T O P I C R E V I E W |
trinhle |
Posted - 03/06/06 : 14:21 Xin các anh chị em trong đay cho em chút cảm nghĩ về câu nói trên; Có cô ca truong nói với em rằng, ca đoàn hát hay, hát giở 0 sao, Theo em, thì thấy rất nhiều sao, Nói cho dễ hiểu, hát là cầu nguyện 2 lần, nếu mình cầu nguyện mà không sốt sắng thì Chúa đâu có nhậm lời, Như Thầy DVH cũng có chia sẻ trong phần này với anh CT nào đó, ca đoàn hát hay thì ca viên mới thấy hứng sinh hoạt chứ,
Mong sự chia sẻ của các bật tiền bối,
TL |
20 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
LouisLong |
Posted - 12/01/06 : 15:31 quote: Originally posted by hanpham 1/ Các cha, giáo dân đi kiếm tìm chúng ta để khen. Tôi vẫn nhớ khi cha Hiền lúc đó đang còn làm LM Chủ Tịch Cộng Đoàn Tu Sĩ & Giáo Dân VN tại Hoa Kỳ về thăm giáo xứ chúng tôi. Ngày hôm đó chúng tôi một bài hát rất đơn giản trong phần dâng lễ “Đây bánh thánh đây rượu nho khiết tinh ....” Sau thánh lễ mặc dù được đông đảo giáo dân vây quanh thăm hỏi nhưng somehow ngài đã lách ra để tiến đến bắt tay tôi và khen ca đoàn.
Cha lê Quang Hiền ngày xưa khi còn là thầy ở Giáo Hoàng Học Viện Pio X dalat (khoảng thập niên 60-70 ), ngoài khả năng chơi violon, Ngài còn đánh trống rất hay và có viết 1 cuốn sách dạy đánh trống đầu tiên(có lẽ vậy)ở VN ("Bên Giàn Trống"), dĩ nhiên ngài cũng rất giỏi về nhạc . No wonder Ngài đế ý và appreciated đến bài hát mà anh hướng dẫn ca đoàn hát mà hát hay nữa
Vài hang lai rai, chúc quí vị 1 ngày vui
LouisLong |
LouisLong |
Posted - 12/01/06 : 15:22 quote: Originally posted by trinhle
Xin các anh chị em trong đay cho em chút cảm nghĩ về câu nói trên; Có cô ca truong nói với em rằng, ca đoàn hát hay, hát giở 0 sao, Theo em, thì thấy rất nhiều sao, Nói cho dễ hiểu, hát là cầu nguyện 2 lần, nếu mình cầu nguyện mà không sốt sắng thì Chúa đâu có nhậm lời, Như Thầy DVH cũng có chia sẻ trong phần này với anh CT nào đó, ca đoàn hát hay thì ca viên mới thấy hứng sinh hoạt chứ,
Mong sự chia sẻ của các bật tiền bối,
TL
Xin lỗi cho 1 lời góp ý muộn màng . Kẻ mọn này thiết nghĩ lâu này nhiều người trích dẫn không hoàn đúng câu nói của thánh Augustine là "hát là cầu nguyện hai lần"; đúng ra là "hát hay là cầu nguyện hai lần" ("Qui bene cantat, bis orat". I have seen many web pages are mis-quoting Saint Augustine: "Saint Augustine said that those who sing pray twice" .Actually Saint Augustine said that "Those who sing WELL pray twice")
Vài hàng lai rai . Chúc các anh chị luôn ... hát hay (sing WELL ) để con còn đưỢc hưởng nhờ lời cầu nguyện 2 lần cúa các anh chị . Amen
Louis Long |
caotrituyen |
Posted - 03/17/06 : 14:32 "Nếu chúng ta luôn luôn muốn THE BEST cho cuộc đời chúng ta thì đừng cho rằng Chúa sẽ ok với THE WORSE." xin bao gồm cả the best result trong những trách nhiệm Chúa giao phó cho chúng ta. Tôi thích ý này . Thiện tay, thiện tay, khâm phục, khâm phục!! Xin cám ơn anh Hãn. tuyen
|
hanpham |
Posted - 03/15/06 : 12:03 Tôi có một câu chuyện mà đi đến đâu tôi cũng kể là trong lúc tôi đi học tại trường đại học thì cứ mỗi lần thi là tôi lại đọc kinh cầu nguyện. Có thể nói là tôi cầu nguyện rất .... say đắm xin Chúa cho tôi thi lọt. Vậy đó mà 10 lần thì hết 9 lần rưỡi là tôi bị con “F”. Câu chuyện nghe giống như chuyện tiếu lâm và thật sự mỗi lần tôi kể ra thì ai cũng cười có vẻ ... khoái trá cho cuộc đời tôi lắm. Cho đến một lần nọ thì một em trong ca đoàn Thiếu Nhi tại giáo xứ tôi sau khi nghe câu chuyện thì em có comment ngay một câu: “Tại anh Hãn không chịu học bài.” Câu nói của cô bé đó tuy hơi ... nặng nhưng lại vô cùng chính xác.
