Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 thắc mắc về sáng tác

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
tranthanh Posted - 10/27/07 : 18:59
Kính chào các anh chị
Trước hết xin cám ơn những ý kiến chia sẻ đóng góp về sáng tác của anh Thế Thông, anh Hoàng Music, anh Trần Thế ... đã cho những người đang tập tành sáng tác như em những bài học rất bổ ích.
Nay em có một thắc mắc nhỏ nhờ các anh đã thông cho:

1. Khi viết một ca khúc chỉ có 2 bè thì các lỗi như: quãng 5 theo nhau, quãng 8 theo nhau, chuyển hành tới quãng 5 không liền bậc... có được áp dụng không?

2. Trong bài "Thuận Vợ Thuận Chồng" của anh Trần Thế ngay câu đầu có những quãng 5 theo nhau nhưng tại sao lại không bị lỗi

Xin cám ơn các anh chị
14   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
tranthanh Posted - 11/04/07 : 16:44
Một lần nữa xin cám ơn anh Hoàng và anh Trần Thế đã giúp "mở cái đầu" của em ra một chút.
Thân mến
tranthe Posted - 11/02/07 : 06:46
Anh Trần Thanh thân mến,
Thực ra bài "Thuận Vợ Thuận Chồng" mình lười không viết bè Tenor riêng ra, mà chỉ viết nốt nhạc nhỏ lại, nên gây hiểu lầm về quãng. Nếu viết riêng bè Tenor thì bè trên là Sopran Fa# Sol và bè dưới là Tenor Do Rê. Có nghĩa 2 quãng 4. Theo sách vở thì lúc hòa âm nên tránh quãng 5//, vì kinh nghiệm cho thấy nghe không hay. Theo thiển ý của mình thì khi hòa âm mà để ý nhiều quá vào luật này luật nọ thì sẽ bị gò bó, mất đi cái chất nghệ sĩ.
Thân mến,
TT
tranthanh Posted - 11/02/07 : 05:15

quote:
--------------------------------------------------------------------

Trong bài "Thuận vợ thuận chồng" ở cuối câu đầu (hai chữ biển đông) bè trên là Do Re, bè dưới là Fa# Sol , Fa# - Đô là Q. 5 giảm , hay Q. 4 tăng theo sau nó là sol - rê Q. 5 đúng , chắc là được . Thân mên

---------------------------------------------------------------------
quote:
Originally posted by tranthe


Anh Hoàng mến!
Cám ơn anh nhiều đã giải thích cho anh TranThanh. Mình có xem lại sách hòa âm, thì đúng như anh nói, chỉ khi nào 2 quãng 5 cùng loại với nhau mới tính. Không biết anh thì sao chứ mình viết nhạc theo cảm hứng nhiều, nên ít để ý luật lắm! Ai sửa thì cám ơn ngay!
Thân mến,
TranThe



