như của độc giả . Nhưng nếu chỉ lấy một lời nói mà không có bằng chứng và kiểm chứng lại được bằng sự kiện thì cũng như lấy chuyện thầy bói mù đi xem voi mà làm bằng chứng lịch sử để rồi dùng đó mà viết lại lịch sử mà thôi .

2) Xin bác cũng đọc thêm trong đề tài này để biết về lý do tại sao bạn Sơn Đông bị treo án .

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3701

Còn chuyện mà bạn TriDinh post về một ông Sơn Đông nào đó đi buôn chim bị bắt, bác cũng đừng vội thông báo cho nhạc sĩ Ngọc Kôn biết là ông Sơn Đông "người đưa bằng chứng về bài Thánh ca đầu tiên" đã bị quan thuế Hoa Kỳ bắt về tội buôn lậu rồi nhá !

Ấy là nhà cháu chỉ nói phòng hờ thế thôi, lỡ mà tin này lại trở thành chuyện thật lấy lịch sử viết thêm lịch sử khác thì nguy.

Trần Trùng Trục

[email protected]

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05