T O P I C R E V I E W |
myhoang |
Posted - 03/11/07 : 10:59
Download Attachment: BaiThuongKho-Luca.pdf 1220.47 KB |
40 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
jerry_200401 |
Posted - 05/07/15 : 13:08 Minh da nhan duọc Rat cam on ban mot lan nua |
hoanggiaphi |
Posted - 05/07/15 : 08:56 Bác check email nhé! HH |
jerry_200401 |
Posted - 05/07/15 : 05:06 Chao ban Hien Hoang,
Mình xin lỗi vì đã làm phiền bạn lần nựa Bài thương khó mà bạn gửi là bài thương khó teo thánh Luca, bài này dung cho Chúa Nhật Lễ Lạ Hiện mình đang cần bài thương khó theo thánh Gio-an, bài này dung cho Thứ 6 tuần thạnh Mong nhận được sự giúp đỡ của ban. Chân thành cảm ợn
Duy Duong |
jerry_200401 |
Posted - 05/07/15 : 04:51 Cảm ơn sự đỡ của bạn rất nhiều |
hoanggiaphi |
Posted - 05/06/15 : 13:47 Check Email. HH |
jerry_200401 |
Posted - 05/06/15 : 12:43 Chào anh,
Hiện nay mình đang rất cần bài thương khó thứ 6 tuần thánh (đuôi encore hay sibelius) vì mình đang soạn một cuốn sách bài đọc dung cho nhà thờ đức Bà (chi3 dung tại nhà thờ đức Bà mà thôi cho được trang nghiêm theo ý Cha phụ trach); để có thể dàn dung trang cho phù hợp với cuốn sách này (fonts, màu chữ,....)
Mong được sự giúp đỡ của anh
PS: Mình cũng đã dung Photoscore để chuyển file pdf sang nhưng không được và có lỗi rất nhièu anh gửi giúp qua mail: babiesjerry@yahọocom cell:0906977939 |
tunghoanh |
Posted - 02/15/08 : 05:23 Chào ACE, Do tình cờ tôi được biết một trong các lí do của tiếng chuông lúc truyền phép. Đó là trong dòng chiêm niệm Biển Đức. Khi có thánh lễ thì vẫn có những thầy dòng còn đang làm việc bên ngoài, hoặc đang nằm nghỉ bệnh trong phòng. Và vì vậy, tiếng chuông cất lên là để nhắc nhở mọi người cầm lòng trí hiệp thông và rước lễ thiêng liêng "từ xa". Điều này do một linh mục cho biết trong một lần tôi tham dự cam phòng trong một tu viện. Một điểm khác nữa là những lúc ấy cả chuông của nhà nguyện cũng cất lên. Các thầy đang bận việc bên ngoài đều dừng tay và hướng về nhà nguyện.
pth |
chilienba |
Posted - 02/10/08 : 06:34 quote: Originally posted by LouisLong
quote: Originally posted by chilienba Còn dzụ :" tại sao chuông còn rung khi dâng bánh rượu ỏ Vietnam? thì mình cũng nghĩ là đễ đánh thức các cụ đang ngủ gục trong giờ dâng lễ ! Đúng chưa ?
clb
Biết rồi còn la lớn !!!Bà con đã khéo léo nói tránh đi rồi mà bác còn "thơ ngây" hỏi tới hỏi lui ...coi chừng các cụ mà hay thì nguy to!!!!!