Chào anh Hoàng và anh Trần Thế
Sao tôi vẫn còn lấn cấn, chưa thông suốt lắm vì đọc trong Quyển "Tìm hiểu và thực tập Hoà Âm toàn tập" của Cha Kim Long trang 36 có viết:
Quãng 5 theo nhau mà nếu quãng 5 thứ hai :
+ là quãng 5 tăng: thì được dùng bất cứ bè nào
+ là quãng 5 giảm: thì được dùng ở 2 bè giữa hoặc 2 bè dưới cùng
Xin được giải thích thêm
Thân mến
tranthe Posted - 11/01/07 : 03:33
Anh Hoàng nói đúng đó, bè trên là Tenor, mình viết nốt nhạc dẹp lại cho khỏi lộn với bè soprano. Thực ra nhìn nốt kết cũng biết hàng nhạc nào là bè chính rồi. Tất cả cũng chỉ vì muốn in bài hát vào 1 trang giấy thôi. Từ này về sau để tránh hiểu lầm, mình sẽ nghe lời anh Hoàng ghi bè vào hàng khóa riêng. Cám ơn anh Hoàng nhiều nhé!
Thân mến,
TranThe
hoangmusic Posted - 10/29/07 : 18:45
Cũng như em hòa bột đúc bánh xèo . Có kẻ bàn bỏ bia vào cho nó dòn . Có người nói phải ngâm gạo tẻ xay ra mới đúng điệu . Có người khoe, trước khi lấy bánh xèo khỏi chảo, thì phải đổ thật nhiều dầu . Riêng em thì chỉ có biết lấy bao nhiêu phần bột gạo, bao nhiêu phần bột năng, bao nhiêu phần nước, thêm một chút bột nghệ, cắt vào một bó hành lá, rồi cho vào tủ lạnh để chừng bao nhiêu tiếng và khi đổ bánh không xài nhiều dầu sợ chorestorol cao thì bánh sẽ dòn . Khi ăn dùng lá cải xanh quấn bánh xèo, chấm nước mắm hơi chua, hơi ngọt, hơi cay ăn vào là thấm thía . Hỏi em học được ở đâu mà có kiểu làm cầu kỳ như vậy . Thưa đó là cả một ... nghệ thuật đúc bánh xèo ! Em có làm là vì em thích, và em làm với tấm lòng hiếu khách của em để đãi các bác. Nhưng bánh xèo có ngon hay không cũng còn là tùy vào bữa tiệc, và vào các bác có thích ăn bánh xèo hay không cái đã ! Thiếu một trong những yếu tố đó thì bánh xèo của em cũng chỉ là bánh ... xèo nhão nhoẹt của quán Mụ Rớt . Cho vào miệng được nhưng cũng nghẹn họng khó nuốt vô cùng .
Hình như bánh xèo của em bị sát chảo, cháy mất rồi . Rõ chán !

Trần Trùng Trục
[/quote]

Nghe bác TTT bàn chuyện hòa âm chuyển thể qua kỹ thuật nấu bánh xèo gặp ngay thời tiết hôm nay đang trở lạnh làm tự nhiên thèm bánh xèo quá thể mà không biết kiếm đâu ra vì giờ này chưa tới giờ bán , ước chi bác TTT gởi cho ít cái thì hay biết mấy càng sát chảo càng dòn bác ạ .
Bác Trần Thế thân mến , mình đề nghị với bác khi viết cho hai bè khác giọng (các nốt nhỏ nằm trên hình như dành cho giọng nam thì phải ) bác nên xử dụng thêm khóa Fa hoặc khóa sol cho tenor để phân định rõ ràng tránh hiểu lầm về các thứ quãng linh tinh . Thân mến - CTH
youngdinh Posted - 10/29/07 : 18:30
Xin chào qúy anh chị

Nhà bác Batê hạng srang chỉ ăn bánh xèo, làm sao biết được bài "Tiếng chày khuya bập bùng trong đống lứa ...." như nhà chúng em những năm tháng chỉ ăn bo bo, mì với khoai thôi....ha ha, bác hay thật đấy. Nghe các bác kể hòa âm các quãng, em thì không rành đang muốn nhờ kiếm sư phụ chỉ giáo, sửa giúp giùm. Em có thằng cháu có bài " Cháu lên ba, cháu vô mẫu giáo, cô thương cháu thì cháu không khóc nhè..." Em thấy đơn giản, hay như thế rồi mà thằng cháu cứ đòi pha bè cho nó nghe phong phú. Không biết nó chơi quãng gì, mà em cứ nghe ra " Cháu nện ba, cháu vô mậu giáo.... " ấy thế nghe một lần hơi lạ, chứ nghe 10 lần cũng được lắm.....

Young Dinh
Trantrungtruc Posted - 10/29/07 : 18:19
quote:
Originally posted by tranthe

BÁC BATÊ LÀ CAO NHÂN
Nói có sách mách có chứng đàng hoàng.
Này nhé:
quote:
Originally posted by tranthe


Cũng như anh Hoàng, mình cũng nói lên chút suy nghĩ và hiểu biết nhỏ bé của mình, mong các bậc cao nhân ngứa tai mà phản ứng chăng?




