Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 A. Catruong's Forum Info - Welcome!
 A2. Thông Tin & Góp Ý
 Thánh Nhạc Ngày Nay số 23 & 24

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
nam Posted - 08/10/07 : 14:49
Xin chia sẻ quý anh chị báo TNNN 2 số mới.

Download Attachment: THANH NHAC NGAY NAY so 23.pdf
481.89 KB
Download Attachment: THANH NHAC NGAY NAY so 24.pdf
491.7 KB
10   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
Trantrungtruc Posted - 08/22/07 : 18:44
Bác Bách Việt,

Nó không có vớ vẩn đâu bác ạ. Em cũng thấy như vậy nhưng em chỉ muốn tập trung vào một chủ đề thôi để mọi sự được ... trôi chảy.

Bác còn nhớ ngày xưa còn bé hay chơi trò chơi "Rồng rắn lên mây " không ? Em chỉ nhớ là em thích làm đầu tàu (lãnh tụ đấy !) bắt mấy đứa bạn nắm đuôi áo đi vòng vo tam quốc cho xa thật xa . Rồi đâu cũng vào đó ! Tụi nó đâm ghét rồi bỏ, vì em chơi độc, lúc nào cũng dành chức làm đầu tàu . Khi thằng khác làm thì em nại cớ là tao mệt nghỉ chơi . Đấy cái khó là đứa nào cũng thích làm đầu tàu, không có đứa nào chịu nắm áo để mà "có cây lúc lắc, có nhà hiển vinh . Thầy thuốc có nhà không ? " hết .

Ngày nay có những người vẫn thích chơi lại trò chơi cũ này . Không phải một con tàu nhưng nhiều đoàn tàu mà ai cũng muốn làm đầu tàu "Rồng rắn lên mây" ngậu cả lên . Hơn nữa không thằng nào chịu thằng nào. Lúc nào cũng chỉ cho là mình biết luật chơi hay nhất, và mới nhất .

Thích nhất câu này của bác "Có làm gì được chăng, là hãy giải thoát cho tư tưởng chính mình thoát khỏi những...đô hộ, khống chế của...vàng son dĩ vãng, của hiện thực tư tưởng bị trói gò, phải vất trên vai gánh nặng mà vận nước đè lên ."

Bác làm em nhớ đến một kỷ niệm rất ... "ấn tượng" . Hồi mới qua Mỹ, khi đi học anh chị em thấy mặt mũi đã phong sương nên bầu làm chủ tịch Hội Sinh Viên . Mỗi khóa học thỉnh thoảng anh chị em vẫn tổ chức picnic, sinh hoạt trò chơi ngoài trời . Vì là có máu hướng đạo, thiếu nhi Thánh Thể trong người nên mỗi lần muốn tập họp là em thổi còi te te bắt mọi người nghe lệnh. Em nghĩ mình trở nên quan trọng vì có được cái còi .Nhưng dần dần thổi hoài cũng chẳng thấy ai chịu nghe . Rồi đâm bực, đem ra phiên họp trình bày với mọi người . Có một anh bạn trẻ đứng lên phát biểu .Tại anh thích thổi còi nên mỗi lần đi picnic là anh thổi . Tại sao anh không tổ chức những gì mà mọi người thích để anh không còn phải thổi như chơi banh, đánh bóng chuyền, ... Lời nói của anh đã thay đổi những cái suy tư của tôi từ đó . Không phải những cái mình thích và cho đó là điều phải theo là tuổi trẻ nó nghe theo. Khó mà thoát được cái thời vàng son đã qua lắm . Bác ạ !

Vài ý tưởng đột xuất viết ra đáp lễ bác .


Trần Trùng Trục
bachviet Posted - 08/22/07 : 16:48
Chào các bác,

Theo thiển ý vớ vẩn của em, quả thực không những chỉ bài "Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ" của Nguyên Nguyên, mà các bài khác trong số báo này như "Động Lực Hiệp Nhất" của Cát Hạnh, bài "Thử Một Lần Giải Phẩu Nhạc Trịnh" của Người Nhà, và bài "Ca Trưởng, Một Cách Nhìn Mới" của Nguyễn Bách, còn có rất nhiều điều để...loạn bàn lắm. Làm báo khổ thế đấy (hồi xưa em cũng dại dột làm bừa mấy năm). Đọc những bài trên cho em cái cảm tưởng xác quyết hơn rằng: Tương lai (including tương lai Thánh Nhạc) nằm ở tuổi trẻ, ở những thế hệ trẻ. Thời của thế hệ cũ đã...đang trôi qua và vào dĩ vãng, cái gì tốt thì thêm lên một viên gạch thế thôi. Có làm gì được chăng, là hãy giải thoát cho tư tưởng chính mình thoát khỏi những...đô hộ, khống chế của...vàng son dĩ vãng, của hiện thực tư tưởng bị trói gò, phải vất trên vai gánh nặng mà vận nước đè lên... có thế, may ra mới giúp cho tuổi trẻ họ không phải mất thời gian quay bước lại dò đường, thay vì thời gian đó nên dành cho cho họ bước những bước kế tiếp. Lời của Chúa phán, thì chúng ta Amen; nhưng lời của bất kỳ thụ tạo nào, có hay lắm, chúng ta cũng chỉ cần nói: Halleluia! là đủ rồi, phải không các bác? Mà lòng cũng muốn nói Halleluia đến khan cổ, nhưng lâu lắm mới thốt lên được một tiếng, ngoại trừ trong thánh lễ, vẫn luôn hát Alleluia và Amen, vì đó là Lời Của Chúa.

Duc
NgocLan Posted - 08/22/07 : 14:10
Em cảm thấy rất upset về câu nói cuối cùng của ông Nguyên Nguyên. "Ê Bồi ! Cho xin một ít lãnh tụ". Chứng tỏ ông không có sự tôn trọng người khác. Không những ông đã coi thường độc giả như anh Ba Tê nói, mà ông còn có thái độ chê bai phẩm giá của người khác. Có những người vì hoàn cảnh nghèo, mà họ phải đi làm việc để có ăn. Khi còn ở Việt Nam em đã chứng kiến nhiều gia đình phải turn upside down vì bố phải đi học tập, con cái phải đi làm nhà hàng, hoặc ở đợ giúp việc cho người khác.

Hoàn cảnh gia đình em cũng vậy. Em sang Mỹ sau này theo diện HO. Bố em phải đi làm dọn nhà cho văn phòng như bác Micae đang làm vậy. Mẹ em bỏ bao ngoài chợ và em có đi làm thêm ở nhà hàng để gia đình có đủ tiền cho tụi em đi học. Chưa bao giờ em nghe một khách hàng nói là "Ê bồi !" cả .

