Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Bộ Lễ
 Tìm Hiểu Lịch Sử Và Những Thay Đổi Trong Bộ Lễ, 3

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
Trantrungtruc Posted - 06/02/09 : 18:55
Kinh Tin Kính

Có thể nói, Kinh Tin Kính là kinh quan trọng trong nhất và dài nhất trong Bộ Lễ, vì nó không những bao gồm những điều một người Kitô hữu phải tin , mà còn là một công thức để mỗi lần chúng ta đọc, là chúng ta được liên kết với muôn người của mọi thời đại, ở mọi nơi khắp cùng bờ cõi trái đất .

Do đó, về phương diện lịch sử, Kinh Tin Kính chính là sợi giây liên kết các thế hệ trong đạo Công Giáo chúng ta với nhau: từ thời các thánh tông đồ, các thánh tổ phụ, đến triều đại các ĐGH, rồi tới chúng ta và con cháu sau này về sau. Đó chính là đức tin "tông truyền" mà chúng ta phải xác tín và thực hành . Trong thư thứ I Côrintô, thánh Phao Lô đã nói: " Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận ." (1 Cor 15:3) . Và các thánh tông đồ cũng đã khuyên mọi tín hữu hãy nắm giữ những truyền thống các vị đã dạy, và lưu truyền cho người sau. (2 Tim 2:15, 1 Tim 6:20) .

Kinh Thánh là Lời của Chúa .

Kinh Tin Kính là lời của Giáo Hội .

Và để cho dễ dàng đọc khi tuyên xưng, GH đã viết Kinh Tin Kính như là một công thức, có cơ cấu khẳng định rõ rệt, để tín hữu xác tín mỗi khi đọc . Cho nên, những tín điều trong Kinh Tin Kính này, đều liên hệ và nối khớp chặt chẽ với nhau, như những khớp xương trong một cơ thể, hoặc như những bộ phận làm việc của một guồng máy. Mỗi lần, dù khi chúng ta đọc chung trong Thánh Lễ hay đọc riêng một mình, chúng ta xác tín là chúng ta vẫn đang là người Công Giáo, vẫn là một phần tử của Giáo Hội phổ quát. Và qua biểu tượng tuyên xưng đó, chúng ta đang cùng đồng tâm, nhất trí với mọi thành phần khác trong cùng Hội Thánh .

Chính công thức Tuyên Xưng Đức Tin này, không những nối kết những ngừơi đang ở đời sống hiện tại này với nhau, mà còn liên kết chúng ta với những người của muôn năm trước. Chẳng hạn khi anh Đỗ Vy Hạ ở Texas, anh Tien Cao, LouisLong ở South Carolina, anh Peter ở California, anh Bách Việt, Duy Sinh ở Canada, anh Phanxicô, Thế Thông, Nguyễn Hùng Lân ở Việt Nam, anh Nam bên Đan Mạch hay chị Mỹ Hạnh, Ngọc Oanh bên Úc Châu, ... mỗi lần chúng ta đọc kinh Tin Kính, không những chúng ta liên kết với nhau trong đức tin, mà chúng ta còn được liên kết với các thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô, các thánh tử vì đạo, hoặc ngay đến các vị đang bị lưu đày khổ sai trong tù như cha Lý nữa, .... Chúng ta cũng được liên kết với anh chị em tín hữu thuộc GH Phương Đông, với các anh chị em GH Tin Lành, với tất cả những người cùng lấy Kinh Tin Kính này là biểu hiệu của đức tin và sự trung thành theo Chúa .

Suy nghĩ tới đây, chúng ta vừa cảm phục, vừa tự hào và cũng không khỏi ngạc nhiên là tại sao Kinh Tin Kính, với một công thức đơn sơ như thế, đã được đặt ra từ gần 2000 năm trước, bằng những cổ ngữ Hy Lạp, La Tinh đã chết, và trải qua biết bao thế kỷ, bao thời đại, bao nơi chốn mà vẫn còn có thể diễn tả một lòng tin chung của hàng tỉ tỉ người, trong nhiều nước, trong nhiều sắc tộc, trong nhiều nền văn minh khác nhau . Làm sao mà ý nghĩa và niềm tin vẫn còn là một như xưa, cho dù thời gian và hoàn cảnh đã không ngừng đổi thay .

Tới đây, chắc các bạn hiểu rõ thêm sự quan trọng của việc trung thành với những bản kinh của Bộ Lễ .

