T O P I C R E V I E W |
tranthe |
Posted - 05/15/08 : 14:29 Kính Anh Chị Em Phụ Trách catruong.com,
Bấy lâu nay soạn nhạc cho những bài hát thấy mệt thật! Hết lễ này tới lễ kia, hết cả giờ để thâu nhạc . Mình chợt nghĩ chắc chắn các ACE khác cũng đã từng soạn như vậy, chẳng hạn kỳ rồi anh Trần Đại Phước cũng cho mình một bản. Một bài hát hay mà nhạc đệm không soạn kỹ càng thì y như một người con gái đẹp mà không trang điểm, cái đẹp bị giảm đi rất nhiều, đáng tiếc lắm . Phải chi catruong.com có mục này để ACE ai đã có công soạn bài nào rồi thì chia sẻ với người khác. Nếu được thì đề nghị mở một Topic và cho luôn password để ai muốn post thì cứ tự nhiên. Tất cả chỉ để sáng Danh Thiên Chúa mà thôi. Mong thay!
Thân mến Trần Thế
|
39 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
embevnlady |
Posted - 07/02/08 : 17:04 quote: Originally posted by thivu30
bác tridinh này. bác làm ơn cho tớ xin địa chỉ của "cái" anh ca trưởng Mỹ kia đi, đễ tớ hỏi thăm tý xíu.Tớ đi lễ Úc cũng nhiều, nhìn thấy ca đòan họ mà thấy .....phát........chán. Đi lễ chiều (tối) thứ Bẩy thì ca đoàn gồm mấy ông bà già hát "cò mồi" cho cộng đoàn hát theo. sáng Chúa Nhật thì có được mấy mạng. chiều Chúa Nhật cho giới trẻ thì...3 cây guitar cùng đánh đệm theo + 1 dàn trống gõ um xùm. trình độ thẩm âm của họ không phải ai cũng "khá " hơn chúng ta đâu ??xin lỗi....
Cho con tinh yeu Chua.
"" Their choir and members have the enthusiasm but lack the Talent.... hence they make more noise then make music.. ""
Thưa các anh chị Em thấy ca trưởng Mỹ nói trên " make more noise than make music" cũng khá đúng phần nào . Em đi lễ Mỹ thấy họ hẳn hoi, thứ tự , nghiêm trang , quy củ lắm . Tháng trước em có dịp đi lễ ỏ Orange County Garden Grove . Thánh lễ VN chiều thứ Bảy và em ngồi trước ca đoàn thì phải công nhận ca đoàn "make noise nhiều lắm" 1. lúc ca trưởng xướng câu Đáp Ca thì micro không bắt ... ca trưởng đang hát được nửa câu thì anh sound-engineer tới đưa cho micro hát và tự nhiên cả nhà thờ nghe anh hát ...... vài chữ cuối cùng . 2. có lúc ca viên không nhìn CT để rồi hát vào trước ca đoàn . 3. đang lúc ca đoàn hát dâng lễ thì anh sound-Engineer lại táy máy đi thay micro .....làm nghe lục cục cục ỏ loa . 4. bè nam hát sai bè (bài Xin Vâng) thì các anh trong bè lại nhìn nhau cười .... làm mất bè . Em xin đua ra thí dụ trên để thấy là những mistakes trên đều CÓ THỂ tránh được .... mà hầu như ca đoàn VN nào cũng vấp phải ... TẠi SAO ?
Em hiểu được phần phát biểu trên của anh ca trưởng Mỹ ... và chắc anh nói thật, nói thẳng, nói ngay để chúng ta rút tỉa kinh nghiệm .
Không biết các anh chị đi lễ VN có thấy ca đoàn VN bị tình trạng như trên không ? Embe
|
thivu30 |
Posted - 06/21/08 : 05:15 bác tridinh này. bác làm ơn cho tớ xin địa chỉ của "cái" anh ca trưởng Mỹ kia đi, đễ tớ hỏi thăm tý xíu.Tớ đi lễ Úc cũng nhiều, nhìn thấy ca đòan họ mà thấy .....phát........chán. Đi lễ chiều (tối) thứ Bẩy thì ca đoàn gồm mấy ông bà già hát "cò mồi" cho cộng đoàn hát theo. sáng Chúa Nhật thì có được mấy mạng. chiều Chúa Nhật cho giới trẻ thì...3 cây guitar cùng đánh đệm theo + 1 dàn trống gõ um xùm. trình độ thẩm âm của họ không phải ai cũng "khá " hơn chúng ta đâu ??xin lỗi....
