Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Góp Ý của Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
n/a Posted - 09/25/06 : 10:31
Anh chị em,
Như đã có lần hứa với anh chị em ca trưởng trong việc liên lạc với Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm, một người bạn đồng môn của Sinh hồi còn theo học Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế (do đó Mi Trầm vẫn còn gọi Sinh là Thầy đó, bây giờ đã Thầy ... Chạy rồi), và hiện là Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Nha Trang, Sinh gởi đến mọi người vài emails và vài góp ý của LM Mi Trầm về Thánh Nhạc để chúng ta cùng thêm kiến thức về Thánh Nhạc.
Cũng nhân đây cám ơn LMNS Mi Trầm đã ưu ái ủng hộ tinh thần anh chị em ca trưởng.
Nếu được, xin Admin Post các góp ý vào trang chính của catruong.com thay vì trong Forum để mọi người có thể tham khảo - Cám ơn.

Sau đây là 3 emails:

Nha Trang 19.9

1. Ve chuyen Dap ca : Hien nay, co 2 khuynh huong. Mot la det nhac voi ban
van co dinh (nhu trong sach Bai doc). Hai la dat mot dong nhac roi cac PK
khuc tiep theo dua theo not nhac ma dat loi. Duong nhien, loi van la ban van
cua GH, theo dung so thanh vinh, dung thu tu cac PK nhung doi mot so chu
(khong doi noi dung) cho hop dong nhac.
- Voi khuynh huong 1 (dung ban van) GH muon the. Nhung det nhac se khong hay
va dai le the, kho hat vi nhieu dong nhac qua, nguoi thuong hat the hat
duoc.
- Voi khuynh huong 2 (thich ung ban van) co nhieu nguoi dang dung (Cha Kim
Long cung sang tac theo hinh thuc nay) va minh cung the (dua theo mot so
huong dan va tra loi cua cap tren). Nhung theo minh, trong tuong lai, co the
khung huong 1 se thang khuynh huong 2.
2. Chuyen co van : Thoi, Sinh cung dung cho minh len chuc lam gi. Minh giup
Sinh trong kha nang co the. Trong tuong lai, chac minh se noi nhieu hon
trong Website cua Nha Trang. Hien gio, minh coi o do, ve thanh nhac, ong chu
bien dang bai hat hoi tu do. Minh se dieu chinh dan dan.
Cho minh goi loi tham tat ca anh chi em ca vien ve long nhiet thanh phuc vu
nha Chua. Xin Chua chuc lanh cho tat ca.
Minh goi cho Sinh ban tra loi cua Duc Ong kha ve Dap ca
-----------------------------------------
TGM Nha Trang 23.9
Tham thay Sinh, cac ca truong, ca vien, nhung nguoi hoat dong, cac manh thuong quan Thanh nhac,
Xin Chua chuc lanh cho tat ca va cho cac gia dinh.
1. Ve Thanh Vinh : Minh co nhieu nhung chua ra tap rieng nen kho gom gop. Toi thay co nhung thanh vinh air nghe doi lam. Hat thi biet lien. Nen tranh nhung bai nhu the.
2. Minh goi thay Sinh va moi nguoi 65 cau hoi va tra loi cua minh ve Thanh nhac. Day chi la dong gop don so. Hy vong giup cac ca truong mot chut gi.
3. Minh sap di xu nen viec Thanh nhac co the bi dinh tre chut it. Tuy nhien, minh se lam het suc co the.
Xin chao tat ca.
Lm Mi Tram
-----------------------------------------
Nha Trang 24.9
Chao thay Sinh va anh chi em ca truong, ca vien.
Chuc moi dieu tot dep va tinh than phuc vu cao.
Mi Tram xin goi mot chut gop y. Van de rat te nhi, nhung vi viec chung nen xin gop vai loi.
Mi Tram






Download Attachment: Sangtacdapca_06__DO_Kha_.doc
21.95 KB



Download Attachment: Sua_lai_y_nghia_mot_so_bai_Dang_le.doc
23.46 KB



Download Attachment: Hoi_dap_ve_Thanh_nhac__Mi_Tram_.doc
267.96 KB

Duy Sinh
40   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
Micae Posted - 11/22/06 : 03:19
Nhân tiện đang bàn về bài góp ý trên của cha Mi Trầm, tớ xin mời các bác cùng chia sẻ và trao đổi những suy nghĩ, cảm nghiệm của mình về vai trò, vị trí hay ý nghĩa của bài ca Dâng lễ trong một Thánh lễ.

Tớ xin được trình bày vắn tắt trước những tâm tình riêng của tớ như sau, vốn là những điều mà hồi còn làm ca trưởng tớ vẫn thường hay nghĩ ngợi:

A+ Vốn liếng các bài ca Dâng lễ trong kho tàng Thánh ca VN có lẽ là khá dồi dào. Đàng khác, nội dung của các bài Dâng lễ thường là tương đối giống nhau, và có vẻ như có thể dùng trong bất cứ thánh lễ nào cũng được. Chính vì thề mà việc chọn bài hát Dâng lễ thường được các ca đoàn coi là chuyện dễ dàng nhất, thậm chí, có khi không cần phải chọn trước, cứ đến đầu giờ lễ, mở sách hát ra và chọn đại bài nào cũng xong.

Tuy nhiên, tớ nghĩ rằng như thế thì uổng quá! Mong sao các nhạc sĩ Thánh ca VN "nghiên cứu" để sáng tác thêm những bài Dâng lễ "đặc biệt" đẻ thích hợp với từng chủ đề thánh lễ. Nếu thích hợp với từng Chúa Nhật (Mùa Quanh Năm) thì quá tốt, còn không thì ít là thích hợp với từng Mùa Phụng vụ. Ví dụ như bài "Của Lễ Con Dâng" của Viết Chung đặc biệt thích hợp cho lễ kính Các Thánh Tử Đạo VN, hay "Tiến Dâng Cha" của Nam Hoa (Hùng Lân) có tiểu khúc rất hay dùng cho Hôn lễ v.v...

B+ Nhưng có hôm ca đoàn không hát bài Dâng lễ, để vị chủ tế đọc lời nguyện "mẫu" có sẵn trong Sách Lễ, thì tớ mới nhận ra là lời nguyện đó thật tuyệt vời: ngắn gọn nhưng hàm súc nhiều ý nghĩa, và thực cảm động!

"Lạy Cha, xin thương nhận bánh này, là hoa mầu ruộng đất và do công lao khó nhọc con người làm ra. Chúng con dâng lên Cha, để trờ nên Bánh nuôi sống chúng con"

Không biết tớ có nhớ chính xác câu này không nữa? Mà tớ nghĩ chắc có nhiều bác cũng không thuộc câu này vì... ca đoàn dành hát hết rồi còn đâu! (hi hi). Vì bọn tớ thường hát lễ ngày thường, nên rất nhiều lần tớ xin ca đoàn không hát bài Dâng lễ, cốt để mình và cộng đoàn được nghe lại lời nguyện cảm động này.

Ngẫm nghĩ nhiều lần lời nguyện "mẵu" trên, tớ bèn rút ra vài kết luận (ít là cho riêng tớ) sau đây. Tớ xem những kết luận này như là bộ "tiêu chuẩn" mà tớ cần tuân theo mỗi khi cần chọn bài hát Dâng lễ:

1/. Luôn luôn là "chúng con": Chỉ trừ trường hợp đặc biệt như bài "Của Lễ Con Dâng" nói trên của Viết Chung, còn không thì tớ rất tránh những bài Dâng Lễ chỉ có mỗi "con" mà thôi. Lý do: hành vi dâng lễ vật này là hành vi của cả cộng đoàn, không phải (và không được) là hành vi cá nhân.

2/. Rộng mở và kết hiệp với toàn thế giới: Nếu tìm ra bài Dâng lễ nào mang được... "tầm vóc hiệp nhất" với toàn Giáo hội, hơn nữa, hiệp nhất với toàn nhân loại, thì tớ rất thích. Câu nguyện "mẫu" trong sách Lễ tuy rất ngắn, nhưng lại diễn tả được tầm vóc này.

3/. Loài người cùng hiệp nhất với toàn vũ trụ: Có thể nói trong hành động "dâng lễ vật" này, loài người vừa là đại diện cho, lại vừa đồng tâm kết hợp cùng với, hết mọi loài thụ tạo để hướng về Thượng Đế Chí Tôn với tất cả lòng thảo kính!

4/. Kết hợp với "thiên cung": Tức kết hiệp với Đức Mẹ và chư thần chư thánh trên trời trong cùng một hành động hiến dâng tôn kính ấy...

Dâng lễ là "bản lề" giữa hai phần chính cùa Thánh lễ (phần Phụng vụ Lời Chús và phần Phụng Vụ Thánh Thể). Nghi thức Dâng lễ có ý nghĩa đặc biệt của nó (hi hi, thật là tiếc, vì đôi lần tớ có cảm tưởng đó là phần cho cộng đoàn... "nghỉ giải lao" sau khi nghe bài giảng dài của chủ tế). Ý nghĩa đó, ta có thể nhận ra khi cả cộng đoàn (kết hiệp với toàn thế giới, vũ trụ và chốn thiên cung) cùng tiến đến cao điểm của hành động dâng lễ vật: đó là lời tung hô:

"Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh! Trời đất đầy vinh quang Chúa! ..."

(...Tớ lại nổi máu dông dài lên rồi! Hi hi, các bác đọc có mỏi mắt thì xin thông cảm. Rất mong nhận lại sự chia sẻ của anh chị em).
Micae Posted - 11/22/06 : 01:53
Hi hi, cám ơn bác Moderator đã nhắc nhở, đúng là bà con mình đi quá xa đề tài chính của topic này rồi. Tớ sẽ xin phép trở lại với những góp ý của cha Mi Trầm ngay đây.

(Ban EmBeVNLady: Tớ hứng chí nói đại vậy thôi, cốt để hỏi ý kiến của diễn đàn, chứ nghĩ lại thấy đề tài "xét... mình" đó cũng hơi "ghê"! Tớ không dám khai trương trước đâu. Hi hi, trong thời gian chờ đợi, thôi thì để tớ... "xét" chính tớ trước đã! (Tớ... bê bối lắm bạn à, có khi phải xét đến mấy năm mới xong!)

Góp ý của cha Mi Trầm về các bài Dâng Lễ:

Đọc bài ngắn này mà thông cảm với cha Mi Trầm quá. Cáng đáng công tác Thánh Nhạc ở VN trong giai đoạn hiện nay (hay dù chỉ trong một giáo phận như cha Mi Trầm), tớ nghĩ là một công tác nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sự khéo léo, tế nhị. Tớ cảm thấy vui, khi cha mở đầu bằng mấy lời trần tình thật nhẹ nhàng và khiêm tốn. Cha đã dùng chữ "góp ý", chứ không phải sử dụng cương vị Trưởng ban Thánh nhạc để ra một văn bản pháp qui!

Khi đưa ra 4 ví dụ về các bài Dâng lễ "có vấn đề về nội dung", cha đã tế nhị chọn 3 bài đầu đã rất xưa rồi, trong đó bài (a) đã được tác giả đã tự sửa từ lâu (trước 1975). Còn bài cuối cùng (bài d) là bài tương đối mới (có lẽ chỉ được sáng tác trong khoảng 10 năm đổ lại đây), thì cha đưa ra lời đề nghị một cách rất tôn trọng: "Trong phần Dâng lễ, chúng ta chỉ dâng bánh và rượu mà thôi, chứ không thể dâng Chiên Thiên Chúa. Có lẽ, xin tác giả đổi lời câu ĐK đó để giữ lấy một bài hát có nét nhạc rất hay."