Phạm vi của bài viết này không cho phép chúng ta đi quá sâu về ý nghĩa và nội dung của Kinh Tin Kính này . Nếu các bạn muốn tham khảo thêm, xin đọc lại phần về đức tin trong Sách Giáo Lý, PHẦN THỨ NHẤT, từ điều 26 đến 1065 . [9]

Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một số “chuyện bên lề” có liên quan đến Kinh Tin Kính của Bộ Lễ .

Đố các bạn biết có bao nhiêu Kinh Tin Kính tất cả ?


Thưa có rất nhiều, nhưng ngày nay trong Phụng Vụ Thánh Lễ, GH chỉ chấp nhận có hai kinh. Đó là “Kinh Tin Kính Các Tông Đồ”Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea – Contanstinople . [10]

1) Kinh Tin Kính Các Tông Đồ


Tại sao được gọi là “của các tông đồ" ? Sách Giáo Lý Công Giáo có giải thích như sau:

“Gọi như thế vì bản này được xem như bản tóm lược trung thành đức tin của các Tông đồ... [và theo thánh Ambrôsiô] đây là tín biểu được bảo tồn trong Giáo Hội Rôma, nơi thánh Phêrô, thủ lãnh các tông đồ, đã đặt tông tòa và đã đem lại sự nhất trí trong toàn Hội Thánh”
(số 194).

Chuyện xưa kể rằng, sau ngày Chúa Thánh Thần đến, các tông đồ đầy tràn ơn Chúa và can đảm muốn chia nhau đi các nơi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh. Khi các ngài họp lại để cùng xác định niềm tin chung, thì 12 vị, mỗi người góp một câu làm thành Kinh Tin Kính này . Nếu ta đếm thì được đúng 12 câu hoặc 12 điều khoản trong Kinh Tin Kính. Thánh Thomas Aquinô thì lại chia kinh này thành 7 điểm liên quan đến thiên tính và 7 điểm liên quan đến nhân tính của Chúa Giêsu Kitô.

Nhưng cũng có một giả thuyết khác cho rằng, Kinh Tin Kính Các Tông Đồ chỉ được hoàn hảo từ thế kỷ 4 trong Công đồng Roma (năm 340). Bằng chứng xưa nhất còn lưu lại là trong một bài giảng của tu viện trưởng Pirminius (thế kỷ 8). Lúc đó Giáo hội Đông và Tây vẫn còn là một, và kinh này đã có nội dung giáo lý rút ra từ Kinh Tin Kính của Công Đồng chung Nicea. Trải qua bao thế hệ, bao thế kỷ, Kinh Tin Kính này vẫn không hề bị đổi thay.

“Miền Bắc chúng tôi” có thói quen đọc kinh này hơi khác một tí, là những chữ "tr" thì phát âm là " l ", ví dụ "Chúa Trời” đọc thành “Chúa Lời” . Tuyệt nhiên hình thức viết không hề bị thay đổi:

Tôi tin kính đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.


Có nhiều nhà giảng thuyết chú giải Kinh Tin Kính này theo kiểu hoạt cảnh 3 màn :

Màn 1 : TC tạo thành trời đất .

Màn 2: Con người “làm bể” chương trình của TC, nên Chúa Cha đã sai Chúa Con đến sửa lại .

Màn 3: Sau công cuộc cứu chuộc thì Chúa Giêsu về Trời, nhưng Ngài sai Chúa Thánh Thần đến, dùng Hội Thánh để dẫn con người về quê thật với Thiên Chúa.

(Hì hi, bào đảm đạo diễn Duy Sinh bên Canada đang có hứng thu thập bài hát để diễn hoạt cảnh này trong dịp lễ quan thày xứ đạo sắp tới .)

2) Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea – Contanstinople
.

Kinh này do Công Đồng Nicea đặt ra năm 325 để chống lại bè rối Aria và Công Đồng Constantinople bổ túc năm 381 cũng để chống lại bè rối Aria và Macedonia, đặc biệt là phần về Chúa thánh Thần . Bản gốc của Kinh Tin Kính này là bằng tiếng Hy Lạp và sau này dịch sang tiếng Latinh . Cũng chỉ vì chuyện chuyển ngữ này mà GH Đông Phương đã ly dị khỏi GH Tây Phương .

