Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Lễ Hôn Phối
 Bài Hát Đám Cưới

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
Linda Posted - 08/17/04 : 22:59
Xin chào mọi người,
Linda đang làm lại sách hát đám cưới cho ca đoàn và soạn bài hát theo trình tự bài hát trong giờ lễ đám cưới . Linda đang phân vân là những bài hát dưới đây sẽ hát vào lúc nào (Nhập lễ,Thắp nến, Dâng lễ, Hiệp lễ, Đức Mẹ, hay Kết lễ) trong lễ đám cưới .
1. Bài "Tân Hôn" (Tình yêu như mây hồng giăng bay trong mầu nắng . Tình yêu như cành tươi trổ bông mùa xuân mới ...)
2. Bài "Xin Khấn Nguyện" (Xin khấn nguyện chung tình thương yêu ...)
3. Bài "Chung kết trầu cau" (Ngày xưa khi Chúa dựng nên đất trời ...)
4. Bài "Kinh cầu tình yêu" (Quỳ đây tay trao trong tay giây phút vui này một ngày và nghe tim rung theo tim ...)
5. Bài "Lời cầu của Mẹ" (Tại tiệc cưới Cana xứ Galilêa, khi đã hêt rượu mời, Mẹ cầu xin Chúa dủ thương ...)

Ai biết xin chỉ giùm . Cám ơn

Linda

10   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
mh Posted - 11/22/06 : 06:05
quote:
Originally posted by hai_nguyenle
TB.Bạn MH ,Mình đang sữ dụng IE7,không thấy trở ngại gì,bản Window của MH thế nao?

Cám ơn anh Hai_nguyenle, bản Window của MH là bản "thiệt", nhưng mà chắc không phải tại Window đâu, vì mấy website khác vẫn chạy IE7 bình thường, chỉ có bị trục trặc mỗi khi vào forum catruong thôi hà sao kỳ quá, chẳng lẽ bây giờ downgrade xuống IE6 trở lại hu hu hu
hai_nguyenle Posted - 11/14/06 : 09:49
Chào Micae,không ngờ chỉ có bài hát được post lên từ thưở xa xưa mà bây giờ lại phát triển đến phụng vụ,mà còn sâu xa nữa chắc có lẽ từ trong này tôi học được rất là nhiều thứ,trong khi đó từ rất lâu mình không được ai dạy cho,cám ơn tất cả các ban.Bác TTT hay quá,nhưng nhất thời minh không nhớ hết nỗi đâu,À,có diều này mình muốn hỏi mọi ngươi,ca đoàn ở đây thiếu người đệm đàn,minh có dạy đươc mấy đứa đan organ,trẻ nhỏ không thôi,Nhưng không biết làm sao để đệm đàn cho hay và đúng,trong khi đó thì minh không biết ở đâu cò sách soạn sẵn phần đệm dể dạy bọn nó,minh thì cũng không biết phải soạn làm sao,có ai cò thể giúp mình không vậy,hay chỉ cho mình sách nào hay phần mềm nào giúp phối khí cũng đươc.Bất kỳ cách nào miển là mình áp ụng cho ca đoàn là đươc.Cám ơn trước nhạ
TB.Bạn MH ,Mình đang sữ dụng IE7,không thấy trở ngại gì,bản Window của MH thế nao? Mình nói thật nhé,mình cài bãn Win lụi đó,nhưng có key tốt nên update IE7,WMP 11,và cả Window defender cũng được,khi update thì MS cũng có kiểm tra .Không biết mình làm vậy có đúng hay không nhưng cũng chẳng làm sao khác hơn đươc.VN ma.....
mh Posted - 11/14/06 : 06:25
quote:
Originally posted by Trantrungtruc
Cứ như là chuyện tình phim bộ Hồng Kông vậy.



Sorry anh Micae, mấy hôm nay chưa có hồi âm để cám ơn phần trả lời của anh (tại vì đang bị hmmmm ... phim bộ Hồng Kông nó hành - giờ lên đây đọc thấy có người nhắc đến phim HK mà thấy hơi giật mình!)

Có mấy người "cứu bồ" rồi, vậy chắc anh vui rồi ha. Rất cám ơn những lời chia sẻ chân tình của anh. Và 2 anh HaiNL & TTT nữa. Nhiều lúc MH cảm thấy như đang lội ngược dòng nước, nhưng đọc bài viết của các anh thì thêm được một chút can đảm để tiếp tục ...

