Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Khiêm nhường

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
hanpham Posted - 08/17/05 : 08:15
Tôi đã định viết bài này lâu rồi nhưng cứ lưỡng lự hoài. Hôm qua thấy trong TV quảng cáo về Đại Hội Giới Trẻ tại Cologne, tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ riêng tư.

Cách đây vài tuần khi đi lễ ra thì có vài người quen trong giáo xứ kéo tôi lại để rủ đi tĩnh tâm. Tôi chỉ cười nhẹ nhàng để đáp lại sự quan tâm của các anh chị đó nhưng thật sự với bầy “mục đồng” 3 đứa ở nhà thì rất khó cho vợ chồng chúng tôi có thể đi tĩnh tâm. Nhìn vào chương trình thì tôi thấy bài học đầu tiên của cuộc tĩnh tâm là “Tìm hiểu về Khiêm Nhường”. Trùng hợp trong mấy tuần đó các cha trong giáo xứ cũng giảng nhiều về “Khiêm Nhường”. Cách riêng tại catruong cũng nhiều lần hai chữ “Khiêm Nhường” cũng được nhắc đến.

Đối với tôi người khiêm nhường nhất là ĐGH Benedict của chúng ta hiện nay. Còn nhớ khi ngài nói những lời nói đầu tiên thì ngài nói gì ? “Sau ĐGH John Paul II, các HY đã chọn tôi, thợ tầm thường, khiêm nhường trong vườn nho của Chúa ...” Chỉ một câu đó thôi đã làm cho tôi phục ngài sát đất về thái độ khiêm nhường. Điều đó chắc chắn không chỉ xảy ra nơi tôi mà có lẽ ở nhiều người khác nữa.

Tuy nhiên sau đó thì chúng ta đã phản ứng ra sao với con người Khiêm Nhường và Tầm Thường đó ? Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình bắt đầu đào sâu cặn kẽ vào cuộc đời của ngài. Ngay cả báo chí Công Giáo cũng không ngoại lệ. Tờ báo Công Giáo Arlington Catholic Herald tại địa phận tôi đang sống ở trang 1 thì đăng lời phát biểu rất khiêm nhường của ngài và sau đó thì dành hơn 3 trang để đăng tiểu sử của ngài.

Tôi rất là phẫn nộ. Tôi phẫn nộ là vì chúng ta không hiểu gì về vị tân GH của chúng ta cả.

Có một lần tôi được mời đi đánh nhịp tại một giáo xứ nọ. Khi biết là họ muốn cám ơn tôi, tôi có nói là “xin chỉ nói cám ơn anh Hãn là thân hữu của ca đoàn đã đến chung vui với giáo xứ”. Tôi muốn như vậy là vì hôm đó có cả ĐHY địa phương và nhiều LM, tu sĩ đứng đó, giới thiệu về tôi nhiều hoàn toàn không cần thiết. Hơn nữa càng tâng bốc nhau thì chỉ càng làm cho hai chữ “Kiêu Ngạo” lớn hơn mà thôi. Mọi chuyện đã xảy ra đúng như tôi mong muốn. Tôi vui vì thấy ban tổ chức hiểu tâm tư của tôi và cho tôi cơ hội để Khiêm Nhường.

Có nhiều cách để khen ngợi, xưng tụng nhau. Tuy nhiên chúng ta lại sử dụng cách ... dở nhất để làm. Trong lá thơ tôi gởi cho tòa báo Công Giáo địa phận, tôi có viết là “tất cả các bài báo của quí vị đều rất chính xác. Tuy nhiên các bài báo đó đi lạc đề với những lời phát biểu rất khiêm nhường của ĐGH. Một con người đã quá khiêm nhường để nói về mình mà quí vị vẫn đăng tràng giang đại hải về người đó thì quả thật là quí vị không hiểu gì về ĐGH của mình cả. Các bài báo đó sẽ vô cùng make sense nếu quí vị chỉ thêm một câu lúc bắt đầu bài báo là “... mặc dù ĐGH của chúng ta đã khiêm nhường tự coi mình chỉ là một người tầm thường đi làm vườn nho cho Chúa, tuy nhiên chúng tôi tự thấy mình có bổn phận cho thế giới thấy những sự cao cả mà con người tầm thường này đã làm cho giáo hội ...”” Đáng tiếc không ai thấy được điều đó và tự nhiên các bài báo đáng lẽ ra là rất giá trị tự nhiên trở nên vô nghĩa.