Em nghĩ mình không thể dùng những lời nói uneducated như Mr. Nguyên Nguyên được. Where is the respect for human dignity? He is too "quan liêu" .


Ngọc Lan
LouisLong Posted - 08/22/07 : 11:30
Cám ơn Bác Batê và Bác Bách Việt,

Đọc hai bài cúa hai bác mà nhà em thấy sáng cả ra. Mọi điều em băn khoăn suy nghĩ đã được hai bác giải toả hết, nhứt là bài cúa bác BaTê nhà em càng đọc càng thấy thấm thía. Cám ơn hai bác nhiều lắm.
Nhân tiện, nhà em xin mạn phép các bác, các anh chị và cả tác giả bài "Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ" cho nhà em post lại bài này lên đây để các bác, các anh chị nào không dọc được PDF format file thì có thể tham khảo thêm và để rộng đường dư luận.

Rất mong được biết thêm các ý kiến khác cúa các bác.

LouisLong

(trích từ Thánh Nhạc Ngay Nay, Tác giả Nguyên Nguyên, số 23, trang 3-5)
CHO XIN MỘT ÍT LÃNH TỤ!

Cần có lãnh tụ cho một dòng chảy văn hóa thánh nhạc. Nếu không sẽ bất nhất, mà bất nhất là tiền đề của sự trì trệ.

Để tập thể ăn sáng thôi, cũng cần phải có một người tổ chức. Để một gia đình ấm êm hạnh phúc, cần phải có một gia trưởng. Để một quốc gia sống còn, cần phải có bộ phận lãnh đạo. Vậy muốn một dòng văn hóa được chảy về chân thiện mỹ, phải có một thủ lãnh dẫn đầu, hướng đạo và gợi ý. Nền văn hóa thánh nhạc chúng ta hiện thiếu một người như vậy. Ai xung phong hay chỉ ra lệnh kiểu ở nhà hàng: Ê bồi! Cho xin một ít lãnh tụ.
Ê bồi! Cho xin một ít lãnh tụ! Câu này nói trong nhà hàng lịch sử thánh nhạc VN, lịch sử dọn cho chúng ta các thức ăn nhưng quên không cho món lãnh tụ là món quyết định. Bồi bàn là ai vậy? Thưa là nền thánh nhạc VN, phục vụ mọi thứ mà quên đưa món lãnh tụ ra làm cho chúng ta người ăn một kiểu, kẻ tráng miệng trước rồi mới dùng bữa, người ăn món khai vị chung với món chính, kẻ khác chỉ ăn toàn gia vị... Thực khách là ai nếu không phải là cộng đoàn, nhạc sĩ, ca trưởng, người đệm đàn, ca viên…
Nếu từ năm 1901 đến nay, thánh nhạc VN chia làm 7 thời kỳ (xin xem lai TNNN số 19), tựu trung ở thời kỳ IV, V, VI là những thời kỳ thánh nhạc VN hình thành và phát triển. Nhưng chỉ có thời kỳ V là có lãnh tụ thực sự. Vị lãnh tụ lúc bấy giờ là lmns. Gioan Minh, ngài tuy không giỏi nhạc bằng lmnsư Antôn Tiến Dũng, cũng không có bằng cấp quốc tế về âm nhạc, thánh nhạc… nhưng ngài hoàn toàn có những tố chất của một lãnh tụ, đặc biệt lãnh tụ của một dòng văn hóa, văn hóa thánh nhạc. Những tố chất đó là:

  • Tư duy chiến lược.

  • Nhìn xa trông rộng.

  • Óc tổ chức.

  • Tính bác ái-cao thượõng-nhân hòa.

  • Sức mạnh và tài năng tập họp để hiệp nhất.

  • Tài điều hành một guồng máy cỡ lớn.

Chừng ấy thôi đủ rồi cho một lãnh tụ, vì lãnh tụ không cần phải biết tất cả chuyên môn –biết thì càng tốt- mà là phải biết thu hút, tập trung và dụng nhân những người chuyên môn Lmns. Gioan Minh đã có đúng như thế. Lúc đó các bậc cao minh về tri thức như linh mục nhạc sư Tiến Dũng, linh mục nhạc sĩ Hoàng Kim, linh mục nhạc sĩ Đinh Quang Tịnh, linh mục nhạc sĩ Ngô Duy Linh, nhạc trưởng quốc gia Thiên Quang, nhạc trưởng đầu ngành quân nhạc bấy giờ là đại tá Trần Hữu Tín… các bậc kỳ vỹ về tài năng như nhạc sĩ tài danh Hải Linh, nhạc sĩ kiệt xuất Hùng Lân, lmns. Bùi Văn Nho… tất cả đều tụ họp quanh ngài. Phải nói lúc đó lịch sử thánh nhạc đã dọn ra một bữa đại tiệc vào hàng thịnh soạn bậc nhất mà bây giờ mơ cũng không thấy. Nền thánh nhạc VN mà đại diện là cố giám mục Giuse Phạm Văn Thiên –chủ tịch Ủy ban thánh nhạc toàn quốc- đã chiêu đãi một cách đúng mức không chê vào đâu được cho cộng đoàn, cho Giáo hội VN món lãnh tụ xen lẫn nhiều món nhân tài. Khen lmns. Gioan Minh lãnh tụ bao nhiêu thì khen ông chủ nhà hàng cố giám mục Giuse Phạm Văn Thiên bấy nhiêu: ngồi khuất bên trong mà dọn ra đầy đủ va tươm tất khó có thể chê! Tiếc là không lâu thì thời cuộc biến chuyển. Và cho đến nay chúng ta chỉ còn biết hoài tưởng về thời oanh liệt đã qua.
Từ đó đến nay nền thánh nhạc VN nhạt nhẽo, các vị giám mục chủ tịch Ủy ban thánh nhạc toàn quốc tiếp theo không có lãnh tụ cho nên nếu muốn cũng không thể dọn món ngon ấy ra cho tiệc tùng. Do đâu? Do lịch sử không có thực phẩm để nấu nướng. tuy rằng vẫn có nhiều tài năng và vẫn còn nhiều nhà bác học bác thức, nhưng đâu hễ giỏi, đâu hễ tài hay thánh thiện là trở thành lãnh tụ! La ngữ có câu:

Nếu anh thông minh, hãy dạy chúng tôi
Nếu anh thánh thiện, hãy cầu nguyện cho chúng tôi
Nhưng… nếu anh khôn ngoan, hãy cai trị chúng tôi.


