Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Các Lễ Khác
 Cầu cho Cha Mẹ

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
mechua Posted - 02/15/05 : 13:05
Xin chào các anh chị,
Ca đoàn em hôm đầu năm dương lịch hát một đám cưới . Gia đình cô dâu xin ca đoàn hát một bài cầu nguyện cho Cha Mẹ sau khi mọi người rước lễ xong . Và Chị ca trưởng trả lời là: Ca đoàn không hát cầu cho Cha Mẹ trong Thánh Lễ vì Thánh Lễ là để cho chúng ta tôn vinh, chúc tụng, cảm tạ một mình Thiên Chúa mà thôi . Ðặc biệt trong phần Hiệp Lễ, ca đoàn hát mời gọi cộng đoàn cùng tôn kính, tin yêu Chúa Thánh Thể, xin lỗi là ca đoàn sẽ không hát để cầu nguyện cho Cha Me. Cô dâu tương lai đó nói tại sao lại vậy ,nếu thế những người nhạc sĩ viết mấy bài hát cầu cho Cha Mẹ làm chi ? Chị ca trưởng trả lời: để cho mọi người hát cho Cha Mẹ nghe bất cứ khi nào họ muốn tỏ lộ lòng hiếu thảo với cha mẹ, bất cứ lúc nào họ đọc kinh cầu nguyện cho gia đình, hoặc là trong gia đình các con mừng sinh nhật Cha Me, ngày Father's day, ngày Mother's day, ba ngày Tết và nhất là ngày mồng hai Tết, và như chị sắp tổ chức đám cưới thì sẽ làm lễ gia tiên là hát được hết, và hát bao nhiêu bài cũng được . Cô dâu liền nằn nì vậy thì ca đoàn làm ơn hát sau khi người nhà cám ơn, chị ca trưởng vẫn trước sau như một không hát là không vì điều này không đúng với phụng vụ. Cô dâu hơi giận mới nói: cả đời người mới có một lần lập gia đình, và ca đoàn hát lễ chúng tôi đưa phong bì cũng không hát theo yêu cầu, còn đâu là sự phục vụ giáo dân bằng lời ca tiếng hát . Em đứng đó thấy vậy mới kéo chị ca trưởng ra một nơi bỏ nhỏ với chị ca trưởng, em thấy có những đám cưới ca đoàn khác vẫn hát bài cầu cho Cha Mẹ vì cha xứ cũng bằng lòng mà, thôi mình hát cho gia đình nhà đám đi. Chị ca trưởng la em: ai muốn làm hài lòng người đời thì cứ việc hát, vả lại ca đoàn không phải là một cái ban nhạc hát rong. Chị quay lại chỗ cô dâu và từ chối không nhận hát lễ đám cưới,làm cô dâu chưng hửng ... Em thấy buồn và hơi giận vì chị ca trưởng không có linh động gì hết, khi mà giáo dân thích ca đoàn hát hay nên mới xin (mà cũng là cơ hội thêm quỹ cho ca đoàn). Em im lặng liên lạc lại với cô dâu để nhận hát (vì ca đoàn cũng có ca phó), và anh ca phó nhận lời. Thường lễ ngoại giờ, ca đoàn chỉ có 6 người hát thôi, nhưng hôm đó chỉ đến được có 3 người, thế là một chị ca viên nhanh nhẩu gọi ngay cho chị ca trưởng và chị đến. Ca đoàn vẫn hát lễ nhưng mà Chị đổi hoàn toàn các bài hát mà nhà đám đã chọn để hát:
Nhập Lễ: Trước bàn thờ hát thay bài:
Hãy đến hỡi bạn tình ta.
Ðáp Ca: Vinh phúc TV27 thay bài:
Nỗi lòng Adam
Hiệp Lễ: Xin Chúa nối kết thay cho bài:
Yêu trong tình Chúa
Và ngày hôm sau CN, chị moral cho anh ca phó, em, và toàn ca viên te tua không kiêng cữ ngày đầu năm gì hết. Anh ca phó cự: bài hát đã được chuẩn hát, cha xứ cho phép là ca đoàn được hát. Ở Việt Nam hát được thì tại sao Chị không cho ca đoàn hát những bài đó mà chị thay. Chị có phân tích một vài câu trong những bài hát đã được thay, nhất là bài đáp ca; em thấy Chị có lý, em xin lỗi chị nhưng anh ca phó thì không bằng lòng và rồi những cự nự, lục đục bắt đầu đến với ca đoàn em. Chị có đưa những tài liệu những vấn đề liên quan về Thánh Nhạc cho ca viên đọc, 1/4 ca viên nghe chị cắt nghĩa thì OK và rất hài lòng. Phần còn lại thì chống và cho là chị độc đoán, không linh động, chưa hay bằng ai mà đòi lên lớp ... em buồn qúa. Và vì khi đưa vấn đề này nói với Cha thì Cha lại nói hát bài nào cũng được miễn có chữ Chúa là được rồi, và đây là câu anh ca phó cũng dùng để đối khẩu với ca trưởng. Sau ngày đó chị xin từ chức và nghỉ ca đoàn, em nói làm sao cũng không lay chị được; chị còn nói là thà không làm chứ chị không muốn gieo vào người khác nhũng điều, những bài hát miễn có chữ Chúa mà sai tín lý, giáo huấn, hát không hợp với phụng vụ và không đúng với Huấn thị về Thánh Nhạc và đòi hỏi của giáo hội. Chị còn nói là chính Chị cũng phải bỏ những bài mà lúc trước - vì Chị chưa được biết Thánh Nhạc là gì ? Mục đích của Thánh Nhạc? Những bài như nào thì được gọi là Thánh ca và được hát trong thánh lễ - chị biết ai mà nghe là thích liền, hợp với thính giác của người trẻ, những điệu nhạc Rumba, Boston, Tango ...chị hát cho em nghe hai ba bài hoang đàng gì đó (lạ với em lắm) mà hay nữa, chị còn hát bài "bờ đá xanh tạ tội". Chị nói là chị bỏ hết và chỉ hát những bài này khi ở nhà mà thôi .
Các anh chị làm ơn giúp ý kiến cho em. Hay có anh chị nào quen biết các linh mục phụ trách Thánh Nhạc có bài viết như nào để có câu trả lời chính xác, rõ ràng là hát cầu nguyện cho Cha Mẹ trong thánh lễ không đúng, Và bài viết cần được phổ biến rộng rãi nếu không thì chị ca trưởng của em, và còn nhiều các anh chị em ca trưởng khác có lẽ đang trong tình trạng "sách vua thua lệ làng", được thở hít khí lành và tiếp tục "múa tay" trên bục ca trưởng.
Em xin cám ơn và xin Chúa chúc lành cho các anh chị.
MeChua
23   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
therese1410 Posted - 01/10/06 : 13:09
Em xin cầu nguyện cho ca đoàn của Mechua. Xin Chúa tuôn đổ hồng ân của Ngài và đổi mới trái tim của từng người một trong Ca Đoàn của Mechua để tất cả mọi người đừng vì những suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân mình mà quên đi mục đích chính yếu của mình là phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hôi. Nếu vì những lý do phụ thuộc mà bỏ rơi mục đích và lý tưởng của mình thì thật là một điều đáng buồn. Tuy nhiên "Không có Thầy các con không làm gì được", cho nên em mong rằng Mechua và chị ca trưởng hãy cầu nguyện thêm và xin Chúa thêm sức, hướng dẫn và nâng đỡ trong lúc này. Tin rằng Tình Yêu và sự tha thứ trong Chúa Kitô sẽ hóa giải được tất cả mọi sự.