Thôi vắn tắt mấy hàng thôi nha, MH phải đi luyện chưởng tiếp đây

Cheers,

Mỹ Hạnh

TB. Có ai ở đây đang dùng IE7 không? có bị trục trặc gì không? MH mới rinh IE7 về chưa được bao lâu, mà rồi từ đó thì cứ hay bị cái error "Internet Explorer cannot display the webpage" hoài, mấy website khác thì lại không sao hết, ức nhất là mỗi lần viết xong xuôi hết tới lúc sắp post lên thì lại bị error, phải type lại từ đầu
Micae Posted - 11/14/06 : 02:45
Bác Hai_NguyenLe: Cám ơn những lời chia sẻ của bác. Thú thực là tớ có cảm tình đặc biệt với những ai... "mời theo đạo" như bác, tức là những người chọn tin theo Đức Giêsu khi tuổi đã trưởng thành. Tớ thường thấy những người như bác: không theo đạo thì thôi, nhưng đã theo rồi, thì lắm lúc lại là tấm gương sáng cho những người "đạo gốc" như tớ. Chân thành mến chúc bác ngày càng gần gũi với Thầy Giêsu và Hội Thánh của Thầy hơn nữa! "Ông Thầy" của chúng mình thật là tuyệt, phải không bác ơi?!

Ha ha, bác Trần... Trùi Trụi quả là có tài... "nói có sách mách có chứng"! Bác có theo nghề luật sư không đấy, hi hi, nếu có thì cho tớ xin địa chỉ, mai mốt có chuyện kiện tụng gì thì thế nào tớ cũng tìm đến bác!
Rất cám ơn bác đã... cứu bồ!
Trantrungtruc Posted - 11/13/06 : 21:02
Các bạn mến,

Để nhảy vô “cứu bồ” cho bạn Micae là phải “nói có sách, mách có chứng “, tôi xin đưa ra những văn kiện, hay Huấn thị của Giáo Hội nói về cách thức chọn (hay sáng tác) bài hát trong Thánh Lễ nói chung như sau:

1) Trong Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ ngày 13.9.1958 ( Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy Sacred Congregation for Rites - September 3, 1958
http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.htm ) , phần số 5 viết:“Thận trọng chọn các bài hát trong lễ cho phù hợp với ngày lễ và các phần đoạn trong lễ. Muốn thế, cần phải dành nhiều thời giờ để soạn”. Ví dụ, mỗi ngày lễ đều có phần ca nhập lễ; do đó, bài hát nhập lễ phải hợp với lời của ca nhập lễ trong sách lễ Rô-ma theo ngày.

Điều này mình đồng ‎y' với bạn Micae đã viết rằng: “Vậy nên, bất cứ hát lễ gì đi nữa (Đức Mẹ hay Chư Thánh, đám cưới hay đám ma...), Ca đoàn cần phải "nghiên cứu" kỹ các Bài Đọc, bài Đáp Ca và đặc biệt là bài Tin Mừng. Nhờ đọc trước các bài dọc, mình mới hiều ra "chủ đề chính" hay là "ý hướng chủ đạo" của Thánh lễ hôm đó. Nếu có cuốn Sách Lễ Giáo Dân thì chúng ta càng dễ chọn bài hát. Vì cuốn Sách Lễ Giáo Dân, (do Tòa Thánh ban hành) đã dọn sẵn cho chúng ta không những bài Đáp Ca, mà cả Ca Nhập Lễ, Dâng Lễ và Hiệp Lễ nữa. “

2) Thông cáo số 3 năm 94 của Ban Thánh Nhạc thuộc HĐGMVN về Hướng Dẫn Sáng Tác và Sử Dụng các Bài Hát Trong Thánh Lễ đã đưa ra một số những quy luật cụ thể để sáng tác và chọn bài hát trong Thánh Lễ. Tôi xin trích nguyên văn một số những điểm đáng lưu ‎y' sau:

“Trước tiên, nên nhớ rằng: trong khi sáng tác hoặc xử dụng các bài hát trong thánh lễ, cần phân biệt:

a) Bản văn cố định: Với các bản văn thuộc nghi thức thánh lễ như: các lời cầu nguyện của chủ tế, bộ lễ, các lời tung hô, các lời đối đáp giữa Linh Mục hoặc Phó Tế với cộng đồng, kinh Tiền Tụng, kinh Nguyện Thánh Thể, kinh Lạy Cha... phải theo sát bản văn đã được HĐGM chuẩn nhận và được Tòa Thánh châu phê, in trong sách lễ Rôma: không được thay đổi vì bất cứ lý do gì.

