T O P I C R E V I E W |
dovyha |
Posted - 02/21/11 : 07:35 Quí anh chị thân mến,
Cuối tuần qua (18-20/02/2011), trang Diễn đàn Thánh Nhạc gặp trục trặc kỹ thuật làm sao đó mà một vài đề tài đã bị lạc mất hoặc bị xoá bỏ, trong đó có đề tài "Những nhận định sai lầm về bản văn Thánh Vịnh Đáp Ca" của NS. Khổng Vĩnh Thành. Xin mạn phép đăng tải lại lần nữa:
Download Attachment: NhungNhanDinhSaiLamVe_TVDC_v04.pdf 2401.49 KB
Cũng ở trang này, anh Cao Thanh Hoàng đã chia sẻ nhiều thông tin lý thú, nay cũng đã không cánh mà bay! Vậy nếu anh CTH còn bản lưu, xin anh vui lòng cho xin lại.
Chân thành cảm ơn.
dovyha |
5 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
hoangmusic |
Posted - 06/14/11 : 08:35 quote:
Không biết bao giờ mới có được một lối thoát ? Khó hiểu quá ! Hoặc đây cũng chỉ là những suy luận từ "văn chương truyền khẩu" mà thôi !
BÌA SÁCH TVĐC
LỜI DẪN NHẬP
|
Trantrungtruc |
Posted - 05/18/11 : 14:20 quote: Originally posted by tiencao05
"Tóm lược các nét chính :
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110504/10214
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 28 Paulngoc k1 T4, 04/05/2011 - 12:15 WGPSG -- Cuộc hội thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 28 với chủ đề: “Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc” đã diễn ra vào lúc 8g sáng ngày 03-05-2011 tại hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Trung tâm Mục tụ Tổng Giáo phận Tp. HCM. Cuộc hội thảo đã diễn tiến dưới sự chủ tọa của Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc - và linh mục Roco Nguyễn Duy - Tổng Thư ký Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam - và với sự hiện diện của Đức Giám mục Phaolô Ngyễn Văn Hòa cùng 86 hội thảo viên gồm các linh mục, tu sĩ, nhạc sĩ trong các ban Thánh Nhạc của 26 Giáo phận.
....
Linh mục nhạc sĩ Kim Long phát biểu: Cần phải tôn trọng bản văn trong phụng tự của những đáp ca đã có Imprimatur (được phép sử dụng) trước đây, vì bản văn mới chưa có, còn các bản văn Giờ Kinh chỉ tạm, chưa phải chính thức trong Thánh lễ." ....
Xin đặt Giả thuyết:
1) Lời phát biểu của cha Kim Long ở trên đã được tác giả ghi lại là đúng 100% với lời ngài đã phát biểu trong phiên họp “Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc” quan trọng ở trên.
2) Lời phát biểu của cha Kim Long ở trên trong tư cách là một người có tiếng nói quan trọng trong Ban Thánh Nhạc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
3) Lời phát biểu của cha Kim Long ở trên trước sự hiện diện chủ tọa phiên họp của Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì phải là đúng và phản ảnh trung thực với chỉ thị của Ủy Ban Phượng Tự (đặc trách về bản dịch dùng trong Phụng Vụ) cũng như Ủy Ban Thánh Nhạc (đặc trách Thánh Ca dùng trong Phụng Vụ), thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Ta có thể suy luận rằng: như lời ngài đã xác định: "vì bản văn mới chưa có" nên ta phải theo bản văn Phụng Vụ chính thức của HĐGMVN đã Imprimatur, tức là chỉ có bản dịch "Thánh Vịnh Đáp Ca" của năm 1971.
Vậy tại sao chính LM Kim Long lại phổ biến cuốn "Thánh Vịnh Đáp Ca" mà nhiều người cho là "bản dịch mới", "bản mẫu" và "chính thức" nhất của Ủy Ban Phượng Tự ?