Những nhận xét trong bài viết trên của cha là quá chính xác, đến nỗi theo tớ, sẽ là rất đáng ngạc nhiên nếu có người không đồng ý. Và đây là một thí dụ cho thấy giáo hội mình có thể vô tình sử dụng một bài thánh ca không chính xác về tín lý hay thần học, trong một thời gian rất dài mà không biết, cho đến khi có người nhận ra.

Người Công giáo mình chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng dân tộc VN, vốn có nền văn hóa lâu đời và có nhiều tôn giáo khác nhau. Nên tớ nghĩ việc rà soát lại những sinh hoạt tôn giáo của chúng ta -nhất là trong lãnh vực Phụng vụ- để sao cho có thể trình bày niềm tin của mình một cách chính xác và sáng sủa trước mắt đồng bào mình là điều rất cần thiết. Cầu chúc cha Mi Trầm ngày càng thêm nhiệt tâm và hiệu quả trong công việc mà giáo phận trao phó cho mình.
moderator Posted - 11/21/06 : 07:24
Đề mục về "Góp Ý của Linh Mục Nhạc Sĩ Mi Trầm" đã bị lạc hướng quá xa, xin quí anh chị vui lòng ngưng lại giùm, và chỉ tiếp tục đăng tải những ý kiến liên quan đến đề mục nói trên mà thôi.

Chân thành cám ơn.

Nhóm chủ trương
embevnlady Posted - 11/21/06 : 03:40
Thưa anh Micae

Về topic "XÉT TẬT MÌNH" (ý tớ muốn nói cách riêng đến người/giới Công giáo VN) không biết bác SonDong, bác PhamHan và các bác trong diễn đàn nghĩ sao nhỉ?

Em hoan hô 2 tay 2 chân ve topic "Xét tật mình" . Mình có tật xấu phải mạnh dạn nhìn ra , bàn thảo , rồi sủa tật thì mới khá dược .
Phải công nhận anh Hãn & Son Dông có cái nhìn rất hay , nếu mèo khen mèo dài duôi ca đoàn mãi ... thì làm sao ca doàn khá được ?

Đàn sỹ soàng quá với 3 gam dô re mi thì làm sao ca đoàn hát hay được ??

Em kính xin các anh chị cho thêm ý kiến

EmbeVN

quote:
Originally posted by Micae

quote:
Originally posted by sondong
Mà cái khổ là ca đoàn và dáo dân cứ nge , mà không có phản ứng dì ráo . Ôi thiệt là chuyện tào lao , dân chí VN mình thấp quá .
Son dông



Híc, nghe bác SonDong nhiều lần than phiền về cái "dân chí" (đúng ra phải là "dân trí", bác ạ) của người Việt mình, mà tớ đau lòng quá! Có lẽ nhiều bác trong này sẽ bất bình với bác khi thấy bác cứ chê dân mình mãi, (mà quả đã có lúc bác "chê" nghe rất là phũ phàng cơ!, dù tớ nghĩ đó chỉ là cách phản ứng mạnh của bác thôi, chứ thật lòng bác không có ý phũ phàng như vậy).

Song, tớ cũng nhìn nhận rằng bác có phần có lý! Đọc những lời than phiền của bác, có lúc tớ nghĩ diễn này này của chúng mình có nên can đảm mở ra một topic với tựa đề kiểu như là... "XÉT TẬT MÌNH" không nhỉ? Quê hương gốc của mình, dân tộc đã sinh ra mình, giáo hội địa phương gốc mà bao đời dòng họ mình là con cái... mình không yêu, không thương làm sao được! Yêu đứt ruột ý chứ! Nhưng chính vì yêu mà đôi khi mình cần can đảm nhìn nhận và phân tích những khuyết điểm hay nhược điểm của quê hương, dân tộc và giáo hội mình.

Phản ứng mạnh đối với những điều mình hiểu là khuyết/nhược điểm, tự điều đó thôi chưa hẳn là một xúc phạm đến tình tự quê hương, tớ nghĩ thế. Có khi là ngược lại chăng? Kiểu như tức quá ("bức xúc" quá) mà đâm ra nặng lời? Tớ vẫn rất hy vọng đó là trường hợp của bác SonDong và bác HanPham. Vì thế nên th5ưc lòng tớ có phần thông cảm với hai bác. Ngược lại, tớ xin hai bác cũng thông cảm với những phản ứng bất bình của các bác khác trong đây. Tớ nghĩ rằng chắc hai bác cũng dễ dàng hiểu ra (và thông cảm), là tại sao mà anh chị em khác lại phản ứng như vậy với hai bác?

Về topic "XÉT TẬT MÌNH" (ý tớ muốn nói cách riêng đến người/giới Công giáo VN) không biết bác SonDong, bác PhamHan và các bác trong diễn đàn nghĩ sao nhỉ?

Híc, muốn viết nữa, nhưng ... "dzợ con" nó lại réo rồi! Dzạ!, (hu hu) "bẩm bà có anh ngay đây!"



hailua Posted - 11/20/06 : 12:14
anh Nguyenanhvu va Sondong thân mến,

(dựa theo các bài trên đây thì em đóan không lầm là các anh duysinh, backviet phai bốn mí năm trục trở lên ) bởi vậy xưng em cho tiện (Kính lão đắc thọ hihihihi).
theo em nghĩ các anh đó không trách Sondong là không biết văn hoá Viet Nam hoặc không ràng tiếng Viet Nam. Điều đáng trách ở đây đó là đã không biết gì mà lại cứ chê bai và phê phán, không chỉ một vài cá nhân mà toàn thể một dân tộc.

Nếu Sondong không nhận ra cái sự "ấu trĩ" (mượn lời anh Bachviet) của mình, thành công thì hai lúa không biết, chứ rủi mà cứ mang nó ra đường: nhẹ thì làm trò cười cho thiên hạ, nặng thì xưng mỏ nhưng không biết tại sao

Hai lúa

PS:
Trường hợp Sondong không biết nghĩa của hai chữ "ấu trĩ"
Sondong nên hỏi với người lớn (cha me hay chú bác) Hai lúa không tiện phiên dịch trên đây



vunguyen Posted - 11/20/06 : 10:47
Ha, ha ,ha,... Em Sondong men (cung toan the cac ban),

Truoc het xin phep cac chi, anh ,em khac cho minh noi rieng voi em Sondong trong bai gop y nho nho nay nhe:

Em Sondong men,

Anh rat thich ca tinh cua em; anh nghi la: neu thuc su em dang o nuoc ngoai va dac biet la o Hoa Ky, thi anh bao dam trong tuong lai em se rat thanh cong trong lanh vuc duong doi (boi toan choi chut chut nhe; hi, hi, hi...)!

Em men; anh dang viet cho em, ma luon lien tuong toi may dua con cua anh! Cac chau deu duoc sanh va lon len tai My, nhung kho noi, lai dang song trong mot g/d Vietnam!

Anh doi luc "gao ca co hong len" noi cho tui no biet ve phong tuc tap quan cua nguoi Viet; tui no chang de vo "lo nhi-tai" cua chung no gi ca! Anh hoi y kien cua mot so ban be, thi ho noi la: "...tui no chac cha hieu nhieu van tu khi minh viet hay la khi minh noi dau..."! Thoi thi doc vay nhe!

Anh gop y cho em: di ra thu vien tim va muon sach (books) noi ve phong tuc Vietnam; dac biet la cuon sach cua ong Dr. Vuong Gia Thuy (sach mong thoi-thin book); anh bao dam (neu em la nguoi luon chiu tim toi de hoc hoi nhung cai hay cua bat ke dan toc nao...)... Em se thanh cong trong tuong lai!

Anh luon thong cam cho em,

Nho nhau trong loi cau nguyen; than,

Nguyen Anh Vu



vuanhnguyen
tuanhk166 Posted - 11/20/06 : 09:25
Anh Duy Sinh có thể cho em xin email được không? Vì nghe anh nói học ở ĐCV Xuân bích Huế, mà cha Nguyễn Chánh Duyên, luc đó là PGĐ là cha bảo trợ của ẹm

Tuan
bachviet Posted - 11/18/06 : 14:45
Hello Sondong,

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là câu đầu tiên ông bà mình quan niệm về giáo dục con người. Nó hơi khác biệt với quan niệm về cách giáo dục ở những nước Tây Phương. Ở trong forum này, có lẽ nhỏ nhất thì cũng là bằng tuổi bạn của Sondong, ngoài ra thì đáng bậc anh, chị, cha, chú, bác của mình. Bởi thế, khi viết, nói, thì cũng nên giữ cái lễ độ của một người trẻ. Không nên nói kiểu trống không, gọi người không tên tuổi đúng cách, ví dụ như gọi Linh mục Nguyễn Văn Trinh, thì nên gọi là “LM Nguyễn Văn Trinh, hoặc cha Trinh, nếu gọi ngài cách thân tình; không nên gọi cái kiểu xách mé là “LM Trinh” như you đã gọi ngài trong một bài viết của mình. Đó là cái “lễ”, là cái lễ độ tối thiểu của một kẻ dưới, khi gọi một kẻ cao tuổi hơn mình, và ngài cũng lại là linh mục nữa.
Sondong đi nhiều lễ Việt Nam và nơi đó có người đàn chỉ biết “vài gam đồ rê mi”, như you diễn tả, thì cũng không phải là “chuyện tào lao”, bởi vì thánh lễ không trở nên chuyện tào lao khi ca đoàn hát dở hoặc hát bể. Nói như thế là vô phép và cũng là vô lễ và cũng có hơi hám của sự...vô thần! Nếu đi lễ Việt Nam luôn làm you chia trí, thì you nên đi lễ Mỹ. Thánh lễ nào cũng là thánh lễ, nhưng nếu đi nơi này mà toàn là chuyện làm mình chia trí, thì nên tìm chỗ ít, hay không chia trí mà đi. Có ai cấm?

Giáo dân nghe người đệm đàn chơi một cách chia trí, mà không phản ứng gì ráo (như you nói), thì cũng không phải là dân trí (chớ không phải là “dân chí” như you viết) người Việt mình thấp. Có hai điều cần nói ở chỗ này. Thứ nhất, chữ “dân trí” dùng ở đây để nói về việc này là không đúng chỗ ở ý nghĩa you muốn nói (you không hiểu chữ “dân trí” nghĩa nó là gì). Thứ hai, you rất thiếu lễ độ với người Việt Nam, trong đó có cả cha mẹ ông bà anh em của you nữa. Làm sao you có thể biết trình độ dân trí của người Việt Nam tới đâu, khi chính mình nói viết tiếng mẹ đẻ còn rất yếu kém, như thể là nói tiếng Việt bồi vậy? Luôn thấy nhiều lỗi chính tả, văn phạm, bỏ dấu... trong mỗi một câu của you viết. Sự yếu kém này thì vẫn understandable bởi vì có lẽ you lớn ở bên này, chẳng ai trách làm chi, nhưng sự còn rất non nớt trong suy nghĩ (cũng chả trách), mà đã bạo phổi khen chê ì xèo, một cách thiếu cẩn trọng và lễ độ, thì chỗ này rất đáng trách!

