Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C2. Bài Hát Chia Sẻ
 Chia sẻ Sách Thánh Ca Thế Hệ Mới

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
hainguyen Posted - 06/06/07 : 23:18
Kính thưa quí anh chị em,
Với nhiệt tình đóng góp sáng tác của nhiều nhạc sĩ trong và ngoài nước, cộng với tinh thần hăng say phục vụ, Ban Biên Tập Đặc san Thánh Nhạc Ngày Nay đã cho xuất bản được số đầu tiên của Thánh Ca Thế Hệ Mới vào ngày tổ chức lớp Bồi Dưỡng Hải Linh I: 23/5/2007 vừa qua.
Xin được giới thiệu cùng tất cả quí nhạc sĩ, ca trưởng và ca viên khắp nơi, cuốn Thánh Ca Thế Hệ Mới, số I, kỳ 3 năm 2007.
Thay mặt cho Ban Biên Tập Đặc San Thánh Nhạc Ngày Nay, xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của các nhạc sĩ góp tác phẩm trong Đặc San, xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của mọi người với chủ trương phát triển Thánh Ca Thế Hệ Mới.
Xin ơn lành của Chúa đổ tràn đầy trên những tâm hồn nhiệt thành phục vụ.

Download Attachment: tonghop dacsan.pdf
2433.28 KB

Thân mến trong tình yêu Chúa Kitô.
Hải Nguyễn
7   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
duysinh Posted - 06/15/07 : 10:13
Thôi rồi Phương Thùy ơi, rứa là PT làm bể mánh hết trơn hết trọi rồi vì anh Sinh này cũng đang collect tiền lưu hành nội bộ đây mà - Cũng còn may vì bà xã anh Sinh không thiết tha chuyện ca hát nên không mon men vào Forum. Hú vía!

Duy Sinh
phuongthuy71 Posted - 06/15/07 : 09:57
Qúi bác kính mến,
Đúng như bác Duy Sinh đã nói, Lưu hành nội bộ là một "chiêu" mà nhiều nơi trong nước áp dụng, nhất là các sách của các tôn giáo được in ấn trong nước bởi các nhà in (các nhà in ở VN cũng có khi làm một ít đầu sách để "cải thiện", có nghĩa là muốn . . . tăng thu nhập, miễn đóng thuế và tránh kiểm duyệt).
Các bạn của ông xã em còn có thêm cụm từ tiền lưu hành nội bộ . Em tìm hiểu thì được biết là tiền . . . kiếm thêm ngoài luồng, tiền thưởng hoặc phụ trội . . . kèm theo lương tháng mà không muốn khai báo với bà xã, dùng để âm thầm chi cho các "công tác bí mật" của các ông.



Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con.
Phương Thùy
Cuongmm Posted - 06/15/07 : 09:34
Khi biết cuốn Thánh Ca Thế Hệ Mới xuất bản, mình gọi điện thoại ngay cho đứa cháu nhờ mua 3 cuốn để dùng và đồng thời là cách ủng hộ để các nhạc sĩ có thể tiếp tục công việc tốt lành của họ.
Cuongmm
chimckorao Posted - 06/14/07 : 22:42
quote:
Originally posted by duysinh

Bác Ba-Tê,
Theo mình suy đoán, "Lưu hành nội bộ" là chỉ để qua mặt vấn đề kiểm duyệt việc ấn loát của nhà nước thôi.

Duy Sinh


Kính Chào quí ACE
Em rất đồng tình với ý kiến của Anh Duy Sinh về dòng chữ " Lưu hành nội bộ". Xin chân thành cảm ơn Ns. Hải Nguyễn đã post tập sách để chia sẽ với mọi người, rất mong chờ những tập sách và đặc san tiếp theo.


Bao La Tinh Chua Yeu Con
duysinh Posted - 06/13/07 : 12:18
Bác Ba-Tê,
Theo mình suy đoán, "Lưu hành nội bộ" là chỉ để qua mặt vấn đề kiểm duyệt việc ấn loát của nhà nước thôi.