Thân mến,


Y-Chan
HungTheTruong Posted - 01/06/06 : 16:13
Chi TramHuong,
Nhạc Thánh Ca một là được dùng trong Phụng Vụ , hoặc là không được dùng trong Phụng Vu. Lời ca nguyện thế nào là đúng và thế nào là sến ? Xin chị giải thích chữ "Sến" dùm.
HungTruong

DoniSJ Posted - 05/07/05 : 02:28
Chào mh,

Doni không rõ người Viết Trần Nhật Hồng là ai, bài viết này Doni lấy từ diễn đàn của ca đoàn mình và hình như xuất xứ của bài viết được đăng trên website sau đây ( để mh trình cho Cha sở có căn cứ hơn):

http://www.nguoitinhuu.com/phungvu/hienphuhienmau.html

Good Luck Mh,
Doni


God Bless You
www.mautam.org/diendan
AT Posted - 05/05/05 : 09:46
Ở giáo xứ AT thì đặc biệt ngày Mother's Day,sau phần HL thì các bà mẹ sẽ được tặng hoa . Đây là lúc ca đoàn hát 1 bài về người mẹ

Duc Do
stevenminhtam Posted - 05/03/05 : 23:24
Mình rất đống ý là những bài cầu cho cha mẹ hay những lễ đặc biệt khác như tháng hoa v.v thì không nên hay được quyền hát trong lúc dâng lễ hay hiệp lễ, nhưng chúng ta có thể trong lúc hiệp lễ khi mọi người lên rước lễ thì chúng ta vẫn hát theo phụng vụ như thường lệ và sau đó như bên mình thì mình cho CĐ hát dâng hoa hay cầu cho cha mẹ sau lúc này khi mọi người đã về chỗ của mình và đã ổn định trong phần suy niêm.

Hy vọng giúp MH phần nạo
Mến SMT
mh Posted - 05/03/05 : 20:55
Cám ơn hai anh Hấn Phạm và DoniSJ đã cho ý kiến. MH rất đồng ý với hai anh, là chủ đề Thăng Thiên là chủ đề chính và quan trọng nhất của thánh lễ CN tuần này, và MH đã chọn 3 bài nhập lễ, đáp ca, và hiệp lễ theo chủ đề này.

Về phần kết lễ, thì xin được nói rõ hơn, là mọi năm các ca đoàn ở giáo xứ em nói chung là thường hát một bài về Mùa Hoa trong các tuần lễ trong tháng 5, trừ tuần thứ 2 của tháng 5 nhằm vào ngày Hiền Mẫu thì hát về công ơn Cha Mẹ. Tuy nhiên CN tuần rồi 1/5 thì đã không hát về Tháng Hoa mà hát cầu cho quê hương nhân dịp giáo xứ kỷ niệm 30 năm biến cố 30/4. Nếu tuần này 8/5 hát kết lễ theo chủ đề Thăng Thiên, thì các tuần sau sẽ hát theo các chủ đề Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 15/5, Chúa Ba Ngôi 22/5, rồi Mình Máu Thánh 29/5 - vậy là không còn dịp nào để hát về Mùa Hoa trong tháng 5 năm nay cả ...

Thôi, tóm lại để cho 'an toàn' MH nghĩ sẽ chọn một bài dâng lễ khác để hát dâng lễ, còn bài kết lễ thì sẽ đề nghị với CT & Cha xứ cả 3 bài (với 3 chủ đề Thăng Thiên, Tháng Hoa, và Hiền Mẫu) rồi để hai vị này quyết định!

ps. Bài viết "Ngày Hiền Mẫu, Hiền Phụ và Phụng Vụ Công Giáo" hay lắm, anh DoniSJ có thể cho biết thêm về xuất xứ và tác giả của bài này không - để MH dễ ăn nói khi trao cho CT & Cha xứ coi.

Cám ơn nhiều.
MH.
DoniSJ Posted - 05/03/05 : 14:11
Ngày Hiền Mẫu, Hiền Phụ và Phụng Vụ Công Giáo

Trong sinh hoạt xã hội Hoa Kỳ, có hai ngày lễ đặc biệt đã được cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại gần đây du nhập một cách rầm rộ, đó là Ngày Hiền Mẫu được cử hành vào thượng tuần tháng Năm và Ngày Hiền Phụ được cử hành vào hạ tuần tháng Sáụ


Theo ông Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời cổ La Mã, được gọi là Parentalia, với mục đích để tưởng niệm những người cha đã quá cố. Trong ngày lễ này, gia đình tụ họp và mang thực phẩm ra nghĩa trang đặt trên phần mộ của người cha quá cố. Sau nghi thức cầu nguyện, họ cùng chia nhau thực phẩm. Ngày nay, mục đích Ngày Hiền Phụ không những để tưởng niệm các người cha đã quá cố mà còn để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Ngày Hiền Phụ ở Hoa Kỳ được cử hành cách đây 93 năm, do sáng kiến của bà Charles Clayton, cư ngụ tại Fairmont, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.



Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day) đầu tiên cũng cách đây 93 năm, do sự vận động của cô Anna Jarvis và đã được tổ chức tại thị trấn Grafton, tiểu bang West Virginia vào ngày 10 tháng 5, 1908. Sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ đã quyết định dành ngày Chúa Nhật II của tháng Năm để tri ân các bà mẹ. Theo phong tục này, trong ngày Hiền Mẫu, các người con thường cài trên áo mình một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố, hoặc đóa hoa màu hồng nếu mẹ còn sống. (Muốn biết thêm chi tiết về hai ngày lễ này, xin vào trang Hành Trình Vào Ðời do linh mục Trần Quý Thiện đảm trách).


Tuy hai ngày lễ này đã có từ lâu trong lịch sử Hoa Kỳ và người Việt cũng đã có mặt đông đảo trên quê hương này từ 1975, nhưng mãi cho đến những năm gần đây, người ta mới thấy Ngày Hiền Mẫu và Ngày Hiền Phụ được cử hành một cách "linh đình" trong các Thánh Lễ Việt Nam. Trong khuôn khổ phụng vụ, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề việc cử hành có thích hợp hay không để chúng ta cùng suy tư.


Trước hết, thế nào là phụng vụ (liturgy)? Theo định nghĩa trong cuốn "Các Nghi Thức", phụng vụ là nghi thức chính thức được Giáo Hội cử hành để cầu nguyện. Như thế, phụng vụ không phải là cầu nguyện riêng, và không phải bất cứ việc cầu nguyện chung nào cũng được coi là phụng vụ. Nhưng phụng vụ là sự cầu nguyện chung của cộng đoàn theo các quy tắc được Giáo Hội ấn định, tỉ như Thánh Lễ, bí tích rửa tội, thêm sức, v.v. Cũng cần nói thêm là không phải bất cứ linh mục hay giám mục nào cũng có thể thay đổi phụng vụ.