Người mình khi cư xử với nhau, cái quan trọng nhất là cái lễ, là cái lễ độ (nói ra rõ ràng cho you hiểu). Chao ôi, nói tới đây, không biết phải nói như thế nào cho you hiểu ý! Có lẽ you nên in ra các bài you viết, và các lời góp ý từ những người trong forum này, và đưa cho người lớn tuổi trong gia đình giải thích cho you để hiểu biết, mình nên viết như thế nào cho đúng cách và những người góp ý, họ muốn nói gì với mình. Còn bằng không, cứ giữ đôi cánh của con dế ốc tiêu mà cứ đập gáy inh ỏi, thì khó lòng...lớn lên lắm! Không cần phải làm thầy bói, cũng biết đường đi trong đời của you cũng sẽ lắm gian nan. Nếu mình có thể học một điều mà không cần phải sướt da trầy trụa, thì nên chọn cách học dễ dàng hơn cho đỡ vất vả. Học bằng cách nào? Lắng nghe, học tính khiêm nhượng trong lòng, trước khi cần nói điều chi nên suy nghĩ qua đêm, rồi sáng hôm sau hãy nói (trừ trường hợp cháy nhà, hay đi emergency...thì phải la lên liền, kẻo trễ). Đồng thời cũng nên đọc thêm sách vở của ông bà viết để lại, thì may ra có thể hiểu văn hóa Việt Nam thêm một chút xíu, để sống trong đời, hoặc muốn làm người Việt Nam và tự hào về nguồn cội, về cha ông tiên tổ .
Nói chung, như đã nói từ đầu, là nên học làm người như thế này “Tiên học lễ, hậu học văn”, như ông bà mình vẫn bảo thế, văn là người đấy! Hy vọng you sẽ hiểu ý và thấm nhuần câu tục ngữ của ông bà để lại này .

Duc
Micae Posted - 11/18/06 : 14:18
quote:
Originally posted by sondong
Mà cái khổ là ca đoàn và dáo dân cứ nge , mà không có phản ứng dì ráo . Ôi thiệt là chuyện tào lao , dân chí VN mình thấp quá .
Son dông



Híc, nghe bác SonDong nhiều lần than phiền về cái "dân chí" (đúng ra phải là "dân trí", bác ạ) của người Việt mình, mà tớ đau lòng quá! Có lẽ nhiều bác trong này sẽ bất bình với bác khi thấy bác cứ chê dân mình mãi, (mà quả đã có lúc bác "chê" nghe rất là phũ phàng cơ!, dù tớ nghĩ đó chỉ là cách phản ứng mạnh của bác thôi, chứ thật lòng bác không có ý phũ phàng như vậy).

Song, tớ cũng nhìn nhận rằng bác có phần có lý! Đọc những lời than phiền của bác, có lúc tớ nghĩ diễn này này của chúng mình có nên can đảm mở ra một topic với tựa đề kiểu như là... "XÉT TẬT MÌNH" không nhỉ? Quê hương gốc của mình, dân tộc đã sinh ra mình, giáo hội địa phương gốc mà bao đời dòng họ mình là con cái... mình không yêu, không thương làm sao được! Yêu đứt ruột ý chứ! Nhưng chính vì yêu mà đôi khi mình cần can đảm nhìn nhận và phân tích những khuyết điểm hay nhược điểm của quê hương, dân tộc và giáo hội mình.

Phản ứng mạnh đối với những điều mình hiểu là khuyết/nhược điểm, tự điều đó thôi chưa hẳn là một xúc phạm đến tình tự quê hương, tớ nghĩ thế. Có khi là ngược lại chăng? Kiểu như tức quá ("bức xúc" quá) mà đâm ra nặng lời? Tớ vẫn rất hy vọng đó là trường hợp của bác SonDong và bác HanPham. Vì thế nên th5ưc lòng tớ có phần thông cảm với hai bác. Ngược lại, tớ xin hai bác cũng thông cảm với những phản ứng bất bình của các bác khác trong đây. Tớ nghĩ rằng chắc hai bác cũng dễ dàng hiểu ra (và thông cảm), là tại sao mà anh chị em khác lại phản ứng như vậy với hai bác?

Về topic "XÉT TẬT MÌNH" (ý tớ muốn nói cách riêng đến người/giới Công giáo VN) không biết bác SonDong, bác PhamHan và các bác trong diễn đàn nghĩ sao nhỉ?

Híc, muốn viết nữa, nhưng ... "dzợ con" nó lại réo rồi! Dzạ!, (hu hu) "bẩm bà có anh ngay đây!"

n/a Posted - 11/18/06 : 10:47
Bravo bạn Micae

Đúng lắm , tui đi nhiều lể VN mà nhạc công thì soàng quá, đàn trật duột lung tung làm lể rất bị chia chí . Nếu không có nhạc công 'đàn
soàng ' này thì chắc ca đoàn hát hay hơn và dỡ bị chia chí hơn .

Kẹt 1 cái là nhạc công chỉ biết vài gam do rê mi , rồi lên chơi đại , không có học dệm đàn căn bản. Đưa bài có soạn cho Organ (2 tay)
thì không biết đọc note . Chỉ biết đệm theo hứng với vài gam dồ rê mi .

Mà cái khổ là ca đoàn và dáo dân cứ nge , mà không có phản ứng dì ráo . Ôi thiệt là chuyện tào lao , dân chí VN mình thấp quá .

Nhạc công như Micae nói duới đây có vẻ hiếm quá .

....Nói về nhạc khí thì còn phải nói đến nhạc công, tức người sử dụng nó. Thời gian còn làm ca trưởng, tớ kinh nghiệm một điều là vai trò người nhạc công hết sức quan trọng. Tiếng đệm đàn nhiều khi còn "chỉ huy" ca đoàn và cộng đoàn nhiều hơn cả sự điều khiển của ca trưởng nữa. Thật may mắn cho ca đoàn nào có được một nhạc công không nnững giỏi về chuyên môn của mình, mà còn thấm đẫm tinh thần phục vụ trong ngón đàn của mình nữa. Tớ nghe được vài ca đoàn chỉ cần một người đệm guitar thùng thôi, nhưng hát rất hay, rất có hồn, và diễn tả được sự trang nghiêm cùng bầu khí cầu nguyện cần thiêt.......

Son dông
Trantrungtruc Posted - 11/17/06 : 19:53
Bạn Micae mến,

Thực sự mình cũng không hơn gì các bác . Những văn kiện này đã có từ ...nửa thế kỷ trước cơ mà . Nghĩa là đã hơn tuổi anh em chúng mình rất nhiều . Nói thật, nhờ cái Forum chít chát này mà mình mới có dịp đọc lại để chia sẻ với anh em . Có hỏi tớ cách nấu phở, chiên trứng, làm chả giò làm sao thì may chi tớ còn nhớ . Chứ mấy cái Huấn Thị này thì rất nhiều khi ...bề trên nói sao thì mình nghe vậy . Chỉ có các nhà chuyên môn trong nghề hay như mấy anh ... thầy xuất thì mới rành. Chứ còn ...thầy chạy, thầy mò như tụi mình thì chỉ có "ăn ốc nói mò" nghe nó xuôi tai chứ cũng còn phải check lại rất nhiều.

Anh em mình không dám múa rìu qua mắt thợ đâu.

Anh Duy Sinh à,

Anh nói là anh ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, năm nào vậy ? Có phải thời gian năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa rôi anh phải chạy vô Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng không ? Nếu vậy có thể mình biết anh đó ?

Trần Trùng Trục
Trantrungtruc Posted - 11/17/06 : 18:57
Yes sir, Đúng ra the kiểu noi của cha Đỗ Xuân Quế là CẤM KHÔNG ĐƯỢC = KHÔNG CẤM ĐƯỢC

Trần Trùng Trục
Phaolo Posted - 11/17/06 : 16:53
Anh TTT,
nếu thực sự mà huấn thị là "...CẤM KHÔNG ĐƯỢC ..., em e là có vấn đề đó, vì "...CẤM KHÔNG ĐƯỢC ... = LÀM ĐƯỢC ...
Tuy nhiên chúng ta vẫn hiểu được ý của các Ngài là KHÔNG ĐƯỢC LÀM ....khì khì
P.
quote:
Originally posted by Trantrungtruc


Thưa các bạn,
Câu “13. Những mùa và những lúc nào không được chơi nhạc khí ?

Theo Huấn thị về Thánh nhạc, chương III, 4e : Trừ khi chầu phép lành, còn trong các lễ nghi Phụng vụ, cấm không được đánh đàn trong những trường hợp sau đây :

a) Trong Mùa Vọng từ kinh chiều 1 Chúa nhật I Mùa Vọng đến lễ Vọng Giáng Sinh.
b) Trong Mùa Chay từ thứ tư lễ tro đến kinh Vinh danh đêm lễ Vọng Phục Sinh.
c) Khi cử hành lễ cho người đã qua đời.
..........
Trần Trùng Trục

Micae Posted - 11/17/06 : 13:31
quote:
Originally posted by Trantrungtruc
Nói nhỏ mình nghe với nhau: thú thật, khi đọc những thông cáo này, tôi thấy Đức Cha Nguyễn Văn Hòa còn “chịu chơi” hơn những ‎y' kiến của các cha Đỗ Xuân Quế và Thiện Cẩm nhiều. (Em biết bạn Micae đang sửa soạn nhào vô bênh cha Thiện Cẩm đây).

Hi hi, thằng em nhào vô liền đây, sao bác Trần Trùng Trục biết trước hay quá vậy?

Tớ ở giáo xứ Mai Khôi nơi cha Thiện Cẩm và cha Quế ở. Tớ thấy cha Quế cũng "chịu chơi" lắm chứ đâu có khắt khe quá đáng về chuyện nhạc khí đâu bác?
Còn cha Thiện Cẩm thì là trường hợp riêng. Nhạc của cha Cẩm rất khó đệm đàn sao cho thích hợp, phải là một tay không những sử đụng đàn thành thạo mà còn phải "có máu" dân ca và bình ca như cha thì mới xong. Ở Mai Khôi một dạo có anh chàng tên Phúc, vốn tốt nghiệp Nhạc viện khoa Sáng tác, thường đệm đàn lễ sáng Chúa nhật cho cha Cẩm, nghe rất hợp.

Dù sao thì theo tớ, ý kiến của cha Cẩm và cha Quế là ý kiến của các "chuyên viên tham mưu", vì các vị này là những nhà chuyên môn, lại đang làm việc trong Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Có thể nói đó là những ý kiến muốn vươn tới sự lý tưởng. Còn Đức cha Hòa thì lại là một vị mang trọng trách đại diện cho HĐGM Việt Nam về kỷ luật Phụng Vụ, những qui định mà Đức cha phê chuẩn, thiết nghĩ phải là những qui định được cân nhắc sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mọi vùng miền trên đất nước. Tất nhiên về mặt thẩm quyền, giáo dân phải nghe theo phê chuẩn của Hội Đồng Giám Mục mà Đức Cha Hòa là đại diện rồi.
Micae Posted - 11/17/06 : 13:09
Hi hi, các bài chia sẻ của bác TranTrungTruc lúc nào cũng được chuẩn bị rất công phu. Tớ đã đọc bài trên của bác 4 lần rồi mà vẫn còn thấy... chóng mặt, vì nhiều có chi tiết mang tính pháp lý, phải đọc kỹ mới "nắm" và nhớ hết được.