Hì hì Bác nói vậy thì em cũng cám ơn bác vì từ bé đến giờ chưa ai khen mình ... cao hết . Con cháu Gia Kêu mà lị . Nhưng cái chuyện "ngứa tai" thì lúc nào cũng có, ở Việt Nam ngày xưa đi hớt tóc, phê nhất là được ông thợ húi cua lấy ... ráy tai . Qua bên này không có thợ chuyên môn, thì cũng phải tự ngoáy lấy cho nó đã ngứa chứ .

Trần Trùng Trục
duysinh Posted - 10/29/07 : 14:04
Em gop y tu cong ty nen khong go tieng Viet duoc.
Cac bac cho em gop chut chuyen doi xua ve Hoa Am:
Nam 1978 em mon men di hoc Hoa Am voi Cha Tien Dung o Nga Sau Saigon. Trong lop co du thu tu thay tu xuat cho den cac ba xo ...
Toi gio cham bai hoa am, cha Tien Dung dat bai cua em len dan Piano, va sau 1 vai duong la luot, ngai ben lay viet do gach manh vai hang len 1 hop am trong bai cua em va viet ro to: "Nghu".
Ca lop phi cuoi. Cha hoi tai sao cuoi. 1 ba xo noi: "Neu cha bo loi cho thi con moi dam noi". Cha bao: "Duoc roi, cu noi". Ba xo tra loi: "Thua cha, tieng Viet khong co chu "NGHU", chi co chu "NGU" thoi, nen chung con khong biet "AI NGU" nen moi cuoi". Nhin lai, cha Tien Dung moi bat cuoi: "U, thoi thi cha NGU!"
Hehehehehe..


Duy Sinh
tranthe Posted - 10/29/07 : 13:44
BÁC BATÊ LÀ CAO NHÂN
Nói có sách mách có chứng đàng hoàng.
Này nhé:
quote:
Originally posted by tranthe


Cũng như anh Hoàng, mình cũng nói lên chút suy nghĩ và hiểu biết nhỏ bé của mình, mong các bậc cao nhân ngứa tai mà phản ứng chăng?

Đấy vừa post xong là Bác Batê lên tiếng ngay!
Sau nữa thấy Bác BaTê tả nghệ thuật đổ bánh xèo mà cứ nuốt nước miếng ừng ực. So sánh của Bác là cả một nhận xét sâu sắc về nghệ thuật. Bác hành văn cứ y như nhà văn, nhà báo vậy. Nói thật với Bác BaTê, Bác cứ cho ACE những bài văn bình luận hay như vậy thì Trần Thế này nếu viết nhạc có dấu thăng thì sau đó cũng sẽ thả dấu giáng ngay; và nếu có dấu nghỉ thì cũng chỉ đủ để cho người hát lấy hơi thôi! Hìhì...

Anh Hoàng mến!
Cám ơn anh nhiều đã giải thích cho anh TranThanh. Mình có xem lại sách hòa âm, thì đúng như anh nói, chỉ khi nào 2 quãng 5 cùng loại với nhau mới tính. Không biết anh thì sao chứ mình viết nhạc theo cảm hứng nhiều, nên ít để ý luật lắm! Ai sửa thì cám ơn ngay!
Thân mến,
TranThe
Trantrungtruc Posted - 10/28/07 : 15:21
quote:
Originally posted by hoangmusic


1. Mục đích của viết bè , hòa âm bản nhạc là làm cho nó càng hay , càng độc đáo , đạt hiệu quả âm thanh tới tai người nghe là điều quan trọng hơn cả .

