T O P I C R E V I E W |
nam |
Posted - 03/21/06 : 17:24 Em có một thắc mắc mong các anh chị nào giúp em chia sẻ vấn đề này là nếu như một bài thánh ca được gửi đi để xin Imprimatur ví dụ gửi đi Mỹ, Roma hay Úc chẳng hạn thì sau khi đã được Imprimatur rồi thì bài hát đó có hiệu lực chỉ trong nước đã được ĐGM cho Imprimatur hay là có hiệu lực toàn cầu luôn?
Mong được chia sẻ của quý anh chị có kinh nghiệm trong lãnh vực này để em được học hỏi thêm.
Cám ơn các anh chị rất nhiều trước! |
17 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
NCHung |
Posted - 10/10/07 : 02:26 ACE thân mến,
Thực tình tôi không biết việc xin phép theo hệ thống VN lại khó khăn và trễ nải đến thế.!!!
Hôm qua tôi có nói chuyện với một bạn ỏ VN về chuyện này, họ cho biết thực sự việc xin Imprimatur ở VN là như các bạn đã kể, rất lâu và chán nản lắm. Tuy nhiên hình thức "tiền trảm hậu tấu" (cứ "chém", rồi trình sau) ở VN rất phổ thông và hình như giáo quyền cũng làm lơ cho qua giai đoạn hết sức phức tạp hiện nay. Tiền lệ này lan ra cả hải ngoại.
Nghe như thế, tôi nhớ khoảng 12 năm trước đây, trong bữa cơm gia đình mời DGM Nguyễn Văn Hòa (ngài đi công tác Caritas tai Norway), chúng tôi có dịp "xả" những ưu tư riêng về tình trạng mất qui củ trong nền thánh ca giáo hội VN thời hậu 75. Tôi nhớ mãi DGM thở dài và nói "Cứ để yên cho trăm hoa đua nở, rồi cũng đến lúc chủ vườn gom nhặt những bông hoa quí. Bây giờ chúng tôi còn biết bao chuyện phải làm..."
Khi nào chủ vườn sẽ làm việc ấy? Có Chúa biết! Điều trước mắt là GHCGVN chưa hề có một hệ thống lý thuyết thánh nhạc riêng cho mình. Vậy thì sẽ tuyển chọn theo tiêu chuẩn nào? Phép Imprimatur trễ nải có lẽ cũng là do mối lo âu này nơi các đấng bảo thủ, dè dặt??
Đầu tháng 10 vừa qua, tôi có viết một lời cầu nguyện ngắn gọn, chỉ 4 câu, 16 trường canh, bằng tiếng địa phương, để ca đoàn VN đóng góp hát trong thánh lễ Nauy (dâng lễ) phát động chuẩn bị Tuần lễ Phúc Âm Hòa của giáo xứ sở-tại (dĩ nhiên cha xứ kiểm duyệt và cho phép hát một lần trong thánh lễ này). Sau đó, vì giáo xứ muốn lấy ca khúc ấy làm ca khúc của Tuần Phúc Âm Hóa cho giáo xứ, cha xứ đã hỏi xin "bản quyền" của tôi, rồi gởi lên tòa giám mục kiểm duyệt...
Toi kể cho ACE nghe để thấy cái tôn ti trật tự của nguời. Mọi sự đều biết điều, gọn nhẹ...
NC Hùng
|
tranthe |
Posted - 10/09/07 : 12:21 Anh NCHung mến, ý kiến của tôi tuy có vẻ như đùa, nhưng qua đó tôi muốn đề nghị một lối thoát cho các ACE nghệ sỹ Thánh Ca khi sáng tác mà chờ impri lâu quá.