Nghĩa là lãnh tụ không phải chỉ thông minh, thánh thiện, tài năng… mà phải kèm theo cả khôn ngoan trí xảo, cơ mưu và ý lực.
Nói như thế chúng ta đã hình dung được chân dung người lãnh tụ. Nói như thế chúng ta biết ngay nền thánh nhạc VN chúng ta đang thiếu. Hãy xin lịch sử cho chúng ta người đó, để chúng ta đi tới, tiến lên trong trật tự và hiệp nhất.
Bầu chọn thì cũng được, nhưng trong nhiều vụ việc, sự bầu chọn chỉ có ý nghĩa là người “được lòng” số đông hơn hết; cắt đặt cũng được, nhưng trong nhiều trường hợp, cắt đặt có tính chủ quan, thiên kiến.
Hãy để lịch sử cung cấp cho chúng ta lãnh tụ, miễn là chúng ta cho lịch sử thực phẩm công tâm, công bình, khách quan, sáng suốt thiện chí và sự tha thiết.
Có người sẽ thắc mắc rằng lãnh tụ nằm ở đâu? Trong giới nào?
Xin giải đáp ngay. Lãnh tụ có thể nằm trong giới thẩm quyền thánh nhạc, nhưng nhiều khi không phải người trong giới đó, tuy không có quyền, không có chức, thậm chí còn ẩn danh. Trong rất nhiều trường hợp người ta chứng minh lãnh tụ nảy sinh từ những kẻ không có thế lực hay phương tiện. Hãy trông vào lãnh tụ Giêsu Kitô ngày nào thì biết! Trong tay Ngài không một tấc sắt. Có những lãnh tụ không có lấy một quân binh lính lệ, không có cả một người làm thủ hạ như mục sư da đen lừng danh nước Mỹ: M. Luther King, như M. Gandhi, Nelson Mendala, Theresa Calcuta. Có lãnh tụ còn không cả lãnh thổ, không biên cương, không giới tuyến như triết gia Nietzche, triết gia Jean Paul Sartre, sư huynh Roger của cộng đoàn Taizée, nhạc sĩ Brhamme, nhạc sĩ ca sĩ John Lennon của nhóm tứ quái The Beatle…
Hãy cho liïch sử sự công tâm, khách quan, sáng suốt, công bình, thiện chí và lòng tha thiết cần thiết, thế nào chúng ta cũng có món lãnh tụ.
Nhưng lãnh tụ thánh nhạc phải là người như thế nào?

Cứ khuông mẫu Chúa Kitô mà theo
1. Mở một con đường mới có hệ thống.
2. Hiệp đoàn, phổ quát mọi người đi theo con đường đó.
3. Hy sinh đến chết vì con đường lẫn đích đến.
4. Vũ khí thuyết phục là yêu thương và truyền rao chân lý.

Nhưng nếu chúng ta rón rén đến gần từ phía sau nhìn tới bất kỳ một lãnh tụ thực thụ nào xưa nay trên thế giới, sẽ không thấy ai khoác toàn lụa là vinh hiển, trái lại mình đầy những vết trầy xướt vì chống đối, nung mủ vì ganh tức, hãm hại, chống báng và thậm chí cả vết bầm thù bởi đòn roi, vết lở loét vì đâm chém xâm hại. Lãnh tụ thực không hào quang vì người chẳng cần thứ đó. Lãnh tụ thực không đi đường đại lộ thẳng tắp mà mở đường mới bất chấp chông gai.
Khi bồi bàn dọn ra món lãnh tụ, bạn hãy xem có đúng hay không. Không thì đổi lại. Đừng nôn nóng mà rồi ăn phải món không đúng sinh tiền mất tật mang, đã vậy còn sinh bệnh trầm kha khổ cho nhiều thế hệ.
Hãy gỏ đủa, gỏ mâm, gỏ chén kêu inh ỏi lên
- Ê bồi! Cho xin một ít lãnh tụ.
NGUYÊN NGUYÊN
Trantrungtruc Posted - 08/22/07 : 11:27
Cám ơn bác Bách Việt đã góp nhời hỏi thăm .

Em nghe nói chứ chưa thấy và ăn bao giờ . Là ở Việt Nam có món nhậu ... óc khỉ . Nhà hàng bắt con khỉ cho vào cũi, cái đầu được giữ lại, con khỉ không chạy đi đâu đươc. Khi thực khách muốn ăn óc khỉ thì ... Eo ôi ! em không dám tả tiếp đâu ! Sợ lắm !

Khi viết bài phê bình này, cái hình ảnh con khỉ bị nhốt cứ lởn quởn trong đầu của em, làm em cứ bị rởn tóc gáy . Vì ta cũng có thể ví rằng các nhà lãnh đạo đang gặp những hoàn cảnh khó khăn như ở VN thì cũng giống như con khỉ nằm trong cũi, nếu mà nghe được câu: " Ê bồi ! cho xin một ít lãnh tụ. Thì chắc hồn vía lên mây quá !

Chịu nhất cái "khâu tư tưởng" của bác Bách Việt là: "thực phẩm nhà hàng always đi xuống (hướng hạ)."

Trần Trùng Trục
bachviet Posted - 08/21/07 : 21:27
Bác Batê, bác Louis Long cùng các bác thân mến,

Nhà em đã có đọc (như gió) đúng một lần rưởi bài “Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ”, trước khi bác Batê…quảng cáo đôi dòng cho bài này. Lý do đọc một lần rưởi, vì đọc khó nuốt quá. Quá…mầu nhiệm! Với chỉ số thông minh của em chỉ hơn con…khỉ chút xíu, tới cái lần rưởi, là em quải quá! Nhưng sau khi nghe bác Batê quảng bá, nghe bác LouisLong than thở, em cũng ráng làm thêm lần rưởi nữa cho đủ quá tam ba bận, đặng coi nuốt cái gì được ở cái món…lãnh tụ khó nuốt này, hì hì…

Em cũng vừa làm vừa sắp vài ý tưởng đặng tán vào ra chơi vui, giờ quay lại, thì bác Batê viết…bà nó hết rồi, còn chi mà nói nữa! Đọc xong bài viết thăm thẳm chiều trôi của nhà bác Batê, nhà em cũng khá…ưa, dù đọc hơi mệt. Luật sư có khác, ai mà dám cãi với nhà bác, thì tốn…giờ phải biết, hì hì…

Thôi thì, em né phần nào bác Batê đã nói, để khỏi đụng chạm nghề nghiệp, chỉ xin góp thêm vài ý bình dân học vụ, theo thiển ý của nhà em thôi nhé.

