T O P I C R E V I E W |
maitran2020 |
Posted - 02/18/08 : 22:37 Nhà cháu có một chút thắc mắc về câu "... tình ái ân vô ngần" trong bài hát Đền Tạ Trái Tim Mẹ của tác giả Nguyễn Khắc Tuần, một bài hát quá quen thuộc với cộng đoàn Công Giáo từ xưa lắm, suy nghĩ mãi mà không hiểu nghĩa là gì, xin các bác vui lòng giải nghĩa giùm. Nếu lời hát không chính xác với bản gốc cũng xin các bác mách hộ sớm cho, vì nhà cháu đang phân vân không biết có nên chọn bài hát này chăng?
http://www.catruong.com/baihat/ducme/DenTaTraiTimMe_nkt.pdf http://www.dinh.dk/pdf/dentatraitimMe.pdf http://www.thanhnhaconline.com/showscore.aspx?Song=159 http://www.ngoiba.net/thanhnhac/ducme/sib/den%20ta%20trai%20tim%20me.htm http://www.kitovua.org/code/songs/dentatraitimme/dentatraitimme.htm#sib http://www.cadoangloria.org/pdf03/DenTaTraiTimMe_nkt.pdf
Xin cám ơn các bác,
Mai
|
25 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
Trantrungtruc |
Posted - 10/21/09 : 19:47 Xin bố túc một số tài liệu mới có được:
1) Đổi lời một bài hát . Đây là câu trả lời củA Lm Đỗ Xuân Quế:
"5. Đổi lời một bài ca
Có người hỏi có được tự ý đổi lời một bài ca của một tác giả nào đó rồi mang ra hát không ?
Phải nói ngay là không được. Ai làm như vậy là lỗi quyền của tác giả và mang tội ăn cắp nhạc. Theo nguyên tắc không được đặt lời vào một bài hát đang được lưu hành vì đó là bản quyền của tác giả. Nhiều người đặt lời Việt vào các bài ca của các tác giả nước ngoài. Nếu là những bài đã có trên 50 năm thì không phải xin phép, còn dưới thời hạn đó, buộc phải xin phép. Nay nếu cứ lấy các bài hát người ta đã làm rồi đổi lời đi theo ý mình thì, một là không biết luật, hai là biết mà không giữ. Cả hai lối này đều là thiếu văn hóa và không lưong thiện." (Trích Bàn Về Thánh Nhạc ). Các bạn đọc tại đây:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=65&ib=381&ict=4305
2) Quan niệm của nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên về chữ "Ái ân" trong bài "Phút Cầu Xin" của Hùng Lân . Trích sách "Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam qua Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh" của nhạc sư Nguyễn Khắc Xuyên, tiến sĩ Thần Học, Zieleks xuất bản tại Texas, Hoa Kỳ, 1991
Trần Trùng Trục
[email protected] |
NgocLan |
Posted - 04/28/08 : 20:43 Trong Album "Hướng Lòng Dâng Mẹ" mà bác Thế Thông giới thiệu của ca sĩ Mai Thiên Vân hát, có bài "Đền Tạ Trái Tim Mẹ" này . Xin mời anh chị em cùng nghe để chúng ta chuẩn bị cho Tháng Đức Mẹ sắp tới:
http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,6669
Ngọc Lan |
TranDaiPhuoc |
Posted - 03/08/08 : 07:53 quote: Originally posted by Trantrungtruc
Anh Trần Đại Phước thân,
Thường khi mình giải một bài toán hay trả lời một câu hỏi thì mình phải theo đúng tiền đề hay câu hỏi đã đặt . Bây giờ anh cần phải xin thêm "bằng chứng" thì mới giải được bài, hay anh "trả lời" bằng cách đặt một câu hỏi khác thì đâu có đúng tinh thần của "đối thoại" đâu . Nhất là cái "bằng chứng" anh xin nó không ăn nhằm gì tới cái ý chính của vấn đề mình đang "đối thoại" cả , hiểu theo nghĩa là có người hỏi rồi người kia trả lời, chứ không phải trả lời bằng cách hỏi một câu khác .
Nếu anh muốn có "thật lòng muốn đưa ra lập luận đứng đắn, có lớp lang" thì em nghĩ những dữ kiện em trình bày ở trên đã dư đủ để mà anh có thể đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của em . Vậy thôi ! Cho dù bây giờ em có dịch ra cả trăm thứ tiếng, và có sai cả trăm lần cũng không thay đổi lập trường của em là em muốn tôn trọng bản văn nguyên thủy của tác giả . Còn anh thì tại sao anh lại cho nó "như thường lệ" để mà cần thay đổi . Đó là đề tài chính của vấn đề .
Em sẵn sàng chờ đợi lập luận của anh, khi nào anh có giờ .
Trần Trùng Trục
Anh TTT và các bạn thân mến,
Mãi rồi tôi cũng chẳng kiếm đâu ra lúc nào hoàn toàn rảnh rang để có thể nói hết những điều muốn nói. Thôi thì thấy có gì cần nói ngay tôi xin nói trước để tránh kéo dài một vài sự hiểu lầm.
1. Có lẽ vì nóng lòng muốn tôi trả lời ngay câu hỏi đầu tiên mà anh TTT đặt ra trực tiếp với tôi, anh đã không ngần ngại đưa tôi vào thế "kẹt với chính lời mình nói" bằng cách lấy một chữ của tôi dùng, giải thích nó theo ý riêng anh, rồi đồng hoá nó với "luật chơi" của Diễn Đàn.
Coi vậy mà không phải vậy đâu anh TTT và các bạn ạ. Tôi dùng chữ "đối thoại" theo nghĩa rất thông thường và thực tế của nó. Trong thực tế, không thiếu những trường hợp đối thoại mà trong đó người được hỏi cần đặt lại một câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề hoặc biết chắc ý người hỏi trước khi đưa ra câu trả lời.
Chẳng hạn một người hỏi tìm một bài hát với tựa đề gì đó, người kia hỏi lại tác giả là ai, vài chữ đầu tiên ra sao.
Chẳng hạn tôi giúp con tôi giải một bài toán nhưng đề bài thiếu dữ kiện nên tôi đã phải gọi cô giáo để hỏi lại.
Chẳng hạn khi cô ca trưởng trong ca đoàn thiếu nhi hỏi tôi có thể giúp soạn đàn cho một cô bé ca viên nào đó hay không, tất nhiên tôi phải hỏi lại rằng cô ca viên đó đã học đàn đến trình độ nào.
2. Anh cũng cho rằng câu hỏi ngược lại của tôi không "ăn nhằm" gì. Có đấy chứ. Trong đoạn này tôi đã nói 2 câu:
"Có lẽ nghĩa chữ "ái ân" ngày trước không nghiêng nhiều về tình yêu thể xác, nam nữ, nên các nhạc sỹ thánh ca lúc đó hay dùng mà không ngờ rằng thế hệ sau sẽ cảm thấy ngần ngại khi hát đến. Do đó như thường lệ, chúng ta có thể thay đi nhưng không nên vì thế mà trách người xưa."
Câu sau liên quan đến câu trước bằng chữ "do đó", mà câu trước có liên quan đến các trích dẫn của anh, hay nói cách khác các trích dẫn của anh chiếu cố rất nhiều đến câu trước của tôi. Như vậy muốn trả lời anh, tôi cần biết chắc anh hiểu các trích dẫn ra sao. Đồng thời tôi nói tôi muốn trả lời "có lớp lang" là như thế.
3. Vì anh ví Diễn Đàn như một sân chơi có luật chơi nên tôi cũng xin nói điều này theo sự so sánh đó. Đã biết theo luật chơi thì cũng nên biết chơi đẹp: không chơi bẩn, không láu cá, tìm cách châm biếm, chọc quê khi chơi (tôi đã quá cái tuổi cần phải tức giận khi được cư xử như vậy, nhưng khi thấy kiểu chơi như thế không phải chỉ với riêng tôi mà còn với các bạn khác, đôi khi với cả người bề trên, thì dĩ nhiên là tôi bất bình). Xin anh cứ đọc lại các lời bỡn cợt nửa thật nửa đùa của anh vào những chỗ không đúng lúc, ngẫm nghĩ một chốc lát, thì sẽ hiểu.
Nếu đã chơi không đẹp, dù ít người muốn nói ra vì ở đây ai cũng trưởng thành, đâu phải hơi một chút là lôi bài đức dục ra mà nói, nhưng sẽ có ngày anh gặp người không thích chơi, hoặc có chấp nhận chơi thì cũng sẽ chơi với điều kiện gì đó.
