Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Xin hỏi các anh chị đánh đàn

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
candyuyen22 Posted - 08/31/05 : 07:02
Các anh chị lúc mới đầu đánh đàn có run ko dzị ??? Sao mà bé rung wé ...Bé biết về đàn....nhưng tại sao bé ko bít tạo gam cho bài hát......bé chỉ đánh được bài nào mà người ta phối khí có gam đầy đủ cho bé thui.....bé fải làm sao đây...hix...hix..xin chỉ cho bé cách học nhạc lý cách nào dễ dàng ạh......mỗi lần ca đoàn nhờ bé đánh đàn......bé rít ngại...vì chẳng bít tí gì về cách tạo gam cả...xin giúp bé......chân thành cám ơn các anh chị....

10   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
VL315 Posted - 09/15/05 : 14:05
Thân chào Duy Sinh, nếu bạn click vào icon Profile thì sẽ biết tôi là Đực hay Cái liền.

Phần cách chấm gam của anh Đổ Vy Hạ rất đầy đủ chi tiết, tôi chỉ xin thêm 1 vài điểm mà trong kinh nghiệm "đánh đàn" của tôi thâu lượm được, xin mạn phép chia sẻ cùng quý anh chị em

Cách chấm gam theo "kiểu Việt Nam" thường thì chấm vào nhịp 1 của khuông nhạc nhịp 2/4 hay 3/4, đôi khi thêm 1 gam ở nhịp 3 của nhịp 4/4. Còn theo "kiểu Mỹ" thì mỗi nốt nhạc thì chuyển 1 hợp âm.

Xin tóm gọn lại như sau:

1. Nhận diện khóa nhạc, xem có thăng giảm gì không?

2. Nếu không có thăng giảm, thì chủ âm sẽ là C hoặc Am
1b = F hay Dm
2b = Bb hay Gm
3b = Eb hay Cm
4b = Ab hay Fm
5b = Db hay Bbm
6b = Gb hay Ebm

Các nốt giảm (b) trên khóa nhạc phải được sắp theo thứ tự sau:
1 2 3 4 5 6
Bb Eb Ab Db Gb Cb

1# = G hay Em
2# = D hay Bm
3# = A hay F#m
4# = E hay C#m
5# = B hay G#m
6# = F# hay D#m

Các nốt thăng (#) trên khóa nhạc phải được sắp theo thứ tự sau:
1 2 3 4 5 6
F# C# G# D# A# E#

3. Tìm nốt cuối của Điệp khúc hoặc Phiên khúc, nếu trùng với chủ âm nào thì bài nhạc được viết theo chủ âm đó (thí dụ bài nhạc có 2#, nốt cuối là nốt si, thì bài nhạc là Bm, còn nếu là nốt rê thì là D). Cách này chỉ đúng khoảng 90% mà thôi, thí dụ bài "Lạy Đức Kitô" trong Bộ lễ Chúa Thánh Thần của Cát Minh chẳng hạn, bài có 1b, nên chủ âm phải là F hay Dm, nhưng tác giả kết bài bằng nốt đô và la (tức Am), nếu gặp những trường hợp trên thì chỉ còn cách play bài nhạc 1 lần rồi định ra chủ âm, nếu melody vui tươi, thì là tông trưởng, còn hơi buồn buồn thì là tông thứ .

4. Mỗi bài nhạc có ít nhất là 7 hợp âm căn bản cho cả 2 chủ âm trưởng và thứ

Thí dụ:
C Dm Em F G7 Am Bdim
Am Bdim C Dm E7 F G

Từ đây suy ra cho những chủ âm khác.

7 hợp âm này chỉ rất căn bản, còn có thêm nhiều hợp âm đi kèm theo tùy thuộc vào tiết tấu của bài nhạc. Đây là 1 số hợp âm “có thể” thêm vào cho
*Chủ âm C : Caug, Cmaj7, C7, D, E7, Fm, Gaug, Ab, Bb .... v...v...
*Chủ âm Am: AmMaj7, Am7, Am6, A7, Bb, D, Em, F#dim, ...v...v...

