Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 D. Linh Tinh
 D5. Tin Tức Góp Nhặt
 Tâm Tình Trong ĐH Thánh Nhạc XIV Dallas-Fort Worth

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
NgocHinh Posted - 05/20/09 : 17:12


http://vietcatholic.net/News/Html/67338.htm
12   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
Trantrungtruc Posted - 09/21/09 : 20:42

Thà có người ca trưởng "vô duyên bất tài" mà khiêm nhường tình nguyện dấn thân hy sinh phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội, còn hơn là có những người ca trưởng chỉ có giỏi nhạc, biết đánh nhịp bay bướm, biết chơi đàn lả lướt mà lại không đi đúng giáo lý của GH dạy, hoặc tệ hơn nữa, còn hướng dẫn người khác đi sai qui luật phụng vụ của Giáo Hội.


(Dẫn giải theo Matthêu 18:5-9)
embevnlady Posted - 09/18/09 : 23:10
Chào anh Hãn .

Theo anh viết

" Hiện nay hàng hàng lớp lớp đi học Ca Trưởng. Nếu qua hết trường này, thầy nọ mà vẫn lúng túng thì chúng ta nên xin Chúa cho một ơn kêu gọi khác. Làm một ca viên tốt nhiều khi còn sáng chói hơn là một Ca Trưởng dở."

Em xin làm nhân chứng là câu nói trên rất đúng . Em thấy có nhiều
người lên phất nhịp đại (dù là âm nhạc rất yếu , không biết sighreading , không biết đàn ) mà cũng lên phất nhịp .

Xin anh cho biết thêm phải làm sao thì là 1 ca trương giỏi đúng hiệu
con nai vàng ??

Embe
hanpham Posted - 09/06/09 : 13:19
Bạn mến

Như vậy là chúng ta đồng ý thêm một điều. 51% is not bad at all. Tôi nghĩ congress cũng chỉ mong đến cỡ đó là cùng. Còn mấy phần khác thì hopefully chúng ta cần phải smart up để hiểu nhau hơn. Thân mến.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com
Trantrungtruc Posted - 08/29/09 : 10:02
quote:
Originally posted by hanpham

Bạn mến

OK vậy thì mình take the 50% chúng ta đồng ý. Còn the other 50% thì you are still allllll wrong . Happy now??? Tờ báo Washington Post hay nói "When you don't get it, you don't get it" Bây giờ có point ra chỗ sai thì cũng chỉ đào thêm hố sâu của những sự tranh luận không cần thiết. Nguy hiểm hơn là sẽ dẫn đến personal attack. I really hate that because it is just so unwise and so low.

Mình không biết bạn, bạn không biết mình. Mỗi người một thế giới khác nhau khó mà hòa hợp được. Đó mới là trăm hoa đua nở. Vậy nhá. Thân mến

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

PS: Việc cộng đoàn nhắm mắt thưởng thức thì xin bạn có thể đọc bài post này. http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1666




Cám ơn anh Hãn đã nhắc lại câu quảng cáo để bán báo của tờ Washington Post . Vì nó áp dụng rất đúng trong trường hợp này .

Chúng ta chỉ cần đưa ra một ví dụ: trong việc trình bày về những chữ giáo dân "thưởng thức", "linh mục ngủ ngật" trong Thánh Lễ, anh Hãn đã dựa vào những "suy nghĩ" cá nhân, tôi dựa vào những lời nói của các vị hữu trách và Huấn Thị của GH để phản chứng lại. Anh cứ nằng nặc cho là tôi sai, tức là anh cũng gián tiếp cho là những dẫn chứng đó là sai .

Oh well, may I repeat: "Once you don't want to get it, you will never get it"

Cũng cám ơn anh Hãn đã post lại đề tài anh em đã bàn luận về "hát hay", điều đó càng chứng tỏ cho mọi người chúng ta thấy trang diễn đàn này là của mọi người, ai cũng có quyền phát biểu và tranh luận về một vấn đề . Khi mình có gan post những câu nói nhận xét hay suy nghĩ của mình thì mình cũng phải có can đảm chấp nhận những lời nhận xét phê bình lại của người khác .

Ai cũng ghét những người, một khi thấy mình đã thua lý, không còn can đảm đối diện với chân lý hay bằng chứng nữa rồi, thì vội vàng chụp mũ đối phương mình, là họ đang công kích cá nhân mình, rồi chính ... mình lại bỏ mà ... chạy.

Rõ chán !



Trần Trùng Trục

[email protected]
hanpham Posted - 08/28/09 : 09:06
Bạn mến

OK vậy thì mình take the 50% chúng ta đồng ý. Còn the other 50% thì you are still allllll wrong . Happy now??? Tờ báo Washington Post hay nói "When you don't get it, you don't get it" Bây giờ có point ra chỗ sai thì cũng chỉ đào thêm hố sâu của những sự tranh luận không cần thiết. Nguy hiểm hơn là sẽ dẫn đến personal attack. I really hate that because it is just so unwise and so low.

Mình không biết bạn, bạn không biết mình. Mỗi người một thế giới khác nhau khó mà hòa hợp được. Đó mới là trăm hoa đua nở. Vậy nhá. Thân mến

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

PS: Việc cộng đoàn nhắm mắt thưởng thức thì xin bạn có thể đọc bài post này. http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1666
Trantrungtruc Posted - 08/27/09 : 19:28
Xin phép bạn Imtuan cho trích lại câu mà bạn vẫn hay dùng của ông Gandhi

"Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony."
Gandhi (1869-1948)

-------------------------------

Anh Hãn thân,

Hì, hì,... Nếu tôi được phép trở lại so sánh cuộc đối thoại giữa anh và tôi là một trò chơi đánh bóng bàn thì bây giờ mình phải tạm nghỉ để tính điểm coi mình đánh tới đâu rồi chứ, mặc dầu là tôi đã ví là mình chỉ chơi để ex-sơ-sai cho tiêu cơm bớt mỡ mà thôi.

Tôi đoán là anh Hãn đã không đọc kỹ những lời tôi viết trong bài trước, vì nếu anh đọc kỹ và bình tĩnh suy nghĩ, thì anh đã không nói là tôi ... "alllllllllll wrong" .

Số là trong bài tôi viết, tôi nói rất rõ là tôi đồng ý với anh là anh đúng 50%. Bây giờ, nếu anh cho là tôi sai 100%, thì anh cũng đã công nhận là anh sai 50% rồi. Như vậy thì lại càng rất khỏe cho tôi, vì tôi không phải bàn thêm về nó nữa . Hơn nữa, tôi cũng không muốn lặp lại những điều, mới hôm trước anh đã nói đúng, bây giờ lại gián tiếp tự cho là mình cũng sai .

1) Chuyện tập hát ở đây chỉ là chuyện phụ và ngoài phụng vụ
: 100 ca đoàn thì có 99 kiểu tập hát, sinh hoạt và chuẩn bị cho việc hát Thánh Lễ khác nhau . Đó là lý do tôi đã rất dè dặt dùng chữ "chủ quan" trong “nhời bàn thứ năm” của tôi, vì đây không phải là chuyện ta có thể nói đúng hay sai được.

Khi nói có cái nhìn khách quan tức là mình đang còn có một tâm hồn cởi mở, muốn tìm hiểu để học hỏi thêm nơi người khác . Nhưng khi mình đã nhìn thế giới chỉ còn là một vòng tròn thu hẹp, như chim bồ câu nhìn trời sau vòng cửa nhỏ, thì mình đã có cái nhìn chủ quan rồi. Trong bài viết, anh có đính chính hay biện minh cho những cách thức tập hát của anh, cho các thành phần trong ca đoàn của anh, thì tôi cũng chỉ biết vậy . Mọi người trên diễn đàn này cũng chỉ biết vậy. Chả ai dư giờ mà phải tìm hiểu thêm làm gì cho mệt. Huống chi anh lại nói là chúng tôi khinh thường . Anh có nói “đàn chacha không giống chacha, đàn tango không giống tango” thì mọi người trên diễn đàn này cũng chỉ biết che miệng mỉm cười ; vì khi một người nhìn mặt giếng mà nói không giống mặt giếng, cứ cho đó là mặt trời thì cũng chả ai mất công mà bàn cãi với người đó làm gì, phải không anh Hãn ?[1]

2) Nhưng chuyện ca hát trong phụng vụ Thánh Lễ
thì lại là chuyện rất khác vì rất quan trọng . Đây không còn là vấn đề của “khách quan” hay “chủ quan” nữa, mà là về những qui luật của Giáo Hội Công Giáo chúng ta . Những qui luật này đã được lưu truyền và giảng dạy từ ngàn xưa . Khi ta nói về qui luật thì ta phải nói đến chuyện đúng hay sai ; được phép hay không được phép .

Qui luật thì đã có đó, đã là chân lý, đã được viết và in thành sách rõ ràng, và mọi nơi phải thi hành qui luật này như nhau . Khi chúng ta muốn nói về qui luật, thì chúng ta chỉ có thể lặp lại, hay cắt nghĩa sao cho đúng với những qui luật đã ghi sẵn đó mà thôi .

Chính vì sự cắt nghĩa về qui luật của phụng vụ rất khác xa nhau này, mà anh Hãn và tôi đã có cuộc đối thoại này.
Vậy thôi !

Tôi xin trở lại vấn đề chính yếu và quan trọng mà tôi đã trình bày cho anh ở trên . Khi góp thêm ý kiến qua những “nhời bàn”, tôi đã dựa vào câu phát biểu rất nòng cốt của anh, là :

”Theo suy nghĩ của tôi thì để cho thánh lễ thêm linh độngsốt mến chúng ta phải chọn bài hát cho hay, hợp chủ đề và nhất là vừa tầm với ca đoàn của mình.”

Khi viết phản hồi lại bài của tôi [2], anh chỉ nói đến vấn đề tập hát, hay những ca viên chuẩn bị cho ngày lễ, .... có nghĩa là không có một chữ nào anh nói, hay cắt nghĩa thêm về chữ "linh động""sốt mến" ; những chữ mà trong bài anh viết, anh đã đưa những ví dụ để nói về linh mục chủ tế, các tín hữu và ca đoàn tham dự Thánh Lễ. Qua những chữ này, tôi đã minh chứng là anh đã hiểu sai nghi lễ phụng vụ của đạo Công Giáo chúng ta.

Khi anh trả lời, anh chỉ nói là tôi sai .

Thưa anh Hãn, with due respect, nếu anh muốn nói là tôi sai, thì một điều căn bản tối thiểu trong tranh luận hay debate là anh phải đưa ra những dẫn chứng là đối phương của anh đã nói sai ở chỗ nào .

Nếu anh chỉ đi vòng vòng, nói về những vấn đề khác, không có bằng chứng thì một là anh muốn tránh vấn đề, hai là anh tự nhận là anh đã không còn dám đối diện với sự thật nữa.

Thiết tưởng cuộc debate này rồi cũng chả đi đến đâu, có thể lại càng làm thêm bực mình cho anh và tôi .

Chơi bóng bàn với anh mà anh cứ đánh ... gió, bắt tôi phải "sẹc vít" hoài thì cũng chán .