2. Hòa âm giúp người nhạc sĩ làm chủ được ý nhạc của mình chứ không bỏ ý nhạc của nhạc sĩ vào trong chai nước suối Vĩnh Hảo - nhưng điều này nó cũng như dao hai lưỡi , đòi hỏi người hòa âm phải có trình độ cảm nhận âm hưởng cũng như tình ý của bài nhạc , do vậy mới có trường hợp một bài nhạc nhưng tới nhiều bản hòa âm khác nhau , mỗi bản một vẻ như trăm hoa đua nở .



quote:
Originally posted by tranthe


Thú thật mình hòa âm lỗi nhiều lắm, bởi vì mình thường hay chú ý làm sao cho các dòng nhạc của các bè cũng dễ hát nữa. Sau khi viết xong, mình hát thử tất cả các bè vào computer rồi nghe đi nghe lại xem có chướng lắm không. Vậy mà đôi khi nghe riết quen tai mấy chỗ chướng lại vẫn thấy hay mới khổ chứ. Cái đó cũng như người có vợ "không đẹp" nhưng hàng ngày nhìn miết rồi cũng nói "chao ơi! em đẹp nhất trần đời!".



Các bác kính mến,

Thấy các bác bàn về hòa âm hay quá mà đàn em thì lại chỉ biết có hòa ... bột đúc bánh xèo thôi . Nhưng thấy có hai nhận xét của bác Hoàng và bác Trần Thế quá hay, nên em cũng ... muốn nhào vô đại, thử "tản mạn" nói chuyện ... bò trắng răng chơi, xem cách đổ bánh xèo của em có làm cho các bác "vui tai" được chút nào hay không nhé ?

Theo em đoán ... mò, "hòa âm" tựu chung cũng chỉ là một "nghệ thuật" ... pha trộn âm thanh . Nhưng khi nói đến "nghệ thuật" thì lại nói đến một vấn đề rất phức tạp, hoàn toàn dựa theo "cảm quan" của người sáng tác và người thưởng thức . Chẳng hạn nhiều khi một bản nhạc đúng thật là một kiệt tác , nhưng eo ôi, đối với người nghe không biết thưởng thức thì có được nghe thì cũng chỉ là nghe tiếng cửa gỗ kêu kẽo kẹt rên rỉ trong đêm vắng. Đem đàn gảy tai trâu là vậy !

Tự ban đầu, đã có một khoảng cách vô hình tự nhiên giữa người nghe và người sáng tác . Cái "dư âm" của khoảng cách xa vời vợi đó, chỉ có thể thu gần lại được bằng rất nhiều "tố chất" như kiến thức, học vấn, sự hiểu biết, môi trường, cảm xúc và sự thông cảm giữa người thưởng thức và người viết nhạc. Em lấy ví dụ, bài Đêm Thánh Vô Cùng bất hủ mà một người đem ra hát vào giữa trưa nắng mùa hè thì không những nó đã lạc mùa mà còn nghe cũng nhạt nhẽo, vô vị làm sao.

Ngược lại, cũng có những nhạc sĩ viết nhạc ... ráp, cho sự sáng tạo của mình là "một tác phẩm để đời". Nhưng nếu tác giả mà không truyền đạt được những cảm xúc rất "một cõi riêng tư" đó cho thính giả, thì đối với người nghe cũng chỉ là nghe ... "Tiếng chày trên sóc Băm Bo" bập bùng không hơn không kém.

Đấy, hòa âm của âm nhạc nó khó chinh phục được sự cảm thông như thế đấy !

Thưởng thức một dòng nhạc lạ đã khó, huống chi dòng nhạc đó còn được pha trộn thêm đủ mọi thứ âm thanh nữa . Vì mục đích chính như anh Hoàng đã nói hòa âm phải là để "đạt hiệu quả âm thanh tới tai người nghe là điều quan trọng hơn cả ." Nếu có thêm dòng nhạc cho ba bốn tầng, mà người hát (hay nghe) không đón nhận, hay không đủ khả năng để diễn đạt, thì bài hát đó cũng chỉ được là làm ra cho xôm tụ, cho có mà thôi .

