Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C2. Bài Hát Chia Sẻ
 Về bài Mẹ Triển Dương

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
VL315 Posted - 09/15/05 : 09:07
Tôi đang tập bài "Mẹ triển dương" cho ca đoàn tôi, bài của linh mục Vinh Hạnh, hòa âm của Cát Minh ở hợp âm Eb, ở khuông thứ 10, ở chữ "Si, của chữ Sion" tôi thấy hơi bị lợ Lợ, hình như là nốt si giảm của bè Alto phải là si bình mới phải, vì lúc này là hợp âm F7 là hợp âm chuyển tiếp sang Bb7 của khuông thứ 11. Có ai biết bài này, xin cho biết ý kiến . chân thành cám ơn .

VL315

40   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
VL315 Posted - 09/24/05 : 09:46
Thank you anh Phước, em đã được học hỏi nhiều

TranDaiPhuoc Posted - 09/24/05 : 05:55
Biết mọi người đang bận rộn lo lắng cho trận bão ở miền Nam Texas, nhưng để hoàn tất một câu chuyện, xin trả lời tiếp thư Kevin ở cuối trang 1.

Khoa hoà âm thường khuyên chúng ta không nên để các bè bắt chước nhau khi có dấu cảm âm đi lên chủ âm . Đó là nói chuyện soạn hoà âm cho giọng hát 4 bè, nhưng nhiều khi tôi cũng áp dụng điều này cho cả giữa đàn đệm và giọng hát. Vì thế lúc đầu khi nhìn hai hợp âm F7(b5) Bb, tôi đề nghị tránh cho tiếng bass của đàn đi giống như giọng bass của ca đoàn ở dấu A.

Tuy nhiên, cách đó đòi hỏi người soạn đàn phải hiểu cách lo liệu cho những dấu khác trước và sau dấu A, có khi cũng phải đảo luôn những hợp âm khác để bè bass của đàn thành hợp lý. Do đó tôi mới hỏi Kevin thử đưa ra cách đệm bass của toàn bài ra xem cái style của Kevin ra sao . Nhưng xét ra như vậy khá phức tạp, nên xin đề nghị giản dị hơn như sau.

Nếu Kevin thích dùng lại Ab A Bb cho bass của đàn, cũng được, bởi vì phần hát 4 bè và phần đàn đệm là 2 nhóm khác nhau, có thể tăng cường cho nhau được, nhưng Kevin nhớ đừng kép dấu A trong nội bộ của phần đàn đệm là được.

n/a Posted - 09/22/05 : 11:32
Cám ơn DVH đã trả lời.
Vậy thì để đi bước trước, Sinh này sẽ giới thiệu Forum với cha Mi Trầm là trưởng ban Thánh Nhạc Giáo Phận Nha Trang. Trước đây, Sinh này học cùng trường (Đại chủng viện Xuân Bích Huế) và cùng trong ban nhạc với ngài. Cha Mi Trầm đã từng du học Roma về Thánh Nhạc nên mình cũng cần Ngài góp ý lắm.

Duy Sinh
dovyha Posted - 09/22/05 : 10:46
Anh Duy Sinh kính mến,

(Xin lỗi đã trả lời muộn...)
- Câu hỏi về Midi file đã có người trả lời giùm rồi đấy nhé.
- Việc mời mọc các Nhạc Sư tham gia Diễn đàn Thánh nhạc này là một ý hay. ACE nào có thể giới thiệu được thì xin vui lòng. Diễn đàn đã là của chung hết mọi người, đâu cần phải có sự đồng ý của HVH hay ĐVH chứ!

đvh

nam Posted - 09/21/05 : 17:22
Kakakaka anh LS. Chắc đang làm Chúa Thánh Thần làm phép lạ đó hiihihihi...

Vậy là đúng hết rồi đúng không anh LS?!

nguyenlamson Posted - 09/21/05 : 17:03
Nam,

Nam có phép mầu biết hoá mất tiêu (kể cả mục số 5) không còn thấy trong bài hát nữa.

Cám ơn Nam rất nhiều.

Sơn


Nguyễn Lam Sơn
nam Posted - 09/21/05 : 16:36
OK anh LS! Em đã coi lại và đúng như anh nói em quên chuyển khóa G có số 8 ở dưới khi chuyển tu Eb sang F.

Em không hiểu ý anh nói là đề nghị Nam đổi lại key F ở item số 5. Xin anh giải thích lại cho em nha!

Mẹ Triển Dương

nguyenlamson Posted - 09/21/05 : 15:09
Chào Kevin và Nam,

Xin lỗi đã không trả lời ngay cho Kevin.