Trần Trùng Trục


------------------------------------------
Chú Thích

[1] By the way, thú thật với anh Hãn, mình không hề có ý tưởng so sánh ca đoàn của anh với những tài tử trong băng nhạc Thúy Nga Paris đâu, vì một điều rất đơn sơ là mình chưa bao giờ được nghe ca đoàn của anh hát cả . Nhưng khi nghe anh mô tả về thái độ của người tín hữu đi dự Thánh Lễ để nghe ca đoàn hát: là có người ngồi "nhắm mắt thưởng thức", có người "chỉ ngồi xem đồng hồ", có người "tinh mắt" lắc đầu chê dở ”That 's it", .... thì mình liên tưởng ngay đến những cảnh quay phim của Thúy Nga Paris . Họ cũng có chiếu cả khán giả, cho những người ngồi dưới coi trình diễn là một phần ở trong video nữa. Mình không có so sánh ca đoàn của anh hát như những ca sĩ trình diễn trong Thúy Nga Video đâu . Anh đừng vội lầm tưởng nhá ! Tôi chỉ so sánh "những-hình-ảnh-mà-anh-nói-về-những- người-tín-hữu-Công-giáo-tham-dự-Thánh-Lễ-trong-bài-viết-của-anh", cũng giống như những người khán giả trong phim Video Thúy Nga chiếu thôi .

[2]
quote:
Originally posted by hanpham

Bạn mến

Mình xin đính chính một điều là nhóm thiếu niên từ 7 cho đến 21 tuổi là các em đàn trong dàn nhạc. Mình đã có bài viết về nhóm này. Đối với orchestra này thì mình có thưa là chúng mình almost zero practice. Bài vở đưa post lên internet www.hanpham.com/thanhca/orchetra.htm . Thành viên ban nhạc cứ lên đó download bài hát tập ở nhà sau đó đến giờ lễ thì đến đàn and go home. Mình không babysit ai cả. Phụ huynh hãnh diện là con mình làm việc cho giáo xứ nhưng họ không mất thời gian đưa đón. Mình đồng ý là các em phần lớn rely on bố mẹ chở đi chở về. Nhưng mình không đồng ý là các em đến đàn orchestra để chơi. We work seriously. Năm ngoái trong ngày lễ vọng Đức Mẹ Lên Trời, gia đình mình lúc đó đang đi vacation và thời gian đó cũng là mùa hè cho nên ai cũng take it easy. Vậy đó mà có một em bé 7 tuổi đòi bố mẹ chở đi lễ vì em biết ca đoàn hôm đó hát và em phải đàn. Khi đến nơi thì ban nhạc không có ai cả nhưng em bé vẫn lấy đàn ra đàn. Một dịp khác có một em 10 tuổi went after mình hơn 3 tuần để xin vào thổi clarinet. Con gái mình 12 tuổi và con trai mình 8 tuổi thỉnh thoảng vẫn đi lễ 6:30 sáng đàn cho bố. Mình không sure là em nào đến giáo xứ để chơi nhưng not in this orchestra. Mình làm việc rất serious với các em. Có lẽ tại vậy cho nên nhóm nhạc này có waiting list. Bên cạnh đó, các em đến đàn cho Chúa nghe. I am just nothing cho nên không ai cần worry là mình sẽ là bad influrence cho các em. Tuy nhiên các em phải làm việc. Còn các ca viên lễ 6:30 sáng thì mình không biết họ có lấy nhà thờ, nhà thánh, làm nhà của mình hay không nhưng thức dậy sáng CN lúc trời tờ mờ sáng để lái xe đến hát lễ, mình nghĩ chúng ta nên trân trọng sự cố gắng đó của các ca viên. Mình quên nói là người đàn organ cho thánh lễ 6:30 sáng là em bé 16 tuổi. Bố mẹ em cũng giống như các bố mẹ khác là mong được ngủ thêm vào ngày CN nhưng bây giờ đã thành thói quen dậy sớm đi lễ với con. Hai violinists kia thì là hai chị em (15, 21) vừa đàn lễ chiều thứ bảy vừa đàn lễ 6:30 sáng CN. Mấy cô cậu đàn lễ xong là nhanh chóng về nhà ... ngủ tiếp. Không ai bắt ép cả. They just love what they do and they do for God and they work really hard. Một bác ca viên khác thì chọn hát lễ 6:30 sáng để còn sau đó chạy về nhà lo cho chồng bị liệt nằm một chỗ. Một bác ca viên khác thì chọn lễ 6:30 sáng để xong còn về nghe đài radio VN. Tin tức không biết có gì hay không nhưng that is all he wants. Mình không biết mình coi thường ai nhưng mình có cảm giác là bạn coi thường các ca viên, giáo dân của giáo xứ mình. That's not cool. Có thể đây là vấn nạn tại giáo xứ bạn cho nên bạn vơ đũa cả nắm. Dead wrong!!! Còn việc mình tập hát lẹ thì bạn cần phải "come and see" and you will believe. Ca đoàn 6:30 sáng chỉ tập sau lễ khoảng 10 phút but we do good. Tập 2, 3 tiếng chi cho nó khổ.

Ca đoàn của mình hát không giống Thúy Nga Paris đâu. Thật ra hát giống Thúy Nga Paris cũng không phải là dễ. Đây không phải là lần đầu mình bị ví như Paris By Night nhưng honestly, that's so unfair for both Thúy Nga and myself. Không tin thì mời bạn nghe ca đoàn mình cũng tại www.hanpham.com/thanhca/orchetra.htm hay xem video tại cuộc Hành Hương vừa qua tại Washington DC http://liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=422:video-thanh-le-khai-mac-hanh-huong-2009&catid=86:hinh-anh-video&Itemid=282. Hát như thế, đàn như vậy mà bảo là Thúy Nga Paris thì mình xin chịu thua. Còn câu chuyện đàn chacha không giống chacha, đàn tango không giống tango là câu chuyện có thiệt 100%. Nếu ai đó không hiểu concept này thì mình rất thông cảm bởi vì các nhạc công làm việc với mình đến hôm này vẫn còn phải bứt tóc bứt tai về đòi hỏi này của mình. Tuy nhiên mình rất hãnh diện là họ do a wonderful job. Lý do của sự đòi hỏi là tại vì mình không muốn bất cứ ai có cảm giác là họ đang nghe nhạc phòng trà hay .... Thúy Nga Paris. Anyway, mình không hiểu tại sao chúng ta phải đem Thúy Nga Paris vào trong câu chuyện này? Thằng bạn học của mình ngày xưa học trong Nhạc Viện hiện nay là người phối khí, hòa âm cho phần lớn các bài hát cho Thúy Nga Paris. Cậu ta chẳng bao giờ care là nhạc của họ giống ai thì tại sao chúng ta lại cứ phải đi compare với chúng ta với Thúy Nga Paris. FYI, mình chẳng bao giờ mua DVD Thúy Nga cả. I just don't have time to watch.

Các "nhời" khác của bạn thì đúng như bạn đã nói "Hy vọng là mình đã hiểu sai . Và mình mong là đã hiểu sai ý của anh thật." Các "nhời" của bạn are alllllllllll wrong. Big time. Như vậy là happy nhá.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

p.s.: Nhóm Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ mình hát rất là phê.

Edited by - hanpham on 08/25/09 14:49






Trần Trùng Trục

[email protected]
hanpham Posted - 08/25/09 : 11:01
Bạn mến

Mình xin đính chính một điều là nhóm thiếu niên từ 7 cho đến 21 tuổi là các em đàn trong dàn nhạc. Mình đã có bài viết về nhóm này. Đối với orchestra này thì mình có thưa là chúng mình almost zero practice. Bài vở đưa post lên internet www.hanpham.com/thanhca/orchetra.htm . Thành viên ban nhạc cứ lên đó download bài hát tập ở nhà sau đó đến giờ lễ thì đến đàn and go home. Mình không babysit ai cả. Phụ huynh hãnh diện là con mình làm việc cho giáo xứ nhưng họ không mất thời gian đưa đón. Mình đồng ý là các em phần lớn rely on bố mẹ chở đi chở về. Nhưng mình không đồng ý là các em đến đàn orchestra để chơi. We work seriously. Năm ngoái trong ngày lễ vọng Đức Mẹ Lên Trời, gia đình mình lúc đó đang đi vacation và thời gian đó cũng là mùa hè cho nên ai cũng take it easy. Vậy đó mà có một em bé 7 tuổi đòi bố mẹ chở đi lễ vì em biết ca đoàn hôm đó hát và em phải đàn. Khi đến nơi thì ban nhạc không có ai cả nhưng em bé vẫn lấy đàn ra đàn. Một dịp khác có một em 10 tuổi went after mình hơn 3 tuần để xin vào thổi clarinet. Con gái mình 12 tuổi và con trai mình 8 tuổi thỉnh thoảng vẫn đi lễ 6:30 sáng đàn cho bố. Mình không sure là em nào đến giáo xứ để chơi nhưng not in this orchestra. Mình làm việc rất serious với các em. Có lẽ tại vậy cho nên nhóm nhạc này có waiting list. Bên cạnh đó, các em đến đàn cho Chúa nghe. I am just nothing cho nên không ai cần worry là mình sẽ là bad influrence cho các em. Tuy nhiên các em phải làm việc. Còn các ca viên lễ 6:30 sáng thì mình không biết họ có lấy nhà thờ, nhà thánh, làm nhà của mình hay không nhưng thức dậy sáng CN lúc trời tờ mờ sáng để lái xe đến hát lễ, mình nghĩ chúng ta nên trân trọng sự cố gắng đó của các ca viên. Mình quên nói là người đàn organ cho thánh lễ 6:30 sáng là em bé 16 tuổi. Bố mẹ em cũng giống như các bố mẹ khác là mong được ngủ thêm vào ngày CN nhưng bây giờ đã thành thói quen dậy sớm đi lễ với con. Hai violinists kia thì là hai chị em (15, 21) vừa đàn lễ chiều thứ bảy vừa đàn lễ 6:30 sáng CN. Mấy cô cậu đàn lễ xong là nhanh chóng về nhà ... ngủ tiếp. Không ai bắt ép cả. They just love what they do and they do for God and they work really hard. Một bác ca viên khác thì chọn hát lễ 6:30 sáng để còn sau đó chạy về nhà lo cho chồng bị liệt nằm một chỗ. Một bác ca viên khác thì chọn lễ 6:30 sáng để xong còn về nghe đài radio VN. Tin tức không biết có gì hay không nhưng that is all he wants. Mình không biết mình coi thường ai nhưng mình có cảm giác là bạn coi thường các ca viên, giáo dân của giáo xứ mình. That's not cool. Có thể đây là vấn nạn tại giáo xứ bạn cho nên bạn vơ đũa cả nắm. Dead wrong!!! Còn việc mình tập hát lẹ thì bạn cần phải "come and see" and you will believe. Ca đoàn 6:30 sáng chỉ tập sau lễ khoảng 10 phút but we do good. Tập 2, 3 tiếng chi cho nó khổ.

