Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Bộ Lễ
 Xin hỏi ý kiến về Bộ lễ của Nguyễn Văn Trinh

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
ngduyhoang Posted - 11/10/05 : 15:33
Thưa quý anh chị em,

Tôi đi lễ nhiều nhà thờ vẫn thấy bộ lễ của Nguyễn Văn Trinh đang được sử dụng rất phổ biến. Tôi đã nghe nhiều thông tin khác nhau cho rằng bộ lễ này không phù hợp với phụng vụ, vì thế không nên hay không được sử dung. Tuy nhiên, trong cuốn "Thanh Ca Việt Nam" thì bộ lễ này vẫn xuất hiện, nên nhiều ca đoàn vẫn sử dung. Cũng có ý kiến cho rằng vì bộ lễ này quen thuộc nên dễ dàng cho giáo dân hát theo. Những anh chị em nào trong diễn đàn thông hiểu về vấn đề xin cho tôi ý kiến để tôi rút kinh nghiệm trong việc sử dụng hay không sử dụng bộ lễ này. Xin cám ơn. Và chúc mọi người sức khỏe.

NDH

8   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
ktnwin Posted - 11/29/05 : 15:05
Đồng ý vơi bạn HungTheTruong, một nhà thờ ở SJ có 3 Thánh Lễ VN, mỗi ca đoàn hát một bộ lễ khác nhau (NVT, Cát Minh, và 1 bộ tự sáng tác, không ở đâu có !!!) Các cha khách rất là lúng túng khi phải xướng kinh Vinh Danh hoặc câu hát sau khi dâng rượu Thánh .




HungTheTruong Posted - 11/15/05 : 06:45
Cac anh chi than men,
Du chung ta dong y hay khong dong y thi cung khong nen len an bo le nay khen bo le kia. Toi khong phai ca truong cung khong phai la ca vien, nhung toi thay chung ta khong dong y voi bo TDVD, sau do moi ca truong lai tu viet ra mot bo le moi. Toi o San Jose di le nghe rat nhieu bo le khac nhau. Moi lan co cha khach den lam le thi khong biet phai xuong lam sao. Bo le saraphim cac anh chi de nghi dung trong phung vu, nhung lai viet bang cung thu, nen am dieu khong may gi la vinh danh lam. Day chi la mot y kien cua mot giao dan di nha tho thoi.
HungTrung

hanpham Posted - 11/14/05 : 06:38
Đã gần 30 năm từ ngày bộ lễ Ta Đi Vào Đời 3 ra đời mà chúng ta vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết vấn đề. Cha Trinh không có thông báo nào về bộ lễ này cả và ngay cả HĐ Thánh Nhạc VN cũng không tuốt. Có Ca Trưởng rất mạnh miệng nói là bên VN đã cấm hát bộ lễ này nhưng khi hỏi là bằng chứng đâu ? thông tư đâu ? thì lại bí lù. Chỉ dựa vào một số bài viết cá nhân, một số quyết định của cha sở địa phương mà cho là đó là quyết định chung thì quả là lỗi phép công bằng cho tác giả. Văn bản duy nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ là bộ lễ TĐVĐ 3 "sai" là thông báo về bộ lễ đòi hỏi là phải hoàn toàn chính xác với lời kinh. Giá mà Ủy Ban Thánh Nhạc "chịu khó" list luôn các bộ lễ "sai" thì mọi chuyện đã dễ rồi. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu ngầm là vấn đề tế nhị thôi.

Mỗi ngày thì các phê bình về bộ lễ TDVĐ 3 lại thêm "severe" tuy nhiên chúng ta thử phân tích trên khía cạnh bài Phúc Âm ngày hôm qua (11/13/05) để xem coi tình hình chung là thế nào ?

- Chúng ta mừng vì LM Nguyễn Văn Trinh đã biết xử dụng đồng bạc Chúa cho để làm ra bộ lễ TĐVĐ 3 này. Vào thời điểm năm 1976 mà sáng tác nhạc Chúa thì đã là can đảm lắm rồi vì láng tráng là đi cải tạo như chơi. Tuy nhiên cái không khôn ngoan của cha là quên đi bản văn lời kinh cho nên bộ lễ không chính xác.

