Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Nói về Ca Đoàn

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
pduong Posted - 02/24/05 : 09:21
VietCatholic News (24/02/2005) NÓI VỀ CA ĐOÀN

Ca đoàn là một bộ phận cần thiết và quan trọng của cộng đoàn trong các sinh hoạt phụng vụ. Điều này đã được Công đồng Va-ti-ca-nô II nói tới trong Hiến chế Phụng vụ: “Phải chuyên cần huấn luyện các nhóm ca viên, nhất là tại các nhà thờ chánh tòa.” (HCPV số 114).

Trong một diễn từ đặc biệt, ĐGH Phao-lô VI đã không ngớt lời ngợi khen : “Ở cấp bậc nào, người ta cũng cần đền sự hiện diện của các bạn. Khả năng, óc nhận xét, thiện chí của các bạn lúc nào cũng có thể giúp ích cho nhà thờ hay họ đạo của các bạn, ngay cả khi các bạn không họp nhau lại để hát hay trình bày. Nhiệm vụ của các bạn vẫn quí giá và bất khả thay thế. Chỉ cần nhớ lại lời huấn thị Thánh nhạc đã long trọng xác quyết về vấn đề này : “Nhiệm vụ của các ca đoàn và các ban hát còn quan trọng và cần thiết hơn do những ấn định của Công đồng liên quan đến công cuộc cải tổ phụng vụ đề ra.” (Tài liệu Thánh nhạc trang 96}

Như vậy, ca đoàn thật đáng được lưu tâm và nói tới.

Nhìn vào các ca đoàn hiện nay, người ta thấy gì ? Đó là những đoàn thể trẻ đa phần gồm thanh niên thiếu nữ đang tuổi lớn lên hay mới vào đời. Vì là đoàn thể trẻ nên sức sống thật là mãnh liệt và sôi nồi. Ca đoàn là một tổ chức có sức thu hút mạnh trong các giáo xứ, nhất là những giáo xứ lớn. Có những giáo xứ có đến 5, 7 ca đoàn. Đi ca đoàn thật là vui, đặc biệt là vào những dịp lễ lớn. Ngoài tính cách là một sinh hoạt tông đồ đạo đức, ca đoàn còn là một mô hình xã hội lành mạnh có sức thu hút những người thiện chí trẻ. Bởi thế, các nhà thờ nên lưu tâm và tận dụng những lợi điểm của ca đoàn trong việc giáo dục đức tin và khuyến khích tinh thần phục vụ. Không biết các nhà thờ đã đầu tư nhân sự, thời giờ và tiền bạc cho các ca đoàn hay chưa và tới mức độ nào. Về mặt này, xin được đề nghị :

1. Đầu tư cho ca đoàn

Đầu tư ở đây có nghĩa là cắt cử người săn sóc, huấn luyện, chỉ bảo ca đoàn về kỹ thuật, trình độ hiểu biết phụng vụ, thánh nhạc. Các ca viên thường có thiện chí, nhưng thiếu hiểu biết về động cơ thúc đầy họ gia nhập ca đoàn, lại càng ít hiểu biết về thánh nhạc và phụng vụ. Họ đi tập hát để hát, nhưng xem ra phần đông hát bất cứ bài nào và bất kể hát ra sao. Các ca trưởng, nhiều người biết nhạc, nhưng là nhạc đời và cũng không chịu tìm hiểu về nhạc đạo và những kỷ luật liên hệ. Nhiều khi các ca trưởng này lại quá tự phụ, không chịu nghe ai cả. Có thể họ xuất thân từ các nhạc viện, nhưng đó mới chỉ là nhạc thôi, chứ chưa phải là nhạc dùng trong nhà thờ. Ca đoàn hát hay hay dở một phần là ở ca trưởng. Ca trưởng giỏi có thể tập hát hay. Nhưng nếu chỉ giỏi nhạc đời thôi mà không biết nhạc đạo thì cũng chưa đủ, và khó bảo đảm cho cái hay về âm nhạc trong phụng vụ được. Nhà thờ cần đầu tư là thế cho ca viên, ca trưởng về mức hiểu biết thánh nhạc, về những điều kiện vật chất tối thiểu để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Ca đoàn phục vụ cộng đoàn

Ca đoàn có là để phục vụ cộng đoàn. Bởi vậy, trong việc sắp xếp chỗ cho ca đoàn ở nhà thờ, nên xếp thế nào để ca đoàn được xem là thành phần của cộng đoàn chứ không xa lìa hay tách biệt. Muốn phục vụ cộng đoàn, ca đoàn phải hát thế cho cộng đoàn những bài hát hay nhưng khó, cộng đoàn không hát được, và yểm trợ cộng đoàn trong những phần hát dành cho họ. Tuyệt đối phải loại bỏ khuynh hướng này là ca đoàn bao thầu hết, không để cho cộng đoàn phần nào cả, nhất là vào các ngày Chúa nhật và lễ lớn. Một hình thức phục vụ cộng đoàn rõ rệt nhất là có mặt đông đủ trong những buổi lễ cần có ca đoàn. Nếu ca đoàn không đi, cộng đoàn không có người điều khiển nên sẽ khó hát và không biết hát thế nào cho phải. Vì vậy, huấn thị Âm nhạc trong Phụng vụ số 21 khuyên nên có một hai ca viên có khả năng tập và xướng các bài hát, để khi không có ca đoàn, cộng đoàn cũng có thể hát được : “Nơi nào thiếu phương tiện để thành lập một ca đoàn nhỏ bé, thì phải liệu cho có ít nhất một hoặc hai ca viên được huấn luyện vừa đủ. Ca viên đó phải có thể xướng lên một vài bài đơn giản cho các tín hữu tham gia, đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ cho các tín hữu đó nữa.” Có thể xảy ra trường hợp một lúc nào đó ca đoàn giận cha sở hay một vị trong Ban hành giáo nên làm reo không đi hát. Kể cũng đáng buồn, nếu xảy ra trường hợp này. Nhưng vì tinh thần phục vụ, mong rằng những trường hợp như thế không xảy ra, hay có xảy ra, thì cũng sẽ mau chóng được giải quyết một cách ổn thỏa.