Trong trận chung kết của Soccer World Cup 1998 tại Paris, khi đội tuyển Pháp tung lưới Brasil lần thứ ba vào cuối hiệp hai thì một người cousin của tôi “đánh” ngay một câu: “bây giờ thì chỉ có Chúa cứu.”
Tôi không down play sức mạnh của cầu nguyện nhưng có những lúc chính ... Chúa cũng không cứu được. Trong hai trường hợp trên, Chúa đã không cứu mà nhiều khi mình còn mang tội “kêu Chúa vô cớ” nữa.
Đương nhiên câu chuyện cầu nguyện cho thi lọt hay thắng trận đá banh không thể nào so sánh với việc cầu nguyện cho “chúng con hát hay” do đó việc của các em Thiếu Nhi và ca trưởng của bạn Tuyen là việc rất hoan nghênh. Mặc dù vậy, câu hỏi sau đó vẫn là chúng ta có thật sự biến lời cầu nguyện thành hành động hay không ? Chúng ta xin Chúa hát hay mà ca trưởng quá dở, ca đoàn không làm việc, ca viên không đi tập hát thì liệu là lời cầu xin đó cũng sẽ giống như tôi được “F” khi làm bài thi không ? Đức tin của chúng ta sẽ đóng vai trò gì khi đối diện với những cản trở cho sự tiến bộ của một ca đoàn ?
Riêng với bạn TrinhLe thì bạn đã có đủ nhận xét về cô Ca Trưởng kia cho nên cũng đã đến lúc bạn nên nhìn qua khía cạnh “bên kia” (tức là khía cạnh Ca Viên) một chút để xem coi có khi nào chúng ta qui tội cho Ca Trưởng nhiều quá không ? Mình xin phép đề nghị một vài ý kiến sau:
1/ Mặc dù đây không phải ca đoàn của bạn nhưng bạn dường như muốn tìm giải pháp cho sự bế tắc về Ca Trưởng của ca đoàn đó. Nếu thật sự bạn có lòng với ca đoàn đó thì bạn nên đi xa hơn một chút. Hãy ráng tìm cơ hội tốt trao đổi riêng với cô Ca Trưởng đó. Khi nói chuyện bạn cứ nói thẳng về các suy nghĩ của mình. Đừng dùng những từ ngữ như “có nhiều người nói”, “ai cũng nói” .... Những câu nói đó sẽ shut down ngay câu chuyện của bạn. Nhiều khi trong lúc tập hát bị pressure không control mình nổi cho nên Ca Trưởng mới có những comment không ... chặn kịp giống như bạn tuanhk166 có nói. Hy vọng với cơ hội ngoài ca đoàn, xa với mọi pressure bạn sẽ nghe những tâm sự khác từ cô Ca Trưởng đó.
2/ Bạn thường đến ca đoàn đó thì hy vọng bạn có một chút “tiếng nói” trong ca đoàn. Bạn nên đề nghị một buổi họp để cùng nhau giải quyết vấn đề. Bạn có nói là “nếu các ca viên muốn hát cho hay, mà CT không có khả năng đễ tập hát cho hay”, nếu như thế thì rất cần cho Ca Trưởng nghe những tâm sự đó. Tuy nhiên chúng ta cần phải trung thực. Có ca viên “mong muốn” ra CD hay đề nghị giáo xứ tổ chức Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh nhưng lại lười tập hát thì Ca Trưởng sẽ phải làm gì ??? Ca đoàn nên bày tỏ sự tin tưởng và support vào Ca Trưởng nhưng cũng cần cho Ca Trưởng biết các nguyện vọng của mình. Bảo đảm nếu là Ca Trưởng giỏi thì họ sẽ rất thích thú vì họ sẽ có thêm challenge, còn các Ca Trưởng dở thì sẽ ráng thay đổi để khỏi bị ... mất chức.
Tôi thật sự không thích các Ca Trưởng cứ đụng một chút là lên cha xứ. Đồng ý là Ca Trưởng phải làm việc gần với cha xứ để bảo đảm sự “song hành” về phụng vụ giữa cha xứ và ca đoàn nhưng more than that thì cha xứ thành Baby Sitter mất rồi. Đó cũng là dấu hiệu của một Ca Trưởng dở vì không đủ tự tin trong công việc mình làm. Tôi đã thấy một số Ca Trưởng tìm đến cha xứ để nịnh bợ nhiều hơn là để làm việc. Điều này là một điều rất đáng tiếc.