Duy Sinh
Trantrungtruc Posted - 06/12/07 : 21:16
Xin thành thật cám ơn anh Hải Nguyễn và các anh chị em trong nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay (TNNN) đã giới thiệu tập Thánh Ca Thế Hệ Mới (TCTHM) này.

Cuốn sách thật đẹp ! Trình bảy rất sáng sủa và trang nhã. Lời ca rất thánh thiện, dễ dàng cho cộng đoàn sử dụng. Hơn nữa lại có sự đóng góp của rất nhiều lm nhạc sĩ và nhạc sĩ tên tuổi .

Xin Chúa chúc lành cho thiện ý rất cao đẹp của nhóm TNNN đã cố gắng phát động một chiều hướng mới để giúp “quí ca trưởng, ca đoàn và cộng đoàn ngày nay có nhiều bài thánh ca phụng vụ tốt hơn để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa .”

Tuy nhiên , khi đọc hết Lời Giới Thiệu và điểm qua từng bài hát, tôi xin chia sẻ một vài nhận xét:

I. “Lưu Hành Nội Bộ”

Ngay trang đầu tiên có 4 chữ nổi bật làm tôi phải chú ý. Đó là “Lưu Hành Nội Bộ “

Khi các bạn nói “Lưu Hành Nội Bộ “ tức là đã xác định một giới hạn, một nơi chốn, “một dành riêng” cho một mục đích, của một số người. Nếu chỉ lưu hành trong "nội bộ" thì tại sao lại có lời kêu gọi với những người ... ngoại bộ như” rất mong sự quan tâm đóng góp, xây dựng và hưởng ứng của quí ca trưởng, ca đoàn và cộng đoàn. “

Phải chăng bốn chữ này là để thay thế cho một chữ Imprimatur? Lấy bốn mà đổi một thì phải nhận các bạn đã quá chịu thiệt thòi về nhiều mặt, để hy sinh cố gắng xuất bản cuốn sách này.

Trong bài Tường Thuật Lớp HảI Linh I , bác Mộng Đào đã rất thận trọng khi trình bày lại những lời giải thích “ rất dè dặt” của nhạc sĩ Ngọc Kôn. Tôi xin được phép tóm tắt lại, và nếu không phản ảnh đúng ý của các bạn, xin các bạn trong nhóm cải chính dùm:

a) Những lời ca trong những bài hát này là Thánh Vịnh , nhất là những Thánh Vịnh trích từ sách Graduale Simplex, quyển thánh ca chính thức của Giáo Hội sau Công Đồng Vatican II.

b) Các nhạc sĩ dùng bản văn chính thức có Imprimatur là bản dịch Thánh Vịnh của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh .

c) Tuân theo huấn thị của linh mục Anrê Đỗ Xuân Quế trong lớp Bồi Dưỡng Hùng Lân I ”những bài thánh ca phổ lời thánh vịnh không cần phải imprimatur, nếu âm nhạc không cố ý đưa hơi nhạc đời vào – bằng cách nhạc sĩ phải viết với hình thể trong đó có cộng đoàn tham gia hát đối đáp” . Trích nguyên văn câu viết của bác Mộng Đào.

d) Nhạc sĩ Hải Nguyễn đã góp ý thêm, là vì các giáo phận Việt Nam giải quyết vấn đề Imprimatur rất chậm mà những bài hát này được viết theo sát các bài trong năm phụng vụ, nên yếu tố thời gian phổ biến rất quan trọng. Không thể chờ đợi hai ba năm được.

e) Nhạc sĩ Ngọc Kôn, trong phần diễn đàn, mục Kiểm Duyệt Thánh Ca , ở http://www.thanhnhacngaynay.net/forum/viewtopic.php?t=87 , đã có viết thêm chi tiết như sau:

“3. Theo Lm. Đỗ Xuân Quế (trong bài phỏng vấn ở LỚP BỒI DƯỠNG HÙNG LÂN I NGÀY 3.10.2006 tại Hội trường Giáo xứ Tân Sa Châu), những bài có ca từ là thánh vịnh, thì không cần phải xin kiểm duyệt, nhưng với điều kiện là âm nhạc đừng có vấn đề (ví dụ: đời nhiều quá)”


Thưa các bạn, vì tôi không được dự lớp Bồi Dưỡng đó, nên tôi cũng rất áy náy về lời tuyên bố của Lm Đỗ Xuân Quế trong vấn đề Kiểm Duyệt Thánh Ca này. Nếu các bạn có thâu băng và post một đoạn MP3 lời tuyên bố đó thì hay biết mấy.

II. Lời Ca Thánh Vịnh

Vì đa số là những lời nói của các bạn là những lời cắt nghĩa ... gián tiếp, nên tôi cũng chỉ xin phê bình cũng hết sức rất dè dặt, và cũng ... gián tiếp nói đến vấn đề của cuốn sách .

Bác Mộng Đào viết “những bài thánh ca phổ lời Thánh Vịnh và nhạc sĩ Ngọc Kôn nói rõ ràng là “những bài có ca từ là Thánh Vịnh thì tôi đã hiểu ý cha Đỗ Xuân Quế muốn nói, là bài nhạc phải dùng hết chữ 100% đúng như là Thánh Vịnh theo bản dịch Thánh Vịnh của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh dịch vậy, mới không cần phải Imprimatur, chứ không phải là chỉ lấy một số câu nào hay, hoặc có ý nghĩa với tác giả sáng tác. Và càng không phải là nhạc sĩ đó chỉ viết lời nhạc theo ... ý của thánh vịnh. Vì làm như vậy là đã qua một "người trung gian" khác rồi, chứ không phải trực tiếp “Đó là Lời Chúa .” Ta bắt buộc phải qua Giáo Hội chuẩn nhận những lời “phiên dịch lại” đó.

Nếu chúng ta chỉ dựa vào lời của cha Đỗ Xuân Quế mà nói rằng hễ nhạc sáng tác từ Thánh Vịnh thì không cần Imprimatur thì có thể ta đã hành động ... hơi sớm đấy . Và l‎ý do này sẽ làm cho rất nhiều người ... ngần ngại không dám sử dụng tập Thánh Ca này của các bạn .

Yếu tố "nhạc đời" , hay nói đúng như kiểu nói bất hủ của cha Anrê Đỗ Xuân Quế là "nhạc xập xình" không phải là yếu tố duy nhất để bài hát phổ nhạc Thánh Vịnh không cần phải có Imprimatur . (Đó là chưa kể dòng nhạc lên xuống có thể làm thay đổi ‎nghĩa của lời nhạc) .

Xin đan cử một vài ‎ý kiến khác có thể đi ngược lại với những lời cắt nghĩa của các bạn:

1) Trước hết xin trích lời của linh mục Kim Long, người mới kỷ niệm 50 năm viết nhạc Thánh Ca:

Trong bài Trao đổi với linh mục Kim Long ”THÁNH NHẠC - THÁNH CA CHUYỆN GẦN, CHUYỆN XA” do tác giả Lê Đình Bảng ghi nhận lại và đăng trong Nguyệt san CÔNG GIÁO và DÂN TỘC số 145 – tháng 1-2007 .( Các bạn có thể đọc nguyên văn ở đây
http://www.catruong.com/chiase/LmKimLong_Noel.htm ), cha KIM LONG lại nói ngược lại .