Lại cũng vì tinh thần phục vụ, ca đoàn nên chấp nhận một số hy sinh. Một trong những hy sinh đó là đi tập hát đều đặn và đúng giờ. Điều này rất cần thiết cho sinh hoạt chung. Không đi tập hát đều đặn sẽ làm cho ca trưởng và các bạn ca viên nản chí; không đúng giờ sẽ làm mất thời giờ cho nhiều người và khiến người ta chán nản không muốn đi tập hát nữa. Ăn thua là ca trưởng làm gương tới đúng giờ và luôn nhắc nhở ca viên về điều này, vì đó là tư cách của người biết tự trọng, có văn hóa như những người văn minh.

Hy sinh thứ hai là chịu khó tập và hát cho hay. Hát hay là hát đúng cung giọng, chỗ to, chỗ nhỏ, chỗ mạnh chỗ yếu theo bố cục của bài hát, và hát với tiếng hát được uốn nắn cho dịu dàng, ngọt ngào, dễ nghe, không gắt gao, chát chúa. Đó là nghệ thuật. Phải trọng và thích nghệ thuật mới chịu khó luyện cho được như thế.

Hy sinh thứ ba là từ chối những bài hát và lối hát hợp cho người ngoài đời chứ không hợp cho nhà thờ. Người hát như thế thường bị cám dỗ phô trương tài nghệ cá nhân hơn là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.

Chừng nào nhà thờ đầu tư cho ca đoàn và ca đoàn tận tâm phục vụ cộng đoàn, chừng đó nhà thờ và ca đoàn mới đóng đúng vai trò và chức năng của mình. Hai bên sẽ có những hoạt động hỗ tương để làm cho nhà thờ nên nơi thờ phượng tốt đẹp với những tiếng hát thanh cao, và biến ca đoàn thành nơi cho những con người thiện chí thể hiện tinh thần phục vụ và khả năng ca hát của mình, để góp phần đích đáng vào công việc thờ phượng.

LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP


25   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
Loc Posted - 10/13/05 : 14:49
Đọc các câu chuyện của các anh chị vừa kể làm em nhớ đến câu nói của anh ct Lê Đình Hùng trong KCT do thầy Phạm Đức Huyến hướng dẫn và anh Hùng là phụ giáo, anh ấy nói:"Hãy hỏi bản thân bạn là bạn làm việc trong ca đoàn vì ai ? vì Chúa hay vì bạn ? nếu câu trả lời tự đáy lòng là vì bạn thì bạn hãy nhận xét lại công việc mà bạn đang làm vì công việc ấy đang có vấn đề!"

Một chút chia sẻ

Lộc

jjjj Posted - 10/13/05 : 09:21
Hy vọng tất cả anh em trong đây sẽ vui vẽ và không còn hơn thua nhau nữa.

God Bless You All.


bachviet Posted - 10/12/05 : 17:57
Hi anh TienCao,

Tui chỉ mới rươm rướm thôi, khi đọc xong 2 câu chuyện anh kể, mà bây giờ anh làm tui khóc thiệt rồi! Tôi cũng thuộc dòng họ ... mít ướt, dù tướng tá có râu ria nhiều lắm!

Cảm ơn những giọt nước mắt của anh, chắc làm cho những ai đang giận hờn trong forum này (nếu có), sẽ nguôi đi cơn giận .
Mình đâu phải làm việc cho Chúa đâu anh, Đức nghĩ, mình có làm là đang làm cho chính mình đó, bởi vì có dấn thân, có phục vụ, có vị tha, có quên mình, thì mình mới lớn lên được, mới học hỏi được, mới giữ đời mình thơm lên một chút hương hoa của Đức Ái, tôi nghĩ Chúa cũng chẳng lợi lộc gì trong việc mình có dấn thân hay không . Bởi Chúa có thể làm cho đất đá ca tụng Ngài cũng được mà .
Xin chia sẻ với anh sự mất mác, vì ai trong đời cũng đã hoặc cũng sẽ gặp những cái mất mác, mà sẽ không thể nào quên được .
Cho con người chúng mình, theo tôi, sau hết mọi điều, mọi sự, chỉ có cái tình với nhau là giá trị, no more, no less.

Mến


Duc
tiencao05 Posted - 10/12/05 : 17:23
Xin cam on anh Bach Viet rat nhieu,
Em thua anh 1, 2 tuoi nen xin goi nhau la anh em nhe.
Khi viet nhung dong chu nay, nuoc mat em dang chay dam dia tren mat. 1 nam da qua roi, ma em tuong nhu ngay hom nao, khi em duoc cac ban trong cadoan goi len phong emergency room cua Benh vien, em cu tuong roi ban minh 1 ,2 ngay se ve....Ai ngo, em xuc dong qua...co ban em gay roi,nguc nat bet, mat mo chung chung,tay chan khuc con khuc mat, em nam lay tay ban lanh ngat cua ban ma muon ngat xiu...anh ta ra di de lai vo, va 1 be gai chua tron 3 tuoi, cung me gia tren 80. Dola 1 dai tang cua cadoan Raleigh, NC va CDCGVN chung em, vi anh ay khong tu nan bat cu 1 viec gi to nho sang hen, da tung lam Chu tich Hoi dong Muc vu, day Giao ly, nhan lam "ong bau" cho ca doan ( chuc danh nhu Ca doan truong cac anh noi do), di clean up chui rua nha tho,phong hoc giao ly, nha ve sinh....Vi gia dinh o xa, chi co 2 vo chong anh ay ve day lam viec thoi, nen cadoan chung em dung ra giup do gia dinh lo mai tang cho anh ay het moi viec.
Tu do em luon tham thia cau Chua noi " Tien Cao, con la bui tro, con se tro ve bui tro".
Xin loi cac anh chi em khac ve cau truyen rat buon cua cadoan Tien. Hy vong chung ta se thuong yeu nhau that su, va chi trao doi tren tinh than hoc hoi, ton trong nguoi khac. Cam on cac ban nhieu.