Ca đoàn của mình hát không giống Thúy Nga Paris đâu. Thật ra hát giống Thúy Nga Paris cũng không phải là dễ. Đây không phải là lần đầu mình bị ví như Paris By Night nhưng honestly, that's so unfair for both Thúy Nga and myself. Không tin thì mời bạn nghe ca đoàn mình cũng tại www.hanpham.com/thanhca/orchetra.htm hay xem video tại cuộc Hành Hương vừa qua tại Washington DC http://liendoanconggiao.net/index.php?option=com_content&view=article&id=422:video-thanh-le-khai-mac-hanh-huong-2009&catid=86:hinh-anh-video&Itemid=282. Hát như thế, đàn như vậy mà bảo là Thúy Nga Paris thì mình xin chịu thua. Còn câu chuyện đàn chacha không giống chacha, đàn tango không giống tango là câu chuyện có thiệt 100%. Nếu ai đó không hiểu concept này thì mình rất thông cảm bởi vì các nhạc công làm việc với mình đến hôm này vẫn còn phải bứt tóc bứt tai về đòi hỏi này của mình. Tuy nhiên mình rất hãnh diện là họ do a wonderful job. Lý do của sự đòi hỏi là tại vì mình không muốn bất cứ ai có cảm giác là họ đang nghe nhạc phòng trà hay .... Thúy Nga Paris. Anyway, mình không hiểu tại sao chúng ta phải đem Thúy Nga Paris vào trong câu chuyện này? Thằng bạn học của mình ngày xưa học trong Nhạc Viện hiện nay là người phối khí, hòa âm cho phần lớn các bài hát cho Thúy Nga Paris. Cậu ta chẳng bao giờ care là nhạc của họ giống ai thì tại sao chúng ta lại cứ phải đi compare với chúng ta với Thúy Nga Paris. FYI, mình chẳng bao giờ mua DVD Thúy Nga cả. I just don't have time to watch.

Các "nhời" khác của bạn thì đúng như bạn đã nói "Hy vọng là mình đã hiểu sai . Và mình mong là đã hiểu sai ý của anh thật." Các "nhời" của bạn are alllllllllll wrong. Big time. Như vậy là happy nhá.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

p.s.: Nhóm Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ mình hát rất là phê.
Trantrungtruc Posted - 08/22/09 : 11:23

"People come to Mass, not for recreation."
Người ta đến dự Thánh lễ, không phải là để giải trí.


(Đức Hồng Y Arinze)


Anh Hãn thân,

Bài viết trên anh đã post từ hơn một tháng nay nhưng chưa có ai trả lời hay góp ý kiến gì thêm . Hôm nay, một ngày cuối tuần, có chút thời giờ ngồi nhìn cái nắng gay gắt mùa hạ ở Texas, mà cảm hứng viết vài dòng tán gẫu với anh, cho vui cửa vui nhà tí thôi . Phải nhận anh là người giàu cảm xúc và nhiều tưởng tượng vì xem chừng anh viết những dòng chữ trên với cả tâm hồn và hết cả keyboard. Chỉ có mấy đoạn mà anh đã cover đủ mọi vấn đề, làm mình cũng phải đọc mệt nghỉ mới gạn lọc được hết những ý chính.

Thôi thì anh đã đánh máy qua, thì tôi cũng "gáng" viết lại, như kiểu anh và tôi đang chơi bóng bàn . Được đọc bài của anh mà không hề response thì cũng không phải là active member của diễn đàn, phải không anh ? Ông nói gà, thì bà cũng phải kể chuyện con vịt thì nó mới vui chứ ! Còn cứ ngậm miệng "im mãi ngàn năm" thì trang diễn đàn này sẽ thành như Chùa Bà Banh thì buồn chết .

Anh đã đánh qua, thì mình đỡ trả lại . Giải trí cho tiêu cơm, chống béo vậy thôi mà ! Mí lại thời buổi này mà không có "ex sơ sai" thì "cô rét tôi run" nó mà lên cao tới cổ, thì chỉ có nước được về nhà Chúa sớm . Không biết anh Hãn nghĩ sao chứ, mình mà được "Chúa thương gọi con về" sớm quá, thì lòng cũng không hân hoan lắm đâu ? Vẫn còn ham ở đời này, mặc dầu đời còn nhiều cay đắng, Chúa ạ !

Mình sẽ vào thẳng vấn đề và bàn chơi lai rai “thoáng mỏng” với anh vài tiểu mục nhé:

1) Thánh Lễ Linh Động.


Anh đã nói rằng:
quote:
Originally posted by hanpham


Theo suy nghĩ của tôi thì để cho thánh lễ thêm linh động và sốt mến chúng ta phải chọn bài hát cho hay, hợp chủ đề và nhất là vừa tầm với ca đoàn của mình.


Thưa anh Hãn,

Câu phát biểu của anh có mấy chữ cực kỳ quan trọng là: linh độngsốt mến . Mình xin đăng ký, nhất trí và đồng ý 50 phần chăm với anh về vấn đề linh động này . Anh đã xác định là phải chọn bài hát cho hay, hợp chủ đề và nhất là vừa tầm với ca đoàn của mình. Đây cũng nằm trong những hướng dẫn rất căn bản của Giáo Hội về việc chọn một bài Thánh Ca để hát trong phụng vụ . Xin tiếp lời anh triển cho ... khai thêm . Xin lỗi ... khai triển thêm . (Mình không quen những kiểu nói ngược chữ theo "thời thượng" ... du được ).

”Hay” ở đây có nghĩa là bài hát phải có một trình độ tối thiểu của nghệ thuật. Tiếng prồ gọi là aesthetics . Thế nào là nghệ thuật ? What is "art” theo tiêu chuẩn của nghệ thuật Thánh, chứ không phải theo thời nay, hay "thời thượng" ở vùng sâu vùng xa ? Và tiêu chuẩn đó phải được xác định như thế nào theo trình độ, tuổi tác, thời gian và nơi mình đang sinh sống ? Ấy, vậy mà khó chứ không phải dễ đâu ! Ví dụ bài "Trong trái tim Chúa" mà anh nói tới đó, mấy bà trong Hội Các Bà Mẹ hát hay, không cầm được nước mắt; nhưng để mà thuyết phục mấy ông Liên Minh Thánh Tâm nhà ta hát cho đúng tâm tình, không sặc mùi thuốc lá thì cũng phải bở hơi tai chứ không có dễ đâu .

"hợp chủ đề" có nghĩa là phải hát đúng với qui luật của phụng vụ và ý nghĩa của ngày lễ hôm đó .

Rồi chọn một bài hát không những phải hay và hợp chủ đề, mà còn phải ”hợp với khả năng hát của mình hát” nữa . Ca đoàn chỉ có lèo tèo mấy người mà cũng đòi hát những bài cần ngân hơi dài tiếng "như song lộc triều nguyên" thì thể nào cũng bị "run như run thần tử thấy long nhan" ngay !

Xin cảm ơn anh Hãn đã ghi lại những suy nghĩ căn bản đó trong một câu rất cô đọng ở trên.

2) Thánh Lễ Sốt Mến .


Còn lại 50% kia, mình không đồng ý với anh . Vì phần thứ hai, có thể nói là quan trọng hơn, mà không thấy anh nói tới. Đó là sự sốt mến mà tiếng trong phụng vụ vẫn gọi là sự tôn kính và thánh thiện . Đúng ra anh có nói rất nhiều, nhưng mình nghĩ những điều anh nói đó lại không phải là đường hướng và chủ trương của Giáo Hội, vì anh cứ lại vòng vòng xoay quanh vấn đề linh động.

Xin anh chịu khó nghe mình phân tích một vài cụ thể nhá.
quote:
Originally posted by hanpham


Thánh lễ linh động là niềm vui khi chúng ta ca tụng Chúa với sự kết hợp giữa LM, giáo dân và ca đoàn. Gặp LM buồn ngủ quá thì có giật disco cũng không cứu nổi. Bên cạnh đó, thánh lễ không có giáo dân tham gia vào ca hát thì buồn lắm. Tuy nhiên phải nhớ là ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp. Ai cũng thích một bài hát hay. Chúng ta phải chọn bài hát và hát làm sao mà thiên hạ phải lật sách hát với chúng ta thì mới khá được. Nếu họ không lật sách hát theo mà ngồi nhắm mắt thưởng thức thì cũng là good news. Cuối cùng là ca đoàn. Nếu chúng ta hát mà thiên hạ chỉ ngồi xem đồng hồ thì là dẹp gánh hát là vừa. Nếu chúng ta không chuyên chở được âm nhạc vào trong lòng người thì rất là khó mà làm được chuyện gì khác. Giáo dân họ rất là tinh. Một khi họ label chúng ta là hát dở rồi thì that's it. Có giáo xứ nọ họ đùa với cha xứ là "để làm việc đền tội, cha đừng mất công bắt đọc kinh chi cho nó .... dễ, cứ bắt người đó đi lễ nghe ca đoàn đó hát 1 tháng là chừa tội ngay." Câu chuyện nói dỡn nhưng lại phản ánh lên sự khổ đau của giáo dân khi nghe ca đoàn hát dở. Nếu chẳng may phải chọn một bài hát dở for any reason thì chúng ta phải làm sao dùng trí sáng tạo để biến cái dở thành cái hay.


Thưa anh Hãn,

Tôi phải đọc những câu nói và ví dụ trên của anh rất nhiều lần.

Dựa vào những chi tiết anh nói trong đề tài này, thì chúng tôi được biết là anh có hai ca đoàn ở hai lứa tuổi với hai thái cực rất khác nhau: Một là ca đoàn thiếu nhi “từ 7 tuổi đến 21 tuổi” ; hai là ca đoàn bô lão có mấy ông cụ, bà già từ khoảng dưới 50 đến 80 tuổi .

Tôi cũng hơi sợ đấy ! Không phải sợ cho anh vì anh phải tập hát cho những ông già bà cụ giữ đúng nhịp, mà sợ cho những người "từ 7 tuổi đến 21 tuổi" mà anh đang hướng dẫn, vì lý do rất chính yếu này: Có vẻ anh hơi đi quá xa, đến nỗi có thể hiểu sai về giá trị thiêng liêng cao quí của Thánh Lễ.

Xin góp thêm nhiều nhời bàn để cho có được tỏ tường hơn chăng:

Nhời bàn thứ nhất


Theo Giáo Lý chúng ta đã học thì Thánh Lễ là vô giá, vì đây chính là việc chúng ta cử hành lại cái chết hy sinh của Chúa trên Thập Giá ngày xưa . Ngày xưa vì tội lỗi chúng ta, Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết một lần là đủ . Ngày nay nhân loại chúng ta "làm việc này" để nhớ đến Chúa, để tạ ơn Chúa, để kết hợp với Chúa . Do đó nghi lễ cử hành phụng vụ mới là chính, là quan trọng nhất. Còn vai trò của ca hát chỉ là phụ . Linh mục chủ tế và cả cộng đoàn cùng hiệp nhau dâng lời ca tụng lên Thiên Chúa, qua phận vụ của mình trong Thánh Lễ, vì chính Chúa Giêsu cũng đang hiện diện với họ, để cùng dâng lễ lên Thiên Chúa Cha.

Nhời bàn thứ hai


Khi anh nói "LM buồn ngủ", "thiên hạ chỉ ngồi xem đồng hồ" thì anh hơi coi thường chức vụ của chủ tế đấy, và anh cũng không đặt đúng chức vụ tư tế rất quan trọng của mọi tín hữu đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội .

Trong Thánh Lễ kết thúc hội nghị phiên họp khoáng đại Liên Hội đồng các Giám mục Á châu tại Manila, Đức hồng y Arinze – là đặc sứ của Đức giáo hoàng Benedict gửi tới - cũng đã có nói về giá trị của Thánh Lễ khi ngài đề cập đến chuyện vũ trong Phụng Vụ mà anh Hãn đã giới thiệu . http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=5663

Ngài nói tiếp: “Các điệu nhảy múa cần phải đặc biệt xem xét kỹ lưỡng bởi vì đa số những điệu vũ này làm cho ta quá chú tâm đến người trình diễn và tạo ra thích thú khi thưởng lãm. Người ta đến dự Thánh lễ, không phải là để giải trí, mà là để thờ phượng Chúa, ngợi khen và cảm tạ, xin Người thứ tha tội lỗi, và cầu cho được các nhu cầu tâm linh cũng như trần thế.”
[1](Phụng Nghi dịch)

“Dance in particular needs to be critically examined because most dances draw attention to the performers and offer enjoyment,” he continued. “People come to Mass, not for recreation but, to adore God, to praise and thank him, to ask pardon for their sins, and to request other spiritual and temporal needs.”
[2]

Anh Hãn thấy không ? Ngài nói rất rõ : People come to Mass, not for recreation. Người ta đến dự Thánh lễ, không phải là để giải trí. Ấy thế mà anh lại coi Thánh Lễ như là một buổi làm trò như của Thuý Nga Paris, có khán giả ngồi coi với thái độ được anh diễn tả như thế này:
quote:

Nếu họ không lật sách hát theo mà ngồi nhắm mắt thưởng thức thì cũng là good news. Cuối cùng là ca đoàn. Nếu chúng ta hát mà thiên hạ chỉ ngồi xem đồng hồ thì là dẹp gánh hát là vừa. Nếu chúng ta không chuyên chở được âm nhạc vào trong lòng người thì rất là khó mà làm được chuyện gì khác. Giáo dân họ rất là tinh. Một khi họ label chúng ta là hát dở rồi thì that's it.


Nguy hiểm quá, anh Hãn ạ Có thể có người sẽ cho anh Hãn là đã quá coi thường và khinh rẻ những tín hữu và giáo dân Công Giáo của chúng ta đấy . (Không phải chỉ có ở hải ngoại không đâu nhá !!! Sợ chưa !!! Hù tí thôi mà !!! The “Story of the Yellow Flag” just come to my mind !!!!)

Hì hì, nói thật với anh, giáo dân đi tham dự Thánh Lễ không phải là xem ca đoàn hát đâu. Mình dám đánh cá độ football với anh đó ! Do đó, chúng ta cũng đừng có nhận vơ mà tự đề cao vai trò quá quan trọng của ca đoàn trong Thánh Lễ, nhất là tự đề cao vai trò của ca trưởng là "diễn viên chính" như trong một cuốn phim hay một vở kịch để entertain giáo dân trong phụng vụ.

Người Công Giáo đi tham dự Thánh Lễ “để thờ phượng Chúa, ngợi khen và cảm tạ, xin Người thứ tha tội lỗi, và cầu cho được các nhu cầu tâm linh cũng như trần thế.” như ĐHY Arinze nói, chứ không phải là vì họ muốn đi nghe ca đoàn hát để giải trí mỗi Chúa nhật. Nếu chỉ vì nghe ca đoàn thì chắc họ ngồi nhà coi public TV hay MTV có nhiều chương trình ca nhạc chắc sướng hơn . Bằng chứng là ta cứ nhìn những buổi tổ chức hát Thánh Ca sau Thánh Lễ, xem còn được mấy mạng ở lại tham dự .

Nhời bàn thứ ba


Trong Phụng Vụ Thánh Lễ, ca hát chỉ có một vai trò rất nhỏ, nhưng thật cần thiết . Vì ca hát giúp cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Chúa, nên những điệu nhạc và lời ca phải đơn sơ và thánh thiện để giúp họ sốt sắng cầu nguyện kết hợp với Chúa. Sốt mến là vậy !

Đức Giáo Hoàng Piô X trong “Tra le Sollecitudini, Huấn Thị về Thánh Nhạc” đã nói, vai trò của thánh nhạc chỉ là đầy tớ trong Phụng Vụ . Nguyên ngữ là " humble handmaid ". Vai trò của humble handmaid là gì ? Thưa chỉ là hầu hạ, giúp dọn bàn nghế, rửa bát quét nhà . Có nghĩa là làm những việc nhỏ mọn, rất phụ. [3]

Chúng ta rất may mắn là ở trong GH Công Giáo của chúng ta, vì luôn dựa vào truyền thống trong Thánh Kinh đã có từ thời dân tộc Do Thái xa xưa, nên GH luôn khuyến khích tín hữu dùng thánh nhạc, như là một hình thức diễn tả bên ngoài, để biểu lộ tâm tình và để cả cộng đoàn dễ dàng cùng hợp nhau ca tụng Thiên Chúa . Chính Thánh Phao lô trong thư gửi tín hữu Ephêso cũng đã nhấn mạnh:

“Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha.”
(Eph 5:19-20) .

Ba điểm rất quan trọng mà thánh Phao Lô muốn nhấn mạnh ở đây: 1) Thánh ca phải do Thần Khí hướng dẫn 2) phải "nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" 3) mà phải dùng để cảm tạ chúc tụng Chúa. Chứ không phải chúng ta hát vì tự ái, để show off hay hát vì để trình diễn cho cộng đoàn giáo dân nghe.

Như vậy là mất ơn phúc rồi còn gì. Làm sao mà còn kết hiệp với Chúa được nữa .

Các bạn đã thấy một nghi lễ cử hành của người Hồi Giáo chưa ? Mấy ông thần này khó lắm . Họ cấm tuyệt đối không được dùng âm nhạc, vì âm nhạc không những làm mất sự trang nghiêm, thánh thiện trong nghi lễ, mà họ còn cho âm nhạc là evil nữa.

Bạn có dịp nghe mấy thầy chùa tụng kinh trong niệm đường của họ không ? Âm điệu để giữ lời kinh ngân vang thánh thiện không phải là những điệu tango hay cha cha cha, mà là những tiếng mõ tóc tóc đều đặn. Họ muốn giữ sự trang nghiêm cung kính thờ lạy đối với Đấng Tối Cao của họ . ( Um, không biết anh Hãn có ý kiến gì khi nói mấy thầy gõ điệu Tango mà "không được giống" Tango, gõ điệu Cha Cha Cha mà "không được giống" Cha Cha Cha không nhỉ ? It’s just a thought thôi !)

Nhời bàn thứ bốn


Anh Hãn đã nghĩ những nghi lễ thờ phượng, tôn vinh Thiên Chúa của đạo Công Giáo chúng ta là những buổi trình diễn, có ca trưởng là tài tử diễn viên chính, và cả cộng đoàn tín hữu đang "ngồi nhắm mắt" mà "thưởng thức" . “Giáo dân họ rất tinh. Một khi họ label chúng ta là hát dở rồi thì that's it.”

Thưa anh Hãn,

Linh mục có ngủ gật, giáo dân có nhàm chán, có buồn thiu, không hào hứng khi tham dự Thánh Lễ thì đó là lỗi của linh mục hay của những người giáo dân đó. Và chính họ phải trả lời trước mặt Chúa về những thái độ bất kính của họ khi tham dự Thánh Lễ Hy Tế của Thiên Chúa.

Trách nhiệm đó không phải là của ca đoàn, để ca đoàn phải đổi bài hát, đổi nhịp điệu, để thỏa mãn thị hiếu của những người vốn hay coi thường, chỉ muốn đi "xem lễ" (watching Mass) ngày Chúa nhật như đi giải trí.

Nhời bàn thứ năm

quote:
Originally posted by hanpham
Thỉnh thoảng lang thang thăm viếng một số website của các ca đoàn. Nhiều nơi hiện nay còn có nỗ lực post mp3 những bài hát để dễ dàng cho việc tập hát và để hát cho giống. Tôi thiết nghĩ chúng ta nên hạn chế lại vì nếu không chúng ta sẽ thành các Ca Trưởng Karaoke.

Ca viên cần phải interact live với Ca Trưởng. Hơn nữa, Ca trưởng cần phải có sự sáng tạo chứ đừng copy nhau. Sure, nếu chúng ta copy được thầy Hải Linh, Cha Kim Long thì ai lại chẳng muốn. Điều oái ăm là nhiều khi nỗ lực của chúng ta bị phản pháo vì sau khi hát xong, thiên hạ lại đánh giá là dở vì không giống trong CD. Âm nhạc ra CD là để bán chứ không phải để tập luyện. Chúng ta mà dùng những thủ thuật rẻ tiền trong các CD để đo lường hay nâng cấp chất lượng ca đoàn thì phải nói là chúng ta đã hạ giá nền thánh nhạc của chúng ta nhiều lắm. Âm nhạc hát trong thánh đường và âm nhạc hòa âm để bán CD hoàn toàn khác nhau. Nghe các CD được làm gần đây tôi thấy buồn vì CD hay rất hiếm. Phong cách thánh nhạc hoàn toàn bị quên lãng trong phong cách trình tấu các bài hát trong các CD đó.

Cách đây không lâu tôi được xem clip cuộc phỏng vấn với LM Thành Tâm. Ngài nói rất rõ về các sáng tác của ngài và ngài có nhận định và nhiều nơi đã không hiểu thấu đáo âm nhạc của ngài cho nên mới biến những khúc ca trẻ trung đó thành những bài hát với các nhịp điệu rẻ tiền. Đáng tiếc là một số CD hát nhạc của LM Thành Tâm một cách lầm lạc đó lại được sản xuất bởi các học sinh của cha. Không hiểu là các quí vị đó là học sinh thiệt hay chỉ mượn danh để bán CD bởi vì các bài hát tuyệt vời của LM Thành Tâm đã bị bôi lên một lớp phấn dầy cộm của âm nhạc rẻ tiền ngoài đời. Nếu học sinh mà không hiểu thầy của mình thì ai sẽ là người hiểu thầy ? Đừng nói đâu xa, nếu chúng ta vào website của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam http://v3.hdgmvietnam.org rồi chọn phần Văn Hóa - Nghệ Thuật - Thánh Nhạc và nghe nhạc phẩm Tâm Tình Ca 3 thì chúng ta sẽ thấy chúng ta đã kill âm nhạc của LM Thành Tâm big time.


Thưa anh Hãn,

Mình cũng là dân thích hát Karaoke, bon chen hát từ thời có bài "Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn" cơ mà . Nghĩa là lâu lắm rùi ! Nhưng mình cũng chịu thua, không biết anh muốn nói nhạc Karaoke ở đây theo nghĩa gì . Vì anh vừa phê bình ca viên nghe mp3 để hát chưa xong, thì anh lại nhảy sang ‘warning” ca trưởng là nghe CD sẽ bị phản pháo . Ai là người nghe CD ? Ai là "thiên hạ" ở đây để đánh giá là “dở” vì ca trưởng đánh nhịp không giống trong CD ? Không lẽ giáo dân nhà nào cũng có Karaoke để ngồi coi người đánh nhịp, rồi ra nhà thờ so sánh với ca trưởng đang đánh nhịp ! Nếu vậy xứ đạo ở thủ đô của anh hiện đại thật . Hay là người ca trưởng đứng đánh nhịp cho những người hát Karaoke ? Nhưng thôi, đây không phải là chuyện chính để chúng ta bàn .