(1) Bản MTD hoà âm lời chép tay (Son gọi là bản 1) là do anh Chu viết 'stencil' để in kiểu quay 'roneo' cho ca doàn Cung Chiều vào năm 1976.

(2) Bản lời đánh máy chữ (Sơn gọi là bản 2)- với phần thêm ở cuối bài chuyển từ F về lại Eb - cũng của anh Chu. Nhưng là soạn sau này. Như vậy nên theo bản số 2, bản đánh máy chữ.

(3) Sơn cũng vừa nói chuyện với anh Chu về một số khác biệt giữa 2 bản copies như ở trường canh 3, 16, 23, 26 ...... Anh cho biết đã lâu anh không còn nhớ. Cũng có thể là chính anh đỗi hoặc người chép viết sai. Anh sẽ coi lại và cho biết sau. Đúng như Kevin nói: anh bị chấn thương ở đầu, nay đả khá rất nhiều. Anh cũng xin anh chị cầu nguyện thêm cho anh.

(4) Sơn cũng đã email những lời chia sẻ của Sơn về phần Hợp Âm Quảng 6 tăng trong bài MTD mà Sơn post trên Forum và anh Chu cũng đã đồng ý với lời chia sẻ này.

Nam thân mến,

(5) Nam rất sáng tạo trong việc đổi từ key F sang key Eb bắt đầu từ trường canh 40. Tuy nhiên để giúp ích cho những ai muốn học hỏi nhận diện key, hòa âm và cách chuyển key, Sơn đề nghị Nam đổi lại key F.

(6) Bắt đầu từ trường canh 25, (theo bản số 2) stave của bè Alto nhập chung với Sop và Tenor đứng riêng ra một stave, không còn chung với bass nữa. Nam coi lai.

(7) Bỏ số 1976 ở sau tên cha Vinh-Hạnh, vì có vẻ là cha viết bài này năm 1976.

Cám ơn Nam đã có công chép lại cho mọi ngươi cùng xử dụng.

Thân mến

Nguyễn Lam Sơn





Edited by - nguyenlamson on 09/21/2005 15:15:43
nam Posted - 09/21/05 : 11:24
Anh VL mến! Em chép bài này lại là bài do anh nguyenlamson scan lại và cũng ghi la do anh T.CH. em nghĩ cũng là anh Chu hòa âm thôi, nhưng đôi lúc có thể hòa âm được thay đổi theo thời gian tuy là bản viết tay, vì thế như anh nói cần hỏi người đã hòa âm để mình được nghe lời giải thích đích đáng và biết rõ tận nguồn gốc bài nào là mới nhất vá chính xác để mọi người chúng ta khỏi bị confuse như anh hihhi... Nhưng cá nhân em thấy bài hòa âm thứ 2 do anh LS gửi nghe có lẽ đã tai và hay hơn bài đầu tiên vì có khác ở một số trường canh.

Em cũng thấy ý kiến mời một số nhạc sĩ bên VN vô cùng sinh hoạt và thảo luận về thánh nhạc cũng như lãnh vực sáng tác mà các anh chị em mình đang thực hiện để qua đó mọi người cùng được học hỏi và nâng cao kiến thức thánh nhạc hơn. Vấn đề là ở chỗ các nhạc sĩ bên VN của chúng ta có điều kiện cũng như thời gian để cùng thảo luận hay không thôi, chứ em nghĩ đây là một ý kiến rất hay!

Mong được các anh chị khác cùng góp ý nhé!

VL315 Posted - 09/21/05 : 11:05
Hi Nam, hòa âm này hay lắm nhưng không biết của ai vậy, sao không giống bài chép tay hay bài của anh Sơn, hay bài trong website ... tôi confuse quá ... không biết nên tập bài nào cho ca đoàn bây giờ . chắc cái điệu này phải mời anh Chu lộ diện quá , em có nghe nói là anh Chu hiện giờ không được khỏe cho lắm, không biết anh đã bình phục chưa ? Kevin và 1 số người trong ca đoàn đã được phép của anh Chu làm giấy chuẩn thuận của giáo phận chuẩn thuận bộ lễ Chúa Thánh Thần của anh offically dùng trong Thánh lễ, sự việc đang diễn tiến, chắc 1 vài tuần nữa thì xong . Mong mọi người cầu nguyện nhiều cho anh em chúng tôi thực hiện được trôi chảy .


ple22 Posted - 09/21/05 : 07:43
Để download midi từ trong forum anh DuySinh right click mouse sẽ thấy save as target...
Ý kiến của anh DuySinh rất hay, chúng ta nên mời các nhạc sĩ sáng tác thánh ca vào trong forum góp tiếng để mọi người cùng học hỏi.