- Chúng ta mừng là chúng ta có những Ca Trưởng đã tập hát cho ca đoàn "xập xình" bộ lễ này. Những Ca Trưởng đó cũng đã biết sử dụng nén bạc Chúa cho trong việc tập tành và phối khí bộ lễ cho ca đoàn và cộng đoàn. Tuy nhiên cái không khôn ngoan của các Ca Trưởng ở đây là đã chọn hình thức âm nhạc dễ bị hiểu lầm nhất, hay là mình không có đủ khả năng để control để ca tụng Chúa.

- Chúng ta mừng vì Ủy Ban Thánh Nhạc VN đã có ra các thông báo ngõ hầu làm sáng tỏ việc phụng vụ thánh nhạc. Các vị đó đã biết sử dụng nén bạc Chúa cho để cho mọi người thấy cái hay, cái đúng trong vấn đề phụng vụ. Tuy nhiên cái không khôn ngoan là đã không mạnh dạn list luôn các bộ lễ, bài hát ... nổi tiếng nhưng đi sai phụng vụ để mọi người có thể noi theo.

- Và bây giờ là các bài viết phê bình về bộ lễ này của quí cha và chúng ta. Chúng ta mừng là mọi người đã biết sử dụng nén bạc Chúa cho để chia sẻ tư tưởng, suy tư đến cho mọi người.

Tuy nhiên một việc hiển nhiên là việc bộ lễ TĐVĐ 3 rất là popular. Mình đã từng khẳng định là bộ lễ này chắc chắn nằm trong top 5 của các bộ lễ được sử dụng nhiều nhất. Thay đổi bộ lễ "nặng ký" như vậy không phải là chuyện dễ.

Mình đã có mặt trong đêm cha Trinh giới thiệu bộ lễ này vào năm 1976 tại Tân Định. Trong ánh sáng hơi mờ ảo của phòng thánh lễ trên lầu 2 tại giáo xứ Tân Định, cha Trinh đã hát bộ lễ này cho giới trẻ nghe. Lúc đó trong tay cha chỉ có cây đàn guitar thùng. Mình bảo đảm là chẳng ai nghĩ đến chuyện "xập xình" cả. Âm nhạc của cha Trinh không phải là dễ hiểu hay dễ "xập xình". Chúng ta lấy thí dụ bài "Lạy Chiên Thiên Chúa" trong bộ lễ đó chẳng hạn. CĐ nào hát được bài đó cho ra và "xập xình" ? Hay là tất cả đều quay sang "mượn" bài "Chiên Thiên Chúa" của LM Thành Tâm cho ... dễ hát và dễ "xập xình". Còn nhiều bài hát khác nữa của cha Trinh mà ai đó "xập xình" nổi thì quả là nhân tài hiếm có.

"Xập xình" cũng có nhiều loại. Khi tôi tham dự thánh lễ với CĐ Phục Sinh tại Lincoln, Nebraska thì các bạn đó hát bộ lễ TĐVĐ 3 với bộ gõ điện tử. Xập xình ? Yes, of cours. Tuy nhiên họ hát rất hay và say xưa để chuyển từng câu từng chữ trong bộ lễ đến cho cộng đoàn. Mặt khác tôi đã thấy ca đoàn hát bộ lễ này với đàn guitar thùng. Xập xình ? No. Tuy nhiên the whole thing là disaster. Họ không biết là họ đang hát cái gì cả. Bộ lễ không những KHÔNG xập xình mà còn gây khó chịu cho người xem lễ. The bottom line là chúng ta phải biết mình biết ta trong khi ca hát hay trong khi "xập xình". Xập xình dẫu sao vẫn là chuyện không nên làm tuy nhiên nếu biết nghiên cứu thì chúng ta có thể cải tiến cái dở đó thành một cái hay cho phụng vụ. Điều này thì phải hỏi tới trình độ hiểu biết của giới Ca Trưởng chúng ta.