Í A...bác Khủng Long "răn" (bảo) mà đúng thật rồi! Nhà cháu không dám lớ xớ nữa đâu sau khi đọc post của bác Kha Anh ...hi hi
clb |
kha_anh |
Posted - 02/10/08 : 06:14 Phải post lại vì nhà cháu có tí tuổi rồi nên dễ nẩm cẩm ấy mà. Só di. |
kha_anh |
Posted - 02/10/08 : 06:11 quote: Originally posted by kha_anh
Theo nhà cháu nghĩ, nhân vật được coi là quan trọng và được chú ý nhiều nhất trong thánh lễ đó là linh mục, kế đến là cậu giúp lễ với nhiệm vụ rung chuông. Hai nhân vật này bổ túc cho nhau. Linh mục khi dâng mình và máu thánh cần phải có tiếng chuông để tạo sự chú tâm của mọi người vì lúc này không ai đọc kinh kệ gì hết. Mà muốn càng được chú ý nhiều thì tiếng chuông phải kêu to và lâu. Thường thì cậu giúp lễ và vị linh mục cả hai rất ăn ý với nhau. Khi mình và máu thánh được linh mục dâng lên lâu thì chuông phải rung lâu và ngược lại nếu chuông rung lâu thì mình và máu thánh cũng phải được giơ lên lâu. Cha chủ tế cũng vui và cậu giúp lễ cũng qua đó mà vui lây. Chả vậy, sau những lần cho rước lễ xong, phần rượu còn dư thì cậu bé rung chuông luôn được diễm phúc "dốc cao ly này". Có lẽ vì thế việc rung chuông còn được các giáo đường VN duy trì đến hôm nay.
|
chilienba |
Posted - 02/09/08 : 06:25 quote: Originally posted by Trantrungtruc
quote: Originally posted by chilienba Còn dzụ :" tại sao chuông còn rung khi dâng bánh rượu ỏ Vietnam? thì mình cũng nghĩ là đễ đánh thức các cụ đang ngủ gục trong giờ dâng lễ ! Đúng chưa ?
clb
Lại ... Lạc Long Nữ nữa rồi chị Liên ! "khi dâng bánh rượu" đâu có chỗ nào rung chuông ! Chỉ có khi "Dâng Mình và Máu Thánh" tức là lúc cha đọc lời Truyền Phép cho bánh và rượu hóa thành Mình Máu Thánh Chúa . Còn lúc dâng của lễ đâu có nhà thờ nào rung chuông . Đúng là lại đi lễ ... ngủ gật rồi !
Trần Trùng Trục
Hai bác "Ba Tê và Khủng Long" nầy khỉ thật đó
clb
ps: Tớ muốn nhắc các bác bài "con người có phải từ khỉ không?" nhưng không biêt cách post! |
kha_anh |
Posted - 02/09/08 : 04:39 Theo nhà cháu nghĩ, nhân vật được coi là quan trọng và được chú ý nhiều nhất trong thánh lễ đó là linh mục, kế đến là cậu giúp lễ với nhiệm vụ rung chuông. Hai nhân vật này bổ túc cho nhau. Linh mục khi dâng bánh rượu cần phải có tiếng chuông để tạo sự chú tâm của mọi người vì lúc này không ai đọc kinh kệ gì hết. Mà muốn càng được chú ý nhiều thì tiếng chuông phải kêu to và lâu. Thường thì cậu giúp lễ và vị linh mục cả hai rất ăn ý với nhau. Khi bánh rượu được dâng lên lâu thì chuông phải rung lâu và ngược lại nếu chuông rung lâu thì bánh rượu cũng phải được giơ lên lâu. Cha chủ tế cũng vui và cậu giúp lễ cũng qua đó mà vui lây. Chả vậy, sau những lần cho rước lễ xong, phần rượu còn dư thì cậu bé rung chuông luôn được diễm phúc "dốc cao ly này". Có lẽ vì thế việc rung chuông còn được các giáo đường VN duy trì đến hôm nay. |
Trantrungtruc |
Posted - 02/07/08 : 19:38 quote: Originally posted by chilienba Còn dzụ :" tại sao chuông còn rung khi dâng bánh rượu ỏ Vietnam? thì mình cũng nghĩ là đễ đánh thức các cụ đang ngủ gục trong giờ dâng lễ ! Đúng chưa ?
clb
Lại ... Lạc Long Nữ nữa rồi chị Liên ! "khi dâng bánh rượu" đâu có chỗ nào rung chuông ! Chỉ có khi "Dâng Mình và Máu Thánh" tức là lúc cha đọc lời Truyền Phép cho bánh và rượu hóa thành Mình Máu Thánh Chúa . Còn lúc dâng của lễ đâu có nhà thờ nào rung chuông . Đúng là lại đi lễ ... ngủ gật rồi !
