Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Làm sao để ca đoàn hát hay hơn

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
minhbpt Posted - 02/16/02 : 14:16
Làm sao để ca đoàn hát hay hơn trong các thánh lễ ?
( GIỚI HẠN : bài chia sẻ này dành cho các bạn mới bắt đầu gánh vác trách nhiệm ca trưởng. )

Các bạn thân mến,

Là ca trưởng, chúng ta thường phải nghe rất nhiều lời phê bình vế bài hát và về ca đoàn (hay và dỡ), ví dụ : “ca đoàn hôm nay hát hay quá!”, “bài hát hiệp lễ thật tuyệt!”, hoặc “bài ca dâng lễ hát nghe không có hồn vía gì cả”, “hôm nay ca đoàn hát ẹ quá!” . Thật “mát ruột” khi nhận những lời khen, nhưng thật đau lòng khi nghe những lời chê . Lý do đơn giản khi hát dỡ là: ca đoàn chưa có sự kết hợp hài hòa để diễn đạt được trọn vẹn “hồn” của bài thánh ca .

Có rất nhiều lý do để bị chê (xin phép nêu ra chỉ một vài lý do đơn giản nhất):

Ạ Phía người bị phê bình:
1. Ca trưởng :
- Không có nhiều thời gian để nghiền ngẫm ý nghĩa của lời ca và giai điệu của bài hát (đa số diễn đạt tùy hứng).
- Mới ra lò : kinh nghiệm còn thiếu và tay nhịp còn yếu ...
- Chưa từng trãii nhiều để có thể nhanh chóng nhận ra ý nghĩa chi tiết của mỗi đoạn nhạc trong bài ...
- Không có nhiều thời gian tập cho ca viên .
2. Ca viên:
- Ca viên cũ : bài hát quá quen thuộc nên không còn hấp dẫn để thu hút tâm hồn họ ...
- Ca viên mới : chưa thuộc bài hoặc chưa hiểu hết được ý nghĩa lời ca (còn quá trẻ và cuộc sống chưa gặp nhiều trắc trở, chưa từng trãi ...)
- Không đi tập hát đều đặn .
3. Người đánh đàn:
- Không có nhiều thời gian đe tập dượt nên tiếng đàn không "mượt" , vì vậy không mang cùng tâm tư với ca đoàn, từ đó không gợi hứng cho ca viên hát hay được
- Hòa âm chưa phù hợp với bài nhạc ...

B. Phía người phê bình:
- Tùy theo điều kiện cá nhân ( nhạc lý , kiến thức, sự từng trải ...) sẽ hiểu ý nghĩa của lời hát khác với cách của ca trưởng và ca đoàn.
- Tùy theo ý thích cá nhân ( loại nhạc, tiếng đàn ...) sẽ làm cho họ chấp nhận hoặc không chấp nhận cách diễn tả của ca đoàn.
- Tùy theo tâm trạng + tình trạng cá nhân ( khỏe , bệnh , vui , buồn ...) sẽ làm cho họ thích hoặc không thích nghe lời ca.

C. Điều kiện môi trường:
- Quá nóng làm mau mệt: ví dụ như đèn vàng 500W dọi thẳng từ phía trên, hơi người + hơi đèn cầy xông lên từ giáo dân phía dưới ...
- Quá lạnh cũng ảnh hưởng đến tất cả mọi người (hách xìdầu, nhiễm lạnh là yếu người ...).

D. Âm thanh:
- Quá nhiều bass, treble, echo sẽ làm cho tiếng hát nghe như nghẹt mũi, the thé hoặc không rõ ...
- Jacks không tốt có thể gây những tiếng động rột rẹt ngoài ý muốn...

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Ca trưởng thường "bị" gánh 100% trách nhiệm. Tuy nhiên thực tế có thể nói ca trưởng gánh chỉ có 50%, 50 % còn lại do ca viên và người đánh đàn, âm thanh, và môi trường (tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo ca đoàn). Phần giải quyết vấn đề phần lớn liên quan đến ca trưởng và xin phép được miễn nói về giáo dân vì đó là việc uncontrolable .
Để giúp ca đoà hát hay hơn, phải có sự kết hợp làm việc hài hòa giữa ca trưởng, ca viên, người đánh đàn, và chuyên viên âm thanh (và ban tổ chức của giáo xứ trong các dịp lễ lớn). Vì vậy:

Ạ Ca trưởng (50%) có nhiều việc phải làm:
1. Hiểu bài hát: chịu khó dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm lời hát. Nếu có thể được , tự đặt mình vào tình trạng của tác giả từ đo sẽ dễ dàng hiểu được ý tác giả muốn nói gì qua lời ca.
2. Truyền đạt được hồn của bài hát : Nhịp phải từ tâm mà ra . Điều này rất khó làm nếu bạn chưa thật nhuần nhuyễn các nét diễn đạt của tay nhịp . Chính bạn phải là người đầu tiên cảm nhận được hồn của lời ca qua đôi tay của mình trước khi truyền đạt đến ca viên.
3. Thường xuyên học hỏi và luyện tập để nâng cao trình độ cá nhân:
- Học thêm về Kinh Thánh giúp hiểu đúng ý nghĩa của lời ca .
- Luyện tập tay nhịp cho thật nhuần nhuyễn , chịu khó tập cho đến khi trong đầu bạn nghĩ gì thì cùng một lúc tay nhịp cũng diễn đạt đúng như vậy , đừng vội hài lòng với những nét nhịp vừa mới tạm hoàn chỉnh .
- Tập cho đôi tai thính hơn để có thể nghe được hòa âm phát ra đúng hay sai, nghe được từng giọng bè trong khi ráp bài hát, hay hơn nữa là nhận ra người hát sai trong số đông ca viên , từ đó có thể dễ dàng chỉnh sửa giọng hát hoặc đàn .
4. Đối với ca viên:
- Luôn luôn đôn đốc ca viên tập hát và dự thánh lễ ( bài hát này nhàm lắm nhưng ca trưởng nào cũng phải hát :) )
- Nhắc ca viên chuẩn bị bài hát đầy đủ trước thánh lễ .
5. Kiểm tra điều chỉnh air temperature cho thích hợp .
6. Kiểm tra với người chịu trácnh nhiệm hệ thống âm thanh , microphones ...
7. Nên có chương trình tổng quát của các thánh lễ long trọng để tránh tình trạng lúng túng do các nghi thức và lời nguyện dài . Nhờ vậy ca trưởng sẽ ít bị chi phối tinh thần trước khi bước lên bục .

B. Ca viên + người đánh đàn : đơn giản là nên chịu khó đi tập hát đều đặn , không nên phân biệt bài củ hay bài mới, học thêm nhạc lý , hát và đánh đàn cho hay và có hồn.

C. Chuyên viên âm thanh:
- Nếu có thời gian, nên có mặt để nghe ca đoàn tổng dợt trước thánh lễ , nhờ vậy sẽ biết được bè nào cần được nâng giọng, hoặc đoạn nào cần nhiều echo ...)
- Phải luôn bảo đảm đường dây dẫn + các mối nối tuyệt đối tốt ...
- Phải luôn sẵn sàng dụng cụ thay thế trong trường hợp bất trắc ...

Trên đây chỉ nêu một phần nhỏ những việc các nhóm thường làm, còn rất nhiều việc khác cần làm tùy theo điều kiện sinh hoạt của mỗi giáo xứ. Có một điều bạn cần ghi nhớ : Ca trưởng giỏi là người luôn luôn trau dồi kỷ năng , có khả năng điều phối công viêc, có tầm nhìn tổng quát lẫn chi tiết (trừ trường hợp năng khiếu bẩm sinh, nếu không bạn có thể phải qua một thời gian làm việc lâu dài mới có được kinh nghiệm này ). Nếu bạn "quán xuyến" hết được mọi mặt, bạn sẽ làm cho ca đoàn hát hay hơn .

Bạn nào biết những gì cần thiết xin vui lòng góp thêm ý kiến.

Minh



1   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
Thuan_D_Bui Posted - 06/04/03 : 18:17
Hoàn toàn đồng ý với Minh. Chỉ xin thêm một ý nhỏ: Ca trưởng, người thường xuyên tập hát cho các ca viên, phải luôn luôn rèn luyện cho giọng hát của mình (không cần thiết phải hay như một người hát đơn ca, mặc dầu nếu được vậy thì càng tốt) được chính xác về cao độ, nhịp điệu, và tâm tình của bài Thánh Ca. Qua sự tìm hiểu ý kiến của những ca trưởng giỏi nhiều kinh nghiệm cũng như quan sát nhỏ nhoi của riêng cá nhân tôi, mình (CT) hát sao thì CV hát như vậy.


Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05