T O P I C R E V I E W |
hanpham |
Posted - 07/21/09 : 13:47 Bạn mến
Sau thánh lễ ngày 6/18/09 tại National Shrine Washington DC http://vietcatholic.net/News/Html/68409.htm , http://liendoanconggiao.net/ (xin xem hanhhuong2009-10.flv) , http://www.hanpham.com/thanhca/shrine061809.htm tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho dàn nhạc của ca đoàn TNTT tại giáo xứ tôi. Câu hỏi được hỏi nhiều nhất là "làm sao có thể xây dựng được một dàn nhạc như vậy ?" Câu hỏi này cũng được một số thành viên trên ca trưởng forum đặt ra cho tôi. Tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức dàn nhạc này.
Sự hiện diện của 15 nhạc công tuổi đời từ 6 cho đến 20 đàn violin, thổi Clarinet với phong cách chững chạc đã làm ngạc nhiên người tham dự thánh lễ tại National Shrine. Thật ra hôm đó dàn nhạc đã vắng hơn 10 em vì bận đi học, đi vacation, hay không tham gia. Trong khi các hội đoàn khác có thể đang chật vật với nhân lực thì orchestra này lại có waiting list. Chỗ ngồi chỉ giới hạn. Hơn nữa nếu cho vào hết thì có thể sẽ lấn át giọng hát của ca đoàn. Mặc dù vậy, tôi hy vọng năm tới sẽ thêm vào khoảng 10 violin, 2 trumpet, 1 cello, some more clarinet và flute. Tất cả giấc mơ này có được là nhờ vào sự làm việc tận sức, và một chút ... tự ái.
Chúng tôi phụ trách lễ cho thiếu niên vào chiều thứ bảy 6 pm sau khi các em đi học giáo lý. Vào dịp mừng lễ CTTĐVN năm 2006, chúng tôi thành lập một orchestra để đàn cho dịp đại lễ này. Gia đình tôi là dân violin Nhạc Viện Saigon cho nên cũng ráng duy trì truyền thống. Nhóm đầu tiên gồm có anh em tôi và các con cháu cộng thêm một số em TNTT đã từng sinh hoạt trong cộng đoàn. Sau thành công rực rỡ đó thì chúng tôi lại nghĩ doing the same cho Christmas. Kỳ này orchestra đã có vài khuôn mặt mới do phụ huynh trong giáo xứ đem vào http://www.hanpham.com/thanhca/noel2006.htm Thấy ngon xơi sau hai thánh lễ, các em nhạc công muốn tham gia đàn lễ hằng tuần. Từ đó trở đi, orchestra đã trở thành một thành phần của thánh lễ 6 pm thứ bảy. Có các em thì vui nhưng tôi phải làm việc thêm gấp bội. Vừa đàn lễ tuần này xong, tôi đã phải ngồi xuống viết bài tuần tới cho các em. Và cứ như thế hằng tuần các em vào trong website của tôi www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm để download bài hát xuống tập. Tôi vẫn định hướng cho mình là tạo điều kiện cho các em làm việc cho nên không viết bè quá khó. Tuy các em đàn nhưng thành phần support gồm có keyboard, guitar, bass, violin của anh của tôi vẫn là thành phần nòng cốt trong lúc đó. Cứ như vậy mà tiến và orchestra ngày càng phát triển nhân lực. Hằng tuần đi vào giáo xứ, ai cũng thấy một số thiếu niên đi học giáo lý nhưng kè kè thêm nhạc cụ violin, viola, clarinet, flute ... Tháng 2, 2008 orchestra đã gặp một biến cố lớn là anh của tôi quyết định rời nhóm để đem tài năng mình phục vụ các ca đoàn khác. Lúc đó tôi bị hụt hẫng vô cùng vì sự ra đi đó giống như Michael Jordan ra khỏi đội Chicago Bull vậy. May mắn thay các em sinh hoạt từ ngày đầu với orchestra đã mạnh dạn step up và trưởng thành trong phục vụ để tiếp tục đưa orchestra tiến lên. Các em càng giỏi thì challenge lại càng nhiều. Các em trông đợi các bài phối khí khó để đàn cho ... vui. Thật ra khả năng các em violinist còn xa xăm lắm so với khả năng của anh em tôi. Nhưng viết bài cho các em lại rất là challenge cho tôi vì khả năng phối khí của tôi hạn hẹp thôi.
Orchestra của chúng tôi tồn tại và tiếp tục bành trướng là vì các em nhận thấy sự serious khi làm việc của chúng tôi. Orchestra chúng tôi zero practice. Thật ra các bài phối khí của tôi quá dễ cho nên chẳng cần phải tập tành. Mọi sự được post trên internet để các em tự học. Đây cũng là điều các phụ huynh thích vì đỡ phải chở đi chở về. Có em trong orchestra là sinh viên học bổng toàn phần trong đại học, có em straight A students, có em là National Junior Honor Society Members, có em là TNTT miền leaders... Tuy nhiên tôi vẫn dặn các em là phải luôn luôn khiêm nhường trong khi làm việc tại giáo xứ và phải grateful for the opportunity to serve God and his church. Các em dần dần không chỉ thích công việc mình làm mà thích luôn cả thánh ca VN. Các em còn mạnh dạn recruit thêm bạn bè vào đàn cho vui. Có em không chỉ đàn lễ chiều thứ bảy nhưng còn đàn luôn lễ 6:30 sáng CN khi tôi bắt đầu lo cho ca đoàn đó. Những khi có những event đặc biệt, các em luôn luôn cầm theo nhạc cụ để nếu cần là đàn liền.
Gần 3 năm nhìn lại, tôi hãnh diện vào sự trưởng thành và khả năng làm việc của mỗi em trong orchestra. Con trai tôi khi vào orchestra đàn violin chỉ biết đàn open string. Lúc đó tôi phải viết đến violin .... 5 dễ đến độ không còn có thể dễ hơn nữa. Cu cậu ráng bây giờ cũng lên violin III rồi. Tôi cũng có thể cho là chúng tôi còn thất bại vì hằng năm giáo xứ có hơn 450 em đi học giáo lý mà chỉ có 25 sinh hoạt trong orchestra. Quá ít!!!! Chúng ta phải tạo điều kiện cho các em tham gia làm việc. Đây là step ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Giáo xứ nào cũng có thiếu niên. Talk to them, tell them to come and work for God. Không phải em nào cũng sẽ nghe chúng ta nhưng keep trying. Tôi nhớ có một em 12 tuổi đàn violin mà tôi phải nói chuyện suốt 3 tuần mới thuyết phục em vào đàn. Hôm nọ tôi thấy tại Ontario, Canada có 3 em gái đàn violin trong buổi rước kiệu. That was wonderful !!!! Nếu chúng ta keep up với các em thì dần dần sẽ lôi kéo được các em khác ngay. Tôi nghe nói tại Texas có trường dạy nhạc đem cả dàn nhạc của mình đi sang Missouri đàn trong dịp hành hương. Orchestra của chúng tôi có thể nổi bật hơn vì các em không chỉ đàn lễ lớn mà đàn hằng tuần. Thiếu niên bên Mỹ được tạo điều kiện học âm nhạc trong trường cho nên đó là resource quí giá vô cùng. Một khi chúng ta tap vào resource đó rồi làm việc đàng hoàng là ăn tiền liền.
Cũng có lúc xảy ra tranh cãi vì những tư tưởng không đồng ý với orchestra, có những tư tưởng ngăn chận sự bành trướng của orchestra ... Biết làm sao được khi chúng ta đều là human being cả. Tôi rất buồn vì sự suy nghĩ quá hẹp hòi của chúng ta. Hãy nhìn các em trẻ tuần này sang tuần khác nghiêm chỉnh làm công việc của mình. Tại sao chúng ta không nghĩ là chính Chúa đã gọi các em đến làm việc cho Ngài mà lại đi phê bình hay áp đặt schedule cho các em ? Những em nhỏ 6, 7 tuổi hoàn toàn không có khái niệm là đàn 1 tháng 1 lần là gì cả. Chúng chỉ biết đi theo bố mẹ mà thôi. Nếu đi theo bố mẹ mà không được đàn bởi vì luật lệ này nọ thì chỉ làm chúng confused mà thôi. Nhiều khi thấy bậc người lớn tranh chấp với các em, tôi rất buồn.
Một điểm thành công của orchestra là chúng tôi không phải là một hội đoàn. Các em không có nhóm trưởng, dàn nhạc trưởng hay bất cứ trưởng này trưởng nọ gì hết. Tôi thiết nghĩ nếu một ngày nào đó giáo xứ đòi hỏi các em làm thành hội đoàn rồi bắt đầu bầu lên nhóm trưởng thì đó sẽ là ngày báo tử cho orchestra. Một điều vô cùng quan trọng là người ta hay nói "orchestra của anh Hãn". Tôi đả phá điều này vì orchestra là của giáo xứ. Tôi vẫn nói ai muốn các em đàn thì cứ việc talk to them. As long as chúng ta làm việc đàng hoàng và tôn trọng các em, các em sẽ làm việc.
Một điểm mạnh khác là cha xứ rất thích orchestra này. Chính ngài là người vô tình làm tôi chạm tự ái cho nên tôi làm việc bất kể ngày đêm để build up orchestra. Hồi đó cách đây không lâu khi ngài đi tham dự ngày Hành Hương các Sắc Tộc cũng tại National Shrine, ngài nói với tôi là dân Korea đem đến một dàn nhạc khoảng 40 người đàn nghe phê lắm. Ngài nói ráng làm sao làm giống giống như vậy là hết xẩy. hahahah tự ái dồn dập cho nên tôi đã lăn xả vào để improve orchestra. Tôi nghĩ là nhóm nhạc Korea cũng giống như các group khác là chỉ nhắm vào big event chứ không consistent đàn lễ hằng tuần như orchestra của chúng tôi. Khoảng cách về nhân lực chúng tôi đã bắt đầu thâu hẹp lại rồi. Bảo đảm chúng tôi có thể sắp sửa nhìn đời bằng cặp mắt lim dim rồi.
Đó là những kinh nghiệm của tôi. Các bạn có khó chịu, tự ái khi tôi thách thức các bạn làm điều tương tự tại nơi bạn đang sinh hoạt không ? To be honest, không khó đâu. Hãy nghĩ đến thế hệ chúng ta bây giờ đã U50 rồi. Đã đến lúc phải refresh lại. Bên cạnh orchestra đang lớn mạnh, tôi đang plan bổ xung khoảng 30 em nghĩa sĩ TNTT vào ca đoàn bắt đầu vào tháng 9 này. Các em đi đâu cũng dính chùm với nhau cho nên hoặc là được hết, hoặc là nothing. Tuy nhiên tôi rất confident là tôi sẽ được hết. Làm việc cho Chúa là niềm vinh dự. Chúng ta đang có niềm vinh dự đó thì phải làm cho các em thấy rõ điều đó. Good luck!!!
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
PS: Tiện đây tôi xin giới thiệu một vài bài hát cho mọi người thưởng thức orchestra của chúng tôi. Sau khi vào url này www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm chúng ta di chuyển sang tay phải nơi chúng tôi để các mp3 files. Các bài hát này được thâu live trong thánh lễ. Máy móc của tôi toàn loại "chiến đấu" rẻ tiền tuy nhiên hy vọng mọi người sẽ enjoy cả ca đoàn và orchestra:
- Dâng Hiến - Sat 3/14/09 CN III Mùa Chay - God Calls Us Each By Name - Friday 4/3/09 Thánh Lễ Thêm Sức - Này Buồn Hỡi Chào Ngươi - Sat 4/25/09 CN III Phục Sinh - Được Rước Chúa - Sat 5/16/09 CN VI Phục Sinh - http://www.hanpham.com/thanhca/shrine061809.htm
|
36 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
hanpham |
Posted - 12/29/09 : 07:14 Dear Embevnlady
Trước hết mình xin hoan hô tinh thần chịu khó tập luyện của bạn. Mình cũng xin hoan hô các bạn của bạn đã ráng ngồi nghe và phê bình. Hôm nay còn lủng củng nhưng ngày mai sẽ sáng sủa hơn.
Again, câu chuyện "cha cha không giống cha cha..." của mình chỉ là một concept. Mình đưa ra và các anh chị em trong ban nhạc tự tìm solution. Same thing với chuyện phá cách. Mỗi người nên có style riêng của mình. Mình không thể giúp bạn trong việc này vì mỗi người có một trình độ, nhạc cảm riêng. Mình nghĩ bạn Daquansta có những details rất hay mà bạn có thể tham khảo. Mình xin đề nghị một vài điểm để bạn có thể dựa vào đó mà tập luyện:
- We must focus on the songs in their bare-bone form in order to prepare the accompaniment. Let's not be influenced by the styles.
- For most of the church songs, the time signatures are common 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8. Any simple piano/organ chord patterns (arpeg, block) will able to accompany these songs adequately, as long as the patterns fit the time signature and the rhythmic feel of melody.
Mình có nói là chúng ta không có nhiều bài hát điệu Tango và cha cha cho nên bạn cũng không cần phải lo lắng lắm. Một điều khác là nếu ca đoàn hát hay cộng thêm chúng ta sử lý các nhịp điệu một cách hiệu quả và thông minh thì kết quả sẽ rất tốt đẹp. Còn nếu bạn vẫn băn khoăn thì cứ tránh xa các bài hát đó là hay nhất. Chúng ta có nhiều bài hát để lựa chọn.
Tôi nghĩ là bạn đang làm việc rất nỗ lực để improve khả năng của mình. Điều đó rất là đáng quí. Ráng lên. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
embevnlady |
Posted - 12/10/09 : 10:53 Thưa anh Hãn .
Xin anh chỉ dẫn thêm về "đàn phá cách " Tango & Chacha .
Em cố tập đàn mà nghe chưa êm ... các bạn em nghe em đàn họ nói kiểu đàn Tango & Chacha Thánh Ca của em nghe lủng củng wá ..
Em dùng đàn Piano ạ
Cám ơn ạnh
quote: Originally posted by hanpham
Hello bạn Michelle
Tôi nghĩ bạn đã mất thời gian viết riêng cho tôi mà tôi không viết lại thì cũng hơi unfair. Tôi chỉ focus vào những điểm tôi nghĩ chúng ta có thể debate một cách healthy.
Trong đầu của anh thì lúc nào cũng cha cha, rumba, paso double... thì em thiệt tình thấy thương cho các em thiếu nhi trong ca đoàn do anh hướng dẫn, mai mốt lớn lên chắc gì các em phân biệt được thế nào là nhạc phụng vụ thế nào là nhạc khiêu vũ... Khi tôi bắt đầu topic này thì chỉ là tôi muốn nói về việc Tổ Chức Dàn Nhạc Thiếu Niên tại giáo xứ tôi. Bài viết đầu tiên posted ngày 7/21/09. Sau đó có một vài replies nhưng chỉ là chúc mừng nhau mà thôi. Tôi có trả lời và kèm thêm một vài tin tức mới vào ngày 10/26/09 tức là sau đó gần 3 tháng. Then, ngày 11/1/09 embeladyvn đặt một câu hỏi về một chia sẻ tôi đã nói trong một topic khác về cha cha và tango. Tôi nghĩ là embeladyvn đặt câu hỏi vào wrong topic but tôi không nghĩ đó là big deal. Nếu bạn coi kỹ câu trả lời của tôi cho embeladyvn thì bạn thấy rõ tôi chỉ chú trọng vào câu hỏi của bạn đó. Ngày hôm nay khi bạn lồng các câu trả lời của tôi về một topic khác vào công việc tôi đang làm cho dàn nhạc thiếu niên là một việc làm không công bằng cho tôi. Một điều vô cùng quan trọng là dàn nhạc thiếu niên chỗ tôi 99% zero practice. Tôi chỉ gặp các thành viên vào 10 phút trước lễ sau khi các em tan học giáo lý. Mọi người ào vào hát lễ rồi ai về nhà nấy. Nhiều khi tôi còn không thuộc tên các em thì đừng nói gì đến việc ảnh hưởng tụi nó.
Giáo xứ nơi em sinh hoạt thì năm nào mà không hát bài Vang Lên của cha Hoàng Kim trong đêm Vọng Phục Sinh, nhưng tuyệt đối không có trống múa lân, mà cũng chẳng có Paso double nhưng rất trang trọng và uy hùng. Tôi có hỏi câu hỏi này cho cả Phương Thúy nhưng chưa ai cho tôi một câu trả lời là thế nào là giống múa lân trong bài hát này. Tôi có nói về nhịp paso-double là vì khi chúng tôi chuyển từ phần ĐK sang tiểu khúc 3 (Chúa là Đấng anh hùng chiến sĩ) trong bài VLMLC thì phần trống đệm trong 2, 3 ô nhịp đo có thể nói có sắc thái của paso-double. Một bài hát dài mà chỉ có 2, 3 ô nhịp giống paso thì tôi không nghĩ điều đó là tệ hại. Bên cạnh đó, tôi thiết tưởng nếu ai có nói là giống múa lân thì cũng nên cho biết nó xảy ra ở chỗ nào? phần nào? Nếu cũng chỉ là 1 vào ô nhịp thì có nên label bài hát là múa lân không ?
Tôi muốn trả lời chung về việc tại sao tôi nói Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ... Các bài hát này cũ thiệt. Lần cuối cùng chúng ta discuss về topic này là hồi 1995 http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1363. Năm 1993 là lần cuối tôi làm liên khúc. Năm 2001 là lần cuối cùng tôi cho đánh trống trong nhà thờ. Riêng bản thân tôi thì năm 2002 là lần cuối tôi đánh nhịp lễ vọng Phục Sinh. 7 năm đã trôi qua, các bạn có khen hay các bạn có chê thì cũng là chuyện dĩ vãng. Rất nhiều bài học chúng ra rút tỉa trong dĩ vãng với hy vọng chúng ta làm việc tốt hơn cho hôm nay và tương lai. Chúng ta có nói trống múa lân hay trống paso-double thì cũng chỉ là chuyện của năm 1992 hay 2001. Các bạn có đến thăm giáo xứ tôi bây giờ thì cũng chẳng còn trống đâu mà chơi. Cha xứ vẫn khuyến khích tôi đem tiếng trống trở lại nhà thờ nhưng tôi vẫn chưa nhúc nhích gì cả.
Tôi sẽ viết riêng cho nguoinhaminh và Phương Thúy sau. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
hanpham |
Posted - 11/24/09 : 09:56 Bạn Michelle thân mến
Excellent questions! Đây cũng là những câu hỏi trong nội bộ chúng tôi đã bàn cãi với nhau.