Thân
PTL


n/a Posted - 09/21/05 : 07:24
Đỗ Vy Hạ ơi,
Làm sao để download (Save) midi file từ trong Forum vậy? Ở đây chỉ có thể Open (Play) file thôi.
Anh em, mình thấy các nhạc sĩ tài giỏi nhiều lắm, và ít thấy họ góp tiếng với anh em mình trong Forum. Mình đề nghị anh em có quen thân với các nhạc sĩ ở quê nhà hay ở hải ngoại nên xin họ cùng bàn luận với mình thì chắc vui vẻ hơn nhiều. Ví dụ như bài Mẹ Triển Dương đang làm đề tài bàn luận, tại sao mình không kéo anh Chu vào nhỉ? Có thể mình nên khởi xướng để làm 1 chiến dịch liên lạc với các Thánh Ca Nhạc Sư vào trong Forum nói riêng và trong catruong.com nói chung. Nhưng chắc phải xin phép chủ nhà Hoàng Hùng và Đỗ Vy Hạ trước đã. Thân mến.

Duy Sinh
nam Posted - 09/21/05 : 06:06
Em quên trả lời item 3 cua VL315 là tại sao trường canh 42 em lại dùng hợp âm C6. Bởi vì trường canh trước đó (41) dùng hợp âm G7 mà cấu tạo của trường canh 42 đúng như VL nói là chỉ có 3 nốt A-C-E thì chỉ là hợp âm Am nhưng luồng nhạc đang có khuynh hướng từ G7 thì tai người nghe sẽ mong đợi hợp âm kế tiếp là C mà trong đó lại thiếu bậc 5 là nốt G vì vậy mới có hợp âm C6 và hợp âm kế tiếp cũng qua F, vì thế nếu VL để ý sẽ thấy rõ ràng dòng nhạc đang có khuynh hướng dùng hợp âm chu kỳ quãng 4, tức G7-C-F. Nhưng coi lại bài mới gửi của anh LS thì em lại thấy hòa âm chỗ này lại khác hẳn và thấy hay hơn nhiều.

nam Posted - 09/21/05 : 05:59
Các anh chị mến! Em đã sửa chữa lại bài Mẹ Triển Dương theo như tài liệu mới và em nghĩ có lẽ chính xác hơn bài trước kia anh LS gửi, vì hai bài này có một số khác biệt về hòa âm đôi chút, và có lẽ điều này làm VL315 thắc mắc. Lúc đầu góp ý của anh về hợp âm C7sus4 thì em coi lại tài liệu ban đầu anh LS gửi thì chỉ là C7, nhưng bài sau này anh LS gửi thì em lại thấy đúng như góp ý của anh trong item 2. Nói tóm lại thì em đã dựa theo sát tài liệu mà anh LS mới scan gửi cho em và em cũng thấy hòa âm này hay hơn và có nghệ thuật hơn.

Em cũng sửa brace thành bracket như góp ý của anh LS rồi. Cám ơn anh LS cho em thêm cơ hội để học hỏi nhé! Và cũng xin các ơn tất cả các anh chị đã khơi ra câu hỏi và đã cùng nhau trao đổi.

Em gửi kèm dạng PDF và MIDI để các anh chị cùng được thưởng thức luôn hòa âm 4 bè luôn nhé!

Mẹ Triển Dương - PDF

Mẹ Triển Dương - MIDI

VL315 Posted - 09/20/05 : 14:51
Anh Sơn, em bị confuse rồi nè

Đối chiếu với bài original (viết tay) , chữ cô (Jê ri cô) bè Alto hát nốt Mi bình, nhưng bài mà anh scan thì lại viết nốt Fa . Phần cuối bài, câu "ôi Maria" thì có sự khác biệt rõ ràng (đổi bè, đổi nốt) , vậy mới hòa âm lại hả hay là được modify lại vậy .

Kevin

nguyenlamson Posted - 09/20/05 : 14:21
Chào Nam và các anh chị,

Như đã hứa, Sơn đã kiếm ra bản hoà âm với phần cuối chuyển từ F trở lại Eb. Xin scan và gủi cho các anh chi.

Nhờ Nam coi lại và thêm vào bài đã chép. Cám on Nam đã chép lại bài MTD. Mong được ngứa tay như Nam mà không đươc. Xin đề nghị Nam làm 2 việc: (1)Thêm số 8 vào khoá sol của bè Tenor và (2) sửa 'brace' nối của 3 staves thanh 'bracket' (Xin xem đinh kèm với lý do tai sao)

Khi chép xong phiền Nam gửi cho Sơn file Sibelius.

