Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 Nguyện Khấn Đời Con

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
pduong Posted - 12/26/06 : 17:01

Xin chia sẻ với các anh chị:

Download Attachment: NguyenKhanDoiCon.pdf
45.59 KB


Thế Phong
11   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
pduong Posted - 01/04/07 : 00:37
Xin cám ơn ý kiến của chị Phương Thùy. Có lẽ vì P. thiếu cẩn trọng đó thôi nên mới có những dấu phẩy "vô lý" đó

TP
phuongthuy71 Posted - 01/04/07 : 00:08
Anh Phong ơi,
Tôi thấy câu đầu của các TK sao bị ngăn ý câu bởi mấy dấy phầy vô duyên quá kìa.
1._XIN ĐỪNG CHO CON NHƯ, NGỌN GIÓ MÙA ĐÔNG.
2._XIN ĐỪNG CHO CON NGHE, HIỀM KHÍCH DÈM PHA
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cũng như vậy, mấy cái dấu phẩy vô lý rải rác trong bài hát.

Nguyện Chúa luôn chúc phúc cho anh chị em con.
Phương Thùy
pduong Posted - 12/28/06 : 14:33
Anh TĐP thân mến,

Phong xin cám ơn anh đã cho ý kiến và soạn thêm một cách hòa âm khác cho phần điệp khúc. Em sẽ xem để học thêm, nếu có gì không hiểu sẽ lại hỏi anh.

Thế Phong
TranDaiPhuoc Posted - 12/28/06 : 13:45
Cảm ơn nhiều anh Văn.
van Posted - 12/28/06 : 13:18
file pdf

Download Attachment: Nguyenkhandoicon_TP.pdf
24.22 KB

Văn
TranDaiPhuoc Posted - 12/28/06 : 09:35
Anh Phong thân,

Tôi đã xem bài hát về phần nhạc, thấy anh hoà âm như thế đã thành vào một khuôn khổ tương đối chặt chẽ với nhau rồi. Tuy có vài chỗ nốt nhạc của các bè hát cọ xát với nhau, nhưng bè Bass đang hm chứ không hát chữ nên không sao.

Lại thấy ở điệp khúc có những tiềm năng có thể được khai thác một cách khác nên tôi soạn thử cũng ba bè để anh xem. Biết anh đã nghiên cứu các sách vở về hoà âm nhiều nên thay vì đưa ra các lý thuyết tôi làm một ví dụ thực tiễn để anh tìm ra các chủ ý của tôi trong đó. Xin nhớ đây chỉ là một cách xoay sở khác trong vấn đề hoà âm thiên hình vạn trạng, chứ tôi không có ý sửa đổi hay đề nghị thay thế bản anh đã hoà âm đâu nhé.

Download Attachment: NguyenKhanDoiCon.enc
15.07 KB

Đây là bản Encore. Mọi lần khác tôi nhờ anh Louis Long làm phần PDF, nhưng chắc anh Phong cũng làm được, vậy xin chuyển và đăng lên hộ.
TranDaiPhuoc Posted - 12/27/06 : 13:21
quote:
Originally posted by pduong

Anh TĐP ơi,

Nếu có chỗ nào hòa âm không ổn, xin anh chỉ cho.

Thế Phong




Tôi sẽ xem và trả lời tối nay nha. Suốt ngày hôm nay ở nhà nhưng sẽ bận gắn ít máy móc cho cái game room của tụi trẻ.
pduong Posted - 12/27/06 : 09:37
Anh Micae thân mến,

Rất cám ơn ý kiến đóng góp của anh. Mục đích Phong gởi bài lên đây là mong anh chị em giúp đỡ "đánh bóng" thêm cho bài hát của mình để được "đẹp đẽ" hơn.
- Phân tích của anh về cụm từ "tình yêu Chúa, tính yêu người" và đề nghị "lòng yêu Chúa, đức yêu người" rất hay. Hihi, anh Micae có cần lấy bản quyền cho câu trên cho bài này không?
- Bài này Phong viết cách đây cũng khá lâu (hình như năm 94 thì phải). Ý nhạc đến lúc Phong đi bộ về nhà vào mùa đông. Còn nhớ là nốt Mi bị gió lạnh mùa đông ở Canada thổi xuống bán âm đó!
- Anh Micae có nhắc đến bác Bách Việt. Ở Canada vào ngày 26/12, bà con đi mua sắm nhiều lắm. Chắc bác Bách Việt bị mệt vì phải đi mua thang cho anh em mình một đứa một cái để leo lên mái nhà... hát

Thế Phong

pduong Posted - 12/27/06 : 09:12
Anh TĐP ơi,

Nếu có chỗ nào hòa âm không ổn, xin anh chỉ cho.