Khiêm nhường nhận mình là một người thợ tầm thường đi làm vườn nho cho Chúa. Tuy nhiên người tầm thường đó đã làm cho cả thế giới cả nể vì các quyết định hay các tuyên bố của người đó. ĐGH của chúng ta đã rất cương nghị trong công việc vì ngài hiểu là ngài đang làm cho ai và ngài thật sự bảo vệ đấng ngài tôn thờ. Con người tầm thường đó đã mạnh dạn ra lệnh cấm lưu hành và ban vạ tuyệt thông cho một nhà thần học Dòng Tên tại India. Con người tầm thường đó đã mạnh dạn truất phế quyền dạy học của một linh mục Mỹ tại Catholic University in Washington D.C. vì vị linh mục đó thách đố về việc chống ngừa thai của giáo hội.... Chắc chắn nhiều người trong giáo hội cũng có thể không .... cảm thông trong các quyết định của ngài. Tuy nhiên công việc bảo vệ cho giáo hội nhiều khi phải đòi hỏi những quyết định rất khó xử như vậy.

Trong lãnh vực ca đoàn, chúng ta đã “bắt chước” được ngài chưa ? Hình như chúng ta ... trao tặng khiêm nhường cho các Ca Trưởng .... dễ bảo, flip flop không có lập trường. Các Ca Trưởng khi có những quyết định khó xử, không ... hợp “đường lối” thì bị gọi là độc tài, không khiêm nhường ... Chỉ vì không cho hát bài dân chúng ... ưa thích trong một đám cưới là cũng đủ cho Ca Trưởng đó bị vào sổ đen dẫn đến bị mất chức không ai thương xót. Khi ca trưởng tỏ ra cứng rắn trong kỷ luật cho các ca viên đi trễ, về sớm thì họ bị cho là không có tình thương. Chúng ta cho là việc khiêm nhường phải đi đôi với việc tạo ra những chức vụ không cần thiết để control lẫn nhau hay để ngăn chặn ỷ thế, lộng quyền. Các suy nghĩ đó rất là ... trẻ thơ và thiếu đức tin vì việc gì có thể qua mắt Chúa được ???

Nhiều ca đoàn chúng ta còn muốn đi xa hơn nữa trong việc ca hát phụng vụ. Chúng ta muốn cắt bớt thời gian của Chúa để làm những chuyện xã hội khác. Nhiều nơi còn lấy danh nghĩa tổ chức Tôn Giáo để tổ chức những chương trình sinh hoạt hoàn toàn không ăn nhập gì đến Đức Tin của chúng ta. Chúng ta thích làm bà Martha chạy đôn chạy đáo hơn là làm Maria ngồi trò chuyện với Chúa. Chúng ta nghĩ sao khi trong cuốn sách “Church, Ecumennism and Politics” ĐGH có cảnh báo về “the limits and dangers of activism” trong giáo hội ? Chúng ta sẽ hành động ra sao để đáp lại những băn khoăn của ĐGH khi “...những activism đó đang dần dần chiếm mất sự hiện diện của Chúa Thánh Thần....”

ĐGH chúng ta tuy tự gọi mình là kẻ tầm thường nhưng nhìn kỹ vào cuộc đời của ngài với những achivement trong học tập và làm việc thì phải nói ngài quá xứng đáng để nhận chức giáo hoàng. Có Ca Trưởng nói với tôi là “sau khi em đi học lớp với thầy xyz thì em thấy mình phải khiêm nhường hơn nữa ..” Tôi thấy khiêm nhường ở đây là không đúng vì the bottom line sau khi đi học về là thấy mình .... chẳng biết gì hết. Thay vào sự khiêm nhường không cần thiết đó, Ca Trưởng đó nên ... đi học thêm.