- Xin xem bản trích dẫn của anh Hoàng ở trên: Anh Hoàng đã gọi là:
quote: Originally posted by hoangmusic
Bản dịch mới (của Ủy Ban Phụng Tự, theo sách TV ĐC của cha Kim Long)
CTH
- Và lời giới thiệu của anh Thế Thông cho anh Hoàng trong đề tài này: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3208&whichpage=2 . Post ngày 09 tháng 02, 2011 :
quote: Originally posted by petalthethong
Các bạn trong Forum thân mến , ... Bác Hoangmusic vẫn rất băn khoăn về mảng thánh vịnh đáp cạ Thế thông đã tặng Hoangmusic 1 cuốn mẫu của Cha Kim Long rồi . ... TT
- Anh Tiêncao cũng đã dựa vào thông tin của anh CTH mà thông tin cho chúng ta trong đề tài này với một số chi tiết hơn: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=6449
quote: Originally posted by tiencao05
Xin chào anh Tuấn và các bạn , ..... Cũng theo anh CTH : "Và giờ đây, trong khi chúng ta vẫn đang chờ đợi một bản dịch Thánh Kinh Cựu và Tân Ước mới của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN, thì có lẽ bản dịch Thánh Vịnh đã gần như hoàn chỉnh, nên Linh mục Nhạc sĩ Kim Long , với cương vị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, đã có được bản dịch trong tay và đã dệt nhạc toàn bộ các Thánh vịnh Đáp ca cho tất cả các ngày lễ, và nhiều người đã có được bản thử nghiệm này (Theo cha Kim Long, thì bản dịch này một phần đã được HĐGM chuẩn nhận và Bộ Phụng Tự đã châu phê, một phần đang chuẩn bị đệ trình). ... TIẾN CAO
Nếu "bản văn mới chưa có" và nếu chưa được Tòa Thánh chấp nhận là "bản dịch chính thức" của HĐGMVN thì tại sao ngài lại có được quyền phổ biến riêng thêm một bản văn khác? Lỡ mà Toà Thánh không chấp nhận, hoặc bắt phải có sửa đổi trước khi được chính thức cho dùng trong Phụng Vụ (như Toà Thánh đã từng bãi bỏ hoặc sửa đổi các bản dịch trong quá khứ,...) thì chúng ta lại cứ rơi vào một vòng lẩn quẩn khác, như tệ trạng đang xảy ra bây giờ là có quá nhiều bản văn Thánh Vịnh Đáp Ca đang phổ biến, và đang đi ngược lại với chỉ thị của Toà Thánh.
Không biết bao giờ mới có được một lối thoát ? Khó hiểu quá ! Hoặc đây cũng chỉ là những suy luận từ "văn chương truyền khẩu" mà thôi !
Ba Tê www.artbyhao.com
|
tiencao05 |
Posted - 05/14/11 : 00:30 Xin mời nghe để tham khảo, rất lý thú .... Nhất là phần 3 : Ý kiến của Đức Cha Nguyễn Văn Bản , Đức Cha Nguyễn Văn Hoà , Cha Kim Long .....( có nói về bài viết của bác Khổng Vĩnh Thành trên đây ) về TVĐC .
Phần 10 : nói về catruong .com đây ...hic...hic...
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 28
http://tgpsaigon.net/audio/20110504/10215
-----------------------------------------------------------------
Tóm lược các nét chính :
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110504/10214
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 28 Paulngoc k1 T4, 04/05/2011 - 12:15 WGPSG -- Cuộc hội thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 28 với chủ đề: “Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc” đã diễn ra vào lúc 8g sáng ngày 03-05-2011 tại hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Trung tâm Mục tụ Tổng Giáo phận Tp. HCM. Cuộc hội thảo đã diễn tiến dưới sự chủ tọa của Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc - và linh mục Roco Nguyễn Duy - Tổng Thư ký Ủy ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam - và với sự hiện diện của Đức Giám mục Phaolô Ngyễn Văn Hòa cùng 86 hội thảo viên gồm các linh mục, tu sĩ, nhạc sĩ trong các ban Thánh Nhạc của 26 Giáo phận.
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 28 Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này
Nghe audio: Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 28 Sau phần khai mạc, linh mục Roco Nguyễn Duy đã phát biểu những điểm nhấn trong bản dự thảo Hướng dẫn Mục vụ Thánh Nhạc, như cẩn thận trong việc chọn bài hát. Khi chọn phải có 3 thẩm định là: Phụng vụ, mục vụ và âm nhạc hay trong các Thánh lễ có nghi thức riêng thì nên chọn những bài có trong Thánh Vịnh theo nghi thức Phụng vụ.
Linh mục nhạc sĩ Kim Long phát biểu: Cần phải tôn trọng bản văn trong phụng tự của những đáp ca đã có Imprimatur (được phép sử dụng) trước đây, vì bản văn mới chưa có, còn các bản văn Giờ Kinh chỉ tạm, chưa phải chính thức trong Thánh lễ.
