Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Bài viết của cha Dao Kim về Thánh Nhạc

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
DoniSJ Posted - 11/04/03 : 14:16
Xin trích đoạn bài viết của cha Dao Kim cho bà con
đọc.. (lại).....
hvh
-------------------------------------
IIỊ Những Ðề Nghị Áp Dụng:
1. Bộ Lễ:
Bỏ những bộ lễ không theo bản dịch chính thức
của Ủy Ban Phụng Vụ thuộc Hội Ðồng Giám Mục
Việt Nam.

Nhiều tác giả đã có cảm xúc riêng tư đi quá
giới ha.n. Chẳng hạn, trong một bộ lễ (không
ghi tên tác giả) khá thông dụng vùng Houston - "Lạy
Giavê khoan nhân" - có câu: "Chúa Kitô, dủ thương
đoàn con đắm đuốị" Tiếng Latinh là "Christe
eleison", Tiếng Anh: "Christ, have mercy". Tiếng
Pháp: "O Christ, aie pitié", Tiếng Tây Ban Nha:
"Cristo, ten piedad", "Tiếng Ðức: "Christus erbarme
dich", Tiếng Việt: "Xin Chúa Kitô thương xót
chúng con". Ðã đành chúng ta là con người yếu
đuối, tội lỗi, nhưng Giáo Hội không dùng chữ
đắm đuốị Ðắm đuối theo Tự Ðiển Việt Nam
của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trị, có nghĩa là
chìm ngập, không cứu vớt được: chết đắm
chết đuốị "Chúa Kitô, dủ thương đoàn con
đắm đuối", xét theo kiểu nói Việt Nam, còn là
một câu thiếu khiêm tốn để được dủ
thương.

Cũng trong bộ lễ này, Kinh Vinh Danh đã là mất
rất nhiều ý nghĩa của bản kinh. Kinh "Thánh
Thánh" thì sẽ được nghe là "Thành Thành, Thanh
Thanh, Thánh Thánh" do xếp bởi ba nốt Rề Rề La
La Rế Rế của hợp âm Rê (thiếu định âm), và
câu "Hoan hô Chúa trên các tầng trời, hoan hô
Chúa trên các tầng trời" hoàn toàn chép lại
(hoặc cóp lại, nhái lại) bộ lễ Ca Lên Ði 2 của
Kim Long đã được sáng tác từ năm 1968! Tóm
lại, (khi nghe phân tích từng phần) bộ lễ này
không xứng đáng được hát trong phụng vụ.

Một bộ lễ khác mang tên "Bộ lễ Hy Vọng", tác
giả Lê Quốc cũng đã tự dịch bản kinh cho mình
một cách rất linh tinh. Nhưng đặc biệt trong
kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", tác giả viết: "Hỡi
Người là Chiên Thiên Chúa, hỡi Người đến
gánh tội muôn dân, hỡi Người là Chiên Thiên
Chúa, hỡi Nguời đến xóa tội trần gian, xin
thương xót và xin ban cho chúng con ơn bình an".
Lập lại 3 lần như thế và kết bằng coda "Xin
thương xót chúng con". Kiểu nói này coi vẻ khá
thách thức.

Ngay cả bộ lễ của tác giả Nguyễn Văn Trinh "Lạy
Chúa xin dủ tình thương xót chúng con', dùng
điệu nhạc Slow Rock mà làm cho bản kinh mất ý
nghĩa hoặc lập đi lập lại một câu y như
người nói lắp. Ví dị trong kinh Vinh Danh: "là
Chúa/ Cha toàn năng, Ngài sáng/ tác bao kỳ công...
Người đã gánh muôn tội tình, muôn tội tình,
của trần gian, của trần gian... Ngôi Ba là tình
yêu, là tình yêu, là tình yêu... một tình yêu
sẽ vô biên". Chúng ta đâu phải tiên tri để nói
rằng tình yêu Chúa sẽ vô biên? Thực sự Thiên
Chúa đã là vô thủy vô chung, tình yêu của Ngài
cũng đã là vô biên rồi!