Ghi chú: Khi viết hợp âm, phải chú ý đến các nốt thăng giảm để viết cho đúng. Thí dụ, tuy hợp âm F#m và Gbm, khi đệm có âm hưởng giống nhau, nhưng khi viết phải dùng F#m cho khóa có nốt thăng vì nốt Fa mới thăng, chứ nốt Sol không giảm, nên nếu viết là tông Gb thì không có ý nghĩa gì hết.

5. Mỗi nốt nhạc trong khuông nhạc có thể dùng được ít nhất là 1 trong 3 hợp âm căn bản trên, chọn hợp âm nào nghe cho hay đó là do kinh nghiệm và tài của người đàn.

Thí dụ bài "Tuyên xưng mầu nhiệm đức tin"

Ngay câu đầu "Con tuyên xưng ..." là 3 nốt "sol sol sol", nốt sol của chữ "xưng" có thể chấm được 3 hợp âm là "C, Em, và Am" mà không làm cho bài nhạc bị lạc.

Câu thứ 2 "con tuyên xưng ..." là 3 nốt "fa fa fa", nốt fa của chữ "xưng" cũng có thể chọn 1 trong 3 hợp âm là "F, Dm, Bdim" cũng vẫn không bị ngang . Nhưng tại sao 10 người đánh đàn cả thảy đều chọn hợp âm F, vì ho(*.p âm F làm cho bài sáng ra, trong khi đó dùng Dm hay Bdim thì làm cho bài chìm xuống.

6. Nếu đánh đàn theo kiểu Mỹ, mỗi nốt là 1 hợp âm thì áp dụng cách trên.
Còn nếu đánh đàn theo kiểu Việt Nam, tức là chỉ chấm gam vào nhịp 1, thì hợp âm chọn phải thỏa hầu hết các nốt nhạc nằm trong khuông nhạc đó. Cách này phải được áp dụng cho các bài 1 bè, 2 bè, 3 bè hoặc 4, 5 bè gì cũng vậỵ Cho những bài hợp xướng thì càng phải thận trọng khi chấm gam, đa số chỉ chọn hợp âm theo bè Soprano mà quên đi các bè khác, làm cho đôi khi ca đoàn hát đúng nhưng bị người đàn làm cho lợ lợ hoặc nếu gặp ca viên hát hơi yếu thì sẽ bị người đàn lấn át hát trật thành nốt khác.

Cách Intro bài nhạc

1. Người đàn phải chọn 1 cách Intro làm sao cho người hát dễ dàng vào bài nhạc, Intro đừng quá dài cũng đừng quá ngắn, ít nhất là 4 khuông và nhiều nhất là nguyên 1 đoạn trong bài hát (ĐK hoặc TK).

2. Khi làm Intro nên làm ở 4, 8, hoặc 12 khuông, đừng làm lẻ, như vậy ca trưởng hoặc người hát sẽ bị lúng túng vì thấy chưa trọn, hoặc ca trưởng phải nghĩ thêm vài khuông cho đu?

3. Cách Intro dễ nhất là lấy 4-8 khuông nhạc cuối bài hát làm Intro

4. Nếu bài nhạc mới tập, ca đoàn hát chưa vững, thì nên đánh ít nhất là 2 khuông đầu của bài nhạc cốt là để giúp ca viên nhớ lại bài nhạc ra sao, rồi sau đó hoán chuyển nốt đàn trở về lại chủ âm (nhưng phải đủ 4 hoặc 8 khuông, đừng bị lẻ)

Cách Ending bài nhạc

1. Cách ending cũng tương tự như Intro vậy, Ending thường được kết ở chủ âm. Có đôi khi ở tông trưởng, có thể kết bằng tông Trưởng maj7 (thí dụ chủ âm là C thì có thể kết bằng Cmaj7) hoặc tông thứ có thể kết bằng tông Thứ +9 (thí dụ Am9).

