Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 ĐỆM ĐÀN TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
DoniSJ Posted - 03/13/05 : 12:37
ĐỆM ĐÀN TRONG NHÀ THỜ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Giữa cuộc đời thường nhật với bao hỗi bận tâm lo lắng chuyện cơm áo bạc tiền, con người thời nay gặp nhiều ray rứt băn khoăn, sóng gió, ồn ào và bon chen. Điều đó dễ khiến cho người ta trở nên chai lì và ít cảm nghiệm được những gì là tinh vi, tế nhị, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật và nói riêng Thánh Nhạc Phụng vụ.



Nếu rảo bước qua các nhà thờ trong Giáo phận vào các giờ lễ, chắc chắn nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Đúng là chuyện đàn hát trong nhà thờ còn có quá nhiều điều để nói … Nhưng người viết không dám góp ý bàn về tất cả, mà chỉ xin bàn riêng về vấn đề đệm đàn trong nhà thờ qua mấy điểm sau đây :

Đệm đàn các bài Thánh ca bằng trống phách nhịp điệu trong Thánh lễ có được không ?
Phải đệm đàn như thế nào mới đúng với đòi hỏi của Thánh nhạc phụng vụ ?
Tại sao có nhiều và rất nhiều bài Thánh ca không có Bản đệm đàn (Bđđ) ?

1. Đệm đàn các bài Thánh ca bằng trống phách nhịp điệu trong Thánh lễ có được không?

Theo thiển ý, nếu chơi đàn theo trống phách nhịp điệu thì phải đàn theo công thức. Theo công thức thì tiếng là tiện và tương đối dễ như “mì ăn liền” nhưng tầm thường. Tầm thường thì không xứng với Thánh nhạc, vì Thánh nhạc luôn đòi hỏi phải có một hình thức tốt đẹp và hoàn hảo (Bonitas formae). Như vậy, thiết tưởng không nên dùng trống phách nhịp điệu, dù là chơi “nhẹ nhẹ thôi”, cũng như không nên sử dụng các nút điệu của đàn organ điện tử như thông cáo số 1/94 của HĐGMVN đã nói; ấy là chưa kể đến khía cạnh tiêu cực của nhịp điệu tác động lên thân xác con người như thế nàọ Tuy nhiên, trong thông cáo cũng cho rằng có thể dùng các nút điệu của đàn organ điện tử trong các buổi tập hát để giúp cho ca đoàn giữ vững nhịp.

Gần đây, một vài nơi có mở các lớp học đàn gọi là “ĐỆM ĐÀN NHÀ THỜ”, với đủ các kiểu khuyến mãi như giảm giá bao nhiêu phần trăm cho người có giấy giới thiệu của cha sở, hoặc miễn phí cho những tu sĩ, rồi còn có cả những khoá học cấp tốc !… Khi tìm hiểu thì thấy rằng ở đó, người ta chỉ dạy cách sử dụng nhịp điệu bằng các nút tự động trên đàn organ điện tử hoặc bằng phím đàn rất sơ sài với vài hình thức trải dấu, rập dấu … Các nữ tu đến học các lớp này rất đông, và rồi cứ vậy đem về áp dụng trong các tu viện và các họ đạo mà không ai có ý kiến hay nhận xét gì.

Nhân tiện cũng xin nói về cây Dương cầm (Piano). Dương cầm là nhạc cụ phát ra tiếng nhạc bằng chiếc búa nỉ bổ vào dây kim khí, nên âm thanh của chúng không thể giữ lâu được như đàn organ. Vì thế, khi dùng đàn piano để đệm theo tiếng hát, người ta thường chỉ có hai kiểu chơi thích hợp nhất, đó là trải dấu và công thức nhịp điệu bằng những hợp âm rập dấụ Cả hai kiểu đều phải dùng đến cái gọi là công thức, nên không thích hợp để dùng trong nhà thờ theo đòi hỏi của Thánh nhạc chân chính..

2. Phải đệm đàn thế nào mới đúng với đòi hỏi của Thánh nhạc phụng vụ ?

Như đã nói, nhịp điệu và trải dấu thuộc về loại công thức; mà công thức thì tầm thường và không xứng hợp. Vậy xét theo chuyên môn và đòi hỏi của Thánh nhạc, khi đệm đàn trong nhà thờ không nên dùng hai hình thức này mới gọi là đúng và thích hợp.

Các ví dụ được trưng dẫn ở đây, xin phép được rút ra từ một nhạc đề duy nhất của linh mục Kim Long với bài hát “Lời chân thành”.

Các kỹ thuật muốn nói ở đây là:

*”Trải thảm” theo hình thức biệt lập, nghĩa là dòng ca của bài hát không nằm trong trong số các bè của Bđđ, dòng ca được ví như những con ong con bướm bay lượn trên thảm cỏ xanh lấy Bđđ làm nền :
*”Trải thảm “ theo hình thức thông thường, lúc đó dòng ca sẽ là một bè trong Bđđ; Khi là bè trên cùng của Bđđ:



Có khi là bè giữa của Bđđ:



Có khi là bè trầm của Bđđ:






Ý nghĩa “trải thảm” nói ở trên.

Ý nàyphát xuất từ chữ accompaniment, accompagnare hay accompagnement, tiếng Anh, Ý, Pháp đều có nghĩa là tháp tùng, là hộ tống, đi theo để yểm trợ. Nhưng người Đức lại gọi Bđđ là Bekleidung, nghĩa là mặc áọ Từ này xem ra thích hợp hơn, vì không những đóng đúng vai trò như nói ở chữ accompagnare mà còn mang ý nghĩa xác thực, bởi lẽ chiếc áo thường chỉ vừa cho người này mà ít vừa cho người kiạ Hơn nữa chiếc áo mà được thêu dệt công phu bằng kỹ thuật khéo léo thì khi mặc vào, áo sẽ càng thêm đẹp và lộng lẫy hơn. Độc giả sẽ thấy rõ điều này khi để ý xem hoặc nghe những tác phẩm của các bậc thày như Verdi, J.S.Bach, Mozart … Khi đó người ta sẽ thấy rằng Bđđ là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm.