1. Anh quan niệm thế nào về ca hát trong phụng vụ khi cho các em đánh đàn, ca hát trong Thánh Lễ mà không qua bất cứ sự tập dượt nào? (99% zero practice) Thánh lễ Misa không phải là môi trường để các em tập kéo đàn thổi kèn, lại càng không phải là nơi để show off. Tôi rất đồng ý về chuyện tập dượt. Trong những năm 90, ca đoàn chúng tôi từ tháng 9 là đã bắt đầu tập GS rồi. Trở lại với orchestra này, trước hết phải nói về địa điểm và thời gian của các em và của chính chúng ta. Phần lớn giáo dân nơi tôi hoạt phải lái xe tối thiểu là 30 phút để đi lễ VN. Ngày tốt nhất là thứ bảy thì here are their schedule: - TNTT từ 1 pm cho đến khoảng 4 pm. - Phần lớn các em sau đó đi học giáo lý bắt đầu vào lúc 4 pm cho đến 5:45 pm. - Sau đó các em sang nhà thờ tham dự thánh lễ lúc 6 pm. Nhiều em ngay cả Huynh Trưởng TNTT có lúc còn ngủ gục trong thánh lễ vì it's a long day. Các ngày khác trong tuần thì các em phải đi học, làm homework ... Đó là những lý do mà chuyện tập dượt khó mà thành hiện thực. Cố gắng lắm chúng tôi mới nói các em HS TNTT đến nhà thờ lúc 12:30 pm để tập hát. Bên cạnh đó, một số các em trong orchestra không có sinh hoạt TNTT mà chỉ đi học giáo lý do đó lại càng khó tìm thời gian thuận tiện để tập dợt. So, how can we do it? Here come the trick. Các bài tôi viết cho orchestra rất dễ. Bố mẹ hay chính các em hằng tuần chỉ cần vào đây http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm và download bài nhạc xuống tự tập. Nếu mà lấy mấy bài piece of cake này mà để show off thì chúng ta hạ giá chữ show off nhiều quá. Bài soạn chỉ make sense khi các em đàn chung với nhau chứ nếu lấy đàn một mình thì chẳng giống ai cả. Nếu Michelle biết có em nào đàn violin thì bạn cứ in bài soạn của tôi rồi đưa cho em đó. Bảo đảm sau 5 phút là done. Also, Michelle yên tâm bởi vì các em trong orchestra chúng tôi rất khiêm nhường. Các em biết việc mình làm và làm việc tận tình. Như tôi có viết "Có em trong orchestra là sinh viên học bổng toàn phần trong đại học, có em straight A students, có em là National Junior Honor Society Members, có em là TNTT miền leaders...". Nếu phải show off thì đây là điểm đáng show off hơn là playing in our orchestra. Chắc chắn nếu có tập thì vẫn hơn là 99% zero practice nhưng tại vì một số bạn cho tôi cảm tưởng là các bạn sợ tôi sẽ ảnh hưởng xấu đến các em. As you can see, các em không có nhiều thời gian dealing with me.
2. Anh có tin tưởng rằng các em sẽ không làm cho giáo dân chia trí khi phải nghe tiếng đàn non nớt hoặc ngang cung của các em? làm sao mà anh dám chắc các em chơi tốt khi không được hướng dẫn và tập dượt? Michelle vào đây và nghe thử tiếng đàn của các em đàn nha http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm. Tôi recommend bạn nghe bài Ánh Trăng Rằm, Xin dạy con, Lắng nghe tiếng Chúa. Bạn cũng có thể xem các em đàn tại National Shrine in Washington DC vào 6/09 http://liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=422:video-thanh-le-khai-mac-hanh-huong-2009&catid=86:hinh-anh-video&Itemid=282. Tôi nghĩ với zero practice mà chơi được như vậy là cũng hết xẩy lắm rồi. OK mình nói cũng hơi quá, hôm đàn ngoài DC, orchestra có tập chung với nhau 1 tiếng. Mình tin chắc các em chơi tốt vì again các bài soạn của mình is so easy.
Thánh lễ Thiếu Nhi là một cái chợ con với đủ loại âm thanh từ nói chuyện riêng, chọc ghẹo nhau, cười .... Giáo dân 90% là chính các em. Tự các em cũng đã chia trí. Các em trong orchestra lại ít chia trí nhất vì các em có việc để làm và các em làm việc rất nghiêm trang. I watch them very carefully. Nếu tôi phải show off về cách làm việc nghiêm trang của các em thì tôi thiết nghĩ chúng ta phải khen ngợi các em mới đúng.
3. Về phía giáo dân, ngoài những phụ huynh có con em đang chơi đàn mà trong bụng lúc nào cũng đánh loto, anh có nghĩ đến những giáo dân khác đang bị tra tấn hàng tuần bằng các ngón đàn ngang cung của các em không? Có lẽ đó cũng là lý do chính mà người ta yêu cầu chỉ nên cho dàn ORCHESTRA của anh kéo ò e mỗi tháng một lần thì cũng đã là quá lắm rồi anh Hãn ơi. Phụ huynh tự động xin chúng tôi để cho con em đến tham gia dàn nhạc and they love it. Không phải tốn phí thêm thời gian để đón đưa con cái mà lại tạo điều kiện cho con cái làm việc. Về chuyện đàn ò e hay tra tấn bằng các ngón đàn ngang cung thì mình lại phải đề nghị Michelle nghe qua các em đàn để nhận xét. Tôi nghĩ là các em không có ò e như bạn nghĩ đâu.
Một việc hơi lạ là tại sao bạn biết người ta yêu cầu chỉ nên cho dàn orchestra đàn mỗi tháng một lần ? Tôi nghĩ có những nguồn tin leak ra ngoài không cần thiết. Hopefully, bạn nghe tin này từ người trong giáo xứ tôi với những ý định tốt đẹp. Dealing với con nít rất phức tạp. Bên cạnh đó dealing với phụ huynh cũng không phải là dễ. Mọi sự dễ dàng hơn nếu trở nên một thói quen. Các em đi TNTT, đi học giáo lý rồi lên đàn lễ. Phụ huynh chở con em đi nhà thờ thì quẳng nhạc cụ vào trong trunk xe. Nếu bây giờ còn phải coi có đúng Chúa Nhật được đàn hay không thì quá nhiêu khê. Giả xử chúng ta sắp xếp ngày đàn rồi các em show up không đúng ngày, chúng ta sẽ giải quyết ra sao? Nói các em đi ra ? I can't do it và tôi mong Michelle cũng sẽ không làm như vậy. Ca viên không đi tập hát chúng ta có dám nói họ đi ra không? Đây là việc tôi rất bận tâm khi người lớn áp đặt luật lệ một cách bất công trên các em chỉ vì just I don't like it. Trong khi một đám thiếu niên chăm chỉ làm việc đàng hoàng với tất cả khả năng thì những bậc người lớn doing absolutely nothing nói các em chỉ được đàn một tuần. Các em chỉ biết đến đàn lễ. They don't care if đó là CN đầu tháng hay cuối tháng. Phải chăng Chúa có nói là "Hãy để trẻ nhỏ đến cùng ta"?
4. Anh Hãn nói rằng các em đàn cho Chúa nghe, cũng đúng... nhưng xin anh nhớ cho là lỗ tai của giáo dân thì ở ngay bên, mà giáo dân mới chính là đối tượng phục vụ. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đến nhà thờ để ca tụng Chúa. Orchestra chúng tôi phụ vào tiếng hát của ca đoàn để cùng với cộng đoàn ca tụng Chúa. Tôi không đồng ý với suy nghĩ của Michelle là giáo dân mới chính là đối tượng phục vụ. Trong hơn 30 năm sinh hoạt ca đoàn, tôi thấy vô số ca đoàn dở nhưng họ vẫn hát ngày này qua tháng nọ. Nhiều ca đoàn gồm các cụ U80 tai thì điếc, giọng thì lúc khàn lúc đục. Họ vẫn hát bởi vì họ muốn ca tụng Chúa. Lâu lắm rồi trong giáo xứ tôi có một em giúp lễ hát thì to mà ngang phè phè. Cậu bé lại hay đứng gần microphone lúc giúp lễ. Có lần tôi có phàn nàn với cha cựu chánh xứ về giọng hát của cậu bé thì ngài nói "Hãn, nó hát cho Chúa nghe thì tại sao Hãn lại phàn nàn ?" Câu nói đó đến ngày hôm nay tôi vẫn nhớ. Trở lại với orchestra thì so far chưa ai nói gì cả. Tôi nghĩ các em làm excellent job.
5. Mà anh Hãn có chắc là anh hiểu rõ những gì chính anh viết không đã? em hơi bị hồ nghi. So far, tôi confident về các việc tôi đang làm. Tôi đang tập hát cho 3 ca đoàn (HS TNTT, Thánh Tâm TNTT, nhóm hát lễ 6:30 sáng CN) cộng thêm orchestra. Cha xứ support tôi 200%. Giữa tôi và ngài cũng có những topic không đồng ý với nhau nhưng chúng tôi tránh không đụng tới những issue đó. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà tôi được nhờ cậy để làm những việc đó. Chúng ta có thể fool thiên hạ vài lần nhưng không thể nào fool thiên hạ mãi mãi được. Tôi respect sự hồ nghi của Michelle bởi vì chắc chắn chúng ta còn nhiều điều phải học hỏi lắm. Tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Waiting list Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội tốt để tôi nói về việc này không chỉ cho Michelle nhưng cho mọi người. Sự phát triển của orchestra chúng tôi là ngoài sức tưởng tượng và đó là một ơn lành cho giáo xứ chúng tôi. Tôi không thích waiting list vì tôi nhận thấy sự nhiệt tình cũng bộc phát nhanh và tàn đi cũng nhanh. Các em đang muốn làm việc thì phải nhanh chóng khuyến khích các em thay vì cho các em đứng ngoài sideline. Tuy nhiên, một trong số lý do chúng tôi phải waiting list các em là tại vì nhà thờ chúng tôi đang sửa chữa http://www.vietcatholic.net/News/Html/73662.htm. Chỗ ngồi trên gác đàn không đủ cho orchestra vì phải share với cộng đoàn. Sau khi công trình hoàn thành thì trên lầu chỉ dành riêng cho ca đoàn thì lúc đó mọi sự sẽ easy hơn. Một lý do khác là nếu orchestra grow quá nhanh mà ca đoàn grow không kịp thì orchestra có thể sẽ lấn át tiếng ca. Tuần qua hơn 20 em HS TNTT đã bắt đầu tham gia hát lễ. Hy vọng các em sẽ mau phát triển thì chúng tôi mới có thể add more musicians. Ai cũng biết "đông vui hao". Đứng trước ca đoàn 50, 60 ca viên và orchestra 25 người thì rất là vui. Tuy nhiên prepare cho họ thì cả là một vấn đề lớn. Bài soạn dễ và zero practice nhưng vẫn phải có người ngồi xuống để làm những bài soạn đó. Để chuẩn bị cho lễ thứ bảy thì tôi đã phải bắt đầu làm việc từ CN tuần trước. Bài nào xào đi xào lại nhiều thì tôi là hòa âm lại. Các em ngày càng giỏi lên thì tôi lại phải viết bài khó hơn (vẫn dễ). Tôi không nhìn thấy waiting list là một điều khoe khoang như là một sự khuyến khích là mọi người đang approve và thích công việc chúng tôi đang làm và họ muốn tham gia vào làm việc chung. Còn một bí mật khác về waiting list mà tôi chỉ cho một mình Michelle biết đó là có nhiều nhạc cụ I have no clue how to write their part: saxophone, oboe ... so các em đó chắc còn phải chờ lâu lắm. Please don't tell anyone
OK, tôi nghĩ là tôi đã viết quá dài. Hy vọng tôi đã giải tỏa thắc mắc của Michelle. Tôi hy vọng Michelle cũng sẽ thành lập một dàn nhạc thiếu niên. Nếu tôi làm được thì ai cũng làm được. Nếu Virgina có nhiều thiếu niên giỏi thì Santa Ana có thể còn nhiều hơn nữa. Tôi mừng là chúng ta đã có thể nói chuyện bớt gay gắt hơn. Thân mến.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
michelle |
Posted - 11/23/09 : 22:15 quote: Originally posted by hanpham
Hello bạn Michelle
Tôi nghĩ bạn đã mất thời gian viết riêng cho tôi mà tôi không viết lại thì cũng hơi unfair. Tôi chỉ focus vào những điểm tôi nghĩ chúng ta có thể debate một cách healthy.
Trong đầu của anh thì lúc nào cũng cha cha, rumba, paso double... thì em thiệt tình thấy thương cho các em thiếu nhi trong ca đoàn do anh hướng dẫn, mai mốt lớn lên chắc gì các em phân biệt được thế nào là nhạc phụng vụ thế nào là nhạc khiêu vũ... Khi tôi bắt đầu topic này thì chỉ là tôi muốn nói về việc Tổ Chức Dàn Nhạc Thiếu Niên tại giáo xứ tôi. Bài viết đầu tiên posted ngày 7/21/09. Sau đó có một vài replies nhưng chỉ là chúc mừng nhau mà thôi. Tôi có trả lời và kèm thêm một vài tin tức mới vào ngày 10/26/09 tức là sau đó gần 3 tháng. Then, ngày 11/1/09 embeladyvn đặt một câu hỏi về một chia sẻ tôi đã nói trong một topic khác về cha cha và tango. Tôi nghĩ là embeladyvn đặt câu hỏi vào wrong topic but tôi không nghĩ đó là big deal. Nếu bạn coi kỹ câu trả lời của tôi cho embeladyvn thì bạn thấy rõ tôi chỉ chú trọng vào câu hỏi của bạn đó. Ngày hôm nay khi bạn lồng các câu trả lời của tôi về một topic khác vào công việc tôi đang làm cho dàn nhạc thiếu niên là một việc làm không công bằng cho tôi. Một điều vô cùng quan trọng là dàn nhạc thiếu niên chỗ tôi 99% zero practice. Tôi chỉ gặp các thành viên vào 10 phút trước lễ sau khi các em tan học giáo lý. Mọi người ào vào hát lễ rồi ai về nhà nấy. Nhiều khi tôi còn không thuộc tên các em thì đừng nói gì đến việc ảnh hưởng tụi nó.
Giáo xứ nơi em sinh hoạt thì năm nào mà không hát bài Vang Lên của cha Hoàng Kim trong đêm Vọng Phục Sinh, nhưng tuyệt đối không có trống múa lân, mà cũng chẳng có Paso double nhưng rất trang trọng và uy hùng. Tôi có hỏi câu hỏi này cho cả Phương Thúy nhưng chưa ai cho tôi một câu trả lời là thế nào là giống múa lân trong bài hát này. Tôi có nói về nhịp paso-double là vì khi chúng tôi chuyển từ phần ĐK sang tiểu khúc 3 (Chúa là Đấng anh hùng chiến sĩ) trong bài VLMLC thì phần trống đệm trong 2, 3 ô nhịp đo có thể nói có sắc thái của paso-double. Một bài hát dài mà chỉ có 2, 3 ô nhịp giống paso thì tôi không nghĩ điều đó là tệ hại. Bên cạnh đó, tôi thiết tưởng nếu ai có nói là giống múa lân thì cũng nên cho biết nó xảy ra ở chỗ nào? phần nào? Nếu cũng chỉ là 1 vào ô nhịp thì có nên label bài hát là múa lân không ?
Tôi muốn trả lời chung về việc tại sao tôi nói Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ... Các bài hát này cũ thiệt. Lần cuối cùng chúng ta discuss về topic này là hồi 1995 http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1363. Năm 1993 là lần cuối tôi làm liên khúc. Năm 2001 là lần cuối cùng tôi cho đánh trống trong nhà thờ. Riêng bản thân tôi thì năm 2002 là lần cuối tôi đánh nhịp lễ vọng Phục Sinh. 7 năm đã trôi qua, các bạn có khen hay các bạn có chê thì cũng là chuyện dĩ vãng. Rất nhiều bài học chúng ra rút tỉa trong dĩ vãng với hy vọng chúng ta làm việc tốt hơn cho hôm nay và tương lai. Chúng ta có nói trống múa lân hay trống paso-double thì cũng chỉ là chuyện của năm 1992 hay 2001. Các bạn có đến thăm giáo xứ tôi bây giờ thì cũng chẳng còn trống đâu mà chơi. Cha xứ vẫn khuyến khích tôi đem tiếng trống trở lại nhà thờ nhưng tôi vẫn chưa nhúc nhích gì cả.
Tôi sẽ viết riêng cho nguoinhaminh và Phương Thúy sau. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
Thưa anh Hãn, Em thiệt là cám ơn anh đã viết riêng cho em trong topic này để gọi là giải bày những cái lắt léo khúc mắc về cái vấn đề cha cha không được giống cha cha, tango không được giống tango... đáng lẽ thì em còn nhiều chuyện muốn nói thêm với anh, nhưng thấy anh cũng đã nhận ra rằng cái kiểu chạc chạc bùm, trong thánh lễ thì chắc chắn sẽ có nhiều chuyện phiền phức cho dù người đánh trống là người duy nhất in the whole world mà anh trust đi chăng nữa thì cũng có người nghe ra là trống múa lân... nên em cũng thấy mừng qua câu nói của anh:". Các bạn có đến thăm giáo xứ tôi bây giờ thì cũng chẳng còn trống đâu mà chơi. Cha xứ vẫn khuyến khích tôi đem tiếng trống trở lại nhà thờ nhưng tôi vẫn chưa nhúc nhích gì cả." Mà anh cũng có nói: "Chúng ta có nói trống múa lân hay trống paso-double thì cũng chỉ là chuyện của năm 1992 hay 2001" nghĩa là từ hồi cuối thế kỷ trước lận, xưa rồi diễm, bỏ qua đi tám nói chuyện bây giờ đi. Vậy thì em xin nói chuyện bây giờ, chuyện cái dàn ORCHESTRA thiếu niên của anh mà anh mới hồ hởi mừng đệ tam chu niên với những thành tựu vang dội khắp hang cùng ngỏ cụt, các nhạc sĩ đông đến nỗi không còn đủ chổ ngồi và cái waiting list thì dài vô cùng tận. thấy anh viết vậy thì em cũng chỉ biết vậy nhưng có điều làm cho em giựt mình là nghe anh tuyên bố một câu xanh rờn là: "Một điều vô cùng quan trọng là dàn nhạc thiếu niên chỗ tôi 99% zero practice. Tôi chỉ gặp các thành viên vào 10 phút trước lễ sau khi các em tan học giáo lý. Mọi người ào vào hát lễ rồi ai về nhà nấy. Nhiều khi tôi còn không thuộc tên các em thì đừng nói gì đến việc ảnh hưởng tụi nó."
Vậy em xin được hỏi anh Hãn:
1. Anh quan niệm thế nào về ca hát trong phụng vụ khi cho các em đánh đàn, ca hát trong Thánh Lễ mà không qua bất cứ sự tập dượt nào? (99% zero practice) Thánh lễ Misa không phải là môi trường để các em tập kéo đàn thổi kèn, lại càng không phải là nơi để show off.
2. Anh có tin tưởng rằng các em sẽ không làm cho giáo dân chia trí khi phải nghe tiếng đàn non nớt hoặc ngang cung của các em? làm sao mà anh dám chắc các em chơi tốt khi không được hướng dẫn và tập dượt?