Một điều thú vị (or shameful) cho tôi là trong những năm làm Ca Trưởng cho CĐ Vào Đời của cha Trinh, tôi chẳng bao giờ đánh nhịp thành công bộ lễ TĐVĐ 3 cả. Tuy nhiên khi sang đây và làm Ca Trưởng tại giáo xứ thì tôi rất thành công trong việc điều khiển bộ lễ này. CĐ chúng tôi hát rất đàng hoàng, trang trọng, và đầy kỹ thuật để nâng tâm hồn cộng đoàn lên. Sau đó (sau 12 năm) cùng với cha Chánh Xứ, tôi cũng đã thành công trong việc thay đổi bộ lễ này. Chúng ta có thể thay đổi without warning với cộng đoàn và không care nếu họ cảm thấy bộ lễ mới có đủ sức hấp dẫn không. Tuy nhiên chúng tôi đã thăm dò rất cẩn thận để sáng tác bộ lễ mới với tầm vóc hay hơn bộ lễ TĐVĐ 3 và tôi có thể khẳng định là chúng tôi đã thành công. Bộ lễ mới đã được cộng đoàn đón nhận với tất cả sự thích thú. Ngày nay chúng tôi có thể hát lại bộ lễ TĐVĐ 3 with no problem, tuy nhiên các chúng tôi đã cảm thấy bộ lễ mới này đủ chín muồi để thay thế bộ lễ TĐVĐ 3 đó và cộng đoàn cũng không nói là "bộ lễ gì thấy mà ghê, không bằng bộ lễ cha Trinh".

Kết luận lại, tôi chỉ dùng chữ "không chính xác" để phê bình về bộ lễ TĐVĐ 3 và để cho các Ca Trưởng dùng sự khôn ngoan của mình để quyết định. Mặt khác làm gì thì làm, cộng đoàn xem lễ rất quan trọng. Họ rất là tinh tường khi nhận xét mọi sự. Họ có thể không hiểu deep down về phụng vụ nhưng họ hiểu được cái nào hay và cái nào không hay. Nếu cần thay đổi thì phải thay đổi cái hay hơn chứ hát đúng mà hát không hay thì cũng disaster như hát "xập xình" vậy. Thân.

Hãn Phạm
www.hanpham.com



Eric_Ha Posted - 11/13/05 : 21:32
Cám ơn anh Đỗ Vy Hạ dã clarify bộ lễ vào đời của NVT và TT. It is so obvious that we rather NOT use these bộ lệ


- "...Vậy bộ lễ do LM Nguyễn Văn Trinh dệt nhạc kể là đi xa với qui định của Thánh Bộ Phụng Tự, như Huấn Thị thứ ba viết: "Những bản văn Kinh thánh hay Phụng vụ đã có truyền thống lâu đời (kinh Vinh Danh, Lạy Chiên Thiên Chúa v.v...), những bản văn trình bày đức tin của Hội Thánh (như kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha), tất cả những bản văn đó phải được dịch cách trung thực và sẽ dệt nhạc trên các bản văn đó không được thay đổi gì" (đọc "Thắc Mắc Về Bộ Lễ" của LM Đỗ Xuân Quế ở http://www.catruong.com).

- "...Riêng hai bộ lễ của Nguyễn Văn Trinh và Thành Tâm đã đưa đến nhiều hiểu lầm cho giới trẻ, là làm sao thì làm, miễn là thành một bài hát để hát, và để ban nhạc tha hồ vung vít theo điệu SlowRock là được..." (xem "Âm Nhạc Trong Thánh Lễ" của LM Dao Kim ở http://www.nguoitinhuu.com/phungvu/amnhac.html).