Tôi nghĩ anh hơi quá chủ quan khi nói ra những nhận xét trên . Xin được bàn thêm với anh qua những ý mọn này:

1) Nghe mp3 để học thuộc lời và quen bài nhạc


Vâng, có rất nhiều ca đoàn ngày nay post mp3, hoặc gửi mp3 qua e-mail để các ca viên nghe trước mà tập cho thuộc bài hát. Chắc chắn đây không phải là trường hợp để ca trưởng bắt các ca viên của họ hát cho giống với băng nhạc CD. Tôi biết có rất nhiều ca đoàn vì các ca viên ở xa, mỗi tuần chỉ có 1 giờ, hay giỏi lắm là 2 giờ đồng hồ để tập hát .

Ngày xưa mỗi lần tập họp mọi người đến tập hát là tôi phải lái xe đi đón từng người. Tập hát xong là lại chở những người ở xa về. Ngày nay đa số đã có xe riêng, nhưng thời giờ hình như cũng càng thêm eo hẹp vì các ca viên lại có thêm nhiều sinh hoạt và nhu cầu cần thiết khác .

Riêng anh Hãn, vì là anh được coi ca đoàn thiếu nhi, có nhiều người chưa đến tuổi lái xe nên cha mẹ đã chở tất cả anh chị em cháu chắt tới nhà thờ cho nó chơi, free babysit, để họ được đi shopping trước Thánh Lễ. Hoặc các cụ già chọn nhà thờ, nhà thánh, làm nhà của mình thì chắc chắn anh cũng không bao giờ phải nghĩ đến chuyện chờ chực, đón rước mọi người đến đông đủ để tập hát. Thực tế là như vậy ! Nên cũng chả có ai phân bì hay đặt thành vấn đề là anh "tập rất lẹ" làm gì .

Đa số các ca trưởng chỉ muốn làm sao trong những thời gian ngắn ngủn đó, có thể chuẩn bị cho ca đoàn mình hát kịp và hát sốt sắng trong Thánh Lễ sắp tới. Không ai nghĩ đến chuyện mình phải uốn lưỡi, luyện giọng để hát như Gia Ân, như Tấn Đạt như Kim Vui, như Hương Lan, như Tuấn Vũ ... trong Thánh Lễ bao giờ đâu .

2) Thánh Ca hay nhạc Vào Đời ?


Vấn đề sự khác biệt giữa nhạc Vào Đời và nhạc Thánh Ca để hát trong Phụng Vụ đã quá rõ ràng và chúng ta đã nói đến rất nhiều lần trên diễn đàn này, tôi xin phép không lặp lại nữa.

3) “Nghe các CD được làm gần đây tôi thấy buồn’


Nói thật với anh Hãn: đâu có ai cares đâu ? Chuyện anh Hãn có buồn mà đi lang thang, hay thất vọng trong những cách trình tấu âm nhạc Thánh Ca trong những CD đó, thì hoàn toàn là những cảm nhận cá nhân. Và tôi cũng như các bạn khác respect những cảm xúc đó. Cũng như tôi thấy bông hoa vàng trên thảm cỏ xanh thì tôi cho là đẹp, còn anh cho nó là cỏ dại cần phải nhổ đi thì tôi cũng chịu chứ biết làm sao .

Mỗi người có một sở thích cho những cái mình sở hữu mà . Anh mua băng thì anh có quyền phê bình khen chê cho những món hàng anh có . Anh có góp ý kiến là băng này hay hay dở thì cũng chỉ là nhận xét của riêng anh, vậy thôi ! Chuyện đâu có liên quan gì đến nhạc Thánh Ca trong phụng vụ đâu .

4. "Học làm ca trưởng trong ... 2 phút."


Thưa đây không phải là câu anh nói nhưng là đại ý lời phát biểu của nhạc trưởng đại tài Nguyễn Bách đăng trên báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 23 [4]. Tôi chỉ xin trích lại một phần và giới thiệu vào trong đề tài này để chúng ta có thêm được một "cái nhìn mới" về vai trò của một người đứng ra điều khiển ca đoàn . Hình như anh Hãn cũng rất đặt nặng vai trò trọng tâm này . (Những dòng chữ sau này là nguyên văn của nhạc trưởng Nguyễn Bách . Chữ màu đỏ là những chữ tôi muốn nhấn mạnh thêm về tư tưởng muốn nói .)

“II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN ĐƯỢC XEM LẠI

II.1. “Ca đoàn” hay “Ban Hợp xướng” ? - “Ca trưởng” hay “Chỉ huy” ?

Thói quen, truyền thống chúng ta thường dùng từ “ca đoàn” cho các ban hợp xướng nhà thờ và “ca trưởng” để gọi người chỉ huy ca đoàn. Thật ra cách gọi như thế không đủ nghĩa. “Ca trưởng = Trưởng ca đoàn” . Cụm từ này mang ý nghĩa quản lý hơn là chuyên môn. Chúng tôi đề nghị dùng cách gọi “ban hợp xướng” “người chỉ huy” hay “người điều khiển” . Hơn nữa, khi dùng từ “ca đoàn” để gọi các ban hợp xướng nhà thờ vô tình chúng ta đã tự tách mình ra khỏi môi trường xã hội chung quanh. Điều này thật bất lợi cho việc hòa đồng và biến đổi môi trường quanh chúng ta.

II.2. “Đánh nhịp” hay “Chỉ huy” ?

Cần phân biệt 2 khái niệm: đánh nhịp (beat) và chỉ huy (conduct).

Đánh nhịp là dùng những động tác (tay, chân,…) để đưa ra những đường nét (biểu đồ nhịp) giúp cho nguời biểu diễn (ca sĩ, nhạc công) giữ đúng tốc độ, nhịp phách của tác phẩm. Trong ý nghĩa này, để biết đánh nhịp, chúng ta chỉ cần học ở mức độ “chỉ huy phổ thông” (theo cách gọi của Nhạc viện). Nếu được trời phú cho khả năng nhạy cảm với nhịp, “có nhịp” sẵn trong người khi nghe các tác phẩm âm nhạc, thì không cần phải mất quá nhiều thời gian để học đánh nhịp. Chúng tôi biết, có nhiều khóa Ca trưởng kéo dài đến 3 hoặc 6 tháng, có nhiều người “bôn ba khắp nơi” để dạy đánh nhịp trong các nhà thờ, tu viện,.. nhưng rồi nội dung giảng dạy chỉ có là: cách đặt tay, diễn các biểu đồ nhịp, tập một số ca khúc hoặc bản hợp ca,…Trong Nhạc viện, còn phung phí thời gian hơn: môn chỉ huy phổ thông được trải ra trong 3, 4 học kỳ! Để rồi mức độ chỉ mới là dạy học “đánh nhịp”. Chúng tôi không nói ngoa, nếu để giảng dạy cách đánh nhịp với ý nghĩa là “vẽ nên các biểu đồ nhịp”, qúy vị chỉ cần mất 2 phút áp dụng nguyên tắc chúng tôi đưa ra dưới đây là có thể vẽ nên bất cứ loại biểu đồ nào, từ nhịp 2 phách đến nhịp 6, 9, 12 phách,…:

“Luôn luôn đánh thẳng Phách 1 - chuyển động phách cuối cùng đi lên để đóng kín biểu đồ lại – phân bố các phách còn lại đều sang trái và phải”


Hơn nữa, đối với những nhạc công, hợp xướng viên đã được luyện tập thì không cần phải có người đánh nhịp!

Chỉ huy thì phải được học nhiều thứ, nhiều chuyên ngành hơn (thanh nhạc, xướng âm, hòa âm, đối âm, sáng tác, nghệ thuật lãnh đạo,….) và học cả đời! Nghề chỉ huy có một đặc điểm khác với nhiều môn nghệ thuật biểu diễn khác, đó là: càng lớn tuổi, càng nhiều kinh nghiệm, càng chỉ huy tốt! “


Thưa anh Hãn,

Vậy mình hỏi thật anh Hãn nhé, nếu theo như cách định nghĩa của nhạc Trưởng Nguyễn Bách, kiêm Giảng viên Nhạc Viện Tp. HCM, kiêm Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc Tp. HCM ở trên, thì anh chọn định nghĩa nào cho "vai trò ca trưởng" của ca đoàn trong nhà thờ, xứ đạo của anh ?

- Nếu xét theo tiêu chuẩn chỉ huy, thì được bao nhiêu nhà thờ Việt Nam, trên toàn thế giới, - tôi xin lặp lại, trên toàn thế giới, nghĩa là nói thêm ra cho nó to lớn, vĩ đại - là có được một người ... (dùng chữ gì bây giờ, ca trưởng, chỉ huy trưởng , đánh nhịp trưởng ,...) biết đủ mọi thứ, có đủ tài năng như thế để mà hướng dẫn một nhóm người ca hát trong nhà thờ, ngoài nhạc Trưởng Nguyễn Bách. (Nói cho cùng thì ca đoàn lèo tèo mấy chục người đâu có cần một người phải tài giỏi, học hành tốn kém như vậy phải không anh ?)

- Còn nếu vai trò đánh nhịp chỉ cần học có 2 phút (cho “ca trưởng giỏi” cùng lắm là … 4 phút !!!!) để điều khiển ca đoàn, thì các cha sở, tại sao lại phải tốn công, tốn sức, hoặc thậm chí đến nỗi “quá chán nản” vì không tìm được một người ca trưởng điều khiển cho ca đoàn mình . Sao các ngài không gửi người về Việt Nam, tìm học thầy Nguyễn Bách, hoặc có gì đâu, mua vé máy bay mời thầy đi "mục vụ thánh nhạc" sang đây một week end, là sẽ dạy được cả trăm khoá, mỗi khóa chỉ ngắn ngủi có 2, 3 phút !!!!

- Cũng theo "cái nhìn mới" và lời nói có vẻ hơi khinh thường của nhạc trưởng Nguyễn Bách, rằng thì là "có nhiều người “bôn ba khắp nơi” để dạy đánh nhịp trong các nhà thờ, tu viện,.. nhưng rồi nội dung giảng dạy chỉ có là: cách đặt tay, diễn các biểu đồ nhịp, tập một số ca khúc hoặc bản hợp ca,… " . Phải chăng mấy thầy cần phải câu giờ dạy cho nó dài để nghĩa vụ "dẹp loạn Thánh Nhạc" của mình được thêm cao cả ? Và cũng trong chiều hướng suy nghĩ đó, ta cũng có thể đặt câu hỏi khác , rằng thì là: có phải hễ một người đi tham dự một vài khoá huấn luyện cuối tuần ở Texas hay Washington về, là đã có thể dư sức làm ca trưởng ngay được hay không ?

- Hoặc thêm một câu hỏi khác nữa, là hễ một người trong xứ đạo, tự hào là kéo đàn violin rất giỏi, đánh đàn ghi ta hết xảy, múa máy vài đường piano lả lướt là đương nhiên phải được quyền expect cha sở phải xức dầu phong chức cho mình, phải làm ca trưởng lọn đời trong xứ đạo theo dòng ... bo na ven tu ra mãi mãi hay không ?