Về chuyện sự dụng nhạc khí trong nhà thờ, theo tớ thì các qui định có vẻ khá gắt gao của Giáo hội là không thừa. Ở VN sau năm 1975, do hoàn cảnh hay sao đó, mà có giai đoạn việc sử dụng nhạc khí trong Phụng vụ là hết sức bát nháo. Tớ nhớ vào khoảng 1977-1978, giới trẻ công giáo Sài Gòn rủ nhau đi lễ ở một nhà nguyện của Dòng Tên trên đường Yên Đỗ rất đông (khu vực này về sau là tòa soạn báo Tuổi Trẻ, tên đường mới là Lý Chính Thắng) . Nhà nguyện bé tí mà thánh lễ nào cũng đông nghẹt. Có lần dự lễ ở đó, tớ hết hồn khi nghe ban nhạc của ca đoàn (một ban nhạc Rock đúng nghĩa, có trống, guitar điện, organ và kèn) diễn tấu bài Love Story lúc Hiệp Lễ. Càng hết hồn hơn khi biết người sử dụng kèn (Saxo thì phải) rất điêu luyện hôm ấy, lại là một linh mục.

Giai đoạn về sau, khi các keyboards được nhập vào ồ ạt ở VN, thì rất nhiều nhà thờ và ca đoàn mua về sử dụng, bởi nó gọn, nhẹ và không mắc tiền. Khổ cái là những keyboards này được sản xuất để "chơi" các loại nhạc thời trang, nên các phần "tiếng" và phằn "đệm" đều rất... "đời"! Một nhạc công mở nút rythm (tiết điệu) lên thì đệm cho ca đoàn hát dễ dàng hơn là phải khổ công tập luyện kiểu đánh phong cầm truyền thống. Đôi khi nhạc công còn cao hứng "độc tấu" một bài lúc ca đoàn bận lên rước lễ, với phần đệm đầy đủ trống kèn, nghe rất đời và rất máy móc...

Tớ kể lại những chuyện trên không phải để phê phán hay chỉ trích, nhưng là để ghi nhận một giai đoạn mà vì hoàn cảnh nên nhiều nhà thờ, nhiều ca đoàn đã sử dụng nhạc khí trong phụng vụ một cách thiếu cẩn trọng. Giai đoạn giao thời lúc đó thì còn tạm chấp nhận được, nhưng sau này thì rất cần có những chấn chỉnh và qui định kịp thời, không thì chẳng biết sẽ còn đi tới đâu.

Nói về nhạc khí thì còn phải nói đến nhạc công, tức người sử dụng nó. Thời gian còn làm ca trưởng, tớ kinh nghiệm một điều là vai trò người nhạc công hết sức quan trọng. Tiếng đệm đàn nhiều khi còn "chỉ huy" ca đoàn và cộng đoàn nhiều hơn cả sự điều khiển của ca trưởng nữa. Thật may mắn cho ca đoàn nào có được một nhạc công không nnững giỏi về chuyên môn của mình, mà còn thấm đẫm tinh thần phục vụ trong ngón đàn của mình nữa. Tớ nghe được vài ca đoàn chỉ cần một người đệm guitar thùng thôi, nhưng hát rất hay, rất có hồn, và diễn tả được sự trang nghiêm cùng bầu khí cầu nguyện cần thiết.
Trantrungtruc Posted - 11/15/06 : 20:08

Thưa các bạn,

Tuy đã đọc phần ghi chú của LM Mi Trầm dưới đây,

“GHI CHÚ : Đa số các câu trả lời trên đây đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hoà góp ý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất mong những góp ý sửa sai và những câu hỏi mới. - Lm. Mi Trầm “, tôi cũng rất ngần ngại khi muốn viết thêm một số ‎y' kiến để làm sáng tỏ vấn đề. Vì mặc dầu “Đa số các câu trên đây đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hoà góp ý.” Nhưng ngài cũng kêu gọi “góp ý sửa sai và những câu hỏi mới.”

Tôi viết những dòng chữ này không phải là muốn “sửa sai” (hay sửa cho sai) những gì LM Mi Trầm đã viết. Tôi xin được chia sẻ với anh chi em một số những nhận xét thô thiển, hay nói đúng hơn là “tán hưu tán vượn cho vui thôi.”

1) Khi đọc những câu số 13 và 14, tôi hơi bị lúng túng “confused” không ít. Tôi xin đăng lại nguyên văn như sau:

Câu “13. Những mùa và những lúc nào không được chơi nhạc khí ?

Theo Huấn thị về Thánh nhạc, chương III, 4e : Trừ khi chầu phép lành, còn trong các lễ nghi Phụng vụ, cấm không được đánh đàn trong những trường hợp sau đây :

a) Trong Mùa Vọng từ kinh chiều 1 Chúa nhật I Mùa Vọng đến lễ Vọng Giáng Sinh.

b) Trong Mùa Chay từ thứ tư lễ tro đến kinh Vinh danh đêm lễ Vọng Phục Sinh.

c) Khi cử hành lễ cho người đã qua đời.

Nhưng được phép đánh đàn và các nhạc khí khác :

a) Trong các ngày lễ trọng, lễ kính, lễ bổn mạng chính của một nước, một miền , một nơi, ngày lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, ngày lễ đấng sáng lập dòng tu hay một lễ đặc biệt nào ngoại lệ.

b) Trong Chúa nhật 3 Mùa Vọng, Chúa nhật 4 Mùa Chay, lễ chiều thứ 5 Tuần thánh.

c) Đệm hát trong lễ và kinh chiều.”

Câu “14. Có được dạo nhạc trong thánh lễ không ?

- Huấn thị về Thánh nhạc trong phụng vụ, số 61 viết : “Các nhạc khí có thể rất hữu ích trong các buổi cử hành lễ nghi phụng vụ hoặc đệm theo tiếng hát hoặc chơi riêng một mình”.

Và số 64 : “Có thể độc tấu nhạc trước khi Linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ” nhưng không được độc tấu các nhạc khí đó trong Mùa Vọng và Mùa Chay, trong tuần Tam nhật Vượt Qua và trong giờ kinh lễ Cầu hồn (số 65).”

Thưa các bạn, vì những chữ “cấm không được đánh đàn” trong những trường hợp này, và câu “Nhưng được phép đánh đàn...” trong trường hợp kia, làm tôi rất thắc mắc:

Nếu mục đích cần thiết của các nhạc cụ như câu 14 viết là: “Các nhạc khí có thể rất hữu ích trong các buổi cử hành lễ nghi phụng vụ hoặc đệm theo tiếng hát hoặc chơi riêng một mình” thì tại sao khi đọc câu 13 ta có cảm tưởng là việc “cấm không được đánh đàn” là chính; còn chuyện "được phép đánh đàn" là trường hợp ngoại trừ .

Trên thực tế hầu như các nghi thức phụng vụ mà chúng ta tham dự đều cần tiếng đàn để nâng đỡ tiếng hát, (kể cả đám ma, hay lễ cầu hồn) thì tại sao còn phải đưa ra những điều “cấm không được...” trước, rồi mới lại có câu “Nhưng được phép đánh đàn và các nhạc khí khác :” trong câu “ c) Đệm hát trong lễ và kinh chiều.” ... ?

Chắc các bạn đều nghĩ như tôi là câu 13 chỉ nói về dùng nhạc khí nói chung, và câu 14 nói về dạo nhạc hay độc tấu solo nói riêng.

Chúng ta thử lần mò lại nguyên văn của những văn kiện này xem Giáo Hội đã dạy ra sao. Tôi đã tìm được hai tài liệu mà tác giả trích dẫn trong câu số 13 và 14.

Văn kiện thứ nhất: Đây là văn kiện DE MUSICA SACRA ET SACRA LITURGIA mà tiếng Anh dịch là “Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy by Sacred Congregation for Rites” – ban hành ngày 3 tháng 9 năm 1958. Tôi chưa tìm được bản văn tiếng Việt. Nhưng xin tạm dịch là “Huấn Thị Về Thánh Nhạc Và Phụng Vụ Thánh.” Bạn có thể đọc bản bằng tiếng Anh ở đây: http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html

Văn kiện thứ hai: Đây là văn kiện INSTRUCTIO DE MUSICA IN SACRA LITURGIA mà tiếng Anh dịch là “Instruction on Music In The Liturgy by Sacred Congregation for Rites” – ban hành ngày 5 tháng 3 năm 1967. Bạn có thể đọc bản bằng tiếng Anh ở đây: http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html . Hoặc bản văn tiếng Việt là “ Huấn Thị Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ”, có đăng trong www.catruong.com).

Chúng ta có thể hiểu ‎y' nghĩa của câu 13 của LM Mi Trầm viết với hoàn cảnh lịch sử như sau:

A. Trước Công Đồng Vatican II

Vào thời này, Thánh Lễ được chia làm hai loại: là Lễ Hát (“Missa in Cantu”), và lễ đọc (“Missa lecta”) mà ta hay gọi là lễ thường (low mass). Lễ Hát thi có lễ Cả (High Mass) và Lễ Trọng (Solemn Mass). Còn Thánh nhạc, theo Huấn Thị này phân loại, thì có:

a)Thánh Nhạc Bình Ca Gregorian (không cần đàn địch gì hết);

b)Thánh Nhạc đa âm (bắt nguồn từ bình ca, nhưng có thêm nhiều bè, rất thịnh hành từ thời Trung Cổ);

c) Thánh Nhạc tân thời (ở thời đó gọi là tân thời (modern) vì có hát nhiều bè, có đàn organ dạo theo hoặc chơi solo và nhạc được sáng tác theo những tâm tình tận hiến hoặc tinh thần đạo đức, đã được thẩm quyền chấp nhận sử dụng trong phụng vụ;

d) Thanh Nhạc độc tấu Organ (thường được những nhạc sĩ thứ thiệt trình diễn);

e) Thánh Vịnh;

f) Nhạc Tôn Giáo, có những đề tài giúp thêm lòng sốt sắng cho giáo dân, rất hữu ích cho tôn giáo (có thể hiểu như nhạc Vào Đời ngày nay, có nghĩa là "từ cửa nhà thờ trở ra đời", hay như danh từ của LM Đỗ Xuân Quế nói theo nhạc sĩ Y Vũ là “Những Ca Khúc Trái Đệm Giữa Chợ Đời”). Nhưng vì những nhạc này không nhằm mục đích thờ phượng nên không được xử dụng trong Phụng Vụ.

Nói đến phụng vụ, Giáo Hội đặt rất nặng đặc tính Thánh Thiện. Bởi vì Phụng Vụ là Mầu Nhiệm Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô vẫn còn được tiếp tục và tồn tại mãi trong Giáo Hội, nhất là qua Thánh Lễ Tạ Ơn và các Bí Tích. Những bài hát, những bản đàn, tự nó không là gì hết, nhưng chúng ta dùng những bài hát, những điệu đàn này trong Phụng Vụ, thì những bài hát, những điệu đàn phải có sự kính trọng, thánh thiện, xứng đáng để chúng ta ca hát ngợi khen Thiên Chúa.