3. Về phía giáo dân, ngoài những phụ huynh có con em đang chơi đàn mà trong bụng lúc nào cũng đánh loto, anh có nghĩ đến những giáo dân khác đang bị tra tấn hàng tuần bằng các ngón đàn ngang cung của các em không? Có lẽ đó cũng là lý do chính mà người ta yêu cầu chỉ nên cho dàn ORCHESTRA của anh kéo ò e mỗi tháng một lần thì cũng đã là quá lắm rồi anh Hãn ơi.
4. Anh Hãn nói rằng các em đàn cho Chúa nghe, cũng đúng... nhưng xin anh nhớ cho là lỗ tai của giáo dân thì ở ngay bên, mà giáo dân mới chính là đối tượng phục vụ. 5. Mà anh Hãn có chắc là anh hiểu rõ những gì chính anh viết không đã? em hơi bị hồ nghi.
Michelle |
NgocLan |
Posted - 11/23/09 : 18:26 quote: Originally posted by imtuan
Một hình tròn nếu mà đứng ở những góc cạnh khác nhau mà nhìn thì sẽ nhìn không ra hình tròn nữa.
Bạn imtuan,
Bạn muốn nói là mặt trời xoay quanh trái đất, hay trái đất xoay quanh mặt trời dzị ? Lần đầu tiên em được học một bài toán mới là hình tròn có nhiều ... "góc cạnh" .
Thôi cho em xài ké câu mà anh hay trích của ông Gandhi vào đây nhá: "Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony."
Are you happy now ?
Ngọc Lan |
imtuan |
Posted - 11/23/09 : 16:39 Các anh chị thân mến,
Một hình tròn nếu mà đứng ở những góc cạnh khác nhau mà nhìn thì sẽ nhìn không ra hình tròn nữa.
Nếu thực sự muốn hiểu rõ vấn đề thì việc đầu tiên thì 'đến, gặp mặt, nói chuyện' với người ấy là việc phải làm. Còn không có điều kiện để làm như vậy thì xin nhìn những ưu điểm để học hỏi và cầu nguyện cho những khuyết điểm của người ấy và xin Chúa Thánh hóa những gì xấu không hoàn hảo được trở nên tốt.
Xin cho Tuấn ghi thêm lời của Chúa (bằng tiếng Anh) trong Matthew 18 từ đoạn 15 mà anh TTT có trích ra 1 chút: (Xin chú ý, Chúa không có nói viết lên internet nha!)
"If your brother sins (against you), go and tell him his fault between you and him alone. If he listens to you, you have won over your brother. If he does not listen, take one or two others along with you, so that 'every fact may be established on the testimony of two or three witnesses.' If he refuses to listen to them, tell the church. If he refuses to listen even to the church, then treat him as you would a Gentile or a tax collector."
Cám ơn anh Hãn đã ghi và kể những nổ lực, đóng góp nhỏ của anh để Tuấn được học hỏi thêm.
Thân mến, tuan
"Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony." Gandhi (1869-1948) |
hanpham |
Posted - 11/23/09 : 14:53 Hello bạn Michelle
Tôi nghĩ bạn đã mất thời gian viết riêng cho tôi mà tôi không viết lại thì cũng hơi unfair. Tôi chỉ focus vào những điểm tôi nghĩ chúng ta có thể debate một cách healthy.
Trong đầu của anh thì lúc nào cũng cha cha, rumba, paso double... thì em thiệt tình thấy thương cho các em thiếu nhi trong ca đoàn do anh hướng dẫn, mai mốt lớn lên chắc gì các em phân biệt được thế nào là nhạc phụng vụ thế nào là nhạc khiêu vũ... Khi tôi bắt đầu topic này thì chỉ là tôi muốn nói về việc Tổ Chức Dàn Nhạc Thiếu Niên tại giáo xứ tôi. Bài viết đầu tiên posted ngày 7/21/09. Sau đó có một vài replies nhưng chỉ là chúc mừng nhau mà thôi. Tôi có trả lời và kèm thêm một vài tin tức mới vào ngày 10/26/09 tức là sau đó gần 3 tháng. Then, ngày 11/1/09 embeladyvn đặt một câu hỏi về một chia sẻ tôi đã nói trong một topic khác về cha cha và tango. Tôi nghĩ là embeladyvn đặt câu hỏi vào wrong topic but tôi không nghĩ đó là big deal. Nếu bạn coi kỹ câu trả lời của tôi cho embeladyvn thì bạn thấy rõ tôi chỉ chú trọng vào câu hỏi của bạn đó. Ngày hôm nay khi bạn lồng các câu trả lời của tôi về một topic khác vào công việc tôi đang làm cho dàn nhạc thiếu niên là một việc làm không công bằng cho tôi. Một điều vô cùng quan trọng là dàn nhạc thiếu niên chỗ tôi 99% zero practice. Tôi chỉ gặp các thành viên vào 10 phút trước lễ sau khi các em tan học giáo lý. Mọi người ào vào hát lễ rồi ai về nhà nấy. Nhiều khi tôi còn không thuộc tên các em thì đừng nói gì đến việc ảnh hưởng tụi nó.
Giáo xứ nơi em sinh hoạt thì năm nào mà không hát bài Vang Lên của cha Hoàng Kim trong đêm Vọng Phục Sinh, nhưng tuyệt đối không có trống múa lân, mà cũng chẳng có Paso double nhưng rất trang trọng và uy hùng. Tôi có hỏi câu hỏi này cho cả Phương Thúy nhưng chưa ai cho tôi một câu trả lời là thế nào là giống múa lân trong bài hát này. Tôi có nói về nhịp paso-double là vì khi chúng tôi chuyển từ phần ĐK sang tiểu khúc 3 (Chúa là Đấng anh hùng chiến sĩ) trong bài VLMLC thì phần trống đệm trong 2, 3 ô nhịp đo có thể nói có sắc thái của paso-double. Một bài hát dài mà chỉ có 2, 3 ô nhịp giống paso thì tôi không nghĩ điều đó là tệ hại. Bên cạnh đó, tôi thiết tưởng nếu ai có nói là giống múa lân thì cũng nên cho biết nó xảy ra ở chỗ nào? phần nào? Nếu cũng chỉ là 1 vào ô nhịp thì có nên label bài hát là múa lân không ?
Tôi muốn trả lời chung về việc tại sao tôi nói Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ... Các bài hát này cũ thiệt. Lần cuối cùng chúng ta discuss về topic này là hồi 1995 http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1363. Năm 1993 là lần cuối tôi làm liên khúc. Năm 2001 là lần cuối cùng tôi cho đánh trống trong nhà thờ. Riêng bản thân tôi thì năm 2002 là lần cuối tôi đánh nhịp lễ vọng Phục Sinh. 7 năm đã trôi qua, các bạn có khen hay các bạn có chê thì cũng là chuyện dĩ vãng. Rất nhiều bài học chúng ra rút tỉa trong dĩ vãng với hy vọng chúng ta làm việc tốt hơn cho hôm nay và tương lai. Chúng ta có nói trống múa lân hay trống paso-double thì cũng chỉ là chuyện của năm 1992 hay 2001. Các bạn có đến thăm giáo xứ tôi bây giờ thì cũng chẳng còn trống đâu mà chơi. Cha xứ vẫn khuyến khích tôi đem tiếng trống trở lại nhà thờ nhưng tôi vẫn chưa nhúc nhích gì cả.
Tôi sẽ viết riêng cho nguoinhaminh và Phương Thúy sau. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
LouisLong |
Posted - 11/23/09 : 08:24 quote: Originally posted by Nguoinhaminh
quote: Originally posted by tknguyen
Góp ý và chia sẻ có nhiều cách, nhưng tôi không nghĩ dùng đến những lời lẽ để hạ thấp nhân phẩm nhau là một trong những cách đó.
Cuộc sống ngày càng vội vã, có chút thời gian lên đây đọc lướt qua những thành công của người khác cũng đủ vui, nhưng chẳng bao giờ tôi có thể đọc hết những phân tích, diễn giải về đủ các văn kiện, luật lệ thánh nhạc cả. Tự nhủ bao nhiêu người trong chúng ta giữ đúng những điều luật này...
Bạn Tknguyen Qủa thật đây la điều mà tôi muốn nói, Nếu chỉ đọc lướt qua để rồi đưa ra những kết luận thì thiệt là qúa sơ sài và nông can. Phụng vụ là phụng vụ, luật lệ là luật lệ, tuy có những luật trừ nhưng không thể chỉ đọc QUA LOA......
Có lẽ chính vì chỉ đọc lướt qua nên mới có chuyện ba ông mù xem voi Còn những trích dẫn văn kiện hay cho rằng phân tích dài dòng các văn kiện thì theo tôi cực chẳng đã phải làm cho sáng tỏ vấn đề thôi! Để làm sáng tỏ vấn đề thì có khi phải lí giải, phải có dẫn chứng; mà dẫn chứng không thể cắt đầu cắt đuôi một bản văn kiện thôi, mà phải có khi trích dẫn ít nhất từ ba nguồn tin cậy ... nếu không như thế thì kết quả đánh giá con voi nó to như cái cột nhà, rồi người khác lại cãi con voi nó chỉ to như cái chỗi xể, rồi tranh luận hoài không dứt thì không có chi là lạ!
LouisLong
|
Nguoinhaminh |
Posted - 11/22/09 : 20:17 quote: Originally posted by tknguyen
Góp ý và chia sẻ có nhiều cách, nhưng tôi không nghĩ dùng đến những lời lẽ để hạ thấp nhân phẩm nhau là một trong những cách đó.
Cuộc sống ngày càng vội vã, có chút thời gian lên đây đọc lướt qua những thành công của người khác cũng đủ vui, nhưng chẳng bao giờ tôi có thể đọc hết những phân tích, diễn giải về đủ các văn kiện, luật lệ thánh nhạc cả. Tự nhủ bao nhiêu người trong chúng ta giữ đúng những điều luật này...
Bạn Tknguyen Qủa thật đây la điều mà tôi muốn nói, Nếu chỉ đọc lướt qua để rồi đưa ra những kết luận thì thiệt là qúa sơ sài và nông can. Phụng vụ là phụng vụ, luật lệ là luật lệ, tuy có những luật trừ nhưng không thể chỉ đọc QUA LOA...... |
phuongthuy71 |
Posted - 11/22/09 : 09:04 Anh chị em mến, Quả đúng như mọi người nhận xét: Phạm Dương Hãn là bệnh nhân không còn thuốc chữa, kẻ ba hoa thì em cũng gặp nhiều rồi, nhưng kẻ phét lác và mám danh bất kể sĩ diện như Hãn thì quả là em mới thấy có một.
Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con. Phương Thùy |
Nguoinhaminh |
Posted - 11/22/09 : 08:59 Chào Anh Hãn,
Việc làm của anh thật đáng cho mọi người khâm phục, vì anh đã tận tụy, hy sinh r ất nhiều công sức để thiết lập một DÀN NHẠC THIẾU NHI,tôi đây thật tâm phục, khẩu phục vì anh đã dùng tài năng Chúa ban để làm vinh danh Chúa như ví dụ nén vàng( Mt 25,14-30 ) Đọc qua nhiều bài viết chia sẻ cuả anh cho tới hôm nay , tôi vẫn không thể hiểu được tâm ý cuà anh là anh đang muốn nói lên những gì. Nếu như anh chỉ muốn khoe thành tích của anh thì thật ra cũng qúa đủ rối, anh chỉ cần giới thiệu trang Web cuả anh thì đương nhiên sẽ có những người tò mò vào xem và sẽ cho anh những ý kiến xây dựng. Nếu như anh muốn góp ý về vấn đề hát như thế nào trong các nghi thức phụng vụ, vai trò của người ca trưởng thì thiết tưởng không cần thiết lắm vì chúng ta cũng đã từng đọc được những bài chia sẻ của các vị có thẩm quyền và nhất là sự hướng dẫn trong Hiến chế về Phụng vụ của CĐ Vatican II rồi. Lúc nhỏ tôi thường nghe người ta nói " Đưa đạo vào đời" thế nhưng hôm nay tôi thấy rằng rất nhiều người trong chúng ta muốn đưa đời vào đạo. Thử hỏi anh nhé, lúc anh đi lên rước lễ mà ca đoàn và ban nhạc trổi lên một bài Pasô thì không hiều anh như thế nào chứ còn tôi ( không biết nhảy đần) thì nghĩ ngay đến bài " Dừng bước giang hồ" còn nếu chơi Tango thì tôi liên tưởng đến " Bài Tango cho em" v.v....... không biết như vậy là giúp cho mọi người cầu nguyện ,chuẩn bị tâm hồn đón rước Chúa vào lòng, tâm tình với Chúa Thánh Thể hay là làm cho moị người chia trí. Tưởng cũng nên nhắc lại Hiến chế về Phụng vụ Thánh, chương IV câu 115 có nói đến:" Hơn nữa, các nhạc sĩ, ca sĩ,nhất là các thiếu nhi, cũng phải được huấn luyện cho có đủ căn bản phụng vụ" Vài ý mọn
|
hanpham |
Posted - 11/22/09 : 04:45 Bạn mến
Tôi mong mọi người hãy mừng cho orchestra của chúng tôi hôm qua vừa tròn 3 tuổi và các em HS TNTT tham gia hát lễ thật tốt đẹp. Cha xứ, cộng đoàn và TNTT rất hãnh diện về các đóng góp của các em. Tôi chỉ đóng góp một phần rất nhỏ (nhỏ lắm lắm) trong sự lớn mạnh của các em. Con đường còn dài và Chúa sẽ lo liệu cho các em. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
PS: Phương Thúy và Michelle See, I told you. Cứ tự mình nói ra tư tưởng của mình thì các bạn Michelle và Phương Thúy sẽ thấy rõ là các bạn đều có những cái nhìn riêng của mình chứ cần gì phải lôi kéo thêm người này hay người kia hay mất thời gian đi giảng giải tư tưởng của người khác. Còn việc nói đúng hay sai thì tôi nghĩ các bạn nói sai hoàn toàn. However, bây giờ có tranh luận qua lại thì chẳng đem ích lợi cho ai. I don't know you well and you don't know me well either. But, you both do great!!!! Just be yourself. Good job!!!!
|
michelle |
Posted - 11/21/09 : 12:44 quote: Originally posted by hanpham
Bạn mến
Như tôi có viết "Mỗi người chúng ta đều có tiếng nói mạnh mẽ, không cần phải kéo thêm người này hay người kia vào cuộc. Tiếng nói của Ngọc Lan hay Phương Thúy tự nó đã mạnh lắm rồi, không cần phải đưa thêm người này hay người kia nhất là nếu chúng ta chưa hiểu hoàn toàn ý tưởng của các bạn khác. Đem những từ ngữ anh a, chị b, chúng em, mọi ngươi.. vào trong suy luận của mình chỉ cho thấy là chúng ta không tự tin vào chính mình, không chín chắn trong suy nghĩ của mình." Nếu bạn thực sự ngứa ngáy thì cứ nói lên tư tưởng của mình thay vì biện luận dùm cho người khác. Tại sao chúng ta không thể just step up and be yourself. Đúng hay sai thì vẫn là suy nghĩ của chính mình. Biện luận dùm cho người khác nhiều khi chỉ làm bạn ngứa thêm nữa mà không đem lại ích lợi gì. Đối với tôi, posting như vậy chỉ là một đòn đánh hội đồng hay đánh hôi rẻ tiền. It's too low.
Nếu bạn vẫn cảm thấy bài Vang Lên Muôn Lời Ca vẫn giống nhạc múa lân thì các bạn cứ lấy bài hát đó múa lân. I don't have any problem with that. Cố LM Hoàng Kim sáng tác bài hát đó chứ không phải tôi. Một số nơi cũng đã xin tổng phổ của tôi. Theo tôi biết là họ sử dụng nó trong lễ Vọng Phục Sinh.
Thật ra nếu ai đó đem bài hát VLMLC để nhảy điệu paso double thì you got me bởi vì nhạc quân hành hao hao giống paso double và như thế tôi sẽ admire kiến thức của bạn. Còn nếu ai vẫn cương quyết đem bài này ra múa lân thì good luck for you vì tôi nghĩ bạn phải dùng imagination nhiều lắm. Lần cuối cùng tôi nghe trống múa lân thì nó không giống điệu trống trong bài hát này. But trong chúng ta nhân tài nhiều lắm. Nếu chúng ta muốn đổi từ làm việc cho thánh nhạc sang múa lân thì I wish you luck. But just be yourself. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
Nói với anh Hãn Phạm Thưa anh Hãn
Với khả năng đọc và hiểu tiếng Việt của anh như thế, thì em có cơ sở để nghi ngờ trình độ am hiểu của anh về ý nghĩa bài hát của các tác giả thánh ca, vậy mà em thấy anh lúc nào cũng tự hào là ca trưởng giỏi, được mời đi đánh nhịp chỗ này, chỗ nọ, phục anh sát đất luôn.
Trong đầu của anh thì lúc nào cũng cha cha, rumba, paso double... thì em thiệt tình thấy thương cho các em thiếu nhi trong ca đoàn do anh hướng dẫn, mai mốt lớn lên chắc gì các em phân biệt được thế nào là nhạc phụng vụ thế nào là nhạc khiêu vũ...
Người ta nói trống đệm cho bài Vang Lên trong website của anh, do chính anh quảng cáo, sao anh lại lôi cha Hoàng Kim vô theo cái kiểu đánh bùn sang ao? cha Hoàng Kim có viết trống múa lân và Paso double đâu. Xin được lập lại câu nói của anh chỉ xin thay thế chữ click = reply: "Lesson learned là phải đọc kỹ trước khi reply để không bị confuse." Giáo xứ nơi em sinh hoạt thì năm nào mà không hát bài Vang Lên của cha Hoàng Kim trong đêm Vọng Phục Sinh, nhưng tuyệt đối không có trống múa lân, mà cũng chẳng có Paso double nhưng rất trang trọng và uy hùng. - Thực ra cái hồn của bản nhạc không nằm ở trống đàn xập xình mà do cái tâm tình của ca trưởng truyền đạt đến ca viên khi thể hiện bài hát, anh Hãn có thể so sánh cùng một bài hát nhưng do 2 ca trưởng khác nhau thể hiện: Download Attachment: nua_dem.mp3 4355.1 KT Download Attachment: Nuadem_mungchuaradoi.mp3 4427.65 KB
Anh Hãn viết: "...But trong chúng ta nhân tài nhiều lắm. Nếu chúng ta muốn đổi từ làm việc cho thánh nhạc sang múa lân thì I wish you luck. But just be yourself." Thì chính anh lại là người làm điều đó nên mới có những góp ý xây dựng với anh.
Mấy dòng trên là cái suy nghĩ của chính em về anh và viết cho anh đó hài lòng chưa anh Hãn.