b) Bản văn được thích ứng: Những bản văn khác như: ca nhập lễ, ca dâng lễ, ca hiệp lễ "được thích ứng khi phiên dịch sao cho hợp với tinh thần của ngôn ngữ và đòi hỏi của sáng tác" (thư trả lời của TGM Gérard M. Agnelo, thư ký Thánh Bộ Phượng Tự gửi ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hoà, GM Nha Trang, phụ trách Thánh Nhạc HĐGMVN ngày 8.2.94)
Ngoài ra, còn được thay thế các bài hát này bằng các bài hát khác đã được HĐGM chuẩn nhận vào việc này.

Các bản văn được thích ứng khi phiên dịch:

a) Ca nhập lễ: có thể:
1. Phổ nhạc theo bản văn (được thích nghi) in trong sách lễ Rôma. Nhưng đó mới là điệp khúc. Khi dệt nhạc, phải thêm một số câu Thánh vịnh đã được chỉ định (thường cùng Thánh vịnh với điệp khúc) để dùng như phiên khúc.
2. Chọn bài hát trong các sách đã được Giáo quyền chuẩn nhận (Imprimatur) để thay thế như:
- bài cùng Thánh vịnh với ca nhập lễ, in trong sách lễ.
- bài hợp với mùa Phụng vụ.
- bài hợp với tác động Phụng vụ (thí dụ: tiến lên bàn thờ...)
- bài hợp với ngày lễ (Huấn thị về Thánh nhạc trong Phụng Vụ, số 32)

b) Đáp ca:
Đáp ca có tầm quan trọng đặc biệt. Chiếu theo bản chất, bài hát này thuộc thành phần Phụng Vụ Lời Chúa, vì vậy:
1. Thường nên lấy ở sách bài đọc vì mỗi bản văn Thánh vịnh đều liên quan trực tiếp đọc (Quy chế tổng quát sách lễ Rôma, số 36). Do đó:
- không dùng những bài hát không phải là bản văn Thánh Kinh để thay thế đáp ca.
- khi dệt nhạc, các nhạc sĩ được thay đổi ngôn từ để tạo nét nhạc hoàn mỹ. Cố gắng viết câu đáp đơn sơ, dễ hát vì đây là câu hát của cộng đoàn.
2. Quy chế tổng quát (QCTQ) trong sách lễ Rôma cũng cho phép:
- để dân chúng có thể hát Thánh vịnh đáp ca dễ dàng, một số bản văn đáp ca và Thánh vịnh đã được lựa chọn cho từng mùa trong năm hoặc cho từng loại lễ, để mỗi khi hát đáp ca, có thể dùng các bản văn này thay cho bản văn hợp với bài đọc liên hệ. Sách Lectionarium, cuốn I, trang 861-874 có liệt kê các bản văn và các Thánh Vịnh đó. .....

c) Ca dâng lễ: Hát khi rước lễ vật lên bàn thờ. Ca dâng lễ, vì nếu không hát thì bỏ luôn, nên không in trong sách lễ Rôma.
Khi chủ tế dâng bánh và rượu, nên hát đối đáp giữa chủ tế và cộng đoàn theo bản văn qui định.
Tập quán thay ca dâng lễ bằng những bài hát có ý nghĩa "dâng bánh rượu, dâng hồn xác lên Chúa" vẫn có thể duy trì vì đang khi ca đoàn hoặc cộng đoàn hát như thế, chủ tế vẫn đọc trọn bản văn theo quy định. Xin nhớ: chỉ hát những bài đã được Giáo quyền chuẩn nhận cho việc dâng lễ.