Một điều quan trọng cần phải hiểu là vào thời này tất cả mọi nghi thức và Thánh ca đều phải bằng tiếng La tinh (đoạn 13, 14). Chúng ta vẫn thường nghe câu “Phi La tinh bất thành Thánh Lễ ” là vậy .

Bởi thế khi giáo dân đi tham dự thánh lễ thì chỉ thấy cha quay lên. Giáo dân ở dưới nhà thờ chỉ biết ... nghe ca đoàn hát, hoặc âm thầm ... lần hạt, đọc kinh. Trong xóm đạo định cư ngày xưa, đã có những câu ví von như:

Các Thầy đọc tiếng La Tinh,
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng.

Mặc dầu Giáo Hội mong muốn Giáo Dân “tham dự” các nghi lễ phượng tự thì phải có cả hồn (cầu nguyện, hiệp ‎y' dâng thánh lễ, rước lễ, ...) lẫn xác (đứng, quỳ, ngồi, thưa kinh, và nhất là ca hát). Nhờ ca hát mà giáo dân tham dự các nghi lễ phụng vụ không còn cảm thấy vai trò rất thụ động của mình.

Do đó mục đích của Thánh Nhạc là để trợ giúp giáo dân tham dự Thánh Lễ được sốt sắng hơn, trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, như ta đã thấy ở trên, chỉ có Lễ Trọng hay Lễ Cả mới có hát và khi có hát thì mới cần đàn trợ giúp. Mà Bình Ca Gregorian, thánh ca chính của thời này bằng tiếng La tinh không cần đàn địch gì hết. Chỉ cần vô được chữ đầu là có thể hát hết cả bài hát ngon ơ. Mãi sau này nhiều nhạc sĩ mới thêm tiếng đàn vào cho những bài hát đa âm, hoặc là để đệm hát, hoặc là chơi solo rất ví von như ... Phantom of the Opera vậy.

Những lần có lễ hát như thế thì chỉ có những tay thiện nghệ mới được đánh đàn. Còn mới chỉ biết "đồ mi đồ phá " thì đừng có mà rờ mấy cây đàn organ mắc tiền đó. Đoạn 60 trong Huấn Thị này nói rất rõ là nếu có chơi đàn thì phải có người chơi cho giỏi, còn không thì thà không có đàn còn hơn. Mà hễ chơi đàn là phải có người bằng xương bằng thịt trình diễn, chứ không được dùng máy thâu thanh hay đàn tự động gì hết .

Nhưng khi có tiếng đàn vào thì bầu khí củ hành các nghi lễ sẽ thay đổi ngay. Tiếng đàn sẽ làm cho giáo dân vui mừng, hân hoan, phấn khởi hơn và vì đó buổi lễ sẽ thêm phần long trọng hơn. Do đó những ngày nào mà có bầu khí u buồn, ảm đạm, than khóc, thương tiếc thì phải dẹp đàn địch đi. Đó là l‎y' do ta thấy đọan 81, 82, 83, 84, 85 nói rât rõ là khi nào được chơi đàn hay không chơi đàn. Nên nhớ, Huấn Thị này nói rất rõ là “organ only” nghĩa là chỉ có đàn organ mà thôi.

Tưởng cũng nên nhắc lại là trong phụng vụ Do thái giáo, các nhạc khí rất hay được xử dụng khi cử hành các nghi lễ hay khi hát Thánh vịnh. Nhưng Giáo Hội Đông phương thì lại không bao giờ chấp nhận sử dụng các nhạc khí đàn địch nào cả, mà chỉ được hát trong phụng vụ thôi .

Nói tới đây, có nhiều bạn cũng đang nghĩ như tôi là khi ban hành Huấn Thị này năm 1958 thi làm gì Ủy Ban đã nghĩ tới sau này sẽ có keyboard rẻ tiền (made in China). Những đàn ống đại quản cầm organ thi may chi, chỉ có nhà thờ chính tòa lớn thì mới có, còn mấy nhà thờ ở tỉnh lẻ làm gì có tiền mà mua sắm được. Mời bạn đọc tiếp chuyện kể sau Công Đồng Vatican II.

B. Sau Công Đồng Vatican II.

"Giáo Hội vẫn giữ quyền thiết lập những nguyên tắc trọng yếu và tổng quát được xem như là nền tảng của Thánh Nhạc, hợp với những qui tắc đã ban hành và đặc biệt hợp với Hiến Chế Phụng Vụ . Các Hội Đông Giám Mục địa phương có thẩm quyền thành lập hợp pháp, cũng như Giám mục được quyền ra luật lệ cho Thánh nhạc theo các giới hạn đã ấn định. "

Huấn Thị Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ, trong phần VIII. Thánh Nhạc Dùng Cho Nhạc Khí đã nói rất rõ:

“ 62. Các nhạc khí có thể rất hữu ích trong các buổi cử hành lễ nghi phụng vụ, hoặc đệm theo tiếng hát,hoặc chơi riêng một mình.

Trong Hội Thánh La-tinh, đại quản cầm có ống rất được quý chuộng và được coi như nhạc khí cổ truyền mà âm thanh có thể tăng thêm vẻ huy hoàng kỳ diệu cho những nghi lễ của Hội Thánh, và có sức mãnh liệt nâng các tâm hồn lên cùng Thiên Chúa và lên trời.

Còn những nhạc khí khác, thì tùy theo sự xét đoán và chấp thuận của thẩm quyền địa phương, có thể được dùng trong việc thờ phượng, tùy như chúng thích hợp hay có thể thích hợp được để dùng vào việc thánh với công dụng thiêng thánh, hay hợp với vẻ trang trọng của đền thờ, và thực sự giúp cho các tín hữu sốt sắng hơn.(41)

63. Muốn thừa nhận và sử dụng các nhạc khí, phải để ý đến nét đặc sắc và tập quán của mỗi dân tộc. Những nhạc khí nào, mà theo ý kiến chung, và cách sử dụng thông thường, chỉ hợp với nhạc đời, thì phải loại trừ ra khỏi mọi lễ nghi phụng vụ và các việc đạo đức thánh thiện. (42)

Mọi nhạc khí được thừa nhận trong việc thờ phượng phải sử dụng thế nào cho hợp với các đòi hỏi của lễ nghi phụng vụ, và làm cho việc thờ phượng nên tốt đẹp cũng như giúp các tín hữu thêm lòng đạo đức.

64. Nên dùng nhạc khí để đệm theo tiếng hát hầu giữ cho giọng khỏi xuống, và giúp cho cộng đoàn tham dự dễ dàng hơn, cũng như hợp nhất với nhau mật thiết hơn. Nhưng âm thanh của các nhạc khí không bao giờ được lấn tiếng hát, và làm cho bản văn trở nên khó hiểu. Mọi nhạc khí đều phải im tiếng khi linh mục hay một thừa tách viên đọc cao giọng một bản văn được dành riêng cho các vị ấy.

65. Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Có thể áp dụng cùng một qui cách đó, thích nghi cho hợp trong các buổi cử hành thiêng thánh khác.

66. Không dược phép độc tấu các nhạc khí đó trong Mùa Vọng và Mùa Chay, trong Tuần Tam Nhật Vượt Qua, và trong giờ Kinh Lễ Cầu Hồn.

67. Mong sao các nhạc công đại quản cầm và các nhạc khí khác, chẳng những sử dụng thành thạo nhạc khí, mà còn hiểu biết sâu sắc tinh thần phụng vụ, để khi thi hành nhiệm vụ, dù chơi theo ngẫu hứng, họ vẫn làm cho buổi cử hành thêm phong phú theo bản tính thực của mỗi yếu tố và làm cho tín hữu say sưa tham dự. “

Như vậy,nếu đọc kỹ từ đọan 62, 63, 64, 65, 67 ta không còn thấy Giáo Hội dùng chữ “cấm không được đánh đàn “ nữa mà còn khuyến khích chúng ta sử dụng nhạc khí, miễn sao nó thích hợp với những việc thờ phượng thánh thiện và giúp tín hữu thêm lòng đạo đức, cầu nguyện sốt sắng hơn. Câu 66 thì nói những khi nào thì không nên đệm đàn solo.

Có nhiều nền văn hóa, hễ có hát là phải có đàn. Không có đàn là không chịu được. Nhưng cũng có nhiều tập quán cữ nghĩ là hễ có đàn thì đánh cái điệu gì cũng được. Để tránh những sự ngộ nhận, và thiên kiến đó, Giáo Hội đã ban trọng trách này cho Thẩm Quyền Địa Phương “quyết định những gì là thích hợp để dùng vào việc thánh, xứng đáng với vẻ tôn nghiêm của thánh đường, và thực sự giúp cảm hóa các tín hữu.”

C. Quyết Định Của Giáo Hội Việt Nam.

Năm 1994 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra 3 thông cáo về Thánh Nhạc do ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, Đặc Trách Thánh Nhạc HĐGM Việt Nam ban hành (ngày 24 tháng 9 năm 1994). Cho tới nay, cũng đã có rất nhiều ‎y' kiến, nhiều bài viết của những nhà chuyên môn, (cũng như không chuyên môn, thích ăn ốc nói mò như tụi mình). Đã hơn 12 năm , những thông cáo này vẫn còn là tiếng nói của Thẩm Quyền cao nhất để chúng ta phải theo (?) Tôi hết sức ngạc nhiên khi Đức Cha Hòa viết rất chi tiết trong những thông cáo này. Một điểm nổi bật mà chúng ta chú y' là, chúng ta đã được sử dụng nhiều nhạc cụ khác trong phụng vụ, nhưng vẫn phải theo những nguyên tắc căn bản sau đây:

“ Trong khi chờ đợi những quy định cụ thể của HĐGM, cần lưu ý và thi hành ngay những điều sau đây:

a) Tiếng hát trong phụng vụ chiếm ưu thế nên luôn phải rõ ràng, các nhạc cụ khác chỉ là đệm theo nên "không bao giờ được lấn át tiếng hát" (Tự sắc Tra le Sollecitudini, số 16). Không được vuốt tay trên các phím đàn, nhất là organ và piano.

b) Chúng ta có thể dùng organ điện tử (synthesizer) trong phụng vụ, nhưng:

-những nút "điệu" chỉ nhắm dùng cho sinh hoạt đời. Do đó, không nên dùng trong phụng vụ. Tuy nhiên, có thể dùng lúc luyện tập để quen giữ đúng nhịp.

-phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với Thánh ca (ví dụ organ, violin...), tránh dùng những âm thanh xa lạ với phượng tự vì sẽ gây chia trí hơn là giúp cầu nguyện.

-khi xử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitare, dàn trống, dàn kèn, dàn nhạc hoà tấu... không được dùng các điệu Jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ. Vì các điệu này hầu hết đều có tính cách kích động, huyên náo... có thể thích hợp với các sinh hoạt khác nhưng bất xứng với nơi thánh.

-các hội kèn đồng (kèn tây) khi dùng trong phụng vụ hoặc trong các cuộc rước có liên quan, không được hoà tấu những bản nhạc đời, nhạc thời trang...

-tránh dùng các nhạc cụ đặt trong nhà thờ để luyện tập các bản đời. Thật không hay gì khi qua một nhà thờ mà từ trong nghe vọng ra những bài Valse, những "lá thư tình," "dưới ánh trăng," hay "love story"...(trich nguyen van thong cao so 1).