4. Để tránh sự hiểu lầm rằng tôi không có câu trả lời cho câu hỏi nguyên thuỷ của anh mà phải câu giờ, buying time, tôi sẽ trả lời cho những ai khác muốn biết qua thư riêng. Còn riêng trên sân chơi này, tôi thấy không cần thiết phải chơi lâu dài hơn nữa, anh TTT ạ. |
HungTheTruong |
Posted - 03/03/08 : 17:41 Nếu chúng ta thấy ái ngại, thì nên dùng bài hát khác. Tại sao lại phải đổi lời ca của người khác theo ý mình? HungTheTruong |
maitran2020 |
Posted - 02/28/08 : 12:33 Chị Ngọc Lan thân mến,
Đâu có chi mà chị phải nói lời xin lỗi. Mai không buồn đâu, chị cứ an tâm nhé. Khi Mai nói "Mai từng là nạn nhân" là Mai muốn nói đến những chuyện trong quá khứ kìa. Mai rút tỉa bài học từ những chuyện ấy, còn những chuyện ấy là gì thì Mai đã quên gần hết rồi. Hìhì
Mến chúc chị luôn an vui trong Chúa,
Mai
|
NgocLan |
Posted - 02/28/08 : 07:10 Chị Mai thân,
Em không dám cười nữa đâu vì sợ là hôm sau lại có người khác cười mình . Actually, it takes one to know one ! Cũng vì em "phân tích từng lời từng chữ" nên em mới hiểu chị và các anh nói gì đó.
Em học hỏi được rất nhiều nơi các anh chị in this Forum . Sorry, if I made you sad . My bad ! Tại em thấy anh TĐP và anh TTT đang găng wá !
Laughter is the best medicine !
Ngọc Lan |
maitran2020 |
Posted - 02/27/08 : 22:35 quote: Originally posted by NgocLan [br Em cũng đồng ý với chị Mai và em xin cám ơn chị Mai đã góp ý kiến cho em . I am wondering, however, is it because of this “phân tích từng lời từng chữ của họ” mà we have this topic in the first place ? Hi Hi, just kiddn’ chị Mai . ( LOL )
Ngọc Lan
Chị Ngọc Lan mến,
Cám ơn chị đã trích lại lời nói của Mai thật to và còn tô màu cho nó thật đẹp nữa. Nếu thật sự chị đang "wondering" thì câu trả lời ngắn gọn của Mai là "No", chị ạ. Còn nếu chị đang đùa giỡn thì Mai có thể hình dung ra được đằng sau cái quote chữ lớn màu mè ấy là cả một tiếng cười ... sảng khoái (Nếu Mai đoán lầm thì xin chị bỏ qua cho nhé) Nếu đúng thì Mai xin gửi đến chị một nụ cười mím chi để chia vui với chị, vì Mai cũng cảm thấy vui khi câu nói của mình ít ra cũng đã có thể đem lại tiếng cười cho ít nhất một người ngày hôm nay. Mai tự biết mình ăn nói kém cỏi, lại "học thấp hiểu hẹp", mỗi khi phát ngôn câu nào là cứ lo nơm nớp mình đã vô tình làm cho người khác không vui, hay gặp phải phiền toái, như Mai đã từng là nạn nhân của những lời nói thiếu cân nhắc. Cám ơn chị, vì nhờ "feedback" của chị mà Mai cảm thấy yên tâm hơn.
Xin Chúa chúc lành cho chị và chúc chị luôn mãi vui tươi,
Mai
ps. Bác Ba Tê, nhà cháu vẫn chưa quên còn mắc nợ bác một lá thư, nhưng tối nay nhà cháu ... hết xí quách rồi, xin khất bác thêm một thời gian nữa nhé.
|
Trantrungtruc |
Posted - 02/27/08 : 11:35 quote: Originally posted by NgocLan
quote: Originally posted by maitran2020
Tự đặt mình vào vai mỗi người viết để hiểu lý do tại sao họ viết như thế có lẽ mình sẽ dễ thông cảm với họ hơn là đem phân tích từng lời từng chữ của họ.
Em cũng đồng ý với chị Mai và em xin cám ơn chị Mai đã góp ý kiến cho em . I am wondering, however, is it because of this “phân tích từng lời từng chữ của họ” mà we have this topic in the first place ? Hi Hi, just kiddn’ chị Mai . ( LOL )
Xin cám ơn anh TTT đã explained cho em. I’ve learned alot .
Ngọc Lan
Ha Ha Ha,
Chị Ngọc Lan, I have to call you "master", for your quick wit . Không biết chị đã cắt móng tay chưa ?
Trần Trùng Trục |
NgocLan |
Posted - 02/27/08 : 11:22 quote: Originally posted by maitran2020
Tự đặt mình vào vai mỗi người viết để hiểu lý do tại sao họ viết như thế có lẽ mình sẽ dễ thông cảm với họ hơn là đem phân tích từng lời từng chữ của họ.
Em cũng đồng ý với chị Mai và em xin cám ơn chị Mai đã góp ý kiến cho em . I am wondering, however, is it because of this “phân tích từng lời từng chữ của họ” mà we have this topic in the first place ? Hi Hi, just kiddn’ chị Mai . ( LOL )
Xin cám ơn anh TTT đã explained cho em. I’ve learned alot .
Ngọc Lan |
Trantrungtruc |
Posted - 02/27/08 : 08:35 Chị Ngọc Lan mến,
Diễn đàn này cũng chỉ là sân chơi (mượn ý của anh FAVA) . Nó không phải là sân trường có lớp lớn lớp bé (hình ảnh của nhà văn Duyên Anh), hoặc nơi đình chùa có người trên người dưới để ta phải mặc áo thụng cho rườm rà (dùng chữ của ông Tú Rua nói về các nhà thơ và nhà văn VN có thời mặc áo thụng vái nhau). Hoặc cũng không phải lớp học của thầy đồ chỉ có từ chương, la hét, gõ đầu, bắt quỳ mỏi gối (Tôi chỉ dịch Nôm hình ảnh của chị đã gợi sẵn) .
Một khi ta đã "vào sân chơi" và "chấp nhận cuộc chơi" rồi thì ta "phải theo luật lệ của cuộc chơi" (xin dùng chữ mà anh Đỗ Vy Hạ hay nói đến ) .
Khi chúng mình "chơi" với nhau (buồn, vui, tức giận, ... Chữ "chơi" hiểu theo nghĩa đẹp chứ không phải nghĩa xác thịt, trần tục ngoài đời bây giờ ), mình có thể giúp nhau học hỏi rất nhiều trong tinh thần bác ái và quảng đại với nhau (bác ái và quảng đại hiểu theo danh từ nhà đạo).
Rồi khi ta trở về "Cõi Riêng Tư" (tên một bài hát của cha Thái Nguyên ), ta có thể tự tìm ra "quyết định cuối cùng" cho riêng mình (như lời của chị Mai Trần vừa nói) .
Và khi đem ra thể hiện những điều mình xác tín đó (put your belief into action, mình xin dịch ra tiếng Anh để chị Ngọc Lan hiểu rõ minh hiểu như thế nào), mình đã sống thật đức tin mà mình vẫn đọc trong lời kinh tuyên xưng "Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền ." (trích Kinh Tin Kính).
Cám ơn chị đã dành một phần câu hỏi của chị cho mình .
Thân
Trần Trùng Trục |
maitran2020 |
Posted - 02/26/08 : 20:56 Kính các anh chị em và các bác,
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Phước một lần nữa đã không quản ngại bỏ thì giờ rất eo hẹp của mình để giải đáp thắc mắc cho em. Xin chân thành cám ơn bác Ba Tê cũng đã tốn nhiều thời gian viết một bài thật dài, thật chi tiết để nêu lên một cái nhìn khác của vấn đề.
Cá nhân Mai đã hiểu rõ ý của anh Phước, và sau... vài ngày đọc bài viết của bác Ba Tê, Mai cũng có thể nói đã tường tận những lý luận của bác. Còn quyết định cuối cùng ra sao thì Mai xin phép các vị được giữ trong phạm vi riêng tư, vì nhiều lý do tế nhị.
Nhân đọc ý kiến của chị Ngọc Lan, Mai tin rằng những độc giả khác của diễn đàn, cũng như Mai, đều đã hiểu được ý của hai vị. Thiết nghĩ như vậy cũng đã là đủ giải đáp cho một thắc mắc. Mai không dám phiền hai vị phải tốn thêm nhiều thời gian chỉ để xem lý ai đúng hơn ai.
Chị Ngọc Lan mến, lắm khi có nhiều sự việc "coi dzậy mà hổng phải dzậy". Tự đặt mình vào vai mỗi người viết để hiểu lý do tại sao họ viết như thế có lẽ mình sẽ dễ thông cảm với họ hơn là đem phân tích từng lời từng chữ của họ. Bởi thế, Mai trộm nghĩ điều quan trọng ở đây là người đọc có rút tỉa được bài học và tự lập quyết định cho mình được hay không. Còn những điều khác, Mai cho rằng nó không cần thiết lắm. Vài ý mọn, nếu có gì không phải xin chị rộng lượng tha thứ cho.