Hơi lạc đề với bài viết, tôi muốn nói qua về bài viết ngày 5/18/05 tại Vietcatholic “Một tháng trên cương vị Giáo Hoàng”. Không biết phải định nghĩa ra sao về bài viết này. Trước hết bài viết có quá nhiều lỗi chính tả. Trong một bài viết với 440 chữ mà có đến 7 lỗi chính tả chưa kể những lỗi bỏ dấu lộn chỗ, tôi tự hỏi ai là người proofing các bài báo này ? Kế đến chúng ta quên mất là ĐGH là người kế nghiệp Thánh Phêrô chứ không phải kế nghiệp John Paul II. Cho dù nếu ĐGH muốn kế nghiệp John Paul II thì niên hiệu của ngài phải là John Paul III, đằng này niên hiệu của ngài là Benedict XVI. Câu viết làm tôi băn khoăn là “... Ngài gữi sứ điệp cho người Do thái và các Giáo hội Kitô -những người mà Ngài đã từng phê bình - và hứa hợp tác ...” Tác giả đang muốn nói lên điều gì ở đây ? Phải chăng giáo hội của chúng ta luôn luôn đón nhận mọi người, tuy nhiên chúng ta vẫn phải phê phán khi cần thiết ? Gửi sứ điệp và hứa hợp tác nghe giống như là ngài đang đi xin lỗi và xin xỏ vậy. Thêm nữa là việc “hôn trẻ em”. Hôn trẻ em không phải là việc của ngài. Ngài muốn hôn, muốn cười, muốn bắt tay là do ngài quyết định chứ không nên cho những việc đó thành job description của ĐGH. Điều này cũng giống như khi chúng ta bắt đầu biến tướng ca đoàn để làm ra các chức vụ không cần thiết vậy. Chúng ta biến các công cuộc của Chúa thành công cuộc của chúng ta. Những bài viết như vậy có thể dễ gây ra những suy nghĩ lệch lạc và không công bằng cho ĐGH của chúng ta.

Chúng ta rất may mắn vì đang được sống trong một giai đoạn tuyệt vời của giáo hội. Khi tất cả các đài truyền hình ngay cả MTV, BET tạm ngừng các chương trình của mình để truyền hình lễ tang của ĐGH John Paul II, đó là phép lạ của Chúa Thánh Thần khiến các đài truyền hình phải ... nói tiếng lạ đó. Tôi bảo đảm chúng ta sẽ chứng kiến lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa và ĐGH John Paul II và chúng ta sẽ hãnh diện vì chúng ta “biết” các ngài ngay khi các ngài còn sống trên thế gian chứ không phải các vị đã ra đi từ .... trăm năm trước.

Tôi còn nhớ cảm giác sợ hãi về sự rung chuyển vì mọi người dậm chân trên khán đài trong vận động trường tại Corolado vào năm 1993 khi ĐGH John Paul II tiến vào để khai mạc Đại Hội Giới Trẻ năm đó. Từ chỗ tôi ngồi, tôi chỉ thấy ĐGH bằng ngón tay thôi nhưng tôi bảo đảm ngài “nghe” tôi la để chào mừng ngài, người chủ chăn kế nghiệp thánh Phêrô tông đồ. Tôi ước mong chúng ta cho dù ngồi tại nhà hay sang tận bên Cologne sẽ làm y hệt như vậy khi chúng ta chào mừng ĐGH Benedict XVI khi ngài khai mạc Đại Hội Giới Trẻ năm nay. Thêm vào đó, chúng ta sẽ học gương khiêm nhường của ngài "stay true to itself." để chúng ta biết thấy rõ hơn những gì cần phải làm trong lãnh vực Thánh Nhạc VN của chúng ta và sử dụng đúng nghĩa hơn cho hai chữ “Khiêm Nhường”.