Đấy các “đờn sĩ” nghe cho rõ đấy, đừng có hứng chí mà “giựt le”(show off) với các chị khác mà đánh những bản nhạc đời như "lá thư tình," "dưới ánh trăng," “love story” mà Đức Cha đã nói ở trên. (Không biết Đức Cha còn thuộc những bản tình nào khác !!!!)

Nói nhỏ mình nghe với nhau: thú thật, khi đọc những thông cáo này, tôi thấy Đức Cha Nguyễn Văn Hòa còn “chịu chơi” hơn những ‎y' kiến của các cha Đỗ Xuân Quế và Thiện Cẩm nhiều. (Em biết bạn Micae đang sửa soạn nhào vô bênh cha Thiện Cẩm đây).

Trong cuốn sách nghiên cứu rất công phu của LM Nguyễn Duy về thánh nhạc, ngài đã nói về những lần “không sử dụng nhạc khí” của câu số 13 rất nhẹ nhàng và rõ ràng trong phần “lưu ‎y' khi nào không nên sử dụng nhạc khí” như sau:

"Một vài lưu ý khác về sử dụng nhạc khí:

a.Mùa vọng, chỉ được sử dụng phong cầm và các nhạc cụ khác để yểm trợ tiếng hát. Không được dùng phong cầm và các nhạc cụ khi không đi kèm tiếng hát. (độc tấu nhạc cụ).

b.Mùa chay, chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa Nhật IV và các ngày lễ trọng cùng lễ kính.

c.Tam nhật vượt qua: Trong những ngày này cần phải đọc trước hướng dẫn trong cuốn "Những ngày lễ công giáo" (Lịch công giáo Năm Phụng vụ) và cuốn "Nghi thức tuần thánh" để sử dụng nhạc khí cho trúng cách. Thí dụ: Khi hát Kinh Vinh Danh (thứ Nam Tuần Thánh, thánh lễ chiều: Thánh lễ tiệc ly) thì đánh đàn va rung chuông. Sau đó, không rung chuông nữa cho đến Canh Thức Vượt Qua, trừ khi HĐGM hay giám mục giáo phận đã quy định cách khác. Hoặc nếu vào ngày thứ sáu thánh, nếu có phải cử hành nghi thức an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.”

(trích trong tập sách “Thánh Nhạc” của LM Nguyễn Duy, khoảng trang 64 của bản văn trên mạng www.catruong.com )

Kết Luận:

Đâu là những đề nghị thực tiễn cho việc sử dụng nhạc khi trong Thánh Nhạc Việt Nam hiện nay ?

(Tớ viết mỏi tay quá rồi, để dành cho các bạn đóng góp thêm ‎y' kiến đó.)


Trần Trùng Trục
ndh Posted - 11/09/06 : 05:15
Xin gởi các anh chị ý kiến của Cha Đỗ Xuân Quế về chữ Alleluya (trích trong quyển "Bàn Về Thánh Nhạc" trang 90, 91, 92 do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 2006)
Thân

Download Attachment: alleluya1.jpg
326.51 KB


Download Attachment: alleluya2.jpg
374.9 KB


Download Attachment: alleluya3.JPG
127.75 KB

mh Posted - 10/29/06 : 07:34
quote:
Originally posted by Micae
Nhưng trước hết là: bác Duy Sinh ơi, máy của em cũng không đọc được font chữ này bác ạ. Bác (hay bác nào) có thể chuyển giúp 3 files của cha Mi Trầm sang Unicode không? Xin cám ơn các bác trước.



MH đã chuyển bản Unicode của anh An Thanh sang PDF, hy vọng anh Micae (và mọi người khác nữa) dễ đọc hơn.

Download Attachment: HoiDapThanhNhac_Unicode_MiTram.pdf
181.27 KB

Download Attachment: SuaLaiYNghiaMotSoBaiDangLe_Unicode_MiTram.pdf
38.91 KB

Download Attachment: SangTacDapCa_Unicode_TranVanKha.pdf
40.34 KB
NgocMinh Posted - 10/29/06 : 06:39
quote:
Originally posted by embevnlady

Em có nhóm bạn nguoi Israel và em có fiancé
nguoi Israel thì họ dọc là " ah-le-lui-yah " là
dúng nhất, theo ngôn ngữ Do thái . Còn
khi qua các ngôn ngữ khác thì là lai giống
rồi , nên tuy ý dịa phuơng mà sử dụng




embevnlady thân mến!
Tôi vừa xem < Lời Góp Ý Của Lm Mi Trầm > Oh! Thật là thú vị và kinh
ngạc...Không ngờ < Lời Kêu Gọi > của Cha Mi Trầm đã làm <chấn động>
tất cả < Giới Võ Lâm > chứ không phải chỉ có 2 Phái <Nga Mi& Võ Đang>
như anh bạn nào vừa nói dến!
Thât là < Quần Thần Khánh Hội >!
Dường như đã quy tụ hầu hết những bậc < sư tổ > trong Forum!
Và mỗi người đều góp < sở trường > của mình thật là bổ ích.
Lần đầu tiên tôi xem được một<đại hội ngôn ngữ âm nhạc>thật tuyệt vời!
Sau khi tôi < thống kê > lại Ý Kiến của tất cả quý Bạn,tôi nhận ra
tất cả ACE dều có <Một Điểm Chung> là chọn phiên âm chữ Alleluia
là :< ah -le lui -ya > như embevnlady !
+ Như vậy cuộc <tỉ võ> lần nầy của các < võ sư hải ngoại >là
< 1 Bắt Tay Hữu Nghị >! Bravo tất cả ACE!
+ Còn < Môn Phái Cái Bang Việt Nam > thì có ý kiến thế nào?
** Tôi xin phép được kể lại chuyện 1 Nữ Nhạc Sĩ VN /Thu Hiền
( xin đừng nhầm với Nữ Nhạc Sĩ Thục Hiền bên Pháp ) đã sáng tác
< ngẫu hứng > 1 Bài Hát Sinh Hoạt trong <Lớp Bồi Dưởng Hùng Lân 1>.
+Hầu hết Bài nầy đều có chữ < Alleluia > cuối mỗi câu!
CẢ HỘI TRƯỜNG ĐỀU KINH NGẠC KHI NGHE NỮ NHẠC SĨ HÁT!
****************************************************
+ Bà nầy là người Bắc / Giọng Hát của Bà rất khỏe và hát rất lớn!
Nhưng đến khi hát chũ < Alleluia > thì ba lại phát âm thành:
< ah-le-luh-ja >! Cả quý khách đều < nhìn nhau >!
+ Có người thì < nhăn mặt+lắc đầu+mĩm cười>!
+Thầy Dòng Phanxico ( Nhạc Sĩ Trần Vân )thì <chắc lưỡi> và nói :
< hát như thế nầy thì làm sao nuốt nỗi!>
Khi Bà vừa chấm dứt giọng hát thì Cha Tiến Lộc mới lên tiếng :
<Chị ơi!Chị đừng hát là <al-le luh-jah >nữa nhé!Nghe làm sao ấy>
Đề nghị lần sau Chị nên hát là <Al-le-lui-ya>thì nghe dễ hơn!>.
KẾT LUẬN :
********
Như Vậy Phe<Cái Bang ViệtNam>Cùng Đứng Về Phía<Võ Lâm>HảiNgoại>
+ Xin Bắt Tay Hữu Nghị Với Tất Cả ACE Hải Ngoại!
Chào Thân Ái
Ngọc Minh
Micae Posted - 10/29/06 : 01:41
Ôi, kính chào các bác, cho tớ xin phép được vào góp lời với.

Chỉ mới chuyện phát âm làm sao cho đúng các chữ, các tên gọi thường dùng trong Phụng vụ thôi, mà đã thấy vấn đề phức tạp rồi. Nhưng xem tựa đề các bài viết củ LM Mi Trầm, tớ thấy còn có các đề tài khác nữa cũng nóng hổi và hay lắm, các bác có thể tiếp tục bàn luận thêm nữa không ạ?

- Sáng tác Đáp Ca
- Sửa lại ý nghĩa một số bài dâng lễ
- Hỏi đáp về Thánh nhạc

Mỗi một đề tài trên đây, tớ nghĩ đều có thể mở một topic riêng để trao đổi, không biết các bác có còn nhã hứng và thời gian để bàn bạc thêm không?

Nhưng trước hết là: bác Duy Sinh ơi, máy của em cũng không đọc được font chữ này bác ạ. Bác (hay bác nào) có thể chuyển giúp 3 files của cha Mi Trầm sang Unicode không? Xin cám ơn các bác trước.
kha_anh Posted - 10/08/06 : 18:34
Thật tế nhị khi đề cập đến việc phát âm đúng cách. Chỉ riêng tiếng Việt thôi cũng đôi khi đã khó khăn rồi. Ở đây chúng ta đang chỉnh đốn nhau với những phát âm không phải trong tiếng Việt. Nếu không khéo chúng ta sẽ rơi vào tình trạng "dạy đời" hoặc "chửi cha không bằng pha tiếng" chỉ vì không thống nhất trong cách đọc. Ngôn ngữ được trở nên hoàn chỉnh một khi nó được đại đa số áp dụng. Có thể hôm nay nghe lạ tai nhưng ngày mai sẽ trở nên "vui" tai không chừng. Để vượt qua tiến trình này đòi hỏi phải có thời gian. Trong cách hát cũng thế, người Việt chúng ta thường hát những chữ có âm "r" thành "d". Chữ "rất thánh" hát thành "dất thánh". Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ đó là chúng ta không thể áp dụng trong ngoại ngữ được chẳng hạn chữ "maria". Chúng ta không thể hát thành "madia" được vì người nghe cảm thấy rất khó chịu. Nói tóm lại, chúng ta nên thận trọng để tránh những bất bình chẳng đáng.
TranDaiPhuoc Posted - 10/07/06 : 07:55
Anh chị em,

Tôi bận mất vài hôm để hoàn tất một việc, nay trở vào thấy anh Duy Sinh đã có ý định gửi các thư góp ý đến Cha Mi Trầm nên xin quyết định sẽ không nói thêm gì nữa. Xin cảm ơn anh Đỗ Vy Hạ và các anh chị em khác đã chung nhau bàn thảo đề tài này trong mấy ngày qua. Anh Duy Sinh chuyển hộ lời cảm ơn đến Cha Mi Trầm nữa nhé, vì tuy có những điều góp ý qua lại về bài viết của Cha như đã xẩy ra, sự quan tâm đến các ca trưởng ca viên và nỗ lực viết bài của Cha cho mọi người học hỏi đã là một công ơn đáng nhớ.
embevnlady Posted - 10/05/06 : 17:19
Em có nhóm bạn nguoi Israel và em có fiancé
nguoi Israel thì họ dọc là " ah-le-lui-yah " là
dúng nhất, theo ngôn ngữ Do thái . Còn
khi qua các ngôn ngữ khác thì là lai giống
rồi , nên tuy ý dịa phuơng mà sử dụng

Còn Israel thì dọc là " ish-rah-el " theo ngôn
ngu+~ Do thái .

Em

quote:
Originally posted by pduong

Thấy anh Khoa ở phía Đông Canada lên tiếng; kế đến, lại thấy anh Sinh ở phía Tây Canada trả lời, Phong xin xía vô một chút cho đủ bộ. Chỉ "lạng vô rồi ra" chứ không có ý kiến gì cả.