Xin Chúa là Đấng khôn ngoan và nhân từ chúc lành cho quý vị và các công việc của quý vị.
Thân mến,
Mai
|
NgocLan |
Posted - 02/26/08 : 19:05 Thưa anh TTT,
Em cũng đồng ý với idea của chị Mai là "ngôn ngữ tiến hóa theo thời gian", có nhiều chữ thế hệ trước dùng được nhưng thế hệ sau đã mang một ý nghĩa khác rồi . Em nghĩ anh TĐP must think the same way khi anh nói là mình có thể thay đổi cho hợp thời . What do you think about chỉ dùng "trong phạm vi riêng tư" như anh Phước đã nói ?
Thưa anh Phước,
Anh có watch mấy cái presidential debate không ? Em hiểu tiếng "đối thoại" trong Forum này là một người đặt vấn đề rồi người kia phải trả lời rồi mới được hỏi lại . Hình như anh Phước theo kiểu "đối thoại" của old school giống như bố em đó . Khi mấy ông cụ không còn lý để cãi thì bèn đặt câu đố để buying time, bắt phải giải câu đố rồi mới trả lời . Mỗi lần bố em mà không còn lý để cãi với mẹ em nữa thì nói ngang là "tôi không có giờ nói chuyện với bà nữa ." That's not fair phải không anh Phước ?
Ngọc Lan |
Trantrungtruc |
Posted - 02/24/08 : 22:29 quote: Originally posted by TranDaiPhuoc
Anh TTT thân mến,
Tôi thật lòng muốn đưa ra lập luận đứng đắn, có lớp lang, nên đã yêu cầu anh, nếu đã có công viết một bài thật dài với nhiều dẫn chứng, câu hỏi, và hình như cả lời khuyên nữa, vui lòng chỉ cần cho biết thêm một ít chi tiết nữa, để rồi tôi sẽ từ đó trả lời anh đầy đủ, đúng hay sai chưa biết. Nếu anh là người khởi xướng và tôi là người chấp thuận đối thoại, có gì đâu mà anh phải e ngại bỏ thêm chút ít thời giờ và công viết?
Sau thư này tôi phải tạm ngưng không tiếp tục vào diễn đàn này nữa vì phải làm việc, nhưng chắc chắn khi rảnh tôi sẽ tiếp chuyện cùng anh, với điều kiện anh đáp ứng yêu cầu của tôi.
Anh Trần Đại Phước thân,
Thường khi mình giải một bài toán hay trả lời một câu hỏi thì mình phải theo đúng tiền đề hay câu hỏi đã đặt . Bây giờ anh cần phải xin thêm "bằng chứng" thì mới giải được bài, hay anh "trả lời" bằng cách đặt một câu hỏi khác thì đâu có đúng tinh thần của "đối thoại" đâu . Nhất là cái "bằng chứng" anh xin nó không ăn nhằm gì tới cái ý chính của vấn đề mình đang "đối thoại" cả , hiểu theo nghĩa là có người hỏi rồi người kia trả lời, chứ không phải trả lời bằng cách hỏi một câu khác .
Nếu anh muốn có "thật lòng muốn đưa ra lập luận đứng đắn, có lớp lang" thì em nghĩ những dữ kiện em trình bày ở trên đã dư đủ để mà anh có thể đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của em . Vậy thôi ! Cho dù bây giờ em có dịch ra cả trăm thứ tiếng, và có sai cả trăm lần cũng không thay đổi lập trường của em là em muốn tôn trọng bản văn nguyên thủy của tác giả . Còn anh thì tại sao anh lại cho nó "như thường lệ" để mà cần thay đổi . Đó là đề tài chính của vấn đề .
Em sẵn sàng chờ đợi lập luận của anh, khi nào anh có giờ .
Trần Trùng Trục |
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/24/08 : 21:26 Anh TTT thân mến,
Tôi thật lòng muốn đưa ra lập luận đứng đắn, có lớp lang, nên đã yêu cầu anh, nếu đã có công viết một bài thật dài với nhiều dẫn chứng, câu hỏi, và hình như cả lời khuyên nữa, vui lòng chỉ cần cho biết thêm một ít chi tiết nữa, để rồi tôi sẽ từ đó trả lời anh đầy đủ, đúng hay sai chưa biết. Nếu anh là người khởi xướng và tôi là người chấp thuận đối thoại, có gì đâu mà anh phải e ngại bỏ thêm chút ít thời giờ và công viết?
Sau thư này tôi phải tạm ngưng không tiếp tục vào diễn đàn này nữa vì phải làm việc, nhưng chắc chắn khi rảnh tôi sẽ tiếp chuyện cùng anh, với điều kiện anh đáp ứng yêu cầu của tôi. |
Trantrungtruc |
Posted - 02/24/08 : 20:29 quote: Originally posted by TranDaiPhuoc
Điều này không có nghĩa rằng tôi không hiểu.
Vâng, nếu anh đã hiểu rồi thì xin anh cắt nghĩa tại sao anh phải thay đổi lời nhạc ? Riêng em, vì em không có đề nghị phải thay đổi lời nhạc nên em nghĩ sự dịch đúng hay sai, hiểu đúng hay sai không phải là đề tài mình đối thoại . Em đã chấp nhận ngay từ đầu cơ mà, hiểu đúng hay không hiểu đúng ý của tác giả, em cũng đã tôn trọng bản văn nguyên thủy ngay từ đâu rồi. Xin anh đọc lại lần nữa đi. Em không đặt vấn đề cách anh hiểu chữ "ái ân" . Em chỉ thắc mắc là tại sao anh đề nghị đổi lời bản nhạc của tác giả thôi ? Tại vì khi anh quả quyết là "như thường lệ" tức là anh đã biết có một qui luật nào đó, do ai đặt ra rồi . Xin anh chia sẻ nguyên tắc đó với anh chị em .
Trần Trùng Trục |
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/24/08 : 20:06 Tôi không vòng vo đâu anh TTT. Để trả lời câu hỏi của anh ở phần trên mà anh vừa nhắc lại, tôi cần biết cách anh hiểu những điều anh trích dẫn ra sao. Tôi đang chấp nhận đối thoại chứ không thoái thác. Nhưng nếu yêu cầu anh cắt nghĩa bằng tiếng Việt tôi e rằng anh sẽ cho ra thêm một bài tràng giang đại hải nữa thì với thì giờ eo hẹp tôi chỉ còn có nước đầu hàng vô điều kiện. Do đó mà tôi xin anh dịch ra tiếng Anh là cách mà tôi cho là gọn gàng mà cũng là cách anh vẫn thường dùng để làm sáng tỏ các vấn đề khi anh bàn luận với các bạn khác.
Cũng xin minh xác với anh rằng tôi đang cần biết cách anh hiểu ra sao. Điều này không có nghĩa rằng tôi không hiểu. |
Trantrungtruc |
Posted - 02/24/08 : 19:48 Vâng anh Trần Đại Phước,
Em nghĩ là anh vẫn chưa đọc hết bài của em .
Em chỉ thưa truyện "trực tiếp với anh" có một khúc như vầy, và em xin phép anh được lặp lại cả câu nhé:
"Em rất là ái kính anh Trần đại Phước, nhưng khi em đọc được lời khuyên như thế này của anh : "Do đó như thường lệ, chúng ta có thể thay đi ." thì em lại càng "ái da ! " hơn nữa . Ấy, anh TĐP à , "thay đi" tức là không đúng, không thật rồi đó ! Cũng tức là tạo thêm một sự ... giả tạo khác nữa rồi ! Trong toán học hai cái negative thì thành positive . Nhưng trong thực tế, đồ giả của đồ giả đâu có phải là đồ thật đâu anh. Ấy quên, còn chuyện "như thường lệ" nghĩa là sao cơ ? Lỡ cái "thường lệ" của anh khác với cái "khác thường" của em thì có phải là "thất thường" không ? Như vậy thì đâu còn gì là "duy nhất và tông truyền" nữa .
Ha ha, em chỉ ... "ngụy biện" với anh tí thôi đấy ! Xin anh ái tha cho em nhá."
Và câu tiểu mục số 8 là:
8) Vậy thì vấn đề ta cần phải hỏi lại là:
"Người hát phải hiểu đúng tâm tình của nhạc sĩ khi viết nhạc hay bắt nhạc sĩ phải sửa lại lời cho đúng với tâm tình của người hát ? " Sau cùng trước khi chào anh, em đã có lời cám ơn:
"Cám ơn anh Trần Đại Phước đã có "thuốc mồi" cho em ... "nổ" anh tí . Xin anh ái tha cho em nhá. "
Vậy để đỡ tốn thời giờ của anh cũng như của em, thì xin anh tập trung vào đề tài chính để mình khỏi lạc đề . Chị Mai trong câu hỏi của chị, là chị đã thắc mắc "suy nghĩ mãi mà không hiểu nghĩa là gì, xin các bác vui lòng giải nghĩa giùm" . Anh đã có câu trả lời của anh cho chị và chị đã cám ơn anh rồi.