" Xin chuyển sang một câu chuyện thời sự khác, đó là ngôn ngữ - ca từ trong quá trình sáng tác TNTC. Vấn đề xem ra rất nhạy cảm vì thuộc cả hai lãnh vực Phụng Tự và Nghệ Thuật. Về phương diện sử dụng nguồn Kinh Thánh để phổ nhạc, có quan điểm cho rằng Lời Chúa ở đâu cũng vậy, cần gì phải xin chuẩn nhận khi dệt nhạc? Xin cha khẳng định rõ những yêu cầu cho mối quan hệ nhạc và lời này.

Lm KL: Việc chuẩn nhận (imprimatur) các bài hát là qui định của Giáo Luật. Sự chuẩn nhận bao gồm cả phần lời ca và phần nhạc diễn tả lời ca ấy. Bằng chứng là bản văn của bộ lễ (gồm các kinh: Xin Chúa Thương Xót, Vinh Danh, Tin Kính, Thánh-Thánh-Thánh và Lạy Chiên Thiên Chúa) đã được HĐGM chuẩn nhận và Toà Thánh châu phê, nhưng nếu ai đó đem phổ nhạc mà muốn được dùng trong phụng vụ thì vẫn phải xin kiểm duyệt ở một Toà Giám Mục. Do đó, không có chuyện các Thánh vịnh in trong sách đã có imprimatur thì cứ việc phổ nhạc và tự do hát trong phụng vụ! "

Có thể cha Kim Long đã đưa ví dụ về Bộ Lễ, là những gì "bất di bất dịch" của Thánh Lễ, nên bắt buộc phải kiểm duyệt trước khi sử dụng . Kinh Lạy Cha cũng vậy , cho dù các nhạc sĩ có dùng lời 100% của bản kinh đã được chấp thuận, để được hát bài này cũng phải qua sự phê chuẩn của địa phương . Ví dụ điều 35 của Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ" (Instructio de Musica in Sacra Liturgia) của Thánh Bộ Lễ Nghi, Ngày 5 tháng 3 năm 1967 ( các bạn có thể đọc bản văn tiếng Việt ở đây: http://www.catruong.com/ ) :

"35. Thường thường giáo dân cùng đọc kinh Lạy Cha với linh mục (20). Nếu hát bằng La ngữ thì nên dùng những cung điệu chính thức đã có sẵn. Nếu hát bằng tiếng bản xứ, thì cung điệu phải được thẩm quyền địa phương phê chuẩn."


2) Thiết tưởng ta cũng đọc lại quy luật chung về Imprimatur Thánh Nhạc hát trong Phụng Vụ, đặc biệt là Thánh Lễ. Cũng trong Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ", điều 32 viết:

"32. Tại một vài nơi được đặc quyền, người ta thường dùng những bài hát khác thay thế các bài ca nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ trong sách "Graduale". Có thể giữ như thế tùy phán quyết của Đấng bản quyền địa phương, miễn là những bài hát đó hợp với các phần trong thánh lễ, và ngày lễ, cũng như mùa phụng vụ. Thẩm quyền địa phương phải phê chuẩn lời ca những bài hát đó."


Chỉ một câu ngắn mà nhắc đến "quyền" ba lần .

3) Nói đến Thánh Vịnh, tôi xin kể một biến cố khác tại Hoa Kỳ. Năm 1995 Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) có chuẩn ấn cho bản dịch bằng tiếng Anh của cuốn Những bài hát Thánh Vịnh trong Phụng Vụ (The Liturgical Psalter) do International Commission on English in the Liturgy (ICEL) dịch sang tiếng Anh. Nhưng tháng tư năm 1996 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (ĐGH đương kim Benedicto XVI) đã ra lệnh phải rút phép Imprimatur không được ấn hành cuốn thánh vịnh này nữa. Sau mấy năm cù cưa, mãi đến năm 1998, HĐGMHK mới thực sự thu hồi bản dịch này. Thế là những bài hát thánh vịnh , đặc biệt là cuốn By Flowing Waters là cuốn thu thập những bài hát dịch của hai cuốn Graduale RomanumGraduale Simplex , dùng những bản dịch Thánh Vịnh của ICEL, phải thay đổi hoàn toàn. Đó là nói chuyện dịch sát nghĩa Thánh Vịnh, huống chi là phóng tác, chuyển ý hay chỉ lấy một hai câu Thánh Vịnh. Trong trường hợp này, cuốn By Flowing Waters phải chuẩn ấn lại vì bản Anh Ngữ của hai cuốn kể trên đã dùng những bản dịch Thánh Vịnh từ cuốn đã bị tòa thánh thâu hồi.