Ngày Hiền Mẫu và Hiền Phụ là hai ngày lễ rất có ý nghĩa của xã hội Hoa Kỳ. Vì sự lôi cuốn của vật chất, con người ngày càng ích kỷ, dễ phai nhạt tình nghĩa, do đó, thiết tưởng hai ngày lễ này cần được chúng ta cử hành một cách rầm rộ để nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi một người trong gia đình. Tuy nhiên, trong niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ, chúng ta không thấy đề cập đến hai ngày lễ này, dù ý nghĩa của nó thật rõ ràng. Có phải Giáo Hội Hoa Kỳ không tha thiết gì đến hai ngày lễ đầy ý nghĩa nàỷ Hoặc, ý nghĩa của ngày lễ không thích hợp với phụng vụ?


Tuy Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ không chính thức công bố gì về sự liên quan giữa phụng vụ và hai ngày lễ, nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán, dựa trên các nhận xét thực tế. Nói cho cùng, đã là con người thì đầy những khiếm khuyết. Không phải ai ai cũng tốt đẹp như nhaụ Không phải người cha mẹ nào cũng thực sự yêu thương con mình. Có những người mẹ nhẫn tâm vất con vào cô nhi viện, hoặc bán con cho người khác làm con nuôị Có những người cha đánh đập con cái không nương tay, hoặc ngay cả lạm dụng thân thể của con gáị Thử hỏi những người con này có muốn nhớ đến người cha hay người mẹ đó hay không?



Khi không có được một người cha hay người mẹ trần thế đúng nghĩa, con cái chạy đến với Thiên Chúa, là Người mà họ tin rằng đã hy sinh ngay cả tính mạng mình để chết trên thập giá chỉ vì yêu thương họ. Khi đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, qua lời Chúa -- các bài đọc, bài giảng -- họ hy vọng được an ủi, được gặp gỡ với một Thiên Chúa nhân từ để quên đi thực tế đau thương. Nhưng nếu Chúa Nhật đó là ngày cộng đoàn cử hành Ngày Hiền Mẫu hay Hiền Phụ ngay trong Thánh Lễ, thì điều đó chẳng khác nào khơi dậy vết thương lòng, tưởng đã quên nhưng đang mưng mủ. Còn gì chua xót cho bằng khi nhìn thấy những người may mắn có được người cha, người mẹ hiền lành trong khi mình thân phận mồ côỉ Còn gì cay đắng cho bằng cả một quá khứ kinh hoàng sống dậy để lòng tràn ngập những oán hận thay vì sự bình an của Thiên Chúa?


Giáo Hội là của mọi tín hữu--không phân biệt một aị Mọi phụng vụ là để chúc tụng, ngợi khen và thờ phượng Thiên Chúa--một người cha tuyệt hảo, đầy lòng từ bị Các Thánh Lễ là để người tín hữu nhìn đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô mà có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách của chính cuộc đời mình. Và qua niên lịch phụng vụ, "Giáo Hội, người mẹ hiền, ý thức bổn phận mình là cử mừng công trình cứu độ của Ðng Phu Quân chí thánh, bằng việc tưởng niệm công trình ấy vào những ngày ấn định trong suốt năm" (Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, #102). Do đó, Giáo Hội Hoa Kỳ không thể nào đem hai ngày lễ Hiền Mẫu và Hiền Phụ vào niên lịch phụng vụ được. Hoặc nói cách khác, không thể nào đem người cha, người mẹ trần thế để vinh danh hay tri ân trong một nghi thức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật!


Trong những năm gần đây, người ta thấy các cộng đoàn CGVN đã đưa việc vinh danh, tri ân các người cha mẹ ngay trong Thánh Lễ. Trong bài giảng, người ta đã thấy nhắc đến ngày lễ này mà không đếm xỉa gì đến ý nghĩa lời Chúa trong Chúa Nhật hôm ấỵ Rồi có nơi những người cha mẹ được mời đứng lên cung thánh để mọi người vinh danh, vỗ tay hoan hô, hoặc có nơi, các người cha mẹ được tặng cho một bông hồng hoặc một vật kỷ niệm. Còn có nơi, bài Lòng Mẹ của Y Vân được hát ngay trong nhà thờ! Có người nhận xét: "Người Công Giáo Việt Nam 'tục hóá đạo một cách hồ hởi phấn khởi!" Có người còn thâm thuý hơn: "Linh mục Việt Nam mà bạn!"


Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều nghi thức cầu nguyện, không những cho người còn sống mà cả khi họ lìa trần. Cầu nguyện cho người sống, chúng ta có các bí tích và trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta đều cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Riêng người quá cố, chúng ta còn dành riêng một ngày lễ (2-11) và nguyên tháng Mười Một để cầu nguyện cho các linh hồn đã ly trần. Nói tóm lại, Phụng Vụ Công Giáo không thiếu sót khi nghĩ đến công ơn cha mẹ, dù còn sống hay đã chết, vì thảo kính cha mẹ là điều răn thứ tư trong mười điều răn mà Thiên Chúa đã ban cho loài ngườị Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo không thể có một ngày lễ riêng biệt để vinh danh hay tri ân những bậc cha mẹ còn sống vì những phức tạp phát sinh từ bản tính con người như đã nói ở trên.



Người Việt Nam rất nặng tình nghĩa, do đó, khi có cơ hội là họ muốn nói lên những thâm tình ấy mà nhiều khi thiếu suy nghĩ, thiếu để ý đến người khác. Ở đây chúng tôi muốn đề nghị một giải pháp dung hoà. Thứ nhất, trong Thánh Lễ không dùng bài giảng hay bài hát để nói đến hai ngày lễ đời nàỵ Thứ hai, chỉ cử mừng các ngày lễ đời sau khi ban phép lành cuối lễ, để những người không có kỷ niệm tốt đẹp với cha mẹ có thể ra về sau khi họ đã được phục vụ một cách đầy đủ trong Thánh Lễ.


Hy vọng rằng những nhận xét trong bài này có thể đem lại cho độc giả một cái nhìn về Thánh Lễ, về phụng vụ để chúng ta không đi lạc đường và vẫn giữ được ý nghĩa của Thánh Lễ hôm ấy mà vẫn cử mừng Ngày Hiền Phụ hay Hiền Mẫu thích hợp với tâm tình người Việt nói chung.

Trần Nhật Hồng


God Bless You
www.mautam.org/diendan
hanpham Posted - 05/03/05 : 03:41
Dễ nhất và hay nhất là bạn nên nói chuyện và xin ý kiến từ cha xứ của bạn. Dù gì đi nữa ngài vẫn là chủ chăn trong giáo xứ cho nên ngài nên quyết định những gì tốt cho giáo xứ của mình. Mother's day là ngày quan trọng nhưng ngày đó is nothing trong phụng vụ. Phải chăng chúng ta đều nhớ đến ông bà cha mẹ trong từng thánh lễ ??? Plus, đừng quên hôm đó là lễ Thăng Thiêng nữa cho nên làm gì thì làm, xin tránh đừng để Mother's day hơn Chúa.

Mình nghĩ là bài Tạ Lễ nên đi sát với phụng vụ nếu chủ đề đã rất rõ ràng: lễ Chúa Ba Ngôi, Thăng Thiêng, Phục Sinh .... Đồng ý là Tháng Hoa nhưng chúng ta vẫn còn cả tháng để hát về Đức Mẹ. Thân.