Tới phiên em, cái phần cắt nghĩa chữ "ái ân" và đưa những dẫn chứng là để em chia sẻ với chị Mai và các bạn cái hiểu của em về chữ đó như thế nào, theo hoàn cảnh, lịch sử, cũng như thời gian mà các tác giả đã sáng tác những bài đó . Em nghĩ là anh đã hiểu rõ về chữ đó rồi, nên anh đã đề nghị "như thường lệ, chúng ta có thể thay đi." Mình không nên lặp lại phần định nghĩa của chữ đó hay những chữ khác nữa.
Vậy xin mời anh, nếu có thể, xin anh cắt nghĩa cái sự thắc mắc của em về những vấn đề em đã đặt thẳng trực tiếp chỉ cho anh thôi . Như vậy mình sẽ không bị lạc đề vòng vo tam quốc, anh nghĩ như vậy có đúng không cơ ? Cùng lắm là nếu anh còn giờ, xin anh giúp em cái thắc mắc nhỏ này là tại sao sách Diễm Ca của Giáo Hội, có thể nói là gợi hình gợi cảm như vậy đến nỗi tụi mình bây giờ cũng còn "ngần ngại" khi đọc đến, mà Giáo Hôi vẫn để nguyên không thay đổi . Đó là cái điều em vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng . Cám ơn anh .
Trần Trùng Trục |
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/24/08 : 15:38 Ấy xin anh chớ đem chữ kính vào đây. Anh đang bỡn cợt nửa đùa nửa thật một cách tự nhiên theo phong cách trẻ trung riêng của anh mà bỗng dưng thành ra trịnh trọng khiến tôi ngại vô cùng.
Xin anh dịch ra tiếng Anh các phần dẫn chứng là có lý do. Tôi ví dụ anh nói câu này bằng tiếng Việt: "Cô gái mặc chiếc áo đỏ đẹp quá." Nghe vậy tôi sẽ không rõ anh khen cô gái đẹp hay chiếc áo đẹp, bởi vì tiếng Việt không hay đưa ra các chữ có chức năng văn phạm. Nếu anh dịch ra tiếng Anh, nhờ các chữ "who", "which", "that" tuỳ theo ý anh muốn nói, tôi sẽ hiểu ngay.
Lấy câu "Một chiều ái ân say hồn ta bao lần" chẳng hạn, có nhiều sự ngầm ngầm trong đó lắm, nhưng bằng trực giác, tri giác, trí tưởng tượng của một người thưởng thức thơ nhạc, sẽ có một cách hiểu đẹp đẽ nhất nào đó mà một trong các cách gọn ghẽ để truyền đạt đến người khác cách hiểu của mình là chuyển sang một tiếng chú trọng đến luật ngữ như tiếng Anh. Vậy thì theo cách hiểu của anh, anh sẽ dịch nó ra sao?
Tôi đang yêu cầu một điều vốn là sở trường của anh đấy chứ. |
Trantrungtruc |
Posted - 02/24/08 : 13:43 quote: Originally posted by TranDaiPhuoc
Anh TTT thân mến,
Thuở còn bé tôi cũng hay đem chữ nghĩa ra nghịch ngợm như anh, vì thế mà lần này tôi đã phát đái (nẩy sinh lòng tôn phục) trước sự ngoan cố (khôn ngoan và cố gắng) của anh để viết nên một bài phê phân (phê bình và phân tích) thật dài dòng, nhiều chi tiết.
Tuy nhiên cũng vì sự dài dòng đó mà tôi đã in ra mà chưa đọc hết nổi. Có lẽ đến cả tuần sau mới trả lời anh được. Hiểu là "thuở chờ đợi thời gian sao rét mướt" nên trong lúc đợi chờ, xin anh làm hộ tôi một việc: Các trích dẫn của Nguyễn Du, Dương Thiệu Tước, Ngô Thuỵ Miên,... nhờ anh vui lòng dịch sang tiếng Anh (dịch thật chứ không phải dịch đùa bỡn anh nhé). Thiết nghĩ đó là cách gọn ghẽ nhất để tôi có thể biết được cách anh hiểu các chữ "ái ân" trong những trích dẫn đó ra sao, và như vậy mới nói chuyện đâu ra đó được.
Trong lúc tôi còn mắc đánh máy một số nhạc cần gấp, xin anh cũng vui lòng mắc dịch cho nhé.
Anh Trần Đại Phước kính mến,
Thường em đọc tiếng Việt là em hiểu theo tiếng Việt, đọc tiếng Anh là em hiểu theo tiếng Anh . Bây giờ nếu đọc tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh để cho một người Việt khác hiểu ý nghĩa của tiếng Việt thì như vậy có phải vừa tốn giờ vừa lại vi phạm một lỗi lầm khác là "phản dịch" hay không . Ngay đến như một thứ tiếng mà hai người còn không hiểu nhau, thì bây giờ còn phải dịch làm chi nữa cho mệt .
Xin anh cứ thư thả, từ từ, bình tĩnh đọc cho hết bài viết của em đã rồi anh cho em biết anh hiểu như thế nào thì anh em mình " mới nói chuyện đâu ra đó được." phải không anh ?
Trần Trùng Trục |
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/24/08 : 12:40 Anh TTT thân mến,
Thuở còn bé tôi cũng hay đem chữ nghĩa ra nghịch ngợm như anh, vì thế mà lần này tôi đã phát đái (nẩy sinh lòng tôn phục) trước sự ngoan cố (khôn ngoan và cố gắng) của anh để viết nên một bài phê phân (phê bình và phân tích) thật dài dòng, nhiều chi tiết.
Tuy nhiên cũng vì sự dài dòng đó mà tôi đã in ra mà chưa đọc hết nổi. Có lẽ đến cả tuần sau mới trả lời anh được. Hiểu là "thuở chờ đợi thời gian sao rét mướt" nên trong lúc đợi chờ, xin anh làm hộ tôi một việc: Các trích dẫn của Nguyễn Du, Dương Thiệu Tước, Ngô Thuỵ Miên,... nhờ anh vui lòng dịch sang tiếng Anh (dịch thật chứ không phải dịch đùa bỡn anh nhé). Thiết nghĩ đó là cách gọn ghẽ nhất để tôi có thể biết được cách anh hiểu các chữ "ái ân" trong những trích dẫn đó ra sao, và như vậy mới nói chuyện đâu ra đó được.
Trong lúc tôi còn mắc đánh máy một số nhạc cần gấp, xin anh cũng vui lòng mắc dịch cho nhé. |
Trantrungtruc |
Posted - 02/23/08 : 17:21 quote: Originally posted by maitran2020
Nhà cháu có một chút thắc mắc về câu "... tình ái ân vô ngần" trong bài hát Đền Tạ Trái Tim Mẹ của tác giả Nguyễn Khắc Tuần, một bài hát quá quen thuộc với cộng đoàn Công Giáo từ xưa lắm, suy nghĩ mãi mà không hiểu nghĩa là gì, xin các bác vui lòng giải nghĩa giùm. Nếu lời hát không chính xác với bản gốc cũng xin các bác mách hộ sớm cho, vì nhà cháu đang phân vân không biết có nên chọn bài hát này chăng?
Xin cám ơn các bác,
Mai
quote: Originally posted by TranDaiPhuoc
Mai mến,
Có lẽ nghĩa chữ "ái ân" ngày trước không nghiêng nhiều về tình yêu thể xác, nam nữ, nên các nhạc sỹ thánh ca lúc đó hay dùng mà không ngờ rằng thế hệ sau sẽ cảm thấy ngần ngại khi hát đến. Do đó như thường lệ, chúng ta có thể thay đi nhưng không nên vì thế mà trách người xưa.
Cũng may, Cha Tiến Dũng có lần hoà âm bài này (2 bè thôi, nhưng là đối âm khá độc đáo) đã tiện bút chuyển thành "ủi an" nên chúng ta có được một sửa đổi coi như chính thức từ một vị có uy tín, từng làm việc trong Uỷ Ban Thánh Nhạc để nếu cần chúng ta có thể lấy đó mà dùng.
Ái chà !
Chị Mai tự nhiên đặt lên một câu hỏi thiệt hay ! Hay đến nỗi chị bắt nhà em cứ phải suy nghĩ đến nó liên hồi . Mấy ngày nay rồi ! Vì một phần thì mình cũng rất là ... ái ngại khi phải bàn thêm chuyện về chữ ái ân này . Một phần thì cũng phải thể hiện tinh thần "chú" ái với anh chị em, vì Thánh Phao Lô đã dạy rằng nếu ta không có đức ái thì ta cũng chẳng là gì hết . Hơn nữa sách tàu cũng còn nói vanh vách rằng nếu bằng hữu mà không có lòng ái đái với nhau, thì cũng không phải là bằng hữu nữa . (Tự điển Hán - Việt của ô Nguyễn Văn Khôn cũng có chữ ... tục tĩu này . Ái đái có nghĩa là Yêu mến, thương yêu mà tôn trọng, tôn phục . Không tin các bạn mở trang 5, của cuốn thượng ra thì rõ ) .