2. Người đàn phải flexible trong vấn đề Ending bài nhạc. Nếu khi ca đoàn vừa dứt hát, mà người đàn dứt luôn thì bài hát trở nên khô khan. Nhưng cũng đừng Ending quá dài, để Linh Mục phải chờ đàn dứt thì cũng không haỵ Tùy tình huống trong Thánh lễ mà người đàn phải biết lúc nào Ending dài lúc nào Ending ngắn. Cũng như Intro, không ít hơn 4 khuông mà cũng không dài hơn phần ĐK của bài nhạc

Đã quá dài, nếu muốn biết thêm chi tiết thì email cho tôi, đây chỉ là 1 vài kinh nghiệm hèn họn trong bí kiếp âm nhạc của riêng tôị Nếu có sai trái gì, xin mọi người chỉ giáo thêm.

Chân Thành


n/a Posted - 09/15/05 : 10:49
Viet Linh,
Không biết là anh hay chị nên kêu trống không vậy, xin lỗi trước. Mới thấy VL 1 mạch trên các forums khác nhau và mình đã đọc hết. Cám ơn và đồng ý với VL về những chia sẻ, nhất là việc phê bình đích danh người khác trên Forum. Về việc học viết hợp âm cấp tốc, VL nên post vào Forum Nhạc Lý để tất cả mọi anh chị em đều được hưởng nhờ. Thân mến.

Duy Sinh
VL315 Posted - 09/15/05 : 08:55
Nếu bạn muốn học cách viết Hợp âm cấp tốc, email cho tôi ơ? [email protected]

candyuyen22 Posted - 09/08/05 : 03:05
hi sis Mai.....sis cứ khiêm tốn hoài dzạ....bé thấy mí người trong diễn đàn này ai cũng hay hít áh.....còn bé thì dốt wé...có mí cái đọc cũng ko bít các anh chị noái dzìa cái gì hít áh.....hihihihi....bé cám ơn sis nhiều nhưng chắc trình độ của bé chưa tới nên đọc mí bài dzìa lý thuyệt nhạc có hơi khó hiểu..nhưng bé sẽ cố gắng......bé mê nhạc lém....nhưng lại dốt......hihi....thía mới gắt chứ lị.......Xin Chúa ban nhiều ơn cho sis và gia đình sis.....

maitran2020 Posted - 09/08/05 : 02:46
Bé Run ứ ừa,

Só ri mấy hôm nay tại hạ bận quá không vào diễn đàn được.

Thật ra thì tại hạ cũng đang tìm tòi học hỏi giống như Bé thuị Tuy bệnh... run đã thuyên giảm rùi, nhưng mà bệnh... dốt vẫn còn đang bị nặng , cho nên chưa dám ngừng học hỏi.

Cái chủ đề này đã được bàn thảo qua trên diễn đàn này, Bé thử tham khảo thêm nha:

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=745&FORUM_ID=43&CAT_ID=6&Topic_Title=c%C3%A1ch+ch%E1%BA%A5m+gam+b%C3%A0i+nh%E1%BA%A1c&Forum_Title=C4%2E+Nh%E1%BA%A1c+L%C3%BD

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=818&FORUM_ID=43&CAT_ID=6&Topic_Title=Pianơvs+Guitar%2CClassic+vs+Modern&Forum_Title=C4%2E+Nh%E1%BA%A1c+L%C3%BD

CD của Bé có anh nào đó đàn hay thì còn chờ gì nữa mà không năn nhỉ xin ảnh cho bái làm sư phụ. Nếu không xin làm đệ tử được thì hỏi thăm ảnh học thầy nào ở đâu rồi đến đó xin học, làm sư ... muội của ảnh cũng được