d) Ca hiệp lễ: Hát khi linh mục và giáo dân rước Lễ. Cũng như ca nhập lễ, ca hiệp lễ có thể:
1. Theo sách lễ Rôma: bản văn in sẵn dùng làm điệp khúc, viết thêm một số câu Thánh Vịnh đã được chỉ định sẵn (xem Ordo cantus missae) để dùng như phiên khúc.
2. Chọn bài khác thay thế (trong sách đã được Giáo quyền chuẩn nhận):
"Bài hát này không những cần có tính cách kính Thánh Thể mà còn phải phù hợp với phần Thánh Lễ, với ngày lễ hay mùa Phụng vụ" (Huấn thị về Thánh nhạc trong Phụng Vụ số 36).
Nên chú ý đến mục đích của ca hiệp lễ là "diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ khi họ đồng thanh ca hát, đồng thời biểu lộ niềm vui trong tâm hồn và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa có tính cách huynh đệ hơn" (QCTQ sách lễ Rôma, số 56 i).”
(Trích Thông Cáo Số 3, ngày 24 tháng 9 năm 1994 do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang Đặc Trách Thánh Nhạc HĐGM Việt Nam ban hành. Bạn có thể đọc thông cáo này ở http://www.phamduchuyen.com/main.html).

Sau Công Đồng Vaticano II, Giáo Hội không những đã tôn trọng những đặc tính riêng biệt của mọi ngôn ngữ, mà còn khuyến khích phát triển truyền thống âm nhạc riêng của các dân tộc mình trong Phụng Vụ. Tuy nhiên chuyện “ta về ta tắm ao ta” không phải là dễ, nhất là khi nói đến những dịp lễ rất Truyền Thống Dân Tộc như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, hoặc Ma Chay, Đám Cưới, ...

Giáo Hội đã ủy quyền hoàn toàn cho các vị có Thẩm Quyền ở Địa Phương hướng dẫn. Có nhiều ước vọng đã đề nghị để phát hành những Tuyển Tập Thánh Ca Chung có nội dung và hình thức rõ ràng để những người “phàm” như chúng ta có thể biết những bài hát nào được hát, và hát khi nào trong Thánh Lễ. Nhưng đó cũng chỉ là những ước vọng thôi .

Vậy cứ theo như Thông Cáo số ba bên trên, thì để chọn lựa cho bài hát đám cưới, bạn chỉ còn có ...hai bài là được hát "tự do" theo ngày lễ, đó là Nhập Lễ và Kết Lễ . Bài nhập lễ thì ta đã thấy ở trên . Bài kết lễ thì theo truyền thống, đôi tân hôn thường đến dâng mình cho Đức Mẹ . Tôi đã thấy có ca đoàn (hay là cô dâu chú rể yêu cầu), bắt chước phong tục của Mỹ, hát bài Ave Maria của Schubert, lời Việt của Phạm Duy, trong đó có câu: "Ðoàn con xin Mẹ âu yếm nối cho lành duyên" rất là ngon lành . Vừa mới làm phép cưới xong, chưa kịp k‎y'‎ giấy tờ, đã xin Mẹ "Hãy ban cho hương đời tan vỡ trong ngày qua và đưa tới nơi mơ hồ" . Cứ như là chuyện tình phim bộ Hồng Kông vậy.


Trần Trùng Trục
hai_nguyenle Posted - 11/13/06 : 06:32
Chào bạn Micae,dĩ nhiên la minh hơi bị hố một chút,nhưng có sao đâu, biết đâu nhớ vậy mà một số anh chị em đang làm ca trưởng hoặc sắp làm ca trưởng sẽ rut...kinh nghiệm,bạn biết sao khổng ? Đâu phải ca trưởng nào cũng là dân trường lớp đẩuNhư mình chẳng hạn,dân mới theo đạo,tự nhiên vô làm ca trưởng,tập hát thì được,xướng âm cũng tốt,nhưng có biết gì về phụng vụ đâu,vậy ma mình làm ca trương cả năm cứ tập hát theo nhã hứng không,lật sách ra cứ chọn theo nhập lễ ,dâng lễ va..cho tới khi cha sở kêu vô nói chuyện mới hiệuTừ đó về sau thì không mắc sai lầm đó nữa,mà có khi lại tốt hơn nữa chự tuần nào cung đọc phúc âm,bài đọc kỹ càng hơn,có khi thuộc lòng kinh thánh nữa đó,trước đây thì cũng có đọc phúc âm,nhưng đọc qua loa thôi,bây giờ thì đọc má cón nghiên cứu kỹ lưỡng nũa,cho nên dần dần mình cảm thấy thích đọc lời chúa .ha ha sạo một chút thôi,chào bạn Micae nhẹ
Micae Posted - 11/12/06 : 02:43
Mỹ Hạnh mến,

Tớ phải cám ơn vì bạn đã hỏi câu hỏi trên đó chứ, phiền sao được mà phiền? Tớ xin cố gắng trình bày rõ hơn chút lý do mà tớ phải cám ơn bạn, nhé:

- Hì hì, tự nhiên hôm qua đến nay tớ cảm thấy chột dạ, cảm thấy có gì đó làm mình không dám hồn nhiên thoải mái chia sẻ những gì mình cảm mình nghĩ với diễn đàn nữa. Tớ tự hỏi không biết mình có phạm sai lầm gì không? Hay tại có lẽ tớ chưa dành thời gian đọc hết từ đầu đến cuối tất cả những đề tài mà diễn đàn này đã từng trao đổi, để biết những điều gì là mình nên tránh không nói tới... (Ô, nếu có nhiều thời gian, tớ sẽ cố gắng đọc lại từ đầu).

- Những gì liên quan đến việc "hát thế nào cho đúng Phụng vụ", hoặc "có những bài thánh ca mà ý và lời chưa chính xác (nếu không nói là sai) về mặt Thần học"... đó là những đề tài rất dễ gây tranh cãi, dễ gây bất hòa, thậm chí có thể gây chia rẽ nữa. Điều đó không phải tớ không biết. Hồi còn sinh hoạt ca đoàn ở VN, tớ cũng đã nếm trải rồi, và cũng thường được nghe kể đến những "kinh nghiệm thương đau" như thế ở nơi này nơi khác trong nội bộ Giáo hội rồi. Hi hi, thế mà tính tớ lại hay quên. Biết được forum Thánh ca này thì tớ vui quá, hứng chí chạy vô chia sẻ tùm lum, tràng giang đại hải. Có lẽ tớ đã sai rồi chăng, ở chỗ không thận trọng và cân nhắc lời lẽ cho đủ, khi đụng đến những đề tài nhạy cảm như thế?

- Tớ cám ơn Mỹ Hạnh, cũng như đã cám ơn bác HungLan ở topic bên kia, vì những phản hồi và câu hỏi của các bác sẽ giúp tớ tự phản tỉnh để nhìn rõ chính mình hơn. Mỹ Hạnh đã hỏi, thì tớ xin thành thực trả lời thế này, (không hề hàm ý khoe khoang hay chứng tỏ mình gì gì hết):

Tớ càm thấy tớ đã may mắn vì trước đây được phục vụ ca đoàn ở họ đạo Mai Khôi, đường Tú Xương, Sài Gòn, là nơi gần như là "trụ sở làm việc" của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Nhóm này theo tớ biết, được đức TGM Nguyễn Văn Bình thành lập từ trước 1975, gui tụ một số đông các giáo sư Kinh Thánh, Thần học và Phụng vụ của Giáo hội VN, với mục tiêu cấp bách là phiên dịch Kinh Thánh và các văn bản Phụng vụ.

Chính vì sứ mạng của Nhóm như vậy, nên các ca đoàn ở Mai Khôi rất thường xuyên được các cha (đặc biệt là các cha trong Nhóm PDPVCGK) hướng dẫn, nhắc nhở và cho "thực tập" về Kinh Thánh, Thần học và nhất là về Phụng vụ.

Hồi đó bọn tớ còn trẻ, rảnh rỗi, nên cũng hăng hái lắm. Bọn tớ thích thú rù nhau thành những nhóm nhỏ và xin các cha giảng dạy kỹ lưỡng cho một đề tài nào đó. Thời buổi lúc đó, việc học nhóm như thế vừa khó khăn vừa có phần "nguy hiểm". Thường khi, "buổi học" cũng chính là giờ thánh lễ (ngày thường) trong nhà thờ. Sau khi giảng lễ xong, các cha lại tiếp tục giảng về các đề tài chuyên biệt, mội ngày một chút, tuần này qua tháng nọ... Ngồi bên dưới dự lễ mà nhiều người cầm sẵn giấy bút ghi chép, có bạn còn mang cả máy ghi âm nữa... Thương các cha không quản công sức, dạy dỗ rất tận tình, bọn tớ càng hết sức cố gắng chăm chỉ học.

Giờ nhớ lại mà biết ơn các cha quá. Cha Nguyễn Huy Lịch với khóa "Lịch sử các Công Đồng và cách riêng Vaticanô II". Cha Thiện Cẩm với các "cours" Kinh Thánh và Thần Học. Cha Mai Văn Hùng, cha Nguyễn Văn Hòa, cha Đỗ Xuân Quế và cha Hoàng Đắc Ánh rất thường lồng những "khoá giảng" vào trong các thánh lễ ngày thường. Dạy rất kỹ lưỡng về Phụng Vụ cho bọn tớ là cha Trần Phúc Nhân, người (nếu tớ nhớ không lầm là vào năm 2000) đã được Đức Giáo Hoàng mời làm việc cho "Bộ Kỷ Luật Phụng Tự" của Tòa Thánh...