Đến 09g45 sau khi giải lao, các hội thảo viên được chia thành 3 nhóm thảo luận. Sau phần thảo luận của từng nhóm, 10g35 các nhóm đã tập trung lại hội trường đóng góp ý kiến chung. Gồm có:
- Nên có thông báo chính thức về các bậc lễ. - Đưa bản dự thảo Hướng dẫn Mục vụ Thánh Nhạc ra thử nghiệm. - Làm sao biết được bài hát nào có Imprimatur? - Dùng nhạc nền thu âm sẵn hát lễ có được không? - Dùng nhạc thu sẵn để Chầu Thánh Thể có được không? - Bài Hiệp lễ thường hát về các Thánh, chọn theo tác giả, tác phẩm mà không theo Phụng vụ.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa phát biểu: Nhạc là để cầu nguyện nên đưa vào máy là không được, đây không là chuyện hay dở mà là tâm tình.
ĐGM Vinh Sơn trả lời: Nếu dùng ghi âm trong Phụng vụ thì nó đã thay thế cho chúng ta, mở băng trong Phụng vụ là không được phép làm, trong Phụng vụ không thể thay thế, ngoại trừ giờ tĩnh tâm riêng có thể sử dụng trong lúc thinh lặng suy niệm, nhưng phải biết rõ cái nào là Phụng vụ và ngoài Phụng vụ.
Linh mục Roco cho biết về vấn đề Imprimatur, mỗi Giáo phận đều có ban Thánh Nhạc nếu có yêu cầu xin gửi cho ban Thánh Nhạc và khi sử dụng phải có chữ ký của Đức Giám mục, nhưng nên chú ý về lời và nhạc nền nên gần với bình ca, tất cả các bài trong Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam đều được sử dụng trong Phụng vụ.
Kết thúc, ĐGM Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã cám ơn sự góp ý chân thành của các hội thảo viên, tiếp tục nhận ý kiến đóng góp trong 3 tháng cho đến đại hội kế tiếp. ĐGM cũng đề cử linh mục Trương Huy Hoàng, Giáo phận Phú Cường giữ chức Chủ tịch Câu Lạc Bộ Sáng Tác thay thế Linh mục Mi Trầm xin nghỉ vì lý do sức khỏe. ĐGM nói thêm: Người ta có thể phê bình hát hay, đàn hay hoặc không hay thì không sao, nhưng không chấp nhận không đúng Phụng vụ.
Sau khi nhận phép lành của 2 ĐGM Vinh Sơn và Phaolô, mọi người ra về trong tâm tình hân hoan, hẹn gặp lại nhau trong Hội Thảo lần thứ 29.
|
hoangmusic |
Posted - 02/24/11 : 19:53 Phải chăng cái gạch nối giữa hai nhóm số 1999 - 2007 là như thế này ?
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ bất hợp tác?
VietCatholic News (03/06/2006)
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ được mời
Trong bài trả lời phỏng vấn Vietcatholic ngày 27 tháng 5 năm 2006 (đăng lại trong tuần báo Công Giáo & Dân tộc số 1560 ra ngày 2-6-2006 ở trang 25-26), Đức Cha Trần Đình Tứ, Chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự (UBPT) có nói : Ngay từ khi nhậm chức Chủ tịch UBPT, tôi đã liên hệ với Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (NPD/CGKPV), 6 Đại chủng viện và những người mà tôi cho là có thể tham gia. Tiếp theo sau là những đơn vị hay cá nhân nhận lời mời cộng tác của Đức Cha Chủ tịch, trong số đó không có NPD/CGKPV.
Và độc giả có thể nghĩ là NPD/CGKPV đã không chấp nhận lời mời của Đức Cha Chủ tịch UBPT. Sự thật như thế nào ? Muốn hiểu rõ câu chuyện, phải đi ngược lên quá khứ để thấy mối tương quan giữa NPD/CGKPV với UBPT.
