Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C6. Nhạc Sĩ Thánh Ca
 Các nhạc sĩ trong nhóm Thánh Ca Mới

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
DoniSJ Posted - 11/13/04 : 10:26
ÐÔI DÒNG VỀ CÁC NHẠC SĨ TRONG NHÓM THÁNH CA MỚI

1. Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường:

Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường viết nhạc thánh ca từ rất sớm. Nhạc phẩm “Trọn đời Chúa vẫn yêu con” Cha viết từ thời Cha mới đặt chân tới trại tị nạn ở Thái Lan. Năm ấy Cha mới ở lứa tuổi mười tám, đôi mươị Nét nhạc cũng như tư tưởng, nội dung các ca khúc của Cha rất đa dạng, sâu sắc và được biến đổi, thăng tiến theo dòng thời gian của đời sống. Nếu dòng nhạc trong “Ngài Ở Nơi Ðâủ” chậm rãi, mang nhiều thổn thức, lắng lo thì dòng nhạc trong “Chúa Sánh Bước Với Con” lại rộn rã, vui tươi, đầy tin tưởng. Hình ảnh trong các ca khúc của Cha rất sinh động, nhiều mầu sắc có hoa lá, cỏ cây, có chim chóc, có gió mây, có mặt trời bừng sáng, có mùa xuân rực rỡ. Ta hãy nghe phần điệp khúc trong bài “Ngài Mở Mắt Tôi”:

“Ngài mở mắt tôi, cho tôi thấy tình yêu của Ngài,

Ngài mở mắt tôi, cho tôi thấy một mùa xuân mới

Mặt trời sẽ lên, đem ánh sáng tin yêu vào đời,

Cho môi mãi thắm tươi nụ cười,

Mở lòng thấy yêu thương mọi người”. (Trích trong “Ngài Mở Mắt Tôi”).

Về nhạc tính: dòng nhạc của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường là dòng nhạc được bám chặt vào dân cạ Có lần Cha nói: “Dân ca là dòng nhạc được thử nghiệm qua nhiều thế hệ. Nên dòng nhạc nào bám rễ sâu vào dân ca thì dòng nhạc đó có cơ hội được tiếp nhận lâu hơn, rộng hơn”. Và quả thật như vậy, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường đã sử dụng ngũ cung rất tài tình trong các ca khúc của Chạ Thoang thoảng nơi các ca khúc Cha viết có những câu hò điệu hát của thôn làng miền Nam, nơi Cha được sinh ra và lớn lên. Còn một điều rất đặc biệt về ca từ trong các ca khúc Cha viết là vừa óng ả, trau chuốt mang nhiều tính văn thơ lại vừa sâu sắc mang tính khai phá qua những kinh nghiệm sống đức tin. Chính yếu tố này đã làm cho các tác phẩm âm nhạc của Cha trở nên rất giá trị.

Về phong cách trình bày: Người ta đã thấy linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường có khi ôm cây đàn guitar cất tiếng hát giữa một hội trường với một đám đông lên tới vài ngàn người đứng chung quanh, có khi giữa một ngôi nhà nguyện nhỏ với ngọn đèn nhà chầu leo lét, hay có khi giữa một đám bạn thân thiết. Dù ở bất cứ nơi đâu, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường luôn hát với một tấm lòng say mê. Cha đang hát cho người tình của Cha, là chính Thiên Chúa đấng Cha đã hiến tặng cả cuộc đời cho Ngàị Nhìn Cha say sưa hát, người ta cảm thấy Thiên Chúa thật là gần gũi, không xa lạ dù Ngài là Ðấng vô hình.

2. Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh

Linh Mục Nguyễn Mộng Huỳnh bắt đầu sáng tác từ những ngày còn học tại tiểu chủng viện Therésạ Nhưng sau năm 1975 người ta mới biết Cha nhiều hơn qua một loạt bài hát dâng lễ. Ðó là những suy tư thần học bắt nguồn từ cuộc sống thực tế. Với Cha, đôi tay, đôi chân, bờ vai bỗng thành những biểu tượng của một kiếp người: “Con dâng Chúa đôi tay này từng vất vả làm con chới vớị Con dâng Chúa đôi bờ vai gánh gồng nặng chĩu bao ngàỵ Con dâng Chúa đôi chân này đi tìm hạnh phúc miệt mài…” (Lễ Dâng). Cái kiếp người được diễn ta sống động hơn trong bài khác: “Một nắng hai sương đổi bát cơm đầỵ Một gánh lo âu nặng trĩu bờ vaị Ðường đi tới ngày mai đường tương lai còn dài và phút giây hiện tại là một nỗi u hoàị.” (Hiến Lễ Tình Yêu). Hình ảnh người nông dân lam lũ vất vả được Cha vẽ lại như sau: “Chân lấm tay bùn mồ hôi lã chã. Ðây những lao công của con nơi nương đồng. Dâng Chúa nhân từ giọt mồ hôi trên má như một chút nước pha trong rượu nồng.” Lời ca trong phần điệp khúc là một so sánh thật tuyệt: “Xin dâng lên Ngài của lễ này là tình yêu con mang trong cuộc sống, là niềm tin con gieo như hạt giống ttrên từng luống đời qua từng năm tháng chông gaị” (Xin Dâng Lên)