Bộ lễ của Thành Tâm "Xin thương xót Chúa ơi",
tác giả cũng đã tự thay đổi bản dịch, nhưng
ít nhất kinh Vinh Danh cũng đã theo khá sát bản
di.ch. Và xét về âm nhạc, kỹ thuật viết của
Thành Tâm cứng cát hơn của Nguyễn Văn Trinh.
Ðặc biệt của bộ lễ này là câu Tuyên Xưng sau
Truyền Phép đã khá phổ thông, đến nỗi khi Ủy
Ban Thánh Nhạc Việt Nam đặt lại vấn đề, và
coi đây là một lời tuyên xưng sai (Con tuyên
xưng Chúa đã chết đi) thì chính Thành Tâm cũng
đã xin rút lại bài nàỵ

Riêng hai bộ lễ của Nguyễn Văn Trinh và Thành
Tâm đã đưa đến nhiều hiểu lầm cho giới
trẻ, là làm sao thì làm, miễn là thành một bài
hát để hát, và để ban nhạc tha hồ vung vít
theo điệu Slow Rock là đươ.c. Thật ra, đây
thuộc là bản văn cố định, thuộc về tín lý,
phải theo sát bản văn đã được Hội Ðồng Giám
Mục chuẩn nhận và được Tòa Thánh châu phê, in
trong sách lễ Rôma: không được thay đổi vì
bất cứ lý do gì.

2. Câu Tuyên Xưng Ðức Tin:
Do những lý do kể trên, cũng nên dứt khoát loại
bỏ câu tuyên xưng sau Truyền Phép của tác giả
Thành Tâm: "Con tuyên xưng Chúa đã chết đi", và
dùng những câu tung hô theo sát bản dịch của Hội
Ðồng Giám Mục Việt Nam (có 3 kiểu).

Kiểu 1:

Chủ Tế: Ðây là mầu nhiệm đức tin

Giáo dân: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã
chịu chết, và tuyên xưng Chúa đã sống lại, cho
tới khi Chúa lại đến.

Kiểu 2:

Chủ tế: Chúng ta hãy tuyên xưng mầu nhiệm đức
tin

Giáo dân: Lạy Chúa Kitô phục sinh, mỗi lần ăn
bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa
đã chịu chết và đợi chờ ngày Chúa lại
đến.

Kiểu 3:

Chủ Tế: Cao cả thay mầu nhiệm đức tin!

Giáo dân: Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã chịu khổ
hình thập giá và sống lại vinh quang để giải
thoát muôn người, xin cứu độ chúng con.

(Xin xem các bản đề nghị của Lm. Kim Long và Lm.
Dao-Kim)

3. Thánh Vịnh Ðáp Ca:
Sẽ tìm hết cách để tất cả cộng đoàn có
thể cùng hát, vì Thánh vịnh đáp ca thuộc về
phần Phụng Vụ Lời Chúa, và ý Giáo Hội muốn
mọi người cùng tham giạ Do đó, nên dùng đúng
Thánh vịnh ca ngày lễ hôm đó và dành cho giáo
dân phần lặp lại điệp ca Thánh vi.nh. Nếu
phải dùng một bài hát, thì nên dùng một bài
hát nào được sáng tác dựa trên Thánh vịnh lễ
hôm đó. Tránh dùng những bài hát lạc đề, dù
bài hát đó haỵ

Ðây không phải là lúc dùng để khoe một giọng
hát bằng cách cho đơn ca một bài hát, và chỉ
một ca đoàn hoặc một người hoặc một nhóm
người hát. Cũng không phải là lúc ưu tiên dành
cho ca đoàn hát một bài đặc biê.t. Ðây cũng
không phải lúc để hát một bài về mùa Phụng
Vụ. Phải là Thánh vi.nh.

4. Những Linh Tinh Khác
Người đệm đàn:

Nên xem trước các bài hát sẽ được dùng trong
Thánh Lễ. Chuẩn bị những đoạn, những chỗ
cần phải lưu ý, nên ghi chú nếu cần. Nếu
biết soạn, hoặc chọn hợp âm, thì nên ghi vào
bài hát, nhất là những chọn lựa nào sẽ làm cho
bài hát hay hơn. Xin nhớ rằng người đệm đàn
rất quan trọng trong buổi lễ. Ðối với Phụng
Vụ, cần xử dụng lối đệm đàn nghiêm trang,
thánh thiện, phù hợp với bài thánh ca và không
khí giáo đường. Ðệm đàn theo kiểu phòng trà
hay kiểu kích động của nhạc đời rất không
phù hợp trong việc cử hành Phụng Vụ.

Cũng nên xem trước để biết dùng hợp âm nào
để ca đoàn hoặc cộng đoàn hát cho vừa
tiếng, không cao quá cũng không thấp quá.