Bên cạnh đó xin nhớ là “Lonely on the top”. Ca Trưởng nhiều lúc oai phong đó nhưng cũng rất cô đơn. Hy vọng bạn TrinhLe dành cho cô Ca Trưởng đó một cơ hội để hai, ba, bốn bên có thể hiểu nhau nhiều hơn. Còn nếu sau tất cả cố gắng mà “đâu vẫn vào đó” thì thật sự chúng ta cứ để .... Chúa làm việc. Ca Đoàn là của Chúa cho nên Ngài sẽ có lập trường và cách giải quyết của Ngài. Tất cả chúng ta sau cùng hết thì chỉ là những người đi làm công mà thôi. Tâng bốc, nịnh bợ, giận dỗi, cáu gắt rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Nếu chúng ta luôn luôn muốn THE BEST cho cuộc đời chúng ta thì đừng cho rằng Chúa sẽ ok với THE WORSE. Tuy nhiên Chúa có nói là “Giờ TA chưa tới”. Don’t worry too much. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
P.S.: Bạn TrinhLe mến, mình không còn quá ... xuân xanh đây. Xin cám ơn bạn gọi mình là anh. Trong forum thì ai cũng là ACE cả mà. Stay cool!
|
hailua |
Posted - 03/15/06 : 11:41 Xin chào các A/C, C. Tuyen, nếu mà dược "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" thì cũng đã lắm chứ... rình rình lúc không có người rinh thẳng về nhà thì cũng khấm khá..... tôi chỉ lo là "ăn cơm nhà, di vác Thánh Giá" thôi..... giỡn chơi cho không khí bớt căng thẳng chị đừng giận nhé hehehehe....ca đoàn của tụi tôi hát chắc là không hay rôi... không phải tại vì chi CT bất tài, nhưng tại tụi tôi hổng có tài về âm nhạc thôi... (chứ tài lanh, tài làm biếng, v...v.... thì tụi này có đầy)..... bởi vậy trước lễ ca doàn tôi cũng cầu nhưng không phải cầu cho hát hay mà cầu cho đừng bể dĩa là khoái rồi . trước khi ra nhà thờ thế nào cũng có đứa phán một câu "hồn thằng nào thằng ấy giữ".... ca đoàn tụi tôi xưa chắc nhiều tay vượt biên đi căn me (trong dó có tôi), bởi vậy "méo mó nghề nghiệp" nên hát cũng ..... căn me luôn hihihi
bởi biết "tài" của anh/chi/em trong ca đoàn, nên chị CT soạn những bài quen thuộc, lâu lâu mới có 1 bản mới ... dặc biệt chỉ 2 bè là hết cỡ.... biết người biết ta, trăm trận thắng ..... 80 là êm rùi .
Xin Chúa trả công bội hậu cho các anh/chi "ăn cơm nhà, đi vác Thánh Giá" = CT
Hailua
|
n/a |
Posted - 03/15/06 : 11:23 Trinh Lê và các anh chị em ơi, Hơi gay cấn rồi đó nghe. Thật sự thì anh chị em mình chia sẻ với nhau để giúp nhau thôi chứ không ai muốn đả kích ý kiến của nhau. Mình có cái tật là khi thấy phần thảo luận có mòi đụng chạm nhau thì mình xin nhảy vô "I can You"!!! Nói đúng ra thì không phải chỉ có ca đoàn mà bất cứ hội đoàn nào cũng có những khó khăn để sống còn. Riêng đối với ca đoàn thì tránh nhiệm nặng nề hơn bất cứ hội đoàn nào khác vì mỗi tuần đều phải lo hát lễ, chưa kể đến các lễ, các Mùa lớn. Tập cho xong 1 lễ để hát cho đúng cũng đã bở hơi tai và hết giờ rồi chứ đừng nói đến việc trau chuốt thêm cho hay hoặc tập trước cho các lễ lớn 3, 4 tháng sau mới hát. Ý kiến cầu nguyện trước khi tập hát của anh Tâm cũng là cách giúp ca đoàn để tâm vào việc tập hát, cũng như ý kiến hát bằng cái tâm như chị BN đã nói đến sẽ giúp ca đoàn hát hay hơn, không phải chỉ bằng kỹ thuật nhưng bằng cảm nhận của tâm hồn. Thôi thì anh chị em làm ơn cho mình kết thúc phần thảo luận này để mỗi người trở về với ca đoàn mình và cố gắng thổi 1 luồng gió mới vào việc cầu nguyện khi hát thánh ca. Thân mến
Duy Sinh |
trinhle |
Posted - 03/15/06 : 06:26 Từ nhỏ tôi sống ở đây, tiếng Vn nhiều khi tôi viết còn sai, cho nên 0 hiểu văn chương của anh Cao, không biết bao "Cao", nhưng nghe anh nói thì hình nhưng chỉ có CĐ thiếu nhi của anh là biết cầu nguyện thôi,
Chuyện người khác có làm hay 0 thì làm sao anh "Cao" biết được, mà nếu có làm có cầu nguyện thì đâu cỏ phải tuyên dương làm chi, Mình làm gì, cầu nguyện gì thì Chúa biết, đâu cần phải để ở đầu môi,
Trong phần nầy tôi chỉ mong các anh chị em cho chút cảm nghĩ về vấn đề nêu trên thôi, chứ đâu có cần mổ sẻ, và dzèn pha , Mong các anh chị và anh "CAO" hiểu dzùm cho,