Theo em, tác giả có lối viết quá là bác học, thiệt khó hiểu (đằng ấy nói gì) lắm! Theo tác giả ví von, em xin liệt kê lại những thành phần trong bữa tiệc Thánh Nhạc, cho dễ theo dõi nhé:

- Bồi Bàn = Nền Thánh Nhạc Việt Nam
- Thực Khách = Cộng đoàn, nhạc sĩ, ca trưởng, người đệm đàn, ca viên…
- Thực phẩm = “cho xin một ít lãnh tụ”
- Món Lãnh tụ: Lịch sử sẽ cung cấp, miễn ta cho lịch sử sự công tâm, khách quan, sáng suốt, công bình, thiện chí và lòng tha thiết cần thiết
- Nền văn hóa thánh nhạc hiện thiếu một (chút) lãnh tụ…

Chỉ liệt kê nhiêu đó, với lối ví von của tác giả là em sắp tẩu hỏa nhập ma rồi. Có hai lý do chính nó không chuẩn.
Thứ nhất, tác giả đã đạo diễn cho các diễn viên đóng tuồng hơi sai với vai trò. Bồi bàn (nếu có) thì hẳn chắc không phải là “nền Thánh Nhạc VN”; “Thực phẩm” mà dọn ra món “lãnh tụ” quả là khó nuốt vì lãnh tụ chả eatable!
Thứ hai, khó mà so sánh cho chuẩn giữa nền Thánh Nhạc VN với “nhà hàng lịch sử với các món ăn”. Việc tâm linh đi lên (hướng thượng), thực phẩm nhà hàng always đi xuống (hướng hạ). Đem việc “thượng” mà ví von với việc “hạ”, quả là chẳng dễ tí nào, ngoại trừ người viết phải có một logic hoàn chỉnh, sắc bén, mới cho người đọc hiểu dễ và chẳng hiểu lầm ý mình muốn nói.

Văn hóa Thánh Nhạc VN là gì? nếu không phải là văn hóa Thánh Kinh nhập dòng văn hóa của dân tộc? Thánh nhạc là hoa quả của Thánh Kinh, từ hạt giống của Lời Chúa, mà qua mảnh đất Việt Nam, các nhạc sĩ công giáo đã trồng trọt trên mảnh đất hoa màu ấy, để nó đơm hoa kết quả thành nền văn hóa thánh nhạc VN. Khỏi cần chạy tìm đâu xa, ngay đây, đó là Lời của Chúa thổi qua những tâm hồn nhạy cảm, hồn họ sẽ rung lên thành các nét nhạc lời thêu dệt, để tán tụng Danh Ngài, để chia sẻ tình yêu nhiệm mầu của Thượng Đế với anh em. Theo nhà em, thật sự chúng ta không cần “món lãnh tụ” trong thánh nhạc at all. Cái cần là sự dẫn dắt cho anh em tới chiều sâu tâm linh thăm thẳm của Đức Tin, của thương yêu mà Chính Chúa Giêsu đã để lại. "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì thiếu", thôi thì cũng ráng giúp nhau quơ quào dăm ba đọt lúa, phải không anh chị em?
Chúa Giêsu không là lãnh tụ cho bất kỳ điều chi ở thế gian. Ngài đã khẳng định như thế, khi Ngài trả lời cho quan Tổng Trấn Philatô (Gioan 18: 33-37):

Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Ðức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Dothái không?" Ðức Giêsu đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?" Ông Philatô trả lời: "Tôi là người Dothái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" Ðức Giêsu trả lời:
"Nước tôi không thuộc về thế gian này.
Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này,
thuộc hạ của tôi đã chiến đấu
không để tôi bị nộp cho người Dothái.
Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này".
Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Ðức Giêsu đáp:
"Chính ngài nói rằng tôi là vua.
Tôi đã sinh ra
và đã đến thế gian vì điều này:
đó là để làm chứng cho sự thật.
Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi".


Quả thế, Ngài đến thế gian để “làm chứng cho sự thật, làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa”. Bởi thế, theo thiển ý, cần chi “ít lãnh tụ”, chỉ cần nhiều chủ chăn thánh thiện, khôn ngoan và liều mình vì đàn chiên, để dẫn dắt đàn chiên vào vườn tâm linh thẳm sâu của tình yêu Thiên Chúa. Rõ ràng hơn, đó là chiều sâu đức tin.

Thế nhưng, nếu muốn ví von như tác giả Nguyên Nguyên, thì em xin ví như vầy:
- Thực khách: Cộng đồng dân Chúa
- Thực phẩm (raw materials): Kinh Thánh
- Đầu bếp: Nhạc sĩ
- Thức ăn: Thánh nhạc
- Bồi bàn: Ca trưởng

Nếu ăn mà có người servers, thì job đó là của ca trưởng. Thánh nhạc VN không ăn kiểu dọn bàn và có bồi bàn, nhưng là lối ăn bao bụng (buffet), self serve. Ai thích gì, ăn nấy, tùy theo mấy ông bà ca trưởng sắp ra khay (bởi thế mới cần job training cho CT). Mà xét cho cùng, ai thích ăn món khai vị chung với món chính, hoặc tráng miệng trước rồi mới dùng bữa…như tác giả phê phán, cũng chả sao. Đã quá đủ rồi cho những máu lãnh tụ, nhất là cho người Việt Nam. Không nhất thiết phải bắt người ta ăn đồng loạt từng món, vì bao tử mỗi người mỗi khác, khẩu vị cũng khác...

Bảo rằng:
quote:
“Từ đó đến nay nền Thánh Nhạc VN nhạt nhẽo, các vị giám mục chủ tịch Uỷ ban thánh nhạc toàn quốc tiếp theo không có lãnh tụ cho nên nếu muốn cũng không thể dọn món ngon ấy ra cho tiệc tùng."

Là hơi ngoa ngôn quá đáng. Không cần phải nhắc đến bao nhiêu nhạc sĩ đã góp công sức, chỉ cần nhắc đến vài bài hát hay đánh động đến hồn người sâu thẳm, là cũng không thể phủ nhận những giá trị đã có. Tâm linh đi đến chỗ cao sâu, không phải luôn luôn cần số đông, chỉ thị, phong trào, lãnh tụ… có thể chỉ đơn sơ là một vài bài hát, đã đánh động tâm người. Nghệ thuật là thế, nó không cần những cán bộ văn hóa sắp đặt đường đi nước bước. Nó nở như hoa, tùy theo mảnh đất nó được trồng lên và tuỳ theo hạt giống nó là và tùy theo thời tiết môi trường. Xin miễn bàn luận việc bao năm thiên hạ cãi nhau rằng “nghệ thuật vị nghệ thuật” hoặc “nghệ thuật vị nhân sinh”. Hãy để dành chuyện đó cho những nhà nhiều chữ và thích cãi nhau. Nơi đây, nếu nhạc nó không chở được ý thâm trầm, sâu lắng hoặc vui tươi, bừng khởi..., giúp hồn người tìm về, gần về với Chúa, thì nó chắc chắn không được gọi là Thánh Nhạc.