Ngày xửa ngày xưa
Cuối năm 1971, do nhu cầu thúc đẩy, một số tu sĩ đa phần là linh mục, với hai linh mục triều, đã cùng nhau quyết định dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ để sử dụng trong các cộng đoàn tu, và thế là NPD/CGKPV ra đời. Điều đáng chú ý là vào lúc tại Việt Nam chưa có bản dịch chính thức của sách CGKPV thì bản dịch do NPD/CGKPV thực hiện cũng chỉ được phép dùng như sách đạo đức. Dù vậy, sau khi cuốn 4 tuần Thường Niên vừa in xong thì NPD/CGKPV được nhắc phải đóng thuế cho UBPT. Tưởng nên nói rõ là thuở hàn vi, Nhóm được sự hỗ trợ rất đắc lực của Đức Cha André Jacq, dòng Đa-minh, và Hiệp hội các Bề trên Thượng cấp Dòng Nam mà Chủ tịch cũng là một tu sĩ Đa-minh, Cha Bửu Dưỡng. Và người chở tôi, đại diện NPD/CGKPV đi Phú Cường đóng thuế cho Đức Cha Phạm Văn Thiên, Chủ tịch UBPT, không phải ai khác, mà là cha Bạch Văn Lộc, Giám tỉnh DCCT, Tổng thư ký Hiệp hội. Nghe tôi trình bày xong, Đức Cha Thiên trả lời : “Nói thì nói vậy thôi, chính UBPT cũng đã đóng cho Toà Thánh đồng nào đâu. Cha cầm tiền về đi.” Và tôi vâng lời. Rõ ràng bản thân Đức Cha Chủ tịch thời đó không đặt nặng vấn đề tiền bạc.
Biến cố 1975
Chỉ ít lâu sau thì xảy ra biến cố 1975. Tất cả các ban bệ không thuộc Nhà Nước đều tự động giải tán. Chính vì không ở trong hàng ban bệ mà NPD/CGKPV sống sót cho đến ngày nay, như cọng cỏ trong cơn bão chỉ oằn xuống rồi vươn mình đứng lên trong khi các cây cổ thụ bị trốc gốc. Vào giai đoạn khó khăn, khi dăm ba người thường xuyên hội họp là có thể bị công an hỏi thăm sức khoẻ, khi đánh máy một trang stencil hay chở một chồng sách quay ronéo là có thể đi tù, không ai bảo chúng tôi : Phụng Vụ là lãnh vực các anh không được phép làm. Và chắc cũng nhờ vậy mà từ hơn 30 năm nay dân Chúa tại Việt Nam mới có sách CGKPV để dùng.
Tái lập UBPT năm 1987
Sau nhiều cố gắng bất thành trong hoàn cảnh khó khăn mà ai cũng biết, mãi đến năm 1987 UBPT mới được tái lập. Vào thời điểm đó, tuy chỉ là sách quay ronéo, bản dịch của NPD/CGKPV đã được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong các cộng đoàn tu. Khi tái lập UBPT, Đức Cha Chủ tịch Nguyễn Sơn Lâm đánh giá cao khả năng đóng góp của Nhóm, nên đã đích thân đến mời NPD/CGKPV cộng tác. Theo đề nghị của Đức Cha, Nhóm chỉ định 5 người (Trần Phúc Nhân, Trần Ngọc Thao, Nguyễn Hữu Phú, Đỗ Xuân Quế và Nguyễn Ngọc Tỉnh), sau thêm 2 người nữa (Nguyễn Ngọc Rao, Trịnh Văn Thậm). Chính Đức Cha chỉ định 7 người (Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Ngọc Triêu, Hồ Văn Xuân. Nguyễn Ngọc Sơn, Trịnh Hưng Kỷ, Trần Đức Huyên, Kim Long), và đặt cha Trần Đình Tứ làm Tổng thư ký. Trong số này, cha Kỷ làm mấy tháng rồi rút lui, Cha Triêu được một thời gian thì lâm bệnh và qua đời.
Cuốn sách đầu tiên dưới thời Đức Cha Lâm làm Chủ Tịch
Đó là cuốn Các Giờ Kinh Phụng Vụ vào năm 1990. Đây thực ra là công trình của NPD/CGKPV như đã ghi rất rõ trong lần tái bản thứ 2 năm 1995 ở trang 6 : Sách này dịch từ bộ LITURGIA HORARUM theo ấn bản 1987, do Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ thực hiện, đã được Uỷ Ban Giám Mục đặc trách Phụng Tự thông qua, và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chấp thuận. Qua những dòng này, Đức Cha Chủ Tịch UBPT xác nhận : đây là công trình phiên dịch của NPD/CGKPV. Bình thường các sách Phụng Vụ là do Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) chỉ định người thực hiện và trả thù lao, sản phẩm hoàn thành là sở hữu của HĐGM. Tại Việt Nam, cuốn CGKPV là một ngoại lệ như đã trình bày trên đây.