Trần Trùng Trục |
LouisLong |
Posted - 02/07/08 : 13:34 quote: Originally posted by chilienba Còn dzụ :" tại sao chuông còn rung khi dâng bánh rượu ỏ Vietnam? thì mình cũng nghĩ là đễ đánh thức các cụ đang ngủ gục trong giờ dâng lễ ! Đúng chưa ?
clb
Biết rồi còn la lớn !!!Bà con đã khéo léo nói tránh đi rồi mà bác còn "thơ ngây" hỏi tới hỏi lui ...coi chừng các cụ mà hay thì nguy to!!!!! |
chilienba |
Posted - 02/07/08 : 12:17 quote: Originally posted by Trantrungtruc
quote: Originally posted by chilienba
Bạn Tấn Đạt ơi,
Tại sao phải nì nằng cho được bài thương khó của thánh Mathew dzậy ? Có gì đặc biệt trong thánh Mathew? mong bạn chia sẽ ?
clb
Chị Chilienba mến,
Sợ chị sẽ trở thành ... Lạc Long Quân nên em xin cắt nghĩa giúp chị một tí nhé . Năm nay là năm A theo chu kỳ của lịch Phụng Vụ . Thường là có năm Ạ, B, C . Năm A thì các bài đọc phúc âm được chọn từ Phúc Âm thánh Matthêu .
Xin trích một đoạn trong trang web này có bài: "Một Giải Thích Phổ Thông về Thánh Lễ" để giúp chị am tường . http://nguoitinhuu.com/phungvu/thanhle_4.html .
"Sách bài đọc được chia thành nhiều phần, mà phần đầu gồm các bài đọc ngày Chúa Nhật. Đặc điểm của phần này là các bài đọc được sắp xếp theo chu kỳ ba năm, và chính yếu là các phúc âm: năm A dựa theo phúc âm Mátthêu, năm B dựa theo phúc âm Máccô, và năm C dựa trên phúc âm Luca. Phúc âm Gioan được dùng trong các Chúa Nhật mùa Chay, trong mùa Phục Sinh, và trong một vài Chúa Nhật thuộc năm B."
Nếu chị có giờ xin chị đọc tiếp cả sách này nhé . Có nhiều chi tiết rất hay về Phụng Vụ sẽ giúp chúng ta đi tham dự Thánh Lễ thật sốt sắng hơn nhiều .
Mình xin đố chị Chiliênba và các bạn nhé !
Tại sao các nhà thờ Việt Nam vẫn còn rung chuông khi Dâng Mình Thánh ? Các nhà thờ ngoại quốc đã bỏ từ lâu rồi ?
Trần Trùng Trục
Bác Ba Tề và các bác ơi,
Ui chà! may nhờ bác Ba Tê nhắc nhở chứ mình quên bẳng mất cái dzụ phụng vụ A B C rồi! Nhưng nếu tớ có lạc ...thì cả thiên đàng sẽ vui mừng khi tớ quay trở lại ....Chúa Giêsu đã chẳng dạy chúng ta ? " Người chủ chiên sẽ bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc đó ư?"
Còn dzụ :" tại sao chuông còn rung khi dâng bánh rượu ỏ Vietnam? thì mình cũng nghĩ là đễ đánh thức các cụ đang ngủ gục trong giờ dâng lễ ! Đúng chưa ?
clb |
Trantrungtruc |
Posted - 02/06/08 : 21:26 Vâng, đó là chuyện ngày xưa khi cha làm lễ bằng tiếng La Tinh và quay lên . Khi dâng Mình Thánh, để nhắc nhở mọi người biết đây là giây phút quan trọng thì khi nghe tiếng chuông mà nhìn lên bàn thờ . Nhưng bây giờ cha làm lễ quay xuống, mọi động tác và cử chỉ của cha đều thấy rõ tỏ tường, chắc không cần phải nhắc nữa, trừ đánh thức những người đang ... ngủ gục .
Nhà thờ Mỹ đã bỏ rung chuông . Nhà thờ VN vẫn còn . Tại sao ? Hay còn có lý do gì khác ?