Anh Sinh, cám on anh đã có lời khen anh em đóng góp ý kiến. Chắc anh cũng đồng ý với tác giả bài hát sau đây:.....

Mỗi người là một cành hoa,
Cùng đem về đầy góp gió
Làm thành vườn hoa
Muôn màu muôn sắc tươi xinh....

Chân thành,


MTD1.pdf
MTD2.pdf
BracevsBracket.pdf

Nguyễn Lam Sơn

Edited by - nguyenlamson on 09/20/2005 14:27:55
VL315 Posted - 09/20/05 : 14:06
Anh Nam, cho em take back item # 2 & 5, vì em chưa được thấy bài original, em lại dựa vào bài trong website . Coi lại bài original, mới thấy hóa ra là mình sai . Sorry .

Kevin

VL315 Posted - 09/20/05 : 13:36
Hi anh Nam, bài của anh viết cũng tương tự bài của Kevin vậy, nhưng có 1 vài điểm hơi khác .

1. Khuông 21 (ở chữ Jê) phải là gam Fm, vì lúc này đang là nốt la giảm
2. khuông 23 (ở chữ Cô) bè alto hát nốt Fa (not Mi bình) cho nên hợp âm ở khuông này sẽ là C7sus4, roi sang khuông 24 mới qua C7
3. Khuông 42 (ở chữ Hương) em dùng hợp âm Am vì chỉ có 3 nốt trong khuông E A C , không thấy có nốt sol, không biết tại sao dùng C6 ?
4. Khuông 43 (ở chữ quí) Em(b5) = Edim
5. Khuông 44 (ở chữ Như) bè bass hát nốt Rề (not Đồ) nên hợp âm sẽ là C7(9).

Hợp âm C7(9) hình như hơi ngượng , có ai cho em recommend làm sao viết hợp âm này (Bb C D E) . Cám ơn

Kevin

n/a Posted - 09/20/05 : 11:11
Xin có lời khen ngợi các "Cao Thủ Võ Lâm" trong làng nhạc qua các bàn luận trên đây. Điều này cho thấy anh em đã bỏ nhiều thì giờ học hỏi để phục vụ cho Thánh nhạc và những bàn luận thật hữu ích cho nhiều người "Làm biếng học" như anh Sinh đây. Cám ơn.

Duy Sinh
nam Posted - 09/20/05 : 09:40
Cám ơn anh Phước em quên mất nốt Ab nên so sót ra Bm7(b5) hhiihhi...

Anh Phước nói đúng. Anh em mình qua forum trao đổi về nhạc lý để nâng cao kiến thức và giúp nhau đào sâu hơn đó là điều rất tốt.

Em không biết tiếng Mỹ gọi hợp âm của anh Phước gọi là gì khi chủ âm bị mất đi, nhưng bên em học nó gọi một cái tên mà em tạm dịch ra là "imperfect chord" ví dụ như anh Phước đã nêu: G-B-D-F-Ab = G7(b9) hoặc C#-E-G = imperfect A7. Nếu viết theo ký tự La Tinh thì người ta viết D (chém dọc xuống mà em không làm được ở đây hiiihhi...) D-V7.

Mẹ Triển Dương - Lm Vinh Hạnh

TranDaiPhuoc Posted - 09/19/05 : 22:17
Cảm ơn anh Sơn đã chia sẻ các kiến thức của anh . Nói chuyện âm nhạc với nhau như vầy rất lý thú và ích lợi.

Trên hợp âm B F D Ab, Nam ghi là B7(b5), thật ra phải là Bdim7. Muốn tạo hợp âm này, người ta đem hợp âm B7 và giảm 3 dấu trên xuống nửa cung.

B7: B D# F# A
Bdim7: B D F Ab

Ta cũng có thể quan niệm đây là hợp âm G7(b9), gồm có G B D F Ab, nhưng ở đây nốt G thiếu đi .

Khi hợp âm được thêm nốt, biến đổi, phức tạp hoá đi, chuyện đồng âm (enharmonic) tất nhiên sẽ xẩy ra, nghĩa là một hợp âm có thể mang nhiều tên khác nhau, nhưng tôi chủ trương gọi tên nào thông dụng và hợp lý về móc nối trong câu nhạc để người khác có thể hiểu một cách dễ dàng.

nam Posted - 09/19/05 : 20:54
Hi anh LS! Em đã ngứa tay chép lại bản Mẹ Triển Dương và gửi lên đây để anh và các anh chị xem được rõ ràng, đồng thời giúp em check xem có chỗ nào thiếu xót vì tài liệu quá cổ điển nên có thể mờ sẽ khó tránh khỏi thiếu sót mong các anh chị giúp em với nha. Còn phần ký âm nếu các anh chị em nào có chỗ nào không hài lòng hoặc thấy sai xin cho em biết ý kiến thêm heng!