Hãn Phạm
www.hanpham.com



3   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
TamNguyenVN Posted - 11/11/05 : 01:29
Xin chào Quý Vị và các Anh Chị Em. Nhân đọc bài viết về KHIÊM NHƯỜNG, tôi có một mẩu chuyện vui vui xin chia sẻ:
Trong một cuộc họp mặt có đông đủ Anh Chị Em trong Ban Thánh Nhạc của chúng tôi, anh em ngồi cùng ăn cơm và chọc ghẹo nhau rất vui vẻ về chủ đề ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG. Một anh nói: Trong bàn này chỉ có tôi là..."khiêm nhường nhất". Các anh em khác lại đua nhau đưa ra các lý lẽ chứng minh cho được mình mới là "khiêm nhường nhất". Cha Trưởng Ban đi qua nghe thế mới bảo là: Trời ạ! Đã là "khiêm nhường" mà còn tranh nhau cho được "khiêm nhường nhất" thì còn gì là "khiêm nhường" nữa? Vậy anh anh nào xưng mình là "khiêm nhường nhất" thì anh đó chính là ..."ít khiêm nhường nhất" đấy! Anh em cùng nhau cười xoà! Có lý quá!
Nghĩ cho cùng thật là khó. Chúa dạy: "Ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên". Thế nhưng chắc chúng ta cũng có lúc nào đó đã cố tình "hạ mình xuống" để ..."được nâng lên" !!!
TN nhớ mãi một câu rất hay mà một nhân vật bị bệnh tâm thần trong một vở kịch trên TV đã nói: "Sống ở đời phải biết mình là ai chứ!" Có thể thêm rằng: "Sống ở đời cần phải biết mình LÀ AI, ĐANG Ở ĐÂU và LÀM GÌ". Thiết nghĩ mình hãy là mình, đúng vai trò, vị trí và khả năng của mình là tốt nhất rồi. "Khiêm nhường" hay không cũng khó lắm đấy chứ nhỉ!


TamNguyenVN
hanpham Posted - 08/22/05 : 07:49
Anh BachViet mến

Những người lười viết nhưng khi viết thì rất là hay. Tuy nhiên như mình đã có thưa trong phần đầu của bài viết của mình là "suy nghĩ riêng tư" cho nên chuyện mình "phẫn nộ" thì như anh cũng có nói là ... "có gì là". Đó là quan điểm riêng của mình. Khi mình nói chuyện với cha xứ của mình thì mình cũng dùng chữ "con rất là phẫn nộ". Khi mình viết thơ cho tòa báo Công Giáo địa phương thì mình mở đâu thơ bằng câu "I have a feeling that you don't understand our new pope".

Cũng giống như tất cả các tư tưởng về mọi vấn đề đã được chia sẻ trên các forums trong catruong. Tư tưởng nào cũng rất quí giá và đáng học hỏi và trân trọng.

Mình sẽ ráng theo gương anh để thu xếp việc nhà đi tĩnh tâm. Tuy nhiên với hoàn cảnh hiện nay thì thật sự là impossible. Mỗi người một hoàn cảnh riêng. Nếu anh muốn biết thêm gia cảnh của mình thì xin cứ tự nhiên email riêng cho mình [email protected]. Còn ở đây mình xin giữ as private as possible. Việc mình quote "bầy mục đồng" trong bài viết có lẽ để cho vui mà thôi. Thân.