TL |
caotrituyen |
Posted - 03/15/06 : 05:58 Thời buổi này "tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mua thu", tìm được người có lòng, có giờ chịu ra làm việc đã là khó, tìm người vừa có tài, vừa có nhiệt tình đóng góp, lại vừa có giờ "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" thì quả thật là hiếm. Nếu có lòng muốn xây dựng thì đóng góp 1 cách tế nhị, tớ nghĩ sẽ có kết quả tốt. Thật ra người không làm đứng ngoài góp ý phê bình chỉ trích thì nhiều lắm, và người tham quyền cố vị, đi tìm "secondary gains" qua những việc làm thiện nguyện cũng không ít. Nếu chị CT thật lòng phục vụ mà chỉ vì nóng tính và kém tài 1 chút thì điều đó có thể thay đổi đươc. Còn những người chỉ chê trách để cho thấy mình có tài nhưng không ra làm việc đóng góp thử hỏi có hay ho gì hơn chăng ! Lời bàn Mao Tôn Cương kiểu này nói hoài không hết. Riêng ca đoàn thiếu nhi của tớ từ ca trưởng tới thiếu nhi mỗi lần tập hát đều cầu nguyên. Các em xin Chúa chúc lành cho con hát thật hay để con làm sáng danh Chúa. "Đức tin của con sẽ cứu con" vì vậy bọn tớ gắng đi đường trường, cầu nguyện và luyện tập thì thế nào rồi cũng hát hay, thế nào rồi Chúa cũng thương chúc lành!!! Amen. tuyen |
trinhle |
Posted - 03/14/06 : 10:48 Cảm ơn những chia sẻ của VL315, Nghe Chính sách của anh cũng hơi quen quen, nói thật chứ CĐ tôi từ đông hơn 40 mạng rồi đến 6/7 mạng rồi lên lại 30/40 rồi cuối cùng cho tới giờ nầy ngày nầy không hơn 20 người nói là thường xuyên đi, nhưng lại hát hay hơn rất nhiều compare với thời gian tr, khi tập hát anh CT bỏ chút thời gian để CV có thể học hỏi thêm về căn bản nhac lý,
Theo anh nói CT chỉ là một phần, va CT phải luôn update chính mình và học hỏi thêm từ các đấn su huynh và các bật tiền bối, tôi rất là đồng ý, Nhưng khi mà bảN thân CT của ca đoàn đó biết mình không giỏi và cũng không chịu đi học tập, và cứ làm càng cứ cho mình là hay, như vậy anh nghĩ sao, bởi vì tình trạng này tôi đang gặp phải ỡ nơi 1 ca đoàn bạn, vì đã nhiều lần tối ghé thăm CĐ nầy, cho nên tối mới có câu hỏi beginning của topic này, Chị ta cứ cho mình là giỏi nhưng tập hát không ra hồn, CĐ tập hát sai nhiều chổ cũng không biết correct, hễ có ai đó góp chút ý thì nổi cáu, và giận lẫy, CĐ có chuyện gì thì gọi Cha Xứ thu xếp tàn cuộc, và chính chị ta cũng là người đã nói với tôi "CĐ hát không hay 0 sao"
Các anh chị nghĩ sao khi tình hình này đã và đang xay ra tại một ca đoàn,
TL |
VL315 |
Posted - 03/13/06 : 08:01 Chào các anh chị, đề mục này VL hình như đã thấy xuất hiện trên forum cách đây không lâu .
Thứ nhất,theo VL nghĩ ca đoàn muốn hát hay, hát đều, ca trưởng chỉ là 1 phần trong đó thôi, chủ chốt là các ca viên, nếu biết ý thức đúng đi tập hát đều đặn thì việc ca đoàn hát hay chỉ là sớm muộn thôi . Ca đoàn tôi đã hơn 1 năm nay thực hiện chính sách "Không đi tập hát, xin miễn hát", chính sách này coi bề ngoài thì hình như không có "tình người" chút nào, lúc mới thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều người phản đối, thậm chí có người còn bỏ ca đoàn mà đi nữa là khác, nhưng với sự cương quyết của ban ca trưởng và BĐH ca đoàn, chúng tôi vẫn kiên trì với mục đích làm cho ca đoàn tiến thêm 1 bước nữa, có lẻ bước tiến này cũng chỉ để ngang hàng với các ca đoàn bạn mà thôi, nhưng dầu gì "có còn hơn không, có còn hơn không", chúng tôi thà thấy cảnh "le que vài người hát" nhưng hát chắc, vững, hay, còn hơn là, xin lỗi trước, là "một đám ô hợp" vừa hát bể, vừa làm phí công sức của ca trưởng và những người có đi tập hát...Đến hôm nay, cứ mỗi dịp lễ lớn, ca đoàn chúng tôi mỗi lần tập hát chung vẫn quy tụ được rất nhiều ca viên tham dự, hầu hết mọi người đều tự giác tham gia tập hát, những người không đi tập hát cũng tự giác "không hát" để ca đoàn đở phải thấy cảnh "bể show" như những năm trước .