Ối chao ơi, nhà em đã complain bác Batê viết dài, mà em cũng ngon trớn như thuyền không bến đỗ, hì hì… Thôi thì em xin tạm dừng nhé. Những lời chia sẻ trên, dĩ nhiên, chỉ là riêng của một cái nhìn, dù chẳng có chi sâu xa, nhưng là từ thiện chí. Xin cứ vì đó mà dung cho, nếu có dăm nơi nói bậy.
Ở xứ em, vào nhà hàng chỉ có một dịp là được gõ đũa, gỡ mâm, gõ chén kêu inh ỏi, mà mọi người chẳng ai mắng là “bất lịch sự”, ấy là đám cưới. Khi muốn cô dâu và chú rể kiss nhau cho bà con xem, thì tụi em chỉ việc gõ…vô tư, và mọi hướng cũng sẽ gõ vô tư until hai chúng nó làm xong…bổn phận công dân, hì hì…

Mà nếu như nhà em có vào cái nhà hàng nào, mà có cô hàng nào xinh xắn tới trước mặt đưa menu, rồi bảo: “Hôm nay, nhà hàng em có món…lãnh tụ đang special on sale…”, thì em cũng sẽ vì cô hàng xinh xắn mà trả lời: “Cô cho dùng món chi cũng được, miễn đừng dọn món…lãnh tụ, e khó nuốt lắm”, hì hì…



Duc
Trantrungtruc Posted - 08/21/07 : 17:46

Phê bình bài “Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ”


Trần Trùng Trục

Xin các bạn cùng đọc lại bài viết Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ của tác giả Nguyên Nguyên viết trong phần chủ đề "Nên làm gì cho nền Thánh Nhạc Việt Nam ?" trong Thánh Nhạc Ngày Nay số 23, tháng 7, 2007.

Bài này được xếp trong tiết mục thường xuyên Quan Niệm Thánh Nhạc, nên ta có thể nói bài viết được dùng như là tiếng nói chính thức để khai triển chủ đề của số báo tháng 7 này. Nhưng khi đọc kỹ toàn bài thì ta cũng cảm thấy ... buồn mà cười và tự nhủ: không biết bài này nói chơi hay viết thật; đề cập chuyện thực tế hay hàn huyên chuyện viễn vông xa vời ?

Tác giả Nguyên Nguyên đã có một lối viết rất độc đáo vì mới đọc, ta thoáng nghĩ, đó là một đề tài sâu xa khó nuốt, nhưng khi phân tích những hình ảnh, ví dụ, thì ta lại bị ngẩn tò te vì tác giả vừa như nói giỡn mà ra thật; vừa nghiêm túc góp ý xây dựng nhưng lại không có dữ kiện để chứng minh. Tôi xin được dùng một vài ý tưởng của tác giá để “phản hồi” ... lại cho vui. Tôi cũng xin đi sâu vào “khâu tư tưởng" mà tác giả đã có "phương án" bàn sâu về "bộ phận lãnh đạo" để các bác và quí anh chị em "đả thông, triển khai," "hưởng thụ" bài viết này cho ... "đạt chỉ tiêu tối đa ."

Ngay câu nhập đề, chúng ta đã thấy tác giả đặt ra một hình ảnh thật bao quát, to lớn và vĩ đại quá :

"Vậy muốn một một dòng văn hoá được chảy về chân, thiện, mỹ, phải có một thủ lãnh dẫn đầu và gợi ý . Nền văn hoá thánh nhạc chúng ta hiện thiếu một người như vậy . Ai xung phong hay là ra lệnh theo kiểu nhà hàng: Ê bồi ! cho xin một ít lãnh tụ ."


WOW ! Xin các bạn đọc lại một lần nữa nhé !
Mấy câu ngắn ngủi nhưng đầy xúc tích ở trên gợi cho ta rất nhiều hình ảnh .

1) Văn hoá được ví như một dòng nước chảy về chân thiện mỹ
. Đây là một hình ảnh rất đẹp ám chỉ sự linh động, biến chuyển của văn hoá. Nước của dòng phải chảy. Nước không chảy là nước ao tù, là nước cô đọng, là nước không có dinh dưỡng và sẽ là nước ... thối . Nhưng khi nói về văn hoá là nói về một hình ảnh trừu tượng bao quát, thì ta cũng phải hiểu đây là nước của một dòng sông, nước to lớn như sông Hồng hay Cửu Long chứ không phải nước lăn tăn róc rách như của cái rãnh, cái kênh, cái mương sau nhà.

Vậy nếu như tác giả Nguyên Nguyên nói cần một thủ lãnh cho ... dòng sông văn hoá chảy, thì là cần một thủ lãnh như thế nào ? Người thủ lãnh cho con kênh, khe suối thì có thể cầm cái cuốc khơi nước chỗ này, tháo đất chỗ kia để cho nước chảy vào ruộng, hoặc cho ống cống ống rãnh được lưu thông không bị rác rưới đọng lại. (Thủ lãnh cuốc xẻng !) Nhưng thủ lãnh của dòng sông thì, một là lèo lái con thuyền đưa những người cùng chí hướng về tới đích, hai là cùng ngụp lặn bơi lội dưới dòng sông cho khỏi chết chìm. Phải là một siêu nhân phi thường mới có thể "dẫn đầu" thay đổi hướng chảy của dòng sông được .

2) Văn hoá thánh nhạc được ví như một cái ... nền
. Câu trước tác giả cho ta thấy thánh nhạc là cái gì liên tục lưu động, trôi chảy theo ý nghĩa của thời gian. Câu sau này, tác giả lại ví ngay nó là cái gì bền chặt vững vàng như ... nền nhà, nền gạch, nền xi măng ... không thể di dịch trong không gian được. Nhưng nếu như " nền văn hoá thánh nhạc chúng ta " - theo như ý của tác giả - là đã có nền tảng nề nếp rồi thì chỉ cần có người lãnh đạo để "gợi ‎ý" làm cái gì trên cái nền đó. Nghĩa là ta phải hiểu là có người lãnh tụ đến để: một là đề nghị phá ... nền, hai là có sáng kiến phải xây dựng một cái gì khác trên đó cho con cháu sau này thừa hưởng.