"Hoan hô anh hoangmusic một cái, hoan hô anh này, nào chúng ...". Ý của anh hoangmusic theo mình nghĩ, là ý hiện tại của nhiều ACE sáng tác Thánh nhạc đấy! Thử đặt câu hỏi: Nếu sáng tác xong rồi gởi đi xin Imprimatur, khi nào có mới đem ra hát thì chắc chắn là chúng ta không có cơ hội biết đến những bài hát tuyệt vời như "Bờ đá xanh tạ tội" hay "Tình Yêu Thiên Chúa" đâu! Thử nghĩ cho kỹ ta thấy các ĐGM cho phép các Linh Mục có quyền cho hát trong nhà thờ mình chịu trách nhiệm là đã thông cảm cho các ACE nhạc sỹ lắm rồi đấy, và cũng gián tiếp bật đèn xanh khuyến khích ACE đấy(ý riêng)! Ngoài ra hát Thánh Ca trong nhà thờ (ngoại trừ những bài phải đúng với bản văn phụng vụ) cũng chỉ là một hình thức cầu nguyện lớn tiếng và có cung điệu trầm bổng mà thôi(người tây phương nghe giáo dân VN đọc kinh, họ tưởng là mình hát!). Nếu cầu nguyện thì thầm thì tớ chẳng cần xin phép ai cả (hì hì..) nhưng nếu lớn tiếng thì phải hỏi người chịu trách nhiệm (cha xứ) một tiếng. Cuối cùng thì như cũng một ý với anh hoangmusic: "...viết ra vì để làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn". TranThe |
hoangmusic |
Posted - 10/09/07 : 09:38 ... Cha chủ tế cười cười bảo Chưa chuẩn ấn sao không đưa vao cha sở xem qua trước xem ý kiến của ngài thế nào rồi hẵng tập hát ( làm tôi khen nhỡ nhời ) cũng đâu có muộn đâu .
Trong ngày 3.9 vừa qua trong buổi hội thảo về Imp. cũng có ý kiến như vậy và phần nhiều các ca trưởng của các ca đoàn cũng đều làm theo cách đấy ( chỉ giới hạn trong phạm vi giáo xứ của cha sở mà thôi ) trong khi chờ đợi thủ tục IMP. có thể kéo dài vài ba năm thậm chí có thể tới 10 năm không chừng . Ngay như nhạc sĩ Thế Thông được cha Tiến Lộc mời phát biểu đầu tiên cũng nói điển hình về bài Tình Yêu Thiên Chúa : "tới giờ tôi cũng không biết là bài này đã được IMP. rồi hay chưa nữa" - nhưng đâu cũng hát , có dịp để hát được bài này thì ưu tiên phang ngay .
Xin kết thúc một câu chuyện giả tưởng về cha chủ sự nêu trên được coi như một sự khích lệ và an ủi những anh chị đã và đang sáng tác thánh ca ( trong đó có cả tôi nữa ) nhưng chưa có điều kiện để xin IMP. xin hãy tin tưởng một ngày nào đó những đứa con tinh thần của mình viết ra vì để làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn sẽ được chuẩn ấn với đủ các thứ Dấu - Thân mến - CTH |
NCHung |
Posted - 10/09/07 : 02:10 Hai bạn Tranthe và Hoangmusic bàn nghe hay lắm! Nhưng rất tiếc, luật thì vẫn cứ là luật. Điều quan trọng là những người bị luật chi phối có ý thức tôn trọng và giữ luật cho cẫn thận hay không. Luật đời mà không tuân giữ thì tùy theo phạm vi và mức độ dẫn đến hình phạt pháp định, có thể là phạt tiền,phạt tù... Còn luật đạo mà không giữ thì ôi thôi đâu có mất xu nào đâu...
1. Anh tranthe ơi! Anh rất nghệ sỹ, trẻ trung và phóng khoáng. Tuy nhiên, bên trong forum này, chúng ta cố gắng bổ khuyết lẫn cho nhau, để mọi người yêu thích và có trách vụ trong phạm vị phụng vụ thánh ca thăng tiến và hoàn thành sứ vụ lãnh nhận tự nguyện đúng theo đường hướng của giáo hội công giáo Roma, chứ không phải là một forum tham khảo hay nghiên cứu nhằm định hướng cho nền thánh nhạc của giáo hội.
Về điểm này, xin quí anh trong nhóm ADMIN vui lòng cho ý kiến.
2. De bo sung cho nhung gi toi viet hom qua, xin moi ACE doc nhung huong dan duoi day ma toi tim thay trong mot Web cong giao
(http://www.fisheaters.com/imprimatur.html)
Than men, NC Hung
"Imprimi Potest," "Nihil Obstat," and "Imprimatur"
The Church, given teaching authority by Christ and as the conduit for fullness of Truth on this earth, has the obligation to preserve Her sheep from deviations from the Truth and to to guarantee them the "objective possibility of professing the true faith without error" (Catechism, No. 890). Because of this, the Bishops will look at books published by Catholics on Catholic matters in their dioceses, giving them their "okay" if nothing therein is found to be contrary to the Faith (relevant Canon Law: "Title IV: The Means of Social Communication," ¶ 822-832)
The procedure works like this: when a Catholic writes a book on faith, morals, theology, liturgy, books on prayer, editions of Sacred Scripture, etc., he will submit his manuscript to his diocese's Censor. If the Censor finds no problem with it, he will give it his stamp, which reads "Nihil Obstat," or "nothing stands in the way." He then sends it to the Bishop for his review. If the Bishop finds nothing objectionable, he gives the book his "Imprimatur" which means, "let it be printed."