Mỹ Hạnh và các bác trong diễn đàn mến. Hoàn toàn tớ không dám khoe khoang gì hết khi kể những chuyện trên. Trái lại là khác, tớ rất áy náy vì mình nhận được nhiều từ Chúa, từ Giáo hội, mà cả cuộc đời mình từ đó cho tới nay cứ là hời hợt và biếng nhác, chẳng chịu cố sức đóng góp hay phục vụ gì cộng đoàn để đền ơn. Nhiều lúc ngồi nhớ lại các "thầy" của mình năm xưa mà mắc cỡ hết sức!

Giờ xin nói riêng về Phụng vụ: Tớ biết nhiều người cho rằng những qui định hay những "kỷ luật" của Phụng Vụ là cái gì đó gò bó, cứng nhắc, máy móc, là không thoải mái, là bóp nghẹt cái "hồn" nghệ thuật của nhiều bài thánh ca (hay của các nhạc sĩ thánh ca, các ca đoàn) v.v...

Nhưng, nếu tớ được phép chia sẻ, tớ xin nói lên cảm nghiệm của tớ rằng nghĩ như trên là không đúng đâu! Tớ tin là phải nói ngược lai mới đúng! Phụng Vụ của Giáo hội Công giáo mình là hết sức tuyệt vời, các bác ạ! Hết sức tuyệt vời! Đó là kinh nghiệm cả ngàn năm của biết bao thế hệ tín hữu; là một "kho tàng" thật sự mà không chỉ những kẻ tin mà thôi, cả thế giới nữa, có thể múc ra từ đó biết bao "càm hứng", biết bao rung động tự đáy hồn, biết bao giá trị quí giá cho người đời và đời người!...

Hic, tớ có nói dài nói dai quá không, Mỹ Hạnh và các bác nhỉ? Có lẽ tớ nói còn dở quá nữa! Tớ không biết dùng lời lẽ nào để có thể trình bày và ca tụng cái hay cái đẹp của Phụng Vụ Công giáo, mặc dù tất nhiên là tớ rất muốn chia sẻ những ấp ủ trong tim mình đó với nhiều anh chị em chung quanh...

Nhưng tớ tin rằng trong diễn đàn này, có nhiều bác cũng đã cảm nghiệm rồi, những điều tương tự như tớ vừa ráng tìm lời diễn tả trên đây...
mh Posted - 11/11/06 : 05:39
quote:
Originally posted by Micae
Mãi sau bọn tớ mới hiểu ra đó là một... sai lầm trầm trọng. Có thể là không "sai Thần học", nhưng chắc chắn là "sai Phụng vụ" mất rồi. Cái "chìa khóa Phụng vụ" trong mỗi thánh lễ không gì khác hơn, chính là Lời Chúa, tức là các Bài Đọc. Bài Đọc một đàng mà Ca đoàn hát một nẻo, thì rõ mười mươi là Ca đoàn hát bậy rồi! Chẳng khác nào trống đánh xuôi kèn thổi ngược!


Anh Micae, cho phép MH thắc mắc chỗ này chút nha (mong anh không phiền), là nhờ đâu hay là lý do gì mà đã giúp các anh hiểu ra chuyện này? Là do các cha nhắc nhở, hay là do các anh tự tìm hiểu????

Cheers,

Mỹ Hạnh

Micae Posted - 11/07/06 : 02:10
Hi hi, câu hỏi của bạn Linda được nêu lên từ... năm 2004 lận, hôm nay mới được bạn Hai_NguyenLe trả lời!

Nhưng xin hoan nghênh bác Hai-NL đã đem đề tài này ra bàn lại. Tớ rất đồng ý với điều bác vừa nói. Hồi tớ mới bắt đầu sinh hoạt ca đoàn, ca đoàn bọn tớ cũng hay vướng phải lỗi này. Bọn tớ cũng "tích vốn" được hàng chục bài hát về hôn lễ. Đến lúc cần dọn bài cho lễ đám cưới, thấy bài nào cũng hay cả, bỏ bớt thì tiếc, nên bèn đem "ráp" hết vào từ đầu lễ đến cuối lễ. Hì hì, từ đầu chí cuối toàn cứ là... "trầu cau", mí lị "hai người", mí lị "trăm năm hạnh phúc" gì gì đó không à!