Tiện đây cũng xin nhắc lại lời khuyên của Hội
Ðồng Giám Mục Việt Nam về Thánh Nhạc: (Trích
thông cáo số 1 về Thánh nhạc, 24-9-1994)

"Tiếng hát trong Phụng Vụ chiếm ưu thế nên luôn
phải rõ ràng, các nhạc cụ khác chỉ là đệm theo
nên không bao giờ được lấn át tiếng hát (Tự
sắc Tra le solleci-tudini số 16). Không được
vuốt tay trên các phím đàn, nhất là organ và
pianọ

Có thể dùng organ điện tử trong phụng vụ, nhưng
:

- những nút "điệu" chỉ nhắm dùng trong sinh hoạt
đờị Do đó, không nên dùng trong phụng vụ. Tuy
nhiên, có thể dùng lúc luyện tập để quen giữ
đúng nhi.p.

- phải lựa cọn các nút âm thanh thích hợp với
thánh ca (ví dụ organ, violin,,,), tránh dùng những
âm thanh xa lạ với phượng tự vì sẽ gây chia
trí hơn là cầu nguyê.n.

- khi xử dụng các nhạc khí như organ điện tử,
guitare, dàn trống, dàn kèn, dàn nhạc hòa tấu...
không được dùng các điệu nhạc Jazz và các
điệu phát xuất từ đó để đệm cho người
hát khi cử hành phụng vụ (Epistula concili ngày
25-1-1966 của Ðức Hồng Y Lercano, in lại trong
Enchiridion documentorum instaurationis liturgise, Marietti
1976, số 577, trang 203). Vì các điệu này hầu
hết đều có tính cách kích động, huyên náo...
có thể thích hợp với các sinh hoạt khác nhưng
bất xứng với nơi thánh.

- các hội kèn đồng (kèn tây) khi dùng trong
phụng vụ hoặc trong các cuộc rước có liên quan,
không được hòa tấu những bản nhạc đời, nhạc
thời trang.

- tránh dùng các nhạc cụ đặt trong nhà thờ để
luyện tập các bản đờị Thật không hay gì khi
qua một nhà thờ mà từ trong nghe vọng ra những
bài valse, những "lá thư tình", "dưới ánh
trăng", hay "love story"...

Ca Viên

Ca viên là những phần tử thiết yếu trong ca
đoàn . Họ phải thi hành trọn vẹn những gì
thuộc lãnh vực của mình tùy theo bản chất sự
việc và những quy tắc phụng vụ (Hiến Chế về
Phụng Vụ Thánh số 28). Vì vậy, họ phải thi hành
phận sự của mình với lòng đạo đức chân
thành và trong trật tự, phù hợp với tác vụ
trọng đại ấy, và đó là điều dân Chúa có
quyền đòi hỏi nơi họ (số 29).

Như thế, các ca viên sẽ không tìm đến ca đoàn
như một tổ chức vui chơi hoặc một gánh hát
trình diễn hoặc một nơi tiêu khiển cho bớt
thời giờ trống trảị Với sự hy sinh về thời
giờ, công sức, họ hãy thánh hóa công việc của
mình khi ca hát phụng sự Chúa và phục vụ cộng
đoàn, nhờ thế, họ sẽ thánh hóa người khác
bằng việc làm của họ, bằng những gương sáng
của họ.

Khi tham dự Thánh Lễ, không gây chia trí cho
người khác, không nói chuyện, không mở sách
đọc hoặc tìm bài hát (vì đó không phải là
giờ làm những công việc ấy), mà phải chăm chú
tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách sốt
sáng. Nên nhớ rằng nếu lo ra, chia trí, tìm bài
hát, họ sẽ không thể hoàn thành việc tham dự
Thánh Lễ đươ.c.

Ca Trưởng

Ca trưởng là người hướng dẫn và điều
khiển ca đoàn hay cộng đoàn khi hát trong phụng
vụ. Vai trò của người ca trưởng ảnh hưởng
rất lớn trong công việc phụng vụ. Hầu như
không khí của buổi lễ, những bài thánh ca
được tuyển chọn, cách hát lễ, loại nhạc
được chọn, cách đệm nhạc... tùy thuộc phần
lớn nơi sự hiểu biết về âm nhạc và kiến
thức về phụng vụ của người ca trưởng.