If the Catholic writing the book is a member of a religious order, the manuscript is first sent to his religious superior before it is sent to the Censor and Bishop. If the religious superior finds no impediment to publication, he will give the book his stamp of "Imprimi Potest," which means "it can be printed."
Nowadays, after the Imprimatur, you might see these words: The "Nihil Obstat" and "Imprimatur" are official declarations that a book or pamphlet is free of doctrinal or moral error. No implication is contained therein that those who have granted the Nihil Obstat and the Imprimatur agree with the content, opinions or statements expressed.
Please know that the presence of an Imprimatur does not mean that a book is an official text of the Church. It doesn't make the book the equivalent of an encyclical, say. It's not the approval of the work by the Pope or a dogmatic Council, and it's not a stamp of infallibility. It doesn't even mean that everything in the book is accurate, only that there is nothing in it that contradicts Catholic dogma. But, while occasionally a book sneaks through and its Imprimatur later recalled, this procedure is an important way for Catholics to increase their chances of staying error-free with regard to doctrine. Sadly, because of the triumph of modernsists and liberals in the human aspect of the Church since the Second Vatican Council, books which could well contain a watered-down theology, a warped view of History, etc. now do receive the "Imprimatur."
Bottom line: When buying books on religious and spiritual matters, seek out those books written before Vatican II and which have the "Imprimatur," or those books which are known to be written by solidly orthodox traditional Catholics. Otherwise, be wary and take the book with a grain of salt. And, always, if you come across a book that says horrific things about the Church, Her teachings, or Her history, read the traditional Catholic point of view and dig up objective resources. There's a lot of lying going on out there, folks.
|
hoangmusic |
Posted - 10/08/07 : 19:07 Giả sử rằng ca đoàn vẫn hát những bài bình thường đã được impri nhưng bất chợt một ngày nào đó nổi hứng tập một bài chưa được Imp. nhưng có âm hưởng thánh ca truyền thống với ca từ chuẩn mực không thể lẫn lộn khi lên cao xuống thấp và một trình độ diễn tấu tuyệt vời làm rung động cả nhà thờ và cha chủ tế - lễ xong cha chủ tế vào thăm ca đoàn và khen hôm nay hát hay quá - ca trưởng rụt rè báo cáo dạ thưa bài này chưa được chuẩn ấn - ý kiến của cha sẽ như thế nào nhỉ ? |
tranthe |
Posted - 10/08/07 : 12:45 Bận rộn quá nhưng thấy đề tài này rất hay đối với những người yêu thích Thánh Nhạc, nên cũng bon chen tào lao với ACE cho vui. Thực ra cứ suy nghĩ cho kỹ, ca hát trong nhà thờ là để làm gì? Xin thưa là để thờ phượng Thiên Chúa. Tại sao ta cứ phải đặt vấn đề phải có phép tắc làm chi cho nó mệt, phải không? Trên nguyên tắc như anh Đỗ Vy Hạ nói, ăn thua là ông cha xứ có cho phép hay không thôi! Luật vua thua lệ làng mà lỵ! Còn như nếu thấy bài hát tự biên rồi tự diễn hay ơi là hay thì cứ việc post lên "đốt cơm(theo bác 3T) và dặn xóm làng trước khi hát nhớ hỏi qua cha xứ đã! Đơn giản thế thì thôi! Tóm lại sáng tác thì cứ việc sáng tác, còn nếu bài hát hay và đẹp lòng Chúa, thì tự nhiên được mọi người ưa thích và chắc chắn lúc đó các đấng có bản quyền sẽ imprimatur chẳng những một con dấu mà có lẽ hàng trăm hàng ngàn! Còn nếu ngon hơn nữa thì ráng đi tu làm cha rồi đem nhạc đi imprimatur thì chắc chắn là nhanh lắm! Còn ai mà lỡ bước vào cái vòng cong cong rồi thì đành chịu thôi! Cái gì cũng muốn hết thì chẳng có được đâu! Mến chào tất cả ACE trong tình yêu âm nhạc, TranThe
|
NCHung |
Posted - 10/08/07 : 10:13 Quí ACE thân mến,
Rảnh một chút, dạo chơi forum, thấy cái topic này hay hay, đọc các góp ý xong, vẫn muốn thêm vào một tí cho mận mà. Tỉ mỉ hôn một chút thì việc cho phép in ấn các sách dùng trong đạo ta chia ra làm 3 loại "con dấu" khác nhau như sau:
1. Imprimi protest = Có thể đươc in ấn (able to be printed). Con dấu này yếu xìu! Bởi nó buộc soạn giả phải mang đi kiểm duyệt nơi các đấng cò thẩm quyền giáo phận....Xét về thánh ca thì cái ông đóng con dấu này mới chỉ OK phần lời còn phần nhạc ổng chịu thua!Bù chớt!