Thế Phong
Micae Posted - 12/27/06 : 03:52
Xin bác Thế Phong và các bác cho cháu nói chút chuyện hơi ngoài lề này:

Hì hì, cháu xin nói về nốt Mi giáng ở ô nhịp thứ tư trong bài. Hic, khó hát quá chừng bác Thế Phong à (và sẽ còn khó hơn khi tập cho ca đoàn). Cháu phải loay hoay xướng âm một hồi mới "vô" được chỗ đó cho "ngon trớn" đó bác ơi. (Bởi nhà cháu hiện không có đàn, và phần mềm photoscore mà bác EricNguyen tặng thì computer cùa cháu yếu quá hay sao ý, nó không chịu chạy). Hì hì, than vãn thế thôi, chứ tác giả đã có dụng ý đặt Mi giáng vào chỗ đó thì các "ca sĩ" phải tuân theo răm rắp chứ đâu được cãi!

Nhân tiện, xin chia sẻ với các bác cách của cháu (tự "sáng chế" ra, hi hi) khi cần tập cho ca đoàn một chỗ hát khó, chẳng hạn như nốt Mi giáng trong bài cùa bác Thế Phong đây.

Cháu thấy sở dĩ nó khó, là bởi khi hát giai điệu đi trước nó, ca viên đã nhập tâm hợp âm chủ (Fa trưởng) và hợp âm bảy (Do truởng) rồi. Như vậy lúc đến chỗ có nốt Mi giáng tự nhiên rất khó hát.

Vậy khi tập hát, để tránh cho ca viên không bị nhập tâm 2 hợp âm Fa và Do trưởng, nhà cháu không tập từ đầu theo trình tự của bài. Cháu ngắt chỗ khó ấy ra, tìm cách "biến nó thành dễ" và tập trước hết, sao cho ca viên ai nấy hát thật nhuyễn chỗ này đã, sau đó mới ráp khúc trước vào.

Ví dụ bài Nguyện Khấn Đời Con của bác Thế Phong, ngay từ đầu vào cháu sẽ tập cho ca đoàn theo các bước sau:

a- "lạnh lòng người...... đi": (bỏ hai chữ "trong đêm"). Các nốt sẽ là: [mi giáng, re, do..... sol], nghe như hợp âm Do thứ, dễ như.. ăn cơm sườn.

b- "lạnh lòng người... đêm đi": (bỏ chữ "trong"). [mi giáng, re, do.. fa, sol]. Vẫn là Do thứ, vẫn rất dễ.

c- "lạnh lòng người trong đêm đi, tìm về mái ấm" [mi giáng, re, do, mi bình, fa, sol, fa, fa, sol, la] Đã khó hơn, vì từ Do thứ chuyển qua Fa trưởng, nhưng vì khúc đầu đã xuôi nên khúc đuôi cũng dễ lọt...

Sau khi ca đoàn đã hát thật nhuyễn chỗ này rồi, thì ráp phần đầu vào sẽ không còn mấy khó khăn...

Theo kinh nghiệm của nhà cháu, cách tập này tuy tưởng mất thời gian nhưng thật ra lại nhanh hơn và rất hiệu quả. Ngay cả những ca viên yếu nhạc lý nhất cũng có thể tập được chính xác và sau này nhớ rất lâu. Nhà cháu cũng thấy cách tập này rất hiệu nghiệm khi tập bè, nhất là bè Alto, thường là bè "ngang phè" và khó nhất trong các bài 4 bè...

Hi hi, hôm nay nhà cháu mắc chứng gì viết nhiều quá. Xin các bác thứ lỗi!
Micae Posted - 12/27/06 : 03:52
Hi hi, bác Thế Phong kính mến,

Bác "khôn" thiệt, bắt nhà cháu góp ý bài hát mới này nữa! Thực ra góp ý về sáng tác của người khác là điều rất ngại bác à. Bài hát người ta đã nghiền ngẫm cưu mang, có khi thời gian lâu, mình mới nghe hay mới đọc có một lúc, làm sao dám mở miệng mạo muội nhận xét này nọ. Vả lại, thực là khó cảm được cho hết tâm tình cùa tác giả khi mình không dành thật nhiều quan tâm và thời giờ cho tác phẩm. Nhà cháu chỉ có thể tựbiện hộ chút này thôi, là nếu trong tình anh em hay bằng hữu chân thành, thì mình cứ nói... đại những điều mình nghĩ. Cái lòng dành tặng nhau mới là quí, phải không bác?