Mẹ Triển Dương - Linh mục Vinh Hạnh

nguyenlamson Posted - 09/19/05 : 16:42
Cám ơn Nam (Huỳnh)

Đã sửa lại rồi....

Sơn

Nguyễn Lam Sơn
nam Posted - 09/19/05 : 14:22
Anh LS ơi! File Aug+6 em không download được đó anh. Làm phiền anh check dùm em heng!

nguyenlamson Posted - 09/19/05 : 12:02
Anh Phước và các anh chị quan tâm,

Cuối tuần vừa qua, Sơn phải bân bịu với đám cưới của người em ruột bên vợ, nên hôm nay mới trả lời cho anh.

Mặc dù biết anh và những anh chị đàn anh, chị đã biết rõ về hợp âm (Cb Eb F A) trong trường canh 10 của bài Mẹ Triển Dương (MTD) nhưng để đáp lại câu hỏi của anh Phước đến những anh chị nào muốn theo dõi cuộc đối thoại của anh em mình và muốn biết ý kiến chia sẻ trả lời của Sơn. Do đó Sơn sẽ phải hơi dài dòng.

1. Xin đính kèm bài Mẹ Triển Dương để anh chị dễ theo dõi. (Nếu anh chị nào có chép lại, xin đừng vội upload trên web. Lý do là Sơn chưa kiếm ra bản hoà âm mà anh Chu viết thêm phần chuyển từ hợp âm Fa cuối bài trở lại Eb lúc ban đầu)

2. Hợp âm quảng 6 tăng (HAQ+6), theo sự hiểu biết từ sánh vở của Sơn, thường:

a. Ký hiệu theo một số sách giáo khoa là +6 và không có root.
b. HAQ+6 có 3 biến thể chính và ký hiệu là It+6, Fr+6, và Ger+6.
c. HAQ+6 thường chuyển về dominant V, tức là hợp âm bậc 5 của thang âm.
d. Trong bài MTD, với phần đầu là thang âm Eb trưởng, như vậy bậc 5 hay dominant V của Eb là Bb trưởng.
e. Nốt nền (root) của hợp âm bậc 5 là Bb (si giáng)
f. HAQ+6 chuyển về hợp âm bậc 5 với nửa cung bên trên và bên dưới của nốt nền thuộc hợp âm bậc 5.
g. Trong bài MTD, nốt nửa cung bên trên của nốt nền bậc 5 là nốt Cb và nốt nửa cung bên dưới của nốt nền bậc 5 là nốt A.
h. Trong HAQ+6 thường thường thì nốt nửa cung bên trên của nốt nền bậc 5 (Cb) xuất hiện ở bè bass và nốt nửa cung bên dưới của nốt nền bậc 5 (A) xuất hiện ở bè soprano.
i. Dĩ nhiên cái gì cũng có luật trừ. Trong bài MTD, anh Chu không theo thứ tự này.

3. Như vậy khi thấy ký hiệu +6 xuất hiện trước ký hiêu V, Sơn có thể áp dụng trường hợp 2f ở trên để biết 2 nốt chính của HAQ+6 là note nào.

4. Với những yếu tố trên, hợp âm (Cb Eb F A) trong trường canh 10, theo sự hiểu biết của Sơn, Sơn không thể gọi là hợp âm Cb được mà xin đề nghị gọi là Hợp âm quảng 6 tăng. Khi hoà âm cho 4 bè SATB theo lối giáo khoa cổ điển, Sơn có thể dùng hợp âm (F A Cb Eb) nhu là iidim7 biến thể.

5. Nếu phải viết chord cho piano theo lối ký âm giáo khoa cổ điển cho measure 9, 10, 11 bài MTD, Sơn xin đề nghị: IV - +6 – V

6. Nếu phải viết chord cho piano theo lối hoà âm cận đại cho measure 9, 10, 11 bài MTD, Sơn xin đề nghị: Ab - F7(b5)/A - Bb.


Khi nào có lời phân tích từ anh Chu, Son sẽ post trên Forum để chia sẻ vơi anh chị.