Lời ca, với Cha, bao giờ cũng phải gắn liền với cuộc sống. Nói cách khác hứng nhạc của Cha là chính kinh nghiệm thường ngày của Cha với cuộc sống. Khi vừa đặt chân lên trại tỵ nạn nhìn thấy tấm bảng bằng Anh Ngữ: “Jesus was a refugee”, đã cho Cha cảm hứng làm bài Chúa Ðã Người Tỵ Nạn: “Chúa đã là một người dân viễn xứ. Chúa cũng đã là một người dân di cư. Chúa đã lang thang không một nơi trú ngụ. Chúa đã một thời rầy đây mai đó. Sống với phận người lầm than khốn khó. Xin đỡ nâng con nơi xứ lạ quê ngườị Ðể con tin tưởng Chúa vui bước đi trong đờị” Nếu nét nhạc trong tiểu khúc u uẩn thì trong phần điệp khúc nét nhạc đổi sang thể trưởng đầy phấn khởi, vui tươi và tin tưởng… “Hãy cùng con đi Chúa ơi! Chúa cùng con chung kiếp ngườị”

Từ ngày sống xa quê hương trong bài nhạc nào của Cha cũng phảng phất nỗi nhớ về quê hương như dân Do Thái lưu đày nhớ về thánh đô Jerusalem: “Nơi tha hương nhiều đêm thao thức khôn nguôi nỗi buồn hoài hương ray rứt mơ về làng cũ quê xưa…” (Nơi Tha Hương). Ngay cả trong bài Ngọt Ngào Tình Yêu, viết để kỷ niệm 5 năm lãnh nhận chức Linh Mục, vẫn phảng phất nỗi nhớ thương quê hương của Cha: “Bao nhiêu ngày qua dù đôi lúc xa quê nhà, êm êm lời ru tình yêu đó không rời xạ Tin yêu cậy trông tựa như bé thơ yên ngủ. Trong tay mẹ yêu sợ chi gió mưa hiên ngoàị”

Lời ca rất sáng tạo và rất thơ. Người ta có cảm tưởng Cha làm thơ rồi tự phổ nhạc cho chính thơ của mình. Vì thế, nhạc của Cha êm đềm và quyện với lời ca cách tuyệt vờị Ngoài ra, nhạc của Cha luôn mang nét dân cạ Vì thế, những ca khúc của Cha rất dễ nhớ. Tóm lại, nhạc thánh ca của Cha là những suy tư về kiếp người, nỗi nhớ thương quê hương và hành trình đức Tin. Lời hát của một người hành hương, một người đi tới và kiếm tìm với niềm tin và hy vọng.

3. Nhạc sĩ Viễn Xứ

Viễn Xứ là một ca viên và ca trưởng trước khi là một nhạc sĩ sáng tác Thánh cạ Anh sinh hoạt trong lãnh vực Thánh Ca đã lâụ Rất say mê Thánh Ca và nhiệt tâm trong việc tìm kiếm những điều mới lạ trong nghệ thuật âm nhạc. Với tâm hồn nhậy cảm của một nhạc sĩ sáng tác, Anh mượn âm thanh ghi lại những tâm tình, cảm nghiệm đức tin của mình và ngợi ca cuộc sống huyền nhiệm mà Thiên Chúa ban tặng cho con người và riêng Anh.

Nguồn cảm hứng cho những sáng tác của Anh múc từ những kinh nghiệm sống đạo thường ngày và từ nguồn suối vô tận của Kinh Thánh. Thoảng hoặc, Anh bắt gặp vài cảm xúc, tưởng như rất riêng, của mình, thường khi đã được diễn tả tuyệt vời trong các Thánh Vịnh rồị Âm thầm, Anh ghi lại những cảm xúc chân thật đó của lòng mình, thế thôi! Như những chiều nào của mùa hè, ngồi một mình trong nhà thờ thinh lặng Anh cảm nghiệm sự êm ái của tình Chúa bao la, và đó là khởi điểm của bài Bên Chúa với điệu valse chậm êm, nhẹ nhàng như tình Chúa ngập con tim và nuôi dưỡng Anh từng ngày: “Gần bên Chúa sướng vui thỏa đầỵ Tình yêu Thiên Chúa đỡ nâng con tháng ngàỵ Hỡi những ai đang khốn khó đơn cùng. Về bên Chúa phút giây êm đềm.” (Bên Chúa). Ở bài Chúa Chăn Nuôi Tôi chính là thánh vịnh 22, mà có lẽ ai cũng biết, đã được Anh thổi vào nét nhạc mới với vài nốt bình, đã cho bài hát một nét lạ và làm nổi bật nét tươi vui, an bình của toàn bàị

Nội dung ở bài Dấu Chân chắc cũng chẳng lạ lùng gì với chúng ta, nhưng đã được Anh đặt lời và phổ nhạc cách tài tình khéo léo khiến cho sự tương phản giữa vui và buồn, giữa bất ổn và bình an, giữa nghi ngờ và tín thác trở nên rõ nét hơn. Trong bài Lời Cảm Mến ta lại thấy một dòng nhạc khác, có nét đẹp trong sáng, du dương và êm đềm như mặt nước phẳng lặng hiền hòa của giòng sông hay mặt biển vào buổi sớm mai trong lành hay buổi chiều êm ả chính là vì câu nhạc rất cân đối ở cung điệụ Nhờ vậy, ca khúc đã diễn tả được tấm lòng tri ân và đang ngập tràn hạnh phúc: “Ôi tình Chúa, nào biết lấy chi con đáp đền như vầng dương toả sáng khắp nơi xa vờị Ôi tình Chúa nào biết lấy chi con đáp đền dâng lời ca hòa tiếng sóng nơi trùng khơi” (Lời Cảm Mến).

Nói chung, nhạc của Anh nhẹ nhàng và tự nhiên như tấm lòng của Anh trải rộng. Lời ca là nguồn cảm hứng từ những bài Thánh Vịnh hoặc những cảm nghiệm sống đức tin ẩn hiện trong đời thường của chính Anh.


Thy-Uyên


God Bless You

Edited by - donisj on 11/13/2004 10:29:11

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05