Thế Phong
Winnipeg, Canada.

pduong Posted - 10/05/06 : 13:50
Thấy anh Khoa ở phía Đông Canada lên tiếng; kế đến, lại thấy anh Sinh ở phía Tây Canada trả lời, Phong xin xía vô một chút cho đủ bộ. Chỉ "lạng vô rồi ra" chứ không có ý kiến gì cả.

Thế Phong
Winnipeg, Canada.
n/a Posted - 10/05/06 : 13:08
Mình nghe nói ở trên thiên đàng, các thiên thần và các thánh chỉ hát Alleluia thôi, nên chữ này có tính cách thiên quốc rồi Khoa ơi - Ai không hát được hoặc hát khác đi thì được về dương gian, vô ca đoàn tập lại

Duy Sinh
tknguyen Posted - 10/05/06 : 11:36
Cám ơn hai anh Trần Đại Phước và Đỗ Vy Hạ đã có sự cởi mở cần thiết để mọi người có cơ hội học hỏi. Mình không dám lạm bàn nhưng thiết nghĩ ngôn ngữ là một vấn đề phức tạp, phải tùy bối cảnh câu chuyện mà xét chứ không thể có sự tuyệt đối. Tôi là người nói giọng miền Nam, nhưng không thể nói ACE nói giọng miền Bắc và Trung là sai và ngược lại, tùy thuộc tôi đang ở đâu và làm gì.

Như bạn Mỹ Hoàng đã nói, có lần tập cho ACE hát chữ Israel là Ítx-ra-en, thì trong CD có anh nói rằng chúng ta đang sống ở Canada thì nên đọc là Ítx-reo. Tôi tự hỏi vậy chúng ta phải đọc sao nếu ở phần đất Quebec của Canada ? Và chúng ta hát cho người Việt nghe hay người Canadian ? Rồi lại có bài hát phiên dịch là Ích Diên ?

Tô-ma-tô hay tô-mê-tô, nó vẫn là trái cà chua đó mà. Alleluia, hay là ca tụng Chúa. Không biết có cách nào ca tụng mà không phải hát chữ này không ?

Nguyễn Tấn Khoa.
n/a Posted - 10/05/06 : 09:32
Cám ơn 2 đại huynh Đỗ vy Hạ và Trần đại Phước đang chia sẻ những điều thật bổ ích - Sinh đã copy các thảo luận của anh chị em và gởi cho cha Mi Trầm để ngài đóng góp thêm ý kiến của ngài với chúng ta - Hy vọng được nghe những đóng góp của các anh chị em khác nữa về các đề tài khác.

Duy Sinh
TranDaiPhuoc Posted - 10/05/06 : 07:38
Không sao đâu anh. Tôi đã nói tiếp ngay rằng chỉ nói đùa vì tôi biết thật ra anh vô tình.

Thêm nữa, anh em cùng trong nhóm với nhau bàn thảo thân mật để mở mang kiến thức (qua những thư góp ý thật ra tôi cũng hiểu biết thêm hơn); xin anh bỏ chữ "kính" đi thì tôi đỡ áy náy lắm.
dovyha Posted - 10/05/06 : 07:19
"Anh Đỗ Vy Hạ khôn lanh thật! Tôi có đưa ra hai cách đấy chứ, một dành cho người khá quen thuộc với phiên âm kiểu ngoại ngữ (ya), một dành cho người chỉ quen tiếng Việt (da, với chú thích là phải đọc lối người Nam), nhưng khi làm cuộc so sánh anh lại cố tình “đánh rơi” một cách đi rồi đấy.
Nói đùa chút cho vui vậy thôi, chứ về chuyện này tôi xin trình bầy với anh và mọi người như sau.

...

Anh Phước kính,
Tôi mới chỉ đọc qua hai đoạn này của anh đã vội giật mình xem lại những chia sẻ trên đây và mặc dù chưa được cái diễm phúc đọc hết những chia sẻ mới nhất của anh, tôi phải viết ngay những giòng thành khẩn xin lỗi anh (và tất cả quí anh chị trong Diễn Đàn) vì sự trích dẫn đoạn ký âm của anh Trần Đại Phước hoàn toàn không đúng sự thật.

Tôi thực lòng không dám bào chữa rằng mình đã vô ý, vì anh đã khen tôi "khôn lanh... cố tình đánh rơi" rồi, mặc dù anh cho biết chỉ là "lời nói đùa".

Có lẽ nhờ "lời nói đùa" này anh sẽ không chấp nhất sự bỏ vạ cáo gian của tôi.
Một lần nữa tôi xin khấu đầu tạ lỗi với anh (và quí anh chị)!

dvh


TranDaiPhuoc Posted - 10/05/06 : 06:15
Mỹ Hoàng và Eric Nguyễn mến,

Cảm ơn hai bạn đã góp thêm ý kiến nhé. Khi nào có thể, mình sẽ tiếp lời các bạn. Chúc vui nhiều.
TranDaiPhuoc Posted - 10/05/06 : 06:08
Anh Đỗ Vy Hạ khôn lanh thật! Tôi có đưa ra hai cách đấy chứ, một dành cho người khá quen thuộc với phiên âm kiểu ngoại ngữ (ya), một dành cho người chỉ quen tiếng Việt (da, với chú thích là phải đọc lối người Nam), nhưng khi làm cuộc so sánh anh lại cố tình “đánh rơi” một cách đi rồi đấy.

Nói đùa chút cho vui vậy thôi, chứ về chuyện này tôi xin trình bầy với anh và mọi người như sau.

Ngày trước ở Sàigòn, các giáo sư Anh Văn thường dùng phương pháp Phiên Âm Quốc Tế để ghi xuống cách đọc ngữ vựng Anh, trong đó có nhiều ký hiệu ở bên ngoài bộ mẫu tự thông thường, có ích lợi nhưng hơi phức tạp, muốn dùng cho đại chúng phải trình bầy trước các luật lệ. Tôi nhớ hình như muốn phiên âm chữ “you” thì người ta sẽ viết là “ju:”.

Sang Mỹ đã hơn 30 năm, thỉnh thoảng tôi mới thấy cách này. Cách thường thấy và dễ hiểu hơn hiện nay sử dụng thuần tuý các mẫu tự, mặc dù có thể không có tính cách quốc tế bằng cách trên. Nhưng cách nào thì cách, chúng có cùng một mục đích là tạo nên mẫu số chung cho người từ các nước khác nhau có thể phát âm được ngôn ngữ của nhau. Theo cách hai, “you” sẽ được phiên âm là “yoo”, “alleluia” nếu ký âm cho kiểu đọc của người Mỹ là “al-uh-LOO-yuh”, nhưng nếu ký âm cho kiểu đọc Latin sẽ là “ah-leh-LOO-yah” (xin search thử "ah-leh-LOO-yah" trên Internet, các bạn sẽ thấy nhiều bài đọc thú vị).

Khi tiếp lời với Cha Mi Trầm về cách ký âm "al-lê-lu-gia", vì thấy Cha đang dùng cách tiếng Việt, tôi cũng dùng theo. Tuy nhiên, cho rằng vần cuối không có cách ký âm bằng tiếng Việt thuần tuý, tôi đành mượn phụ âm y trong cách ký âm thông thường của sách vở ngoại quốc như đã nói trên để ký âm, với niềm tin rằng đa số các “thính giả” trong diễn đàn Thánh Nhạc có thể hình dung được âm thanh tôi muốn nói. Tuy nhiên, để cẩn thận, tôi cũng ghi thêm một cách hoàn toàn tiếng Việt nữa là "a-lê-lu-da" với điều kiện phải chú thích cho chữ "da". Như thế tôi đã đề nghị cả 2 cách để tuỳ sự quen thuộc với ngoại ngữ hay không của người đọc.

Anh đề nghị phiên âm vần "–ia" đó bằng "–i-a" (đọc nhanh), và nghĩ là cách này có thể áp dụng dễ dàng cho người bình dân, nhưng thật ra đó là một âm đã có sẵn trong tiếng Việt và được đọc khác, như trong các chữ “kia”, “lia thia” (dù là đọc nhanh). Vì thế cách này không phải là sẽ không gây hiểu lầm - càng hiểu lầm hơn nếu trao cho người bình dân.

Anh cho là lối viết tựa như "ya" thì có "yên", đọc cho ra cũng phải là "i-ên". Ở đây, giống như lần trước, anh lại đem phụ âm để so sánh lẫn lộn với nguyên âm rồi. Người Việt không dùng y làm phụ âm mà chỉ làm nguyên âm, nên trong tiếng Việt, y và i thường được dùng thay chỗ cho nhau, vì thế "yên" đọc như "iên" (trong "tiên"). Còn tôi đang dùng phụ âm y, nên không thể lý luận rằng "ya" sẽ đọc như "ia" (cùng âm với "kia") được anh ạ.

Dùng thuần tuý mẫu tự Việt để nhằm ký âm tiếng nước ngoài là việc khó đạt được lắm anh. Khi viết các ký âm "xten-" hay "-tútx", thật ra anh đã phải đi ra ngoài chữ Việt rồi, phải không? Bởi vì trong tiếng Việt làm gì có "xt" hay "tx". Muốn cho giống tiếng Việt, thật ra anh cần viết là "xì-ten", "xờ-ten", "tút-xờ", nhưng tôi đoán (và hy vọng) rằng anh cũng không muốn viết như vậy.
dovyha Posted - 10/04/06 : 11:39
Anh Phước kính,
Ngay từ đầu, tôi chỉ muốn đề nghị một cách phiên âm các từ La-tinh sang tiếng Việt cho dễ đọc và tránh gây hiểu lầm thôi, mặc dù có thể thiếu chính xác ít nhiều. Cách phiên âm này may ra có ích cho giới bình dân thôi, vì 99% là tiếng Việt (ngoại trừ vần "tútx" trên đây không biết viết kiểu nào khác hơn để biểu hiện âm "s", hay là "tút-x" chăng).

So sánh 3 cách:
- cách đọc của Cha Mi Trầm: al-lê-lu-gia
- cách ký âm của anh Trần Đại Phước: a-lê-lu-ya
- cách phiên âm tiếng Việt của ĐVH: an-lê-lu-i-a (hai vần i-a đọc liền nhau và hơi nhanh)
thì có lẽ cách phiên âm tiếng Việt của nhà tớ "đúng" hoặc "gần gũi" với tiếng Việt hơn chứ phải không? Giới bình dân học vụ làm sao biết đọc cho đúng các âm\vần Tây\Mỹ "al" hoặc "ya" không có trong ngôn ngữ VN này!? Lối viết "al" thì chắc chắn là không có rồi, còn lối viết tựa như "ya" thì có "yên", đọc cho ra cũng phải là "i-ên" chứ phải không? (Quí anh chị trong Diễn đàn toàn là cao thủ thì không tính nhé!).

dvh

TranDaiPhuoc Posted - 10/02/06 : 21:43
Anh Đỗ Vy Hạ mến,

Thật ra nếu lục tìm các hướng dẫn về cách đọc chữ alleluia theo đúng cách Latin để xem người ta ký âm ra sao, thì có người ký âm là al-le, cũng có người ký âm là a-le, hay ah-leh, như đoạn tôi đã trích dẫn ở thư trước (ông bạn già người Pháp làm cùng sở với tôi, dân Ba-lê chính gốc, hôm qua tôi hỏi thử, thì nhất định là dân Pháp đọc là a-le, chứ không phải al-le; còn tiếng Tây Ban Nha thì thấy viết là aleluya). Sở dĩ như vậy là vì khi đọc al-le chung với nhau thì nghe như là một chữ l, chứ có phải là không ai biết đến nguyên tắc tách vần của Latin đâu anh. Khi góp ý với Cha Mi Trầm về chữ gia, tôi viết lại nguyên ký âm a-lê-lu-ya theo kiểu của tôi cũng là cùng ý nghĩ ấy, và không có ý chỉnh sửa gì cách ký âm al-lê của Cha cả.