Sự thể cũng tương tự vậy, khi bọn tớ hát lễ kính Đức Mẹ (hay Thánh Giuse, hay một vị thánh đặc biệt nào đó; hay có khi một dịp lễ đặc biệt như Tết Nguyên Đán chẳng hạn). Từ đầu chí cuối chỗ nào cũng Đức Mẹ! Hay là chỗ nào cũng Tết!

Mãi sau bọn tớ mới hiểu ra đó là một... sai lầm trầm trọng. Có thể là không "sai Thần học", nhưng chắc chắn là "sai Phụng vụ" mất rồi. Cái "chìa khóa Phụng vụ" trong mỗi thánh lễ không gì khác hơn, chính là Lời Chúa, tức là các Bài Đọc. Bài Đọc một đàng mà Ca đoàn hát một nẻo, thì rõ mười mươi là Ca đoàn hát bậy rồi! Chẳng khác nào trống đánh xuôi kèn thổi ngược!

Chẳng hạn: lý do ca đoàn phải hát đúng bài Thánh vịnh được qui định cho Đáp ca, đó là vì bài Đáp ca chính là cầu nối giữa hai bài đọc (1 và 2) với bài Tin Mừng. Nói rõ hơn nữa nó là cầu nối giữa Cựu Ước và Tân Ước, hay giữa sách Công Vụ Tông Đồ và Các Thánh Thư với chính Tin Mừng.

Trong lễ Hôn phối chẳng hạn, Phụng vụ cho phép vị linh mục có thể chọn các "cặp 3" bài đọc khác nhau được qui định sẵn. (Ví dụ bài đọc 1, nếu chọn bài trong sách Tôbia, thì bài đọc 2 và Tin Mừng cũng đã được định sẵn cho thích hợp. Nhưng nói cho chính xác hơn, chính bài Tin Mừng mới là trung tâm điểm đề từ đó Giáo hội chọn ra bài đọc 1 và 2 tương xứng). Vậy nên về sau này, mỗi khi chuẩn bị hát lễ đám cưới, bọn tớ thường phải hỏi trước cha chủ tế, xem cha sẽ chọn bộ bài đọc nào. Sau đó bọn tớ mới chọn bài hát cho thích hợp, dựa vào các bài Kinh Thánh vị chủ tế đã chọn.

Vậy nên, bất cứ hát lễ gì đi nữa (Đức Mẹ hay Chư Thánh, đám cưới hay đám ma...), Ca đoàn cần phải "nghiên cứu" kỹ các Bài Đọc, bài Đáp Ca và đặc biệt là bài Tin Mừng. Nhờ đọc trước các bài dọc, mình mới hiều ra "chủ đề chính" hay là "ý hướng chủ đạo" của Thánh lễ hôm đó. Nếu có cuốn Sách Lễ Giáo Dân thì chúng ta càng dễ chọn bài hát. Vì cuốn Sách Lễ Giáo Dân, (do Tòa Thánh ban hành) đã dọn sẵn cho chúng ta không những bài Đáp Ca, mà cả Ca Nhập Lễ, Dâng Lễ và Hiệp Lễ nữa.

Các bài hát lễ được chọn phải phục vụ cho chủ đề chính cùa Thánh Lễ, chứ không phải phục vụ cho... "nhã hứng" của Ca đoàn hay Cộng đoàn. Hì hì, nguyên tắc này tớ nghĩ các Ca đoàn phải nắm thật vững, không thì nguy lắm lắm vậy thay! Bác Hai-NguyenLe và các bác có đồng ý với tớ không ạ?
hai_nguyenle Posted - 11/06/06 : 06:56
Mình muốn góp ý một chút với Linda,theo trình tự thì có bài hát nhập lễ,sau bài đọc 1 là bài hát đáp ca,trong những bài bạn nêu lên thì không có bài đap ca,mà đáp ca thì phải hát theo thánh vinh.còn bài dâng lễ thì có thể hát bài Khi tình yêu lên ngôi,bạn làm ca trưởng lâu chua?Chúc bạn nhiều hồng ân và làm tốt nhiệm vụ nhé,thân ái

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05