Aug6.pdf

MeTrienDuong.pdf

Nguyễn Lam Sơn

Edited by - nguyenlamson on 09/19/2005 16:44:08
TranDaiPhuoc Posted - 09/19/05 : 05:13
Kevin mến,

Xin lỗi vì bận rộn nên không trả lời ngaỵ Trong việc sáng tác, trình tấu nhạc, càng chi li cẩn thận càng tốt chứ sao; chính vì thế mà anh em mình mới cùng nhau thảo luận, và thảo luận chung trên forum, để nếu nói đúng thì mọi người cùng đọc, nếu nói sai thì có người góp ý để có cơ hội nói lại, phải không?

Điều tôi nêu ra trong thư trước là một nguyên tắc trong các sách giáo khoa về hoà âm, và tôi mới chỉ bàn trong phạm vi giữa hai hợp âm F7(b5) và Bb mà thôi, chứ chưa tính sang các hợp âm trước và sau nữa .

Nếu muốn cho tận tình, Kevin cần viết ra tất cả các dấu bass mà Kevin muốn đàn sẽ chơi trong bài hát Mẹ Triển Dương thì mình mới có thể xét xem đến chỗ đó nên chơi bass ra sao .

VL315 Posted - 09/17/05 : 16:13
Anh Phước, ở khuông thứ 9, lúc này là đang đánh gam Ab, nốt bass sẽ đánh nốt la giảm, sang khuông thứ 10, nốt bass lên la thường của gam F7(5b), rồi khuông thứ 11, lên thêm 1/2 step nữa thành si giảm của gam Bb7. Theo sequence này thì em thấy hay hơn là Ab - F - Bb, anh thấy sao ?

Anh Phước có cảm thấy em hơi cầu kỳ về 1 ly nho nhỏ hay khổng, vì muốn tìm hiểu 1 lần cho chính xác để áp dụng cho lần sau đó mà . Mong mọi người thông cảm .

TranDaiPhuoc Posted - 09/17/05 : 10:28
Trong bài này, đàn đánh tay trái là C Bb (đi xuống) hay F Bb (đi lên hoặc xuống) thì hay hơn là đánh A Bb, vì chơi A Bb giống như bè bass của giọng hát sẽ tạo nên việc kép dấu cảm âm rồi đi song song lên chủ âm (nếu mình coi như Bb đang là tonic). Kevin đang có ca đoàn tập sẵn bài này, cứ thử cả 3 cách đàn rồi lắng nghe xem sao .

Vì lý do trên, tôi nghĩ không nên để slashed bass là A vào.

Còn chuyện nữa là việc đảo thể (inversion) trong một hợp âm, hợp âm 3 nốt, 4 nốt, 5 nốt cũng đều áp dụng như nhau .



Edited by - trandaiphuoc on 09/17/2005 11:08:07
VL315 Posted - 09/17/05 : 09:04
Anh Phước,

Em rất hiểu hợp âm có thể bấm ở nhiều cách (135, 351, hay 513). Nhưng các thế đó em thấy chỉ áp dụng cho trưởng và thứ thôi, còn nếu có thêm đuôi ở sau thì ký hiệu sẽ khác . Em đang nói đến dùng ký hiệu chính xác để người đàn không bị confuse . Thí dụ Dm7 = DFAC hoặc CDFA, nhưng nếu bấm đảo 3, thì thành FACD thì ký hiệu sẽ phải là F6. Âm hưởng của 2 hợp âm này giống nhau, chỉ khác là nếu viết Dm7 thì người bass sẽ đánh nốt D hoặc C, còn nếu viết F6 thì sẽ đánh nốt F. Trở lại ký hiệu anh dùng cho hợp âm F7(5b), nếu mình ký hiệu là F7(5b) mà muốn nốt bass là nốt La thì mình phải thêm 1 cái đuôi vào thành F7(5b)/A, thì người đánh đàn mới biết đường mà đánh nốt bass là nốt La, còn nếu không thì sẽ đánh nốt Fa . Anh nghĩ sao ?



nam Posted - 09/17/05 : 08:37
Anh Phước thông cảm nhé! Vì thật ra khi nghe anh LS giải thích quãng 6 tăng mà em không có bài hát trước mắt nên không nắm rõ các anh đang nói về trường canh và cấu tạo của hợp âm mà anh Chu đang muốn dùng trong bài hát muốn chủ đích gì, nhưng em chỉ nói trên lý thuyết về quãng 6 tăng chung chung chứ em quên nói là không dựa theo bài hòa âm của anh Chu vì thế làm anh hơi nhức đầu hiihii... Chính vì vậy phần đính chính của em dựa trên cấu trúc hợp âm A-trưởng và từ đó giải thích thêm chứ không có áp dụng được với câu hỏi trong bài hát đâu nha. Cáo lỗi các anh. hihihhi



Edited by - nam on 09/17/2005 08:38:37

Edited by - nam on 09/17/2005 08:40:15
TranDaiPhuoc Posted - 09/17/05 : 07:43
Anh Sơn và Nam thân mến,

Cảm ơn 2 bạn đã đính chính / giải thích vấn đề cho rõ ràng .

