T O P I C R E V I E W |
Bichngoc |
Posted - 10/20/03 : 12:41 Có một vấn dề , xin các anh chi chia sẻ cho nhe !Dối với các anh chi , thế nào là một bài hát Thánh ca hoặc TV hay hoặc dở ? Khi ca doan hát lên ,bị phê bình ca doan hôm nay hát dở , chọn bài không hay ,các anh chi nghĩ thế nào, nhất là vào những dịp lễ lớn như Giáng Sinh chẳng hạn ? Ca truởng lẫn ca viên cảm thấy nản (vì thông thuờng mình thích duợc khen ), làm mọi cách chọn bài hay dể hát vì một số ca viên nghĩ rằng duợc khen là mình dã giup duợc những nguời khen dó cầu nguyện duợc ... Theo cá nhân tôi ,khi hát một bài Thánh ca , hay hoặc dở là theo cái taste của mỗi nguời . Nguời nghe dón nhận bài hát dó trong Thánh lễ tùy thuộc vào tâm tình dón nhận của họ , lại thêm trình dộ hiểu biết về âm nhạc của mỗi nguời khác nhau .Vậy ,mình có nên quan trọng hóa về sự phê bình hay không ? Nếu co ,một cách nào dó mình vô tình dổi sứ mang của ca doàn là trình diễn không ?(Vì chỉ mong duoc khen ) .Bài hát hay hoặc dở sẽ không còn là vấn dề dặt ra dể nghe nguời di lễ phê bình , nếu khi tập và khi hát ,cả ca doan dều làm với hết khả năng , cố gắng của mình với tất cả tâm tình dâng lên Chúa .Dây mới chính là tâm lòng mình muốn dâng lên Chúa hơn là của lễ .
Peace, BN
|
5 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
Kami |
Posted - 10/22/03 : 09:52 Khen/chê ... là chuyện xảy ra hàng ngày trong mọi lãnh vực: ăn, mặc, lễ, lạc, nhạc, ca ... Phớt lờ đi cũng không được (bị chê thì tức thí mồ chứ lờ làm sao), coi nặng quá cũng không xong (được khen thì lên chín từng mấy ấy chứ)...
Không nhận khen/chê thì chẳng bao giờ tiến bộ . Cứ chờ nghe khen/chê thì rồi cũng không đi tới đâu . Mình nấu ăn mà người ta ăn không được thì cũng cần phải xét lại chứ
Vậy thì làm sao ?
Vấn đề ...theo suy nghĩ của kami thì nên "lắng nghe những lời khen/chê" đó với một tấm lòng khiêm tốn thành thật. Vừa "lắng nghe người khác" để tiến bộ và lại vừa "lắng nghe chính mình" để đến gần Chúa hơn trong tấm tình PHỤC VỤ MỌI NGỪỜI. Nếu "lắng nghe" đủ thì sẽ "nghe" được những kỳ diệu qua những lời khen/chê đó .
tản mạn đôi hàng ;-)
|
TranDaiPhuoc |
Posted - 10/21/03 : 22:51 Thấy Hoàng Hùng nói chuyện nhậy cảm quá, tôi xin mạn phép "chê" thêm vài câu nữa - mà từ lâu không có dịp nói ra - cho ... khóc luôn.
Lâu nay không qua bên xứ đó để xem lễ sáng Chúa Nhật nên tôi thật tình không biết Ca Đoàn Thánh Linh hát hò tiến bộ ra sao. Nhưng có một lần hình như vào chiều thứ bẩy đặc biệt nào đó, tôi đưa gia đình dự lễ bên ấy. Khi bài đáp ca nổi lên, câu đáp vẫn được hát theo cung giọng nốt nhạc như bình thường, nhưng các câu phiên khúc đã nâng tâm trí tôi lâng lâng một cách bất ngờ, vì ca trưởng Hoàng Hùng đã xếp các câu xướng đó cho giọng nam ĐỌC chứ không hát. Và vì là tiếng Việt có 6 thanh trầm bổng, cách "hát" ấy nghe huyền ảo không khác chi giọng bình ca.
Có lẽ cái hay trong trường hợp này là kết quả của một sự khám phá, áp dụng cái bình thường để tạo nên sự đặc sắc. Lần đó tôi bỗng thấy yêu tiếng Việt, vì nhận thấy "mầu sắc bình ca trong TIẾNG Việt" thật rõ ràng (xin phép mượn cái tựa bài tiểu luận của Thầy Hải Linh và đổi chữ "nhạc" thành "tiếng").
|
HoangHung |
Posted - 10/21/03 : 08:00 Xin lạc đề một tí... bàn đến chuyện khen chê thôi nhé....