Riêng về việc dùng âm n để ký âm thay cho l, tôi nghĩ đây là tuỳ ý thích của người ký âm muốn ghi lại âm thanh cho chi li chính xác đến mức nào. Tuy rằng khẩu hình phát âm của n và l rất giống nhau, cùng để lưỡi tựa lên vòm trên trong miệng, nhưng khi phát âm n, áp lực âm thanh đè vào bên phần trong của lưỡi, trong khi để phát âm l, áp lực đẩy ngược lên đầu lưỡi phía ngoài, khiến cho lúc hát lên, nhất là trong các bài ngân dài từng vần một, như A---L LE--- LU--- IA, âm n nếu được dùng sẽ được nhận ra là thiếu một chút xíu chính xác ngay.

Nhưng như đã bàn, sự chính xác hay không chỉ có tính cách chút ít, nên nếu anh muốn ký âm là an-lê, tôi thấy cũng không cần thiết phải không đồng ý với anh.
ericnguyen Posted - 10/02/06 : 15:14
Thấy đề tài này hót quá, cho nên tiểu đệ xin góp chút ý kiến nhỏ bé nông cạn,
Syllabication: Al-le-lu-ia,

Khi còn học trong trường thì theo tiểu đệ được biết thì tiếng Latin chia làm hai phái Nga mi và võ đang :-), chúng ta cũng hay gọi là Traditional, Standard hay là Classical Latin, (Latin thông dụng) khác với Ecclesiastical Latin (E-Latin))(Religious Latin) Sư huynh TranDaiPhuc có cho một thí dụ điển hình về Ecclesiastical Latin(Regina cæli đọc Reg-GEE-nah CHEH-lee)theo E-latin chữ "C" của Coeli có vần "CH" , còn Classical Latin chữ "C" đọc là "K", cũng như "G" trong E-latin thì nhẹ hơn so với Classical Latin,

Theo sách Gregorian Chant, có giải thích là, khi chữ "A" nối tiếp theo "L,M,N, thì chúng ta đọc chữ "A" tương đối warm hơn một chút hơn là chữ "A" đứng riêng, và Thầy DVH cũng có thí dụ cho double consonants "Bellum, Ben-lum" cũng nhưng "Alle" chữ "I" là "ee", còn "Y" là i, Nếu chúng ta nghe rỏ và kỹ cách hát và pronounciation thì trước khi đọc chữ "i" trong "ia" thì có vần gió "ee" trong đó, nếu chúng ta đọc "ia" thày Ya thì tiểu đệ nghĩ là sai, bởi vì "Y" trong Gregorian Chant là "I" còn chữ "e" thì cũng như khi chúng ta đọc, net or met, tiếng VN mình không có "j" cho nên khi ta đọc Al-le-lu-ia thì phải đọc là Ah-le-lu-eeya,

vài ý mọn mong đựợc học hỏi thêm




EN
myhoang Posted - 10/02/06 : 12:41
Cái mục "ngữ học" nầy hấp dẫn và bổ ích lắm, myhoang nghe nhiều ca đoàn hát An-lê-lu-dza nghe mà phát rùng mình. Còn Israel thay vì đọc Ítx-ra-en thì đọc là Ítx-reo.
dovyha Posted - 10/02/06 : 10:07
Phương pháp tách vần trong tiếng la-tinh:

Khi hai -hoặc nhiều hơn- phụ âm (consonnant) đứng giữa hai nguyên âm (vowel) thì chỉ có phụ âm cuối cùng đi chung với nguyên âm thứ hai.
Ví dụ:
- stella = stel-la (đọc là "xten-la")
- bellum = bel-lum (đọc là "ben-lum")
- puellarum = pu-el-la-rum (đọc là "pu-en-la-rum")
- mitto = mit-to (đọc là "mít-tô")
- consumptus = con-sump-tus (đọc là "con-xum-tútx")

dvh
TranDaiPhuoc Posted - 09/30/06 : 20:54
Anh Đỗ Vy Hạ và mọi người mến,

Tôi tìm được đoạn này trên Internet có thể tin cậy được, vì đây là hướng dẫn để một ca đoàn hát cho đúng tiếng Latin. Xin xem cách họ phiên âm chữ alleluia theo phát âm Latin ở phần Phonetic pronunciation.

Anthem text
Regina cæli, lætare, alleluia
Quia quem meruisti portare, alleluia,
Resurrexit sicut dixit, alleluia,
Ora pro nobis Deum, alleluia.

English translation
O Queen of heaven, be joyful, alleluia
For he whom you have humbly born for us, alleluia,
has arisen as he promised, alleluia.
offer now our prayer to God, alleluia.

Phonetic pronunciation
Reg-GEE-nah CHEH-lee, let-TAH-reh, ah-leh-LOO-yah
KWEE-ah kwem meh-roo-EE-stee por-TAH-reh, ah-leh-LOO-yah,
re-soo-REH-xeet SEE-coot DEEK-xeet, al-leh-LOO-yah,
OH(AW)-rah proh(aw) NOH(AW)-bees DEH-oom, ah-leh-LOO-yah.

Mặt khác, anh Đỗ Vy Hạ đưa ra chữ "hostia" để chứng tỏ cách chia vần (syllables) của anh, nhưng tôi nghĩ mẫu tự "i" trong "hostia" là nguyên âm đi với phụ âm "t" trước nó để tạo thành "ti", còn mẫu tự "i" trong (allelu)"ia" lại là phụ âm hợp với "a" để thành "ia" (trong trường hợp này "i" là một cách viết khác của "j", và phát âm thành "y"!). Nói tóm tắt, "i-a" trong "hostia" và "ia" trong "alleluia" mang hai tính loại khác nhau, không thể dùng cách chia vần chữ này để suy ra cách chia vần chữ kia được.
dovyha Posted - 09/30/06 : 14:05
Nếu cần phải phiên âm tiếng La-tinh "Alleluia" sang tiếng Việt, tôi xin đề nghị "an-lê-lu-i-a" (hai vần i-a phát âm liền nhau và hơi nhanh):

1. Chữ Allelu- (Latin) được phát âm như trong tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha an-lê-lu chứ không như trong tiếng Anh a-lê-lu.

2. Trong tiếng La-tinh, khi hai nguyên âm đứng kế tiếp nhau tạo thành một nguyên âm khác, người ta gọi là nhị trùng âm (diphthong). Các nhị trùng âm gồm có: ae, oe, au, euay.
Ví dụ:
- ae trong "laetare" phiên âm thành "lê-ta-rê"
- oe trong "coeli" phiên âm thành "sê-li"
(aeoe thường được viết dính lại với nhau).

Tuy nhiên, ia, ou, aiii lại nằm trong nhóm luật trừ, (1)không là những nhị trùng âm, (2)cần được phát âm thành hai nguyên âm liền nhau và hơi nhanh ( chính vì được phát âm liền nhau và hơi nhanh nên hai vần ia trong Alleluia được nghe như là "da" trong tiếng Việt của người Nam!):
- ia trong "hostia" phiên âm thành "ót-xi-a"
- ou trong "prout" phiên âm thành "pro-út"
- ai trong "ait" phiên âm thành "a-ít"
- ii trong "Antonii" phiên âm thành "An-to-ni-i"
- v.v...

dvh
TranDaiPhuoc Posted - 09/30/06 : 10:50
Thật ra cũng chỉ có vài điều, nhưng vì dài dòng và tế nhị, tôi xin nêu ra dần dần từng điều một mà thôi.

Mục số 8 có câu: "Lưu ý về cách đọc, ta đọc là Al-lê-lu-gia."

Trong vấn đề này, thật ra, nếu được thưa chuyện trực tiếp với Cha Mi Trầm, chúng ta chỉ cần xin Cha đọc lên là hiểu ý người ngay. Nhưng vì phải qua giấy bút, Cha viết, mình đọc, nên lại sinh ra thắc mắc, mà muốn trình bầy cái thắc mắc này, tôi sẽ phải hơi dài dòng một chút.

Trong tiếng Anh, có 3 phụ âm này liên hệ gần nhau về phát âm, là y, z, và j. Để nghe cách phát âm của các phụ âm này, ta có thể đọc lên các chữ đơn giản quen thuộc là you, zoo, và joy. Người Mỹ dù viết là alleluia hay hallelujah đều đọc vần cuối với phụ âm y.

Trong tiếng Việt, nếu viết ra chỉ có 2 phụ âm, là d và gi, và trên lý thuyết, d phát âm tương tự như z tiếng Anh, gi tương tự j (nhưng uốn lưỡi có thể ít hơn). Ví dụ như da và gia. Tiếng Việt không có phụ âm tương tự như y của tiếng Anh.

Nói như trên là nói lý thuyết. Trên thực tế, người Việt nói giọng Bắc thường đọc da và gia giống y như nhau, theo âm của z tiếng Anh. Còn người Việt nói giọng Nam/Trung thường đọc da và gia cũng giống như nhau, theo âm của y tiếng Anh; tuy nhiên có một số người Nam/Trung cẩn thận, khi đọc gi, họ uốn lưỡi một chút, tương tự như sự khác biệt giữa x (không uốn lưỡi) và s (có uốn lưỡi).

Trở lại chữ alleluia, người Việt nên đọc ra sao? Tôi nhận thấy đa số đại chúng phát âm theo kiểu người Anh, nghĩa là ya. Điều này có lẽ hợp lý rồi, vì tôi nghĩ tiếng Anh đi theo La-tinh, và La-tinh theo chữ nguyên thuỷ Do Thái.

Vậy muốn ký âm xuống để chỉ dẫn cho người Việt đọc lên, ta có thể ký âm (1) "a-lê-lu-ya" hoặc (2) "a-lê-lu-da" và chú thích rằng "da" phải được phát âm theo cách của người Nam.

Nếu ký âm là "al-lê-lu-gia" (như trong bài của Cha Mi Trầm) rồi không chú thích gì cả, mà NẾU chúng ta làm theo, không rõ kết quả sẽ ra sao. Còn nếu không ai làm theo, lại cũng là điều đáng buồn, vì một bài viết có thẩm quyền đưa ra lại không ai chú ý đến.
n/a Posted - 09/29/06 : 23:41
Cám ơn An Thanh đã chuyển qua Unicode các góp ý của LM Mi Trầm - Cám ơn Kha Anh và các anh chị em đã tìm đọc, và nếu có đóng góp gì thêm, xin cùng nhau bàn luận, và Sinh này sẽ chuyển lại cho cha Mi Trầm - Tuy nhiên, xin nhớ tranh luận trong tình thân thôi đấy nhé, nếu gay cấn quá thì anh Nguyễn Tấn Khoa phải đứng ra giải hòa đó, và nếu có cởi ... mở quá thì anh Đại Phước phải ... đóng bớt lại dùm

Duy Sinh

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05