1/ Ca trưởng là người phải biết dùng âm nhạc
để sáng tạo lời cầu nguyện: Tuy không phải là
linh mục để dâng Thánh Lễ, nhưng ca trưởng có
nhiệm vụ quan trọng đối với cộng đoàn trong
việc phụng tự. Người ca trưởng phải đọc các
bài đọc trước, suy nghĩ về đề tài của ngày
lễ, và phải chọn bài thích hợp không những cho
ngày lễ, mà còn phải thích hợp cho cộng đoàn.
Nhiều khi công việc chọn bài và tập hát cũng
làm cho ca trưởng mệt mỏi, băn khoăn cả tuần
lễ. Vì thế, ca trưởng nên hội ý với vị linh
mục sẽ giảng trong Thánh Lễ, để có thêm ý
tưởng trong khi chọn bài hát. Khi những bài hát
được hát trong Thánh Lễ một cách nghiêm trang
xứng đáng, phù hợp với đề tài bài giảng, sẽ
làm tăng thêm lòng sốt sáng của giáo dân.
Những bài hát được sáng tác cẩn thận, suy
nghĩ hẳn hoi, đôi khi sẽ là những tia sáng cho
cộng đoàn hiểu thêm được ý nghĩa của Lời
Chúa mà vị linh mục chưa nói hết ra đươ.c.
Hoặc trong khi nghe lập đi lập lại một điệp
khúc của bài hát cảm hứng từ Thánh Kinh, người
nghe cảm nhận được những lời dạy dỗ chỉ bảo
từ Thánh Thần, để biết mình sẽ phải làm gì,
quyết định gì cho cuộc sống ca mình. Thánh Linh
Chúa làm việc không ngừng, qua mọi biến cố, mà
chúng ta không thể hiểu thấu đươ.c.

2/ Người ca trưởng không thể sử dụng ca đoàn
như một cái máy, phất lên thì hát, bỏ tay
xuống thì nghỉ; nhưng phải có nhiều phán đoán
trong mọi hoàn cảnh, phải có nhiều tính cách
sống động và sáng tạọ Có những lúc phải
biết quyết định hợp thời, hợp lý, trong hoàn
cảnh tức khắc.

3/ Cho nên ca trưởng cần có tình thân, sự thành
thực, tâm hồn cởi mở, có tính xây dựng việc
chung hơn là theo ý riêng, tôn trọng ca viên, nên
phải biết trầm tĩnh và hiền hậu nhưng cũng
biết cương quyết, dù đôi khi rất dễ nổi
nóng, bị chạm tự ái, hoặc mất sự kiên nhẫn.
Trong rất nhiều trường hợp, ca trưởng không
thể tỏ lộ nỗi buồn hay thất vọng, mà vẫn
phải vui tuơi, hoặc nghiêm nghị và đầy thần
hứng.

4/ Giữ một ca đoàn cho bền bộ và tiến triển
không ngừng là một việc đầy gay gọ Sự tiến
triển không có nghĩa chỉ về vấn đề âm nhạc
hoặc biết thêm nhiều bài hát mới, mà còn phải
làm cho ca viên thăng tiến về tinh thần, về sự
thánh thiện, về lòng đạo đức. Nhiều người
hát trong ca đoàn nhiều năm, nhưng nếu hỏi lại
xem mình đã học hỏi thêm được gì, tâm hồn có
lãnh nhận được gì, thì suy nghĩ mãi mà không
tìm được câu trả lờị Là vì có khi chỉ đi
hát vì thích hát, hoặc vì thích một người nào
đó trong ca đoàn, hoặc để giải sầu, tiêu bớt
thời giờ để tránh trống rỗng nội tâm. Có
khi đi lễ nhưng không cầm trí bằng người
ngồi duới, vì mình còn bận nói chuyện, lựa
chọn bài hát, lo đến nhiều thứ phụ thuộc mà
không để ý đến công việc phụng tự, thờ lạy
và cầu nguyê.n. Ðôi khi cũng có những bè nhóm,
gây chia rẽ nội bộ ca đoàn, áp lực ca
trưởng. Nếu không may làm ca trưởng cho một ca
đoàn nhiều rắc rối như vậy, có lẽ người ca
trưởng cũng mất nhiều hứng khởị

5/ Nguyên tắc chính yếu của vai trò người ca
trưởng không phải là để trình bày hay biểu
diễn âm nhạc cho thật hay, nhưng là để giúp
cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện sốt sáng hơn,
lãnh hội được Tin Mừng của Chúa, lãnh hội
được sứ điệp của Phúc Âm. Trong việc phụng
tự, Chúa đòi hỏi chúng ta cầu nguyện sốt
sáng, chứ không đòi hỏi chúng ta phải hát cho
thật haỵ Do đó, âm nhạc chỉ là phương tiện,
chứ không phải là cùng đích của phụng vụ. Vì
thế, chúng ta phải tự cầu nguyện chân thành và
tự cầu nguyện trước, để chúng ta có một
tâm hồn hứng khởi, đưa lòng yêu mến vào trong
tiếng hát, vào trong âm nhạc, lời ca, để giúp
cộng đoàn cầu nguyện sốt sáng hơn.