Qua những lời khen để khích lệ và qua những lời phê bình để học hỏi, rút kinh nghiệm cũng không phải là điều không tốt. Thỉnh thoảng tôi cũng hay gặp được những góp ý như: - Đàn đánh to qúa, không nghe được tiếng hát. - Lúc hát kết bài, bao giờ cũng nghe thấy một hay hai giọng ca không kết hẳn, mà còn kéo dài chút chút... - Ca đoàn ít người qúa, thì hát một bè chính thôi. Tiếng bè trầm to qúa, mà còn "phô" nữa. - Cả ca đoàn nghe được mỗi tiếng của anh hát.. - Bài hát cao qúa, cộng đoàn không hát được... - Hát rời rạc và sai như vậy thì thà đừng hát... - Người đó solo không được, giọng lơ lớ...
Và nhiều nữa....
Riêng tôi cũng là người khó tính và hay "khen/chê" lắm. Lâu lâu đi dự lễ cưới ở đâu đó, gặp những ca đoàn đánh trống thổi kèn vui vẻ lúc rước lễ, tôi rất là khó chịu... Gặp mấy người đệm đàn theo điệu này điệu kia, tôi không tập trung đưỢc... Nghĩ mà tức thiệt! Cả một cộng đoàn lớn như thế mà để cho một nhóm nhỏ nhoi làm chia trí... :-) Thỉnh thoảng có người nghĩ là mình phục vụ Chúa chứ đầu phải phục vụ ai đâu ! nhưng điều đó chắc phải xét lại... "Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa TRONG MỌI NGƯỜI" đó.
Sự khen chê không tránh được. Nhưng qua đó mình lắng nghe để rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn, có điều là... khi bị phê bình thì nó "đau" thiệt đó ! nhất là gặp những người không phải phê bình vì xây dựng, mà như là "ghen ghét", luôn luôn tìm cơ hội để "công kích" để làm mình nản lòng bỏ cuộc. Lúc này thì thực sự là... cái khó của Ca trưởng. Có những lần như vậy ngồi suy nghĩ mà tức chảy nước mắt! Cả tuần suy tư ray rứt, give up hay tiếp tục... Những lúc đó thì thực sự phải tìm đến Chúa thôi. Chúa ơi, con là cầy bút chì trong bàn tay Chúa, Chúa vẽ sao thì Chúa vẽ, lâu lâu Chúa gọt dũa con để Chúa sử dụng, con đau lắm, nhưng nếu CHúa không gọt dũa con, thì con sẽ trở thành cây bút chì cùn, lúc đó làm sao Chúa dùng được nữa!!!!!
|
DoniSJ |
Posted - 10/21/03 : 00:35 chị Bích Ngọc đặt ra một câu hỏi rất hay và rất thực tế , quan niệm hay hoặc dở tuỳ theo mổi người, theo Doni thì trong một lể, không có bài thánh ca nào là dở hoặc là hay cả vì sự phục vụ thánh lể là hay hơn cả chỉ có cách thể hiện bài thánh ca đó có phù hợp hay không mà thôi... sau khi lể xong, hát hay hoặc dở ngày hôm đó thì các ca viên hầu như đã có câu trả lời sẵn rồi căn cứ theo cách hát của ngày hôm đó, nếu hay thì cũng khoái khoái, hãnh diện chút còn nếu hát dở thì cũng đâu sao, rút kinh nghiệm, and call it a day thôi ....nhưng ở đây chị Bích Ngọc đề cập đến sự chán nãn trong ca viên, chắc là hát dở đều đều thì nói thật là nãn thật! Vậy có cần lấy sự an ủi là vì phục vụ Chúa ra để che lấp cái chán nản đó hoài không ? Quan trọng là mình sẽ cố gắng hát hay hơn, tuần sau mình hát sẽ hay hơn tuần này, lần này hát dở bài đó thì tìm hiểu tại sao hát không đúng như mình mong đợi và chỉnh lại cho hay kỳ sau.
Vậy câu hỏi Bích Ngọc đặt ra là có nên quan trọng hóa việc khen chê của giáo dân không? Vậy thử hỏi là trong chúng ta có ai thích được khen không? chúng ta có muốn được phục vụ cho tốt hơn không? quan trọng nữa là chúng ta có thể stop được những lời khen chê của giáo dân không ? Nếu trả lời không thì chúng ta không cần phải quan trọng hoá lời chê khen của giáo dân , còn nếu có thì chúng ta phải nên làm gì cho tốt hơn ? Cái đó tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người hy vọng là ai cũng tìm ra câu trả lời cho riêng mình .
Riêng Doni thì nhận thấy một ca đoàn hay hoặc được khen hát hay ngày hôm đó tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà được góp sức bởi rất nhiều người đóng góp .