Bản dịch Sách Lễ Rô-ma 1992
Đây mới thực sự là công trình đầu tiên của UBPT dưới triều Đức Cha Chủ tịch Nguyễn Sơn Lâm. Có người tưởng đây là công trình của NPD/CGKPV. Điều này không đúng. Dĩ nhiên NPD/CGKPV có phần đóng góp quan trọng trong công trình này, nhưng vào thời điểm Bản dịch Sách Lễ Rô-ma 1992 ra đời, UBPT vẫn gồm 16 thành viên (Trần Văn Hiến Minh, Hồ Văn Vui, Hồ Văn Xuân, Phạm Quốc Tuý, Kim Long, Hoàng Đắc Ánh, Nguyễn Ngọc Sơn) mà phân nửa là người của NPD/CGKPV (Trần Phúc Nhân, Đỗ Xuân Quế, Nguyễn Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Phú, Trần Ngọc Thao, Nguyễn Công Đoan, Trịnh Văn Thậm, Nguyễn Ngọc Tỉnh), và Tổng thư ký là cha Trần Đình Tứ. Điều hiển nhiên là chẳng có bản dịch nào thoả mãn được tất cả mọi người, nhưng nói chung thì bản dịch Sách Lễ Rô-ma 1992 được nhiều người chấp nhận.
Cuộc họp UBPT tháng 5 năm 1999
Sau khi ấn hành Sách Lễ Rô-ma 1992, UBPT tiếp tục làm việc mỗi ngày thứ Năm trong tuần tại Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn. Tháng 5 năm 1999, nhân một cuộc họp mở rộng của UBPT có một số đại diện các giáo phận tham gia, Cha Phan Thiện Ân, Dòng Chúa Cứu Thế, đại diện giáo phận Nha Trang nói trước cử toạ : “Trước khi con lên đường, Đức Cha Nha Trang (NVH) bảo con là đi vào họp, phải nói cho được câu này : ‘Đừng để NPD/CGKPV khống chế UBPT’.” Nghe lời đó, tôi hiểu là thời gian NPD/CGKPV có thể làm việc với UBPT đã chấm dứt. Một khi sự hiện diện của mình trở nên một cản trở cho công việc chung thì mình phải rút lui. Và tôi đã rút lui. Cùng với tôi còn có 4 anh em khác nữa là các cha Đỗ Xuân Quế, Nguyễn Hữu Phú, Trần Ngọc Thao và Nguyễn Ngọc Rao. Đến năm 2003 còn 2 người rút lui nữa là các cha Trần Hoà Hưng (vì quá bận việc nhà dòng) và Trần Phúc Nhân (Giáo sư Kinh Thánh không cảm thấy hứng thú khi dịch các Lời nguyện).
Triều Đức Cha Chủ tịch Trần Đình Tứ
Đúng như lời Đức Cha Trần Đình Tứ trả lời Vietcatholic, ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch UBPT, ngài có đến tiếp xúc với NPD/CGKPV. Lần đầu đi một mình, đó là ngày thứ Tư 07-11-2001. Nghe Đức Cha mời cộng tác với UBPT, anh em nhận lời ngay, nhưng nói rõ là sẵn sàng làm bất cứ việc gì, ngoại trừ việc dịch lại Kinh Thánh vốn là việc anh em đã làm suốt bao nhiêu năm rồi. Anh em còn nói thêm là trong trường hợp HĐGM chấp nhận bản dịch Kinh Thánh của Nhóm, anh em sẵn sàng phiên âm các tên riêng từ tiếng La-tinh theo yêu cầu của HĐGM. Ngoài ra nếu có chỗ này kia cần chỉnh lại cho sát bản La-tinh hơn, anh em sẵn sàng. Cuộc tiếp xúc hôm nay chỉ có tính cách thăm dò mà thôi.