Trần Trùng Trục |
myhoang |
Posted - 02/06/08 : 12:23 Các cụ ở VN ta vẫn còn có thói quen lần hạt hoặc đọc kinh trong khi tham dự thánh lễ, nên khi dâng Mình Máu Thánh Chúa lên thì rung chuông để nhắc nhở: "Chúng ta hãy cầm lòng cầm trí mà đón chào thờ lạy Chúa Giêsu, chúng ta hãy giục lòng tin Chúa Giêsu đang ngự trên bàn thờ" |
Trantrungtruc |
Posted - 02/06/08 : 11:32 quote: Originally posted by chilienba
Bạn Tấn Đạt ơi,
Tại sao phải nì nằng cho được bài thương khó của thánh Mathew dzậy ? Có gì đặc biệt trong thánh Mathew? mong bạn chia sẽ ?
clb
Chị Chilienba mến,
Sợ chị sẽ trở thành ... Lạc Long Quân nên em xin cắt nghĩa giúp chị một tí nhé . Năm nay là năm A theo chu kỳ của lịch Phụng Vụ . Thường là có năm Ạ, B, C . Năm A thì các bài đọc phúc âm được chọn từ Phúc Âm thánh Matthêu .
Xin trích một đoạn trong trang web này có bài: "Một Giải Thích Phổ Thông về Thánh Lễ" để giúp chị am tường . http://nguoitinhuu.com/phungvu/thanhle_4.html .
"Sách bài đọc được chia thành nhiều phần, mà phần đầu gồm các bài đọc ngày Chúa Nhật. Đặc điểm của phần này là các bài đọc được sắp xếp theo chu kỳ ba năm, và chính yếu là các phúc âm: năm A dựa theo phúc âm Mátthêu, năm B dựa theo phúc âm Máccô, và năm C dựa trên phúc âm Luca. Phúc âm Gioan được dùng trong các Chúa Nhật mùa Chay, trong mùa Phục Sinh, và trong một vài Chúa Nhật thuộc năm B."
Nếu chị có giờ xin chị đọc tiếp cả sách này nhé . Có nhiều chi tiết rất hay về Phụng Vụ sẽ giúp chúng ta đi tham dự Thánh Lễ thật sốt sắng hơn nhiều .
Mình xin đố chị Chiliênba và các bạn nhé !
Tại sao các nhà thờ Việt Nam vẫn còn rung chuông khi Dâng Mình Thánh ? Các nhà thờ ngoại quốc đã bỏ từ lâu rồi ?
Trần Trùng Trục |
Hải Đăng |
Posted - 02/06/08 : 10:07 quote: Originally posted by saodem7
Vậy Nam, hoạc các ban nào khác, có bài thương khó theo Thánh Matthêu cho mình xin với được không? vutandat
Chào bạn , Anh Trần Đại Phước đã gởi bài này theo yêu cầu của bạn rồi đó , bạn hãy vào xem : http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3212
SỐNG YÊU THƯƠNG & PHỤC VỤ
Hải Đăng |
chilienba |
Posted - 02/06/08 : 09:56
quote: Originally posted by saodem7
quote: Originally posted by nam
Em xin post Bài Thương Khó Theo Thánh Luca do nhạc sĩ Bạch Quỳnh (Bạch Hồng Hải) lo phần thánh nhạc tại GP. Nha Trang gửi dạng PDF. Các anh chị căn cứ theo tài liệu này nhé!
Download Attachment: Bai thuong kho Thanh Luca.pdf 343.9 KB
Vậy Nam, hoạc các ban nào khác, có bài thương khó theo Thánh Matthêu cho mình xin với được không?
vutandat
Bạn Tấn Đạt ơi,
Tại sao phải nì nằng cho được bài thương khó của thánh Mathew dzậy ? Có gì đặc biệt trong thánh Mathew? mong bạn chia sẽ ?
clb
|
saodem7 |
Posted - 02/06/08 : 09:10 quote: Originally posted by nam
Em xin post Bài Thương Khó Theo Thánh Luca do nhạc sĩ Bạch Quỳnh (Bạch Hồng Hải) lo phần thánh nhạc tại GP. Nha Trang gửi dạng PDF. Các anh chị căn cứ theo tài liệu này nhé!