Những yếu tố quan trọng trước hết là phải đi sát phục vụ, chọn bài sao cho sát với nội dung ngày hôm đó, 5 bài hát mỗi tuần được chọn sao cho phù hợp với chất giọng của ca đoàn mình, tình hình ca viên trong nội bộ , ca đoàn vắng vẻ mà cứ đòi hát 3-4 bè thì khó ăn rồi ...v.v . Thứ hai, đó là sự hướng dẩn cách trình bày bài thánh ca đó của Ca Trưởng, người đầu tiên đi sát nút bài thánh ca diển đạt sao cho các ca viên nắm vững bài nhạc để hát sao cho đúng như tác giả muốn thể hiện. Sau khi ca trưởng, ca viên, chọn nhạc đã xong phần họ, thì kế tiếp là phần hoà âm phối khí của các nhạc công sao cho hay, đúng nhịp và làm niềm hứng khởi hoặc cảm hứng để các ca viên diển tả bài thánh ca đó thoát ra cái tự sự mà tác giả gởi gấm, làm sao mà nhạc đàn và các bè hát , giọng ca của ca đoàn làm thành một hoà theo tay điều khiển của ca trưởng thì đã nắm được một phần thành công rồi . Sau cùng, last but not least, đó là khâu âm thanh, nếu hát đúng, đàn hay mà âm thanh không rỏ ràng , tiếng đàn ác tiếng hát hoặc ngược lại, âm thanh hú làm mất hứng ca viên .v.v thì cũng coi như là thua ......:-).
Tóm lại để thể hiện một bài hát hay, hoặc để được khen hay thì phải bao gồm khâu chọn nhạc, tập nhạc, ca trưởng, đoàn trưởng (xấp xếp, kêu gọi, tạo một không khí thoải mái, lành mạnh, bánh trái, nước cho ca viên.v..v.),ca viên, đàn viên, kỷ thuật, âm thanh ....mà làm nên tập thể, là một công chung của tất cả .
Khen thì ai cũng thích nhưng tốt hơn hết là mình nên COI NHẸ mọi chuyện, COI NHẸ sự khen thưởng để trách sự kiêu căng, phô trương, COI NHẸ sự chê bai để trách sự chán nản mà ảnh hưỡng đến mục đích chính của ca đoàn là một THỨ YẾU so với sự phục vụ Chúa cao cả trong thánh lễ hơn là sự khen chê của phàm nhân .
God Bless You
Edited by - donisj on 10/21/2003 00:42:53 |
TranDaiPhuoc |
Posted - 10/20/03 : 22:35 Đối với câu hỏi đầu tiên, xin chia sẻ vài ý nghĩ (không dám nói là trả lời) trong kinh nghiệm hạn hẹp của cá nhân, với lòng thành thật mong muốn sẽ có những ý kiến từ các bạn khác nữa.
Thế nào là một bài thánh ca hay hoặc dở?
Con người chúng ta thường đón nhận những âm thanh của một bài hát và phán đoán về giá trị của nó bằng hai cách: cảm xúc và lý trí. Cảm xúc thì mơ hồ, khó xác định, và khác nhau ở từng cá nhân, nhưng không phải là không cần thiết trong việc thẩm âm. Tuy nhiên, vì tính cách trừu tượng đó mà chúng ta khó thể bàn về cảm xúc.
Vậy thì bàn về lý trí chắc dễ hơn? Cũng chưa chắc đâu. Một bài hát chất chứa trong đó rất nhiều yếu tố. Các yếu tố tổng quát là dòng ca (melody), nhịp điệu (rhythm), hoà âm (harmony) - tiềm ẩn hoặc được viết ra rõ rệt, và lời hát (lyrics). Nằm trong các yếu tố lớn này có biết bao là nguyên tắc lý lẽ nhỏ để hướng dẫn chúng ta biết tạo nên hoặc nhận ra các nét đẹp đẽ (nghĩa là hay). Muốn nắm vững các nguyên tắc này dĩ nhiên chúng ta phải học. Nếu có công thì học cái gì cũng đến lúc xong, nhưng cũng không phải chuyện một sớm một chiều.
Cha Kim Long có soạn cuốn "Mấy Kinh Nghiệm Để Viết Thánh Ca", trong đó ngài đưa ra nhiều nguyên tắc, phân tích, và nhận xét hay, và nếu những điều đó đã dùng được vào chuyện viết lách (cho ra), thì dĩ nhiên cũng có thể áp dụng trong việc đọc nhạc, nghe nhạc (nhận vào). Tập sách không phải đồ sộ lắm, tương đối gọn ghẽ, nhưng theo tôi, đã phải viết thành một quyển như thế, thì việc trả lời cho câu hỏi thế nào là một bài thánh ca hay, dở không thể tóm gọn trong một lá điện thư. Có lẽ phải chia ra thành từng đề tài nho nhỏ và giới hạn thì may ra mới dễ bàn.
|
|
|