Dường như chỉ có bấy nhiêu tài liệu liên quan đến hai Bộ lễ nói trên được phổ biến rộng rãi (còn tài liệu nào khác nữa không???). Đâu có thấy chỗ nào xác định một cách minh bạch rằng Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN ngăn cấm việc sử dụng hai Bộ lễ này!? Dầu vậy, qua những qui định và những chỉ dẫn cụ thể về việc sáng tác và cách sử dụng Bộ lễ của Ban Thánh Nhạc trong các Thông Cáo, qua những bài diễn giải các Thông Cáo đó của các tác giả Đỗ Xuân Quế, Kim Long, Nguyễn Duy, Dao Kim, Xuân Thảo..., chúng ta BẮT BUỘC PHẢI HIỂU rằng không nên dùng trong Phụng vụ, trong Thánh lễ những Bộ lễ nào không dệt nhạc theo đúng bản văn cố định của Ban Phụng Tự (trừ phi được Thẩm quyền địa phương cho phép sử dụng trong một vài Thánh lễ dành riêng nào đó - xem thêm "Thánh Ca Trong Phụng Vụ" của LM Kim Long, trang 58).



dovyha Posted - 11/13/05 : 11:49
Đề tài này đã được thảo luận nhiều trên diễn đàn. Mời các bạn tìm đọc đề mục "Chung quanh Bộ lễ" ở phần B4. Thánh Nhạc, trang 3:
http://www.calendi.com/thanhnhac/link.asp?TOPIC_ID=562
vunguyen Posted - 11/13/05 : 01:30
cac ban men,
Ban than toi cung muon biet ro ve nhung van de chung quanh ba cai bo le nay. Xin "gioi tham quyen" - "neu co" (ben xu My nay; toi khong ban ve ben Vietnam) cho biet chi tiet nhieu hon.
cam on nhieu,
Nguyen Anh Vu
Eric_Ha Posted - 11/12/05 : 18:10
Tôi cũng đồng ý với TramHuong và ngduyhoang, bộ lễ Vào Đời cúa Nguyễn Văn Trinh mang nặng tính cách "xập xình", không thích hợp với không khí trang nghiêm của nhà thờ. Anh Do Vy Ha có tin tức gì về việc cấm bộ lễ này hát trong nhà thờ không ?

Eric

TramHuong Posted - 11/10/05 : 20:44
Sở dĩ có nhiều cộng đoàn còn hát bộ lễ Ta Đi Vào Đời của NVT vì họ đã quen với nó từ cái thời nhạc xập xình Vào Đời chui ngược vào nhà thờ . Bộ lễ này không theo bản văn phụng vụ mà "phăng-tê-di" mây gió hơi nhiều (cứ thử so sánh Kinh Vinh Danh giữa hai văn bản là biết ngay thôi); thêm nữa, bộ lễ này dùng kỹ thuật phỏng tạo hơi ngô nghê rườm rà(thí dụ rõ nhất trong Tung Hô Tiền Tụng " Xin, xin kính chào, xin kính chào, chào Đấng, chào Đấng đang ngự đến ..."

Theo thiển ý của TH, thà dùng bộ lễ Seraphim của Gm Nguyễn Văn Hoà ai cũng biết, hoặc ca trưởng có thể tập cho cộng đoàn bộ lễ khác thì hay hơn . Còn nếu cộng đoàn không hát bộ lễ này, thì cũng đừng nên tập cho họ .

Còn nói về cuốn "Thánh Ca Việt Nam". Tôi không biết ai hoặc tổ chức nào in cuốn đó vì chẳng thấy cho biết xuất xứ và tên tuổi người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm (nghe nói của LDCGVN Hoa Kỳ, không biết có phải không). Dường như cộng đoàn VN nào cũng mua cuốn này với số lượng lớn . Xin lỗi nếu tôi nói thẳng rằng tôi thấy ban chủ trương của cuốn đó làm việc tắc trách, cẩu thả vì trong cuốn đó có rất nhiều lỗi in sai về nhạc, về lời, và cả tên tác giả . In ra một cuốn thánh ca với số lượng lớn bán cho các cộng đoàn mà làm ăn không chu đáo, không minh bạch làm tôi có ấn tượng người chịu trách nhiệm in ra chỉ chú trọng việc bán sách cho thật nhiều . Điều tệ hại ít người để ý là một khi sách đã in ra, những sai sót của nó sẽ còn nằm đó rất lâu, gây ngộ nhận, phân vân, bối rối cho những người tham khảo hoặc đối chiếu nó với những sách khác. Đa số những cuốn thánh ca trước nó lại hay hơn nó, mặc dầu nhiều khi người ta in ra với số lượng nhỏ dùng trong giáo xứ mà thôi .


Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05