Hãn Phạm
www.hanviolin.com

mh Posted - 05/02/05 : 19:45
Chào các anh chị,

Em bị (được?) giao việc chọn các bài hát cho CN tới đây, là lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, và cũng là Mother's Day, em đang phân vân không biết bài Trái Tim Người Mẹ của Mi Trầm hát trong lúc dâng lễ có được không (hỏi câu này mà run quá . Em nhắm bài này là vì trong phần ĐK có câu "Xin tiến dâng trái tim người Mẹ làm của lễ dâng trên bàn thờ ...", với lại em muốn dành bài kết lễ để hát về tháng hoa cho Đức Mẹ ...

Xin các anh chị góp ý cho em nha (gentle please!)
n/a Posted - 03/28/05 : 16:02
Anh chị em,
Qua những bàn luận hay ho của anh chị em nêu trên, mình xin góp thêm ý kiến:
- Chị ca trưởng nên in các tài liệu về Phụng Vụ và Thánh Nhạc trong catruong.com (cám ơn anh Hoàng Hùng và Đỗ Vy Hạ)
- Gặp cha xứ để thảo luận, và xin Ngài nắm rõ các đòi hỏi của GH về Thánh Nhạc trong Phụng Vụ. Nếu chị ca trưởng ngại, cho Sinh xin địa chỉ email của Ngài
- Xin cha xứ tổ chức hội thảo với ca đoàn để ca viên có thể học hỏi về Thánh Nhạc
- Khi dạy giáo lý hôn nhân, cha xứ nên nói về việc lựa chọn bài hát hôn lễ cho phù hợp với Phụng vụ
- Ca đoàn nên chọn nhiều bài Nhập Lễ, Đáp Ca, Alleluia, Dâng Lễ, Hiệp Lễ, Kết Lễ, Đức Mẹ... (theo tiêu chuẩn Phụng Vụ) để các đôi hôn phối có thể chọn lựa theo ý thích
- Theo mình, sau khi đôi hôn phối dâng mình cho Đức Mẹ, và cô dâu dâng hoa cho Đức Mẹ rồi, cả gia đình 2 họ cùng tiến lên đứng với đôi tân hôn, hướng về Chúa và hát bài cầu cho cha mẹ, sau đó cô dâu nên tặng hoa cho 2 bà mẹ. Bài hát CCCM mình hát cho Chúa nghe, và cầu xin Chúa ban ơn cho cha mẹ, chứ không phải hát cho cha mẹ nghe, hay ca tụng cha mẹ của mình. Xin nhớ là trong thánh lễ cũng có phần cầu nguyện cho ông bà cha mẹ, còn sống cũng như đã qua đời vậy, có ai phàn nàn gì đâu. Chỉ có điều những lời chủ tế đọc đã được chuẩn nhận trong nghi thức Phụng Vụ cần phải theo. Vấn đề ý nghĩa thì không khác gì nhau.
Cám ơn các bạn.

Duysinh
TramHuong Posted - 03/24/05 : 10:03
Nói về "lề luật" cũng có nhiều chuyện đáng bàn .

1) Xuất xứ của sự chỉ trích: Trong Tân Ước, Chúa Giê-Su chỉ trích mấy người biệt phái cứ bắt người ta phải giữ đúng mọi "lề luật". "Lề luật" mà Chúa Giê-Su chỉ trích là thứ "lề luật" nào?

2) Xuất xứ của "lề luật": Mấy thứ lề luật "râu ria" này được "chồng chất" thêm vào luật Môi-Se (được hiểu là luật Thiên Chúa truyền trực tiếp cho Môi-Se, thí dụ như 10 Điều Răn). Ban đầu là để giúp thực hiện luật Môi-Se một cách rõ ràng, đi vào chi tiết hơn (thí dụ, "không nên" đi xa, đi nhiều trong ngày Sa-Bát để còn dành ngày đó thờ phượng Chúa); sau đó, "lề luật" phát triển trở thành luật buộc ("không được" đi xa, đi nhiều trong ngày Sa-Bát). Từ chỗ "không nên" đến chỗ "không được", lề luật không còn là sự thêm thắt râu ria nữa, mà trở thành một thứ gánh nặng, một thứ "triệt buộc", không theo là không xong .

3) Xuất xứ của việc hát "Cầu Cho Cha Mẹ" trong lễ cưới: trước đây, trong lễ cưới không có hát "CCCM"; lý do 1: không phải là ngày lễ với ý chỉ đó (có thể cầu cho cha mẹ trong phần Lời Nguyện Giáo Dân), lý do 2: bài hát đó chưa có . Khi bài "CCCM" đã có rồi , có thể (có thể thôi nhé) có người nào đó đã hát bài đó trong Lễ Gia Tiên tại gia . Người khác thấy hợp quá, hay quá, ý nghĩa quá, cảm động quá, bèn nghĩ tại sao không ca bài đó trong nhà thờ cho thêm phần long trong. Từ đó, có người thử xin đưa nó vào phụng vụ lễ cưới (hiểu là bài hát kèm theo bài chính, có thể là bài Hiệp Lễ). Người khác thấy hay hay thì bắt chước, cũng xin ca đoàn hát bài đó cho lễ cưới của mình . Ngươ`i ta cứ bắt chước nhau, lâu ngày thành ra cái "lệ" xin hát "CCCM" trong đám cướị Sau đó, không xin hát kèm nữa, mà cứ tự động in ra trong tờ chương trình "thay thế" bài Hiệp Lễ và bắt ca đoàn hát theo tờ chương trình đó . Ca đoàn không ca theo là có chuyện (điển hình là cô dâu đã "xừng" lên trong câu chuyện của mechua). Từ chỗ thêm thắt, dẫn đến cái "lệ", lâu ngày thành cái "tệ" . Cái tệ đó có thể là sự râu ria thêm thắt đã thay thế phần chính (hát "CCCM" thay cho bài Hiệp Lễ), có thể là sự "triệt buộc" (ca đoàn mà không hát là có chuyện à nha), có thể dẫn đến sự không thống nhất ("phụng vụ" lễ cưới của dân VN ở hải ngoại sẽ hơi khác với "phụng vụ" của giáo hội toàn cầu, và khác với lễ cưới của giáo dân trong nước), có thể là sự khơi mào, là tiền đề cho những sự thêm thắt râu ria "linh đình nổi đám" khác có Trời mới biết (thí dụ, TH đã được đề nghị tập cho ca đoàn nguyên 1 bộ lễ cưới "mới toanh" từ A đến Z do người nhà nhà đám sáng tác).

4) Những thêm thắt râu ria của việc ca "CCCM" mới phát triển ở mức "lệ" mà cũng đủ tác oai tác quái rồi (đủ sức gây chia rẽ 1 ca đoàn của mechua). Tác oai tác quái được là vì "phép vua thua lệ làng" (phụng vụ lễ cưới chính thức của Giáo Hội là đồ bỏ so với ý thích của nhà đám; cha xứ cũng còn phải kiêng dè, huống hồ chi ba cái ca đoàn lẻ tẻ). Sợ rằng, lâu ngày thì "lệ" sẽ thành "luật" (không ca "CCCM" trong lễ cưới là không phải đạo, là sai sót, là thiếu một cái gì, là "chẳng ra lễ cưới").