Tới đây tôi xin mở một dấu ngoặc ... không nhỏ để cắt nghĩa một chút về hai cuốn Graduale RomanumGraduale Simplex .

Những bài hát La Tinh ngày xưa dùng trong các Nghi Thức của Roma nói chung nằm trong hai cuốn KyrialeGraduale Romanum . Qua biết bao thế kỷ, những bài hát này chỉ dành riêng cho những nhà chuyên môn hoặc những ca đoàn "kếch xì nái" hát mà thôi. "Ráo rân" và ngay cả đến vị chủ tế cũng chả dám đụng vào vì bài hát rất là dài và phức tạp.

Khi Công Đồng Vatican II bắt đầu chiều hướng cải tổ Phụng Vụ, Tinh Thần của Công Đồng chủ trương là phải làm sao để mọi nghi lễ phải có sự tham dự của tất cả mọi người . Tiếng La tanh gọi là actuosa participatio . Nhưng các nghị phụ thời đó tuy đưa ra nguyên tắc, nhưng cũng cãi nhau như mổ bò ấy . Phe bảo thủ l‎ý luận là : biết là mọi người phải tham dự hết mình, chứ không có thụ động (active participating) , nhưng active listening, nghe Lời Chúa cũng là một hành động tích cực vậy, vì đối với "ráo rân" thời đó làm gì có sách mà đọc, hoặc nhiều khi có sách cũng không biết đọc nữa. Nhưng phe canh tân thì muốn tìm ra một hình thức nào ... khác cái cũ, để tất cả mọi người có thể tham dự tích cực các nghi lễ. Từ chủ tế đến giáo dân, đều có thể chung lời ca tiếng hát ca tụng Chúa.

Các ngài nghĩ đến cách làm đơn giản cuốn Graduale Romanum cho nhiều người sử dụng hơn. Thế là cuốn sách Graduale Simplex ra đời. Nhưng khi đưa cuốn sách này ra "Lưu hành nội bộ ", tức là cho các nghị phụ sử dụng trong Công Đồng, thì đã gặp rất nhiều chống đối. Các ngài khó tính thì cho rằng, làm như vậy thì cả kho tàng Bình ca Gregorian sẽ bị tiêu hủy; rằng những kiểu đối - đáp như thế không thích hợp với giáo dân vẫn quen thụ động; rằng làm như thế thì nghi thức Thánh Lễ sẽ đổi, vì theo luật không được thay đổi; rằng những bài Thánh Vịnh trong Thánh Kinh không còn nguyên thủy nữa mà bây giờ cắt xén ... " chả ra làm sao cả !"

Sự thực hình thức và chủ đích của cuốn Graduale Simplex rất là đơn giản . Các nhạc điệu vẫn là nhạc bình ca trong sách cũ, nhưng cách thức hát đã thay đổi. Nghĩa là những câu đối đáp rất ngắn và dễ dàng cho mọi người cùng tham dự, rất thích hợp cho những cộng đoàn và những nghi thức cho nhóm nhỏ. Nhất là giáo dân sẽ quen dần với nhiều bài Thánh Vịnh khác trong Thánh Kinh, chứ không phải quanh quẩn chỉ có Thánh Vịnh 23, TV50, TV 102 hoặc TV 136 là ... hết cỡ thợ mộc.