6/ Khi chọn bài hát, ca trưởng nên chuẩn bị
bằng cách đọc các bài đọc của Thánh Lễ mình
phụ trách, hội ý với linh mục, ban phụng vụ,
nghiên cứu các sách về phụng vụ. Ðừng để
tới phút chót mới chọn vội một bài hát để
hát cho qua lần chiếu lệ.

Chọn một bài hát quen, thông dụng, ý nghĩa, thích
hợp với ca viên hoặc cộng đoàn thì tốt hơn
là chọn bài mới mà chính mình cũng chưa rành.

Thêm lượng và phẩm các bài hát cho ca đoàn hay
cộng đoàn, bằng cách chuẩn bị tập trước
nhiều lần trước khi hát trong phụng vụ.

Ðừng gây nhàm chán vì gấp gáp, cứ phải chọn
những bài thiếu nghệ thuật, tư tưởng rỗng
tuếch, mà hát đi hát lạị

7/ Tư cách đứng đắn là một trong những tiêu
chuẩn để chọn ca trưởng. Ðưng đắn trong cách
cư xử, trong cách ăn mặc, đầu tóc... Cử
điệu xứng đáng với phụng vụ, không yểu
điệu, làm le, gây chia trí.

8/ Quy luật vàng của người ca trưởng là:

Tối thiểu làm chia trí, tối đa gây kết quả
tốt.
Khi một câu nói đã đầy đủ ý nghĩa, đừng
giải nghĩa dài dòng.
Khi một lời đã đầy đủ ý nghĩa, đừng dùng
một câu để giải thích.
Khi một cử điệu đã đủ ý, đừng dùng lời
nóị
Khi một cái nhìn đủ ý thì đừng dùng cử
điệụ

9/ Ca trưởng nên bàn với người đệm đàn về
nhạc dẫn nhập, hoặc xen giữa các phiên khúc.
Nhạc dạo mở đầu thì dạo theo tiết điệu bài
hát đó, hoặc là nhịp điệu, hoặc là hòa âm,
để người hát dễ vào nhi.p. Khi tiếng nam hát,
hoặc ca đoàn hát buổi chiều, buổi tối, có
thể để hát cao hơn buổi sáng sớm, hoặc chỉ
tiếng nữ hát.

10/ Ðiều khiển: Khi điều khiển nhóm nhỏ, không
cần phải cử động quá đáng; chỉ cần hoạt
động trong chu vi nhỏ Trái lại, khi giữ nhịp cho
nhóm lớn, cử chỉ cần rõ ràng, minh bạch, dễ
hiểụ Có thể hoạt động trong một chu vi lớn
hơn, nhưng đừng quá lố bịch, mà thoải mái dễ
dàng cho mình và cho ca viên. Xin nhớ rằng muốn
dùng các cử điệu cho rõ ràng, nhiều kết quả,
thì lại càng phải tiết kiệm năng lực, cũng như
phải bớt những cử điệu phức ta.p. Ðừng cử
động thân mình như múa vũ.

Ða số chúng ta không phải là những thiên tài,
được sinh ra để làm ca trưởng, nhạc trưởng,
nên chúng ta phải học và thực hành thường xuyên
những gì chúng ta đã biết. Chính kinh nghiệm
sẽ cho chúng ta biết phải lựa chọn những cách
điều khiển nào thích hợp với khả năng của
chúng ta và thích hợp với trình độ ca đoàn
của mình. Người ca trưởng là người ra tín
hiệu, mà các ca viên là những người nhâ.n.
Nếu tín hiệu được phát đi gọn ghẽ, đầy
đủ, rõ ràng, người nhận sẽ dễ dàng nhận
được một cách chính xác. Nếu những tín
hiệu của một người ca trưởng phát đi luôn
luôn được nhận một cách chính các, thì đó
là người nhạc trưởng, ca trưởng giỏi vậỵ

Lm Dao Kim


God Bless You

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05