Michelle |
Nguoinhaminh |
Posted - 11/21/09 : 12:33 Gửi ACE bài hòi đáp thánh nhạc của LM Mi Trầm 7. Những bài hát có ghi các điệu như Rumba, Slow... có được phép dùng trong thánh lễ không? Theo nguyên tắc, với những bài hát có ghi các điệu như Rumba, Slow... ta không được dùng trong thánh lễ. Trong Thông cáo số 1‐94 về thánh nhạc ‐ Thông cáo của Ban Thánh Nhạc thuộc HĐGMVN, có viết: “Khi sử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitar, đàn trống, đàn kèn, dàn nhạc hoà tấu... không được dùng các điệu Jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ, vì các điệu này hầu hết đều có tính cách kích động, huyên náo... có thể thích hợp với các sinh hoạt khác, nhưng bất xứng với nơi thánh.” “... Tiết tấu phải thích hợp với thánh nhạc nói chung và với từng loại hoạt động phụng vụ nói riêng. Ngay khi bày tỏ niềm vui thì phụng vụ cũng đã phần nào nghi thức hóa niềm vui đó. Nó không còn là niềm vui bộc phát trong đời thường nhưng bình dị hơn. Những bài hát bình ca và choral cho ta một mẫu mực về điểm này. Cũng vì thế mà Giáo Hội cấm sử dụng các điệu nhạc Jazz trong phụng vụ” (Trích Thông cáo số 2‐94 về việc chuẩn nhận các bài ca ‐ Thông cáo của Ban Thánh Nhạc thuộc HĐGMVN) Tuy nhiên, bài hát nào mà lại không có tiết điệu. Dù ta có ghi hay không ghi tiết điệu ở đầu bài thì bài hát tự nó đã có tiết điệu. Với tâm hồn đạo đức, ta mới có thể diễn tả bài hát cách đạo đức và mới hy vọng nâng hồn người hướng về Chúa. |
phuongthuy71 |
Posted - 11/21/09 : 11:01 Quý anh chị em mến, Đêm 29/4/1975, cả khu vực Sài Gòn mất ngủ, náo động vì những tiếng ầm ì vang dội phát ra từ phía hướng đông thành phố. Lúc đó em mới được 4 tuổi. sợ chết khiếp nên cũng chẳng ngủ được chút nào, em hỏi ba: “tiếng gì mà cứ gầm vang như tiếng quỷ dữ thế hở ba?”. Ba em trả lời: “ đó là tiếng bom, tiếng đạn nổ, phát ra từ kho đạn Thành Tuy Hạ, bên Cát Lái , do bị đốt phá”. Em xin cám ơn anh Hãn rất nhiều, sau 34 năm, nhờ anh, nay em lại được sống lại cùng cảm giác của những đêm 29/4/1975 đầy hãi hùng ấy.
Em đọc báo online, thấy nói nước Mỹ là một cường quốc lớn nhất thế giới, có nền kinh tế mạnh, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, nước Mỹ hiện đang sở hữu 5.000 quả bom hạt nhân, em không biết liệu có phải kho đạn ấy được xây cạnh nhà anh Phạm Dương Hãn không nhỉ?
Anh Hãn mến, Cách đây chưa lâu, diễn đàn đã bị nổi sóng vì tay nhịp “thần kỳ” của anh. Nay lại được thưởng thức “phong cách trình diễn Thánh Ca” của anh. Em xin mời anh vào mấy link sau để xem và nghe cách thể hiện nhạc Thánh ca, và nghe cách đánh trống, chiêng … của các bậc sư, bậc đàn anh: http://www.youtube.com/watch?v=aK76UVDsA8A http://www.youtube.com/watch?v=Y1I7oy-Zm2k http://www.youtube.com/watch?v=iGtMO3RouG0 http://www.youtube.com/watch?v=-uGD4Dszsx8
Họ cũng dùng trống, dùng chiêng, nhưng cao đẳng và đặc biệt là thánh thiện, vì thánh thiện là tố chất chính yếu của Thánh Ca.
Việt Nam ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Không biết anh còn có thể hiểu được câu này không nhỉ? (Em hỏi thế vì trong các bài của anh hay thấy anh dùng chen tiếng Anh thay cho tiếng Việt) Nay lại còn có thêm câu: ”Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”. Em công nhận, anh đã hy sinh nhiều thời gian riêng mình để làm công việc tập hát ca đoàn, ban nhạc … Em thấy thương cho các ca viên của anh, các tay đàn thiếu niên của anh, cộng đoàn giáo dân những nơi được anh trình diễn, họ đang phải vác cây thập giá nặng quá, mà lẽ ra họ không bị vác. Ca viên, họ hát theo sự hướng dẫn của ca trưởng. Nhạc viên chơi đàn theo sự hướng dẫn của nhạc trưởng, giáo dân vì tham dự thánh lễ nên phải nghe những gì anh bắt họ nghe. Lang thang trong trang web của anh, em gặp nhiều chữ: … Tôi …, đọc các topic của anh, em gặp nhiều lần 2 chữ: khiêm nhường. Mà sao trong thực tế, chữ Tôi thì quá đúng, chữ khiêm nhường lại quá sai. Với lòng mong muốn anh em mình tiến bộ, em thật lòng khuyên anh nên học hỏi thêm để biết, nên nghe nhiều thêm để hiểu. Nhìn rộng ra và nên tìm chỗ đứng … cao hơn 1 chút (vì xem trong video clip em thấy chiều cao của anh hơi bị khiêm tốn) để nhìn thấy nhiều thái sơn chung quanh. Em tò mò xem bài trong trang web của anh, bắt gặp bài hát Con Mong Chờ Ngài, ký bút danh là Đỗ Vy Hạ, nhưng nhờ có hàng chữ: “Đây là sáng tác của Nhạc Sĩ Đỗ Vy Hạ với phần 2 bè phụ đệm do tôi viết”, link: (http://www.hanpham.com/thanhca/welcome.htm, phần ca mục Giáng Sinh, em mới biết bài này là của anh Đỗ Vy Hạ “bị” anh viết thêm bè, xin gửi lên đây chút nhận xét với sự hiểu biết âm nhạc còn kém của em, xin chỉ ra vài chỗ như sau: Download Attachment: conMongChoNgai.pdf 80.48 KB Không biết anh Đỗ Vy Hạ là tác giả có được anh hỏi xin phép viết thêm bè không? Với bè viết như thế mà tên tác giả chỉ để trỏng là Đỗ Vy Hạ mà không có tên người viết hòa âm, thì anh Đỗ Vy Hạ chắc chắn bị mang tiếng oan là viết hòa âm quá siêu. Em chắc hình phạt nơi luyện tội của anh Đỗ Vy Hạ sau này sẽ được giảm ít nhiều nhờ đã trải qua tai ương này.
Anh Phạm Dương Hãn mến, Xin anh đừng nghĩ mọi người không thương anh, vì người Việt Nam ta vốn nhân hậu, anh chị em còn nói là còn thương anh đó. Xin anh hãy nín tiếng một thời gian, mở mọi giác quan: tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi, óc suy …. Mà suy nghĩ thêm, mà học hỏi thêm. Em tin rằng đến lúc ấy, với nhiệt tình như đang có của anh, Giáo Hội sẽ nhận được thêm nhiều đóng góp to lớn từ anh.
Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con. Phương Thùy |
Trantrungtruc |
Posted - 11/21/09 : 09:50 Các em và các bạn thân mến,
Chắc các bạn cũng đồng ý: không phải mình chỉ vỗ ngực "bởi vì tôi là người Công Giáo" là đủ . Giáo lý đã dạy nếu là người Công Giáo đúng nghĩa, không những chúng ta phải trung thành với những huấn thị mà Giáo Hội đã dạy, mà còn có bổn phận tích cực hướng dẫn những người đã đang nghĩ sai lạc, hoặc đi ngược lại đường hướng của GH, biết đi lại cho đúng nữa.
Hãy kiên trì nhắc bảo nhau vì Chúa dạy: "nếu người ấy không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa…" (Mt 18: 16)
Hãy cùng can đảm dám nói lên những điều đó không phải là đi bới lông tìm vết bắt sâu, mà đúng ra là chúng ta cùng đi giết sâu để nó khỏi truyền bệnh tật phá hoại mùa màng tươi đẹp của GH.
Trần Trùng Trục
[email protected] |
NgocLan |
Posted - 11/21/09 : 09:21 "The truth will set you free" (Jn 8:32) |
hanpham |
Posted - 11/21/09 : 06:25 Bạn mến
Như tôi có viết "Mỗi người chúng ta đều có tiếng nói mạnh mẽ, không cần phải kéo thêm người này hay người kia vào cuộc. Tiếng nói của Ngọc Lan hay Phương Thúy tự nó đã mạnh lắm rồi, không cần phải đưa thêm người này hay người kia nhất là nếu chúng ta chưa hiểu hoàn toàn ý tưởng của các bạn khác. Đem những từ ngữ anh a, chị b, chúng em, mọi ngươi.. vào trong suy luận của mình chỉ cho thấy là chúng ta không tự tin vào chính mình, không chín chắn trong suy nghĩ của mình." Nếu bạn thực sự ngứa ngáy thì cứ nói lên tư tưởng của mình thay vì biện luận dùm cho người khác. Tại sao chúng ta không thể just step up and be yourself. Đúng hay sai thì vẫn là suy nghĩ của chính mình. Biện luận dùm cho người khác nhiều khi chỉ làm bạn ngứa thêm nữa mà không đem lại ích lợi gì. Đối với tôi, posting như vậy chỉ là một đòn đánh hội đồng hay đánh hôi rẻ tiền. It's too low.
Nếu bạn vẫn cảm thấy bài Vang Lên Muôn Lời Ca vẫn giống nhạc múa lân thì các bạn cứ lấy bài hát đó múa lân. I don't have any problem with that. Cố LM Hoàng Kim sáng tác bài hát đó chứ không phải tôi. Một số nơi cũng đã xin tổng phổ của tôi. Theo tôi biết là họ sử dụng nó trong lễ Vọng Phục Sinh.
Thật ra nếu ai đó đem bài hát VLMLC để nhảy điệu paso double thì you got me bởi vì nhạc quân hành hao hao giống paso double và như thế tôi sẽ admire kiến thức của bạn. Còn nếu ai vẫn cương quyết đem bài này ra múa lân thì good luck for you vì tôi nghĩ bạn phải dùng imagination nhiều lắm. Lần cuối cùng tôi nghe trống múa lân thì nó không giống điệu trống trong bài hát này. But trong chúng ta nhân tài nhiều lắm. Nếu chúng ta muốn đổi từ làm việc cho thánh nhạc sang múa lân thì I wish you luck. But just be yourself. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
Trantrungtruc |
Posted - 11/20/09 : 19:40 Các bạn thân mến,
Ngay từ lúc ban đầu, tôi đã nhủ thầm, nói chuyện với ... đầu gối của tôi, là mình sẽ không nên bàn thêm một tí gì nữa với anh Hãn Phạm nữa . Vì viết hoài cũng uổng công, nên dành thời giờ đi học Photoshop còn sướng hơn .
Nhưng ngày hôm nay, khi lang thang vào đọc những lời góp ý của các chị Phương Thủy, Ngọc Lan và Michelle, rồi cũng thấy anh Hãn có nhấn mạnh là "Đề tài của topic này là Thành Lập Dàn Nhạc Thiếu Niên, chúng ta nghĩ sao nếu các em thiếu niên vào đây đọc và thấy những từ ngữ "tốt đẹp" chúng ta dành cho nhau và dành cho Thánh Ca ?" thì tôi mới chợt nghĩ :
Ừ nhỉ, nếu các em thiếu nhi ở mọi nơi trên toàn thế giới có vào trang Ca Lên Đi này để học hỏi thêm về Thánh Nhạc, thì các em sẽ nghĩ làm sao về Thánh Ca của người Việt Nam ở hải ngoại hát trong Phụng Vụ nhỉ ? Phải chăng người Việt ở ngoại quốc có thể được làm những chuyện họ thường khinh, không có làm ở Việt Nam. Đang khi ở hải ngoại, tại thủ đô Hoa Kỳ, có một người tự nhận là ca trưởng giỏi “tự thích”, đang khuyến khích, và hướng dẫn các em thiếu nhi Thánh Thể đàn hát trong Thánh Lễ, dùng những kiểu cách ca hát đi ngược lại với biết bao lời khuyên của Giáo Hội.
Đọc lại lời thắc mắc của chị Phương Thủy cũng đã xác nhận cho tôi phần nào sự vừa bối rối muốn tụm miệng bật cười, vừa lắc đầu theo kiểu "teacher runs …hết thuốc chữa" đó . Cho nên dù tôi có muốn ngậm tăm im lặng cũng không được, vì càng gây thêm hiểu lầm và hơn thế nữa, tôi phải làm bổn phận không ít thì nhiều nghe theo tiếng gọi cao cả : "Chúng ta còn nhiều chuyện phải làm cho nền Thánh Nhạc VN cơ mà !" ( Nổ cho oai tí thôi đó mà ! )
Bởi vì có những sự suy niệm trong lòng ấy mà cho nên, tôi cũng cố gắng, dành ít thì giờ để viết đôi hàng, không phải trực tiếp nói chuyện với anh Hãn (nói năng chi cũng thừa, như mưa đời phất phơ !) nhưng cho các em thiếu nhi Việt Nam cùng đạo và các bạn đọc quen biết giao du trên diễn đàn này, một vài "tiểu mục thoáng mỏng" gọi là có “lessons learned” trong tiết mục này mà thôi .
I. Chuyện nhà đạo
Các em và các bạn thân thương,
Xin mời các bạn đọc qua một câu nói này, rồi các bạn đoán xem của ai đã nói nhá . Nguyên văn đã được dịch sang tiếng Anh như sau: “Musicians, permit me to say that there prevails now in the churches a type of singing that is new, but eccentric, fragmented, dancing, and certainly not very religious; more suitable to the theater and to the dance than to the Temple. It seeks the superficial, and it has lost the primary goal of prayer and song.”
Xin luộc lại qua tiếng nước ta:
Hỡi các nhạc sĩ, cho phép tôi được nói là ngày nay trong các nhà thờ có xuất hiện một loại ca hát mới mẻ nhưng kỳ cục, nhảy múa, chả ra cái thống chế gì và chắc chắn là chả có đạo đức tí nào; nó thích hợp cho sân khấu và vũ trường hơn là cho Đền Thờ. Nó tìm những cái giả tạo bên ngoài và nó đã đánh mất cái mục đích chính của bài hát và sự cầu nguyện .
Phải chăng đây là lời của Lm Thiện Cẩm, hay Lm Đỗ Xuân Quế, của Đức Cha Nguyễn Văn Hoà hay của Đức Hồng Y Arinze ? Thưa không, đây chính là lời phát biểu của một linh mục và nhà tu đức dòng tên người Đức tên là Drexelius (1581-1638) . Cha đã viết câu này khi còn là cha sở cách đây 400 năm trước . Và sau đó chính Đức Giáo Hoàng Benedict XIV trong thông điệp hàng năm Annus Qui năm 1749, cũng đã trích lại để phê bình những tệ trạng Thánh Nhạc trong Phụng Vụ dưới thời đại của ngài .[1]
Và nếu ta có được dịp đọc bản tường trình năm 1893, của Uỷ Ban điều tra do nhạc sĩ Gaspare Spontini được toà thánh thời ĐGH Lêo XIII sai đi để tìm hiểu và tường trình lại những lạm dụng trong Thánh Nhạc thời đó, thì ta đã thấy những bằng chứng điển hình của những tệ trạng như: bản văn của bài Gloria đã được đổi giống bài Jerusalem trình diễn trên sân khấu opera của Nicollo Zingarelli. Hoặc có người nói là họ đã nghe những điệu nhạc hát kinh Kyrie, Gloria và kinh Tin Kính trong nhà thờ giống như điệu nhạc nhảy dạ vũ mới nhảy đêm hôm trước. Ở bên Đức thì kinh Gloria dùng lại nhạc của Mozart trong vở tuồng Don Giovanni. Ở bên Bỉ có tường trình nói là đàn piano được dùng để thay thế cho một giàn nhạc và bản văn phụng vụ được hát theo vở tuồng opera của Vincenzo Bellini và Gaetano Donizetti. Một nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc của nước Áo thì viết bài chê nhạc trong nhà thờ của nước Ý là đã hết thời, và bây giờ đang bị đi xuống rất là đồi truy. [2]
Như vậy nói cho đúng ra, sáng kiến “đánh đàn cha cha cha không được giống cha cha cha” trong nhà thờ không phải là của anh Hãn Phạm ở www.hanpham.com mới hứng chí tự hào chế ra đâu, mà là đã có từ thời xa xưa mấy trăm năm trước, từ lúc con người chưa biết kéo đàn violin, chơi cha cha cha hay nhảy tango xập xình cơ lựng ! Và những ca trưởng giỏi thời đó (có cả trăm người trong waiting list đợi được chơi trong orchestra), cũng tự kiêu, tự đắc, lăm le, bất kể lời khuyên của giáo hội, mang nhạc phòng trà, dạ vũ kịch trường vào trình diễn trong Phụng Vụ rồi.
Ngày nay, những tệ trạng này chúng ta vẫn thấy nhan nhản xảy ra trong các nhà thờ Công Giáo, không phải là chỉ có ở Việt Nam mà cha Đỗ Xuân Quế đã chửi cho te tua, Đức Cha Hòa đã ngăn cấm trong Ba Thông Cáo mà còn có ở mọi nơi khắp cùng bờ cõi trái đất . Có nghĩa là đúng như lời các thánh đã nói tiên tri xưa nay rằng: ở đâu có sự thánh thiện, thì ở đó có ma quỉ đưa người đến rình rập quấy phá .
Tự bản chất những điệu nhạc, lời ca đó không có gì là xấu, nhưng Giáo Hội công giáo đã phải gọi nó là tệ trạng vì GH nhận ra ngay rằng, những loại nhạc xu hướng theo thời này, đã bị con người đương thời đang tục hoá, biến nó thành những gì để con người giải trí, để tự thoả mãn dục vọng (tự kiêu, tự đắc, have fun, enjoy, thoả mãn sở thích của người tham dự ...) chứ không còn là tinh thần và mục đích nguyên thủy thực sự của một bài Thánh Ca, là dùng để ca tụng, kết hợp và cầu nguyện với Thiên Chúa nữa .
Do đó vấn đề ở đây không phải là chuyện cá nhân người ca trưởng hay những vị lãnh đạo tự thích muốn làm gì thì làm, nhưng là vì hai lý do chính này:
1) Chúng ta là thụ tạo muốn thành tâm dâng lên Thiên Chúa những gì là trong sạch, thánh thiện nhất . 2) Chúng ta phải tuân theo qui luật và sự giảng dạy của Giáo Hội, qua những người đại diện Chúa ở trần gian. Vì chính Chúa Giêsu đã dặn, những gì GH ngăn cấm ở dưới đất thì trên trời cũng ngăn cấm như vậy. Amen.