3) Văn hoá thánh nhạc lại được ví như anh ... bồi bàn
, ( một hình ảnh rất lạ !) có thực khách là cộng đoàn, nhạc sĩ, ca trưởng, ca viên,... . Anh bồi bàn dọn đủ mọi món mà không dọn ra được một món ngon, món có nước chấm cho thực khách thọc đũa, châm chỉa, chấm mút. Đến nỗi thực khách kênh kiệu, phải bực mình búng tay ra lệnh: Ê bồi !, cho xin một ít lãnh tụ.

Thú thực với các bạn, tôi đã đọc bài viết này rất nhiều lần, nhưng vẫn không hiểu hết ý nghĩa thâm sâu của tác giả muốn viết gì. Không biết bài viết này được dùng để bàn về vai trò người lãnh đạo (leader) và nghệ thuật chỉ huy (leadership) ? Hay chỉ là để gióng lên một tiếng kêu gào giữa trời là Văn hoá thánh nhạc VN không có người lãnh đạo, để rồi trực tiếp cổ võ cho một phong trào mới, chưa được mọi người, từ giới thẩm quyền cũng như đa số quần chúng hưởng ứng. Càng không phải là thái độ và tư cách của những người đang tha thiết đến sinh hoạt thánh nhạc Việt Nam nói chung, và thánh nhạc mà chúng ta dùng để ca tụng Thiên Chúa trong nhà thờ nói riêng; của những người đang trông chờ, thao thức, khát khao, mong muốn có một người biết trách nhiệm, được sai đến để hướng dẫn, dìu dắt; của một thái độ khiêm nhường đáng trân trọng của những người “có văn hoá” giống “như tuần dương mong chờ sáng, như con thơ mong mẹ hiền .”

Không biết các bạn sẽ phản ứng ra sao khi đọc những lời khuyên sau đây của tác giả trong đoạn kết:

“Khi bồi bàn dọn ra món lãnh tụ, bạn hãy xem có đúng hay không . Không thì đổi lại . Đừng nôn nóng mà rồi ăn phải món không đúng sinh tiền mất tật mang, đã vậy còn sinh bệnh trầm kha khổ cho nhiều thế hệ.

Hãy gõ đũa, gõ mâm, gõ chén kêu inh ỏi lên.
Ê bồi ! cho xin một ít lãnh tụ.”


Không biết “cái khâu tư tưởng” “bộ phận tuyên truyền” của tác giả có “nhất trí” hay không, vì chỉ cách đó có mấy chữ ở trên, ta đã được nghe lời răn bảo : “Cứ khuông mẫu Chúa Kitô mà theo.”

Nếu ta dùng ba cái hình ảnh ở trên để đặt vào những “ tố chất” mà tác giả cho là một người lãnh tụ thánh nhạc cần phải có thì ta thấy những hình ảnh so sánh (analogy) nó không được chỉnh cho lắm , nếu không muốn nói đó là những sáo ngữ chỉ có vỏ mà không có ruột . Hay là ta đã không “đả thông” được danh từ văn hoá mà tác giả muốn dùng ở đây khi nói về Thánh Nhạc Việt Nam !!!

Theo tác giả, hơn một thế kỷ, tức là hơn một trăm năm nay (1901-2007), thánh nhạc Việt Nam chỉ có một người duy nhất có khả năng lãnh đạo và có thừa tố chất để “dẫn đầu và gợi ý ” cho dòng văn hoá thánh nhạc Việt Nam chảy về chân thiện mỹ. Vị đó là linh mục nhạc sĩ Gioan Minh, vị tổng thư ký nhiệm kỳ 3, lúc linh mục nhạc sĩ Antôn Tiến Dũng làm chủ tịch Uỷ Ban Thánh Nhạc và Đức Giám Mục Giuse Phạm Văn Thiên là chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự, Thánh Nhạc và Mỹ Thuật Tôn Giáo Toàn Quốc (TNNN số 19, p 22) .

Ta hãy coi những tố chất đó là gì :

“- Tư duy chiến lược.
- Nhìn xa trông rộng.
- Óc tổ chức.
- Tính bác ái cao thượng nhân hoà.
- Sức mạnh và tài năng tập họp để hiệp nhất.
- Tài điều hành một guồng máy cỡ lớn.”


Linh mục Gioan Minh đã làm gì ?

Theo tác giả, thì ngài đã biết “thu hút, tập trung và dụng nhân” những người chuyên môn . Vì thời đó có những bậc đại tài như các linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng, Hoàng Kim, Đinh Quang Tịnh, Ngô Duy Linh, Bùi Văn Nho, những nhạc trưởng Thiên Quang, Trần Hữu Tín, những nhạc sĩ tài danh Hải Linh, và Hùng Lân, ... “tất cả đều tụ họp quanh ngài” .

Và tác giả nhấn mạnh: “Chừng ấy thôi đủ rồi cho một lãnh tụ.”

Chỉ có vậy thôi sao ? Ta không thấy tác giả đưa ra những bằng chứng cụ thể để nói rõ linh mục Gioan Minh có Tư duy chiến lược như thế nào? Biết nhìn xa trông rộng bao nhiêu ? Và nhất là khi ta thật sự muốn biết một người lãnh đạo đã vừa thông minh, thánh thiện, tài năng, khôn ngoan mà sao lại phải cần trí xảo và cơ mưu để “đi tới tiến lên trong trật tự và hiệp nhất” theo tinh thần tin mừng, "khuông mẫu" của Chúa Kitô ?

“Nói như thế chúng ta đã hình dung được chân dung người lãnh tụ .”


Thưa không, vì nhìn chân dung mà tác giả Nguyên Nguyên đề ra ở trên ta vẫn không biết được đó là một người bình thường hay là một dị nhân ảo tưởng trên trời rớt xuống như trong chuyện huyền thoại cổ tích ngày xưa ! Phải chi tác giả chưng dẫn cho ta những kinh nghiệm của tác giả, tiếp xúc, làm việc, hợp tác với linh mục Gioan Minh bằng xương bằng thịt trong lãnh vực Thánh nhạc. Chứ nếu chỉ nói xuông không, mà không có chứng minh, thì bất cứ ai cũng có thể lấy một nhân vật mà mình thích, rồi tạo điển tích, thêu dệt huyền thoại, đánh bóng, lăng xê, tung hô, bái phục, đội triều thiên cho là lãnh tụ. Thử hỏi việc làm như vậy có đúng là đang đi tìm về chân, thiện, mỹ hay không ?