Tắt một lời, nếu em mà nói xảng, bàn vào mà không đúng câu ái ân thì các lị cũng sẽ không còn ái ...ngộ lữa há !
1) Lại chuyện "Góp Ý"
Mình đoán mò là chị Mai cũng đã liên tưởng đến câu trả lời của bài Góp Ý của Lm Mi Trầm về bài Lo Gì của Đức Dũng . Khi thấy lời của bài hát Đức Mẹ này, chúng ta nhận thấy ngay cái sự nghịch lý của vấn đề đã được đặt ra là:
Bài hát tác giả viết rõ ràng như vậy . Mình hát đúng y chang như vậy, nhưng đầu óc lại liên tưởng đến chuyện không như vậy , vì người khác đã cho cái chữ tác giả viết như vậy, không còn có ý nghĩa như vậy nữa thì làm sao ?
Vì theo Lm Mi Trầm: "Vì ta không hát đúng theo ý tác giả nên ta có cảm giác có cái gì đó giả tạo. Vì vẻ giả tạo đó nên ta mới đặt thành vấn đề. hát cho Chúa nghe thì phải thật; thật trong lòng và cách diễn tả bài hát cũng phải đúng, phải thật." http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3241
Đấy các bác có thấy sự... ái oan của vấn đề không ?
Em rất là ái kính anh Trần đại Phước, nhưng khi em đọc được lời khuyên như thế này của anh : "Do đó như thường lệ, chúng ta có thể thay đi ." thì em lại càng "ái da ! " hơn nữa . Ấy, anh TĐP à , "thay đi" tức là không đúng, không thật rồi đó ! Cũng tức là tạo thêm một sự ... giả tạo khác nữa rồi ! Trong toán học hai cái negative thì thành positive . Nhưng trong thực tế, đồ giả của đồ giả đâu có phải là đồ thật đâu anh. Ấy quên, còn chuyện "như thường lệ" nghĩa là sao cơ ? Lỡ cái "thường lệ" của anh khác với cái "khác thường" của em thì có phải là "thất thường" không ? Như vậy thì đâu còn gì là "duy nhất và tông truyền" nữa .
Ha ha, em chỉ ... "ngụy biện" với anh tí thôi đấy ! Xin anh ái tha cho em nhá.
Xin trở lại bài Đền Tạ Trái Tim Mẹ của Lm Nguyễn Khắc Tuần mà chị Mai đã thắc mắc ở trên .
Chị Mai à, trên thực tế thì nhiều khi, chuyện xảy ra không như mình nghĩ vậy đâu chị ạ . Em lấy ví dụ, và chắc các bạn cũng đã chứng kiến (hay tham dự) nhiều lần, là mỗi khi kết lễ mà ca đoàn trong nhà thờ cất hát bài này, thì bất kể giai gái, từ bà già trầu sức dầu gió xanh, đến anh thanh niên sặc mùi thuốc lá; từ ông cụ già đầu bạc răng long, đến các nam thanh nữ tú tay bồng tay bế, cũng dòn miệng, phều phào, khoanh tay nghiêng đầu, mắt lim dim rất thành kính, cùng hát lên bài hát rất cảm động này. Thật đều giọng:
Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần . Tội gian trần để phiền cho Trái Tim Mẹ Lòng Mẹ thương bao la, tình ái ân vô ngần Con dâng mình đền thay tội lỗi muôn dân .
Cứ hình dung mấy chục ngàn người về dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công, cùng hát đều bài này . Vang cả một bầu trời . Thú thật không ai thể nào cầm được dòng nước mắt được ru !
Vâng, bài hát này đã đi rất sâu vào lòng những người con của Mẹ , đến nỗi mỗi khi hát lên, ta cảm thấy một sự gần gũi, cậy trông, yêu thương của Mẹ. Chẳng ai dám nghĩ đến chữ ái ân này là tỏ bày sự ... âu yếm, tình cảm xác thịt như là của trai gái với nhau cả . Như vậy cái "cảm giác giả tạo" đó phát xuất từ đâu ? Từ người đang thật lòng sốt sắng hát, hay chỉ có từ người đứng nghe cộng đoàn hát, hay không muốn hát chữ ái ân này ?
Bởi thế, viết tới đây, em cũng xin được mượn lời của nhạc sĩ Phanxicô trong bài điều trần về hai chữ "Tạo Vật" với "Quý Cha trong Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh" là:
“Thật lòng, nghĩ đến việc phải sửa đổi lời ca, con thấy ngại và tiếc lắm. “ http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/Phanxico/TaoVat.pdf
2) Mở từ điển
ái ân - I d. Tình thương yêu đằm thắm giữa trai và gái. - II đg. (vch.). Chung sống thành vợ chồng và ăn ở đằm thắm với nhau. http://dactrung.net/tudien/Default.aspx
3) Sự thực chữ ái ân đã được dùng từ xa xưa lắm .
“Truyện Kiều” - Nguyễn Du (1766 – 1820)
Bây giờ trâm gẫy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
“Hai sắc hoa ti gôn” của tác giả: TTKH viết năm 1937
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim bóng một người
Bài "Bóng Chiều Xưa" của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước & Minh Trang
Năm 1951, khi nhiều người trong chúng ta chưa mở mắt chào đời thì ở ngoài đời đã có bài này với điệu Slow-Fox rất gợi hình của người say tình như sau :
Một chiều ái ân Say hồn ta bao lần. Một trời đắm duyên thơ cho đời bao phút ơ thờ. ...
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước có thể nói là cùng thời với nhạc sĩ Nguyễn Khắc Tuần và Hùng Lân .
Bài “Mùa Thu Cho Em” rất hay của Ngô Thuỵ Miên, viết năm 1965
Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và anh có nghe khi mùa thu tới Mang ái ân mang tình yêu tới…
“Tự điển Hán Việt” của ông Nguyễn Văn Khôn ,
Xuất bản năm 1960 do nhà sách Khai Trí, trong đó ông đã định nghĩa như vầy:
ái ân :Tình ái và ân huệ . Tình thương yêu giữa đôi trai gái . Nếu mở thêm chữ Tình ái: thì định nghĩa là " lòng yêu thương giữa nam và nữ ." Nếu nở thêm chữ Ân huệ: thì nghĩa là ơn làm cho người .
Và còn biết bao bằng chứng trong văn chương, ca dao, ngôn ngữ, xử dụng ngoài đời đã dùng hai chữ ái ân này theo nghĩa tình cảm của nam nữ, nhiều khi liên quan đến xác thịt . Ý tôi chỉ muốn chứng minh là trong ngôn ngữ văn chương và âm nhạc Việt Nam, mọi người đã dùng, đã hiểu, và đã định nghĩa chữ này từ rất lâu chứ không phải là chỉ có chúng ta và thế hệ con cháu bây giờ mới nghĩ tới.
Vậy thì tại sao linh mục nhạc sĩ Nguyễn Khắc Tuần và nhạc sĩ Hùng Lân lại dùng hai chữ "ái ân" này trong những bài Thánh Ca đạo đức, thánh thiện của các ngài vậy, để mà "không ngờ rằng thế hệ sau sẽ cảm thấy ngần ngại khi hát đến " ?
4) Ta hãy cùng tìm hiểu
Bài "ĐỀN TẠ TRÁI TIM MẸ" của Lm Nguyễn Khắc Tuần
ĐK. Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần. Tội gian trần để phiền cho Trái Tim Mẹ. Lòng Mẹ thương bao la, tình "ái ân" vô ngần. Con dâng mình đền thay tội lỗi muôn dân.
1. Từ nay lòng con nhớ lời Mẹ tha thiết, sá gì dầu nguy biến thề chết có Mẹ vui có Mẹ. Dù rằng bao sóng gió con lo gì con lo gì. Chết bên Mẹ con sợ chi, con sợ chi Mẹ ơi. .....
Bài “PHÚT CẦU XIN” của nhạc sĩ Hùng Lân & Văn Thi
ĐK:Anh em chúng con tha thiết dâng lời kêu khấn cầu xin Mong ơn Chúa thương soi lòng biết đàng tôn thờ kính tin . Đời con đang sống, muốn để cả tâm can tìm Chúa trong nguồn yêu thương . Xin cho tấm lòng được yêu đến hy sinh vì Chúa với bao tình thương . Cho tâm trí con sáng tươi luôn dường như ánh trời xuân .