TIEN CAO
bachviet Posted - 10/12/05 : 15:34
Kính chào anh chị em,

Tôi cũng đang canh me, định há miệng ra ...cãi cọ ... Nhưng sau khi đọc xong hai câu chuyện của anh TienCao, tôi ngậm mồm lại kịp và muốn khóc liền!
Thôi thì tôi cũng xin cầu nguyện cho linh hồn của LM Antôn, và cho linh hồn của bạn anh nữa, cho bạn anh nhiều hơn một chút, bởi tôi nghĩ, cha thì có thể lên thẳng, còn bạn anh chắc cũng như chúng ta, có thể sẽ được gởi qua trại ... chuyển tiếp, trước khi lên định cư .

Cầu chúc cho mọi tâm hồn được an lành trong Đức Kitô .

Duc
tiencao05 Posted - 10/12/05 : 15:12
Xin kinh chao cac anh chi em,
Xin phep cho minh an ke ti xiu, em rat hoan nghenh y kien cua anh Duy sinh va ban Pham Han o tren. Cho minh ke 2 cau truyen that su da xay ra trong doi minh:
1- Cach day khoang 20 nam ve truoc ,khi minh con o VN , giao xu co 2 cadoan,luon ham he, lua dip de choi gac nhau...Doi khi phai dua len cha Chanh xu giai quyet, Ngai noi : "Tat ca moi viec xay ra chi vi cac con khong co tinh than yeu thuong nhau that su nhu Chua da day..." Hoi do minh con tre lam khoang ngoai 25 tuoi, ngua non hau da, co them de y den loi Cha day dau, tiep tuc xach dong, chia re voi moi nguoi....Den nay ca 2 cadoan do va cha Chanh xu deu khong con ton tai tren trai dat nay nua.
2-Cau chuyen thu hai, xay ra dung 1 nam truoc day, minh co 1 anh ban than la 1 ky su rat gioi trong IBM....Anh em lai cung sinh hoat chung trong ca doan ca chuc nam, nen doi khi con hon ruot thit. Toi Chu nhat anh em con di hat le, dua gion, con bao nhieu projects dang ban cai. Dung 1 cai, sang thu hai di lam anh ta bi xe dung chet, minh len tan noi, chung kien tan mat cai chet cua ban minh, ve nha ngo nghan nhu nguoi mat hon...Con ca doan khoc loc tham thiet, hon la nguoi than minh mat.
Den nay Tien thay doi han quan niem: hay yeu doi yeu nguoi voi phut giay hien tai Chua cho minh, moi su tranh chap, roi tien tai, danh vong, sac dep...chi la phu van. Chac chan se co 1 ngay anh em minh se ra di voi 2 ban tay trang. Va bao gio, khong ai hay, co the vai chuc nam nua, hoac vai phut thoi. Giup duoc ai viec gi, cu giup du nho nhoi nhat.
Tien hoan toan khong co y day doi ai dau, xin cac anh chi cau nguyen cho Linh hon LM Anton cha xu nha tho Tan chi Linh cu , va Giuse nguoi ban cua Tien. Xin da ta...
Doc xong 2 cau truyen tren neu anh chi nao muon tranh cai nua, xin cu tiep tuc.....
God bless you all.


TIEN CAO

Edited by - tiencao05 on 10/12/2005 15:17:43
hanpham Posted - 10/12/05 : 12:39
Mình xin đồng ý với anh Duy Sinh. Chúng ta nên dành cho nhau những sự tôn trọng cần thiết khi chúng ta phải comment những tư tưởng của nhau. Đây là điều mà so far catruong là nơi mình cảm thấy ok nhất. Mong sao sự tốt đẹp đó sẽ luôn mãi tồn tại với sự giúp đỡ của mọi người. Thân.

Hãn Phạm
www.hanpham.com

n/a Posted - 10/12/05 : 11:44
Anh chị em,
Theo ý của Sinh này, đã từng ở nhiều ca đoàn khác nhau, thì mỗi nơi tổ chức 1 khác. Điều quan trọng là làm việc được với nhau, vui vẻ với nhau, nhuờng nhịn nhau vì việc chung. Sở dĩ có nhiều đổ vỡ trong các tổ chức đạo đời là vì ai cũng tự cho mình là hay là đúng nhất và không thèm để ý đến ý kiến người khác. Mình thấy rải rác trong Forum này có nhiều thảo luận về việc tổ chức ca đoàn, và mình cũng đã từng chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình. Nhưng thảo luận đã chưa dừng lại mà vẫn cứ còn tiếp tục để mình phải cãi cọ, hờn lẫy nhau vì những ý kiến khác biệt, và vì không có 1 mẫu số chung cho việc tổ chức. Sinh nghĩ mình nên STOP ở đây là thuận tiện nhất, phải không?

Duy Sinh
jjjj Posted - 10/12/05 : 09:47
Chính you đang hơn thua đó ... Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng you.

jjjj

VL315 Posted - 10/11/05 : 17:56
jjj mến, không lẻ là "người công giáo" thì không được hơn thua hay sao ? vậy bạn "đã từng" hơn thua với ai bao giờ trong đời bạn chưa ? nếu bạn chưa bao giờ "ăn thua" với ai thì tôi nghĩ chắc bạn là "Thánh Nhân" rồi. Tôi tự nghĩ chúng tôi cũng chỉ là "con người" đâu phải "Thánh" mà không có "tội" hay hơn thua với người khác . Vả lại mọi người trong forum này chỉ thảo luận với nhau trong tình thân hửu mà thôi, có ai mà đòi hơn thua với ai đâu, mà nếu có đi chăng nữa không lẻ lại không được nên đi nhà thờ ???

jjjj Posted - 10/11/05 : 15:34
Mấy anh sao mà hơn thua nhau quá . Là người Công Giáo mà thích hơn thua thì đừng nên đi nhà thờ làm gì .