Đây là bản dịch mới của Kinh Tin Kính sang tiếng Việt Nam đã được Tòa Thánh chấp thuận cho xử dụng trong Thánh Lễ :

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,
Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,
được sinh ra mà không phải được tạo thành,
đồng bản thể với Đức Chúa Cha :
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,
thời quan Phongxiô Philatô;
Người chịu khổ hình và mai táng,
ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần
là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống,
Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra,
Người được phụng thờ
và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con:
Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.
[11]

Khi bản dịch này cho xử dụng ở Hoa Kỳ đầu năm 2007 [12], thì có nhiều nơi lại sầm xì, vì tin đồn là bản dịch này do “các thày” đại chủng viện bên Việt Nam dịch . Một người bạn có hỏi tôi về bản dịch mới này và khi đọc kỹ và so sánh với bản dịch cũ thì tôi cũng có một vài nhận xét thú vị . Trong phạm vi của trang diễn đàn này, tôi xin được chia sẻ một số những tài liệu đã nghiên cứu được cũng hay hay:

Chuyện kể 1:


Một câu đã được thay đổi trong bản dịch mới, gây nhiều chú ý, vì khi đọc khác với thói đã quen thì hơi ngập ngừng và ngọng miệng . Bản dịch trong kinh cũ đã có câu là:

Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phongxiô Philatô .


Bản dịch mới đã đổi lại là:

Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng,


Nói chung thì không có gì là hoàn toàn khác, chỉ có di chuyển chữ Phongxiô Philatô lên trước và phong cho ông này làm "quan" thôi . Người bạn đó nói với tôi là hình như kinh này dịch ... thiếu chữ, vì Chúa không có chết mà đã bị mai táng . Thật vậy, nếu ta có dịp đọc bản văn bằng tiếng Anh thì rõ ràng là có câu:

"For our sake he was crucified under Pontius Pilate; he suffered, died and was buried ."


Tìm lại các bản dịch bằng tiếng nước ngoài như tiếng Pháp và tiếng Đức cũng không nói đến chữ chết . Chỉ có bản tiếng Anh là nói rõ "he suffered, died and was buried ".

Như vậy chúng ta cũng không thể kết luận là “các thày” dịch sai được, trái lại dịch rất đúng với nguyên bản bằng tiếng La Tinh . Còn tại sao tiếng Anh lại có chữ này thì em ... chịu thua. Xin nhờ chị Mỹ Hạnh ở Úc Châu là chuyên viên dịch thuật trong dịp Ngày Giới Trẻ ở Úc Châu giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này .

Chuyện kể 2:


Nhưng cũng chỉ vì tìm đọc khá kỹ về câu bên trên này mà em lại khám phá thêm được một chi tiết lịch sử về "ông quan Phongxiô Philatô", hay nói theo kiểu đọc của nhà nước ta bây giờ là "đồng chí chính ủy Phóng xe ôm Phi la to".[13]

Chắc các bạn cũng thắc mắc như tôi là tại sao trong toàn Kinh Tin Kính chỉ có nêu lên ba tên riêng . Đó là Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và ... “đồng chí Phóng xe ôm Phi la to". Ông này là ai mà lại được nêu tên trong Kinh Tin Kính , đang khi đó các thánh Tông Đồ nhất là thánh Phêrô cầm đầu Hội Thánh lại không được nhắc đến ?

"Đồng chí công an Phóng xe ôm Phi la to" làm chánh ủy (procurator) những vùng Giuđêa, Samaria và Iđumea . Ông có nhiệm vụ bảo vệ an ninh toàn xứ Giuđêa từ năm 26 đến năm 36, dưới triều chủ tịch Tiberius (năm 14-37). Bộ tư lệnh của ông đặt tại Xaderea và chỉ có mặt tại thủ đô trong những ngày lễ lớn hoặc đi dẹp những vụ cầu nguyện như Thái Hà đòi nhà nước trả lại đất đai và tôn trọng tự do căn bản của dân chúng . Quân lính của ông khoảng 3500 công an chìm nổi, đa số là cán bộ nằm vùng tại địa phương .

Lịch sử nói rõ ông là người độc ác, "xử lý" người rất mau, rất thâm hiểm và lại có tài tham nhũng để nịnh hót bề trên, nên ông đã được tại chức đến 10 năm, trong khi đó nhiệm kỳ chỉ có 3 năm là phải đổi. Ông rất khôn khéo biết "làm ơn" cho hàng giáo sĩ quốc doanh và cho đàn em làm nội công trong các nhóm bè phái, đặc biệt là bè phái Saducêo .