Cho con tinh yeu Chua. |
Trantrungtruc |
Posted - 06/20/08 : 21:00 Originally posted by tridinh
quote:
Em có hỏi vài ca trưởng Mỹ, Mễ, Phi thì họ nói Cầu Nguyện chỉ mới có 50% . Ca đoàn cần phải có 50% Talent thì mới đủ 100% . Họ định nghĩa Talent là va viên có giọng hát, ca viên biết nhạc lý, ca viên biết nhìn note để xướng âm .
... but they do not take music class ... what gives ?? " Em nghe thấy áy náy lắm mà không biết trả lời làm sao ?? Xin các anh chị chỉ giáo Tri
Bác TriDinh ạ,
Nếu "hát hay là cầu nguyện hai lần", thì chỉ cần hát thôi là cũng đủ ... 100% rồi . Chúa đã bảo cầu nguyện là trên hết mọi thứ mà. Nếu đủ 100% rồi thì đâu cần gì khác phải không bác ?
Bác thử nói vậy bằng tiếng Anh xem họ nói lại làm sao nhé ?
À quên còn một yếu tố khác cũng quan trọng là "cái khó bó cái khôn" bác ạ ! Em cũng chịu không biết dịch sang tiếng Mỹ làm sao câu tục ngữ của Việt Nam này . Vì "khó" vừa có thể hiểu là tự học không được theo ý nghĩa "không mày đố thày dạy ai" ý quên "không thày đố mày làm nên"; và cũng vừa theo ý nghĩa không có tiền mua nhạc cụ để học, không có sách vở, không có bạn bè ở gần để học ké vài ngón tủ dạo đàn, và nhất là "bữa trưa chưa no đã lo bữa tối" thì lấy giờ đâu mà lo tập dợt đàn địch được . Ấy quality ngó vậy chứ cũng không có free đâu.
Lần trước bác có hỏi:
quote:
đàn sĩ phải có trình độ ..... tập dơt kỳ càng thì khi hát mới có Quality . Vậy , em xin hỏi khi đàn sỹ (trong đó có em) KHÔNG có trình độ thì phải làm sao ???
Câu hỏi của bác cũng giống như chuyện "con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở ra con gà" vậy á . Không có trình độ thì làm sao mà biết tập dợt . Không tập dợt thì làm sao có trình độ được .
Nếu không có cầu nguyện như bác Bách Việt nói để mà có thể "có trớn" thoát ra vòng lẩn quẩn thì chắc chúng ta chỉ biết ... ngồi ôm cây đàn thôi .
Trần Trùng Trục
[email protected] |
tridinh |
Posted - 06/20/08 : 19:05 quote: Originally posted by bachviet
quote: Originally posted by tridinh
Vậy , em xin hỏi khi đàn sỹ (trong đó có em) KHÔNG có trình độ thì phải làm sao ???
Hì hì...tưởng gì chớ, chuyện này thì dễ như xơi mì gói. Góp ý với bạn một trong những cách cách khá vẹn toàn. Ấy là CẦU NGUYỆN Nhưng cầu nguyện bằng cách nào? Mỗi người có gu cầu nguyện riêng. Người thì thích tới nhà thờ, người thì thích leo lên núi, người thì lội xuống biển, người thì lái xe ra freeway...để cầu nguyện. Tạm thời, chỉ điểm cho bạn một cách cầu nguyện đơn sơ mà hấp dẫn như sau: Bạn hãy hát nhẩm trong đầu (hay to tiếng cũng được) câu :"Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật, Chúa thật í a sang giàu, có gì mà dâng Chúa đâu..." (của ns. Phanxicô) một cách thật lòng, í a ấy là được rồi đấy. Bởi ...vì trước mặt Chúa thái sơn cũng mọn hèn, dòng sông cả mấy sâu có là mấy đâu, giữa đời tay không (ví như: tiếng đàn tay đơ) nhỏ bé, biết gì mà dâng tiến Ngài?.... Có lẽ đối với Chúa "quality" là sự cố gắng đầu tư công sức của chính bản thân để ca tụng Ngài, trong nửa nén bạc mà Ngài cho giữ giùm đấy.
Thật đấy bạn ạ, cái gì bí, thì cứ cầu nguyện là an tâm mà phó thác, sống Lời Chúa, là sống phó thác sau khi đã quơ quào hết sức lực.