VL315 Posted - 10/04/05 : 07:26
tôi cám ơn TH đã "mỗ xẻ" lời văn của tôi một cách thật kỹ càng đến nổi tôi phải "câm họng" không nói lên lời được, thôi thì cứ phó thác trong tay Chúa vậy, ai đúng ai sai, ai có lý ai vô lý thì xin cũng xí xóa đi cho vui nhà vui cửa . Còn những chuyện khác thì "đèn nhà ai nấy sáng" ... bàn luận đã xong, chúc anh chị em "đi ngũ" bình yên ...Amen ...

TramHuong Posted - 10/04/05 : 01:03
Bạn DoniSJ ơi, làm ơn chỉ ra chỗ nào trong bài viết của TH có đoạn "đề cao khuôn mẫu của ca đoàn Mỹ" đi . Thực ra, TH chẳng đề cao khuôn mẫu nào cả . Mỗi nơi mỗi khác . Có lẽ TH viết ngắn gọn quá, nên gây ra một số hiểu lầm nào chăng ? Nếu vậy, cho phép TH "dài dòng" một chút nhé .

1)Bạn VL315 nêu ý kiến là "cứ bắt chước theo hệ thống của Mỹ" (hiểu theo nội dung của mạch văn bạn ấy viết thì là hệ thống chính trị có tổng thống và quốc hội). TH chỉ muốn nói tổ chức ca đoàn thì "không nhất thiết" phải rập khuôn theo kiểu mẫu chính trị đó . "Không nhất thiết" không có nghĩa là "không được"; nó chỉ nghĩa là "không bắt buộc". Nếu bạn thấy bắt chước mô thức tổng thống + quốc hội áp dụng cho ca đoàn bạn được thì..."đường ta, ta cứ đi". ;) Còn nếu ca đoàn khác mà áp dụng nó rồi dẫn đến làm việc không hiệu quả hoặc chia rẽ thì cần phải xét lại mô thức đó .

2) Việc đạo nhiều lúc không giống việc đời . Mô thức tổng thống + quốc hội (có lẽ thêm toà án cho đủ bộ ba "tam đầu chế") rất hay, xét dưới góc cạnh chính trị, nó giảm thiểu lạm quyền, độc tài trong việc trị nước . Nhưng trị nước thì không giống như coi giáo xứ hoặc điều hành ca đoàn . Thí dụ, tổng thống + quốc hội được bầu lên, nhưng cha xứ thì được gám mục phân bổ . Nguời ta ra tranh cử để làm tổng thống, nghị sĩ, dân biểu (hiểu ngầm rằng có nhiều người có thể làm tổng thống hoặc làm trong quốc hội, không "dân chủ" thì cũng "cộng hoà"),nhưng có những giáo xứ chẳng có ai tranh làm CT (hoặc CDT) vì thiếu người có chuyên môn về nhạc, vì bận bịu . Cha xứ "túm đầu" được em nào biết chút nhạc để lo việc thánh ca trong nhà thờ là mừng rồi, những người mà ngay ở trang đầu của website này gọi là "ca trưởng bất đắc dĩ" . Trở lại vấn đề , ý TH muốn nói điều hành việc đạo nhiều lúc không giống điều hành việc đời, coi sóc 1 ca đoàn thì khác việc "trị quốc", nên không thể lúc nào cũng bắt chước một khuôn mẫu tổng thống + quốc hội được .

3) Còn nếu ca đoàn mình cứ muốn "bắt chước theo hệ thống của Mỹ", thiết tưởng mình cũng nên ngó sang dân Mỹ xem ca đoàn họ "bắt chước" hệ thống gì . Vả lại, cùng 1 mức độ ca đoàn ngang với nhau thì dễ so sánh, đối chiếu hơn là đem chuyện ca đoàn so với chuyện quốc gia . Vậy thì, để đối chiếu với ca đoàn Mỹ, TH chỉ muốn nói những gì TH biết về một số ca đoàn Mỹ mà TH có dịp tiếp xúc, tham gia (hoàn toàn không có ý đề cao họ hoặc nói rằng ca đoàn VN mình phải làm như họ). Thực ra, quy mô của những ca đoàn Mỹ thì cũng đa dạng như ca đoan VN mình thôi, có ca đoàn lớn mà cũng có ban hát nhỏ . Ca trưởng thì có người được thuê, có em lại bị cha xứ "túm đầu" làm không công (nói chơi thôi, chứ thực ra "vì lòng nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt" nên họ đưa vai ra làm chuyện "vác tù và hàng tổng," chứ cha xứ làm sao mà "túm đầu" được) ;) Điều TH muốn nói là qua một số tiếp xúc với ca đoàn Mỹ các nơi, thì thấy họ không có CDT. Chẳng biết có phải do đã thuê CT rồi phải thuê thêm CDT thì tốn kém quá chăng ? Hoặc ở xứ nghèo hơn, "túm đầu" được 1 CT đã khó, còn đòi "túm" thêm 1 CDT thì hơi căng chăng ? Hay là tại vì gì gì nữa ??? Ai mà biết được ? TH chỉ thấy 1 thực tại là họ không có CDT. Đó chỉ là nhận xét những CD Mỹ mà TH tiếp xúc ở vài nơi thôi . Còn những CD các nơi khác, TH không rành nên trong bài viết, TH mới hỏi rằng "Có bạn nào thấy 1 ca đoàn trong giáo xứ Mỹ có ca trưởng và ca đoàn trưởng thì cho TH biết".