II Chuyện người đời .
Hồi nhỏ tôi thích đọc mấy truyện cười của mấy anh chàng thích nổ bạo lắm. Ví dụ chuyện ba chàng sợ vợ ngồi khoe khoang nhất định mình không bao giờ sợ vợ, chợt có người dọa vợ đến kìa thì cà hai ù chạy, chỉ có một người ở lại. Các bạn biết câu kết luận “punch line” rồi nhỉ . Hoặc như chuyện đại khái là ba người Nga, Mỹ và Việt nam gặp nhau đố xem nước nào văn minh nhất thế giới.
Ngày nay khi đọc báo chí Việt Nam hay ngoại quốc, chúng ta vẫn nghe những danh từ Perception (nghĩ như vậy) và Reality (thực tế không phải như vậy) . Xin lấy nhiều ví dụ cụ thể trong đề tài này xem các bạn có khó hiểu hơn không .
Các em và các bạn hãy đọc thử đoạn này của anh Phạm Dương Hãn viết ngày 10 tháng 11, 2009 [3]:
quote: Originally posted by hanpham 11/10/09 : 14:49 Có bao giờ bạn nhìn thấy các đôi nhảy đầm chuyên nghiệp không ? Họ không bao giờ sử dụng các bước đi căn bản cả. Nhạc tango hay cha cha nhưng các bước nhảy của họ hoàn toàn phá cách. Hãy suy nghĩ từ các đôi đó và hình dung ra chúng ta sẽ phá cách kiểu nào ? Lý do mình big deal hay very sensitive về việc này là vì nhà thờ là nhà thờ, nhạc thánh ca là nhạc thánh ca. Chúng ta phải làm sao để bớt những phê bình là "họ hát như trong phòng trà vậy."
Ôi, quả là một bí quyết ! Nhưng đã không muốn nói là nhạc từ phòng trà thì tại sao lại phải đưa ví dụ là hãy nhìn "các đôi nhảy đầm chuyên nghiệp" để học lối họ nhẩy "hoàn toàn phá cách" của họ . Họ có nhảy cách nào đi chăng nữa thì nhảy đầm vẫn là nhảy đầm, chứ đâu có phải "hoàn toàn phá cách" là trở thành ... dâng hoa đâu !
Chưa hết, các em và các bạn đọc kỹ :
"Hãy suy nghĩ từ các đôi đó và hình dung ra chúng ta sẽ phá cách kiểu nào ? Lý do mình big deal hay very sensitive về việc này là vì nhà thờ là nhà thờ, nhạc thánh ca là nhạc thánh ca. Chúng ta phải làm sao để bớt những phê bình là "họ hát như trong phòng trà vậy."
Vậy là con người lừa dối con người hay đang đánh lừa Thiên Chúa ?
quote: Originally posted by hanpham 11/10/09 : 14:49 Trong giáo xứ mình có một vài người biết đánh trống nhưng chỉ có 1 người duy nhất mình tin cậy. Mình cảm thấy tiếng trống của anh thực sự quyện vào với bài hát và tô điểm thêm vào cho tiếng hát của ca đoàn. Bạn có thể vào website của mình để nghe qua www.hanpham.com/thanhca/nghenhac.htm
Chúng ta thấy đây có thể là một ảo giác của một người nghĩ rằng mình có một người chơi trống đại tài . Và anh còn giới thiệu chúng ta vào thăm cái link để vào nghe nhạc. Nhưng thực tế khi vào nghe thì tiếng trống đó lại tạo cho chúng ta nhiều cảm tưởng khác nhau . Chị Phương Thủy bên VN, va chị Michelle thì nghe như tiếng trống múa lân, mặc dầu chú thích đề đã chú thích là tiếng trống trận oai hung tán dương danh Chúa. Còn tôi, thì lại có cảm tưởng khác là nó giống như tiếng trống của một thằng cao bồi thua trận trong phim Western bị mọi gia đỏ đuổi cho, đang bị lạc ngựa trong sa mạc . Mình nói là một chuyện, có diễn tả được hay không thì lại là một chuyện khác . Người nghe có đồng cảm hay hiểu đúng như mình nghĩ hay không thì lại càng là chuyện khác nữa . Perception và reality nó khác xa nhau như vậy đó .
Khi post cái link này lên, anh Phạm Dương Hãn của trang www.hanpham.com đã có cảm tưởng là mọi người sẽ vào khen lấy khen để, nhưng lại có người trực tính như chị Phương Thủy chê dở thẳng thừng thì anh Phạm Dương Hãn lại bảo:
Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ..
Hello, (knock on wood) có ai ở nhà không ?
Nói người ta vào nghe mà không được chê . Nếu chê thì nói là cũ rồi . Move on !!!! Vậy thì post cái link này để làm gì, chắc là để chầu chực đốt hương, đợi cho có người mặc áo thụng tới vái. Chuyện con người có nhiều mâu thuẫn vậy đó. Chả hiểu được ! Chỉ muốn khen mà không dám chấp nhận lời chê . Ừ thì cái gì cũng đã tự cho là nhất rồi thì còn nhận lời chê vào đâu được nữa . Nếu chê là bị chủ nhà chụp mũ ngay cho là:
quote: Originally posted by hanpham 11/19/09 : 13:11
Đáng tiếc vẫn còn nhiều người trong chúng ta chỉ thích bới lông tìm vết thay vì nhìn xa trông rộng. Rất đáng xấu hổ khi chúng ta chỉ muốn triệt hạ nhau thay vì trao đổi kinh nghiệm để xây dựng nền thánh nhạc VN.
III Chuyện thú vật
Năm ngoái khi ông Obama ra tranh cử tổng thống có nói một câu thấm thía mà chị Ngọc Lan đã trích lại như trên: "You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig" .
Khi phát biểu câu này xong, thì phe của ông Mc Cain có bà Palin làm ứng cử viên phó tổng thống, vội nhảy vào đổ tội cho Obama là muốn ví bà Palin, có lipstick là heo . Một cái điều khôn ngoan có thể nói là quá cáo già của Obama là ông đã gài bà Palin và Mc Cain vào thế bí. Nếu bà Palin nhảy ra nói Obama là “so low” vì dám ví người khác là heo, thì chính bà cũng tự nhận là mình không có khôn ngoan đủ, vì mình đã không hiểu câu nói đó không có ám chỉ về con heo. Mà nếu bà không đối chất trở lại, thì đã gián tiếp chấp nhận câu nói đó là đúng vì Obama cho là phe McCain chỉ biết tô son vẽ vời cho hoàn cảnh kinh tế thê thảm của Hoa Kỳ trong lúc đó, chứ thực tế nó không có được hồng hào như vậy. Có nghĩa là Obama cho họ đã vẽ vời, thêu dệt, không có đi sát với thực tế, không hiểu hoàn cảnh của dân chúng .
Tôi cũng hiểu như chị Michelle, là chị Ngọc Lan ở trên, (cũng “láu cá” không ít), đã không có ví ai là heo cả, mà chị chỉ dùng hình ảnh của một con heo đã bẩn, được trang điểm, biến thành một cái gì khác cho tốt đẹp hơn. Của lễ đã dơ bẩn mà đem chùi rửa dâng lại cho người khác thì của lễ đó là của thừa chứ không còn là cao quí nữa phải không các bạn ?
Nhưng nếu vội nghĩ hay đọc khác như vậy, thì cũng đã tự nhận cho mình đồng loại rồi, thì chả còn ai phải cắt nghĩa thêm làm gì nữa. Kết Luận
Các em và các bạn thân mến,
Thiết tưởng, nếu là người Công Giáo đúng nghĩa, không những chúng ta phải trung thành với những huấn thị mà bề trên đã dạy, mà còn có bổn phận tích cực hướng dẫn những người đã đang đi sai lạc, hoặc đi ngược lại đường hướng của GH, biết đi lại cho đúng. Can đảm dám nói lên những điều đó không phải là bới lông tìm vết bắt sâu, mà đúng ra là đi giết sâu để nó khỏi truyền bệnh tật phá hoại nền Thánh Nhạc Việt Nam nữa .
Trần Trùng Trục
--------------------------------------------
Tài Liệu Tham Khảo và Để Dành
[1] Music through the Ages, What history can teach us about sacred music today by Susan Benofy http://www.adoremus.org/0609Benofy.html
[2] Anthony Ruff, Sacred Music And Liturgical Reform: Treasures and Transformations, (Published by Liturgy Training, 2007).
[3]
quote: Originally posted by hanpham 11/10/09 : 14:49
Bạn mến
Hôm nọ bạn có hỏi ý kiến mình về thế nào là một ca trưởng chính hiệu con nai vàng. Mình chưa có dịp trả lời thì bạn lại có câu hỏi mới này. Cả hai câu hỏi của bạn rất ngắn, đơn giản nhưng khó trả lời.
Đàn cha cha cha mà không được giống cha cha cha, đàn tango không được giống tango là một concept mình đòi hỏi ban nhạc của mình khi đàn nhạc thánh ca trong nhà thờ. Mỗi lần đòi hỏi đó được đưa ra thì các anh em trong ban nhạc chỉ biết đứng bức tóc than thở. Tuy vậy các anh em vẫn luôn luôn come up with something. They are very smart. Honestly, mình chưa bao giờ phải hướng dẫn họ phải làm gì. Mình xem họ là những professional so they should know what they do.
Có bao giờ bạn nhìn thấy các đôi nhảy đầm chuyên nghiệp không ? Họ không bao giờ sử dụng các bước đi căn bản cả. Nhạc tango hay cha cha nhưng các bước nhảy của họ hoàn toàn phá cách. Hãy suy nghĩ từ các đôi đó và hình dung ra chúng ta sẽ phá cách kiểu nào ? Lý do mình big deal hay very sensitive về việc này là vì nhà thờ là nhà thờ, nhạc thánh ca là nhạc thánh ca. Chúng ta phải làm sao để bớt những phê bình là "họ hát như trong phòng trà vậy."
Nhạc tango hay cha cha có vài bài nổi tiếng của cha Thành Tâm: Vui ngày trở về, Hãy thương yêu nhau, Làm sao dám mơ. Anh Đức Dũng, anh Hoàng Nam có vài bài điệu tango nhưng có lẽ ít ai sử dụng. Số lượng ít nhưng mình vẫn phải quan tâm để cho bạn thấy là mình rất serious trong vấn đề hát nhạc thánh ca trẻ trong nhà thờ. Nhạc cụ có thể gây hiểu lầm nhiều nhất là trống. Nếu ca đoàn bạn không đánh trống thì you should be ok. Trong giáo xứ mình có một vài người biết đánh trống nhưng chỉ có 1 người duy nhất mình tin cậy. Mình cảm thấy tiếng trống của anh thực sự quyện vào với bài hát và tô điểm thêm vào cho tiếng hát của ca đoàn. Bạn có thể vào website của mình để nghe qua www.hanpham.com/thanhca/nghenhac.htm
Bên cạnh tiếng đàn, giọng hát cũng cần phải được chú trọng để tránh những hiểu lầm. Nếu bạn nghe các bài hát của ca đoàn của mình, bạn cũng thấy mình có điệu twist, cha cha nhưng sự hòa hợp và cách trình bày một cách đúng đắn sẽ làm người nghe bớt khắt khe. Đây cũng là cảm nghĩ của mình khi nghe ca đoàn tại Lincoln, Nebraska hát lễ cưới. Họ dùng nút trống trong đàn keyboard một cách rất khéo léo để làm tôn vẻ đẹp của bài hát và giọng hát của ca đoàn. Bên cạnh đó có nơi chỉ có cây guitar nhưng lại làm chia trí vì giọng hát ủy mị, mầu mè không cần thiết cho dù bài hát không phải là cha cha hay tango.
Bao nhiêu năm qua rồi. Ai không thích thì vẫn không thích. Ai thích thì vẫn thích. Cha cha không giống cha cha, tango không giống tango của mình chỉ là cảm nghiệm cá nhân thôi. Một con én không làm nên mùa xuân. Ngày hôm nay mới cằn nhằn ban nhạc là đàn tango quá chớn thì ngày mai đã có cd bán đầy trong giáo xứ với điệu tango còn khủng khiếp gấp trăm lần. Oh well...
Hy vọng mình giúp bạn vài tư tưởng mọn của mình. Mình đang chuẩn bị cho nhóm TNTT Hiệp Sĩ hát trình làng vào ngày 11/21 sắp tới. Wish me luck. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
[4]
quote: Originally posted by hanpham 11/19/09 : 13:11
Bạn mến
Tôi mong bạn nói rõ hơn về thế nào là giống múa lân?
Như tôi có nói ai thích thì vẫn thích, ai không thích thì vẫn sẽ không thích. Cách làm việc của tôi thì nó sẽ là như vậy. Tôi có đến bất cứ nơi nào cho dù là khách mời hay làm ca trưởng thì tôi vẫn sẽ do the same thing: cha cha không được giống cha cha, tango không được giống tango. Có thay đổi là tôi sẽ sử dụng một số cắt nghĩa rất hay và xây dựng của DaQuansta.
Sorry khi bài hát của tôi làm bạn lúc đầu tưởng là chúng tôi hát đám cưới hay meeting. Tôi nghĩ là tôi viết rất rõ về bài hát trước khi bạn click vào đó Vang Lên Muôn Lời Ca Tiếng trống trận oai hùng tán dương danh Chúa là Đấng Anh Hùng Chiến Sĩ. Bài hát được hát trong khung cảnh hoàn toàn tối trong nhà thờ. Có thể bạn quá háo hức nghe nhạc múa lân cho nên quên đọc phần description của bài hát. Lesson learned là phải đọc kỹ trước khi click để không bị confuse.
Tôi nghĩ bạn phải thận trọng hơn khi nói "chúng em ở VN quen hát thánh ca kiểu cổ xưa, không theo kịp đà phát triển âm nhạc của thời hiện đại chăng?" Nếu cá nhân bạn với trình độ yếu kém thì ráng chịu chứ vơ đũa cả nắm nói là "chúng em ở VN" thì tôi nghĩ bạn coi thường dân VN quá đó. Chúng ta cùng cái nôi ở VN. Giỏi hay dở thì cũng là dân Mít với nhau. Không phải tại tôi ở Mỹ rồi mất cái đuôi rau muống của mình hay là hiện đại hơn các quí vị tại VN đâu. Tôi nghe nói bên VN bây giờ có câu "Việt Cộng còn hơn Việt Kiều" mà.
Đáng lẽ tuần này tôi phải vui lắm vì orchestra thiếu niên của giáo xứ tôi tròn 3 tuổi và chúng tôi bắt đầu một nhóm ca đoàn TNTT Hiệp Sĩ với hơn 20 em. Vậy đó mà trong nội bộ cũng nhiều tiếng qua lại. Tôi mới nói với các anh em là trong khi nhiều ca đoàn quằn quại khát nhân lực thì chúng ta có những thiếu niên hăng say lên đường hát lễ cho Chúa. Trong lúc nhiều nơi van lạy người ta vào ca đoàn mà chưa ai thèm nghe thì orchestra chúng tôi lại rủng rỉnh waiting list. Đó là các ơn lành mà nằm mơ cũng không thấy. Mọi người có thể đã hiểu ra vấn đề và vui vẻ với nhau. Đáng tiếc vẫn còn nhiều người trong chúng ta chỉ thích bới lông tìm vết thay vì nhìn xa trông rộng. Rất đáng xấu hổ khi chúng ta chỉ muốn triệt hạ nhau thay vì trao đổi kinh nghiệm để xây dựng nền thánh nhạc VN.
Các bài hát trên website của tôi đã cũ lắm rồi (1992, 1993, 2001). Nghe and move on. Thân mến.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
[5]
quote: Originally posted by NgocLan 11/19/09 : 18:26
Chị Phương Thuỷ mến,
Trong chính trị của Mỹ có một câu nói rất hay: "You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig" . Có nghĩa là dù bạn có tô son cho một con heo, thì heo vẫn là heo, chứ không có thể thay đổi bản tính của nó là con heo được.
Cũng vậy nếu một người lấy một món đồ mà mọi người đã nghĩ là dơ bẩn (nhạc phòng trà: cha cha cha) mà đổi tên (không phải là cha cha cha), đem dâng lại cho Thiên Chúa, thì thử hỏi món đồ đó có còn xứng đáng dâng lên ca tụng Thiên Chúa không nhỉ ?
Anh Trần Trùng Trục đã nói "đau" như vậy ! Embevnlady cũng giả đò “hỏi móc” như vậy ! DaQuansta cũng teaches him a lesson or two about the styles of a song in the Catholic mass, but he still doesn’t get it, thì chị còn bận tâm làm gì tới người không còn theo qui luật của giáo hội nữa hả chị !
He does what he likes, but still begs for our attention đó !!!
Ngọc Lan
[6]
quote: Originally posted by hanpham 11/20/09 : 05:55
Bạn mến
Tôi không giận vì những gì bạn nói because I can't go that low và bởi vì tôi là người Công Giáo.
Mỗi người chúng ta đều có tiếng nói mạnh mẽ, không cần phải kéo thêm người này hay người kia vào cuộc. Tiếng nói của Ngọc Lan hay Phương Thúy tự nó đã mạnh lắm rồi, không cần phải đưa thêm người này hay người kia nhất là nếu chúng ta chưa hiểu hoàn toàn ý tưởng của các bạn khác. Đem những từ ngữ anh a, chị b, chúng em, mọi ngươi.. vào trong suy luận của mình chỉ cho thấy là chúng ta không tự tin vào chính mình, không chín chắn trong suy nghĩ của mình.
Tôi không sáng tác nhạc thánh ca cha cha cha, tôi chỉ happen là phải sử dụng các bài hát đó. Tôi nghĩ phần lớn các đồ mà bạn gọi là dơ bẩn đó là các sáng tác của LM Thành Tâm. Please feel free to after him. Tôi thì tôi tôn trọng các sáng tác của ngài. Tôi không nghĩ cha cha cha là dơ bẩn nhưng bởi vì tôi muốn cẩn thận hơn trong khi cho ca đoàn hát những bài hát đó. Hy sinh phần nhịp điệu không có giết chết bài hát nhưng nếu để giáo dân chia trí trong thánh lễ thì điều đó không nên làm. Giáo dân của bạn nếu họ không mind thì it's good for you. Giáo dân chỗ tôi thì họ thỉnh thoảng cho chúng tôi nghe những suy nghĩ của họ cho nên cũng dạy cho chúng tôi nhiều điều.
Anyway, chỉ vì một concept rất cá nhân mà bị gọi là con heo thì what can I do. Lúc sau này tôi cũng hơi lên cân nay có Ngọc Lan label mình là heo thì cũng là khuyến khích để tôi tập thể dục cho xuống cân. Tuy nhiên có nên hay không khi làm việc thánh ca và là con Chúa mà gọi nhau là heo hay coi các sáng tác thánh nhạc là đồ dơ bẩn? Đề tài của topic này là Thành Lập Dàn Nhạc Thiếu Niên, chúng ta nghĩ sao nếu các em thiếu niên vào đây đọc và thấy những từ ngữ "tốt đẹp" chúng ta dành cho nhau và dành cho Thánh Ca ?