Còn bạn muốn cho thánh lễ "xốt xắng", bớt chia trí ư? Trước hết hãy dọn lòng chính mình sốt sắng. Sự chia trí nó đến từ khắp mọi nơi, nhưng chính là đến tự bản thân ta trước. Người ta làm mình chia trí ư, nếu mình có chịu chia thì mới chia, bằng không thì chả chịu chia, ai làm chi được? Nào có mấy ai giữ hồn sốt sắng nguyên cả buổi Lễ? Chỉ cần giây phút nào trong thánh lễ đánh động tâm hồn bạn một cách thánh thiện thâm sâu, là bạn đã có đủ niềm vui tươi để sống nguyên tuần rồi đấy. Ví như đằng nầy nghe một người hát, trong đó nguyên bài họ hát chỉ được một câu xuất hồn, cũng đủ cho ta biết, kẻ ấy có con tim rung động tới mức nào; ngay cả ca sĩ thượng thừa, cũng sẽ có một câu hát kém trong nguyên bài hát.
Bạn đang thao thức đấy. Thao thức, trở trăn trong phụng vụ, ấy là điều tốt đẹp, cứ thức thao thức, nhưng cũng nên biết chấp nhận cái đang là, đang có với lòng bao dung, và thao thức để làm cho tốt hơn. Bạn may mắn đã là trong số "đàn sĩ KHÔNG có trình độ" như bạn nói, ấy cũng quý rồi. Còn hơn đằng này, chỉ có khả năng đánh đàn cho đám...ma khi emergency mà thôi. Thiệt tình, kể này đánh đàn, thì đám ma tăng thêm phần thê thiết, hì hì... Chúc bạn an tâm mà thao thức nhé.
quote: Originally posted by hoangmusic
Xin hỏi ý kiến các anh chị một tí , một bài đệm đàn biệt lập (đệm cho người hát), và một bài soạn cho độc tấu theo giai điệu , nên chọn cái nào nhỉ ? vì ngồi tập cái bài đệm đàn biệt lập một mình chán lắm thì phải . CTH
Anh Hoàng ạ, hỏi thế là đã tự trả lời rồi đó. Nhưng nếu anh có muốn nghe thêm í kiến than, thì nhà em sẽ nói đây, hì hì... Nếu ăn một tô mì mà không có gói bột nêm, hoặc chỉ nước sôi với bột nêm mà không có mì thì nếm ra sao nhỉ? Chắc là cũng xong, nhưng hơi buồn cười. Âý nhưng mà, nếu làm tô phở tàu bay hầm từ xương gà, nêm nếm tốt, nhưng mà không có người lái, thiếu thịt, thiếu bánh phở, chỉ có nước với vài cọng hành lêu bêu, thì chắc húp cũng đã chứ nhỉ, nhất là sau khi...nhậu, hì hì...
Ấy thế, suy ra ngồi đánh bài độc tấu (đầy đủ nước, cái), với bài nhạc đệm (cho người hát, mà không có ai đang hát - nghĩa là thiếu cái hoặc thiếu nước) thì biết ra ngay. Thế nhưng tô mì nó khác tô phở, nhạc sĩ soạn nhạc đệm tài hoa, thì ví như phở dù không người lái vẫn...ngon, hì hì...
Cuối tuần cho nhà em đùa chút nhá quý bác. Thôi em về ăn phở vợ nấu đây, chúc quý bác cuối tuần vui vẻ, đi lễ sốt sắng, hì hì...
Duc
Kính thưa các anh chị và anh Bach Việt
Em có hỏi vài ca trưởng Mỹ, Mễ, Phi thì họ nói Cầu Nguyện chỉ mới có 50% . Ca đoàn cần phải có 50% Talent thì mới đủ 100% . Họ định nghĩa Talent là va viên có giọng hát, ca viên biết nhạc lý, ca viên biết nhìn note để xướng âm .
Ca trưởng Mỹ còn nói thêm là " I know the Vietnamese love to sing ... but they need to have voice-training and know how to read note (sight singing). Their choir and members have the enthusiasm but lack the Talent.... hence they make more noise then make music.. and the end result is after a few years their choir goes down hill... the choir quality & enthusiasm goes down hill. It is so sad that the members been here in the USA for many years... but they do not take music class ... what gives ?? " Em nghe thấy áy náy lắm mà không biết trả lời làm sao ?? Xin các anh chị chỉ giáo Tri
|
bachviet |
Posted - 06/06/08 : 21:07 quote: Originally posted by tridinh
Vậy , em xin hỏi khi đàn sỹ (trong đó có em) KHÔNG có trình độ thì phải làm sao ???