Thứ hai, tôi nghĩ, muốn làm cho ca đoàn thăng tiến trong lãnh vực Thánh Nhạc, chúng ta phải không ngừng update, ca trưởng cũng phải tự update bản thân, trau dồi học hỏi các bậc đàn anh, để nâng tay nhịp, đồng thời cũng phải giúp ca viên 1 tay trong việc nâng cao trình độ nhạc lý căn bản . Ca đoàn tôi trước kia có mở các khóa nhạc lý, nhưng chả có mống nào tham gia, bữa đầu được vài chục người, vài bữa sau, kéo nhau "giông" hết, có lẻ chương trình quá nặng nề làm cho họ cảm thấy bị pressure, nên không thành công, cho nên lại trở lại cảnh "hát vẹt" như xưa . Trong chiều hướng phát triển, hiện tại, các ca trưởng trong mỗi buổi tập hát bồi dưởng thêm cho ca viên 1 vài lý thuyết căn bản về nhạc lý, như vậy mọi người có thể hiểu được . Cứ bồi đắp mỗi ngày một ít, cứ như vậy chẳng mấy chốc sẽ thành được núi cũng không chừng .
Thứ ba, ca đoàn mỗi năm phải tự đặt cho mình 1 mục tiêu, 1 hướng đi có tầm vóc, để mọi người cảm thấy có 1 cái gì đó mong mỏi thực hiện, thí dụ ra CD, trình diễn Thánh Ca cho Giáng Sinh, hoặc thực hiện 1 chương trình lớn của giáo xứ ..v..v..có như vậy thì mới có thể thăng tiến được, nếu không việc đi hát ca đoàn cứ như 1 công việc "phải làm" hàng tuần, tập hát -> lên hát -> chấm hết .
Tóm lại, tôi nghĩ việc làm cho ca đoàn hát hay hơn rất quan trọng, ca đoàn hát hay thì giáo dân tham dự Thánh lễ mới thêm phần sốt sắn, Hát là cầu nguyện 2 lần, nhưng nếu hát hay và sốt sắn thì chắc chắn phải có thêm "bonus" phải không các anh chị em .
Vài chia sẻ,
Thân VL |
trinhle |
Posted - 03/13/06 : 07:47 Anh Tuan,
Trong câu kết ý tôi muốn nói là, Nếu như CT có cảm nghĩ là ca đoàn mình hát hay dở cũng 0 sao thì nên vô đây coi lại lời nói của anh Hanpham, mà học hỏI được chút gì đó,
A. tuan đã di quá sâu khi anh phân tích từng câu nói cũa tôi, Thật sự ý tôi muốn nói là, nếu các ca viên muốn hát cho hay, mà CT không có khả năng đễ tập hát cho hay, rồi diện cớ nói hat hay hat dở cũng được, hát cho Chúa nghe mà, hay dở cũng không sao-
Cái đó làm tôi rất buồn bởi vì khi mình nói như vậy mình vô tình đem Chúa ra để mà ---- Tôi nói vậy chắc anh hiểu,
Tôi cũng rất vui khi được các ACE chia sẻ những cảm nghĩ rất là hay trong phần này,
TL |
tuanhk166 |
Posted - 03/11/06 : 19:30 Trinhle có lẽ muốn kết thúc cuộc trao đổi, tuy nhiên, cho tuan xin thêm một ý, xuất phát từ câu kết luận của trinhle. Trong phần khởi xướng cuộc trao đổi, Trinhle nóilời nhận xét của chị CT: "Ca đoàn hát hay hát dở cũng không sao.", và câu trong phần kết luận "CĐ không cần hát hay" thực sự, theo thiển nghĩ, có một sự khác biệt lớn. Trong câu đầu, có thể trong một hoàn cảnh nào đó, sẽ được hiểu như một lời an ủi, động viên khi CD hát không được tốt, tâm trạng ca viên đang bối rối, mặc cảm. Như thế, có thể thông cảm cho CT khi phát biểu như thế. Tuy nhiên, trong câu sau, "CĐ không cần hát hay" thì thực sự đáng trách nếu CT quan niệm như vậy. Bởi với một quan niệm như thế, cho thấy là CT đã buông xuôi, và làm suy sụp nhiệt tình của ca viên. Vài chia sẻ.