2. Nihil Obstat = không có gì trở ngại (nothing hinders).Con dấu này khá ngon và có nghĩa là soạn phẩm đã được thẩm quyền giáo phận duyệt xét và thấy rằng không có gì trở ngại về luân lý hay tín lý,(cả về âm nhạc nữa = tôi trộm nghĩ như vậy thôi). Suy ra thì soạn phẩm được phép hát, nhưng còn việc xuất bản thì chưa đó nha!
3. Imprimatur = Đem đi mà in ấn (Let it be printed). Con dấu này ngon lành nhất, vừa đươc hát, lại vừa được xuất bản, rối bán lấy tiền bỏ túi...hihihi
Vậy nếu câu chuyện anh D.V.Hạ phịa ra nằm trong loại con dấu nào. Nếu mà con dấu số ba "IMPRIMATUR" mà còn bị ONG CHA nào đó đặt vấn đề thì thử xờ trán xem ông ấy có bị sốt không...!!!
NC Hùng
|
TramHuong |
Posted - 07/08/06 : 16:41 quote: Originally posted by dovyha Còn như ngài hổng thèm đoái hoài gì tới mảnh giấy phép kia, hoặc có nhìn xéo qua một tí, rồi lẩm bẩm "Bài hát như vậy mà cũng... imprimatur", hoặc ngài cao giọng "Nhưng mà tôi nghe không lọt tai!" thì chắc chắn là tớ phải liệu hồn, lo mà đem bài hát kia về đun nước uống cho rồi.
Chưa đến nỗi dùng nó để đun nước đâu anh DVH :). Theo tôi, thì cứ tạm cất nó vào kho lưu trữ. Khi cộng đoàn có cha mới lại đem ra ca tiếp. Nếu mà cha mới cũng không thích thì lại cất đi, chờ dịp thử lần nữa; cứ như vậy, cho đến chừng nào có ông cha OK, hoặc chính mình nhận ra bài hát có vấn đề gì đó không phù hợp với địa phương :) |
nam |
Posted - 03/24/06 : 01:29 Nghe câu chuyện phhịa ra của anh ĐVH tới đoạn cao điểm là đem về đun nước tự nhiên làm em nhớ tới thời xưa bên VN mấy ngày Tết làm thịt mấy chú/chị gà wá à . Vậy là coi như vấn đề em thắc mắc đã AMEN! Em nói câu cuối thì là câu cuối chứ đâu dám nhiều lời nữa anh ĐVH hơn nữa cũng cảm thấy thời kỳ đã mãn nên đã thông suốt được chi tiết rùi cám ơn anh ĐVH và anh HVH thật nhiều đã chia sẻ những kinh nghiệm duyệt thánh nhạc cho em nha!
|
dovyha |
Posted - 03/23/06 : 18:04 Chưa tẩu hoả nhập ma được đâu, vì câu hỏi cuối cùng này... dễ ợt! (mà có thiệt là câu hỏi cuối cùng không đó?)