Hì hì...tưởng gì chớ, chuyện này thì dễ như xơi mì gói. Góp ý với bạn một trong những cách cách khá vẹn toàn. Ấy là CẦU NGUYỆN Nhưng cầu nguyện bằng cách nào? Mỗi người có gu cầu nguyện riêng. Người thì thích tới nhà thờ, người thì thích leo lên núi, người thì lội xuống biển, người thì lái xe ra freeway...để cầu nguyện. Tạm thời, chỉ điểm cho bạn một cách cầu nguyện đơn sơ mà hấp dẫn như sau: Bạn hãy hát nhẩm trong đầu (hay to tiếng cũng được) câu :"Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật, Chúa thật í a sang giàu, có gì mà dâng Chúa đâu..." (của ns. Phanxicô) một cách thật lòng, í a ấy là được rồi đấy. Bởi ...vì trước mặt Chúa thái sơn cũng mọn hèn, dòng sông cả mấy sâu có là mấy đâu, giữa đời tay không (ví như: tiếng đàn tay đơ) nhỏ bé, biết gì mà dâng tiến Ngài?.... Có lẽ đối với Chúa "quality" là sự cố gắng đầu tư công sức của chính bản thân để ca tụng Ngài, trong nửa nén bạc mà Ngài cho giữ giùm đấy.
Thật đấy bạn ạ, cái gì bí, thì cứ cầu nguyện là an tâm mà phó thác, sống Lời Chúa, là sống phó thác sau khi đã quơ quào hết sức lực.
Còn bạn muốn cho thánh lễ "xốt xắng", bớt chia trí ư? Trước hết hãy dọn lòng chính mình sốt sắng. Sự chia trí nó đến từ khắp mọi nơi, nhưng chính là đến tự bản thân ta trước. Người ta làm mình chia trí ư, nếu mình có chịu chia thì mới chia, bằng không thì chả chịu chia, ai làm chi được? Nào có mấy ai giữ hồn sốt sắng nguyên cả buổi Lễ? Chỉ cần giây phút nào trong thánh lễ đánh động tâm hồn bạn một cách thánh thiện thâm sâu, là bạn đã có đủ niềm vui tươi để sống nguyên tuần rồi đấy. Ví như đằng nầy nghe một người hát, trong đó nguyên bài họ hát chỉ được một câu xuất hồn, cũng đủ cho ta biết, kẻ ấy có con tim rung động tới mức nào; ngay cả ca sĩ thượng thừa, cũng sẽ có một câu hát kém trong nguyên bài hát.
Bạn đang thao thức đấy. Thao thức, trở trăn trong phụng vụ, ấy là điều tốt đẹp, cứ thức thao thức, nhưng cũng nên biết chấp nhận cái đang là, đang có với lòng bao dung, và thao thức để làm cho tốt hơn. Bạn may mắn đã là trong số "đàn sĩ KHÔNG có trình độ" như bạn nói, ấy cũng quý rồi. Còn hơn đằng này, chỉ có khả năng đánh đàn cho đám...ma khi emergency mà thôi. Thiệt tình, kể này đánh đàn, thì đám ma tăng thêm phần thê thiết, hì hì... Chúc bạn an tâm mà thao thức nhé.
quote: Originally posted by hoangmusic
Xin hỏi ý kiến các anh chị một tí , một bài đệm đàn biệt lập (đệm cho người hát), và một bài soạn cho độc tấu theo giai điệu , nên chọn cái nào nhỉ ? vì ngồi tập cái bài đệm đàn biệt lập một mình chán lắm thì phải . CTH
Anh Hoàng ạ, hỏi thế là đã tự trả lời rồi đó. Nhưng nếu anh có muốn nghe thêm í kiến than, thì nhà em sẽ nói đây, hì hì... Nếu ăn một tô mì mà không có gói bột nêm, hoặc chỉ nước sôi với bột nêm mà không có mì thì nếm ra sao nhỉ? Chắc là cũng xong, nhưng hơi buồn cười. Âý nhưng mà, nếu làm tô phở tàu bay hầm từ xương gà, nêm nếm tốt, nhưng mà không có người lái, thiếu thịt, thiếu bánh phở, chỉ có nước với vài cọng hành lêu bêu, thì chắc húp cũng đã chứ nhỉ, nhất là sau khi...nhậu, hì hì...
Ấy thế, suy ra ngồi đánh bài độc tấu (đầy đủ nước, cái), với bài nhạc đệm (cho người hát, mà không có ai đang hát - nghĩa là thiếu cái hoặc thiếu nước) thì biết ra ngay. Thế nhưng tô mì nó khác tô phở, nhạc sĩ soạn nhạc đệm tài hoa, thì ví như phở dù không người lái vẫn...ngon, hì hì...