Đặt ra những vấn đề này để chúng ta cùng suy nghĩ: thực tế, điều kiện, hoàn cảnh và thời gian cũng không có quá đơn giản (hay phải phức tạp) như thế phải không anh Hãn ?

a) Có những người thích thêu dệt tô son, đánh phấn cho vai trò của người ca trưởng là cực kỳ quan trọng, quá đòi hỏi nhiều khả năng để rồi tự cho mình là người duy nhất có đầy đủ uy tín, đủ tư cách, đủ kinh nghiệm để chu toàn bổn phận quá khó khăn có một không hai đó . Họ cũng giống như một chính trị viên đang ra tranh cử hoặc muốn làm đảo chánh, cho mọi người khác là không ai có tài cáng bằng mình, không ai có đủ qualified của Phù Đổng Thiên Vương như của mình . Chỉ có mình mới có thể làm được vai trò ca trưởng như thế.

b) Trái lại người ca trưởng coi ca đoàn trong phụng vụ cũng không phải chỉ là đơn sơ đánh nhịp cho mọi người hát, mà theo qui luật, họ còn phải là người không những có khả năng âm nhạc tối thiểu mà còn có một tinh thần đạo đức và tư cách, xứng đáng để mọi người tôn trọng và kính phục để hợp tác làm việc.


Kết Luận: Bài viết này cũng đã dài.


Trong một bài viết nghiên cứu rất công phu, thật xuất sắc của anh Đỗ Vy Hạ về ca đoàn, anh đã có tóm tắt lại một định nghĩa về ca đoàn như sau:

“Ca đoàn là một tập thể các tín hữu, nhờ vào khả năng chuyên môn của họ về âm nhạc, được tuyển chọn giữa Cộng đồng dân Chúa để thi hành thừa tác vụ ca hát trong các nghi lễ Phụng vụ”
[5]

Có nghĩa là những người trong ca đoàn, vì có khả năng hơn về âm nhạc nên hơn họ được chọn ra để tham gia vào chức vụ ca hát trong Phụng Vụ . Họ không phải là những diễn viên trình diễn trong Thánh Lễ. Ca trưởng cũng không phải là những tài tử, và càng không phải là "tài tử chính" như anh Hãn đã nói đến .

Những ca viên trong ca đoàn cũng chỉ là một tín hữu mọn hèn như bao nhiêu tín hữu Công Giáo khác. Với thái độ cung kính, khiêm nhường, họ muốn đi tham dự Thánh Lễ để tạ ơn và dâng lời ca tụng lên Thiên Chúa. Vậy thôi ! Họ đến với Chúa để cầu nguyện, để chia sẻ với Ngài những vui buồn đau thương trong cuộc sống . Họ đến với Ngài như tâm tình của một người con hân hoan được về nhà thăm cha mẹ mình để hưởng những giờ phút êm đềm, thảnh thơi, sung sướng . Họ đến với Thiên Chúa của họ là Đấng Tối Cao để tạ ơn và xin thêm sức mạnh cho họ được can đảm sống đời thánh thiện và bác ái mọi ngày. Chúng ta đừng bao giờ “under estimate” những tâm tình của trẻ nhỏ khi họ đến với Chúa .

Như chúng ta đã cùng tìm hiểu ở trên : làm người giữ nhịp trong ban hát thì "chỉ cần học 2 phút" như thầy Nguyễn Bách đã nói . Nhưng để muốn trở thành một người ca trưởng hay một ca viên trong ca đoàn hát trong phụng vụ Thánh Lễ, thì điều đầu tiên và quan trọng nhất phải là một tín hữu biết kính trọng các bí tích và nghi thức Phụng Vụ của Giáo Hội .

Khả năng âm nhạc không phải là điều kiện duy nhất ắt có và đủ. Mozart, Beethoven, Hayden, ... sáng tác những Bộ Lễ bất hủ, nhưng vì có những điệu bộ và lời ca trình diễn như hát kịch trường, đi sai đường lối của GH, những Bộ Lễ của họ cũng không còn được đem vào hát trong phụng vụ Công Giáo nữa.

Anh Hãn đã ví làm ca trưởng như một ơn gọi, điều đó rất đúng . Vì chính Chúa đã gọi chúng ta để phụng sự Ngài trong tinh thần tự do để được hạnh phúc. Thánh Lễ là bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã lập nên, Giáo Hội bằng mọi cách phải bảo vệ và duy trì sự trang nghiêm, thánh thiện, sốt mến trong khi cử hành những nghi thức đó . Chúng ta đừng vô tình hay cố ý biến Thánh Lễ thành một buổi giải trí mà phạm tội trọng mất linh hồn, như ông bà chúng ta vẫn nói là, phạm tội trọng là chết xa hỏa ngục đến lọn đời .

Thưa anh Hãn,

Không biết mình lặp lại những ý nghĩ của anh Hãn ở trên có đúng không ?

Hy vọng là mình đã hiểu sai . Và mình mong là đã hiểu sai ý của anh thật.

Vì cái mình sợ nhất không phải là anh Hãn chỉ có suy nghĩ trong lòng, mà anh còn muốn ca đoàn rất trẻ của anh cũng có những suy nghĩ như vậy. Họ chỉ là những người đang nhìn lên anh để học hỏi với một sự kính cẩn và thán phục .


Nói gì thì nói, sự lo sợ này có thể cũng chỉ là cảm xúc đột xuất của riêng tôi mà thôi !

Trần Trùng Trục

---------------------------------------
Chú Thích

[1] http://www.vietcatholic.net/News/Html/70271.htm

[2] http://www.ewtn.com/vnews/getstory.asp?number=97109

[3] "Tra le Sollecitudini Instruction on Sacred Music" by Pope Pius X Encyclical promulgated on November 22, 1903 http://www.adoremus.org/MotuProprio.html

Điều 23.

"In general it must be considered a very grave abuse when the liturgy in ecclesiastical functions is made to appear secondary to and in a manner at the service of the music, for the music is merely a part of the liturgy and its humble handmaid."


[4] Anh Hãn có thể đọc bài "Ca Trưởng, Một Cái Nhìn Mới" trong báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 23 tháng 7, 2007 ở đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/nam/THANH%20NHAC%20NGAY%20NAY%20so%2023.pdf khoảng trang 11 đến 14 .

[5] Đỗ Vy Hạ - CA ĐOÀN, MỘT NHÂN TỐ SỐNG ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA http://dovyha.catruong.com/new/chiase01.shtml

[6] Tôi có thói quen giữ lại nguyên bản những gì mà người mình muốn đối thoại đã viết . Xin trích lại để làm tài liệu nghiên cứu:
quote:
Originally posted by hanpham. Posted - 07/16/09 : 13:59

Bạn mến

Theo suy nghĩ của tôi thì để cho thánh lễ thêm linh động và sốt mến chúng ta phải chọn bài hát cho hay, hợp chủ đề và nhất là vừa tầm với ca đoàn của mình.

Hợp chủ đề không hoàn toàn là là phải 100% match với các bài đọc hay phúc âm bởi vì như vậy chúng ta sẽ double effort và đi vào con đường "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Có những bài hát mà sẽ không out of date tí nào như bài: Nếu Chúa là, Trong trái tim Chúa, Trông cậy Chúa ... những bài này ý tưởng hay, lễ nào cũng fit it, dễ hát và dễ thành công. Sau đó Ca Trưởng nên take time để nói lên expectation của mình về bài hát. Tôi đang đánh nhịp cho 2 ca đoàn. Một ca đoàn thì sức trẻ, trung bình khoảng 25 ca viên hát lễ, orchestra khoảng 15 người. Một ca đoàn khác hát lễ 6:30 sáng CN với chỉ 8 ca viên tầm cỡ between U50 and U80. Vậy đó mà với cùng một bài hát, bề dày (man power) của bài hát thì có thể khác nhau nhưng bề sâu (expression) thì không khác nhau nhiều. Lý do là vì tôi cho các ca viên biết bài hát nên diễn ra như thế nào. Tôi tránh không dùng những thuật ngữ âm nhạc như: forte, piano, cresendo ... nhưng dùng những hình tượng gần gũi trong cuộc sống để ca viên có thể relate khi họ hát.

Các bài hát tôi nêu trên để cho thấy là không phải là nhạc vui nhanh mới làm thánh lễ linh động. Thánh lễ linh động là niềm vui khi chúng ta ca tụng Chúa với sự kết hợp giữa LM, giáo dân và ca đoàn. Cả ba điều này phải hỗ trợ cho nhau. Gặp LM buồn ngủ quá thì có giật disco cũng không cứu nổi. Bên cạnh đó, thánh lễ không có giáo dân tham gia vào ca hát thì buồn lắm. Tuy nhiên phải nhớ là ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp. Ai cũng thích một bài hát hay. Chúng ta phải chọn bài hát và hát làm sao mà thiên hạ phải lật sách hát với chúng ta thì mới khá được. Nếu họ không lật sách hát theo mà ngồi nhắm mắt thưởng thức thì cũng là good news. Cuối cùng là ca đoàn. Nếu chúng ta hát mà thiên hạ chỉ ngồi xem đồng hồ thì là dẹp gánh hát là vừa. Nếu chúng ta không chuyên chở được âm nhạc vào trong lòng người thì rất là khó mà làm được chuyện gì khác. Giáo dân họ rất là tinh. Một khi họ label chúng ta là hát dở rồi thì that's it. Có giáo xứ nọ họ đùa với cha xứ là "để làm việc đền tội, cha đừng mất công bắt đọc kinh chi cho nó .... dễ, cứ bắt người đó đi lễ nghe ca đoàn đó hát 1 tháng là chừa tội ngay." Câu chuyện nói dỡn nhưng lại phản ánh lên sự khổ đau của giáo dân khi nghe ca đoàn hát dở. Nếu chẳng may phải chọn một bài hát dở for any reason thì chúng ta phải làm sao dùng trí sáng tạo để biến cái dở thành cái hay.

Thỉnh thoảng lang thang thăm viếng một số website của các ca đoàn. Nhiều nơi hiện nay còn có nỗ lực post mp3 những bài hát để dễ dàng cho việc tập hát và để hát cho giống. Tôi thiết nghĩ chúng ta nên hạn chế lại vì nếu không chúng ta sẽ thành các Ca Trưởng Karaoke. Ca viên cần phải interact live với Ca Trưởng. Hơn nữa, Ca trưởng cần phải có sự sáng tạo chứ đừng copy nhau. Sure, nếu chúng ta copy được thầy Hải Linh, Cha Kim Long thì ai lại chẳng muốn. Điều oái ăm là nhiều khi nỗ lực của chúng ta bị phản pháo vì sau khi hát xong, thiên hạ lại đánh giá là dở vì không giống trong CD. Âm nhạc ra CD là để bán chứ không phải để tập luyện. Chúng ta mà dùng những thủ thuật rẻ tiền trong các CD để đo lường hay nâng cấp chất lượng ca đoàn thì phải nói là chúng ta đã hạ giá nền thánh nhạc của chúng ta nhiều lắm. Âm nhạc hát trong thánh đường và âm nhạc hòa âm để bán CD hoàn toàn khác nhau. Nghe các CD được làm gần đây tôi thấy buồn vì CD hay rất hiếm. Phong cách thánh nhạc hoàn toàn bị quên lãng trong phong cách trình tấu các bài hát trong các CD đó.