Đến thứ Năm 19-12-2001, Đức Cha Tứ trở lại, có Cha Kim Long tháp tùng. Sau này anh em được biết Cha Kim Long đã được mời làm Tổng Thư Ký. Lần này, Đức Cha Chủ Tịch UBPT thì nhấn mạnh đến quyền xuất bản các sách Phụng Vụ, còn Cha Tổng Thư Ký Kim Long thì cứ gạn hỏi : “Nếu HĐGM sử dụng bản dịch Kinh Thánh của các anh thì các anh tính bao nhiêu phần trăm ?” Anh em trả lời là cứ để xem các Đức Cha có muốn sử dụng bản dịch của Nhóm không đã, và nếu có thì Nhóm với UBPT sẽ trao đổi với nhau, đâu có vội gì. Và cuộc gặp gỡ kết thúc với câu nói của Đức Cha Chủ tịch : “Tôi còn phải trao đổi thêm với một vài nơi khác nữa.” Anh em hiểu là Đức Cha sẽ trở lại cho biết quyết định cuối cùng. Nhưng từ đó, Đức Cha Chủ tịch UBPT không bao giờ trở lại. Vậy đúng như lời Đức Cha nói với Vietcatholic là sau khi nhậm chức Chủ tịch UBPT, ngài có đến tiếp xúc với NPD/CGKPV, nhưng sự việc chỉ dừng lại đó.
Kết luận
Không hiểu do đâu, thỉnh thoảng trong dư luận lại râm ran những lời phê bình NPD/CGKPV là kiêu ngạo, ham tiền, thiếu tinh thần hợp tác, v.v… Thực ra sống trên đời, có kẻ thương người ghét là lẽ thường tình. Khen hay chê, thương hay ghét là quyền của mỗi người. NPD/CGKPV chỉ xin hai chữ công bằng mà thôi. Riêng trong việc phiên dịch Nghi Thức Thánh Lễ 2006, NPD/CGKPV không có gì để phiền trách khi không phải là đồng tác giả bản dịch, nhưng xin cũng đừng ai phiền trách NPD/CGKPV vì không chịu hợp tác, nhất là cũng như bao người khác, NPD/CGKPV chỉ biết đến bản dịch đó sau khi sách đã ấn hành. Và hôm nay, qua nhiều nguồn thông tin từ khắp nơi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nếu được tự do lựa chọn bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ, ta có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng không phải chỉ có hai cha Thiện Cẩm và Trần Văn Bảo, nhưng còn có rất nhiều người, giáo sĩ cũng như giáo dân, sẽ chọn bản dịch 1992.
Ngày 31-05-2006
Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
|
hoangmusic |
Posted - 02/21/11 : 09:08 Xin gởi lại bài viết :
I. Trong lần xuất bản chính thức đầu tiên, năm 1999, bộ “ Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước” do Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh phiên dịch, với sự chuẩn ấn:
1. Imprimi potest : Phần Tân Ước : ngày 01 tháng 05 năm 1993 : Duy Ân Vương Đình Lâm – Viện Phụ Phước Sơn.
2. Imprimatur : Phần Tân Ước : ngày 11 tháng 05 năm 1993 :Phao-lô Nguyễn Văn Bình – Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố HCM
3. Imprimi potest : Phần Cựu Ước : ngày 29 tháng 04 năm 1998 : Duy Ân Vương Đình Lâm – Viện Phụ Phước Sơn.
4. Imprimatur Phần Tân Ước : ngày 01 tháng 05 năm 1998 : Gioan Baotixita Phạm Mình Mẫn – Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành phố HCM.
Với lời giới thiệu (trích dẫn)của Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn:
“… cách đây năm năm, Đức cố Tổng Giám Mục Phao-lô Nguyễn Văn Bình, vị tiền nhiệm của tôi, khi giới thiệu cuốn Tân Ước do Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện, đã bày tỏ niềm mong ước của mình là sớm thấy bản dịch Cựu Ước được hoàn tất. Mong ước đó nay đã thành hiện thực. Và chỉ hơn một tháng sau ngày nhận trách nhiệm tại Tổng Giáo Phận Thành phố HCM, tôi được hân hạnh giới thiệu trọn bộ Kinh Thánh do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện. Và đây là niềm vui không nhỏ đối với tôi.