Thử phịa ra một câu chuyện cho dễ hiểu nghen: Tớ có một bài hát đặt tên là "Chúc tụng Chúa" đã được ĐGM Nguyễn Văn Hoà cấp phép Imprimatur ngày...tháng...năm... và đưa vào sử dụng trong Thánh lễ. Cha xứ của tớ nghe qua bài hát không vừa ý nên đặt vấn đề. Điều tớ cần làm là khoanh tay, nhẹ nhàng, lễ phép thưa: "Bẩm Cha, bài hát này con đã có đệ trình lên Ban Thánh nhạc Giáo phận xét duyệt và ĐGM đã cấp phép Imprimatur. Đây là giấy chứng nhận, xin mời Cha xem!" Bẩm xong, đứng tránh sang một bên để nghe Cha xứ phán dạy... Nếu xem qua giấy chứng nhận, Cha xứ trả lại và không phán gì thêm thì vài ba tuần sau tớ có thể ung dung đem bài hát đó ra... xào lại. Còn như ngài hổng thèm đoái hoài gì tới mảnh giấy phép kia, hoặc có nhìn xéo qua một tí, rồi lẩm bẩm "Bài hát như vậy mà cũng... imprimatur", hoặc ngài cao giọng "Nhưng mà tôi nghe không lọt tai!" thì chắc chắn là tớ phải liệu hồn, lo mà đem bài hát kia về đun nước uống cho rồi. Nếu tiếc thì... xin post lên trang bài hát của Nhóm Ca trưởng để ai thích thì hát giùm. Chắc chắn là tớ chẳng phải tốn công gởi đi xin duyệt lần thứ hai!
Bây giờ... xin trả lời thẳng vào câu hỏi của Năm đây: "Trong trường hợp này, tiếng nói của vị Linh mục này là tiếng nói của ÔNG CHA". Đơn giản chỉ có thế! Tớ không... làm cha được mà chỉ có ông Cha mới... làm cha mà thôi!
Tớ đã nói ngay từ đầu, chỉ là câu chuyện phịa thôi! Hi hi hi!!!
dvh
|
nam |
Posted - 03/23/06 : 11:05 Anh ĐVH đừng rối trí coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma rồi trả lời em cũng bị lây theo tẩu hỏa nhập ma giống anh thì héo hết cả anh lẫn em đó nha hihihihi....
Cám ơn anh đã cho biết thêm chi tiết này và thật thú vị được mở mang tầm nhìn và sự hiểu biết về vấn đề duyệt thánh nhạc.
Em có một câu hỏi kế tiếp và có lẽ cũng là cúng cuồi í lộn cuối cùng là:
Vị Giám Mục trong một Giáo Phận có quyền hạn để yêu cầu bài hát ngài muốn duyệt lại vậy thì nếu bài hát được hát tại giáo xứ mà vị linh mục chủ tế thấy không được mặc dù bài hát đã xin Imprimatur rồi vậy thì trường hợp này tiếng nói của vị linh mục này như thế nào? Chúng ta cũng phải đem đi duyệt lại chăng?! |
dovyha |
Posted - 03/23/06 : 09:43 Úi da, Năm ơi, đừng làm tớ rối trí chứ!? Cái quote "như anh ĐVH nói..." trên đây nghe hơi lạ tai à nghen! Nếu có sự hiểu lầm, tớ xin nói thêm chút nữa:
- Ở VN, phần lớn các Giáo phận đã có Ban thánh nhạc (dựa theo cái distribution list tớ thỉnh thoảng vẫn nhận được từ Cha Mi Trầm) gồm vài ba thành viên do ÐGM Giáo phận chỉ định, hoặc do vị LM được uỷ thác thành lập với sự chấp thuận của ÐGM (dựa trên kinh nghiệm thời còn làm việc chung với BTN GP Nha Trang). Trong BTN này có một tiểu ban gọi là ban Kiểm duyệt do ÐGM chỉ định và phân công. Tiểu ban Kiểm duyệt này, nếu đông, có thể gồm đôi ba vị, kể cả ÐGM; bằng không, chí ít cũng có một vị được đặc cử. Trong Dòng tu, một đấng bề trên nào đó cũng có thể được cắt cử đảm nhiệm phần kiểm duyệt, sau đó đệ trình thẳng lên ÐGM; nhưng trên thực tế, nếu Giáo phận đã có BTN, các tác giả nhà Dòng vẫn thường đệ trình qua BTN. Như vậy, không phải là bất cứ vị LM nào cũng có thể làm công tác kiểm duyệt nếu không được chính ÐGM Giáo phận chỉ định!