Vì là thuộc thế hệ đàn em, sinh sau đẻ muộn, tôi không được biết nhiều về linh mục Gioan Minh, nhưng tôi cũng cố gắng tìm thêm tài liệu để học hỏi về ngài, người mà tác giả Nguyên Nguyên đã ca tụng là mẫu mực cho một người lãnh đạo nền thánh nhạc Việt Nam hơn một thế kỷ qua. Trong cuốn TNNN số 19, trong bài lịch sử Thánh Nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Ngọc Kôn cũng chỉ viết vắn tắt như sau :

“ Đặc biệt bắt đầu thành lập Uỷ ban Thánh nhạc Toàn quốc, và trong số những vị tổng thư ký đầu tiên của của Uỷ ban có một vị là lmns. Gioan Minh đã có sáng kiến tổ chức lần thứ nhất Đại hội Thánh nhạc VN tại hội trường Tabert Sài gòn ngày 21.11.1971., khiến phong trào sáng tác, xuất bản, hát thánh ca cùng với phong trào học thánh nhạc, thành lập ca đoàn trong các giáo xứ thay cho các Hội hát (chuyên hát Bình ca)…. bắt đầu dâng cao..” ( TNNN 19).


Chắc hẳn ngày Đại hội đó đã ghi sâu trong lòng tác giả nhiều kỷ niệm, để rồi giờ đây tác giả đã thở dài tiếc nuối như dân Do thái ngồi bên bờ sông Babylon khóc than cho một thời huy hoàng: “Và cho đến ngày nay chúng ta chỉ còn biết hoài tưởng về thời oanh liệt đã qua .”

À là ra thế ! Theo tác giả, người thủ lãnh dẫn đầu cho dòng văn hoá thánh nhạc trôi chảy về chân thiện mỹ là người giữ chức vụ Tổng thư ký Uỷ ban thánh nhạc toàn quốc. Không phải là Đức Giám Mục, không phải là linh mục chủ tịch, nhưng là vị Tổng thư ký, một vai trò lãnh đạo mà tác giả đang muốn nói tới.

Khi so sánh với thời đại huy hoàng đó, tác giả đã quả quyết:

“Từ đó đến nay nền Thánh Nhạc VN nhạt nhẽo, các vị giám mục chủ tịch Uỷ ban thánh nhạc toàn quốc tiếp theo không có lãnh tụ cho nên nếu muốn cũng không thể dọn món ngon ấy ra cho tiệc tùng . Do đâu ? Do lịch sử không có thực phẩm để nấu nướng, tuy rằng vẫn có nhiều tài năng và vẫn còn nhiều nhà bác học bác thức, nhưng đâu hễ giỏi, đâu hễ tài hay thánh thiện là trở thành lãnh tụ !”


Tức là những tài năng đóng góp cho nền Thánh Nhạc Việt Nam từ năm 1979 đến sau này của những linh mục mà nhạc sĩ Ngọc Kôn trong TNNN số 19 cũng đã kể tên như Đỗ Xuân Quế, Trần Phúc Nhân, Tiến Lộc, Xuân Thảo, Nguyễn Hữu, Nguyễn Hưng, Nam Hải, (giai Đoạn III) Linh mục nhạc sĩ Kim Long, Mi Trầm và Nguyễn Duy (giai đoạn IV), ... đều không được tác giả nhắc tới như là những người lãnh đạo cho nền thánh nhạc Việt Nam . Vì không ai có thể tổ chức được một Đại hội như buổi Đại hội ở Taberd năm nào . Vì như tác giả đã nói: “tuy rằng vẫn có nhiều tài năng và vẫn có nhiều nhà bác học bác thức, nhưng đâu hễ giỏi, đâu hễ tài hay thánh thiện là trở thành lãnh tụ!”

Tác giả đã không đồng ý hoàn toàn với sự bầu chọn (dân chủ) vì “bầu chọn chỉ có nghĩa là người được lòng số đông hơn hết .”

Tác giả cũng không đồng ‎ý với trường hợp cắt đặt, hay bề trên chỉ định vì “cắt đặt có tinh cách chủ quan thiên kiến .”

Chắc chắn tới đây các bạn cũng như tôi sẽ băn khoăn tự hỏi: “Vậy làm sao để mà một tập thể có được một người lãnh đạo ? Và cái vai trò Tổng thư ký Uỷ ban Thánh Nhạc có gì quan trọng mà tác giả đã đặt những cái điều kiện to lớn xa vời và không thực tế như thế ?”

Nhất là tác giả khẳng định luôn rằng: "lãnh tụ thánh nhạc" phải là người “cứ khuông mẫu Chúa Kitô mà theo. Khuôn mẫu đó là:

1) Mở một con đường mới có hệ thống.
2) Hiệp đoàn phổ quát mọi người đi theo con đường đó.
3) Hy sinh đến chết vì con đường lẫn đích đến.
4) Vũ khí thuyết phục là yêu thương và truyền rao chân lý.”


Như đoán trước được ý nghĩ của độc giả, tác giả Nguyên Nguyên đã tự đặt câu hỏi và trả lời luôn:

“Có người sẽ thắc mắc rằng lãnh tụ nằm ở đâu ? Trong giới nào ?

Xin giải đáp ngay. Lãnh tụ có thể nằm trong giới thẩm quyền thánh nhạc, nhưng nhiều khi không phải người trong giới đó, tuy không có quyền, không có chức, thậm chí còn ẩn danh .”


Và tác giả đã đưa ra ví dụ những nhân vật điển hình (để hù) như Chúa Giêsu, Mục Sư Martin Luther King, Mẹ Têrêsa, ông Mahatma Gandhi, hoặc người tù Nelson Mandela,... coi như là gương mẫu mà người lãnh đạo thánh nhạc cần phải theo.

Nói thật với bạn Nguyên Nguyên, nếu mà Việt Nam ta có được một người chỉ làm đủ một phần của bốn phần kể ra ở trên thôi, thì không những nước ta đã giàu, dân ta đã mạnh từ lâu, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã không còn phải đương đầu với những khó khăn hiện tại, chứ nhằm nhò gì đến chức vị Tổng Thư Ký thánh nhạc mà bạn đã quá đặt nặng như vậy.