Download Attachment: Bai thuong kho Thanh Luca.pdf 343.9 KB
Vậy Nam, hoạc các ban nào khác, có bài thương khó theo Thánh Matthêu cho mình xin với được không?
vutandat |
nam |
Posted - 03/20/07 : 20:04 Em xin post Bài Thương Khó Theo Thánh Luca do nhạc sĩ Bạch Quỳnh (Bạch Hồng Hải) lo phần thánh nhạc tại GP. Nha Trang gửi dạng PDF. Các anh chị căn cứ theo tài liệu này nhé!
Download Attachment: Bai thuong kho Thanh Luca.pdf 343.9 KB |
nam |
Posted - 03/19/07 : 20:17 Em đã liên lạc được trực tiếp với Đức Cha Nguyễn Văn Hòa và được ngài giải thích như sau:
1. Trước cuộc cải tổ về bản kinh phụng vụ thì chỉ có 2 Bài Thương Khó mà ngài viết là theo Thánh Gioan và Matthêu năm 1970. Sau này nhiều người dựa theo cung passio của 2 bài trên và đã soạn tương tự cho Thánh Luca và Maccô, nhưng vì một số chỗ soạn chưa được cẩn trọng nên bị lỗi á thanh.
2. Sau này tức là năm 2003 thì ngài có khởi công soạn luôn cho 2 Thánh Luca và Maccô, nhưng vì trước đây đã có sẵn hai bài này nên một số người tự ý thay đổi nốt nên xảy ra vấn đề lẫn lộn chẳng biết bài nào ra bài nào.
Đồng thời em cũng hỏi ngài về vụ nếu thấy chỗ nào bị á thanh mà tự ý sửa cho đúng hơn thì ngài thấy sao? Ngài cho phép và cũng đồng ý chúng ta ghi chú đã sửa chỗ nào.
Ngài sẽ nhờ cha chịu trách thánh nhạc tại GP Nha Trang gửi luôn 4 Bài Thương Khó để em post lên tài liệu chính xác của ngài. Khi nào nhận được em sẽ post lên chia sẻ với các anh chị nhé! |
nam |
Posted - 03/16/07 : 21:39 Em xin post thêm Bài Thương Khó theo Thánh Gioan trước đây đã chép layout nhưng chưa được vừa ý cho lắm, nên hôm nay đã sửa lại cho nghiêm chỉnh hơn.
www.dinh.dk/pdf/baithuongkhoGioan.pdf www.dinh.dk/scorch/baithuongkhoGioan.htm
Anh Hoàng Viết Hùng update giùm em bài này trong phần bài hát của catruong.com nhé!
Em đang tìm cách liên lạc trực tiếp với Đức Cha Hòa để hỏi cho tỏ tường về tác giả Bài Thương Khó theo Thánh Luca |
Micae |
Posted - 03/16/07 : 20:19 Hi hi, bác Louis A-len-đờ Long chắc đang vội chuyện gì nên gõ nhầm chữ rồi kìa! Trên trời, chắc hai vị thánh sử đang cười khúc khích vì bác Long dám viết lộn tên Marco (hay Mác-cô) thành... "Ma-cô" và Gioan thành "Gian"! Bác lo vô sửa cho mau kẻo mai mốt thánh Phê-rô bắt bác ngồi ngoài cửa chép phạt một ngàn lần tên các vị tông đồ rồi mới cho bác vào thiên đàng đó nghen!
quote: Originally posted by nam Vấn đề của chị myhoang đưa ra em nghĩ một cách thực tế và đúng nhất là mình nên liên lạc với chính tác giả, chứ nếu mình tự ý sửa cho dù có ghi chú rồi ai cũng nghi mình tự sửa được cuối cùng nó rùm beng lên chưa chác tác giả đã hài lòng, mặc dù chúng ta biết nốt đó không đúng dấu giọng và nghe ngứa tai . Nên cá nhân em nghĩ mình nên liên lạc với tác giả hay hơn các anh chị nghĩ sao?!