Câu đính chính của Nam có lẽ vẫn cần xem lại, vì nếu xem A là nốt chủ của hợp âm, ta sẽ có A Cb Eb F. Như thế dấu bậc 5 của A là Eb. A-Eb là quãng 5 giảm, thì làm sao có thể ký âm là A (#5) được? Ngoài ra dấu bậc 3 là quãng 3 giảm (A-Cb) chứ không phải trưởng hay thứ, thì phải ký âm cách nào?

Anh Sơn giải thích như vậy thì tôi hiểu ý anh rồi . Lúc đầu tôi thấy mơ hồ, vì nghĩ rằng anh đang dùng lối "tương đối" để xác định hợp âm. Cách tương đối có nghĩa là anh dùng bậc trong âm giai để gọi hợp âm thay vì gọi đúng tên, ví dụ thay vì ở đây gọi Bb thì anh nói là "bậc V", vì Bb là bậc năm trong chủ âm Eb. Nếu cũng dùng cách tương đối đó để gọi hợp âm Cb--- thì đó là hợp âm bậc 6 thứ, mà trong bậc 6 thứ đó lại có quãng 6 tăng . Vì thế mà khó hiểu . Vấn đề nữa là nếu gọi đây là hợp âm Cb--- thì phải ký âm ra sao để điền vào chỗ trống sau ký hiệu Cb?

nguyenlamson Posted - 09/17/05 : 00:33
Anh Phước thân,

Lâu lắm không email gửi thăm anh.

Thực ra hop âm này (French +6) phải viết theo thứ tự như sau: Cb Eb F A. Nốt Cb và A tạo ra quảng 6 tăng.

Hợp âm quảng 6 tăng (HAQ+6) thường hay chuyển về hơp âm dominant V. Trong trường canh 11 bài MẹTDuong, dominant V là hợp âm Bb. Ở trường canh 17 HAQ+6 chuyển về hợp âm vi là luật trừ của HAQ+6.

HAQ+6 không có nền (root). 2 nốt ngoài cùng của HAQ+6 thường là nốt thứ 6 (bè bass)và thứ #4 (bè sop) của thang âm. Ở trường canh 10, anh Chu dùng nốt A ở BASS là luật trừ của HAQ+6. Ở trường canh 16, là luật trừ khác của HAQ+6.

Sau khi đã phân tích những tác phẩm lớn trong quá khứ, giáo sư Stefan Kostka (Univer. Texas in Austin) trong sách Tonal Harmony có đưa ra 3 loại thông thường của hợp âm quảng 6 tăng: Italian +6, French +6 và German +6. Hợp âm anh Chu dùng trong trường canh 10 Sơn nghĩ là French +6.

Đây là sự phân tách riêng của Sơn. Cuối tuần gặp anh Chu, Sơn sẽ hỏi và tìm hiểu về chủ đích riêng và phân tách của anh Chu.

Sơn sẽ scan và gửi cho anh Chương Sách nói về phần HAQ+6 trong sách giao khoa của GS Kostka.




Nguyễn Lam Sơn

Edited by - nguyenlamson on 09/17/2005 00:41:06
TranDaiPhuoc Posted - 09/16/05 : 23:57
Kevin mến,

Không phải dấu nào nằm ở bè bass thì đó là dấu chủ của hợp âm đâu . Một hợp âm có thể được đảo thành nhiều vị thế khác nhau . Ví dụ hợp âm Fa Trưởng có thể là:

F A C hoặc F C A (vị thế căn bản)
A C F hoặc A F C (vị thế đảo 1)
C F A hoặc C A F (vị thế đảo 2)

Mỗi vị thế tạo cho hợp âm có một âm hưởng khác nhau (vững vàng, chênh vênh, mềm mại, cứng cỏi,...) đồng thời giúp cho các bè có được tiến trình hàng ngang liền lạc, không bị trúc trắc vụng về (xem lại nét liền lạc của bè bass mà anh Chu đã viết thì thấy ngay: Ab A Bb).