Năm 37, theo định luật tự nhiên vắt chanh bỏ vỏ trong chính quyền, ông bị cách chức cho về hưu non. Không biết ông có bị đàn em của cấp trên thủ tiêu hay không vì sau đó lịch sử không nói đến công trạng hay thành tích nào khác của ông nữa. Ấy thế mà giáo hội Ethiopia phong cho ông là thánh tử vì đạo, mừng lễ ngày 25 tháng 7 hàng năm . Còn bên Chính Thống giáo phong cho bà xã của ông Claudia làm thánh. [14]

a) Vâng, "đồng chí công an Phóng xe ôm Phi la to" đã đóng một vai trò rất quan trọng trong Kinh Tin Kính của chúng ta. Ông là một chứng nhân lịch sử có ngày, tháng, năm, rõ ràng đồng thời với Chúa Giêsu Kitô, cũng là con người có thật trong lịch sử. Thiên Chúa đã xuống thế gian này làm một Người thực sự, bị tên Giuđa nằm vùng bán độ cho mấy giáo sĩ quốc doanh và đã bị "công an Phóng xe ôm Phi la to" kết án, bị khổ hình rồi bị đóng đinh chết trên cây thập giá. Chúng ta tuyên xưng tín điều này để chống lại những bè rối đánh phá GH. Họ cho Kitô hữu là những người chỉ tin vào huyền thoại, tin vào một nhân vật Giêsu trong truyện hoang đường, không có thật . Cả cho đến ngày nay, chủ thuyết cộng sản vô thần vẫn còn cho tôn giáo, nhất là Kitô Giáo, chỉ là chuyện hoang đường bịa đặt .

b) Vai trò của "đồng chí công an Phóng xe ôm Phi la to" còn làm nổi bật vai trò "chứng nhân trung thực" của Chúa Giêsu . Nhà chú giải Thánh Kinh O Cullman đã nói là: Nếu Philato tượng trưng cho nhà nước cầm quyền hà khắc với nhân dân, nhân danh an ninh quốc gia để mà bóp chết tự do và sự thật (đời cũng như đạo) thì chính Chúa Giêsu đã đúng thật là một lãnh tụ can đảm, không sợ chết, dám đứng ra bênh vực cho tự do và chân lý.[15]

(còn tiếp)

----------------------

Chú thích:


[9] Tham khảo sách Giáo Lý Công Giáo

[10] Phần chú thích trong Sách Lễ Roma, cho phép chủ tế muốn đọc Kinh Tin Kính nào cũng được .

[11] Tham khảo Sách Lễ Roma ,Nghi Thức Thánh Lễ . Trích Sách Lễ Rôma, năm 2002 . Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005 (Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006)

[12] Riêng trong lá thư Thông Cáo của Ủy Ban Phụng Tự thuộc HĐGM Hoa Kỳ không cho phép hát Kinh Tin Kính của Lm Hoài Đức như thói quen của nhiều người không biết vẫn làm.

[13] Tên riêng của ông bố mẹ gọi cho ông bằng tiếng La Tinh là Pilatus. Chữ Pontius có lẽ là tên họ, thuộc tộc Samnite . Tiếng Anh viết là Pontius Pilate, tiếng Pháp là Ponce Pilate, tiếng Đức là Pontius Pilatus, tiếng Spanish là Poncio Pilato, tiếng Việt đọc theo giọng bình dân "miền Bắc chúng tôi" là: “Phóng xe ôm Phi la to” . Ông làm quan (procurator) vừa có quyền hành thu thuế, vừa có công an bảo vệ giúp ông xử lý những vấn đề an ninh trật tự. Ông lại vừa là thẩm phán có toàn quyền kết tội và ra lệnh tử hình tội nhân . Đối với dân Do thái, ông tượng trưng cho vị toàn quyền của nhà nước Roma có quyền sinh tử nên nhiều người rất khiếp sợ . Đúng ra ông có nhiều quyền hành hơn đồng chí chính uỷ công an của nhà nước ta bây giờ. So sánh kiểu này chỉ xin hiểu theo nghĩa bóng.

[14]Trang web về Pontius Pilato, nick name "đồng chí công an Phóng xe ôm Phi la to”:

http://www.newadvent.org/cathen/12083c.htm

http://www.bible-history.com/empires/pilate.html

http://jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=312&letter=P&search=Pilate

[15] Tham khảo Kinh Tin Kính, trong "Hợp Tuyển Thần Học", Số 38 & 39, năm 2005, Chủ Ðề: Kinh Tin Kính, Chủ Biên: M. Nguyễn Thế Minh, S.J. Phụ Biên: F. Gomez Ngô Minh, S.J.

Trần Ngọc Đăng

[email protected]

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05