Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 Thánh Vịnh 32 CN19C

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
duyt Posted - 08/08/07 : 02:55
Mến chào các anh chị

Tối nay có tí giờ, cặm cụi "bổ củi" lại thêm được một TV cho tuần này. Các anh chị xem rồi cho biết ý kiến.

Thân ái,
dt



Download Attachment: TV32CN19C_draft.enc
14.86 KB

Download Attachment: TV32.doc
97.98 KB
7   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
duyt Posted - 08/10/07 : 18:43
Đổi từ D sang F thấy dễ hát hơn
Và thêm một tí sửa đổi trong ĐK để rhythm bớt ... "chạy nhịp" :)


Download Attachment: TV32.doc
92.99 KB
TranDaiPhuoc Posted - 08/09/07 : 13:41
Những chỗ sửa đó bây giờ đều tốt hơn rồi đấy.
duyt Posted - 08/09/07 : 13:00
Đến đây là tóc tai dựng đứng lên cả rồi
Cám ơn anh Phước nhiều lắm

Final version này Duy đã sửa "cậy trông" và ĐK tí chút

Thân ái,
dt

Download Attachment: TV32.doc
94.98 KB
TranDaiPhuoc Posted - 08/09/07 : 08:20
Đồng ý là bài viết ra rồi đôi khi khó sửa, vì đã thành một cấu trúc liên hệ với nhau, kéo chỗ này đổ chỗ kia. Vậy còn chỗ nào không sửa nổi nhưng nghe có thể chấp nhận được thì cũng không sao.

Bây giờ xin soát lại dấu giọng xem có chỗ nào trở ngại không, như "cậy trông" mà đặt vào hai dấu cùng độ cao là sẽ nghe thành "cây trông". Có những bài vì đặt dấu không cẩn thận mà nghe ý nghĩa còn ngược lại, như một bài trong phần điệp khúc lập đi lập lại câu "Hãy trở về", nhưng vì cách đặt dấu nhạc mà nghe thành như "Hãy chớ về, hãy chớ về"!

Một điều nữa quan trọng khi hoà âm bài hát là chú trọng đến cuối câu văn xem hợp âm có lập đi lập lại nhiều quá không. Chẳng hạn như điệp khúc bài này cuối câu toàn là hợp âm Re, nghe sẽ thiếu sự thay đổi, chuyển động.
duyt Posted - 08/09/07 : 02:39
Oops, version này mới đúng


Download Attachment: TV32.doc
89.47 KB
duyt Posted - 08/09/07 : 01:58
Cám ơn anh Trần Đại Phước thật nhiều

Duy đã sửa lại draft1 theo như góp ý của anh sao cho câu đầu của ĐK thoát khỏi motif quá dominant của phần phiên khúc

Một sửa đổi nữa là đoạn bridge ngắn chia đôi phiên khúc thành 2 phần (measure 5-6), nay nghe có vẻ bớt gượng

Về điểm #2, sao cho "vui lên" gần nhau hơn thiệt không dễ nhai, vì chỉ một chút thay đổi nhỏ cũng đủ làm mất hẳn motif chi phối cả bài hát. Đành chịu thua, và hy vọng chữ "lên" do được ngân khá dài nên "vui lên" lại có vẻ gần nhau hơn ở cuối câu

Vậy là nợ anh bài vỡ lòng đầu tiên ...

Thân ái,
dt





Download Attachment: TV32CN19C_draft2.enc
15.4 KB

Download Attachment: TV32.doc
92.48 KB
TranDaiPhuoc Posted - 08/08/07 : 22:27
Chào bạn DT,

Theo bạn yêu cầu, xin góp vài ý kiến:

1. Về ký âm - Trong nhịp 4/4, nếu bạn chọn lựa cách nối các dấu móc đơn với nhau, xin luôn luôn chia ô nhịp làm hai phần, mỗi phần gồm hai nhịp, và chỉ nối các dấu trong phạm vi từng phần với nhau chứ đừng nối dấu từ phần này qua phần kia. Ví dụ: Đừng nối dấu từ chữ "hiền" sang chữ "đức". Cái quy ước hay nguyên tắc này được tuân theo khi ký âm với mục đích làm cho bài hát sáng sủa, minh bạch, nhất là đối với các bài phức tạp về kỹ thuật nhịp điệu.

2. Về tiết tấu của chữ - Trong một câu văn nói hay một câu thơ ngâm, các chữ có tính liền lạc hay tách rời nhau tuỳ ý nghĩa của chữ. Vì thế khi đưa vào nhạc, nếu trường độ các nốt nhạc càng ăn khớp, thích hợp với sự gần, xa đó của chữ thì người nghe sẽ càng hiểu nghĩa bài hát một cách thoải mái hơn. Chẳng hạn khi hát "hãy vui lên", hoặc chúng ta hát đều nhịp 3 chữ thành "hãy vui lên", hoặc có thể tách chữ hãy ra xa một chút thành "hãy - vui lên" thì tốt hơn là tách rời hai chữ "vui lên", thành ra "hãy vui - lên".

3. Về cách tạo thay đổi - Đầu phiên khúc và đầu điệp khúc của bài hát không có sự khác nhau về nhịp tiết cho lắm, nhất là cuối câu cũng có kiểu tiết nhịp như đã nói ở trên, nhưng chính vì vậy, nếu sửa đổi được vấn đề 2, tư dưng cũng giải quyết được vấn đề 3.

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05