1. Vào nơi Chúa đây là nơi ái ân muôn nghìn Con dám trông ơn Người nghe tiếng con cầu xin Cho con từ rầy nhất quyết hằng ngày biết sống vui lòng Chúa Cho con từ rầy nhất quyết hằng ngày biết mến tôn thờ. .......
Theo tài liệu của anh Trần Đại Phước post thì bài "Phút Cầu Xin" của nhạc sĩ Hùng Lân, đã in trong "Cung Thánh Hợp Tuyển", trang 50, xuất bản năm 1956, Nihil Obstats do Cha Đinh Quang Tịnh và Imprimatur do Đức Cha Phạm Ngọc Chi . http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/trandaiphuoc/PhutCauXin.pdf
Bài "Đền Tạ Trái Tim Mẹ" thì chưa được rõ viết năm nào . Xin các bạn bổ túc nếu biết .
a) Theo tài liệu mà ta góp nhặt từ báo TNNN số 19 của nhạc sĩ Ngọc Kôn, thì ta được soi sáng là linh mục Nguyễn Khắc Tuần cũng là một thành viên trong Nhạc Đoàn Thánh Gia thời đó . Nhạc đoàn này qui tụ khoảng gần 20 linh mục nhạc sĩ, nhiều người chúng ta đã nghe đến như Nguyễn Duy Vi, Gioan Minh, Thu Sơn, Triệu Hà, Anh Linh, Huyền Linh, ... và các nhạc sĩ như Anh Linh, Minh Tiến, Thanh Tuyền, ... . Do đó ta có thể xác tín 99% là với sự góp ý và kiểm duyệt của các anh em trong Nhạc Đoàn, ngài đã không hề có tư tưởng về "Tình thương yêu đằm thắm giữa trai và gái" khi ngài viết câu "Lòng Mẹ thương bao la, tình ái ân vô ngần" trong bài Đền Tạ Trái Tim Mẹ được.
b) Nhạc sĩ Hùng Lân, thì ta đã biết tiểu sử lẫy lừng của ông (1922-1986), chỉ xin trích lại một đoạn ngắn liên quan đến nhạc Thánh Ca như sau: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1916
"Với kiến thức thần học sở đắc tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội), Hùng Lân lãnh trách nhiệm chính trong phong trào nhạc phụng vụ và giáo ca bằng tiếng Việt, với tư cách là Đoàn Trưởng Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh thành lập vào tháng 07 năm 1945 tại Sở Kiện (tỉnh Hà Nam cũ). Tính đến 1974, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuất bản 16 tuyển tập của nhiều tác giả dưới nhan đề chung Cung Thánh.
Hùng Lân đã cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề Ca vang Lời Chúa 1,2,3.
Những tác phẩm chưa xuất bản của Hùng Lân gồm 80 bài Thánh Vịnh ứng tác."
Nhạc sĩ Hùng Lân, một nhạc sĩ đại tài và nổi tiếng như thế không những về nhạc mà còn về lối dùng chữ của ông trong câu nhạc, lại có thể lầm lẫn khi đặt câu "Vào nơi Chúa đây là nơi ái ân muôn nghìn" với dụng ý có tư tưởng tình yêu xác thịt nam nữ trong đó sao ?
Phải chăng Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Khắc Tuần và nhạc sĩ Hùng Lân chắc đã chưa bao giờ được học Truyện Kiều, chưa bao giờ được đọc bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH, hay chưa bao giờ nghe tới bài "Bóng Chiều Xưa" nên đã không hiểu chữ ái ân đang dùng trong tiếng Việt cùng thời, để mà nhắm mắt đưa vào nhạc thánh ca rất thánh thiện của các ngài như vậy ? Và cho dù các ngài có tu tâm tích đức cao siêu đến cấp mấy đi chăng nữa, thì các ngài cũng phải biết là những người ở ngoài đời cũng đang dùng chữ "ái ân" với ý nghĩa như các tự điển Hán Việt đang định nghĩa (1960).
5) Vậy ta nên hiểu chữ "ái ân" như thế nào trong ý nghĩa của hai bài hát thánh ca Công Giáo điển hình trên ?
Một giải thích rất đơn sơ là chữ "ái ân" là sự kết hợp từ hai chữ nòng cốt nhất trong đạo Kitô giáo của chúng ta là: bác ái và ân sủng
bác ái, đức ái, ái : lòng nhân từ, yêu thương muôn loài (love, loving, beloved) ân sủng : ơn ban cho (grace)
Xin phép các bạn được cắt nghĩa đôi chút về hai chữ này .
bác ái: Khi nghe hai chữ "bác ái" thì ta thường hiểu đó là một danh từ quá thiêng liêng, cao cả, dùng để chỉ lòng yêu thương người khác . Một nhân đức cao siêu mà chỉ có thánh nhân mới đạt tới .
Thưa không, trong tiếng Việt phổ thông thì chữ đó cũng chỉ có một nghĩa là "yêu", là "tình yêu" . Trong tiếng Tây Phương thì chỉ có một chữ là LOVE (amour, amore, amor, ...) . Nhưng khi dịch từ tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ của Thánh Kinh thời giáo hội sơ khai thì chữ bác ái có thể bao gồm rất nhiều nghĩa: từ 1) tình yêu xác thịt (eros) đến 2) tình yêu gia đình (storgé), từ 3) tình thương bạn bè (philia) đến 4) lòng nhân đạo, từ 5) tình yêu trọn vẹn như một giao ước giữa con người và Thiên Chúa (agape) đến 6) một tình yêu phải biểu lộ bằng hành động (action) bằng sự thông cảm (affection) chứ không phải chỉ có cảm giác của xác thịt (lust) . Từ 7) một tình yêu tha nhân coi mọi người là anh em, đến 8) những việc làm bác ái từ thiện (charis, charity) .
Trong Tân Ước ít nhất là có 30 lần được dùng tới những chữ đồng nghĩa bằng danh từ hay động từ có liên quan đến chữ bác ái (LOVE) này . (Chữ bác ái là từ chữ Hán, nay đã trở thành rất quen thuộc trong đạo Công Giáo Việt Nam) . Phúc âm thánh Gioan là phúc âm của Tình Yêu, của bác ái . Chữ Agape trong phúc âm Thánh Gioan nói lên sự liên hệ tình yêu trọn vẹn giữa Thiên Chúa và con người . Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha là Một và Tình Yêu của Ngài chính là Chúa Thánh Thần . Thiên Chúa kêu gọi con người chúng ta phải tiến tới Tình Yêu đó . Nghĩa là chúng ta không còn sợ sệt, xa cách nữa, mà phải trở nên một với Ngài . Đó chính là tình yêu không điều kiện, không đòi đáp trả . Đó cũng chính là cốt tủy của đạo Kitô Giáo . Chúa Giêsu đã dạy: chỉ có hai giới luật yêu thương: 1) Yêu Chúa và 2) Yêu đồng loại .
Ân sủng: Tiếng La tinh là gratia, và các tiếng Tây Phương cũng đều viết từ nguồn gốc tương tự: grace, grâce . Cũng như tiếng "bác ái", chữ "ân sủng" được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong ngôn ngữ Thánh Kinh. Người dùng nhiều nhất phải nói là thánh Phaolô . Trong đa số các thư ngài viết đều bắt đầu và kết thúc bằng những câu có chữ "ân sủng" . Học thuyết của ngài là ân sủng chính là tất cả những gì Thiên Chúa ban cho con người qua Đức Giêsu Kitô . Hay nói cách khác, mục đích của chương trình cứu độ của Thiên Chúa là để Ngài ban ân sủng cho con người.
Bởi thế muốn hiểu trọn nghĩa chữ "ái ân" trong nhà đạo thì ta cần thấu triệt đầy đủ ý nghĩa của chữ bác ái và Ân sủng . Ta có thể "diễn tả" hai chữ "ái ân" cho nó dài dòng và tạm đầy đủ hơn là :"Ân sủng đầy yêu thương" hay "một tình yêu đầy ơn phúc " . (Trong tiếng Anh ta vẫn nghe những lời cầu nguyện quen thuộc như sau:
“And may we be open to Thy all-loving Grace Which cleanses us of all imbalances and impurities, As we also open ourselves to be a channel of Thy all-loving Grace for others.” (Rev. Simeon Nartoomid)
“God poured his loving Grace and Mercy upon us.”
“May our Dear Lord Bless you, and Surround you with His Loving Grace.”)
6) Cùng hát lại hai bài hát trên.
Chị Mai à,
a) Bây giờ mời chị đọc lại cả bài ”Đền Tạ Trái Tim Mẹ” với em nhé .
Lạy Mẹ Fatima, Mẹ nỉ non bao lần. Tội gian trần để phiền cho Trái Tim Mẹ. Lòng Mẹ thương bao la, tình ái ân vô ngần. Con dâng mình đền thay tội lỗi muôn dân.
