T O P I C R E V I E W |
minhbpt |
Posted - 07/15/01 : 18:49 Anh Hùng mến , Em xin phép được chia xẽ kinh nghiệm về phương pháp đánh nốí nhịp .
Các bạn thân mến, các ca trưởng “mới ra lò” luôn có những mối băn khoăn chung: 1. Làm sao để 2 tay có thể đánh 2 động tác khác nhau ? 2. Làm sao để có thể nhanh chóng trở lại khuônh nhịp khi mình lỡ đánh sai nhịp ? 3. Khi ca đoàn phát triển dân số, đủ khả năng hát bài 3 hoặc 4 bè, làm sao để điều khiển các bè , để đôi tay nhịp không bị rối loạn khi bè sop vào nhịp 1, bè alto vào nhịp 2, bè tenor vào nhịp 3 và bè basso vào nhịp 4.
Có rất nhiều trường phái đánh nhịp, mỗi trường phái có cách giải quyết riêng. Những bài tập mà tôi chia xẽ với các bạn sau đây có thể rất lạ đối với một số bạn, có thể không giống ai và cũng có thể không phù hợp với lý thuyết của một số trường phái nào đó, xin quý vị vui lòng tha thứ cho.
GHI NHỚ: 1. Tay nào đánh xong phần nhịp của nó thì các bạn nhớ thu tay đó về phía trước ngực hoặc bụng. 2. Nhớ “xếp cánh gà” lại, đừng khuỳnh cùi chỏ quá cao.
NHỊP 2/4: Bài tập 1: Tay phải đánh nhịp 1 - Tay trái đánh nhịp 2 . Bài tập 2: Tay trái đánh nhịp 1 - Tay phải đánh nhịp 2 .
NHỊP 3/4: Bài tập 1: Tay phải đánh nhịp 1 và 2 - Tay trái đánh nhịp 3 . Bài tập 2: Tay trái đánh nhịp 1 và 2 - Tay phải đánh nhịp 3 . Bài tập 3: Tay phải đánh nhịp 1 - Tay trái đánh nhịp 2 và 3 . Bài tập 4: Tay trái đánh nhịp 1 - Tay phải đánh nhịp 2 và 3 .
NHỊP 4/4: Bài tập 1: Tay phải đánh nhịp 1 , 2 và 3 - Tay trái đánh nhịp 4 . Bài tập 2: Tay trái đánh nhịp 1 , 2 và 3 - Tay phải đánh nhịp 4 . Bài tập 3: Tay phải đánh nhịp 1 và 2 - Tay trái đánh nhịp 3 và 4 . Bài tập 4: Tay trái đánh nhịp 1 và 2 - Tay phải đánh nhịp 3 và 4 . Bài tập 5: Tay phải đánh nhịp 1 - Tay trái đánh nhịp 2 , 3 và 4 . Bài tập 6: Tay trái đánh nhịp 1 - Tay phải đánh nhịp 2 , 3 và 4 .
Phương pháp này đòi hỏi thời gian tập luyện chuyên cần ít nhất là 1 tháng liên tục. Xin đừng vội nản chí nếu trong suốt 7 ngày đầu tiên các bạn vẫn còn lẫn lộn nhịp của tay phải với phần nhịp của tay trái . “Có công mài sắt có ngày nên ' xà beng ' ” hi! hi! hi! , theo thời gian, chắc chắn các bạn sẽ thấy: 1. Hai tay làm được 2 động tác khác nhau. 2. Khi tay phải đánh trật hoặc lố nhịp, có thể dùng tay trái “ cứu bồ “để trở lại khuôn nhịp . 3. Việc điều khiển 2 và 3 bè sẽ từ từ không còn là vấn đề khó khăn nữa.
Hãy nghĩ đến một ngày các bạn điều khiển một bài hát 4 bè nhưng các bạn không đánh rớt một nhịp nào cả. Đó chính là phần thưởng lớn lao dành cho những ca trưởng chịu khổ luyện ngay từ khi còn đang học cũng như sau khi đã “ xuống núi “. Chúc các bạn thành công.
Minh
|
|
|