Nhưng khi đọc tiếp tới tên những nhà có tư tưởng vô thần như Nietzsche, Jean-Paul Sartre, hoặc nhạc sĩ John Lennon của nhóm Beatles kiêu ngạo so sánh mình nổi tiếng hơn Chúa Giêsu mà tác giả đã gom lại đặt chung vào một "phạm trù lãnh đạo" với các nhà đạo đức như Mẹ Têrêsa thì tôi chỉ có thể kết luận là tác giả đã quá chủ quan, định kiến về vai trò người lãnh đạo. Không phải chỉ cần viết một vài sáo ngữ thật kêu, dịch một vài câu La tinh thật nổ, và nêu dăm ba tên tuổi trưng dẫn là đã có thể phê bình về "nghệ thuật chỉ huy". Càng không thể là việc làm của những người đang cộng tác trong vai trò hướng dẫn, cổ võ cho một phong trào mới, đang cần nhiều sự hưởng ứng từ mọi phía. Nếu mọi người đang cùng gặp khó khăn, ngụp lặn trong dòng sông Thánh nhạc thì hãy giúp nhau bơi lội về cùng một mục đích, chứ đừng tìm cách nhận chìm người khác để mà mình trổi vượt lên.

Tôi thấy tiếc cho một chủ đề rất có ý nghĩa và cao đẹp như thế mà lại có một bài viết thiếu thời giờ chuẩn bị, không có dữ kiện để chứng minh, tư tưởng lệch lạc, quá chủ quan và thiếu thực tế, nếu không muốn nói là quá khinh thường độc giả như vậy, làm bài viết chính thức. Câu hỏi đã đặt ra “Nên làm gì cho nền TNVN ?” cần phải được trả lời đứng đắn hơn. Thay vì chúng ta chỉ ngồi ôm một kỷ niệm đã xưa như trái đất, khóc Hận Đồ Bàn mà thương nhớ ngày Đại hội Taberd, hoặc mượn bài viết để gián tiếp đả kích một nhân vật nào đó mà ta không đồng tâm đồng ‎chí, hoặc không phục quyền. Hãy bắt tay hợp tác xây dựng một cái gì tốt đẹp hơn cho tương lai của nền Thánh Nhạc. Lịch sử là những gì trong quá khứ đã qua đi rồi. Ta không thể cứ ngồi gào thét mà bánh xe lịch sử sẽ quay ngược trở lại.

Hơn thế nữa, là những người cùng có đức tin Công Giáo, thiết tưởng vấn đề chúng ta cần trao đổi nơi đây, trong tập TNNN rất khả kính này là học hỏi nơi nhau sự kính phục, biết theo tinh thần hy sinh bác ái của Tin Mừng Phúc Âm mà cùng cộng tác làm việc với nhau theo qui luật của Giáo Hội và với bề trên đã được chỉ định; chứ không phải để cổ võ ganh đua, phân bì, bất mãn, giận cá chém thớt, trâu buộc ghét trâu ăn, hoặc mong muốn thành lập một trường phái xé lẻ riêng biệt.

Xin Ban Biên Tập TNNN cần tuyển chọn những bài viết đứng đắn, không thêu dệt để chỉ vì "dĩ văn tải đạo" mà đi quá xa thực tế . Hãy tuyển chọn những bài viết có lời nói và tư tưởng thích hợp với những sinh hoạt và chủ trương như TNNN đã trân trọng. Cần nhất là xin các bạn hãy cổ võ kêu gọi tinh thần đoàn kết, hợp tác của mọi người anh em cũng cùng là con Chúa .

Thật là mâu thuẫn khi chúng ta đang mong muốn cho dòng văn hoá được chảy về chân thiện mỹ hoặc nền thánh nhạc Việt Nam cần người hướng dẫn mà chính việc làm như bất phục tùng, chê bai những gì đã có nề nếp, nền móng, quy luật mà còn ngồi "gõ đũa, gõ mâm, gõ chén kêu inh ỏi lên" mà kêu gào "Ê bồi !, cho xin một ít lãnh tụ," thì thật chả có chân cũng chẳng phải là thiện, và hơn thế nữa nhìn không thấy thẩm mỹ chút nào.


Trần Trùng Trục
maitran2020 Posted - 08/21/07 : 12:27
Mai xin có một thắc mắc. Bài viết "Ca Trưởng, một cách nhìn mới" của tác giả Nguyễn Bách, trong NS TNNN 23, hình như thiếu nội dung từ phần III.4 trở đi (đến V.6) thì phải? Mai tìm trong NS TNNN 24, hy vọng được xem phần kế tiếp mà không thấy. Hay tại cày quá mà mắt Mai hoa lên rồi?

Mai

quote:
Originally posted by nam

Xin chia sẻ quý anh chị báo TNNN 2 số mới.

Download Attachment: THANH NHAC NGAY NAY so 23.pdf
481.89 KB

[...]


LouisLong Posted - 08/21/07 : 10:54


hmm...Cám ơn Bác TranTrungTruc nhắc đến bài viết này. Nhưng sau khi đọc xong nhà cháu vẫn còn chưa thực sự hiểu ý tác giả muốn nói chi !!!
Ngày câu đầu tiên trong bài:
quote:
"Ê bồi! Cho xin một ít lãnh tụ! Câu này nói trong nhà hàng lịch sử thánh nhạc VN, lịch sử dọn cho chúng ta các thức ăn nhưng quên không cho món lãnh tụ là món quyết định."

Không biết các bác nghĩ sao, chứ câu nói "Ê bồi! Cho xin một ít lãnh tụ!" quả thực hơi thiếu văn minh. Thiết nghĩ "khách" của "nhà hàng lịch sử thánh nhạc VN" không có ai có cái thái độ như thế đâu!
Xem ra người viết có vẻ không hài lòng lắm với vị "lãnh tụ" của thánh Nhạc Việt Nam chăng (??)
quote:
"Từ đó đến nay nền thánh nhạc VN nhạt nhẽo, các vị giám mục chủ tịch Ủy ban thánh nhạc toàn quốc tiếp theo không có lãnh tụ cho nên nếu muốn cũng không thể dọn món ngon ấy ra cho tiệc tùng."



... Các bác thấy thế nào ?
Vài hàng nhận xét

LouisLong



Trantrungtruc Posted - 08/20/07 : 07:21
Thành thật cám ơn bác NAM đã chia sẻ hai số báo rất hay về Thánh Nhạc .

Tiện đây, cũng xin các bạn đọc bài viết rất có ấn tượng là bài Cho Xin Một Ít Lãnh Tụ của tác giả Nguyên Nguyên viết trong phần chủ đề "Nên làm gì cho nền Thánh Nhạc Việt Nam ?" trong Thánh Nhạc Ngày Nay số 23, tháng 7, 2007.

Không biết là các bạn đã có dịp để đọc chưa vì sau hơn một tuần diễn đàn này bị hiện tượng "can not find server !" rất chi là khó chịu vì ... ta vẫn nhớ nó như nhớ người ... tình xa vậy. (Bắt chước kiểu nói của cha Đỗ Xuân Quế đấy !!!)

Trần Trùng Trục

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05