5) Khi đã thành "luật" rồi, nó sẽ dẫn đến một "tệ" khác: có thể gây ra đau buồn cho cô dâu hoặc chú rể nào đó . Khi mà mọi đám cưới, ai cũng có phần ca "CCCM" với cảnh cha mẹ 2 bên lên thắp nến, đốt nhang, hoặc cả cộng đoàn hướng về những bậc cha mẹ đó . Và người ta đã quen với cảnh đó trong phụng vụ đến mức có cảm giác thiếu sót nếu bỏ qua . Khi đã đến mức này thì một cặp cô dâu chú rể nào đó sẽ cảm thấy thế nào khi cha mẹ của họ không còn sống, hoặc còn ở VN khg thế đến dự ? Hoặc là bỏ qua phần đó ? Hoặc là ca "CCCM" mà chẳng có "cha mẹ" nào hiên diện ở đó để đốt nến, thắp nhang ? Cả 2 cách, cách nào cũng có thể gây cho cặp vợ chồng mới đó những cảm giác đau buồn trong ngày vui trọng đại (hoặc tủi hổ vì lễ cưới của mình không dược như ai khác, thiếu mất 1 phần). Đến mức này, "luật" ca "CCCM" trong lề cưới đã trở thành gánh nặng, gây tình cảm tiêu cực cho một số anh chị em kém may mắn . Tinh thần bác ái có cho phép chúng ta biến cái "lệ" đó thành "luật" hay không ?

Ca "CCCM" trong lễ cưới có cái hay mà cũng có cái dở . Cái hay thì nhiều người đã nói, cái dở thì cũng có bạn đã bàn . "Đồng tiền có 2 mặt". TH chỉ có vài suy nghĩ về "lề" (lệ) và "luật" liên quan đến hát bài "CCCM" trong lễ cưới mà có bạn đã nêu ra .

Còn bạn mechua, TH thông cảm với suy nghĩ của bạn . Ngưng sinh hoạt ca đoàn, bạn có buồn không ? Trở lại sinh hoạt như cũ ? Hay là chọn một sinh hoạt khác như dạy Giáo Lý, Thieu Nhi ? Dù sao đi nữa, chúc bạn tìm được niềm vui trong phục vụ .

TH
hanpham Posted - 03/01/05 : 16:27
Thành thật xin chia buồn với CĐ của bạn. Mình assume là anh ca phó nọ sẽ take over chức vụ CT. Như thế là đại họa sắp xảy ra rồi đó. CĐ của bạn rồi sẽ đi vào chỗ bị tiêu tan hoặc là sẽ không bao giờ hiểu được phụng vụ là gì cả. Việc đem đàn, sáo, keyboard thật ra chúng ta có thể adjust được nhưng không respect người lãnh đạo của mình thì tệ quá. Anh ta không respect CT thì làm sao anh ta có thể gõ đầu bạn được ???? Đương nhiên chị CT của bạn cũng phạm lỗi không communication đủ với cha xứ cho nên có thể bạn ca phó kia đã biết .... dựa hơi mà tiến lên.

Mình trân trọng sự thành tâm nhận lỗi của bạn. Đó là điều vô cùng quí giá. Hồi đó mình cũng hơn một lần cũng phải xin lỗi CĐ khi mình make mistake.

Các ca viên trễ nãi trong việc bênh vực chị CT của bạn thật ra cũng bình thường thôi. Khi chưa đụng đến .... nồi cơm của họ thì tội tình gì lên tiếng cho nó ... mệt.

Thôi thì CT đã ra đi và bạn cũng ra đi. Mình chỉ xin chúc các bạn ở lại yên tâm chờ ngày ... giải tán ca đoàn. Đó là kết quả của một tổ chức không biết tin tưởng và đặt đúng vai trò của CA TRƯỞNG trong vai trò người lãnh đạo. Đáng tiếc!!!!

Hãn Phạm

DoniSJ Posted - 03/01/05 : 14:15
Cám ơn MeChua đã update câu chuyện . Doni không muốn judge cách làm việc của chị ca trưởng hoặc anh ca phó về cách chọn bài, hay qua mặt nhau ..v.v., đó là chuyện nội bộ ca đoàn của MeChua, nhưng Doni chỉ muốn nói lên cái chất "con người" nhân bản trong vấn đề hát bài hát cầu cho cha mẹ sau bài hát hiệp lể ngợi khen Chúa là điều có thể chấp nhận được, chứ không cứng ngắt là bỏ qua nhân tính con người . Đành rằng thánh lể ca ngợi Thiên Chúa là quan trọng nhất, nhưng đây là một lể cưới, một thánh lể có tính cách hơi cá nhân, gia đình với nhau với Thiên Chúa và Giáo hội, thêm một bài hát cầu cho cha mẹ không có gì mà làm Chúa buồn hơn đâu, trái lại, Chúa còn thương chúng ta hơn, những người con biết thảo kính cha mẹ, trong ngày vui của hai con, dâng lên Chúa mà không quên công ơn dưỡng dục của Cha Mẹ, cái tình lý này cũng không đến nổi quá đáng . Đánh mất bản tính con người trong chúng ta khi chỉ nghĩ đến lề luật thì khác nào như bao triệu dân chúng ta đang sống trong một chế độ chỉ nghĩ đến công cuộc Cách Mạng là trên hết và đánh mất cái giá trị nhân bản cơn bản nhất là gia đình để từ đó dẩn đến tình trạng con đấu tố cha mẹ để làm đẹp lòng Đãng ?.

Ca Đoàn Chúng ta hát bài hát Cầu Cho Cha Mẹ trong lể cưới không phải vì tiền của cô dâu chú rể, mà chúng ta hát bài hát cầu cho cha mẹ đó để cảm ơn Chúa Mẹ và Gia Đình chúng ta, nhờ ơn Ngài mà chúng ta có một ngày vui hôm nay, của cô dâu và chú rể và của một thế hệ sau này tiếp nối thế hệ chúng ta để hầu liên tục ca ngợi danh Thiên Chúa, như vậy nếu hát bài hát cầu cho cha mẹ Chúa có buồn chúng ta không ?