Tuan |
trinhle |
Posted - 03/11/06 : 12:14 Rất cảm ơn anh Hanpham, và cũng rất vui khi thấy các ACE, va các tiền bối đã chia sẻ cho câu hỏi của em, Nơi em đang sống cũng có rất là nhiều ca đoàn, cũng như bạn Duysinh, khi mì được đi dự lễ ở bất cứ nơi nào, mình cũng cố gắng nghe ca đoàn, thứ nhất là làm cho mình sốt sắng hơn, và từ đó mình có thể học hỏi những gì hay nơi ca đoàn đó -
Thật sự em rất buồn khi nghe những CT nói "Ca đoàn không cần hát hay" cái đó đúng là một phần lớn làm cho CĐ không phát triển được, Muốn CĐ hát hay, đúng, phải cần sự phối hợp giữa CT và ca viên (CV> Nhưng khi CV muốn hát cho hay, nhưng mà CT không có khả năng thì làm sao hát hay được,
Rất cảm ơn các ACE, trong đây, Xin cảm ơn anh Han rat nhieu, 0 biet bao nhiêu cái xuân xanh rồi, xin cho phép gọi bằng anh -- Vy vọng những CT có cảm nghĩ ca đoàn hát cho CHúa nghe 0 cần phải hát hay, mong rằng họ từ những lời chia sẻ của anh, mà rút kinh nghiệm,, CHúc mọi người bình anh trong Chúa và Mẹ Maria
TL |
Bichngoc |
Posted - 03/11/06 : 10:26 Rất cám ơn những chia sẻ của các anh chị về đề tài này. Đây có lẽ là sự thao thức của số đông các ca truởng mong mỏi nơi ca doàn của mình.
Riêng tôi, ca doan muốn hát hay phải do ca trưởng và cả ca viên, tuy rằng trách nhiệm, khả năng người ca trưởng đòi hỏi nhiều hơn nhưng sự ý thức và lòng mong muốn học hỏi, lãnh nhận cũng phải có nơi ca viên. Và nếu có, còn phải đòi hỏi một kỷ luật và commitment với nhau.
Trong suy nghĩ của tôi và một điều tôi luôn mong mỏi và chia sẻ với ca viên "Cái mà làm cho mình hát hay nhất là hát từ trong tâm của các bạn, đừng để ý lắm đến những lời khen. Nếu khi hát,các bạn cảm nhận đuợc từng lời hát là một lời cầu nguyện của chính mình dâng lên Thiên Chúa là các bạn đã hát rất hay rồi và qua đó, những ngừoi chung quanh cũng sẽ cảm nhận đuợc.
Peace, bn |
Loc |
Posted - 03/11/06 : 09:20 Theo em, một ca đoàn muốn hát hay không nhất định phải đông , quan trọng là ca viên phải đi tập hát thật đều và bài hát phải được tập cho đến nơi đến chốn, nếu ca đoàn đông mà ngày đi ngày nghỉ thì cũng tội cho ca trưởng lắm .Về sự thưởng thức của giáo dân thì cũng khó nói lắm , em thấy thường thường họ hay khen khi ca đoàn hát đạt một bài hát cũ đã gắn liền với một kỷ niệm hay một hình ảnh nào đó trong tâm trí của họ , em thấy ít khi họ khen một bài mới sáng tác lắm . Đối với ca viên cũng thế , một bài hát phải hát đi hát lại mấy kỳ họ mới bắt đầu thấm và dần dần bỏ thêm tâm tình vào .
Lộc |
n/a |
Posted - 03/10/06 : 23:38 Mình xin đóng góp cho vui.
Đi bất cứ nơi đâu và có dịp dự lễ, mình đều léng phéng tới gần ca đoàn, trước là để chiêm ngưỡng, sau là để học hỏi điều hay dở, và tệ hại nhất là thấy cuốn sách hát nào vô chủ là tự nhiên cầm nhầm đem về làm tài liệu! Nhìn thấy các ca đoàn ở Seatle, Westminster, hoặc ở San Jose với lượng ca viên hùng hậu mà phát thèm, và mình ước ao làm sao có được 1 con số ca viên như thế.
Mình thường nói với ca viên 2 điều kiện ắt có và đủ như sau: 1. Muốn người ta đâm đơn xin vào ca đoàn thì ca đoàn phải hát cho hay 2. Mà muốn hát cho hay thì phải có nhiều ca viên hơn.
Và cho tới bây giờ thì 2 điều kiện đó xem ra không ăn nhậu gì với nhau cả: 1. Ca đoàn mình hát cũng không đến nổi tệ, nhưng chờ đỏ con mắt không thấy ai xin vô, dù đã kêu gào, năn nỉ. Giáo xứ quá ít giáo dân mà hội đoàn thì nhiều vô kể. Có nhiều ca viên ở hầu hết các hội như: Mẹ gia đình, Giáo lý viên, Dòng Ba Đa Minh, Hội Mân Côi... và cứ thế mà ít khi thấy tập hát "cho em skip 1 bữa đi họp này nọ..." 2. Anh chị em chưa thấy các dịp lễ lớn như Giáng Sinh, Phục Sinh, Bổn mạng đâu nhé, gác hát chật cứng không có chỗ chen, và ca trưởng bước lên bục mà bụng đánh lô tô vì nhìn xuống thấy toàn các đấng không có tâp hát. Và cứ vậy mà lễ càng lớn chừng nào thì xác xuất hát bể càng cứ thế mà leo thang cao hơn!