Thân mến,

Mai


candyuyen22 Posted - 09/02/05 : 00:19
Mà ký lém sis ui....trong ca đoàn của bé có anh kia kìa.....ảnh mới học đàn thui.....chứ bé thì học lâu rùi.....muh sao ảnh đánh đàn hay lém đó sis......ảnh ko đánh được mí bài khó......nhưng muh đánh đệm cho người ta hót rít hay.....còn bé thì đánh ko được....chỉ đánh được mí bài độc tấu thui....bé bùn wé hà......bé học về gam hoài muh nó vẫn ko dzô đầu được..........chán ghê dzị đó.....chắc sis đánh hay lém hỉ....có kinh nghiệm gì hay hay chỉ bé với nhé.....

candyuyen22 Posted - 09/02/05 : 00:14
hihihi...Bé cám ơn sis Mai Trần nhiều lém.....nhưng muh sis ui.....sao muh trang web đó bé mở ko được dzị??Bé ở Vn muh nên chắc nó không cho dzô.....xui wé trùi lun.......Nhưng bé rít cám ơn sis rít nhiều....nhiều lém đó.....

maitran2020 Posted - 09/01/05 : 12:51
Mèng ơi, sao Doni nói trúng quá xá dị Mấy cái bịnh của Bé Run tại hạ cũng đã bị qua rồi. Bây giờ tại hạ đánh đàn vẫn còn rất ư là dở nhưng da mặt thì đã chai rồi cho nên ở đâu kẹt quá nhờ đánh là tại hạ nhào vô đánh đại... Dở thì ráng mà nghe hihihi

Nếu Bé có thể đi đường tắt, muốn tự học thì thử đọc mấy cái links này nè:

http://www.phamduchuyen.com/ca_truong/ca_truong1/reading_short/4_nhac_ly.ppt

http://www.phamduchuyen.com/ca_truong/ca_truong2/reading_short/3_nhac_ly.pdf

Còn nếu muốn học kỹ hơn nữa thì lấy vài lớp Music Theory trong trường í. Vô đó người ta chỉ cho cách viết hoà âm, làm rất nhiều bài tập, sai đâu thầy sửa đó. Không cần phải là Music Major mới được lấy đâu. Chỉ có điều là Bé nên cẩn thận khi áp dụng những gì học trong lớp vô nhạc dân ca VN, coi chừng nhạc bị lai. Nên tìm đọc thêm về nhạc dân ca...

Chúc Bé Run sớm thành công nha

Mai


candyuyen22 Posted - 08/31/05 : 23:51
Bé kém ơn anh Donis rít nhiều...nhưng muh sao bé học hoài muh vẫn ko dzô....anh Donis có cách học nhạc lý làm sao dzị???Plzzzzzzz chỉ bé đi...

DoniSJ Posted - 08/31/05 : 12:58
Nghe bé rít run ...Chúa thấy chắc cũng động lòng quá ..:-). Nghe cách nói của bé chắc bé biết đánh về Classical nhiều hơn là modern, biết đánh đàn mà không biết viết gam thì giống y như học classical piano, người ta viết sao đánh vậy . Chỉ còn cách là Bé đi học một lớp Nhạc lý căn bản để viết gam cho bất kỳ một bài nhạc nào là việc phải làm .

Còn việc đánh đàn cho không bị run thì bé nên bắt đầu từ việc đánh các lể nhỏ trước như đám cưới, đám ma hoặc lễ ngày thường, càng đánh càng quen cho nên khi đánh lễ lớn hoặc lễ Chúa Nhật thì không còn xa lạ nữa, mà khi không còn run sợ hoặc xa lạ nữa thì lúc đó Bé mới đánh có cảm giác ( feeling) để diễn tả bài hát cho có rung động lúc đó mới hay được ....

Vài ý Mọn
Doni

God Bless You
www.mautam.org/diendan

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05