Anyway, I can't wait khi ngày mai dàn nhạc thiếu niên của chúng tôi tròn 3 tuổi và tôi sẽ được vinh dự hướng dẫn một ca đoàn mới gồm hơn 20 em HS TNTT. Các em sẽ đứng cạnh với ca đoàn hiện tại để cùng nhau hát lễ cho Chúa. Nếu một con heo có thể làm được điều đó thì tôi thiết nghĩ cũng là điều đáng hãnh diện. Chúng ta còn nhiều chuyện phải làm cho nền Thánh Nhạc VN. Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ..
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
michelle |
Posted - 11/20/09 : 17:23 Các anh các chị mến, Thiệt tình thì em cũng hổng muốn xen vô chuyện này mà làm chi, nhưng ngặt nỗi có người đọc một đàng lại hiểu một nẽo, em thấy ngứa ngáy mới ngồi gõ mấy dòng chữ này. Chị Ngọc Lan viết:quote: Trong chính trị của Mỹ có một câu nói rất hay: "You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig" . Có nghĩa là dù bạn có tô son cho một con heo, thì heo vẫn là heo, chứ không có thể thay đổi bản tính của nó là con heo được.
Cũng vậy nếu một người lấy một món đồ mà mọi người đã nghĩ là dơ bẩn (nhạc phòng trà: cha cha cha) mà đổi tên (không phải là cha cha cha), đem dâng lại cho Thiên Chúa, thì thử hỏi món đồ đó có còn xứng đáng dâng lên ca tụng Thiên Chúa không nhỉ ?
ý của chị Ngọc Lan muốn nói là một bản nhạc có âm hưởng phòng trà thì dù cho có tô điểm cách nào đi chăng nữa thì cũng vẫn là nhạc phòng trà (mà đã là nhạc phòng trà thì không thích hợp cho phụng vụ) em đâu thấy có chổ nào là chị Ngọc Lan có ý hạ phẩm giá của anh Hãn Phạm đâu, có điều em thấy thì chính anh Hãn Phạm tự thấy mình giống "heo" nên...
quote: Lúc sau này tôi cũng hơi lên cân nay có Ngọc Lan label mình là heo thì cũng là khuyến khích để tôi tập thể dục cho xuống cân.
Các anh chị nghĩ sao...
*** Em thì chưa bao giờ được nghe tiếng trống trận, nhưng nghe trống của bài Vang Lên trong Web site của anh Hãn Phạm thì... cũng đâu có khác mấy em TNTT giáo xứ em đánh trống múa lân hồi Tết.
Michelle |
tknguyen |
Posted - 11/20/09 : 14:16 Góp ý và chia sẻ có nhiều cách, nhưng tôi không nghĩ dùng đến những lời lẽ để hạ thấp nhân phẩm nhau là một trong những cách đó.
Cuộc sống ngày càng vội vã, có chút thời gian lên đây đọc lướt qua những thành công của người khác cũng đủ vui, nhưng chẳng bao giờ tôi có thể đọc hết những phân tích, diễn giải về đủ các văn kiện, luật lệ thánh nhạc cả. Tự nhủ bao nhiêu người trong chúng ta giữ đúng những điều luật này... |
Nguoinhaminh |
Posted - 11/20/09 : 13:17 Chương VI
Thánh Nhạc
112. Giá trị của thánh nhạc. Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi diễn tả nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể.
Thực vậy, không những Thánh Kinh 1 mà cả các Giáo Phụ và các Ðức Thánh Cha đã khen ngợi những bản thánh ca, nhất là các Ðức Thánh Cha trong những thời đại gần đây, tiên phong là Ðức Piô X, đã làm sáng tỏ rõ ràng hơn vai trò của Thánh Nhạc trong phụng tự.
Do đó Thánh Nhạc càng liên kết chặt chẽ với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu. Thánh Nhạc vừa phát triển lời cầu nguyện một cách dịu dàng hơn, vừa cổ võ sự đồng thanh nhất trí, lại vừa làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng. Do đó, Giáo Hội chuẩn nhận và cho dùng vào phụng vụ tất cả mọi hình thức nghệ thuật đích thực, miễn là có những đặc tính cần thiết.
Vì thế, trong khi vẫn duy trì những qui tắc, luật lệ của truyền thống và qui luật trong Giáo Hội, cũng như nhằm mục đích của Thánh Nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các giáo hữu, Thánh Công Ðồng đã ấn định những điều sau đây.
113. Thánh nhạc trong phụng tự. Hoạt động phụng vụ mang một hình thức cao quí hơn khi các việc phụng tự được cử hành một cách long trọng, với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự.
Còn về ngôn ngữ được xử dụng, hãy theo qui tắc khoản 36: về Thánh Lễ, khoản 54; về các Bí Tích, khoản 63; về Kinh Nhật Tụng, khoản 101.
114. Kho tàng Thánh Nhạc. Phải hết sức lo lắng duy trì và cổ võ kho tàng Thánh Nhạc, phải nỗ lực đào tạo các ca đoàn, nhất là ở các nhà thờ chánh tòa. Về phần các Giám Mục và mục tử khác có nhiệm vụ coi sóc các linh hồn, hãy nhiệt tâm lo lắng để trong bất cứ nghi lễ nào có hát, tất cả cộng đoàn tín hữu đều có thể tham dự một cách linh động vào những phần dành riêng cho họ, theo qui tắc khoản 28 và 30.
115. Huấn luyện thánh nhạc. Phải chú trọng đến việc huấn luyện và thực tập âm nhạc trong các Chủng Viện, các tập viện cũng như các học viện của các Dòng Tu nam nữ, và cả trong những học viện và học đường công giáo khác. Vì thế, để đảm nhiệm công việc đào tạo ấy, cần phải quan tâm đến việc huấn luyện những giáo sư có nhiệm vụ dạy Thánh Nhạc.
Ngoài ra, nếu tiện, rất nên thành lập những Viện Cao Ðẳng Thánh Nhạc.
Hơn nữa, các nhạc sĩ, ca sĩ, nhất là các thiếu nhi, cũng phải được huấn luyện cho có đủ căn bản phụng vụ.
116. Bình ca và nhạc đa âm. Giáo Hội nhìn nhận bình ca là lối hát riêng của phụng vụ Roma; vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, bình ca phải chiếm một địa vi chính yếu giữa những loại ca khác.
Không hẳn là loại trừ các loại Thánh Nhạc khác, nhất là loại đa âm, trong những khi cử hành các việc phụng tự, miễn là đáp ứng được tinh thần của hoạt động phụng vụ theo qui tắc khoản 30.
117. Sách hát bình ca. Phải hoàn thành việc ấn loát bản mẫu các sách hát bình ca; ngoài ra, đối với các sách đã được ấn hành sau cuộc canh tân của Thánh Piô X, cũng phải có một ấn bản được nghiên cứu cẩn thận hơn.
Cũng nên lo ấn hành một loại sách hát gồm những âm điệu đơn sơ hơn để dùng trong các nhà thờ nhỏ.
118. Thánh ca bình dân. Thánh ca bình dân phải được khéo léo cổ võ để tín hữu có thể ca vang lên tiếng hát trong những việc đạo đức thánh thiện cũng như trong chính hoạt động phụng vụ, theo những qui tắc và chỉ thị của chữ đỏ.
119. Nhạc dân tộc. Ở một vài miền, nhất là các xứ Truyền Giáo, có những dân tộc sẵn có một truyền thống âm nhạc riêng; nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và xã hội của họ. Tại những nơi này, phải quí trọng âm nhạc ấy đúng mức, và dành cho nó một địa vị thích hợp, trong khi đào tạo cho họ có một quan niệm tôn giáo, cũng như thích ứng năng khiếu của họ vào việc phụng tự, theo tinh thần khoản 39 và 40.
Do đó, trong khi huấn luyện âm nhạc cho các vị thừa sai, phải hết sức lo lắng để họ có thể phát triển truyền thống âm nhạc của các dân tộc này, được chừng nào hay chừng đó, trong các trường học cũng như trong các hoạt động phụng vụ.
120. Ðại phong cầm và các nhạc khí khác. Trong Giáo Hội La tinh, đại phong cầm phải hết sức quí trọng, vì là một nhạc khí cổ truyền mà âm thanh có thể thêm vẻ huy hoàng kỳ diệu cho các nghi lễ, lại có hiệu lực nâng cao tâm trí lên cùng Chúa và những sự trên trời.
Còn các nhạc cụ khác, cũng được phép dùng vào việc phụng tự tùy theo phán đoán và phê chuẩn của Thẩm Quyền địa phương theo quy tắc khoản 22-2, 37 và 40, miễn là đã thích hợp hoặc có thể thích hợp để dùng vào việc thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường, và thực sự giúp cảm hóa các tín hữu.
121. Sứ mạng các nhà sáng tác nhạc. Các nhạc sĩ thấm nhuần tinh thần Kitô giáo hãy ý thức rằng mình được kêu gọi phải trau dồi Thánh Nhạc và phát triển kho tàng thánh nhạc đó.
Họ hãy sáng tác những bản có cung điệu thánh nhạc thực sự, để không những các ca đoàn lớn có thể hát được mà còn hợp với cả ca đoàn nhỏ, giúp cho toàn thể cộng đoàn tín hữu cũng có thể tham dự một cách linh động.
Còn lời thánh ca phải thích hợp với giáo thuyết công giáo và tốt hơn cả là rút ra từ Thánh Kinh và các nguồn mạch phụng vụ.
|
DaQuansta |
Posted - 11/20/09 : 12:58 Thiet la oan cho DaQuansta qua!
I did not mean to teach anyone anything. I am in no position to teach anyone anything.
If I appear to be 'teaching', then I sincerely apologize. That was not the intention of my post. My approach to preparing accompaniment happens to be somewhat aligned to Anh Han's concept, so I just wanted to share it.
Regards, Q.
|
embevnlady |
Posted - 11/20/09 : 10:51 Thưa bạn Ngọc Lan
Em thật sự không dám nói móc mà thành thật muốn học đàn kiểu phá cách anh Hãn nói . Xin bạn đừng nghĩ em nói móc mà tội nghiệp em .
Em thích đàn nhạc Thánh ca cho ra vui vẻ nên mới hỏi anh Hãn như vậy . Em còn đàn basic ChaCha (bùm , chát bùm bùm) mà đàn kiểu này thì không áp dụng trong nhà thờ được
Xin bạn cẩn thận khi suy nghĩ những lời post của người khác .
Em cám ơn
quote: Originally posted by NgocLan
Chị Phương Thuỷ mến,
Trong chính trị của Mỹ có một câu nói rất hay: "You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig" . Có nghĩa là dù bạn có tô son cho một con heo, thì heo vẫn là heo, chứ không có thể thay đổi bản tính của nó là con heo được.
Cũng vậy nếu một người lấy một món đồ mà mọi người đã nghĩ là dơ bẩn (nhạc phòng trà: cha cha cha) mà đổi tên (không phải là cha cha cha), đem dâng lại cho Thiên Chúa, thì thử hỏi món đồ đó có còn xứng đáng dâng lên ca tụng Thiên Chúa không nhỉ ?
Anh Trần Trùng Trục đã nói "đau" như vậy ! Embevnlady cũng giả đò “hỏi móc” như vậy ! DaQuansta cũng teaches him a lesson or two about the styles of a song in the Catholic mass, but he still doesn’t get it, thì chị còn bận tâm làm gì tới người không còn theo qui luật của giáo hội nữa hả chị !
He does what he likes, but still begs for our attention đó !!!
Ngọc Lan
|
hanpham |
Posted - 11/20/09 : 05:55 Bạn mến
Tôi không giận vì những gì bạn nói because I can't go that low và bởi vì tôi là người Công Giáo.
Mỗi người chúng ta đều có tiếng nói mạnh mẽ, không cần phải kéo thêm người này hay người kia vào cuộc. Tiếng nói của Ngọc Lan hay Phương Thúy tự nó đã mạnh lắm rồi, không cần phải đưa thêm người này hay người kia nhất là nếu chúng ta chưa hiểu hoàn toàn ý tưởng của các bạn khác. Đem những từ ngữ anh a, chị b, chúng em, mọi ngươi.. vào trong suy luận của mình chỉ cho thấy là chúng ta không tự tin vào chính mình, không chín chắn trong suy nghĩ của mình.
Tôi không sáng tác nhạc thánh ca cha cha cha, tôi chỉ happen là phải sử dụng các bài hát đó. Tôi nghĩ phần lớn các đồ mà bạn gọi là dơ bẩn đó là các sáng tác của LM Thành Tâm. Please feel free to after him. Tôi thì tôi tôn trọng các sáng tác của ngài. Tôi không nghĩ cha cha cha là dơ bẩn nhưng bởi vì tôi muốn cẩn thận hơn trong khi cho ca đoàn hát những bài hát đó. Hy sinh phần nhịp điệu không có giết chết bài hát nhưng nếu để giáo dân chia trí trong thánh lễ thì điều đó không nên làm. Giáo dân của bạn nếu họ không mind thì it's good for you. Giáo dân chỗ tôi thì họ thỉnh thoảng cho chúng tôi nghe những suy nghĩ của họ cho nên cũng dạy cho chúng tôi nhiều điều.
Anyway, chỉ vì một concept rất cá nhân mà bị gọi là con heo thì what can I do. Lúc sau này tôi cũng hơi lên cân nay có Ngọc Lan label mình là heo thì cũng là khuyến khích để tôi tập thể dục cho xuống cân. Tuy nhiên có nên hay không khi làm việc thánh ca và là con Chúa mà gọi nhau là heo hay coi các sáng tác thánh nhạc là đồ dơ bẩn? Đề tài của topic này là Thành Lập Dàn Nhạc Thiếu Niên, chúng ta nghĩ sao nếu các em thiếu niên vào đây đọc và thấy những từ ngữ "tốt đẹp" chúng ta dành cho nhau và dành cho Thánh Ca ?
Anyway, I can't wait khi ngày mai dàn nhạc thiếu niên của chúng tôi tròn 3 tuổi và tôi sẽ được vinh dự hướng dẫn một ca đoàn mới gồm hơn 20 em HS TNTT. Các em sẽ đứng cạnh với ca đoàn hiện tại để cùng nhau hát lễ cho Chúa. Nếu một con heo có thể làm được điều đó thì tôi thiết nghĩ cũng là điều đáng hãnh diện. Chúng ta còn nhiều chuyện phải làm cho nền Thánh Nhạc VN. Don't focus on những bài hát năm 1992, 1993, 2001 nữa. Move on ..
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com |
NgocLan |
Posted - 11/19/09 : 18:26 Chị Phương Thuỷ mến,
Trong chính trị của Mỹ có một câu nói rất hay: "You can put lipstick on a pig, but it’s still a pig" . Có nghĩa là dù bạn có tô son cho một con heo, thì heo vẫn là heo, chứ không có thể thay đổi bản tính của nó là con heo được.
Cũng vậy nếu một người lấy một món đồ mà mọi người đã nghĩ là dơ bẩn (nhạc phòng trà: cha cha cha) mà đổi tên (không phải là cha cha cha), đem dâng lại cho Thiên Chúa, thì thử hỏi món đồ đó có còn xứng đáng dâng lên ca tụng Thiên Chúa không nhỉ ?
Anh Trần Trùng Trục đã nói "đau" như vậy ! Embevnlady cũng giả đò “hỏi móc” như vậy ! DaQuansta cũng teaches him a lesson or two about the styles of a song in the Catholic mass, but he still doesn’t get it, thì chị còn bận tâm làm gì tới người không còn theo qui luật của giáo hội nữa hả chị !
He does what he likes, but still begs for our attention đó !!!
Ngọc Lan |
hanpham |
Posted - 11/19/09 : 13:11 Bạn mến
Tôi mong bạn nói rõ hơn về thế nào là giống múa lân?
Như tôi có nói ai thích thì vẫn thích, ai không thích thì vẫn sẽ không thích. Cách làm việc của tôi thì nó sẽ là như vậy. Tôi có đến bất cứ nơi nào cho dù là khách mời hay làm ca trưởng thì tôi vẫn sẽ do the same thing: cha cha không được giống cha cha, tango không được giống tango. Có thay đổi là tôi sẽ sử dụng một số cắt nghĩa rất hay và xây dựng của DaQuansta.
Sorry khi bài hát của tôi làm bạn lúc đầu tưởng là chúng tôi hát đám cưới hay meeting. Tôi nghĩ là tôi viết rất rõ về bài hát trước khi bạn click vào đó Vang Lên Muôn Lời Ca Tiếng trống trận oai hùng tán dương danh Chúa là Đấng Anh Hùng Chiến Sĩ. Bài hát được hát trong khung cảnh hoàn toàn tối trong nhà thờ. Có thể bạn quá háo hức nghe nhạc múa lân cho nên quên đọc phần description của bài hát. Lesson learned là phải đọc kỹ trước khi click để không bị confuse.
Tôi nghĩ bạn phải thận trọng hơn khi nói "chúng em ở VN quen hát thánh ca kiểu cổ xưa, không theo kịp đà phát triển âm nhạc của thời hiện đại chăng?" Nếu cá nhân bạn với trình độ yếu kém thì ráng chịu chứ vơ đũa cả nắm nói là "chúng em ở VN" thì tôi nghĩ bạn coi thường dân VN quá đó. Chúng ta cùng cái nôi ở VN. Giỏi hay dở thì cũng là dân Mít với nhau. Không phải tại tôi ở Mỹ rồi mất cái đuôi rau muống của mình hay là hiện đại hơn các quí vị tại VN đâu. Tôi nghe nói bên VN bây giờ có câu "Việt Cộng còn hơn Việt Kiều" mà.
Đáng lẽ tuần này tôi phải vui lắm vì orchestra thiếu niên của giáo xứ tôi tròn 3 tuổi và chúng tôi bắt đầu một nhóm ca đoàn TNTT Hiệp Sĩ với hơn 20 em. Vậy đó mà trong nội bộ cũng nhiều tiếng qua lại. Tôi mới nói với các anh em là trong khi nhiều ca đoàn quằn quại khát nhân lực thì chúng ta có những thiếu niên hăng say lên đường hát lễ cho Chúa. Trong lúc nhiều nơi van lạy người ta vào ca đoàn mà chưa ai thèm nghe thì orchestra chúng tôi lại rủng rỉnh waiting list. Đó là các ơn lành mà nằm mơ cũng không thấy. Mọi người có thể đã hiểu ra vấn đề và vui vẻ với nhau. Đáng tiếc vẫn còn nhiều người trong chúng ta chỉ thích bới lông tìm vết thay vì nhìn xa trông rộng. Rất đáng xấu hổ khi chúng ta chỉ muốn triệt hạ nhau thay vì trao đổi kinh nghiệm để xây dựng nền thánh nhạc VN.