Vài Ý Mọn




God Bless You
www.mautam.org/diendan
mechua Posted - 03/01/05 : 08:42
1. Mechua xin chân thành cám ơn các anh chị đã giúp ý kiến cho Mechua . Ðặc biệt là anh hay chị HanPham và Trầm Hương đã phân tích thêm cho Mechua hiểu hơn về những điểm mà chị catrưởng cũng đã nhiều lần chia sẻ với ca đoàn và Mechua . Em là người có lỗi trong chuyện "qua mặt" chị ca trưởng khi em chỉ là người giữ quỹ . Với anh ca phó, vì nhiều lần chị cũng góp ý với anh về vấn đề chọn bài hát, và hát như nào để thêm phần long trọng và giúp giáo dân cùng tham dự Thánh lễ sốt sáng, hầu đem lại ích lợi cho ca viên và cho cộng đoàn; tuy nhiên, anh ca phó và chị thì trái ngược hoàn toàn: anh thích hát đệm với keyboard và thêm phần trống hay kèn sáo vào . Em còn đang học từ chị ca trưởng nên chẳng có ý kiến gì, và nếu em nói là anh "khỏ đầu em - không biết thì đừng có ý kiến, ý cò" khi có nhiều lần em thấy chị ca trưởng cũng "nhường nhịn" với anh ca phó khi mà phiên anh giữ nhịp cho ca đoàn .
Em quý mến sự cương trực và lòng vị tha của chi. Một bài học đáng giá cho em .
Cho đến hôm nay thì sự việc đã xong: chị ca trưởng không còn sinh hoạt nữa - Chị đến với ca đoàn để xin lỗi là chị đã để mất sự kiễn nhẫn giải thích và biến lời giải thích thành kiểu moral ca viên . Và chị cũng xin từ chức, nghỉ sinh hoạt ca đoàn vì chị là nguyên cớ sự bất hòa. Và thêm vào là Chị không muốn làm một đứa con không biết vâng lời Cha Mẹ là Giáo Hội khi đã được giải thích, mời gọi để vâng và làm theo những huấn thị về Thánh nhac hầu phục vụ giáo xứ tốt hơn.
Về phía Ca viên ai đón nhận và đồng ý với ca trưởng thì có phần trễ nải. Em vì đi làm ca đêm nên cũng bị mệt mỏi rồi, mà thêm phần lỗi mình gây ra em rất buồn (dù chị ca trưởng cho biết chị không buồn em về điều này) nên cũng xin tạm thời nghỉ ca đoàn.
2. Với ý kiến DoniSJ, Mechua xin nhận thêm "chất chua" cũng không sao hết nhưng em mong DoniSJ đừng hiểu lầm chị catrưởng của Mechua, chị không phải là người "Không cần cám ơn Cha Mẹ" đâu. Trái lại, "Chị ca trưởng trả lời: để cho mọi người hát cho Cha Mẹ nghe bất cứ khi nào họ muốn tỏ lộ lòng hiếu thảo với cha mẹ, bất cứ lúc nào họ đọc kinh cầu nguyện cho gia đình, hoặc là trong gia đình các con mừng sinh nhật Cha Me, ngày Father's day, ngày Mother's day, ba ngày Tết và nhất là ngày mồng hai Tết, và như chị sắp tổ chức đám cưới thì sẽ làm lễ gia tiên là hát được hết, và hát bao nhiêu bài cũng được.
3. Mechua xin lỗi là em đã post topic vào sai chỗ - đáng lý là vào phần ca đoàn mới phải. Xin các anh chị thông cảm cho mechua đang lúc bối rối . Một lần nữa Mechua xin chân thành cám ơn những ý kiến của các anh chị . Xin Chúa chúc lành cho công việc phục vụ trong thánh nhạc của các anh chị

Mechua

Kami Posted - 02/26/05 : 20:55

Trước khi ra về, cha chủ tế nói lời chia tay, "Chúc anh chị em ra về bằng an" ...Và có những người không bằng an chỉ vì "lề luật" !!!

Quá chú trọng đến "Chuá" mà quên mất "con người" thì sẽ mất "người"

Quá chú trọng đến "con người" mà quên mất "Chuá" thì sẽ mất Chuá .

Sao không cố gắng tìm một khoảng uyển chuyển nào đó để "Chuá ở được cùng anh chị em" . AMEN .



buckwheat Posted - 02/25/05 : 11:56
Cho Buckwheat vài lời:

1. Chị ca trưởng của mechua phải, hơi ngang nhưng phải 100%.
2. Nếu Buckwheat là ca trưởng thì sẽ dũa mechua va ca phó một tăng vì nếu không thì sẽ gây ra cảnh "too many chiefs and not enough indians"
3. Về hát cho cha mẹ, ở giáo xứ Buckwheat thì sau khi cô dâu & chú rể đã tiến lên trước bàn, chủ tế mời hai bà mẹ lên thắp nến hiệp nhất và bài hát cầu cho cha mẹ được hát vào lúc này

hanpham Posted - 02/25/05 : 05:41
Thank you hai bạn Trầm Hương và Lộc về các nhận xét rất tinh tường trong việc này. Trầm Hương thiên về cái nhìn của CT còn Lộc thì mình biết bạn là CĐT nhưng bạn cho mình thấy sự support cho CT của bạn. Đây là hai khuôn mẫu tuyệt diệu mà chúng ta nên có và học hỏi. Đương nhiên support cũng phải có reason của nó chứ không phải đụng cái gì cũng support thì hỏng hết.

CT nhiều lúc phải cương quyết trong phụng vụ và nếu CĐT hiểu thấu cho họ và support thì còn gì đẹp hơn thế nữa.

Thank you for a beautiful lesson. Mong sao chúng ta sẽ có nhiều lesson như vầy nữa.

Hãn Phạm



Loc Posted - 02/24/05 : 16:43
Xin chào tất cả các anh chị, mình nhận thấy là MeChua + ca phó + ca trưởng đều có lỗi hết . Nếu MeChua và ca phó không đồng ý với chị ca trưởng thì thà đừng nhận hát đám cưới đó rồi về bàn thảo lại với cô CT, chứ không nên qua mặt như vậy làm người ngoài sẽ thấy nội bộ các bạn lũng cũng và đó là sự thiếu tôn trọng đối với người CT . Các bài hát do cô CT đề nghị đều đúng vì thích hợp hơn so với những bài kia, còn về chuyện không cho hát bài Cầu Cho Cha Mẹ thì mình thấy hơi quá đáng vì người việt mình vốn có lòng hiếu thảo vì thế NS Phanxicô mới viết 10 bài CCCM và có thể được hát hoặc NL, hoặc KL.Nếu muốn hát vào lúc HL sau 1 bài Ngợi Ca Thiên Chúa thì cũng xí xoá được ,ca đoàn Thiếu Nhi bên mình vẫn hát như thế mà chưa thấy Cha nói gì . Còn ai đó nói muốn hát bài nào miễn có chử Chúa là được thì hình như không ổn vì có 2 loại nhạc có chử Chúa:Thánh Ca Phụng Vụ (được hát trong nhà thờ) và những bài hát tâm tình tôn giáo (không được hát trong nhà thờ), xin đề nghị những người có trách nhiệm trong ca đoàn bạn theo học hay đọc những bài về Thánh Nhạc và Phụng Vụ thì sẽ hiểu hơn về những vấn đề này
Lộc

TramHuong Posted - 02/23/05 : 23:44
Oái, bài Vinh Phúc là TV 127 (khg phải TV 27); theo the Bible,it is Psalm 128 :)
TramHuong Posted - 02/23/05 : 23:25
Bạn HanPham phân tích rất haỵ Tuy cô ca trưởng của Mechua hành xử có phần "cương" nhưng là cương đúng. Còn cha xứ, thì xin lỗi, có phần xuề xoà dễ dãi mà bỏ mất nguyên tặc Câu cha xứ nói gây cho người nghe cảm tưởng rằng bài nào thì cũng xong. Cái tinh thần làm việc đại khái như vậy rất nguy hiểm, nhất là ở cương vị người lãnh đạo tinh thần. TH ngờ rằng cha xứ chẳng học nhiều về thánh nhac. Có những cha rất bết về nhạc, ca không được, cứ bị lạc giọng, nhưng các cha cũng biết về nguyên tắc phụng vụ thánh và không xem thường nó. Còn cha xứ của mechua có lẽ nghĩ đến "dĩ hoà vì quý" hơi nhiều nên ngôn một câu xanh rờn "cứ có chữ Chuá là được".