Đúng vậy! Đúng vậy bác Năm Đinh ơi! Hi hi, bây giờ thì chuyện thông tin qua lại dễ dàng hơn xưa rồi, mà nhà cháu vẫn cứ ngỡ như cái thời xa xôi cách trở dạo ấy. Tìm cách liên lạc với tác giả đúng là cách hay nhất và "đẹp" nhất! Hoàn toàn đồng ý với bác Năm!
|
LouisLong |
Posted - 03/16/07 : 18:54 Trong trang http://www.catruong.com/baihat/tuanthanh.htm có 3 bài thương khó (Mác-cô, Gioan, và Gioan 2)được viết bởi DGM Phao-lô Nguyễn Văn Hoà và nét nhạc tương đối giống với bài theo Thánh Luca Điều nữa tôi đã nghe bài này hát vào hồi thập niên 60 ở nhà thờ Chính Toà Đà lạt ( ca đoàn ở nhà thờ này là ca đoàn Seraphim), và Cha Phao-lô Nguyễn văn Hoà là Cha Hiệu Phó Trường Trí Đức (trường này nằm ngay sát cạnh nhà thờ Chính Toà Đàlạt)và cha đã sáng tác bộ lễ Seraphim. Bài thương khó này cũng với ba bài kia phỏng theo cung Passio Latinh, mà có lẽ thời ấy cha Hoà ( bây giờ là Đức Giám Mục) là 1 trong số ít ỏi các vị được tu nghiệp ở Roma về Thánh Nhạc có khuynh hướng sáng tác theo kiểu ấy mà thôi. Tuy nhiên vì không có cuốn sách nhạc nào trong tay có viết tên cụ thể nên tôi không dám chắc 100%. Nhưng tôi nghĩ khả năng là Đức Cha Phao-lô Nguyễn văn Hoà là tác giả ( vì vào thời ấy chỉ có ngài hay sáng tác theo thể loại bình ca cho các bộ lễ và câu đáp trong nhà thờ. LouisLong
(Cám ơn Bác Micae ) |
duysinh |
Posted - 03/16/07 : 17:58 Cám ơn các bác làm nổi bật cặp chữ "Gò Nổng". Theo văn phạm với "Huyền Ngã Nặng", và nhất là nhìn thấy dấu nhạc luyến cao hơn chữ "Gò", nên mình đoán mò là dấu Ngã, mà thật sự là dấu hỏi như các bác đã sưu tầm. Mấy Bác gốc Bắc có bao giờ nói cặp chữ này không vậy? Nếu thật sự là "Nổng" (dấu hỏi) thì dấu nhạc nên thấp hơn chữ "Gò" và luyến từ dưới lên mới "đúng điệu" chứ nhỉ???
Duy Sinh |
ple22 |
Posted - 03/16/07 : 17:35 quote: Originally posted by nam
Vấn đề của chị myhoang đưa ra em nghĩ một cách thực tế và đúng nhất là mình nên liên lạc với chính tác giả, chứ nếu mình tự ý sửa cho dù có ghi chú rồi ai cũng nghi mình tự sửa được cuối cùng nó rùm beng lên chưa chác tác giả đã hài lòng, mặc dù chúng ta biết nốt đó không đúng dấu giọng và nghe ngứa tai . Nên cá nhân em nghĩ mình nên liên lạc với tác giả hay hơn các anh chị nghĩ sao?!
Không biết bác năm có liên lạc trực tiếp với Đức Cha Nguyễn Văn Hòa để verify xem Bài Thương Khó theo Thánh Luca có phải thực sự ngài là tác giả không nhỉ? Theo như message của bác LouisLong thì chỉ nói là: quote: Nếu tôi đoán không lầm thì cúa Đức Cha Nguyễn Văn Hoà (??)
nhưng trong bài của bác năm post lên thấy để tên tác giả là GM. Nguyễn Văn Hòa ????
|
nam |
Posted - 03/16/07 : 16:57 Cám ơn Bác Hải Đăng đã cho anh chị em rõ thêm nguồn gốc thêm về chữ "gò nổng". Em đã update lại đúng với Bác Hải Đăng rồi.