Vậy thì nhà cháu cũng "liều mạng" (hi hi, bắt chước cái "máu liều" của bác Bách Việt) mà đáp lại sự chia sẻ của bác bằng mấy nhận xét vội vàng nhé. Có nói gì bậy thì xin bác và các bác khác ở đây xá tội cho.

1- Trước hết, thật là "khoái" những cặp hình ảnh nên thơ và đối nhau của bác trong các câu tiểu khúc:
ngọn gió đông làm lạnh lòng người/giọt nước xuân đem niềm vui tới;
sóng đại dương ngăn cản con thuyền/ngọn đèn đêm soi đường lữ khách...

2- Trước lúc đọc bài này của bác Thế Phong thì nhà cháu cũng có ngâm nga hai bài mới của nhạc sĩ Ngọc Kôn do anh Năm post tặng bên kia. Cháu thầm phục bác Ngọc Kôn ở kinh nghiệm sáng tác dày dạn của bác ấy: mỗi một ca khúc ngắn (như trường hợp các bài thánh ca thông dụng) thì tuy không cần phải (và cũng không nên) cầu kỳ, nhưng cũng cần có một "điểm nhấn" đặc biệt nào đó trong bài (về tiết tấu hay giai điệu, hoặc cả hai), xem như chỗ ấn tượng nhất, đắt giá nhất, là chỗ tác giả gởi gắm ý tưởng/cảm xúc nhiều nhất. Chính điểm nhấn này làm mỗi bài mình sáng tác có bét độc đáo riêng, không lẫn vào nhau...

Khi hát thử bài này của bác Thế Phong, nhà cháu thú vị nhận ra là bác cũng đã khéo tạo một điềm nhấn riêng cho bài hát như vây. Theo nhà cháu thấy, thì đó là chỗ 3 chữ "khấn xin Ngài" được lập lại hai lần trong điệp khúc.

- Toàn bài nhịp 3/4 đều đặn, với phách mạnh là phách đầu ô nhịp.
- Bắt đầu vào điệp khúc thì hai bè trên và bè dưới lần lượt thay nhau "nhấp nhô" ở các phách mạnh đó, nghe như các đợt sóng nối nhau,
- để rồi dưa nhau đến cái chỗ đặc biệt nhất trong bài: phách thứ hai (chữ "khấn") trở thành phách mạnh. (Cách này có phải trong nhạc lý gọi là "đảo phách" không nhỉ, cháu không nhớ? Dân nhạc trẻ thì gọi đó là cách chơi "sin-cốp"?).

Hai lần lập lại 3 chữ "khấn xin Ngài" với chữ "khấn" trở thành phách mạnh dù nó nằm giữa ô nhịp, cháu nghĩ bác Thế Phong chủ tâm gây "điểm nhấn" ở chỗ đó. Với cháu, đó là nét độc đáo nhất của ca khúc này vậy.

3- Hic, duy có chỗ "Cho con tình yêu Chúa, tính yêu người" thì tớ thấy hơi gượng ép bác a. Chỗ này vì là điệp khúc, đươc hát nhiều lần, nên theo nhà cháu thì có lẽ cần đổi chữ khác thì hơn chăng?

Người Việt mình không quen nói "tính yêu người".
Còn phần đầu: "cho con tình yêu Chúa" thì mọi người dễ hiểu nhầm ra là "tình yêu của Chúa", trong khi ý của bài là "tình yêu của mình dành cho Chúa".

Theo mạch văn thì cháu hiểu ý câu này là:
"(Xin) cho con biết yêu Chúa và biết yêu người", hay:
"(Xin) cho con (được) lòng yêu Chúa và đức yêu người".
Hì hì, chỗ này nhà cháu nhận xét vậy thôi chứ cũng chưa biết đề nghị với bác chữ nào hay hơn.

Hì hì, một lần nữa xin bác Thế Phong và các bác thứ lỗi nếu nhà cháu có gì thất thố. Cháu rất ngại góp ý, nhưng vì... hì hì, vì mến bác Thế Phong quá nên mới "lắm mồm" nãy giờ!

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05