Nói vậy thôi chứ ai cũng muốn ca đoàn hát hò cho hay ho, không phải để được khen cho bằng giúp giáo dân hiệp ý cầu nguyện. Tuy nhiên, còn tùy hoàn cảnh của mỗi cộng đoàn, tùy tài năng của mỗi ca trưởng, và sự cộng tác của ca viên mà ca đoàn có khá hơn hay không.
Để kết luận, ca đoàn mình đã từng an ủi nhau "Không bể là may lắm rồi, đòi hỏi chi nhiều"!
Duy Sinh |
HoangHung |
Posted - 03/10/06 : 21:44 Cám ơn anh Hãn nhiều nhiều... |
hanpham |
Posted - 03/10/06 : 12:23 Đối với tôi thì ca đoàn phải hát hay. Tôi rất khổ tâm khi thấy ai ai khi ra ngoài đời đi làm thì luôn luôn ráng làm cho hay cho giỏi. Tuy nhiên khi làm ca đoàn thì lại trái ngược lại. Phải chăng khi đi làm thì làm giỏi thì thấy tiền nhiều còn làm giỏi cho ca đoàn thì chẳng được gì cả ???? Suy nghĩ như thế thì chúng ta cần phải suy nghĩ lại vì mọi sự đều có bàn tay Chúa tạo nên cả. Bên cạnh những sự làm cho qua loa cho ca đoàn còn có những tư tưởng cần nên tránh trong khi làm ca trưởng là: “hát dở cũng được”, “rồi cũng xong”, “có Chúa hiểu”, “tất cả đến để phục vụ” .... Những tư tưởng này là những cản trở lớn cho sự tiến bộ của ca đoàn.
Thế nào là hát hay ? Câu hỏi này tôi nghĩ là chính các ca trưởng phải tự hỏi ngược là “mình có khả năng làm cho ca đoàn hát hay không?” Bên cạnh đó là các ca viên cũng phải tự hỏi mình là “mình có thể hay có muốn hát hay không ?”. Đúng là ca trưởng cần phải giỏi nhưng các ca viên không chịu làm việc thì cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Sau khi củng cố vững vàng ở mặt này rồi thì bước kế tiếp là xem coi dư luận nói sao về cách hát của ca đoàn. Đừng “tin tưởng” nhiều quá vào các lời khen khi gia đình đám cưới lên cám ơn “.... ca đoàn đã dùng lời ca tiếng hát ....” hay đừng vội phổng mũi khi nghe cha xứ khen trong dịp lễ lớn. Đơn giản là vì mấy dịp đó mọi người thường hay khen cho vui lòng mọi người chứ chưa chắc đã nói đúng tình hình. Sau đây là những “dấu chỉ” mà tôi nghĩ là nó cho thấy là một ca đoàn đang hát hay:
1/ Các cha, giáo dân đi kiếm tìm chúng ta để khen. Tôi vẫn nhớ khi cha Hiền lúc đó đang còn làm LM Chủ Tịch Cộng Đoàn Tu Sĩ & Giáo Dân VN tại Hoa Kỳ về thăm giáo xứ chúng tôi. Ngày hôm đó chúng tôi một bài hát rất đơn giản trong phần dâng lễ “Đây bánh thánh đây rượu nho khiết tinh ....” Sau thánh lễ mặc dù được đông đảo giáo dân vây quanh thăm hỏi nhưng somehow ngài đã lách ra để tiến đến bắt tay tôi và khen ca đoàn. Khi tự nhiên các cha, giáo dân đến kiếm chúng ta thì đó là những lời khen (chê) rất cần tâm niệm. Có lần một cha khách đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ chúng tôi. Sau khi chúc bình an cuối lễ xong, ngài tự nhiên nói là “Tôi phải khen ngợi các anh chị trong ca đoàn hát rất hay”. Những lời khen tự nhiên bộc phát như vậy chắc chắn không phải nói để làm .... vui vẻ cả làng. Cách đây 2 tuần, ca đoàn Thiếu Nhi chúng tôi hát bài “Confitemini Domino” mà đến bây giờ vẫn còn người khen. Cha xứ thậm chí còn order bài hát đó cho kỳ cấm phòng mùa Chay sắp tới. Các lời khen không phải chỉ trong khu vực nhà thờ mà còn có thể xảy ra bất cứ nơi nào. Nhiều khi đi ăn phở gặp giáo dân nhận mặt họ cũng có thể khen. Các sự kiện đó chỉ có được nếu ca đoàn hát hay.