Bạn DoniSJ mến, có lẽ trong vấn đề CT và CDT, có điều gì đó khá nhạy cảm, nên bạn đã hiểu lầm ý của TH, cho rằng TH "conflict" trong lời nói . "Bỏ đi Tám" . Thực ra, TH viết về CD Mỹ là có tính chất "thông tin" những gì TH biết về họ mà thôi, chứ không "đề cao" như bạn nghĩ . Amen :)

Còn CD nơi giáo xứ bạn VL315 đông thật đấy, đủ để chia ra làm 4 nhóm đi hát 4 lễ VN :) Đông như vậy chắc vui lắm hả ? Chỗ của TH thì chỉ có 2 thánh lễ VN thôi . Nhưng có 2 CD, mỗi CD phụ trách hát trong 1 thánh lễ . Mỗi CD hoạt động độc lập, không dính dáng gì với nhau . CD này thì chỉ có CT; CD kia thì có cả hai: CT và CDT . Khi có lễ lớn thì 2 CD có thể gộp lại hát chung, và 2 CT tự thoả thuận với nhau trong việc chọn bài, chọn nhạc công, và đánh nhịp . Đơn giản, gọn nhẹ, và cũng vui vẻ lắm . Đúng là mỗi nơi mỗi khác, phải không ?

Mến,

TramHuong




VL315 Posted - 10/03/05 : 13:29
VL315 thấy anh Doni nói rất đúng, 7 người 10 ý, chỉ nội forum này có vài người thôi mà ý kiến còn khác biệt nhau nữa huống chi là cả khối ca đoàn 50 60 người ... tùy theo mỗi ca đoàn có định hướng riêng cho chính mình, không ai giống ai cả, chỉ riêng giáo xứ của mình từ lúc thành lập giáo xứ (1988) cho đến nay, hệ thống ca đoàn vẫn như củ, tức là ngoài ca trưởng ra còn có thêm chức vụ Đoàn trưởng để lo việc trong ngoài ... cho tôi xin lỗi bạn trước nếu có đụng chạm gì nhe ... có lẻ ở chổ bạn chưa nêu rõ vị trí của ca trưởng và đoàn trưởng 1 cách rõ ràng cho nên có thể bạn hơi sensitive khi có 1 người khác "dẫm chân" hoặc "xen ngang" công việc của mình, nhưng ở ca đoàn của tôi, trong nội quy nêu rất rõ về vị trí của mỗi cá nhân trong ban chấp hành ca đoàn, và quyền hành khác nhau ... tôi chỉ lấy ví dụ "hệ thống của Mỹ" làm điển hình thôi, chứ không có ý là bắt chước y chang như vậy, dĩ nhiên điều hành 1 quốc gia thì rất khác biệt với điều hành 1 ca đoàn ... nếu mỗi người biết được vai trò của mình, điều gì nên làm điều gì nên "để người khác làm" thì tôi nghĩ mọi chuyện sẽ rất trôi chảy, một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao ... đời sống ở MỸ này rất bận rộn đủ mọi thứ, nếu tôi vừa tập hát , đánh nhịp , mà còn phải chạy đôn chạy đáo cho những công việc khác nữa , tôi chắc chắn rằng sẽ sẽ quit job ca trưởng trong vòng 1 năm ... tôi tồn tại được hơn 17 năm nay cũng là do có sự giúp đở không ít của anh "Đoàn trưởng" , tôi nghĩ chức vụ này không thể nào thiếu ở xứ đạo tôi .

Xin trình bày thêm, giáo xứ tôi chỉ có 1 ca đoàn duy nhất, chia ra 4 nhóm phụ trách 4 thánh lễ VN, tổng số ca viên khoảng chừng 200 người, có 1 đoàn trưởng, 5 ca trưởng, 1 trong 5 ca trưởng chọn 1 người làm trưởng ban ca trưởng phụ trách liên lạc, họp CT để chọn bài cho các lễ lớn, người trưởng ban này có quyền hành ngang hàng với đoàn trưởng, chỉ khác là đoàn trưởng lo về vấn đề hành chánh của ca đoàn như nội vụ và ngoại vụ, đi họp với hội đồng giáo xư, lo về các buổi tiệc liên hoan, picnic, camping, fund raising, còn ban ca trưởng thì chuyên tâm lo về thánh nhạc , như tập hát, chọn bài cho các lễ lớn, phụng vụ thánh ca, concert giáng sinh, nói chung những gì về kỹ thuật ... ngoài ra còn rất nhiều ban khác nhau, như ban ẩm thực, ban âm thanh, ban đàn, ban văn nghệ, ban báo chí & website ... v..v... kể ra thì thấy hơi nhiều và rắc rối, nhưng khi đã đi vào quỹ đạo rồi thì ai làm việc đó thấy cũng dễ dàng, và công việc không bị ư đọng, mọi chuyện tiến hành trong dự định, cứ mỗi đầu năm, toàn thể ban chấp hành lại có 1 buổI họp để dự định phương án cho cả năm, từ các thánh lễ lớn, chia phiên, phân công tác, ngay cả các ngày họp đều có nằm trong chương trình, rồi cứ thế là làm theo cho cả năm ... khỏi mắc công ...

Edited by - vl315 on 10/03/2005 13:49:14
hanpham Posted - 10/03/05 : 10:48
Câu hỏi là ai là TT? Nếu TT là CT thì có thể make sense một chút. Tuy nhiên đừng quên là TT Hoa Kỳ có quyền vượt qua QH để issue Executive Order nếu sự kiện được ông ta xem ra là có phương hại cho an ninh quốc gia. Thêm vào đó TT có quyền veto các văn bản do quốc hội duyệt cho dù quốc hội nghĩ là nó make sense. Như vậy nếu so sánh CT & ca đoàn giống như TT & Quốc Hội thì theo ý mình có thể chính xác hơn. Tuy nhiên liệu chúng ta có sẵn sàng follow các điều luật trên không ? Còn nếu TT là CĐT thì rõ ràng tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều.