Cuốn sách Graduale Simplex này được cho "lưu hành nội bộ" tháng tư năm 1965, nhưng mãi đến tháng chín năm 1967 mới được ĐGH chấp thuận cho đóng dấu Imprimatur, để cho lưu hành chính thức.

III. Huấn Thị Về Thánh Nhạc

Khi Hiến Chế về Phụng Vụ ban hành thì không những nói về Thánh Nhạc rất tổng quát mà còn nói rất mơ hồ khiến có nhiều người canh tân cấp tiến cắt nghĩa rằng Giáo Hội không cho hát nhạc Bình Ca Gregorian và nhạc đa âm nữa. Nhưng đối với những người thế hệ cũ thích nhạc "cổ điển này" thì như là "mất nửa đời người" rồi. Thế là Công Đồng lại phải đưa ra Huấn Thị mới về Thánh Nhạc sau Công Đồng Vatican II .

Em xin "nổ" sơ sơ một tí để các bác đọc cho vui nhé !

ĐGM Bugini trong những bài viết kể lại sự hình thành Huấn Thị này đã cho chúng ta nhiều chi tiết thú vị. Ngài bảo từ khi manh nha bắt đầu bàn thảo năm 1965, đến ngày ban hành năm 1967, thì ít nhất là có 12 bản dự thảo sửa đi sửa lại. (Annibale Bugnini, The Reform of the Liturgy 1948-1975, translated by Matthew J. O'Connell, (Collegeville, MN: The Liturgical Press, 1990). pp. 885-917 )

Lúc ban đầu chỉ giới hạn cho những nhà chuyên môn về Phụng Vụ. Các ngài nhấn mạnh đến "khía cạnh Mục Vụ" là làm sao cho Cộng Đồng Dân Chúa tham dự tích cực trong các nghi thức Phụng Vụ. Nhưng nếu chỉ hát tiếng La Tinh và đối đáp bằng tiếng bản xứ thì làm sao nói được là tham dự tích cực hoàn toàn. Nhưng nếu cho hát bằng tiếng bản xứ thì làm sao còn giữ được những bản văn đầy đủ nguyên thủy từ tiếng La Tinh. Khi phê bình bản thảo thứ ba thì có nhiều nghị phụ phản đối cho rằng tại sao không cho những người nhạc sĩ đóng góp ý kiến nữa. Thế là các vị phải nhượng bộ và cả ban có 40 người thì một nửa là các nhà chuyên môn về Phụng Vụ, và nửa kia là các nhạc sĩ. Nhưng qua tới ... hiệp thứ 10 (bản thảo thứ 10) thì cũng không phe nào chịu nhượng bộ phe nào về vấn đề sử dụng nhạc và lời bằng tiếng địa phương, không phải bằng tiếng La Tinh và nhạc Bình ca theo truyền thống thế hệ cũ nữa. Các ngài quyết định đệ trình lên Đức Giáo Hoàng để can thiệp.

Đức Giáo Hoàng Phao lô VI chỉ thị “hai phe” viết cho ngài những cái ưu điểm và khuyết điểm liên quan đến “Mục Vụ” và “Thánh Nhạc”. Ngài đã đích thân đọc từng lời tham khảo, sau đó ngài thêm ý kiến riêng của ngài và rồi các nghị phụ soạn bản thảo thứ 11. ĐGH lại sửa đổi và sau cung chấp nhận bản thảo thứ 12 và ban hành ngày 5 tháng 3 năm 1967, chỉ có 6 tháng trước khi cuốn Graduale Simplex được chuẩn ấn.

Sở dĩ em nổ hơi kỹ là vì em xin các bạn trong nhóm TNNN đọc điều 60 của văn kiện này. Nó có thể "cắt nghĩa thêm" cho những điều giải thích "chưa đủ thuyết phục" của các bạn ở trên. Thật phúc đức 70 đời, là có các nhạc sĩ tham dự trong việc soạn thảo Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ", chứ không bây giờ chúng ta vẫn còn hát tiếng La Tinh ... ná thở trong Thánh Lễ, vì không có được điều 60 trong Huấn Thị đâu .( Dĩ nhiên là cũng đã có những sự lạm dụng đi quá trớn . Chuyện đó chúng ta ai cũng đã biết trong những năm vừa qua.)