2/ Ca đoàn hát làm giáo dân khóc. Tôi vẫn nhớ những thánh lễ mà chúng tôi hát bài “Cầu Cho Cha Mẹ” lúc nào cũng có những đôi mắt đỏ hoe trong ca đoàn và trong giáo dân. Cái hay là chúng ta phải làm sao mà chúng ta muốn là thiên hạ phải cười và khi chúng ta cần là thiên hạ phải khóc. Đương nhiên dễ làm cho giáo dân khóc nhất là đám tang. Vậy đó mà cùng một chương trình lễ mà khi ca đoàn A hát thì giáo dân rất xúc động nhưng đến ca đoàn B hát thì mọi người lại bị lo ra. Chỉ có ca đoàn hát hay mới có thể làm rung động tâm hồn mọi người thôi.
3/ Giáo dân ... ngừng hát theo. Trong giáo xứ có sách hát để cộng đoàn hát theo nhưng họ lại ngừng hát để nghe ca đoàn. Thường thường giáo dân hay làm là vẫn để cuốn sách mở ra nhưng hai mắt thì nhắm lại với khuôn mặt rất trầm ngâm. Đương nhiên nhắm mắt để họ có thể thả hồn vào với bài hát ca đoàn đang hát chứ không phải để ... ngáy. Bên cạnh đó chuyện này chỉ xảy ra cho vài giáo dân thôi chứ nếu cả cộng đoàn đều ngừng hát hết thì chắc chắn tại chúng ta hát sai bài khác rồi. So, watch out and double check “dấu chỉ” này trước khi declare victory.
4/ Ca viên mới tham gia ca đoàn “Đất lành chim đậu”. Không phải tự nhiên mà các ca đoàn Cung Chiều, Trẻ Đắc Lộ, Lang Thang ngày xưa lại có một lực lượng hùng hậu .... đuổi đi không hết. Thành công của các ca đoàn đó là các ca trưởng hạng gộc gạo và họ biết làm sao để ca đoàn ngày càng tiến bộ. Hiện nay với dân số VN tản mát có thể sẽ là một vấn nạn. Mặc dù vậy, một khi tiếng tăm đã có sẵn rồi thì sẽ có ca viên mới. Nhiều ca đoàn chỉ biết cậy vào cha xứ làm announcement trong giáo xứ để kiếm ca viên mà quên mất rằng giáo dân không tham gia ca đoàn là tại vì chúng ta hát quá dở. Điều này giống như là một nhà hàng dở cho dù có quảng cáo rầm rộ thì thực khách chỉ cần bị lừa vài lần là họ biết ngay thôi. Đừng quên là giáo dân cũng rất tinh tường trong việc đánh giá cái hay và cái dở của một ca đoàn. Làm việc phục vụ là điều tốt nhưng không có nghĩa là “sao cũng được”. Đúng là ca đoàn là niềm vui, là nơi tụ họp bạn bè .... nhưng sau cùng thì vẫn phải trở lại vấn đề chính là ca hát.
Trên đây là những dấu hiệu mà tôi cho là chỉ có khi ca đoàn thật sự hát hay thì mới có thể xảy ra. Hát hay không phải là chỉ một sớm một chiều nhưng điều đó đòi hỏi một sự luyện tập cần mẫn và kỷ luật. Bên cạnh đó ca trưởng phải biết làm sao để “chuyên chở” những ý tưởng của mình về bài hát để ca đoàn có thể thi hành được. Chỉ có khi ca đoàn rung động với bài hát thì cộng đoàn mới có thể rung động theo được. Cha Kim Long có nói: “Chúng ta không thể cho đi những gì chúng ta không có”. Nếu chúng ta không rung động thì làm sao người khác rung động và làm sao có thể hát hay ? Phải chăng đó là những phẩm chất còn thiếu thốn trong các ca trưởng ? Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
caotrituyen |
Posted - 03/08/06 : 19:02 Ca đoàn thiếu nhi của tớ có nhiều em hát giọng mũi rè rè (7-11tuổi) nghe không hay, các anh chị phụ trách không biết có nên sửa không ? mà cũng không biết sửa làm sao ? Thôi thì chỉ cố gắng dạy cho các em hát đúng tone là được rồi ! Chỉ có điều những em này giỏi nhạc, siêng tập hát và nhiệt tình bọn tớ muốn luyện thêm cho các em hát hay hơn mà chưa biết làm sao! Tập cho 1 lủ con nít (40 dứa) hát đúng tone, vô đúng nhịp, phát âm đúng tiếng Việt là hết xí quách rồi nên đôi khi cũng bỏ quên những trường hợp đặc biêt. À mà ca đoàn hát như thế nào thì gọi là hát hay ? tuyen |
HoangHung |
Posted - 03/07/06 : 12:45 Đồng ý với trinhle, có nhiều sao lắm đó! |
|
|