Chúng ta nên có CĐT. Chúng ta thích có nhiều CT nhưng con số CĐT thì luôn luôn dừng ở ... 1. Phải chăng tại vì chúng ta không có việc làm để cover cho chức vụ đó mặc dù chúng ta nói CĐT cũng rất bận ? Mình cũng nghĩ là chức vụ CĐT nếu biết làm thì cũng sẽ rất là bận cho nên theo ý mình thì chúng ta nên có nhiều CĐT để làm việc cho ... dzui. 10, 20, 50 CĐT càng tốt. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên có 1 CT là người lãnh đạo ca đoàn. Ca đoàn nên có các người phụ đánh nhịp với CT tuy nhiên các vị này chỉ nên được gọi là Ca Phó hay Bè Trưởng. Thử tưởng tượng 1 giáo xứ có 4 ông cha chánh xứ, một cuốn phim có 4 tài tử chính, một hội đồng mục vụ có 4 ông chủ tịch thì nó confuse đến cỡ nào. Again, đừng lo ngại vấn đề độc tài, ỷ quyền của CT. Thành Sôđôma Chúa còn quét sạch thì một người CT tép riu chẳng là cái gì cả. Tuy nhiên trong công cuộc tổ chức một CĐ để hát phục vụ cho Chúa mà người đứng đầu không phải là CT thì chúng ta phải trả lời câu hỏi đó cho Chúa.

Một lý do mà Thánh Ca VN vẫn còn nhiều rắc rối là tại vì chúng ta còn thả nổi mọi sự, không có structure rõ ràng. Như thế chúng ta phải mong muốn có một structure rõ ràng mới đúng chứ? Phải chăng bài học đầu tiên của thầy Phạm Đức Huyến là cách tổ chức một ca đoàn và nhiệm vụ của CT? Mỗi CĐ nên có thêm một structure riêng tùy theo tình hình và nhân lực của mình. Tuy nhiên người đứng lãnh đạo ca đoàn phải là Ca Trưởng. Thân.

Hãn Phạm
www.hanpham.com

DoniSJ Posted - 10/03/05 : 00:48
quote:
Theo thiển ý của TH, điều hành 1 ca đoàn thì khác với điều hành 1 quốc gia, và các vấn đề tôn giáo thì không nhất thiết phải theo 1 khuôn mẫu chính trị nào đó


Nếu Trầm Hương nói là không nhất thiết phải theo 1 khuôn mẫu nào đó thì tại sao TH lại đề cao khuôn mẫu của ca đoàn Mỹ vậy ? Như vậy câu trả lời của TH có conflict với những gì TH mới nói là không nên đề cao một khuôn mẫu nào không ?

Nếu một ca trưởng mà có đủ thời gian và khả năng thì chúng ta đâu có ngại mời ca trưởng đó vừa là ca trưởng vừa là đoàn trưởng, như vậy rất tiện lợi . Lúc ở VN chúng ta cũng không có cái chức đoàn trưởng này, nhưng khi qua Mỹ thì Doni không biết ở đâu lại có cái chức đoàn trưởng này, tìm hiểu nguyên do thì mới biết là tại vì bên Mỹ quá bận rộn, không có một ai có thể có đủ thời gian mà đảm nhận quá nhiều việc nào là mưu sinh, nào là con cái, gia đình, vợ chồng .v.v, huống gì thêm việc ca đoàn . Ngay tại San Jose, Doni được biết là một ca đoàn có tới 4-5 ca trưởng trong một ca đoàn là chuyện thường để chia nhau, thay phiên nhau tập hát cho đở mệt, ngay ca đoàn của Doni cũng vậy, đang tìm thêm 1 ca trưởng để hổ trợ cho ca trưởng hiện tại vì xem ra " quá sức" cho một ca trưởng vì phải lo cho vợ, con cái, gia đình, đi làm kiếm tiền .v.v ...với tình trạng như vậy thì sức đâu mà quan trọng hoá vấn đề ca trưởng hay đoàn trưởng, có đoàn trưởng lo giúp , gánh vác các việc khác còn không mau mừng rỡ mà còn có sức so đo ? Một đoàn trưởng "biết cách" là một đoàn trưởng chỉ làm tốt công việc của mình mà không "dẩm chân " lên phần chuyên môn thánh nhạc của ca trưỡng . Một ca trưởng "biết cách" là ca trưởng hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình mà không bị các việc " linh tinh" trong ca đoàn ảnh hưởng ( nhờ có đoàn trưởng lo dùm mấy chuyện đó ) vậy còn gì sướng bằng . Một ca đoàn Việt Nam có đến 40-60 ca viên thì làm sao mà làm việc cho hết, còn ca đoàn Mỹ họ ít người hơn,nên việc đơn giản hơn .

Nói tóm lại, tuỳ theo tình trạng hoàn cảnh của mỗi ca đoàn mà áp dụng theo " chế độ " nào . Ca Đoàn nhỏ khoảng 20 người trở xuống thì đâu cần có đoàn trưởng làm gì cho rườm rà , nhưng ở đây chúng ta đang nói tới ca đoàn khoảng 50 người trở lên, 1 người đã có tới 10 ý rồi huống gì có tới 50 mạng ? Nếu không có chức vụ đoàn trưỡng lo dùm cho ca trưỡng các vấn đề không thuộc phạm vi thánh nhạc thì sao ca trưởng có thời gian lo nổi, mà ví dụ trong một ca đoàn có đến 4 ca trưởng thì vậy ai là " trưởng " của 3 ca trưởng còn lại ? ....như vậy vấn đề còn thêm phức tạp nữa hay sao ?

Mỗi ca đoàn có mỗi hoàn cảnh khác nhau, ca đoàn Mỹ có cách hoạt động của ca đoàn Mỹ, ca đoàn Việt có kiểu hoạt động của ca đoàn Việt, không nên áp đặt kiểu nào vào kiểu nào, hoặc lấy hoàn cảnh của ca đoàn mình mà áp dụng cho ca đoàn khác, chỉ có ca đoàn mình biết ca đoàn mình thôi , ai muốn theo kiểu nào cũng được miễn sao ca đoàn mình hoạt động hăng say và ca viên vui vẽ là được rồi .