Câu điệp khúc tác giả cầu xin với Mẹ Fatima, nhắc lại lời Mẹ nói ngày xưa: vì chúng con không nghe lời Mẹ dặn là phải ăn năn hối cải, nên con đã làm cho Mẹ buồn "phiền". Chữ "phiền" ở đây tác giả nói rất nhỏ nhẹ, như một đứa con đang bấu víu áo Đức Mẹ. Vì tình thương bao la trọn vẹn của Mẹ, luôn đầy tràn ân sủng của Chúa, con xin dâng mình con, để đền thay tội lỗi chung cho mọi người. Ta thấy tác giả rất khôn khéo theo kiểu cù cưa của ông Abraham, là không phải con xin cho con thôi, mà còn cho nhiều người khác nữa .
Câu 1 có nghĩa: Con xin hứa luôn nhớ lời Mẹ dạy, dù bất cứ hiểm nguy gì ngăn trở, con sẽ sống chết với Mẹ . (Đây là một thái độ thật dứt khoát !)
Câu 2: Cầu nguyện xin Mẹ cũng thương những anh em không biết đường về với Mẹ nữa . (Thể hiện đức bác ái .)
Câu 3: Tác giả muốn xác quyết một lần nữa với Mẹ là con "chừa" thật rồi . Theo kiểu "Mom, I am very sorry . I did not listen to you . Please forgive me ! " , con không xin gì nữa đâu, chỉ muốn nhìn Mẹ đợi câu trả lời của Mẹ thôi .
Hình ảnh này, chắc chị Mai sẽ liên tưởng đến ngay một người Mẹ có đứa con phạm lỗi, nhưng thật dễ thương, đang năn nỉ xin mẹ nó tha thứ: Please, Mommy, please !!!!
"Mắt con trông lên Mẹ yêu âm thầm nhìn Mẹ thôi ."
Thử hỏi, làm sao một người mẹ trần gian nào có thể từ chối lời van xin của đứa con mình được !
Nếu ta thay đổi hai chữ đó sang chữ "ủi an" thì cũng chả có ý nghĩa gì cho bài hát cả, nếu không muốn nói là đã đi sai ý chính của tác giả hoàn toàn rồi . Tôi cũng thấy có nơi đã đổi là "xót thương" thì cũng đồng âm với dấu nhạc, nhưng cũng đã mang một tâm tình hoàn toàn khác rồi, không còn là ý nghĩa nguyên thủy thật tuyệt vời của Lm Nguyễn Khắc Tuần muốn diễn tả nữa . Đó chính là lý do tại sao bài hát này gần nửa thế kỷ nay, vẫn còn phổ thông với những tâm hồn luôn có lòng sùng kính Đức Mẹ .
b) Hoặc như ta thử nối kết toàn bài hát Phút Cầu Xin của tác giả Hùng Lân có những cụm từ như "anh em chúng con", "tìm Chúa trong nguồn yêu thương", "hy sinh với bao tình thương , ..." với ý chính của bài, ta sẽ nhận thấy một ý nghĩa thật sâu xa mà nhạc sĩ đang muốn đạt tới .
Đây là bài hát nhạc sĩ Hùng Lân sáng tác trong tâm tình của những người anh em chủng sinh đang tu trì, đồng lý tưởng, cùng đến bên Chúa là nguồn yêu thương vô vàn để xin ơn Chúa: 1) cho được kính tin sống vui lòng Chúa và yêu thương anh em . 2) Cho mọi người quay về với Chúa và cho những người khao khát hòa bình được bình an . Ôi, bài hát cầu nguyện tuy rất đơn sơ nhưng đã gói trọn cốt tủy giáo lý, thần học của đạo Công Giáo chúng ta . Vì vậy, ta đã không lạ gì, cho đến nay, cũng chưa thấy tài liệu hay bằng chứng nào là trước khi lìa trần năm 1986, nhạc sĩ Hùng Lân đã có ý định muốn sửa lại hai chữ "ái ân" trong bài "Phút Cầu Xin" của nhạc sĩ đã viết cả.
Bởi thế, ta chỉ có thể kết luận là chữ ái ân trong nhà đạo đã và đang có một ý nghĩa riêng biệt, đạo đức và rất thánh thiện . Những tư tưởng về yêu đương theo kiểu người đời chỉ là do những người đọc quá nhiều sách vở, "quá từ chương", chỉ biết mở tự điển, tìm mâu thuẫn để phê bình, cũng giống như vị nào đó trong "Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh" đã chỉ theo tự điển mà đặt lại vấn đề hai chữ Tạo Vật trong bài hát của nhạc sĩ Phanxicô .
Cái khó của chúng ta là đạo Công Giáo chúng ta chưa có một cuốn tự điển Công Giáo bằng tiếng Việt chính thức theo kiểu Hàn Lâm Viện, được mọi người có thẩm quyền và kiến thức chuyên môn công nhận, để ta có thể xác quyết về những tiếng và ý nghĩa được dùng hay không được dùng trong đạo Công Giáo. Vì ngày nay cũng còn rất nhiều những chữ "không rõ nghĩa" như thế .
7) Xin một lần nữa: định nghĩa Tình Yêu .
Nhạc sĩ Phanxicô đã trình bày phần nào trong bài nghiên cứu rất sâu xa và xúc tích về sự hình thành của những chữ dùng trong nhà đạo. Chúng ta cũng có thể mượn một giả thuyết của anh ở trang 2, là có những chữ ngoài đời dùng khác với trong đạo, và ngược lại có nhiều chữ dùng trong đạo, người ngoài đời cũng không hiểu gì. Ví dụ như chữ mà anh Phanxicô đã đưa ra là "Vì công nghiệp Đức Bà Maria ... " . Chữ "công nghiệp" ở ngoài đời vẫn hiểu theo nghĩa của chữ ... industry . Trong đạo chúng ta hiểu là "công trạng". Hoặc chữ "tử đạo" ta vẫn hiểu là "chết vì đạo" . Người đời chỉ biết nghĩa chữ đó là "con đường chết" cũng giống như "tử địa" là vùng đất vào đó chỉ có chết .
Hơn thế nữa, nếu ta cứ suy nghĩ theo kiểu "giết tự" của ông Trà Lũ trong bài viết: "Lời Hát Nhà Thờ" thì chắc ngôn ngữ nhà đạo của chúng ta phải thay đổi ... gần hết . http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1245
Ở trên, chúng ta vừa nhắc đến một chữ khác rất thông thường mà ta vẫn dùng trong ngôn ngữ hằng ngày và trong nhà đạo là chữ "yêu" (đồng nghĩa với chữ "ái" của tiếng Hán .)
Ví dụ: Xin xem lại bài hát rất đơn sơ "Con Yêu Chúa" của Linh Mục Tiến Dũng .
Lạy Chúa con "yêu" Chúa, Chúa đã "yêu" con trước . Lạy Chúa con "yêu" Chúa, Chúa lòng con mơ ước . Xin cho con bác ái để con sống vị tha, "Yêu" Chúa là tất cả, ngoài ra chỉ phù hoa .
Trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta từ thời rất xa xưa đến bây giờ, chữ "yêu" mang rất nhiều ý nghĩa tùy theo "kiểu nói" và "lúc nói" :
"Anh yêu em . Em yêu anh . " Đó là một sự diễn tả rất thâm mật, rất tình tứ của hai người nam nữ yêu nhau, nhiều khi cũng mang đầy ý nghĩa xác thịt.
" Thưa cha, chúng nó đã lỡ "yêu" nhau rồi ." Bà mẹ vừa run vừa trình với cha sở như thế để xin ngài làm đám cưới ... vội cho con .
Cũng một chữ "yêu" đó mà sao khi ngày gần làm phép cưới, cha sở lại hoan hỷ hỏi lại đôi tân hôn: anh chị có thật tình "yêu" nhau mà không bị ai ép buộc không ?
Vì phạm vi giới hạn của diễn đàn tôi không dám chưng dẫn thêm những kiểu nói và ý nghĩa rất kinh khủng đã và đang được dùng ngoài đời .
Vậy, tại sao không ai đặt thành vấn đề chữ "yêu" này trong ngôn ngữ của thánh kinh, của phụng vụ hoặc thánh nhạc ? Thưa vì chắc chắn trong nhà đạo ta ai cũng hiểu cái ý nghĩa cao đẹp, thánh thiện và trong sạch của chữ "yêu" đó .
Một ví dụ những chữ khác như "hiến thân, dâng hiến, ..." dùng trong nhà đạo cũng có nghĩa khác hẳn với chữ "hiến thân, dâng hiến, ... " dùng trong văn chương chữ viết hay đối thoại ngoài đời .