Cũng như em hòa bột đúc bánh xèo . Có kẻ bàn bỏ bia vào cho nó dòn . Có người nói phải ngâm gạo tẻ xay ra mới đúng điệu . Có người khoe, trước khi lấy bánh xèo khỏi chảo, thì phải đổ thật nhiều dầu . Riêng em thì chỉ có biết lấy bao nhiêu phần bột gạo, bao nhiêu phần bột năng, bao nhiêu phần nước, thêm một chút bột nghệ, cắt vào một bó hành lá, rồi cho vào tủ lạnh để chừng bao nhiêu tiếng và khi đổ bánh không xài nhiều dầu sợ chorestorol cao thì bánh sẽ dòn . Khi ăn dùng lá cải xanh quấn bánh xèo, chấm nước mắm hơi chua, hơi ngọt, hơi cay ăn vào là thấm thía . Hỏi em học được ở đâu mà có kiểu làm cầu kỳ như vậy . Thưa đó là cả một ... nghệ thuật đúc bánh xèo ! Em có làm là vì em thích, và em làm với tấm lòng hiếu khách của em để đãi các bác. Nhưng bánh xèo có ngon hay không cũng còn là tùy vào bữa tiệc, và vào các bác có thích ăn bánh xèo hay không cái đã ! Thiếu một trong những yếu tố đó thì bánh xèo của em cũng chỉ là bánh ... xèo nhão nhoẹt của quán Mụ Rớt . Cho vào miệng được nhưng cũng nghẹn họng khó nuốt vô cùng .

Sáng tác nhạc, viết hòa âm, cũng như vẽ tranh, làm thơ, viết văn ... cho thật đúng ... nghệ thuật rất khác xa. Nó hơn trình độ tài tử ở chỗ là sáng tác hoàn toàn ... vị nghệ thuật. Cho dù ta có nhân danh bất cứ cái gì đi chăng nữa, thì với thời gian qua đi, với những lời ca tụng hay chê bai cũng sẽ đi vào không gian vô định , chỉ có tác phẩm "thực sự nghệ thuật" sẽ còn tồn tại và sẽ được những người của muôn kiếp nhắc đến .

Vậy cái chuyện bác Trần Thế nói nghe riết rồi thấy ... hay thì cùng chả có gì lạ . Em chỉ thấy hơi lạ là bác quá ... personnal về chuyện so sánh âm nhạc của bác với "người có vợ "không đẹp" nhưng hàng ngày nhìn miết rồi cũng nói "chao ơi! em đẹp nhất trần đời!".

Hì hì ! bác nói vậy thì em cũng đã hiểu hơn về hoàn cảnh ... sáng tác của bác . Bác có phải thêm mấy quãng năm, quãng tám và rất nhiều "đảo phách" vô nữa thì bác cũng ráng tập ngày đêm để mà hát cho đúng tông, đúng nhịp nhé . Miễn sao bác đừng cho dấu ... thăng hay dấu lặng thật dài vào ngang giữa dòng nhạc là được rồi !

Hình như bánh xèo của em bị sát chảo, cháy mất rồi . Rõ chán !

Trần Trùng Trục
hoangmusic Posted - 10/28/07 : 03:55
quote:
Originally posted by tranthanh

Trong bài "Thuận vợ thuận chồng" ở cuối câu đầu (hai chữ biển đông) bè trên là Do Re, bè dưới là Fa# Sol , Fa# - Đô là Q. 5 giảm , hay Q. 4 tăng theo sau nó là sol - rê Q. 5 đúng , chắc là được . Thân mến