Như vậy, hình thức đệm đàn biệt lập theo công thức nhịp điệu hay trải dấu là điều cực chẳng đã, một phần vì không xứng với Thánh nhạc, một phần vì không có gì là nghệ thuật cả. Vậy còn cách nàỏ Thưa, có thể dùng kỹ thuật mô phỏng nhạc đề bằng nhiều cách như : thu vắn nhạc đề, kéo dài nhạc đề, đảo lộn nhạc đề, cho nhạc đề đi giật lùi, hoặc lập lại nhạc đề ở bình diện khác, hoặc biến đổi nhịp điệu của đề …

Tất cả những chuyện này đều phải học mới làm được. Không học thì thật khó thực hiện mà cũng khó nói chuyện nữa.

Sau đây xin trưng dẫn một ví dụ về việc Bđđ mô phỏng nhạc đề ở bình diện khác và diễn tiến đồng thời với nhạc đề chính :



Từ những điều mới trình bày, tưởng có thể kết luận là đệm đàn theo kiểu nào cũng không nên theo ngẫu hứng và ứng biến theo trí tưởng tượng.

Khi đệm đàn, nhiều người hay chơi ngẫu hứng và ứng biến. Lối chới này là lối chơi nóng. Điều ấy chỉ hợp cho nhạc đờị Người Mỹ gọi là hot music. Muốn chơi theo lối này, người nghệ sĩ phải rất giỏi về kỹ thuật quảng diễn và khai thác nhạc đề. Đó là những kỹ thuật mà chỉ có trong bộ môn Đối âm (Contrario punto) và Tẩu pháp (Fuga).

Trái lại, muốn đệm đàn các bài Thánh ca trong Phụng vụ sao cho đúng thì phải viết Bđđ ra một cách cẩn thận, sao cho phù hợp với khả năng cây đàn và người chơi đàn, và cũng phải đúng các quy luật khách quan của kỹ thuật hoà âm, rồi còn phải tập dượt bản đàn thành thạo trước khi tập hát và ráp chung với ca đoàn. Đây là công việc rất đòi hỏi có thể làm nản lòng nhiều ngườị Nhưng nếu muốn là nhạc công chính hiệu của nhà thờ thì phải chấp nhận sự khổ công học hành và tập luyện này.

3.Tại sao có nhiều và rất nhiều bài Thánh ca không có Bản đệm đàn ?

Vì tác giả các bài hát đó chỉ viết theo lối ca khúc mà không nghĩ hay chưa nghĩ đến việc viết bản đệm đàn. Đàng khác, viết bản đệm đâu có dễ và không phải ai cũng viết được. …

Tiện đây cũng xin nói qua về việc viết hòa âm. Nếu bài hát đuợc viết hòa âm với những bè khác mà dành cho giọng người thì gọi là hoà âm cho hợp xướng. Nhưng nếu hoà âm những bè khác thêm vào được dành cho một hay nhiều thứ nhạc cụ, lúc đó ta gọi là viết hoà âm cho Bđđ. Cả hai việc này đều mang một ý nghĩa như chiếc áo khoác cho một đứa bé vừa mới sinh.

Tựu trung, vấn đề chính yếu vẫn là công việc của hoà âm; hoà âm sao cho dòng ca được làm cho nổi bật bằng những kỹ thuật như đã mô tả ở trên

Thế những ca khúc viết 2 bè hoặc 3 bè chuyển hành song song quãng 3 hay quãng 6 có phải là đã hoà âm rồi không?

Thưa không phải, hay nói chính xác hơn là “chưa phải”.



Trên thực tế, có rất nhiều bài ca thuộc loại này Trong hoà âm, người ta coi quãng 3 và quãng 6 là những quãng thuận không hoàn toàn (imperfetto), những quãng đồng âm, quãng 5 hoặc quãng 8 là những quãng thuận hoàn toàn (perfetto). Quãng thuận không hoàn toàn làm cho người nghe cảm thấy có cái gì như còn thiếu, hụt hẫng, và nhất là không có gì độc đáọ Trái lại, có những ca khúc thực sự là hoà âm 2 bè dưới hình thức Đối âm (contrario punto), nhưng với kỹ thuật tinh tế thì thật là tài tình, như bài “Trăm triệu lời ca” của ĐC Nguyễn Văn Hoà và LM. Tiến Dũng, tuy chỉ có 2 bè, nhưng với kỹ thuật của Luân Khúc (cànone) đã trở nên đầy đặn và rất có giá trị.

Cách đây không lâu, một người Hòa lan vừa là nhạc trưởng vừa là ca trưởng sang Việt Nam cùng với vợ làViệt kiềụ Sau khoảng một tuần lưu lại Sài-gòn tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ, ông đã phải thốt lên : “Các ca đoàn Việt Nam làm tôi hoảng sơ; người đánh đàn đã tra tấn và hành hạ lỗ tai tôi”!

Không cứ gì người nước ngoài này mà bất cứ ai được học hành và hiểu biết đôi chút về việc đàn hát trong nhà thờ cũng đều có cảm giác và phải kêu lên như thế. Nhưng con số những người này quả là còn ít ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong các nhà thơ, người ta đàn hát như thế và vẫn còn đàn hát như thế mãi, bao lâu chưa học và chưa hiểu.

Tiến-Linh


God Bless You
www.mautam.org/diendan


Edited by - donisj on 03/13/2005 12:38:57

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05