Đó là nói chuyện dùng chữ . Còn vấn đề những hình ảnh và ý tưởng trong bài hát thì sao ? Nói thật đây cũng là vấn đề mà nhiều khi nghĩ tới ta cũng rất ái ngại . Nếu các bạn có giờ, xin hãy đọc lại lời của những bài hát lấy ý tưởng từ sách Diễm ca rồi viết cho đám cưới xem sao ? Nó còn gợi hình và gợi cảm gấp mấy những bài hát ngoài đời nữa . Nói thật, nếu chúng ta không "lấy đức tin bù lại" thì cũng chả bao giờ dám hát nó trong nhà thờ .
Bạn không tin ư ? Đây tôi xin chép lại nguyên văn bài Diễm Ca của Lm Vinh Hạnh, viết cùng thời với Lm Nguyễn Khắc Tuần và nhạc sĩ Hùng Lân:
Hỡi bạn hiền của lòng ta, người đẹp xinh và trinh khiết, người không vương vấn ô tì . Người đẹp xinh, người không vương vấn ô tì . Từ Li-ba-nô người hãy đứng lên, người hãy đến cùng Ta, hỡi bạn hiền của lòng Ta . ...... Đứng lên bạn hiền ơi ! Hỡi người kiều diễm, hỡi người hãy đến . Tiếng người dịu êm, mắt người trong sáng . Môi người nhỏ mật ong, lưỡi người ấy chính nguồn mật ong , mùi thơm đầu người thơm, thơm hơn các thứ hương rừng .
Đó là điệu nhạc tiền chiến đấy. Dưới đây là bài Diễm Tình Ca số 1 theo nhạc xập xình slow - fox tân thời của cha Thành Tâm:
Người yêu của tôi, tiết đông qua rồi . Mùa xuân đang tới, gió xuân đón mời . Người tôi yêu ơi, đến mau người hỡi . Chim hót líu lo kìa . Người đang ở đâu ?
1) Ngài đang nhìn đó với anh mắt vương sầu nhớ cất tiếng hát đêm tưng đêm, cho cô đơn nghe buồn thêm . .........
Hoặc như một sáng tác mới đây nhất của Lm Ân Đức : Hát Trên Đỉnh Đồi
Đưa con lên núi í a lên đồi, riêng con với Chúa ta ngồi mà nhìn nhau . Ngắm nhìn nhan Chúa thật lâu, rồi dìu con bước vào sâu trong Ngài . Ta lên, lên tận đỉnh đoài, ta vào động đá tạc lời nước non . Con nhìn Chúa . Chúa nhìn con . Ta cùng sẻ ngọt chia ngon đủ điều .
Con xin và Chúa sẽ chiều, tỏ cho con hết những điều mà con mong . Con thì dâng Chúa cõi lòng, Đáp tình Chúa đổ máu hồng mà thương con . Gió về gió thổi trên non . Đê mê câu hát sắt son khối tình . Giữa trời trong, giữa đêm trinh, Lửa về lửa cháy, luyện tình mà cho thơm .
Nếu những người không quen với điển tích trong đạo, chắc chắn đã cho đây là những bài hát ủy mị, đầy những hình ảnh khêu gợi, trần tục .
8) Vậy thì vấn đề ta cần phải hỏi lại là:
"Người hát phải hiểu đúng tâm tình của nhạc sĩ khi viết nhạc hay bắt nhạc sĩ phải sửa lại lời cho đúng với tâm tình của người hát ? " Kết luận:
1) Một bản nhạc phải được coi là một tác phẩm nghệ thuật . Và nếu là một tác phẩm thì ta phải tôn trọng yếu tố văn chương, ngôn ngữ hoàn cảnh sáng tác và dụng ý của tác giả . Ngay đến một cuốn sách trong Thánh Kinh, như Diễm Ca (The Song of Songs) mà Giáo Hội vẫn còn tôn trọng và giữ lại nguyên bản huống chi là những tác phẩm tầm thường của những tác giả muốn đóng góp công lao của mình để tiếp tục chương trình sáng tạo của Thiên Chúa . Những Thánh ca này đã được Giáo Hội và cộng đoàn dân Chúa chấp nhận, đã gắn liền với hoàn cảnh và thời gian của đất nước từ lâu thì hãy tôn trọng như một tác phẩm nguyên thủy. Một bản nhạc nghệ thuật cũng như là một bức tranh, một bức tượng điêu khắc gắn liền với thời gian, không gian và lịch sử hình thành của nó. Nó không phải là một kế hoạch (plan), một chương trình tổ chức (schedule), hay một phần mềm software để mà ta có thể nay thay mai đổi cho nó hợp với hoàn cảnh hoặc thị hiếu .
2) Mình tin tưởng là khi Lm Tiến Dũng "thay đổi" lại lời hay nhạc của những nhạc sĩ khác là ngài đã chỉ làm trong tinh thần học hỏi của học đường . Theo truyền thống của nền giáo dục Tây Phương mà ngài đã được hấp thụ, sự tự do diễn tả (Freedom of expression) của học đường rất quan trọng . Chắc chắn là ngài đã "sửa đổi" chỉ là muốn nêu ra những gì người học trò nên làm hay nên tránh để học hỏi mà thôi . Tôi không tin là ngài đã sửa lại lời của các nhạc sĩ khác như bài Trên Con Đường Về Quê của Nguyễn Khắc Xuyên, hoặc bài Đền Tạ Trái Tim Mẹ của Lm Nguyễn Khắc Tuần và rất nhiều bài khác nữa, để chứng tỏ là mình ... hay hơn, giỏi hơn hay đúng hơn người khác.
Bởi thế là những học trò trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta cũng phải rất dè dặt trong việc trích lại lời nói hay sách vở của ngài đã in. Ngài in sách để dạy học hay cho học trò làm bài tập thì rất khác xa với việc ngài in sách để mà phổ biến, cho đây là tiếng nói chính thức của Ủy Ban Thánh Nhạc muốn mọi người phải theo.
Cám ơn chị Mai đã có thắc mắc . Cám ơn anh Trần Đại Phước đã có "thuốc mồi" cho em ... "nổ" anh tí . Xin anh ái tha cho em nhá.
Trần Trùng Trục |
maitran2020 |
Posted - 02/22/08 : 07:13 Xin cám ơn anh Phước nhiều lắm. Xin Chúa chúc lành cho anh Phước và gia đình |
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/20/08 : 07:24 Bài hoà âm của Cha TD ông cụ và mấy anh em trong nhà hơn 30 năm trước vẫn thường hát nên anh còn nhớ rõ Cha chỉ sửa 2 chữ đó thôi, nghĩa là thành ra "tình ủi an". Để vậy anh thấy cũng không sao, nhưng nếu Mai cảm thấy thích "nguồn ủi an" hơn thì cứ dùng thế trong phạm vi riêng tư thôi. Cứ nhớ rằng các cụ ngày ấy tuy sửa nhau nhưng họ in thành sách hẳn hoi, nghĩa là chắc chắn phải đã có phép tắc, còn mình có nhân dịp "đã sửa 2 chữ thôi thì sửa thêm chữ nữa cho nghe thuận tai hơn" thì vẫn là chưa chính thức.
Anh gửi lời thăm bố mẹ, Hiền, Hùng, nếu Mai có dịp về thăm nhà nhé. |
maitran2020 |
Posted - 02/19/08 : 21:49 Xin cám ơn anh Phước đã giải thích giùm. Đúng là ngôn ngữ luôn tiến hóa theo thời gian, có nhiều chữ thế hệ trước dùng được nhưng thế hệ sau lại không dám dùng nữa. Ngay trong Anh ngữ cũng thế, chữ "gay" ngày xưa không có mang thêm một ý nghĩa đặc biệt như ngày hôm nay, để đến nỗi người dùng nó cũng phải thận trọng, e dè.
Tiện đây cũng xin hỏi thêm anh Phước một tị, khi cha Tiến Dũng chuyển hai chữ ấy thành hai chữ "ủi an", ngài có dùng luôn cụm chữ "tình ủi an" hay chuyển hết thành "nguồn ủi an", bởi em thấy ít có người dùng cụm chữ "tình ủi an". Theo ý anh Phước thì anh Phước thấy thế nào?
Kính,
Mai
|
TranDaiPhuoc |
Posted - 02/18/08 : 23:07 Mai mến,
Có lẽ nghĩa chữ "ái ân" ngày trước không nghiêng nhiều về tình yêu thể xác, nam nữ, nên các nhạc sỹ thánh ca lúc đó hay dùng mà không ngờ rằng thế hệ sau sẽ cảm thấy ngần ngại khi hát đến. Do đó như thường lệ, chúng ta có thể thay đi nhưng không nên vì thế mà trách người xưa.
Cũng may, Cha Tiến Dũng có lần hoà âm bài này (2 bè thôi, nhưng là đối âm khá độc đáo) đã tiện bút chuyển thành "ủi an" nên chúng ta có được một sửa đổi coi như chính thức từ một vị có uy tín, từng làm việc trong Uỷ Ban Thánh Nhạc để nếu cần chúng ta có thể lấy đó mà dùng.
|
|
|