T O P I C R E V I E W |
pduong |
Posted - 01/04/06 : 07:38 VietCatholic News (04/01/2006)
VATICAN (ZENIT.org).- Một giáo sĩ tại Vatican cho biết hát Gregorian đã bị bỏ qua một cách bất công và chỗ đứng của nó trong sự sống Giáo Hội phải được phục hồi, một viên chức Vatican nói.
Đức Ông Valenti Miserachs Grau đã tuyên bố trongi một cuộc hợp mới đây do Bộ Bí Tích và Phụng tự tổ chức tại Vatican. Ngài là chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng về Âm Nhạc Thánh từ năm 1995. Là Nhạc sĩ Tây-Ban-Nha và đã sáng tác hơn 2.000 bài hát, Đức Ông cũng là giám đốc theo giáo luật của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả tại Roma.
Trong một ngày tại Vatican dành riêng cho việc hát, Đức Ông đã xin phục hồi hát Gregorian và đề nghị đó rất được tán thành. Có phải đó là dấu chỉ một sự đồng thuận trong việc phục hồi đó chăng, thưa Đức Ông?
Đức Ông Miserachs: Tôi thiết nghĩ điều này có nghĩa là có một dư luận chung trùng hợp về sự cần thiết phục hồi bài hát Latinh và Greogorian, là bài hát riêng của Giáo Hội. Hát Gregorian đã bị bỏ rơi và dành cho những phòng hoà nhạc và dành cho CD khi thấy thích hợp và khi phụng vụ cần đến.
Trong thế kỷ 21, Đức Ông có cho là hợp lý nếu âm nhạc Giáo Hội không chỉ là hát Gregorian mà thôi, chăng?
Đức Ông Miserachs: Tôi nghĩ rằng những sản phẩm âm nhạc mới, trong đa số trường hơp, không được học hay là không có khả năng mọc rễ trong truyền thống Giáo Hội, như vậy một cách tổng quát là kéo lê đến một sự nghèo nàn.
Điều không thể hiểu được, nhất là trong những xứ Latinh, là bài hát Latinh và Greogorian đã bị đẩy qua một bên trong vòng 40 năm nay.
Hát Latinh và Gregorian làm thành phần của truyền thống-và nó bị gạt bỏ. Không khác gì chặt đứt rễ.
Việc quên hát Greogorian đã tạo ra những điều kiện cho việc sản xuất những sản phẩm âm nhạc mới đôi khi không có đủ phẩm chất kỹ thuật. Những sản phẩm có phẩm chất có thể được sử dụng với Greogorian, thì tại sao lại không chứ?
Tại sao khả năng của người tín hữu để học những điệu hát Latinh, không được đánh giá thưa Đức Ông?
Đức Ông Miserachs: Người ta nghĩ rằng họ không có khả năng, nhưng điều này thì không đúng.
Trước đó, con người đã biết hát những bài hát cơ bản trong tiếng Latinh. Ngày nay, xem ra người ta cố gắng làm cho họ quên điều họ đã biết. Điều rõ ràng là chúng ta không thể đề nghị họ học toàn bộ tiết tấu (répertoire), chứa đựng trong 5.000 bản.
Trong khi hát phụng vu, cộng đồng không phải là chủ động duy nhất. Phải giữ một trật tự nào đó. Cộng Đoàn phải hát phần của họ và phần còn lại để cho ca đoàn, ca viên, ngưới hát thánh vịnh và dĩ nhiên cả vị chủ tế.
Muốn phát động trở lại để hát Gregorian trong cộng đồng, chúng ta có thể bắt đầu ghi nhớ đến kinh Lạy Cha, Vinh Danh, Thánh Thánh và Chiên Thiên Chúa.
Nếu họ được mời, cho họ dòng nhạc và được huấn kuyện thích nghi sau đó, thì cộng đoàn sẽ có thể hoàn toàn theo và hát những điệu hát Gregorian dễ, dầu đó là lần đầu tiên họ nghe những điệu đó.
Cũng như học vốn tiết mục bài hát Greogorian, thì cũng có thể học những bài hát khác trong sinh ngữ. Tôi có ý qui chiếu tới những bài hát giá trị ngoài tiết tấu Gregorian.
Vấn đề thánh nhạc trong Giáo Hội có được lưu ý đầy đủ không thưa Đức Ông?
Đức Ông Miserachs: Thực ra là không có. Có một thời chúng tôi đã nhấn mạnh về điểm này. Học viện chúng tôi làm việc này, nhưng đó chỉ là một thể chế hàn lâm, không phải là một cơ quan chuẩn hóa và như vậy không có quyền ăn nói trong những việc này. Một cơ quan Vatican là cần thiết để họ giám sát những vấn đề thánh nhạc.
Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng phương diện âm nhạc của những cử hành phụng vụ không thể để theo sự ứng biến hay là theo ý riêng của dân chúng. Nó phải được giáo phó cho một sự hướng dẫn có phối hợp và sự tôn trọng một số qui tắc. Những huấn thị thẩm quyền được chờ đợi và điều nay liên quan Giáo Hội tại Roma, tức là Tòa Thánh.
ĐÔ Nguyễn Quang Sách
|
|
|