Cách đây không lâu tôi được xem clip cuộc phỏng vấn với LM Thành Tâm. Ngài nói rất rõ về các sáng tác của ngài và ngài có nhận định và nhiều nơi đã không hiểu thấu đáo âm nhạc của ngài cho nên mới biến những khúc ca trẻ trung đó thành những bài hát với các nhịp điệu rẻ tiền. Đáng tiếc là một số CD hát nhạc của LM Thành Tâm một cách lầm lạc đó lại được sản xuất bởi các học sinh của cha. Không hiểu là các quí vị đó là học sinh thiệt hay chỉ mượn danh để bán CD bởi vì các bài hát tuyệt vời của LM Thành Tâm đã bị bôi lên một lớp phấn dầy cộm của âm nhạc rẻ tiền ngoài đời. Nếu học sinh mà không hiểu thầy của mình thì ai sẽ là người hiểu thầy ? Đừng nói đâu xa, nếu chúng ta vào website của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam http://v3.hdgmvietnam.org rồi chọn phần Văn Hóa - Nghệ Thuật - Thánh Nhạc và
nghe nhạc phẩm Tâm Tình Ca 3 thì chúng ta sẽ thấy chúng ta đã kill âm nhạc của LM Thành Tâm big time.

Đến đây tôi xin nói qua cách dựng bài hát của tôi cho ca đoàn. Về phía ban nhạc, tôi required họ là đàn Tango mà không được giống Tango, đàn Chachacha mà không được giống Chachacha. Về phía ca viên, tôi triệt để ngăn chặn những nốt luyến láy không cần thiết. Tại sao chúng ta không thể hát thẳng "Lạy Chúa" mà lại hát là "Lạy Chủa ........ Chúa" ngay cả khi note nhạc cho phép chúng ta lên thẳng? Ai cũng vò đầu bứt tai nhưng biết làm sao được khi ranh giới giữa nhạc đời và thánh ca trẻ quá gần. Bên kia muốn giống chúng ta thì không sao nhưng bên chúng ta mà giống họ thì không được. Chúng ta phải tìm ra những khuôn mẫu nghệ thuật để nâng thánh ca trẻ chúng ta lên đẳng cấp cao hơn. Kỹ lưỡng như thế mà thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bị chỉ trích cho nên tôi phải suy nghĩ rất kỹ khi đem các bài hát có thể gây tranh cãi vào hát trong giáo xứ. Bạn đừng nghĩ là tôi tập hát lâu. Ai đã thấy tôi tập hát thì sẽ thấy tôi tập rất lẹ.

Một điều khác có thể làm mất sự linh động trong thánh lễ là hàng ngũ Ca Trưởng. Trong một ca đoàn mà nhiều Ca Trưởng quá sẽ làm ca viên bị phân tâm. Thánh lễ nhiều Ca Trưởng đánh nhịp quá có thể làm ca viên và giáo dân rối trí. Thử tưởng tượng chúng ta đang xem một cuốn phim nhiều tập mà vai chính cứ thay đổi vào mỗi tập thì chúng ta còn đâu thời gian đế enjoy các khía cạnh khác của cuốn phim? Cốt truyện hay mà diễn viên chính cứ thay như thay áo thì cốt truyện hay cũng thành dở. Chúng ta đều là người đi làm vườn nho cho Chúa. Kẻ đến đầu giờ hay show up cuối giờ đều được trả công ngang nhau. Do đó trước mặt Chúa chẳng ai giỏi hơn ai cả. Tuy nhiên nhiều người sau khi thử đi tu thì thấy không hạp thì vẫn mạnh dạn đi tìm con đường khác. Hiện nay hàng hàng lớp lớp đi học Ca Trưởng. Nếu qua hết trường này, thầy nọ mà vẫn lúng túng thì chúng ta nên xin Chúa cho một ơn kêu gọi khác. Làm một ca viên tốt nhiều khi còn sáng chói hơn là một Ca Trưởng dở. Ngày xưa thì chúng ta phàn nàn ca viên không nhìn Ca Trưởng. Có lẽ bây giờ chúng ta phải phàn nàn thêm là nhiều ca viên trong khi hát cứ quơ quơ tay theo đánh nhịp. Tất cả những cử chỉ làm chúng ta mất focus vào Ca Trưởng phải nên bớt lại mới được.

Cuối cùng thì chỉ có niềm vui mới đem đến sự linh động. Đến với thánh lễ là niềm vui khôn tả thì hãy hát cho thật chân thành, mượt mà, uyển chuyển, đậm đà là bảo đảm thánh lễ sẽ linh động ngay. Những tiểu tiết khác thì cũng như những lớp phấn son trang điểm hay những bộ quần áo. Nhiều khi chỉ cần những trang điểm nhẹ nhàng trong những trang phục tao nhã nhưng lại bắt mắt thiên hạ nhiều hơn. Thân mến.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com



hanpham Posted - 07/16/09 : 13:59
Bạn mến

Theo suy nghĩ của tôi thì để cho thánh lễ thêm linh động và sốt mến chúng ta phải chọn bài hát cho hay, hợp chủ đề và nhất là vừa tầm với ca đoàn của mình.

Hợp chủ đề không hoàn toàn là là phải 100% match với các bài đọc hay phúc âm bởi vì như vậy chúng ta sẽ double effort và đi vào con đường "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Có những bài hát mà sẽ không out of date tí nào như bài: Nếu Chúa là, Trong trái tim Chúa, Trông cậy Chúa ... những bài này ý tưởng hay, lễ nào cũng fit it, dễ hát và dễ thành công. Sau đó Ca Trưởng nên take time để nói lên expectation của mình về bài hát. Tôi đang đánh nhịp cho 2 ca đoàn. Một ca đoàn thì sức trẻ, trung bình khoảng 25 ca viên hát lễ, orchestra khoảng 15 người. Một ca đoàn khác hát lễ 6:30 sáng CN với chỉ 8 ca viên tầm cỡ between U50 and U80. Vậy đó mà với cùng một bài hát, bề dày (man power) của bài hát thì có thể khác nhau nhưng bề sâu (expression) thì không khác nhau nhiều. Lý do là vì tôi cho các ca viên biết bài hát nên diễn ra như thế nào. Tôi tránh không dùng những thuật ngữ âm nhạc như: forte, piano, cresendo ... nhưng dùng những hình tượng gần gũi trong cuộc sống để ca viên có thể relate khi họ hát.

Các bài hát tôi nêu trên để cho thấy là không phải là nhạc vui nhanh mới làm thánh lễ linh động. Thánh lễ linh động là niềm vui khi chúng ta ca tụng Chúa với sự kết hợp giữa LM, giáo dân và ca đoàn. Cả ba điều này phải hỗ trợ cho nhau. Gặp LM buồn ngủ quá thì có giật disco cũng không cứu nổi. Bên cạnh đó, thánh lễ không có giáo dân tham gia vào ca hát thì buồn lắm. Tuy nhiên phải nhớ là ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp. Ai cũng thích một bài hát hay. Chúng ta phải chọn bài hát và hát làm sao mà thiên hạ phải lật sách hát với chúng ta thì mới khá được. Nếu họ không lật sách hát theo mà ngồi nhắm mắt thưởng thức thì cũng là good news. Cuối cùng là ca đoàn. Nếu chúng ta hát mà thiên hạ chỉ ngồi xem đồng hồ thì là dẹp gánh hát là vừa. Nếu chúng ta không chuyên chở được âm nhạc vào trong lòng người thì rất là khó mà làm được chuyện gì khác. Giáo dân họ rất là tinh. Một khi họ label chúng ta là hát dở rồi thì that's it. Có giáo xứ nọ họ đùa với cha xứ là "để làm việc đền tội, cha đừng mất công bắt đọc kinh chi cho nó .... dễ, cứ bắt người đó đi lễ nghe ca đoàn đó hát 1 tháng là chừa tội ngay." Câu chuyện nói dỡn nhưng lại phản ánh lên sự khổ đau của giáo dân khi nghe ca đoàn hát dở. Nếu chẳng may phải chọn một bài hát dở for any reason thì chúng ta phải làm sao dùng trí sáng tạo để biến cái dở thành cái hay.

Thỉnh thoảng lang thang thăm viếng một số website của các ca đoàn. Nhiều nơi hiện nay còn có nỗ lực post mp3 những bài hát để dễ dàng cho việc tập hát và để hát cho giống. Tôi thiết nghĩ chúng ta nên hạn chế lại vì nếu không chúng ta sẽ thành các Ca Trưởng Karaoke. Ca viên cần phải interact live với Ca Trưởng. Hơn nữa, Ca trưởng cần phải có sự sáng tạo chứ đừng copy nhau. Sure, nếu chúng ta copy được thầy Hải Linh, Cha Kim Long thì ai lại chẳng muốn. Điều oái ăm là nhiều khi nỗ lực của chúng ta bị phản pháo vì sau khi hát xong, thiên hạ lại đánh giá là dở vì không giống trong CD. Âm nhạc ra CD là để bán chứ không phải để tập luyện. Chúng ta mà dùng những thủ thuật rẻ tiền trong các CD để đo lường hay nâng cấp chất lượng ca đoàn thì phải nói là chúng ta đã hạ giá nền thánh nhạc của chúng ta nhiều lắm. Âm nhạc hát trong thánh đường và âm nhạc hòa âm để bán CD hoàn toàn khác nhau. Nghe các CD được làm gần đây tôi thấy buồn vì CD hay rất hiếm. Phong cách thánh nhạc hoàn toàn bị quên lãng trong phong cách trình tấu các bài hát trong các CD đó.

Cách đây không lâu tôi được xem clip cuộc phỏng vấn với LM Thành Tâm. Ngài nói rất rõ về các sáng tác của ngài và ngài có nhận định và nhiều nơi đã không hiểu thấu đáo âm nhạc của ngài cho nên mới biến những khúc ca trẻ trung đó thành những bài hát với các nhịp điệu rẻ tiền. Đáng tiếc là một số CD hát nhạc của LM Thành Tâm một cách lầm lạc đó lại được sản xuất bởi các học sinh của cha. Không hiểu là các quí vị đó là học sinh thiệt hay chỉ mượn danh để bán CD bởi vì các bài hát tuyệt vời của LM Thành Tâm đã bị bôi lên một lớp phấn dầy cộm của âm nhạc rẻ tiền ngoài đời. Nếu học sinh mà không hiểu thầy của mình thì ai sẽ là người hiểu thầy ? Đừng nói đâu xa, nếu chúng ta vào website của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam http://v3.hdgmvietnam.org rồi chọn phần Văn Hóa - Nghệ Thuật - Thánh Nhạc và
nghe nhạc phẩm Tâm Tình Ca 3 thì chúng ta sẽ thấy chúng ta đã kill âm nhạc của LM Thành Tâm big time.