Dựa trên lời thố lộ của cô ca trưởng với me chua về những bài cô thích mà không dám hát trong nhà thờ, TH đoán rằng trước đây, có lẽ cổ cũng thích bài nào là hát bài đó. Chọn nhạc theo cảm tính . Chỉ sau khi học biết về phụng vụ thánh, cô phải kềm lòng mình lại để chọn bài phù hợp với phụng vụ . Nhạc phụng vụ giúp hướng lòng lên Chúa chứ không phải để thoả lòng mình . Nếu như cổ không học hỏi về thánh nhạc thì chắc là sao cũng được . Phiền một điều là đã lỡ học rồi, đã biết nhận thức thế nào là sai phụng vụ thì không thể tiếp tục được vì biết sai mà cứ làm theo thì đáng trách . Không phải qua một đêm ngủ, sáng bừng mắt ra cổ đã có ý thức thế nào là phụng vụ thánh, mà phải qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi . Khi biết được, hiểu được thì cái giá phải trả lại còn đắt hơn: đó là phải từ chối những gì là sai phụng vụ . Nói đến từ chối là nói đến mích lòng, là rước vào mình những lời bình phẩm không hay . Phải can đảm lắm mới làm được (cha xứ thì không được can đảm cho lắm, nhưng cũng nên thông cảm cho cha với chức vụ "làm dâu trăm họ")

TH cảm phục cô ca trưởng này vì sự nhiệt tình, biết học hỏi trau giồi, biết bảo vệ những điều đúng, biết ra đi khi không còn thích hợp . Có một điều e ngại là cổ hành xử hơi cứng ngắc (có lẽ không có nhiều giờ giải thích cho cô dâu .) Cổ nhiệt tình vì đã định không hát, nhưng nghe ca viên kêu thì cũng đi . Cổ biết học hỏi để nhận ra có những bài cô thích mà không hát vì không phù hợp với phụng vụ . Cô biết bảo vệ sự thích đáng, xứng hợp khi đổi nhừng bài hát mà nhà đám dọn sẵn (đổi vì nó không phù hợp như HanPham đã phân tích và lát nữa đây TH sè chia sẻ thêm). Khi đã cố gắng giải thích mà không mấy ai hiểu, mà vẫn thấy mình là cớ bất hoà trong ca đoàn, thì cô ra đi là phải rồi . Không cảm thông sẽ khó làm việc .

Nhân đây, TH cũng nêu 1 vấn nạn là có nhiều cặp cứ thích bài nào là in nó ra trong tờ chương trình đám cưới rồi đòi ca đoàn hát, nhiều khi sai phụng vụ như cặp vợ chồng đang đề cập ở đây . Tốt hơn là họ nên tham khảo với ca đoàn một chút trong sự lựa chọn bài hát để in ra .

Phân tích nhừng bài mà nhà đám đã chọn:
1) Bài nhập lễ Hãy Đến Hỡi Bạn Tình Ta lấy ý từ Sách Nhã Ca không nằm trong phần nhập lễ . Thêm nữa, lời hơi sến và tiết tấu theo điệu Rumba hơi có vẻ nhạc nhảy của phòng trà (đối với người Châu Mỹ Latino thì OK vì tiết tấu này nằm trong máu của họ mang nét văn hóa đặc thù của riêng họ)
2) Bài Nỗi Lòng Adam không phải là 1 Thánh Vịnh nên không thể hát vào phần Đáp Ca . Vả lại, lời lẽ cũng "tê tái" và "đắm say" lắm . Bài Vinh Phúc (TV 27)là đúng phụng vụ ngay chóc .
3) Bài Yêu Trong Tình chúa thì HanPham phân tích rò rồi . TH chỉ thêm là bài đó khởi hơi sến . Trong TK1, câu 1 + 2 chẳng liên quan gì đến câu 3 +4. Câu 2 của TK 3 hỏng bét . Đã khởi bằng "Dù khi ... khi ..." rồi bỏ lửng . Một khi đã có "dù ..." phần 2 của câu phải mang ý tương phạn Có thể lấy điển hình là câu 1 của TK 3 đi liền trước nó . TK 4 thì hay tuyệt rồi .

Còn về bài Cầu Cho Cha Mẹ thì đúng ra bài đó chẳng có nằm chỗ nào trong phần phụng vụ lễ cưới cả . Ca bài đó trong bầu không khí của Lễ Gia Tiên tại tư gia là xứng hợp nhất .

Đôi lời thô thiển góp gió, mong anh chị em tràn đâ`y an vui của Chúa .

TramHuong

Kami Posted - 02/23/05 : 08:57
Hi Mechua

Thiệt tình là đến giờ kami mới nghe cái chuyện lạ như vậy . Cô (hay bà) ca trưởng của MC đúng là độc đoán, độc tài, và over-reaction ...

Không hiểu cô ta nghĩ thế nào về 2 chữ "phục vụ" ? Thật đáng buồn cho cô dâu chú rể và gia đình 2 bên .

Cô ta xin nghỉ ca đoàn có lẽ là một điều hay . Có ca trưởng như vậy thì thà không có còn hơn .

kami

hanpham Posted - 02/18/05 : 13:08
Mechua mến

Trong forum này có topic "cách chọn bài hát" có nhiều ý kiến rất hay. Bên cạnh đó, bạn có thể đi vào catruong homepage và đi dọc xuống menu bên tay trái cũng có hai bài đáng tham khảo là: cách chọn bài và hát đám cưới.

Mình không đồng ý với chị ca trưởng của bạn là hình như chị ta không có sự hợp tác chặt chẽ với cha chánh xứ. Xem ra hai người mất communication cho nên ca trưởng quyết định đằng ca trưởng và cha xứ thì quyết định đằng cha xứ. Bên cạnh đó chị ca trưởng này cần compromise một tí xíu để vui vẻ cả làng bởi vì dĩ hòa vi quí mà.

Bên cạnh đó, mình đồng ý tất cả các điều chị ấy nêu lên.

Trước hết nhà thờ là nhà của Chúa. Tất cả chúng ta đến nhà thờ để ca tụng Chúa. Nhà thờ không nên dùng để ca tụng cha mẹ. Trong phần hiệp lễ, chúng ta hát ca tụng Chúa. Ngay cả lễ các Thánh chúng ta còn chưa được hát cho các ngài thì đừng nói gì đến cha mẹ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cho cha mẹ ra rìa nhưng nếu chúng ta hiểu điều răn thứ 4 và việc chúng ta ra nhà thờ làm phép cưới là cũng đủ làm các ngài an ủi rồi. Hơn nữa, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện cho cha mẹ trong phần lời nguyện giáo dân mà. Sure, chúng ta nên compromise. Chính giáo xứ mình cũng rất nice cho nên no problem trong việc hát bài Cầu Cho Cha Mẹ. Tuy nhiên đây vẫn là optional và với điều kiện là hát một bài ca tụng Chúa trước và không mất thời gian của thánh lễ bởi vì nhiều đám cưới chỉ có hơn 10 người đi lễ thì hát nhiều cho cha chủ tế ngồi chờ là chuyện không nên. Và bởi vì là optional cho nên có thể bãi bỏ anytime. Nhiều nhà thờ còn không cho chụp hình trong nhà thờ thì đừng viện cớ là "đời chỉ có một lần". So, việc chị ca trưởng của bạn không muốn hát bài CCCM chỉ có thể trách là chị ta thiếu sự compromise chứ đứng về phụng vụ thì chị ta đúng 100%. Compromise có giá trả của nó là nếu không rõ ràng thì sẽ bị abuse cho nên phải cẩn thận vô cùng. Trong câu chuyện của bạn thì rõ ràng cô dâu muốn dùng tiền để mua phụng vụ. Điều đó là không đúng. Ca đoàn lập ra để phục vụ giáo dân nhưng chúng ta còn nhiệm vụ cao cả hơn là phục vụ Chúa và giáo hội.