Các bài hát trên website của tôi đã cũ lắm rồi (1992, 1993, 2001). Nghe and move on. Thân mến.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com |
phuongthuy71 |
Posted - 11/18/09 : 21:58 Anh Hãn Phạm và quý anh chị mến, Em đọc topic này, được thấy anh Hãn nói về: "... Cha cha không giống cha cha, tango không giống tango ..." và anh còn cho link để xem và nghe ca đoàn của anh hát nữa. Em đã vào link của anh Hãn, xem, nghe và cảm nghiệm: Đúng như lời anh Hãn đã giới thiệu, ca đoàn anh hát và tay đàn tay trống của anh chơi rất tốt, đúng là ... Cha cha không giống cha cha, tango không giống tango ... mà theo cảm nghiệm yếu kém của em thì em thấy giống ... múa lân hơn. Em nghĩ, chắc anh Hãn cũng biết và hiểu nhiều về nhạc thánh ca cùng với cách hát nhạc thánh ca trong nhà thờ anh nhỉ? Lúc đầu, em tưởng là anh điều khiển ca đoàn hát trong đám cưới hay đám mít tinh gì đó, nhưng nhìn kỹ thì là khung cảnh gác đàn, nghe kỹ còn thấy cả lời đọc bài thánh thư nữa (trong bài Vang Lên). Xin anh giải thích dùm cho em được hiểu thêm, hay có lẽ vì chúng em ở VN quen hát thánh ca kiểu cổ xưa, không theo kịp đà phát triển âm nhạc của thời hiện đại chăng? Kính,
Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con. Phương Thùy |
DaQuansta |
Posted - 11/11/09 : 14:37 Anh Han & embevnlady,
I apologize in advance for posting in English. I'm very clumsy when it comes to typing in Vietnamese.
Anyway, back to the topic about "dan cha cha khong ra cha cha, dan tango khong ra tango"...during the mass, of course. I believe this topic deserves its own thread on the forum.
Anh Han, that's a great concept that you have. However, it's not so easy to apply. I just want to share a bit of my own thought and approach...so here goes.
We all know that some VN church music composers put the style on their songs (e.g. look at sheet music from Cha Thanh Tam and you will see tango, bolero, etc). In my humble opinion, it is the composers' intention that the song should be played in that style.
However, in order to play these songs in the context of a Catholic mass, we must strip off these styles, as they only remind the congregation of 'phong tra' .
So what's left of the song after stripping/ignoring the intentional style? It is the real song in its most fundamental form...the melody and specifically, the time signature.
For most of the church songs (that I have seen), the time signatures are common 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8. Any simple piano/organ chord patterns (arpeg, block) will able to accompany these songs adequately, as long as the patterns fit the time signature and the rhythmic feel of melody.
So what's the point I am trying to get at? As musicians/conductors, we must focus on the songs in their bare-bone form in order to prepare the accompaniment. Let's not be influenced by the styles.
Now, one may argue that 'but it's not what the composers intended'. Of course, it's not what the composers intended, but that's what it takes to play the songs in the context of a Catholic mass. If the songs are played outside of the mass...feel free to go crazy ;-)
Just my 2 cents.
Regards,
DaQuansta
|
hanpham |
Posted - 11/10/09 : 14:49 Bạn mến
Hôm nọ bạn có hỏi ý kiến mình về thế nào là một ca trưởng chính hiệu con nai vàng. Mình chưa có dịp trả lời thì bạn lại có câu hỏi mới này. Cả hai câu hỏi của bạn rất ngắn, đơn giản nhưng khó trả lời.
Đàn cha cha cha mà không được giống cha cha cha, đàn tango không được giống tango là một concept mình đòi hỏi ban nhạc của mình khi đàn nhạc thánh ca trong nhà thờ. Mỗi lần đòi hỏi đó được đưa ra thì các anh em trong ban nhạc chỉ biết đứng bức tóc than thở. Tuy vậy các anh em vẫn luôn luôn come up with something. They are very smart. Honestly, mình chưa bao giờ phải hướng dẫn họ phải làm gì. Mình xem họ là những professional so they should know what they do.
Có bao giờ bạn nhìn thấy các đôi nhảy đầm chuyên nghiệp không ? Họ không bao giờ sử dụng các bước đi căn bản cả. Nhạc tango hay cha cha nhưng các bước nhảy của họ hoàn toàn phá cách. Hãy suy nghĩ từ các đôi đó và hình dung ra chúng ta sẽ phá cách kiểu nào ? Lý do mình big deal hay very sensitive về việc này là vì nhà thờ là nhà thờ, nhạc thánh ca là nhạc thánh ca. Chúng ta phải làm sao để bớt những phê bình là "họ hát như trong phòng trà vậy."
Nhạc tango hay cha cha có vài bài nổi tiếng của cha Thành Tâm: Vui ngày trở về, Hãy thương yêu nhau, Làm sao dám mơ. Anh Đức Dũng, anh Hoàng Nam có vài bài điệu tango nhưng có lẽ ít ai sử dụng. Số lượng ít nhưng mình vẫn phải quan tâm để cho bạn thấy là mình rất serious trong vấn đề hát nhạc thánh ca trẻ trong nhà thờ. Nhạc cụ có thể gây hiểu lầm nhiều nhất là trống. Nếu ca đoàn bạn không đánh trống thì you should be ok. Trong giáo xứ mình có một vài người biết đánh trống nhưng chỉ có 1 người duy nhất mình tin cậy. Mình cảm thấy tiếng trống của anh thực sự quyện vào với bài hát và tô điểm thêm vào cho tiếng hát của ca đoàn. Bạn có thể vào website của mình để nghe qua www.hanpham.com/thanhca/nghenhac.htm
Bên cạnh tiếng đàn, giọng hát cũng cần phải được chú trọng để tránh những hiểu lầm. Nếu bạn nghe các bài hát của ca đoàn của mình, bạn cũng thấy mình có điệu twist, cha cha nhưng sự hòa hợp và cách trình bày một cách đúng đắn sẽ làm người nghe bớt khắt khe. Đây cũng là cảm nghĩ của mình khi nghe ca đoàn tại Lincoln, Nebraska hát lễ cưới. Họ dùng nút trống trong đàn keyboard một cách rất khéo léo để làm tôn vẻ đẹp của bài hát và giọng hát của ca đoàn. Bên cạnh đó có nơi chỉ có cây guitar nhưng lại làm chia trí vì giọng hát ủy mị, mầu mè không cần thiết cho dù bài hát không phải là cha cha hay tango.
Bao nhiêu năm qua rồi. Ai không thích thì vẫn không thích. Ai thích thì vẫn thích. Cha cha không giống cha cha, tango không giống tango của mình chỉ là cảm nghiệm cá nhân thôi. Một con én không làm nên mùa xuân. Ngày hôm nay mới cằn nhằn ban nhạc là đàn tango quá chớn thì ngày mai đã có cd bán đầy trong giáo xứ với điệu tango còn khủng khiếp gấp trăm lần. Oh well...
Hy vọng mình giúp bạn vài tư tưởng mọn của mình. Mình đang chuẩn bị cho nhóm TNTT Hiệp Sĩ hát trình làng vào ngày 11/21 sắp tới. Wish me luck. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
embevnlady |
Posted - 11/01/09 : 19:48 Thưa Anh Hãn .
Em có đọc bài trước anh viết "đàn chacha không ra Chacha ... đàn Tango mà không ra Tango " . Xin anh chỉ dẫn thêm cho em hiểu vì em mù tịt , em đang tập tành piano đây .
Cám ơn anh
Em
quote: Originally posted by hanpham
Bạn mến
Thank you so much for all the good comments. Bên cạnh forum này, mình cũng nhận được vài thư riêng. Từ hồi các em bắt đầu trở lại sinh hoạt TNTT và học giáo lý, mình đã gặt hát nhiều tin vui để hôm nay mình xin dùng diễn đàng này để có thể chia sẻ với mọi người.
1/ Dàn nhạc thiếu niên tiếp tục thẳng tiến. Mình nhận được nhiều request hơn mình trông đợi. Một số em còn không thèm hỏi mà chỉ xách đàn, xách kèn đến ngồi vào dàn nhạc. Hồi đầu năm, mình đã làm một việc mà mình không muốn một tí nào là phải let go một vài thành viên vì các em thật sự là ít khi có mặt. Các em còn lại thì mình nói rõ là nếu các em không có mặt thường xuyên hay có dấu hiệu không tiến bộ thì mình sẽ phải give that seat to someone else. I would hate to do so nhưng biết làm sao được khi space mình không có và mình phải fair với các em đang ở trong waiting list. Có lẽ hiểu được tình hình hiện tại cho nên các em còn lại rất siêng năng tham gia. Mỗi thánh lễ, mình trung bình 20 musicians (15 violin, 1 viola, 4 clarinets) show up and play. Đây là một điểm đáng mừng vì 90% các em này đàn rất giỏi. Các em hiểu công việc mình làm và được gia đình khuyến khích. Các em hiểu là các em đang đàn cho Chúa nghe và các em trân trọng điều đó với tất cả lòng khiêm nhường. Trong waiting list, mình có 1 cellist, 2 trumpets, 3 clarinets and many violins. Đây chưa kể là có những nhạc cụ mình không để ý tới saxophone, hay nhạc cụ mình have no idea làm sao viết nhạc như oboe. Piano và Guitar thì nhiều lắm nhưng good ones thì hiếm vô cùng hơn nữa không thể nào mình có 5 guitars hay 4 pianists. That's over kill. Như mình có nói, thiếu niên VN có nhiều tài lắm nhưng chúng ta phải tạo điều kiện cho các em làm việc và phải make sense công việc chúng ta muốn các em làm. Now a day, mình có thể walk around, vỗ vai vài em hay nói chuyện với cha mẹ các em là I can come back with more musicians. Không phải em nào có tài cũng muốn tham gia dàn nhạc nhưng give them a chance and tell them to give you a chance to work with them too. Mình ngạc nhiên là dàn nhạc thiếu niên đã là một giấc mơ cho một em trong giáo xứ. Cu cậu thèm vô dàn nhạc từ lâu. Năm nay bắt đầu public school cho ghi danh học string instrument. Thế là mới lấy xong cây đàn là cu cậu vào dàn nhạc liền. Problem là cu cậu còn chưa biết cầm đàn cầm bow thì đàn cái gì được. Mình đã định send him home nhưng khi nhìn đôi mắt của cháu bé thì mình hiểu được dàn nhạc is really something for him. Hiện nay ba mẹ cậu bé đã sign up cậu bé đi học thêm violin ở Music & Art Center để có thể catch up với mọi người. The last time mình check thì cu cậu vẫn .... bơi. But it's ok. We love his spirit.
2/ Mình đã bắt đầu tập hát cho ngành Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ trong TNTT từ 3 tuần nay. Again, mình rất ngạc nhiên về tài năng của các em thiếu niên VN. Tuần đầu tiên, what a mess!!! Tuần sau đó, man, amazing voice !!! Mình đang tập cho các em bài You Are Mine and they sing so beautifully. Mình có nói đùa với ca đoàn TNTT chính là một khi các em này train xong là ca đoàn sẽ bị fired liền. Thành công bước đầu của nhóm hát này là nhờ vào sự năng động của các em Huynh Trưởng. Các em nhận thấy tầm quan trọng trong việc đầu tư vào việc phụng vụ hát lễ cho nên các em đã đề nghị phụ huynh đem con em mình đến nhà thờ trước giờ chính thức sinh hoạt 30 phút để tập hát. Thời buổi này mà one shot mà có được 30 ca viên thì đúng là chỉ có nằm mơ mới thấy. Tuy nhiên mọi chuyện vẫn phải make sense. Mình nói thẳng với các em là nếu các em ngồi đây mà không hát, hay không tập luyện đàng hoàng thì các em chỉ mất thời gian vô ích. You come here, you sit here and you work. Simple as that. Sau lần tập đầu tiên, mình hơi nản. Tuy nhiên đến tuần thứ hai thì các em đã mạnh dạn hơn nhiều do đó mọi chuyện bắt đầu khấm khá hơn. Đương nhiên nếu bây giờ mà giao cho các em phụ trách nguyên thánh lễ thì có mà điên. Các em vẫn chỉ là rookies thôi. Hơn nữa 1 tuần chỉ tập có 30 phút thì quá ít. Kế hoạch của mình là dần dần sát nhập các em vào ca đoàn hiện tại. Một challenge khác là các em phải hát nhạc Việt. Điều này mình lại ngạc nhiên vì các em adapt nhạc Thánh Ca Việt Nam nhanh chóng nếu bài hát hay. Điều này cũng dễ lý giải vì ngày xưa mình tập bài Ánh Sáng Và Bóng Tối cho ca đoàn rất nhanh bài hát quá hay cho nên nhập tâm easily. Trong khi đó thì nhiều bài hát thì I have no clue bài hát muốn cái gì. Thời buổi ai cũng gặp khó khăn về recruit new ca viên thì ca đoàn mình sắp sửa có thêm 30 ca viên. Is that amazing? Tuy nhiên đây vẫn là một thất bại vì giáo xứ có gần 500 em đi học giáo lý mà chỉ có 50, 60 em tham gia ca đoàn. Chúng ta phải làm sao attract more các em vào làm việc cho giáo xứ.
Involving vào mấy sinh hoạt này thật sự là time consuming. Ngày thứ bảy mình đến giáo xứ lúc 12:25 pm để tập hát cho các em đến 12:55 pm. Sau đó mình về nhà và đến 4:30 pm thì mình trở lại giáo xứ để tập hát và hát lễ 6 pm. Ngày Chúa Nhật, mình giúp nhóm hát lễ 6:30 am. Từ nhà mình đến giáo xứ cũng phải 20 phút one way nếu không có traffic. Trong tuần thì phải lo viết bài cho dàn nhạc. Bài nào đàn nhiều quá thì mình lại viết lại. Bài viết cách đây 2 năm khi trình độ các em còn thấp thì mình cũng viết lại để cho nó khó hơn. Phục vụ là một chuyện nhưng phục vụ chán quá thì chẳng ai muốn làm. Càng bầy ra việc thì lại tốn nhiều thời gian. Mình cũng giống như mọi người. Gia đình vợ, 3 con, kids homeworks, yard works, career ... Tuy nhiên mọi sự là Chúa cho vì vậy nếu mình phải work cho Chúa thì cũng là chuyện bình thường. No complain. Plus, dàn nhạc thiếu niên vẫn zero practice cho nên chẳng mất thời giờ ai cả.
The bottom line is chuyện mình đang làm chẳng phải super gì cả bởi vì nơi nào cũng có thể làm được. Giáo xứ nào chẳng có thiếu niên, giáo xứ nào lại chẳng có các em học violin. Nhiều phụ huynh cho con em mình đi học đá banh, đánh võ nhưng khi họ thấy các em làm việc cho Chúa và giáo xứ, họ sẵn sàng hướng các em về con đường đó liền. Điều quan trọng là công việc chúng ta phải make sense. Hoàn toàn khiêm nhường nhưng phải make sense. Thân mến.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
hanpham |
Posted - 10/26/09 : 10:39 Bạn mến
Thank you so much for all the good comments. Bên cạnh forum này, mình cũng nhận được vài thư riêng. Từ hồi các em bắt đầu trở lại sinh hoạt TNTT và học giáo lý, mình đã gặt hát nhiều tin vui để hôm nay mình xin dùng diễn đàng này để có thể chia sẻ với mọi người.
1/ Dàn nhạc thiếu niên tiếp tục thẳng tiến. Mình nhận được nhiều request hơn mình trông đợi. Một số em còn không thèm hỏi mà chỉ xách đàn, xách kèn đến ngồi vào dàn nhạc. Hồi đầu năm, mình đã làm một việc mà mình không muốn một tí nào là phải let go một vài thành viên vì các em thật sự là ít khi có mặt. Các em còn lại thì mình nói rõ là nếu các em không có mặt thường xuyên hay có dấu hiệu không tiến bộ thì mình sẽ phải give that seat to someone else. I would hate to do so nhưng biết làm sao được khi space mình không có và mình phải fair với các em đang ở trong waiting list. Có lẽ hiểu được tình hình hiện tại cho nên các em còn lại rất siêng năng tham gia. Mỗi thánh lễ, mình trung bình 20 musicians (15 violin, 1 viola, 4 clarinets) show up and play. Đây là một điểm đáng mừng vì 90% các em này đàn rất giỏi. Các em hiểu công việc mình làm và được gia đình khuyến khích. Các em hiểu là các em đang đàn cho Chúa nghe và các em trân trọng điều đó với tất cả lòng khiêm nhường. Trong waiting list, mình có 1 cellist, 2 trumpets, 3 clarinets and many violins. Đây chưa kể là có những nhạc cụ mình không để ý tới saxophone, hay nhạc cụ mình have no idea làm sao viết nhạc như oboe. Piano và Guitar thì nhiều lắm nhưng good ones thì hiếm vô cùng hơn nữa không thể nào mình có 5 guitars hay 4 pianists. That's over kill. Như mình có nói, thiếu niên VN có nhiều tài lắm nhưng chúng ta phải tạo điều kiện cho các em làm việc và phải make sense công việc chúng ta muốn các em làm. Now a day, mình có thể walk around, vỗ vai vài em hay nói chuyện với cha mẹ các em là I can come back with more musicians. Không phải em nào có tài cũng muốn tham gia dàn nhạc nhưng give them a chance and tell them to give you a chance to work with them too. Mình ngạc nhiên là dàn nhạc thiếu niên đã là một giấc mơ cho một em trong giáo xứ. Cu cậu thèm vô dàn nhạc từ lâu. Năm nay bắt đầu public school cho ghi danh học string instrument. Thế là mới lấy xong cây đàn là cu cậu vào dàn nhạc liền. Problem là cu cậu còn chưa biết cầm đàn cầm bow thì đàn cái gì được. Mình đã định send him home nhưng khi nhìn đôi mắt của cháu bé thì mình hiểu được dàn nhạc is really something for him. Hiện nay ba mẹ cậu bé đã sign up cậu bé đi học thêm violin ở Music & Art Center để có thể catch up với mọi người. The last time mình check thì cu cậu vẫn .... bơi. But it's ok. We love his spirit.