Đến đây tôi xin nói qua cách dựng bài hát của tôi cho ca đoàn. Về phía ban nhạc, tôi required họ là đàn Tango mà không được giống Tango, đàn Chachacha mà không được giống Chachacha. Về phía ca viên, tôi triệt để ngăn chặn những nốt luyến láy không cần thiết. Tại sao chúng ta không thể hát thẳng "Lạy Chúa" mà lại hát là "Lạy Chủa ........ Chúa" ngay cả khi note nhạc cho phép chúng ta lên thẳng? Ai cũng vò đầu bứt tai nhưng biết làm sao được khi ranh giới giữa nhạc đời và thánh ca trẻ quá gần. Bên kia muốn giống chúng ta thì không sao nhưng bên chúng ta mà giống họ thì không được. Chúng ta phải tìm ra những khuôn mẫu nghệ thuật để nâng thánh ca trẻ chúng ta lên đẳng cấp cao hơn. Kỹ lưỡng như thế mà thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bị chỉ trích cho nên tôi phải suy nghĩ rất kỹ khi đem các bài hát có thể gây tranh cãi vào hát trong giáo xứ. Bạn đừng nghĩ là tôi tập hát lâu. Ai đã thấy tôi tập hát thì sẽ thấy tôi tập rất lẹ.

Một điều khác có thể làm mất sự linh động trong thánh lễ là hàng ngũ Ca Trưởng. Trong một ca đoàn mà nhiều Ca Trưởng quá sẽ làm ca viên bị phân tâm. Thánh lễ nhiều Ca Trưởng đánh nhịp quá có thể làm ca viên và giáo dân rối trí. Thử tưởng tượng chúng ta đang xem một cuốn phim nhiều tập mà vai chính cứ thay đổi vào mỗi tập thì chúng ta còn đâu thời gian đế enjoy các khía cạnh khác của cuốn phim? Cốt truyện hay mà diễn viên chính cứ thay như thay áo thì cốt truyện hay cũng thành dở. Chúng ta đều là người đi làm vườn nho cho Chúa. Kẻ đến đầu giờ hay show up cuối giờ đều được trả công ngang nhau. Do đó trước mặt Chúa chẳng ai giỏi hơn ai cả. Tuy nhiên nhiều người sau khi thử đi tu thì thấy không hạp thì vẫn mạnh dạn đi tìm con đường khác. Hiện nay hàng hàng lớp lớp đi học Ca Trưởng. Nếu qua hết trường này, thầy nọ mà vẫn lúng túng thì chúng ta nên xin Chúa cho một ơn kêu gọi khác. Làm một ca viên tốt nhiều khi còn sáng chói hơn là một Ca Trưởng dở. Ngày xưa thì chúng ta phàn nàn ca viên không nhìn Ca Trưởng. Có lẽ bây giờ chúng ta phải phàn nàn thêm là nhiều ca viên trong khi hát cứ quơ quơ tay theo đánh nhịp. Tất cả những cử chỉ làm chúng ta mất focus vào Ca Trưởng phải nên bớt lại mới được.

Cuối cùng thì chỉ có niềm vui mới đem đến sự linh động. Đến với thánh lễ là niềm vui khôn tả thì hãy hát cho thật chân thành, mượt mà, uyển chuyển, đậm đà là bảo đảm thánh lễ sẽ linh động ngay. Những tiểu tiết khác thì cũng như những lớp phấn son trang điểm hay những bộ quần áo. Nhiều khi chỉ cần những trang điểm nhẹ nhàng trong những trang phục tao nhã nhưng lại bắt mắt thiên hạ nhiều hơn. Thân mến.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com
embevnlady Posted - 06/03/09 : 23:22
Em cám on Doni & anh Hân đã chia sẻ

Em thấy anh Hân có yêu mến & kỳ vọng ca đoàn lắm nên mới có tâm tình như vậy

Anh Hân nói rất đúng . Ca đoàn & thánh lễ thiếu sức hút . Nhạc
ca đoàn trọn thì buồn tẻ quá . Mà thật , tâm tình người Việt
nhạc thiệt chậm thiệt buồn thì mới thấm . Làm như ca đoàn hát
nhạc vui ... nhạc tempo nhanh thì không ra bài nhạc vui dược , lạ
thật . Làm như "buồn & chậm" nó ăn vào máu người Việt rồi .

So sánh ngoài đời thì em thấy đúng vậy . Coi phim bộ thì ỉ ôi khóc
lóc ... coi Parisbynight hay Asia thì nhạc slow chiếm hết 90% .

Mà lớp ông bà cô chú thì ra đi gần hết . Còn lớp trẻ 1.5 bên Hoa Kỳ
thì không còn hạp với buồn tẻ .. chậm rì .
Tại sao giữa nhạc vui & buồn thì VN hầu như chọn nhạc buồn (đời cũng
như đạo ) ?? Chắc tại chiến tranh triền miên ?

1 điều em không hiểu là Thánh Ca VN có nhiều nhạc vui-nhanh (thí dụ
của LM ThànhTâm, TranMinhHứa ... ) mà lại thấy ít dùng trong Thánh
Lề (kể cả lễ giỚi trẻ ) .

Xin anh Hân cho biết bí quyết để làm Thánh Lễ sống động & thu hút thêm .

Em cám ơn

quote:
Originally posted by DoniSJ

Đây chính là một vấn nạn 'bất xúc" của các ca đoàn hiện nay, thời gian trôi đi mà các ca viên trẻ càng thiếu hut. Hy vọng anh Han Phạm đề ra những phương pháp cụ thể từ quá trình hoạt động của mình chia sẽ với các quí vị ca trưởng khác cùng góp phần đem giới trẻ vào ca đoàn nhiều hơn . Đó mới chính là tương lai của Giáo Hôi, thanks.

God Bless You
www.mautam.net


DoniSJ Posted - 06/02/09 : 20:44
Đây chính là một vấn nạn 'bất xúc" của các ca đoàn hiện nay, thời gian trôi đi mà các ca viên trẻ càng thiếu hut. Hy vọng anh Han Phạm đề ra những phương pháp cụ thể từ quá trình hoạt động của mình chia sẽ với các quí vị ca trưởng khác cùng góp phần đem giới trẻ vào ca đoàn nhiều hơn . Đó mới chính là tương lai của Giáo Hôi, thanks.

God Bless You
www.mautam.net
hanpham Posted - 05/30/09 : 13:15
Những băn khoăn của tác giả Nguyễn Anh Điện về sự kiện thiếu vắng các ca viên lứa tuổi đôi mươi chắc chắn cũng là nỗi băn khoăn của nhiều ca đoàn khắp mọi nơi. Tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ riêng. Suy nghĩ của tôi hoàn toàn không nhắm vào Ngày Truyền Thống Liên Ca Đoàn tại Dallas. Đối với tôi, sự kiện đó là một việc làm rất đáng trân trọng.

Ca đoàn thiếu sức hút? Maybe. Chúng ta không làm cho thánh lễ của chúng ta sống động thì làm sao tạo ra sức hút cho ca viên mới ? Đừng chờ vào các lễ lớn để phô trương lực lượng và rồi sau đó thì chết dần theo năm tháng qua các lễ quanh năm. Thánh lễ cần phải có nhiều màu sắc trang trọng, vui tươi. Đừng tô màu tang tóc bằng các bài hát rên rỉ, van xin, than thở ... Càng van xin, càng rên rỉ, càng than thở thì càng ngăn trở các bạn trẻ đến gần. Cả tuần làm việc cực nhọc, stress, đến nhà thờ lại nghe rên rỉ thì chán lắm.

Ca đoàn không có giới hạn độ tuổi tham gia của ca viên? Đừng mong trẻ trung hóa ca đoàn khi các quí vị hơn 40 tuổi vẫn hang around. Very sorry nhưng luật đào thải vẫn còn đó. Có một giáo xứ mời một LM hạng nhất về giới tính cho giới trẻ đến giảng thuyết. Giới trể đến nườm mượp nhưng kết quả là một sự thất bại to lớn vì cuộc nói chuyện mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác. Nhìn xuống giáo dân lẫn lộn trong giới trẻ có các cụ 80, 70, 60, 50... đố mà giới trẻ dám lên tiếng. Same thing here, chúng ta muốn refresh thì phải .... clean house. Nếu chúng ta là ca đoàn trẻ thì by the time chúng ta go beyond 35 thì nên switch gear qua ca đoàn khác là vừa. Remember World Youth Day chỉ cover từ 18 đến 35. Vậy đó mà năm ngoái khi xem hình World Youth Day tại Australia, chúng ta vẫn thấy các cụ nội, cụ ngoại trong phái đoàn VN. Nói thì dễ nhưng ngay cả bản thân tôi cũng chưa làm được. Tuy nhiên tôi tự cảm thấy là nhiều khi tôi còn trẻ hơn các người trẻ nữa. Nói như vậy nhưng già vẫn là già. :(

Nhạc thánh ca quá dở? Tôi rất yêu nhạc thánh ca nhưng nhiều bài quá dở. Tại sao chúng ta cứ nghe người ta nói nhạc Mỹ hay hơn nhiều. Ca đoàn biết chọn nhạc một cách thông minh thì thu hút ca viên mới liền.

Ca trưởng quá dở? Bài hát dở cộng thêm ca trưởng dở là đại họa. Nhiều khi bài hát dở nhưng nếu khéo léo, ca trưởng vẫn có thể chuyển bại thành thắng. Tuy nhiên điều này phải dựa vào khả năng đích thực của ca trưởng. Đây là vấn đề tế nhị và không ai nghĩ là mình dở cả. Tuy nhiên thật sự là nhiều ca trưởng quá dở. Sorry.

Hay là các bạn trẻ thời nay vẫn chưa nhận ra tìm ra lối đi cho mình? Nhiều bạn trẻ đi vào nhà thờ như là zombie. Nhìn các bạn đó tuổi đời đôi mươi mà nhanh nhẹn nhìn còn thua các cụ trong hội cao niên nữa. Giới trẻ như thế thì còn trông mong gì nữa ? Đừng blame là tại không hạp với giới già. Điểm chính là chúng ta có những người trẻ quá suy nhược, không có sức sống, suốt ngày chỉ biết ... check cell phone.

Mùa thu năm nay, có thể tôi sẽ tham gia vào một project để đem giới trẻ vào ca đoàn. Hy vọng, that won't be a disaster. Nhưng tôi đặt nhiều hy vọng vào project này vì hiện nay tôi đang trông nom một nhóm nhạc trẻ từ 7 tuổi đến 21 tuổi. Chúng tôi có trong tay hơn 20 nhạc sĩ và có thể chúng tôi là hội đoàn duy nhất có .... waiting list. Is that amazing ? Nhiều em nhỏ tự tìm đến tôi để xin một chỗ ngồi trong orchestra. Các em trong orchestra thì sẵn sàng reach out để kêu gọi bạn bè tham gia. Tại sao vậy ? Because they love what they are doing. Một con én không làm nên mùa xuân. Tôi có sự khuyến khích của cha xứ và nhiều quí vị phụ huynh. Tuy nhiên chúng tôi phải ready để host các em cũng như các em phải ready để làm việc.

Hy vọng tôi sẽ có dịp để trở lại trình bày thành quả của mình về việc đem giới trẻ vào ca đoàn. Chúng ta phải cùng cầu nguyện vì đúng như sự suy tư của tác giả Nguyễn Anh Điện là "lớp cha anh sẽ qua đi ...". Mặc dù tôi không quá bi quan như vậy nhưng đó là một sự thật. Hy vọng chúng ta sau khi đọc bài viết của tác giả Nguyễn Anh Điện sẽ suy nghĩ và tìm ra giải pháp cho giới trẻ của chúng ta. Thân mến.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05