Các bài hát chị ta thay đổi mình rất tán đồng. Thật ra bài Hôm Nay Trước Bàn Thờ và Hãy Đến Hỡi Bạn Tình Ta thì mình thấy cũng giống nhau. Tuy nhiên bài TV 27 và Nỗi Buồn Adam thì mình đồng ý 100%. Lời lẽ bài NBAD không thể nào so sánh với TV27 được. Sang đến bài Xin Chúa Nối Kết và Yêu Trong Tình Chúa thì mình lại công nhận chị ca trưởng của bạn là đúng. Bài Yêu Trong Tình Chúa là một bài tả pí lù, lan man, không đầu không đuôi. Bài hát đi từ Adam, sang tiệc nhà hàng, rồi trở lại thánh lễ và đi lùi lại phần Hiệp Lễ. Bài hát như thế nên cho đi vào dĩ vãng là hay nhất.

Sang đến phần moral ngày CN thì mình buồn cho ca đoàn của bạn chỉ có ¼ hiểu vấn đề. Các bạn phải cần học hỏi nhiều hơn nữa trong phụng vụ. Việc nặng nhẹ với nhau là điều không nên nhưng khi người ta có lý thì chúng ta phải nghe. Những comment như “chưa hay bằng ai mà đòi lên lớp” là những comment vô cùng nguy hiểm cho sự tiến bộ của ca đoàn.

Đến đây mình xin hỏi Mechua một vài câu hỏi là “bạn có quyền gì khi overule quyền ca trưởng để nhận đám cưới ?”, “bạn có quyền gì mà đi sau lưng ca trưởng để kêu ca phó đi đánh nhịp và kêu mọi người đi hát ?” Nếu bạn hiểu được sự thật của việc sử dụng nhà Chúa thì phải chăng món tiền của bạn nhận từ cô dâu là để biến nhà Chúa thành nơi buôn bán ? What if một cô dâu nào khác đưa tiền và nói bạn hát một bài cho ông bà nội, bạn có sẽ lấy tiền đó không ? Bạn nên tôn trọng ca trưởng của bạn. Nếu bất đồng ý kiến thì lên cha giải quyết chứ không nên làm việc sau lưng trong bóng tối như vậy. Mình đọc câu chuyện của bạn mình đoán bạn là Ca Đoàn Trưởng. Nếu đúng thì đây là một trường hợp khác của sự vô lý về chức vụ này.

Mình hy vọng cha xứ của bạn chỉ nói dỡn khi mention: “hát bài nào cũng được miễn có chữ Chúa là được rồi” Như vậy how about Noel năm nay chúng ta hát bài Một Mùa Sao Sáng, Bài thánh ca buồn ? Hay là tĩnh tâm giới trẻ chúng ta cùng hát “Con quì lạy chúa trên trời”? Nếu anh bạn ca phó của bạn đồng ý với tư tưởng “miễn có chữ Chúa là được” thì anh bạn đó nên bị fired là vừa. Plus, việc anh ta đi sau lưng với bạn, qua mặt ca trưởng để handle đám cưới này là việc rõ ràng là không tốt. Cho dù là các bạn có blessing của cha xứ nhưng vẫn thể hiện việc “đâm sau lưng chiến sĩ”. Anh bạn này chắc là đã không phục ca trưởng nên kiếm dịp để bán đứng nhau.

Ý kiến của mình trong việc này là bạn made a huge mistake. CĐ của bạn mất một ca trưởng giỏi.

Mình đề nghị bạn nếu nghĩ đến việc lớn thì nên làm các việc sau:

1. Mời chị ca trưởng về lại. Bạn cần phải chân thật và rõ ràng. Bạn nhận khuyết điểm là quyết định sau lưng chị ta. Điều này bạn nên chấm dứt từ đây. Tuy nhiên bạn phải nói với chị ta là trong giáo xứ có cha xứ cho nên chị ta nên tham khảo ý kiến ngài một chút. Không phải là chuyện lớn nhỏ gì cũng lên cha xứ nhưng giữa chị ta và cha xứ cần có một sự communication với nhau để thống nhất trong cách làm việc. Cũng nên mention về chuyện moral nhau. Cho dù đúng nhưng cách nói là quan trọng. Điều này thì cũng còn tùy vào bản thân tuy nhiên con người ai cũng muốn phục thiện cả.
2. Chọn người xứng đáng hơn trong trách nhiệm ca phó. Ca phó của bạn nếu muốn làm việc thì phải hoàn toàn tin tưởng vào ca trưởng. Ca phó là tay phải của ca trưởng mà linh tinh như vậy thì làm sao đưa ca đoàn đi lên. Nếu lỡ anh bạn này mà lên ca trưởng thì ca đoàn bạn sẽ tan tành ngay vì anh ta không hiểu rõ phụng vụ gì cả.
3. Nếu bạn là Ca Đoàn Trưởng thì nên nghĩ việc dẹp chức vụ này qua một bên vì lắm thầy nhiều ma mà thôi.

Ca trưởng cần phải cương quyết trong công việc và phải vì việc lớn chứ không thể nhượng bộ hay Flip – Flop được. Chị ca trưởng của bạn xem ra có nhiều nghiên cứu trong lãnh vực này và sẵn sàng bảo vệ cho những gì đúng đắn. Đừng để mất những người như vậy nhưng nên giúp họ tiến bộ trong các yếu điểm để ca đoàn cùng nhau tiến bộ. Thân.

Hãn Phạm


DoniSJ Posted - 02/15/05 : 14:28
Cám ơn MeChua chia sẽ câu chuyện của MeChua, nghe qua công nhận "chua" thiệt . Chỉ tóm gọn sau đây: thật tội nghiệp gia đình cô dâu chú rể gặp phải cô ca trưởng "dể thương" của ca đoàn em, tội nghiệp cho MeChua và ca viên khi làm việc với cô ca trưởng này ....Còn bài hát Cầu Cho Cha Mẹ có thể hát sau bài hiệp lể trong thánh lế đám cưới là bình thường, theo Doni nghĩ, hát bài hát Cầu Cho Cha Mẹ là giây phút mà Doni cảm động nhất trong thánh lể hôn phối . Nhìn hình ảnh cô dâu và Chú rể cầm đoá hoa dâng lên cha mẹ mình với những dòng lệ cảm động nhớ lại công sinh thành từ lúc chào đời đến lúc nên người trong tiếng ca của ca đoàn, mổi lần đến giây phút đó, nghe rất cảm động . Hoặc khi cô dâu chú rể có cha mẹ bên VN, hát đoạn " Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ con bên bờ đại dương " ( Cầu Cho cha mẹ 2, Phanxico, câu 2) thì càng cảm động hơn . Hy vọng sau này, lúc đám cưới cô của cô ca trưởng ( nếu cô ta chưa lập gia đình) thì cô ta không cần cám ơn cha mẹ của mình .

Vài Ý mọn


God Bless You
www.mautam.org/diendan

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05