God Bless You
www.mautam.org/diendan
TramHuong Posted - 10/02/05 : 19:56
VL315 viết, "như vậy cứ bắt chước theo hệ thống của Mỹ vậy đó, có tổng thống nhưng vẫn có quốc hội đi kèm theo, mỗi quyết định đều phải được thông qua quốc hội trước rồi mới được thực hành thì khó xãy ra lầm lỗi ."

Theo thiển ý của TH, điều hành 1 ca đoàn thì khác với điều hành 1 quốc gia, và các vấn đề tôn giáo thì không nhất thiết phải theo 1 khuôn mẫu chính trị nào đó . Có bạn nào thấy 1 ca đoàn trong giáo xứ Mỹ có ca trưởng và ca đoàn trưởng thì cho TH biết . Riêng TH, sau khi tiếp xúc với khoảng hơn mười ca đoàn lớn nhỏ của các giáo xứ Mỹ, TH chưa thấy có chức vụ ca đoàn trưởng . Thường thì ca trưởng và ca đoàn trưởng là 1 người, lo việc ca hát và điều hành ca đoàn . Ở các giáo xứ lớn, ca trưởng được thuê hẳn hoi, và thường là người có 1 bằng cấp nào đó về âm nhạc và dĩ nhiên phải học về thánh nhạc phụng vụ . Người ca trưởng này có thể có những người phụ giúp trong vấn đề hành chánh, in ấn, v.v... Có những giáo xứ lớn, đông giáo dân, với những cộng đoàn sắc tộc khác biệt, có nhiều thánh lễ trong ngày Chủ Nhât. Họ có nhiều ca đoàn, mỗi ca đoàn phụ trách 1 thánh lễ . Họ có thế có một thừa tác viên phụng vụ (litugical minister). Người này không thuộc về 1 ca đoàn nào, nhưng thuộc về hội đồng mục vụ (pastoral council) phụ trách điều phối các ca đoàn và các hoạt động trong việc phụng tự như lập chương trình hoạt động phụng vụ, trang trí, lễ lạc v.v...Đó là những gì TH biết về các ca đoàn Mỹ mà TH đã tiếp xúc và có đôi lần tham gia với họ .

Mến,

TH

VL315 Posted - 10/01/05 : 09:38
VL315 rất đồng ý với ý kiến của anh DoniSJ, giáo xứ mình có 1 ca đoàn và có 4 nhóm phụ trách 4 Thánh lễ VN, nếu không có chức vụ Đoàn trưởng thì chắc là mỗi ca trưởng chúng tôi sẽ bị mệt đứt hơi rồi . Nhiệm vụ của Đoàn Trưởng cũng rất mệt, ví dụ như lo đảm trách về vấn đề hành chánh của ca đoàn, còn ca trưởng chúng tôi chỉ chuyên lo về Thánh nhạc, như vậy thì đở mệt cho cả hai, chứ 1 người lo sao xuể, với lại theo tôi thấy 1 người "nắm quyền" thì không được tốt cho lắm vì dễ dàng có tình trạng "độc tài" xãy ra, như vậy cứ bắt chước theo hệ thống của Mỹ vậy đó, có tổng thống nhưng vẫn có quốc hội đi kèm theo, mỗi quyết định đều phải được thông qua quốc hội trước rồi mới được thực hành thì khó xãy ra lầm lỗi .

Vài ý kiến mọn

trongcayme Posted - 08/17/05 : 19:53
Phải đúng hơn Cha là CỰU trưởng ban Thánh Nhạc Giáo Phận Sài Gòn mới phải. Ngài đã thôi giữ chức vụ này đến 5 hay 6 năm rồi.

MagdalenaBVan Posted - 08/17/05 : 19:32
Chào bạn Cuong h tran,
Ðây là câu trả lời bạn muốn biết
Lm Anrê Ðỗ Xuân Quế la trưởng ban thánh nhạc Sàigòn . Hiện cha đang ở tại 44 Tú Xương - Quận 3 Nếu bạn muốn biết thêm, có thể vào mục B8. nhạc sỹ thánh ca tham khảo
Thân mến

M.Magdalena BichVan !
cuong.h.tran Posted - 08/17/05 : 15:50
Trong forum này các anh chị đăng nhiều bài viết của cha Quế. Chắc cha Quế chuyên về Thánh Nhạc. Vậy cha phục vụ ở đâu và có đảm trách hoặc giữ chức vụ gì đặc biệt không?

--
Cường

tungvsl Posted - 07/19/05 : 12:08
Thưa các anh chị đang quan tâm chủ đề này,theo kinh nghiệm bản thân thì một ca đoàn nên có 1 đoàn trưởng,1 đoàn phó (backup cho đoàn trưởng)và có 1 hoặc nhiều ca trưởng (theo nghĩa đơn giản là tập hát được)còn nếu không thì có 1 ca trưởng và càng nhiều ca phó càng tốt .
Quan trọng là có sự phân nhiệm nghĩa vụ và quyền hạn rõ ràng .
Đoàn trưởng và đoàn phó do ca viên bầu lên(có sự chuẩn nhận của Cha xứ và Hội Đồng Mục vụ càng tốt)nếu không phải thông báo cho cha xứ và hdmv biết các chức danh này sau bầu cử để khi họp với cha và hdmv thì đoàn trưởng hoặc đoàn phó là đại diện chính thức của ca đoàn .
Trách nhiệm của đoàn trưởng đoàn phó hoàn toàn về HÀNH CHÁNH:tuyển dụng,hoạch định,giao tế,tài chánh,sinh hoạt,điều phối nhân lực,bầu cử v.v nhằm ổn định mọi sinh hoạt của ca đoàn .Bầu cử đoàn trưởng đoàn phó nên 2 năm 1 lần .Có quyền tái cử nếu có uy tín .
Ca trưởng có trách nhiệm hoàn toàn và trên hết về chuyên môn,ví dụ như chọn bài,yêu cầu cách hát cách đàn,chọn người solo,tóm lại ca trưởng là người có quyền cao nhất về chuyên môn (nhất là trong giờ tập hát,và giờ hát lễ)nhưng vẫn chịu sự điều hành chung của đoàn trưởng về những vấn đề hành chánh,ví dụ đoàn trưởng có quyền chỉ định ca trưởng nhường cho ca phó đánh nhịp những thánh lễ nhỏ để training,đây là việc điều phối nhân sự .
Nếu ca trưởng đoàn trưởng nào cũng luôn biết khiêm tốn lắng nghe thì ít có sự cố,tuy nhiên thực tế thì luôn có những ca trưởng đoàn trưởng ỷ thế lộng hành,dẫm chân nhau trong công viêc. các ca đoàn chỉ có 1 ca trưởng thì hay bị làm eo,lấn quyền đoàn trưởng,ngược lại có đoàn trưởng ỷ quyền hay ý kiến ý cò vào chuyên môn của ca trưởng ,tốt nhất nên tìm cho ca đoàn 1 vị có tuổi làm cố vấn hoặc 1 cha ,thày,dì làm linh hướng là tốt nhất,lúc đó các vị này là trung gian hoà giải,chỉ ra những bất đồng sai sót của từng bên .Trường hợp xấu nhất là các vị này cũng thiên tư trong phán xử thì chỉ còn nước xin nghỉ trong tinh thần hòa hoãn,có lòng thì sẽ có dịp làm lại.
Nếu biết phố hợp vui vẻ thì mô thức này tôi thấy tốt lắm,ca trưởng có thời gian chuyên sâu hơn về chuyên môn,và bớt độc tài hơn khi còn dưới quyền đoàn trưởng,đoàn trưởng mà lộng hành thì khi bầu lại mất chức ngay thôi .
Vài ý kiến nhỏ mong chia sẻ cùng mọi người .