Thiết tưởng không cần lặp lại những gì Đức cố Tổng Giám Mục đã nói, nhất là sau 28 năm hiện diện và hoạt động, đặc biệt trong lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ, Nhóm PDCGKPV đã không còn xa lạ gì đối với giới Công Giáo Việt Nam. Không những thế, tính nghiêm túc của các công trình do Nhóm thực hiện cũng đã gây được sự chú ý và thiện cảm của các giới chuyên môn, bằng chứng là từ năm 1995 Nhóm đã được nhận vào Hiệp Hội Kinh Thánh Công giáo thế giới. …………………………………………………………………………………………….. …làm cho Lời Chúa trở nên gần gũi với anh chị em tín hữu Việt Nam qua những bản dịch vừa trung thành với nội dung Mặc khải, vừa trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với cách diễn tả của người Việt Nam hôm nay, đó là mục tiêu mà tập thể Nhóm Phiên Dịch không ngừng đeo đuổi từ bao nhiêu nămqua…”
II. Trong lần Tái bản năm 2007 với bản chữ lớn, Bộ “Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước” do Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh Đã được đổi tên thành “Lời Chúa Cho Mọi Người” , mở đầu với thư của Đức Giám Mục Phao-lô Nguyễn Văn Hòa chủ tịch HĐGMVN:
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Huế, ngày 07-9-2006
Kính gửi Cha Tổng Quyền Dòng Claretians
Kính thưa Cha, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đã nhận được bản thảo cuốn Kinh Thánh Cựu và Tân Ước – Lời Chúa Cho Mọi Người của Quý Dòng, được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện và do Văn Phòng Thư Ký HĐGMVN chuyển đến.
Sau khi hỏi ý kiến Đức Chao Phao-lô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN và được ngài cho biết cuốn sách không có gì nguy hại (Nihil Obstat), HĐGMVN sẵn sàng cho phép in Imprimatur cuốn Kinh Thánh Này để phục vụ lợi ích thiêng liêng của Dân Chúa và sử dụng ngoài cuộc cử hành Phụng Vụ.
Kính chúc Cha luôn an mạnh và Quý Dòng luôn phát triển. Ký tên GM. Phao-lô Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch HĐGMVN
Nihil Obstat Ký GM. Bùi Văn Đọc
Imprimatur Ấn - Ký GM. Nguyễn Văn Hòa
III. Trong Lời Ngỏ của cuốn “Lời Chúa Cho Mọi Người” có trích dẫn lời Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II khi giới thiệu tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng đặc trách Kinh Thánh về “việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội” : “Nếu những Lời của Thiên Chúa đã nên giống như ngôn ngữ của loài người, thì chính là để mọi người được nghe… Lời ấy không thể ở xa… Nếu nhiệm vụ của việc chú giải Kinh Thánh là để tìm ra ý nghĩa đích thực của bản văn Sách Thánh hoặc những ý nghĩa khác nữa, thì sau đó còn phải truyền đạt ý nghĩa đó cho những người đón nhận Sách Thánh, tức là nếu được, cho tất cả mọi hữu thể nhân linh… Phải không ngừng dịch lại tư tưởng của Kinh Thánh sang ngôn ngữ thời đại, để tư tưởng ấy được diễn tả một cách thích nghi cho các thính giả”.
Với lần xuất bản đầu tiên, năm 1999, vói sự chuẩn ấn của hai triều Tổng Giám Mục Sài-gòn và Viện Phụ Phước Sơn, mọi người đều nghĩ rằng bộ “Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước” do Nhóm PDPVCGK thực hiện sẽ được phép sử dụng trong Phụng Vụ vì “Lời Chúa trở nên gần gũi với anh chị em tín hữu Việt Nam qua những bản dịch vừa trung thành với nội dung Mặc khải, vừa trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với cách diễn tả của người Việt Nam hôm nay” Nhưng rồi năm 2007 Bộ “Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước” này đã được in lại với tựa đề khác “Lời Chúa cho Mọi Người” và chỉ được sử dụng ngoài Phụng Vụ.