tranthanh Posted - 10/28/07 : 03:09
Cám ơn anh Hoàng đã giúp ý kiến.
Trong bài "Thuận vợ thuận chồng" ở cuối câu đầu (hai chữ biển đông) bè trên là Do Re, bè dưới là Fa Sol đó anh Hoàng. Mong được anh hướng dẫn thêm
Thân mến
tranthe Posted - 10/28/07 : 03:05
Anh Trần Thanh mến,
Cũng như anh Hoàng, mình cũng nói lên chút suy nghĩ và hiểu biết nhỏ bé của mình, mong các bậc cao nhân ngứa tai mà phản ứng chăng?
Anh Hoàng nói đúng là 2 quãng 5, 2 quãng 8 theo nhau thì nó chẳng khác gì nốt nhạc kéi dài; ví dụ bè trên 4 nốt đen "la la la la" và bè dưới "re re re re" thì chẳng khác gì: 1 nốt tròn "la" và "re" mà thôi.
Mình còn nhớ trong sách dạy về hòa âm, cũng nói ngay cả JS Bach cũng viết 2 quãng 5 song song nữa; nhưng như anh Hoàng nói, nếu xử dụng đúng chỗ thì nó làm cho bài nhạc nổi hẳn lên. Cũng như accord 7th, nốt thứ 7 tới nốt thứ 8 nghe nó ngang phè, nhưng ray rứt, người nghe bứt rứt; nhưng đến khi chuyển qua nốt kết nghe nó như giải thoát, người nghe thở phào nhẹ nhõm. Tức là bản nhạc đã tạo được cảm giác!
Thú thật mình hòa âm lỗi nhiều lắm, bởi vì mình thường hay chú ý làm sao cho các dòng nhạc của các bè cũng dễ hát nữa. Sau khi viết xong, mình hát thử tất cả các bè vào computer rồi nghe đi nghe lại xem có chướng lắm không. Vậy mà đôi khi nghe riết quen tai mấy chỗ chướng lại vẫn thấy hay mới khổ chứ. Cái đó cũng như người có vợ "không đẹp" nhưng hàng ngày nhìn miết rồi cũng nói "chao ơi! em đẹp nhất trần đời!".
Mến chào các Bác trong tình yêu âm nhạc
TranThe
hoangmusic Posted - 10/27/07 : 21:55
Anh Trần Thanh thân mến,
trong forum này có rất nhiều đạo sĩ cao tay nhưng còn ẩn dật chưa chịu xuống núi cứu đời , tôi cũng không giỏi lắm về lý thuyết hòa âm nhưng cũng xin múa gậy khều tổ ong - có bị đốt sưng mình mẩy cũng xin chịu - hầu học hỏi thêm theo kiểu chịu đấm ăn xôi đây .
1. Theo như tôi nghĩ thì ca khúc hai bè chưa thể gọi là hòa âm được nên có thể không cần phải bàn đến các thứ luật cấm , nhưng ngược lại , vì chỉ có hai bè nên có lẽ không bị gò bó đến độ phải xử dụng đến các quãng (theo luật cấm) . mà nếu có xử dụng tới nó thì chắc hẳn tác giả phải có một dụng ý nào đó - chỉ có điều là khi nghe - nó có hay hơn là xử dụng các quãng (được phép)không mà thôi . Mục đích của viết bè , hòa âm bản nhạc là làm cho nó càng hay , càng độc đáo , đạt hiệu quả âm thanh tới tai người nghe là điều quan trọng hơn cả .
2. Trong hòa âm , khi hai bè tạo thành quãng 5 hoặc quãng 8 liên tục , nhưng không có sự chuyển dịch (thay đổi hòa âm) thì không có gì sai - mà ngay cả khi có sự chuyển dịch đi nữa , nhưng với mục đích nào đó ví dụ như mô tả nhiều dòng suối (bốn bè) tụ về thác nước( một bè : Q. 8 , hoặc 2 bè : Q: 5) rồi lại tản ra thành 4 bè tạo một hiệu ứng âm thanh sinh động cho người nghe thì theo tôi nghĩ dư sức chấp nhận . Hòa âm giúp người nhạc sĩ làm chủ được ý nhạc của mình chứ không bỏ ý nhạc của nhạc sĩ vào trong chai nước suối Vĩnh Hảo - nhưng điều này nó cũng như dao hai lưỡi , đòi hỏi người hòa âm phải có trình độ cảm nhận âm hưởng cũng như tình ý của bài nhạc , do vậy mới có trường hợp một bài nhạc nhưng tới nhiều bản hòa âm khác nhau , mỗi bản một vẻ như trăm hoa đua nở .
Vài dòng gọi là góp vào vườn hoa Forum - mong được các bậc cao nhân ẩn sĩ góp ý thêm . Thân mến
Cao Thanh Hoàng
PS. Trong bài Thuận vợ thuận chồng ngay câu đầu bè trên nốt nhỏ là sol la đo la , bè dưới nốt lớn là re re redo re đâu có phải là các quãng 5 theo nhau ?

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05