Điều 60:

"60. Các cung điệu mới được sáng tác cho các bản văn bằng ngôn ngữ hiện đại, chắc chắn cần phải qua thử nghiệm mới đạt tới mức già dặn và sự hoàn mỹ cần thiết. Tuy nhiên, không được viện lý do dùng thử mà làm cẩu thả, không xứng với sự thánh thiện của nơi chốn, và sự trang trọng của các lễ nghi phụng vụ cũng như lòng đạo đức của tín hữu."


Thưa các bạn,

Các bạn đã làm tập sách này rất chu đáo (có nghĩa là không cẩu thả) , lời ca rất thánh thiện (lời ca lấy từ cuốn Graduale Simplex của Giáo Hội ban hành), và âm nhạc rất trang trọng, thích hợp cho mọi tín hữu cầu nguyện, đối đáp trôi chảy để cả cộng đoàn tích cực tham dự Thánh lễ.

Đây là lúc các bạn "qua thử nghiệm mới đạt tới mức già dặn và sự hoàn mỹ cần thiết." đúng như tinh thần của điều 60 mà Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ" đã dạy.

Chúng tôi rất cảm phục thiện chí và sự cố gắng của các bạn.

Chúng tôi cũng ” mong sự quan tâm đóng góp, xây dựng và hưởng ứng của quí ca trưởng, ca đoàn và cộng đoàn. “ từ mọi nơi, còn hơn các bạn mong muốn nữa.

Xin anh chị em trong Forum này cùng cầu nguyện cho thiện chí của các nhạc sĩ và của anh chị em đang vận động cho Thánh Ca Thế Hệ Mới này. Xin thành thật cám ơn anh Hải Nguyễn và các anh chị em trong nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay đã giới thiệu tập Thánh Ca Thế Hệ Mới (TCTHM) này.

Những Thế Hệ Cũ sớm muộn rồi cũng qua đi, rất mong những truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội vẫn luôn được bảo vệ và lưu truyền mãi mãi cho nhiều Thế Hệ Mới sau này.



Trần Trùng Trục
paulmariavu Posted - 06/08/07 : 10:40
Cảm ơn anh Hải Nguyễn lắm lắm,
cuốn sách này hữu dụng quá, xin Chúa chúc lành cho các công việc của quí anh chị ....
TT
quote:
Originally posted by hainguyen

Kính thưa quí anh chị em,
Với nhiệt tình đóng góp sáng tác của nhiều nhạc sĩ trong và ngoài nước, cộng với tinh thần hăng say phục vụ, Ban Biên Tập Đặc san Thánh Nhạc Ngày Nay đã cho xuất bản được số đầu tiên của Thánh Ca Thế Hệ Mới vào ngày tổ chức lớp Bồi Dưỡng Hải Linh I: 23/5/2007 vừa qua.
Xin được giới thiệu cùng tất cả quí nhạc sĩ, ca trưởng và ca viên khắp nơi, cuốn Thánh Ca Thế Hệ Mới, số I, kỳ 3 năm 2007.
Thay mặt cho Ban Biên Tập Đặc San Thánh Nhạc Ngày Ngay, xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của các nhạc sĩ góp tác phẩm trong Đặc San, xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của mọi người với chủ trương phát triển Thánh Ca Thế Hệ Mới.
Xin ơn lành của Chúa đổ tràn đầy trên những tâm hồn nhiệt thành phục vụ.

Download Attachment: tonghop dacsan.pdf
2435.76 KB

Thân mến trong tình yêu Chúa Kitô.
Hải Nguyễn


Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05