Vấn đề của chị myhoang đưa ra em nghĩ một cách thực tế và đúng nhất là mình nên liên lạc với chính tác giả, chứ nếu mình tự ý sửa cho dù có ghi chú rồi ai cũng nghi mình tự sửa được cuối cùng nó rùm beng lên chưa chác tác giả đã hài lòng, mặc dù chúng ta biết nốt đó không đúng dấu giọng và nghe ngứa tai . Nên cá nhân em nghĩ mình nên liên lạc với tác giả hay hơn các anh chị nghĩ sao?! |
Micae |
Posted - 03/16/07 : 12:11 Nhà cháu cũng đã gặp nhiều lần trong các "sách đạo" chữ GÒ NỔNG (dấu hỏi), nhưng không hiểu rõ nghĩa nó lắm. Cám ơn bác Duy Sinh và bác Hải Đăng đã giúp làm sáng tỏ thêm.
Bác Hải Đăng tìm được tài liệu ở đâu hay quá ! Có những chữ nhà cháu mới được nghe lần đầu đấy. Còn "THỔ MỘ" và "LÂM TẨU" thì đã gặp khá nhiều lần mà nhà cháu chỉ hiểu mơ hồ thôi, nay thì rất rõ rồi ! Cám ơn bác !
quote: Originally posted by myhoang ** Nếu nhận thấy tài liệu có chổ mình nghĩ là không đúng thì có nên sửa lại không, xin anh chị em cho biết ý kiến.
Hi hi, sư tử (ủa lộn, sư tỷ) Mỹ Hoàng: theo tiểu đệ thì nên sửa lắm chứ, nhưng cần ghi chú thêm vào ngay dưới đó cho những người xem sau được "rộng đường dư luận". Kho tàng Thánh ca của chúng ta có người nói lên đến cả trăm nghìn bài, nhưng đệ không ít lần gặp thấy các bài có nhiều dị bản khác nhau, có khi khác chi tiết này chi tiết nọ, có khi cùng một bài mà mỗi bản lại ghi tên tác giả khác nhau nữa. Sự thể thế này chắc là do hoàn cảnh lịch sử (ly tán) đặc biệt của Việt Nam thời gian qua. Đệ nghĩ nếu mỗi phiên bản được chép lại, người sưu tầm đều ghi chú thêm nhận xét của riêng mình về những chi tiết hồ nghi thì rất có lợi cho người sau.
|
Hải Đăng |
Posted - 03/16/07 : 11:32 Có lẽ là Gò nổng ( dấu hỏi ) .
..... Có những loại hạng ruộng đất có thể dịch nôm mà không gây ngộ nhận, như : Thảo điền : ruộng cỏ, ruộng thấp hay ruộng sâu. Sơn điền : ruộng núi, ruộng gò hay ruộng cao. Diêm điền : ruộng muối. Tang căn thổ : đất trồng dâu ( nuôi tằm). Giá thổ : đất trồng mía (làm đường). Phù viên thổ : đất vườn trồng trầu không. Viên lang thổ : đất vườn trồng cau. Vu đậu thổ : đất trồng khoai đậu. Ba tiêu thổ : đất trồng chuối. Thanh trúc thổ : đất trồng tre nứa. Da diệp thổ : đất trồng dừa lá. Viên tiêu thổ : đất vườn trồng tiêu. Thổ trạch : đất vừa để ở vừa để trồng trọt linh tinh. Dân cư thổ đất để nhân dân ở (chỉ có vườn cảnh nhỏ). Mộ địa hay thổ mộ : đất nghĩa trang. Lâm tẩu : rừng chằm, bưng chằm, rừng sát. Lâm lộc : rừng già gần chân núi đồi. Thổ phụ : đất gò nổng.
2007 SỐNG YÊU THƯƠNG & PHỤC VỤ
Hải Đăng |
PhaoloMaria |
Posted - 03/16/07 : 11:00 Xin mời quí anh chị xem Tin Mừng Thánh Luca http://thanhlinh.net/thanhkinh/Luca/Chuong23.htm Chương 23, câu 30 trong phần "Trên đường lên núi Sọ (Mt 27: 32; Mc 15: 21)"
hoặc http://vietcatholic.net/Liturgy/Pages/BibleSearchResultNotFrame.aspx?code=g%C3%B2&book=49
hoặc http://www.tntt.org/thieunhi/chiase/chitiet.asp?wID=MC06C chương 23, câu 30
quote: Originally posted by duysinh
Ở Miền Trung thì có chữ "Gò Nỗng" tức là những đồi thấp và nhọn (Gò) và đồi thấp rộng (Nỗng). Năm và Mỹ Hoàng xem lại dấu nhạc coi có đúng chữ "Nỗng" ở dấu Ngã không? Anh Sinh xem lại (trang 10 bản pdf) thì thấy chữ này có 2 nốt luyến Fa Mi, và anh đoán chắc là chữ "Nỗng" đó, vì nếu chữ "Nông" thì sẽ không cần luyến.