2/ Mình đã bắt đầu tập hát cho ngành Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ trong TNTT từ 3 tuần nay. Again, mình rất ngạc nhiên về tài năng của các em thiếu niên VN. Tuần đầu tiên, what a mess!!! Tuần sau đó, man, amazing voice !!! Mình đang tập cho các em bài You Are Mine and they sing so beautifully. Mình có nói đùa với ca đoàn TNTT chính là một khi các em này train xong là ca đoàn sẽ bị fired liền. Thành công bước đầu của nhóm hát này là nhờ vào sự năng động của các em Huynh Trưởng. Các em nhận thấy tầm quan trọng trong việc đầu tư vào việc phụng vụ hát lễ cho nên các em đã đề nghị phụ huynh đem con em mình đến nhà thờ trước giờ chính thức sinh hoạt 30 phút để tập hát. Thời buổi này mà one shot mà có được 30 ca viên thì đúng là chỉ có nằm mơ mới thấy. Tuy nhiên mọi chuyện vẫn phải make sense. Mình nói thẳng với các em là nếu các em ngồi đây mà không hát, hay không tập luyện đàng hoàng thì các em chỉ mất thời gian vô ích. You come here, you sit here and you work. Simple as that. Sau lần tập đầu tiên, mình hơi nản. Tuy nhiên đến tuần thứ hai thì các em đã mạnh dạn hơn nhiều do đó mọi chuyện bắt đầu khấm khá hơn. Đương nhiên nếu bây giờ mà giao cho các em phụ trách nguyên thánh lễ thì có mà điên. Các em vẫn chỉ là rookies thôi. Hơn nữa 1 tuần chỉ tập có 30 phút thì quá ít. Kế hoạch của mình là dần dần sát nhập các em vào ca đoàn hiện tại. Một challenge khác là các em phải hát nhạc Việt. Điều này mình lại ngạc nhiên vì các em adapt nhạc Thánh Ca Việt Nam nhanh chóng nếu bài hát hay. Điều này cũng dễ lý giải vì ngày xưa mình tập bài Ánh Sáng Và Bóng Tối cho ca đoàn rất nhanh bài hát quá hay cho nên nhập tâm easily. Trong khi đó thì nhiều bài hát thì I have no clue bài hát muốn cái gì. Thời buổi ai cũng gặp khó khăn về recruit new ca viên thì ca đoàn mình sắp sửa có thêm 30 ca viên. Is that amazing? Tuy nhiên đây vẫn là một thất bại vì giáo xứ có gần 500 em đi học giáo lý mà chỉ có 50, 60 em tham gia ca đoàn. Chúng ta phải làm sao attract more các em vào làm việc cho giáo xứ.
Involving vào mấy sinh hoạt này thật sự là time consuming. Ngày thứ bảy mình đến giáo xứ lúc 12:25 pm để tập hát cho các em đến 12:55 pm. Sau đó mình về nhà và đến 4:30 pm thì mình trở lại giáo xứ để tập hát và hát lễ 6 pm. Ngày Chúa Nhật, mình giúp nhóm hát lễ 6:30 am. Từ nhà mình đến giáo xứ cũng phải 20 phút one way nếu không có traffic. Trong tuần thì phải lo viết bài cho dàn nhạc. Bài nào đàn nhiều quá thì mình lại viết lại. Bài viết cách đây 2 năm khi trình độ các em còn thấp thì mình cũng viết lại để cho nó khó hơn. Phục vụ là một chuyện nhưng phục vụ chán quá thì chẳng ai muốn làm. Càng bầy ra việc thì lại tốn nhiều thời gian. Mình cũng giống như mọi người. Gia đình vợ, 3 con, kids homeworks, yard works, career ... Tuy nhiên mọi sự là Chúa cho vì vậy nếu mình phải work cho Chúa thì cũng là chuyện bình thường. No complain. Plus, dàn nhạc thiếu niên vẫn zero practice cho nên chẳng mất thời giờ ai cả.
The bottom line is chuyện mình đang làm chẳng phải super gì cả bởi vì nơi nào cũng có thể làm được. Giáo xứ nào chẳng có thiếu niên, giáo xứ nào lại chẳng có các em học violin. Nhiều phụ huynh cho con em mình đi học đá banh, đánh võ nhưng khi họ thấy các em làm việc cho Chúa và giáo xứ, họ sẵn sàng hướng các em về con đường đó liền. Điều quan trọng là công việc chúng ta phải make sense. Hoàn toàn khiêm nhường nhưng phải make sense. Thân mến.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
khanhtrongvu |
Posted - 10/23/09 : 20:12 Chao anh Han,
Tinh co vao trong forum nay, doc ve bai cua anh, minh rat cam phuc va chuc mung anh Minh muon lien lac voi anh de xin y kien, anh co the lien lac voi minh o luvtennis101@yahọocom
Than chao
Khanh |
tknguyen |
Posted - 10/17/09 : 05:53 Good job, anh Han! Không có giờ vào forum thường xuyên nhưng thỉnh thoảng vẫn được nghe kể về sự lớn mạnh của dàn nhạc của anh. Chúc anh và các em tiếp tục thăng tiến và thành công.
Khoa Nguyễn |
hanpham |
Posted - 09/15/09 : 12:17 Bạn mến
Cho mình xin hai chữ Trọng Kính nha. Trong forum này thì cứ xem nhau như bạn bè thôi.
Thank you về các lời khen tặng của bạn. Mình chỉ xứng 1% những lời khen tặng đó. Con đường còn dài và tương lai thì mịt mù cho nên cứ take 1 step at a time. Mình vẫn giữ đúng suy nghĩ là việc này nơi nào cũng làm được chứ không phải mình có tư cách hơn ai cả. Thiếu niên VN còn nhiều tài năng lắm. Tuy nhiên chúng ta phải tạo điều kiện cho các em làm việc. Hôm nọ mình vào phần hình ảnh các Nhạc Sĩ và xem hình Soeur Thiên Lan. Man, look at her orchestra. That's excellent!!! Nhình xong orchestra này mình thấy hãnh diện vô cùng. Forget about dàn nhạc Korea mình mention trong bài viết. Đây mới là goal mới của mình. hahaha...
Một chuyện vui là tuần rồi các nhạc công của orchestra đã bắt đầu trở lại. Mấy cô cậu nghỉ mùa hè xong trổ mã, ai cũng lớn hơn nhiều cho nên cho dù chỉ mới có 12 show up nhưng các em đã take most of the space. Mình đang lo là tuần này khi các lớp giáo lý chính thức trở lại sinh hoạt, nếu tất cả đều show up thì chẳng biết sắp xếp chỗ ngồi ra sao ? Mình cũng vui là có 3 em mới xin vào orchestra. Thôi thì ngồi chật một chút vậy. The best news là các em không bị lụt nghề sau kỳ nghỉ hè và tỏ ra rất hăng hái trở lại làm việc cho giáo xứ. We can't ask for more than that. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
tridinh |
Posted - 08/15/09 : 21:37 Trọng kính anh Hãn .
Cám ơn anh đã chia sẻ về sinh hoat.. orchestra . Thật viêc anh làm (orchestra thiếu nhi VN ) chỉ có 1 không 2 trên đất Hoa Kỳ .
Các nhà thờ VN em đi có rất nhiều thiếu nhi ... mà không có ai đủ tư cách ... đủ trình độ ... đủ hy sinh như bên anh .
Bravo.. bravo ...
Uớc gì VN mình có cách suy nghĩ như anh, dám hành động như anh ... chứ không chia rẽ như nhiều cộng đoàn VN . Nói ra mà đau lòng .
Em kính nể nhất tinh thần KHÔNG Làm Trưởng .... mà khiêm nhường làm phó ... làm vô danh .... làm việc thinh lặng để giúp đoàn thể ... chứ không làm nổi ... muốn nhiều người biết tới mình .
" Các em không có nhóm trưởng, dàn nhạc trưởng hay bất cứ trưởng này trưởng nọ gì hết. "
Chúc anh & thiếu nhi orchestra gặt hái nhiều thành quả
Tri
quote: Originally posted by hanpham
Bạn mến
Sau thánh lễ ngày 6/18/09 tại National Shrine Washington DC http://vietcatholic.net/News/Html/68409.htm , http://liendoanconggiao.net/ (xin xem hanhhuong2009-10.flv) , http://www.hanpham.com/thanhca/shrine061809.htm tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho dàn nhạc của ca đoàn TNTT tại giáo xứ tôi. Câu hỏi được hỏi nhiều nhất là "làm sao có thể xây dựng được một dàn nhạc như vậy ?" Câu hỏi này cũng được một số thành viên trên ca trưởng forum đặt ra cho tôi. Tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức dàn nhạc này.
Sự hiện diện của 15 nhạc công tuổi đời từ 6 cho đến 20 đàn violin, thổi Clarinet với phong cách chững chạc đã làm ngạc nhiên người tham dự thánh lễ tại National Shrine. Thật ra hôm đó dàn nhạc đã vắng hơn 10 em vì bận đi học, đi vacation, hay không tham gia. Trong khi các hội đoàn khác có thể đang chật vật với nhân lực thì orchestra này lại có waiting list. Chỗ ngồi chỉ giới hạn. Hơn nữa nếu cho vào hết thì có thể sẽ lấn át giọng hát của ca đoàn. Mặc dù vậy, tôi hy vọng năm tới sẽ thêm vào khoảng 10 violin, 2 trumpet, 1 cello, some more clarinet và flute. Tất cả giấc mơ này có được là nhờ vào sự làm việc tận sức, và một chút ... tự ái.
Chúng tôi phụ trách lễ cho thiếu niên vào chiều thứ bảy 6 pm sau khi các em đi học giáo lý. Vào dịp mừng lễ CTTĐVN năm 2006, chúng tôi thành lập một orchestra để đàn cho dịp đại lễ này. Gia đình tôi là dân violin Nhạc Viện Saigon cho nên cũng ráng duy trì truyền thống. Nhóm đầu tiên gồm có anh em tôi và các con cháu cộng thêm một số em TNTT đã từng sinh hoạt trong cộng đoàn. Sau thành công rực rỡ đó thì chúng tôi lại nghĩ doing the same cho Christmas. Kỳ này orchestra đã có vài khuôn mặt mới do phụ huynh trong giáo xứ đem vào http://www.hanpham.com/thanhca/noel2006.htm Thấy ngon xơi sau hai thánh lễ, các em nhạc công muốn tham gia đàn lễ hằng tuần. Từ đó trở đi, orchestra đã trở thành một thành phần của thánh lễ 6 pm thứ bảy. Có các em thì vui nhưng tôi phải làm việc thêm gấp bội. Vừa đàn lễ tuần này xong, tôi đã phải ngồi xuống viết bài tuần tới cho các em. Và cứ như thế hằng tuần các em vào trong website của tôi www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm để download bài hát xuống tập. Tôi vẫn định hướng cho mình là tạo điều kiện cho các em làm việc cho nên không viết bè quá khó. Tuy các em đàn nhưng thành phần support gồm có keyboard, guitar, bass, violin của anh của tôi vẫn là thành phần nòng cốt trong lúc đó. Cứ như vậy mà tiến và orchestra ngày càng phát triển nhân lực. Hằng tuần đi vào giáo xứ, ai cũng thấy một số thiếu niên đi học giáo lý nhưng kè kè thêm nhạc cụ violin, viola, clarinet, flute ... Tháng 2, 2008 orchestra đã gặp một biến cố lớn là anh của tôi quyết định rời nhóm để đem tài năng mình phục vụ các ca đoàn khác. Lúc đó tôi bị hụt hẫng vô cùng vì sự ra đi đó giống như Michael Jordan ra khỏi đội Chicago Bull vậy. May mắn thay các em sinh hoạt từ ngày đầu với orchestra đã mạnh dạn step up và trưởng thành trong phục vụ để tiếp tục đưa orchestra tiến lên. Các em càng giỏi thì challenge lại càng nhiều. Các em trông đợi các bài phối khí khó để đàn cho ... vui. Thật ra khả năng các em violinist còn xa xăm lắm so với khả năng của anh em tôi. Nhưng viết bài cho các em lại rất là challenge cho tôi vì khả năng phối khí của tôi hạn hẹp thôi.
Orchestra của chúng tôi tồn tại và tiếp tục bành trướng là vì các em nhận thấy sự serious khi làm việc của chúng tôi. Orchestra chúng tôi zero practice. Thật ra các bài phối khí của tôi quá dễ cho nên chẳng cần phải tập tành. Mọi sự được post trên internet để các em tự học. Đây cũng là điều các phụ huynh thích vì đỡ phải chở đi chở về. Có em trong orchestra là sinh viên học bổng toàn phần trong đại học, có em straight A students, có em là National Junior Honor Society Members, có em là TNTT miền leaders... Tuy nhiên tôi vẫn dặn các em là phải luôn luôn khiêm nhường trong khi làm việc tại giáo xứ và phải grateful for the opportunity to serve God and his church. Các em dần dần không chỉ thích công việc mình làm mà thích luôn cả thánh ca VN. Các em còn mạnh dạn recruit thêm bạn bè vào đàn cho vui. Có em không chỉ đàn lễ chiều thứ bảy nhưng còn đàn luôn lễ 6:30 sáng CN khi tôi bắt đầu lo cho ca đoàn đó. Những khi có những event đặc biệt, các em luôn luôn cầm theo nhạc cụ để nếu cần là đàn liền.
Gần 3 năm nhìn lại, tôi hãnh diện vào sự trưởng thành và khả năng làm việc của mỗi em trong orchestra. Con trai tôi khi vào orchestra đàn violin chỉ biết đàn open string. Lúc đó tôi phải viết đến violin .... 5 dễ đến độ không còn có thể dễ hơn nữa. Cu cậu ráng bây giờ cũng lên violin III rồi. Tôi cũng có thể cho là chúng tôi còn thất bại vì hằng năm giáo xứ có hơn 450 em đi học giáo lý mà chỉ có 25 sinh hoạt trong orchestra. Quá ít!!!! Chúng ta phải tạo điều kiện cho các em tham gia làm việc. Đây là step ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Giáo xứ nào cũng có thiếu niên. Talk to them, tell them to come and work for God. Không phải em nào cũng sẽ nghe chúng ta nhưng keep trying. Tôi nhớ có một em 12 tuổi đàn violin mà tôi phải nói chuyện suốt 3 tuần mới thuyết phục em vào đàn. Hôm nọ tôi thấy tại Ontario, Canada có 3 em gái đàn violin trong buổi rước kiệu. That was wonderful !!!! Nếu chúng ta keep up với các em thì dần dần sẽ lôi kéo được các em khác ngay. Tôi nghe nói tại Texas có trường dạy nhạc đem cả dàn nhạc của mình đi sang Missouri đàn trong dịp hành hương. Orchestra của chúng tôi có thể nổi bật hơn vì các em không chỉ đàn lễ lớn mà đàn hằng tuần. Thiếu niên bên Mỹ được tạo điều kiện học âm nhạc trong trường cho nên đó là resource quí giá vô cùng. Một khi chúng ta tap vào resource đó rồi làm việc đàng hoàng là ăn tiền liền.
Cũng có lúc xảy ra tranh cãi vì những tư tưởng không đồng ý với orchestra, có những tư tưởng ngăn chận sự bành trướng của orchestra ... Biết làm sao được khi chúng ta đều là human being cả. Tôi rất buồn vì sự suy nghĩ quá hẹp hòi của chúng ta. Hãy nhìn các em trẻ tuần này sang tuần khác nghiêm chỉnh làm công việc của mình. Tại sao chúng ta không nghĩ là chính Chúa đã gọi các em đến làm việc cho Ngài mà lại đi phê bình hay áp đặt schedule cho các em ? Những em nhỏ 6, 7 tuổi hoàn toàn không có khái niệm là đàn 1 tháng 1 lần là gì cả. Chúng chỉ biết đi theo bố mẹ mà thôi. Nếu đi theo bố mẹ mà không được đàn bởi vì luật lệ này nọ thì chỉ làm chúng confused mà thôi. Nhiều khi thấy bậc người lớn tranh chấp với các em, tôi rất buồn.
Một điểm thành công của orchestra là chúng tôi không phải là một hội đoàn. Các em không có nhóm trưởng, dàn nhạc trưởng hay bất cứ trưởng này trưởng nọ gì hết. Tôi thiết nghĩ nếu một ngày nào đó giáo xứ đòi hỏi các em làm thành hội đoàn rồi bắt đầu bầu lên nhóm trưởng thì đó sẽ là ngày báo tử cho orchestra. Một điều vô cùng quan trọng là người ta hay nói "orchestra của anh Hãn". Tôi đả phá điều này vì orchestra là của giáo xứ. Tôi vẫn nói ai muốn các em đàn thì cứ việc talk to them. As long as chúng ta làm việc đàng hoàng và tôn trọng các em, các em sẽ làm việc.
Một điểm mạnh khác là cha xứ rất thích orchestra này. Chính ngài là người vô tình làm tôi chạm tự ái cho nên tôi làm việc bất kể ngày đêm để build up orchestra. Hồi đó cách đây không lâu khi ngài đi tham dự ngày Hành Hương các Sắc Tộc cũng tại National Shrine, ngài nói với tôi là dân Korea đem đến một dàn nhạc khoảng 40 người đàn nghe phê lắm. Ngài nói ráng làm sao làm giống giống như vậy là hết xẩy. hahahah tự ái dồn dập cho nên tôi đã lăn xả vào để improve orchestra. Tôi nghĩ là nhóm nhạc Korea cũng giống như các group khác là chỉ nhắm vào big event chứ không consistent đàn lễ hằng tuần như orchestra của chúng tôi. Khoảng cách về nhân lực chúng tôi đã bắt đầu thâu hẹp lại rồi. Bảo đảm chúng tôi có thể sắp sửa nhìn đời bằng cặp mắt lim dim rồi.
Đó là những kinh nghiệm của tôi. Các bạn có khó chịu, tự ái khi tôi thách thức các bạn làm điều tương tự tại nơi bạn đang sinh hoạt không ? To be honest, không khó đâu. Hãy nghĩ đến thế hệ chúng ta bây giờ đã U50 rồi. Đã đến lúc phải refresh lại. Bên cạnh orchestra đang lớn mạnh, tôi đang plan bổ xung khoảng 30 em nghĩa sĩ TNTT vào ca đoàn bắt đầu vào tháng 9 này. Các em đi đâu cũng dính chùm với nhau cho nên hoặc là được hết, hoặc là nothing. Tuy nhiên tôi rất confident là tôi sẽ được hết. Làm việc cho Chúa là niềm vinh dự. Chúng ta đang có niềm vinh dự đó thì phải làm cho các em thấy rõ điều đó. Good luck!!!
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
PS: Tiện đây tôi xin giới thiệu một vài bài hát cho mọi người thưởng thức orchestra của chúng tôi. Sau khi vào url này www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm chúng ta di chuyển sang tay phải nơi chúng tôi để các mp3 files. Các bài hát này được thâu live trong thánh lễ. Máy móc của tôi toàn loại "chiến đấu" rẻ tiền tuy nhiên hy vọng mọi người sẽ enjoy cả ca đoàn và orchestra:
- Dâng Hiến - Sat 3/14/09 CN III Mùa Chay - God Calls Us Each By Name - Friday 4/3/09 Thánh Lễ Thêm Sức - Này Buồn Hỡi Chào Ngươi - Sat 4/25/09 CN III Phục Sinh - Được Rước Chúa - Sat 5/16/09 CN VI Phục Sinh - http://www.hanpham.com/thanhca/shrine061809.htm
|
|
|