Vậy, cái gạch nối giữa hai nhóm số 1999 – 2007 nói lên điều gì, có những uẩn khúc gì, có những gì không thể, hay không tiện nói ra. Việc chỉ được sử dụng ngoài Phụng Vụ hình như đã đưa “tất cả những sáng tác Thánh ca dựa vào các Thánh vịnh theo bản dịch của Nhóm PVCGK nhằm mục đích hát phần Đáp ca các ngày lễ” ra ngoài phụng vụ, có nghĩa là không được phép hát theo bản dịch của Nhóm CGKPV, mặc dù “Lời Chúa trở nên gần gũi với anh chị em tín hữu Việt Nam qua những bản dịch vừa trung thành với nội dung Mặc khải, vừa trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với cách diễn tả của người Việt Nam hôm nay” Và giờ đây, trong khi chúng ta vẫn đang chờ đợi một bản dịch Thánh Kinh Cựu và Tân Ước mới của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN, thì có lẽ bản dịch Thánh Vịnh đã gần như hoàn chỉnh, nên Linh mục Nhạc sĩ Kim Long , với cương vị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, đã có được bản dịch trong tay và đã dệt nhạc toàn bộ các Thánh vịnh Đáp ca cho tất cả các ngày lễ, và nhiều người đã có được bản thử nghiệm này (Theo cha Kim Long, thì bản dịch này một phần đã được HĐGM chuẩn nhận và Bộ Phụng Tự đã châu phê, một phần đang chuẩn bị đệ trình). Việc hát bộ TVĐC theo bản dịch mới này có lẽ cũng rất khó, tuy đa số chỉ là một bè, và một số bài cũng có thể khô khan, như một số nhạc sĩ thánh ca đã nhận định : chủ yếu gieo nốt nhạc vào lời cho có cung điệu; dù sao cũng là một niềm vui cho Giáo Hội Việt Nam sau nhiều năm chập chờn trong việc hát Thánh Vịnh đáp ca, và là sự tự tin cho các ca đoàn Công Giáo đã có một tài liệu Thánh Vịnh Đáp Ca chính xác để sử dụng trong Phụng vụ, cũng như đã thay thế cho hàng ngàn bài Thánh Vịnh Đáp ca đã được nhiều nhạc sĩ dệt nhạc (sai quy cách) và đã được tập luyện trước đây.
Hy vọng sẽ có thêm nhiều bài TV ĐC (dựa theo lời trong sách TV ĐC của cha Kim Long) được sáng tác để làm phong phú thêm tài liệu dùng trong việc hát đúng Lời Chúa trong thánh lễ.
Xin trình bày TV ĐC CN1A Mùa Chay của 3 bản dịch:
1971 (Sách Lễ Giáo Dân)
1. Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo lòng nhân hậu Chúa, xóa tội tôi theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa tôi tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy tôi sạch lâng tội ác.
Đáp: Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo lòng nhân hậu Chúa.
2.Vì sự lỗi tôi, chính tôi đã biết, và tội tôi ở trước mặt tôi luôn. Tôi phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.
3.Ôi lạy Chúa, xin tạo cho tôi quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người tôi. Xin đừng loại tôi khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi tôi.
4.Xin ban lại cho tôi niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng tôi. Lạy Chúa, xin mở môi tôi, để miệng tôi sẽ loan truyền lời ca khen.
Bản dịch nhóm GKPV
1.Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
Đáp: Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.
2.Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
3.Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi con thần khí thánh của Ngài.
4.Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con; lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.
Bản dịch mới (của Ủy Ban Phụng Tự, theo sách TV ĐC của cha Kim Long)
1.Lạy Thiên Chúa, nguyện thương con theo lượng từ bi Chúa, xóa tội con theo lòng thương xót hải hà. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin ngài thanh tẩy.
Đáp: Lạy Chúa, xin xót thương vì chúng con đã phạm tội.
2.Vì lỗi lầm con, chính con đã biết, tội con phạm luôn phơi bày trước mặt. Con đã xúc phạm đến Chúa, đến một mình Chúa, đã làm điều gian ác trước nhan Ngài.
3.Lạy Thiên Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch và canh tân tinh thần cương nghị trong lòng con. Xin đừng xua đuổi con khỏi tôn nhan Chúa. Chớ rút khỏi con linh khí của Ngài.
4.Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại xin Chúa đỡ nâng con, Lạy Chúa xin mở môi con, để miệng con loan truyền lời ca khen Chúa.
Xin trích lại lời của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II : “Phải không ngừng dịch lại tư tưởng của Kinh Thánh sang ngôn ngữ thời đại, để tư tưởng ấy được diễn tả một cách thích nghi cho các thính giả”.
Và tôi cũng chợt nhớ tới anh Bách Việt đã quảng diễn tư tưởng của Đức Thánh Cha : “Lời Chúa bất diệt, không đổi dời, chẳng thay...nhưng cái người dịch...chẳng bao giờ bất diệt, luôn đổi dời và cũng thay”.
Hy vọng bản dịch mới sẽ làm cho “Lời Chúa trở nên gần gũi với anh chị em tín hữu Việt Nam qua những bản dịch vừa trung thành với nội dung Mặc khải, vừa trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với cách diễn tả của người Việt Nam hôm nay”
CTH
|
|
|