Duy Sinh
|
myhoang |
Posted - 03/16/07 : 10:43 Lại học thêm được một từ tuy cũ nhưng lại mới, cám ơn anh DuySinh về chữ "GÒ NỖNG"
@ Nam - Bài Thương Khó thuộc dạng bình ca, kể chuyện, nên note nhạc phải tùy thuộc vào thanh của chữ đó - chữ thượng = trầm khứ thanh không thể nào cùng cao độ với chữ TẾ = phù khứ thanh. myhoang nghĩ đó là lỗi typo trong bản scan
** Nếu nhận thấy tài liệu có chổ mình nghĩ là không đúng thì có nên sửa lại không, xin anh chị em cho biết ý kiến. |
duysinh |
Posted - 03/16/07 : 09:53 Ở Miền Trung thì có chữ "Gò Nỗng" tức là những đồi thấp và nhọn (Gò) và đồi thấp rộng (Nỗng). Năm và Mỹ Hoàng xem lại dấu nhạc coi có đúng chữ "Nỗng" ở dấu Ngã không? Anh Sinh xem lại (trang 10 bản pdf) thì thấy chữ này có 2 nốt luyến Fa Mi, và anh đoán chắc là chữ "Nỗng" đó, vì nếu chữ "Nông" thì sẽ không cần luyến.
Duy Sinh |
nam |
Posted - 03/16/07 : 07:06 Em đã update lại rồi đó chị myhoang. Em tra tự điển không có chữ "gò nông" nên thấy có thể mắt mình không tự tin sợ chép sai hihiihhiih... có lẽ từ này là từ ghép nên mới tra không thấy.
Chị myhoang nói về nốt C của chứ "thượng" em cũng nhìn thấy chứ "sĩ" kế tiếp là nốt A mà nếu là nốt C thì chuẩn hơn và đúng hơn về mặt dấu tiếng Việt. Nhưng tác giả đã viết vậy thì chép vậy hihiihhihi... |
myhoang |
Posted - 03/15/07 : 22:27 Nam ơi, Câu trên có nghĩa như thế nầy: Núi non hãy đổ xuống đè chúng tôi, và các gò nông (đồi thấp) hãy che lấp chúng tôi. Hết thắc mắc chưa?
Trang 8 dòng 10: Trong khi ấy các thượng tế và luật sĩ....trong bản scan ghi chữ thượng là note DO (C) nhờ Nam sửa lại note LA (A) mới đúng. ** cho tempo nhanh hơn chút đi Nam, chậm quá đứng mỏi chân chết. |
nam |
Posted - 03/15/07 : 21:49 Xin post chia sẻ với quý anh chị Bài Thương Khó Thánh Luca đã được chép lại cho rõ ràng hơn. Có một chỗ về ca từ vì lem nhem nên em không thấy rõ 2 chữ ở trang 11 tài liệu chị myhoang post đó là 2 chữ ở dòng đầu tiên trang 11: ... để chúng tôi và nói với các "gò nông???" rằng:....
Xin quý anh chị nào sáng mắt giúp em đính chính với nhá!
http://www.dinh.dk/pdf/baithuongkhoLuca.pdf http://www.dinh.dk/scorch/baithuongkhoLuca.htm |
LouisLong |
Posted - 03/14/07 : 22:16 Nếu tôi đoán không lầm thì cúa Đức Cha Nguyễn Văn Hoà (??) |
nam |
Posted - 03/14/07 : 21:51 Có anh chị em nào biết bài Thương Khó theo Thánh Luca của tác giả nào không ạ? |
frankphuong |
Posted - 03/14/07 : 20:45 Cam on MyHoang nhieu
Chung toi da reinstall Acrobat lai va da doc duoc va da in ra. |