Kevin gọi hợp âm đó là B7(b5) tuy đúng trên phương diện âm thanh, nhưng không hợp lý trên phương diện chức năng (function) của hợp âm. Trong trường hợp này, dấu A có nhiệm vụ làm cảm âm (leading tone) để dẫn lên Bb, chứ không giữ nhiệm vụ làm dấu bậc 7, vì dấu bậc 7 thường dẫn 1/2 hoặc 1 cung xuống dấu tiếp theo . Vì thế khi ký hiệu B7(b5), người đàn sẽ có cảm giác rằng hợp âm sắp tới sẽ là một hợp âm nào khác, như E chẳng hạn, và như thế tạo sự hoang mang cho người đàn.

(Các nhạc sỹ viết nhạc hiện đại thì lại thích tạo sự hoang mang mơ hồ như thế, vì tính chất của nhạc hiện đại là muốn phá bỏ chủ âm với những liên hệ chức năng của nó. Trừ phi cố tình theo đuổi nhạc hiện đại, còn thường thì chúng ta nên đề cao chức năng và sự móc nối có lý lẽ giữa các dấu nhạc và các hợp âm với nhau để cho hoà âm của mình được minh bạch sáng sủa, nhất là mình đang sinh hoạt về nhạc giáo đường.)

VL315 Posted - 09/16/05 : 19:07
Hi all, VL315 tên là Kevin

Theo giải thích của anh TDP thì có lẻ đúng nhất nhưng em nghĩ mình phải gọi là B7(5b) thì có lẻ đúng hơn là F7(5b), vì ở đây bè bass hát nốt A là nốt thấp nhất cho nên hợp âm được form thành A Cb Eb F, nếu trường hợp mà bè bass hát nốt Fà, thì có lẻ F7(5b) (F A Cb Eb) sẽ phù hợp . Các anh nghĩ sao ?



nam Posted - 09/16/05 : 18:26
Anh Phước đặt vấn đề đúng lắm!

Em xin giải thích lại kẻo hiểu lầm và nói bậy hihiihi...

F-A-Cb-Eb: F7(b5) đúng như anh TĐP đã nêu.

Còn nếu như anh LS đã nêu bè Bass là nốt A và có Cb nhưng em chưa được coi chi tiết bài hát ở trường canh sắp tới sẽ dùng hợp âm gì thì khi có bài hát cụ thể sẽ đoán được ngay tác giả có chủ đích như thế nào. Nếu như anh TĐP mà đoán ra được hợp âm đó là F7(b5) thì em nghĩ hợp âm kế tiếp sẽ là hợp âm Bb.

Ý em ở trên nêu ra ví dụ muốn nói như sau:

A(#5) = F+/F(#5)

Chứ không phải A(#6) vì căn bản hợp âm A6 gồm có: A-C#-F# mà nếu A(#6) sẽ ra: A-C#-G mất rồi, vì thế để đính chính lại cho đúng hơn.

Nếu có gì không đúng mong các anh chị chỉ giáo dùm.

TranDaiPhuoc Posted - 09/16/05 : 16:02
Xin anh Sơn và Nam giải thích thêm chi tiết tại sao hợp âm A-Eb-Cb-F lại có thể được ký hiệu thành A (#6) hay +6 ? Tôi không tìm thấy quãng 6 tăng ở đâu cả nên hơi thắc mắc chút xíu, mong được hiểu thêm.

nguyenlamson Posted - 09/16/05 : 13:14
Cám ơn anh Phước và Nam đã bổ túc thêm cho lối ký hợp âm của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng chúng ta thấy lối ký hợp âm +6, Fr+6, It+6, Ger+6 (theo lối số La-Mã I,ii,iii,IV,V,..) thì biết đây là Quảng 6 tăng. Một trong những đặc thù của +6 là chuyển về dominant V với nửa cung bên trên và bên dưới.

Son

Nguyễn Lam Sơn

Edited by - nguyenlamson on 09/16/2005 13:15:16
nam Posted - 09/16/05 : 07:54
Em đồng ý với anh TĐP! Cách ký hợp âm luôn có hai sự lựa chọn như đã nêu trên:

A(#6) = F7(b5) hoặc G6 = Em7

TranDaiPhuoc Posted - 09/16/05 : 06:30
Có lẽ dùng ký hiệu hợp âm F7(b5) cũng khá hợp lý. Hợp âm này gồm có F A Cb Eb.

nam Posted - 09/16/05 : 03:19
Anh VL315 và anh NLS mến!

Theo như em học chương trình Tây Phương bên đây thì trường hợp đó có 2 cách ghi. Vi dụ:

1. La Trưởng tăng 6 (A(+6))
2. A (#6)

Nếu có thiếu sót gì xin các anh chị khác cùng bổ túc giúp nhau nhé!


Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05