- Ở Mỹ, tớ không (hoặc chưa) nghe biết ở một Giáo phận nào đó có một Uỷ ban Thánh nhạc Việt Nam, cũng chưa nghe nói rằng có một vị nào đó đã được uỷ quyền hoặc được chỉ định làm công tác kiểm duyệt nói trên. Vậy thì phải làm sao khi có nhu cầu? Cả Ðức Ông Mai Thanh Lương (khi còn chưa nhận mũ gậy Giám mục) và Ðức Ông Phạm Văn Phương cũng chưa tìm ra giải pháp thích hợp. Vì thế, một hai tác giả trong Giáo phận Dallas, Texas, USA (như anh Hoàng Viết Hùng, Nhóm thực hiện Sách Hát Cộng Ðồng) đã xin Cha xứ của mình xét duyệt, viết lời giới thiệu rồi đệ trình lên văn phòng Kiểm duyệt của Toà Giám mục Dallas để xin phép "Imprimatur". Vấn đề đặt ra ở đây là (1) Cha xứ người Việt có nhận làm công tác xét duyệt và giới thiệu hay không và (2) văn phòng Kiểm duyệt của Giáo phận cũng như ÐGM sở tại có chấp thuận thủ tục này hay không. Nhưng một khi ÐGM cấp phát giấy phép "Imprimatur" thì có nghĩa là ngài mặc nhiên chấp thuận thủ tục nói trên và hoàn toàn tín nhiệm vị đại diện của ngài mà không cần phải chính thức uỷ thác hay chỉ định! Bàn thêm về "biên giới" của phép tắc, tớ đồng ý rằng các thẩm quyền (ÐGM địa phương) có đủ sự khôn ngoan, quyền hạn và trách nhiệm của các ngài trên tất cả những gì thuộc phạm vi Giáo phận. Cho nên nếu các ngài có yêu cầu duyệt xét lại những bài hát (dù đã được phép Imprimatur ở đâu đó) đang lưu hành trong Giáo phận của các ngài thì tớ cũng chẳng ngạc nhiên và không hề phản đối!
dvh
|
HoangHung |
Posted - 03/23/06 : 09:23 Cám ơn anh ĐVH, em nghĩ đây là điều không những các nhạc sỹ mà các Ca Trưởng cũng nên biết. |
nam |
Posted - 03/23/06 : 03:35 Như anh ĐVH nói thì trên nguyên tắc chỉ cần một vị linh mục VN coi qua bài hát và đệ trình lên ĐGM địa phương để xin Imprimatur là coi như hội đủ điều kiện để được sử dụng trong phụng vụ? Hay vị linh mục đó "bắt buộc" phải được ĐGM chỉ định mới được? |
dovyha |
Posted - 03/22/06 : 18:24 Xin chia sẻ một vài điều tôi biết:
1a. Những bài thánh ca dùng trong Phụng vụ phải là những bài hát đã có phép Chuẩn Ấn (Imprimatur = được phép in) của Đức Giám Mục địa phương. Như vậy, những bài hát chỉ do Ban thánh nhạc Giáo phận, hoặc do một vị Linh mục được uỷ thác, hoặc do đấng Bề trên trong Dòng... xét duyệt và phê chuẩn, vẫn chưa hội đủ điều kiện để được phép sử dụng trong Phụng vụ. 1b. Riêng các cung điệu dành cho chủ tế, thừa tác viên và những bài Ca nhập lễ, Ca hiệp lễ có bản văn thay thế cho nguyên bản trong sách lễ Rôma thì cần phải có phép của Hội Đồng Giám Mục.
2. Theo định ước đã có từ lâu (ở Việt Nam), một bài hát đã được một Giám Mục địa phương nào đó cho phép Chuẩn Ấn có thể được tuỳ nghi sử dụng ở những Giáo phận khác. Bởi vì hai chữ tuỳ nghi này mà... nếu một vị Giám Mục, với thẩm quyền của ngài, không cho phép sử dụng một hai bài hát nào đó trong Giáo phận của ngài vì lý do này nọ, thì cũng chẳng có gì là khó hiểu! Ở đây không có chuyện "coi thường", hoặc "dẫm chân", hoặc "anh dễ, tôi khó", nhưng chính là do quyền hạn và trách nhiệm của các đấng bậc! (Vì lẽ này mà Đức Cha Tri Bửu Thiên đã từng yêu cầu các ĐGM, sau khi chuẩn ấn các bài hát, gởi danh sách về Ban Thánh Nhạc để lưu giữ và để các Giáo phận khác có thể tham khảo).