Hãn Phạm
www.hanpham.com

bachviet Posted - 08/20/05 : 13:15
Hi anh HanPham,

Tôi thì khoái đọc mà lại lười viết, nên hay lên trên web này để download nhạc và đọc. Những ý kiến của mọi người, ở khắp nơi, đang sinh hoạt trong các ca đoàn đã mang lại cho tôi nhiều điều hữu ích. Người ta nói:" lời chở ý", nêú là lời mà không chở ý thì chữ nghĩa tối tăm khó hiểu, đó là cho người viết. Cho những người đọc, nếu đã hiểu ý rồi mà còn chấp chữ nghĩa văn phạm không suông, thì là ra bắt bẻ nhau. Tôi không hiểu tại sao anh lại phẫn nộ vì những tờ báo đạo cũng như lời đã bỏ ra nhiều trang bút mực để nói về tiểu sử của Giáo Hoàng?!
Muốn biết một con người, thì cũng phải biết về tiểu sử người đó, những tờ báo đã làm chuyện đó, còn quan điểm của họ về vị tân giáo hoàng là... của họ. Có gì lạ.
Theo tôi trong giáo hội (chứ không phải trong chính trị xã hội) thì giáo hội có những compromises về tất cả mọi phương diện trừ vấn đề tín lý và đức tin. Đức Giáo Hoàng có phạt vạ tuyệt thông cho ai cũng không có gì liên hệ đến vấn đề khiêm nhường hoặc là làm một con người bình thường như ngài. Anh so sánh việc ngài làm vào trong lãnh vực ca đoàn, e có điều gì không ổn. Anh có quyền suy nghĩ ca trưởng phải là người đứng đầu ca đoàn, thì ở những nơi khác, người ta cũng có thể nghĩ là không nhất thiết phải như vậy. Người đứng đầu thường được suy nghĩ là có quyền hành. Điều này đúng trong xã hội, nhưng chưa chắc đúng và không nên đúng trong môi trường ca đoàn. Ca trưởng hoặc đoàn trưởng, ở hai "chức vụ này, người nào có uy tín cao hơn thì nên làm đầu. Làm sao để biết ai có uy tín cao hơn? Dễ hiểu, nếu đại đa số ca viên biểu quyết chọn ai, thì nên là người đó. Ca trưởng theo tôi, chỉ là một người có căn bản về chuyên môn về lãnh vực Thánh nhạc, nếu có thêm tài lãnh đạo, thì thêm tốt hơn cho ca đoàn đó. Theo tôi, không nhất thiết ca trưởng phải là người lãnh đạo ca đoàn, như anh vẫn thường capitalized hai chữ CA TRƯỞNG. Trong ca đoàn, nếu sinh hoạt mà không có cái tình với nhau hoặc mang mọi người gần nhau hơn, thì có ích gì? Dĩ nhiên trong bất kỳ một tập thể nào cũng sẽ có những chung đụng, chạm, bất đồng, nhưng đó không phải là vấn đề, mà vấn đề ở đây là thái độ của chúng ta giải quyết và cư xử làm sao với vấn đề đó và với những nhân tố trong sự bất đồng đó. Nếu anh cho rằng những chức vụ được bầu ra hoặc đặt để lên trong ca đoàn là để kiểm soát nhau, thì anh suy nghĩ của anh khá đi xa ở trong mặt tiêu cực. Chúng ta nên đi xa hơn ở mặt tích cực của một vấn đề hơn là để tâm nhiều ở mặt tiêu cực. Bởi vì con người hướng thiện, và ca đoàn cũng phải hướng lên về về mọi mặt.
Bà Maria đã chọn phần tốt hơn (đó là Lời Chúa), nhưng vai trò của Martha cũng có nghĩa là phần ít tốt hơn, chứ không phải phần xấu. Ở đâu cũng vậy, công việc gì cũng có phần người ta gọi là "dirty work" tạm dịch là "chân lấm tay bùn", cũng phải có người take care of that. Cũng cần, vì thử nghĩ nếu mà Martha cũng ngồi dưới chân Chúa mà nghe Ngài nói chuyện, thì mọi người, including những môn đệ của Chúa, chắc phải order Pizza delivery!!! cho bữa cơm tối.
Về vấn đề khiêm nhường, tưởng cũng nên nhắc lại lời trong một lá thư của ông Thánh Phêrô (hình như gởi tín hữu thành Corintô thì phải). Đó là câu "...tôi nói, không phải là tôi nói mà là Thiên Chúa nói trong tôi..." hay "...tôi sống, không phải là tôi sống, mà là Thiên Chúa sống trong tôi...". Câu nói này được nói ra từ một vị thánh đã từ bỏ hết mọi điều để theo Chúa, thì nghe thật là khiêm nhường. Nhưng mà nếu chúng ta nói như vậy trước ca đoàn mình, thì nghe ra sẽ vô cùng ngạo mạn. Phải nên tự xét mình khi xét người khác, đó là cách hành xử của người có lòng nhân hậu. Trong ba đức: Tin, Cậy, Mến, thì đức mến là cao trọng hơn cả (Lời của Chúa), bởi thế trong sinh hoạt mà loại cái tình ra, thì mọi điều sẽ không đáng nói. Nên chú trọng về tình thân hữu trong ca đoàn hơn là chức quyền. Ca trưởng hoặc đoàn trưởng, ai có đứng đầu ca đoàn, cũng sẽ không mắc mớ gì tới sự phát triển của ca đoàn,của cộng đoàn hoặc của giáo hội. Mà cái mắc mớ là cái định kiến hẹp hòi của những phần tử trong môi trường đó.
Tôi nghĩ ai ai cũng cần tĩnh tâm sometimes. Tôi cũng có vợ, có hai con, mà đi tĩnh tâm cũng không phải là điều impossible. Biết đâu anh sẽ... trúng Chúa (như nhiều người đi tĩnh tâm hay nói), thì cái việc gởi con dăm ba ngày để vợ chồng cùng đi tĩnh tâm chỉ là... chuyện nhỏ.
Chúa anh sự an lành nội tâm.



Duc

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05