hanpham Posted - 02/25/05 : 05:30
Lời thật thì mất lòng thôi Doni ơi. Tuy nhiên đây không phải là chuyện con nít đòi kẹo mà đây là một vấn đề nghiêm túc vì nó đã làm sứt mẻ nhiều ca đoàn. Trên forum này cũng đã hơn 1 lần ace raise về vấn nạn này. Tuy nhiên sau đó thì chúng ta let's go.

Mình sẽ tiếp tục nói. Tùy Doni nghĩ là mình cay đắng whatsoever nhưng cái gì đúng thì chúng ta phải bảo vệ. Mình hoan hô Doni đã nói rõ ràng về bổn phận CA ĐOÀN TRƯỞNG là làm cho công việc CA TRƯỞNG nhẹ hơn. Đó là định nghĩa rất chính xác. Tuy nhiên research của mình thì hầu hết các CĐT lại thích nhảy sang phần kỹ thuật của các CT. Bản thân mình đã qua 6 CĐT nhưng duy nhất chỉ có 1 người là ... không care. Còn lại thì cứ thích đặt nhau vào tình trạng khó xử. Plus, một đoàn thể mạnh thì phải đặt đúng vai trò lãnh đạo. Đó là điều mình muốn trọng tâm nhắm tới. Nhiều giáo xứ và ngay cả giáo xứ mình để cho CĐT là người lãnh đạo CĐ. Điều đó mình nghĩ là không đúng. Các bài học ca trưởng của thầy Huyến, bài viết này của cha Quế, cũng như nhiều input của các CT mình đã gặp qua khẳng định tư tưởng của mình.

Mình đã trình bày cho các cha trong giáo xứ mình nhưng các ngài không muốn thay đổi. Các CĐ nhiều nơi vẫn mời thầy đến dạy nhưng sau đó thì đi theo con đường ... khác. Đó là sự tự do lựa chọn mà mình rất tôn trọng mặc dù mình sợ là đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Đó là lý do tại sao chúng ta cứ đi vòng vòng hoài trong một cái matrix không lối thoát. Doni nghĩ đây là chuyện con nít dành kẹo nhưng mình thì nghĩ đây là một serious issue. Thôi thì chúng ta tôn trọng sự tự do lựa chọn của mỗi người vậy. In short, CĐ cứ tự do có CĐT để lo picnic, camping, liên lac... nhưng người đứng đầu CĐ phải là CA TRƯỞNG. Thân.

Hãn Phạm



DoniSJ Posted - 02/24/05 : 14:45
Nói đi nói lại, anh Hãn có vẻ cay đắng với chức vụ Đoàn Trưởng như vậy . Tất cả các bài post của anh hầu như chung quy có một điều là chức đoàn trưởng là dư thừa, lắm thầy nhiều ma .v.v. ....

Đối với anh như vậy, nhưng đối với nhiều ca đoàn khác, chức đoàn trưởng được lập nên mục đích làm cho công việc ca trưởng nhẹ hơn ví dụ như đi camping, picnic, liên lạc với giáo xứ v.v. mà người ca trưởng không có thời gian làm những việc ngoài công việc tập hát và đánh nhịp .

Ca đoàn của anh , theo anh nghĩ là không cần chức vụ này, nhưng nhiều ca đoàn khác cần thiết, quan trọng hai bên ca trưởng và đoàn trưởng không có dẩm chân lên nhau thì được rồi, ở đây, nếu mà cứ quan trọng hóa vấn đề ai cao hơn ai, đoàn trưởng hay ca trưởng, nghe hoài như câu chuyện một đứa con nít cứ đòi kẹo nhiều hơn đứa khác ........Hy vọng ơn Chúa thánh thần soi sáng cho công việc của mổi người , duy chỉ phụng sự Thiên Chúa mà thôi .

Sincerely,
Doni


God Bless You
www.mautam.org/diendan
hanpham Posted - 02/24/05 : 10:35
Không thấy cha Quế nói về CA ĐOÀN TRƯỞNG ??? Phải chăng tại vì chức vụ đó hoàn toàn không cần thiết cho một ca đoàn??? Ai cũng muốn ca đoàn hát hay mà cứ tiếp tục đầu tư sai thì làm sao mà đạt được kết quả mong muốn được. Step 1 đã sai thì làm sao có thể expect good result được. Thân.

Hãn Phạm




Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05