3. Thường thì mỗi Giáo phận ở Việt Nam đều có Ban thánh nhạc riêng cho từng Giáo phận để xét duyệt những bài thánh ca do các nhạc sĩ trong GP đệ trình. Nếu ở địa phương mình không có Ban thánh nhạc thì các nhạc sĩ mới phải đệ trình ở địa phương khác.
dvh
|
nam |
Posted - 03/22/06 : 12:59 Ý anh Hùng nói là nếu mà một bài thánh ca được thông qua trung gian Ủy Ban Thánh Nhạc (BTN) rồi được một ĐGM Imprimatur thì bài đó có hiệu lực cả trong và ngoài nước?! Em lại nảy thêm ra một câu hỏi khác là:
Nếu làm vậy thì có coi thường và tầm quan trọng của một vị linh mục được 1 vị Giám Mục ở hải ngoại ủy thác công việc Nihil Obstat hay không?
Bởi vì cá nhân em thấy UBTN cũng tương đương với một vị linh mục được chỉ định vì thế ngài có Thẩm Quyền chứ không phải ai cũng làm công việc này được. Và UBTN cũng là bộ phận chuyên môn gồm những linh mục nhạc sĩ và giáo dân có hiểu biết chuyên môn được ủy thác do các Giám Mục. Nhưng đối với em quan trong là ở con dấu của ĐGM. Bởi vì nếu UBTN hay vị linh mục được chỉ định đã coi qua rồi mà không được ĐGM Tây hay Việt cho Imprimatur thì nó cũng chỉ là vô hiệu. Vì thế theo em thấy nếu mà như anh Hùng nói thì vấn đề chỉ đi có 1 chiều tức là nếu duyệt trong nước (bên VN) thì tự động có hiệu lực toàn cầu còn nếu ở hải ngoại vì chẳng qua chưa có UBTN nên nó chưa có hiệu lực cho toàn cầu. Như thế thì việc con dấu và việc Imprimatur của một vị GM ở hải ngoại nhẹ cân chăng?!
Vì em được biết ở VN có nhiều giáo phận có những linh mục sở tại được ĐGM chỉ định riêng làm công việc này ví dụ linh mục Duy Thiên ở Kiên Giang - Tiền Giang. Thay vì các nhạc sĩ ở đây phải gửi về GP Sàigon để duyệt thì có thể xin duyệt tại nơi mình ở vì có cha Duy Thiên đặc trách bởi vì ngài được ĐGM ủy thác lãnh vực chuyên môn. Và một khi cha Duy Thiên đã Nihil Obstat rồi sau đó ĐGM sở tại đã cho phép Imprimatur rồi thì đương nhiên bài hát đó đã được hợp thức hóa cho sử dụng trong phụng vụ và cho ra sách. Như vậy cả nước có thể dùng được (dĩ nhiên ở hải ngoại cũng được dùng). Chứ nếu chỉ dược dùng tại GP đã được duyệt mà muốn được sử dùng cho toàn nước bắt buộc phải thông qua UBTN thì vấn đề theo em thấy có vẻ hơi "phê" và rắc rối đấy chứ???
Mong được góp ý thêm của các vị tiền bối đã có kinh nghiệm tràn trề trong vấn đề xin Imprimatur để em được mở mang thêm kiến thức nhỏ bé này... |
HoangHung |
Posted - 03/22/06 : 09:23 Câu hỏi rất hay. Cám ơn anh Nam.
"Theo ý kiến của riêng tôi": Nếu một bài hát tiếng Việt được Imprimatur ở Việt Nam (Giáo Hội nói tiếng Việt) thì cũng có hiệu lực ở Hải Ngoại. Nhưng nếu một bài hát Imprimatur ở Hải Ngoại bây giờ thì chưa chắc có hiệu lực trong nước... (vì ở Hải Ngoại chưa có Ủy Ban Thánh Nhạc cho người Việt.). Tùy theo sự xét đoán của bề trên thôi.
Cũng vậy, một bài hát bằng tiếng Anh nếu được Imprimatur ở Mỹ thì cũng có hiệu lực ở Việt Nam, nhưng nếu nó được sáng tác và Imprimatur ở Việt Nam thì chưa chắc có hiệu lực ở Mỹ.
Có điều là.... làm sao biết được nó được sáng tác và Imprimatur ở đâu...! |
|
|