Cuối tuần cho nhà em đùa chút nhá quý bác. Thôi em về ăn phở vợ nấu đây, chúc quý bác cuối tuần vui vẻ, đi lễ sốt sắng, hì hì...
Duc |
hoangmusic |
Posted - 06/06/08 : 04:47 Xin hỏi ý kiến các anh chị một tí , một bài đệm đàn biệt lập (đệm cho người hát), và một bài soạn cho độc tấu theo giai điệu , nên chọn cái nào nhỉ ? vì ngồi tập cái bài đệm đàn biệt lập một mình chán lắm thì phải . CTH |
tridinh |
Posted - 06/05/08 : 22:20 Kính thưa các anh chị
Em đọc xong forum này , và thấy tóm lại là ai cũng mong muốn cho Thánh Lề xốt xắng hơn, cho ca đòan hát hay hơn, cho buổi Lễ bớt chia trí hơn ....
Vậy em xin đề nghị là chúng ta (anh chi em ca đoàn) phải có QUALITY . Nót theo tiếng Anh là Quality is free . Chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các bài hát trong Thánh Lễ , đàn sĩ phải có trình độ ..... tập dơt kỳ càng thì khi hát mới có Quality .
Vậy , em xin hỏi khi đàn sỹ (trong đó có em) KHÔNG có trình độ thì phải làm sao ???
quote: Originally posted by Trantrungtruc
1)
quote: Originally posted by embevnlady
Kính thưa các anh chi, TranThe, TienCao05
Em xin trả lời TranThe là khi ỏ nhà thờ VN không có đàn organ, thì vâng ... lúc đó hãy du`ng đàn guitar . Còn ngay xứ Hoa Kỳ này nhà thờ nào cũng có pipe-organ mà không thấy đàn sĩ tận dụng organ (nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ )!!
Theo em nghĩ một là các đàn sĩ VN không biết dùng đàn organ , và hai là thích piano vì piano có vẻ sang trọng .. cao quý . Em nghĩ nên ưu tiên cho pipe-organ vì tiếng đàn nghe nó hay lắm , nhà thờ lắm va trang nghiêm lắm . Cư coi lễ trọng bên Vatican thì thấy họ chỉ dùng đàn pip-organ hoặc hát accapella thôi .
Mong lắm thay .
2)
quote: Originally posted by ericnguyen
Còn vào ngày khác thì cây organ bị khóa lại .. Nghe toé lửa chưa? nhưng mà "nhập gia tùy xxxx" Sorry em không biết tùy cái gì, nhưng mà cũng đành pótay, vì mình dùng nhà của người ta mà.
Embevnlady nói đến ước mơ được nghe tiếng đàn pipe bên Mỹ, làm ta nhớ đến một câu tục ngữ rất phổ thông của họ là ... "pipe dream"
Trần Trùng Trục
[email protected]
|
Trantrungtruc |
Posted - 06/04/08 : 06:44 1)
quote: Originally posted by embevnlady
Kính thưa các anh chi, TranThe, TienCao05
Em xin trả lời TranThe là khi ỏ nhà thờ VN không có đàn organ, thì vâng ... lúc đó hãy du`ng đàn guitar . Còn ngay xứ Hoa Kỳ này nhà thờ nào cũng có pipe-organ mà không thấy đàn sĩ tận dụng organ (nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ )!!
Theo em nghĩ một là các đàn sĩ VN không biết dùng đàn organ , và hai là thích piano vì piano có vẻ sang trọng .. cao quý . Em nghĩ nên ưu tiên cho pipe-organ vì tiếng đàn nghe nó hay lắm , nhà thờ lắm va trang nghiêm lắm . Cư coi lễ trọng bên Vatican thì thấy họ chỉ dùng đàn pip-organ hoặc hát accapella thôi .
Mong lắm thay .
2)
quote: Originally posted by ericnguyen
Còn vào ngày khác thì cây organ bị khóa lại .. Nghe toé lửa chưa? nhưng mà "nhập gia tùy xxxx" Sorry em không biết tùy cái gì, nhưng mà cũng đành pótay, vì mình dùng nhà của người ta mà.
Embevnlady nói đến ước mơ được nghe tiếng đàn pipe bên Mỹ, làm ta nhớ đến một câu tục ngữ rất phổ thông của họ là ... "pipe dream"
Trần Trùng Trục
[email protected] |
ericnguyen |
Posted - 06/03/08 : 15:05 Thưa chị em bé vn lớn lên thành lady (embevnlady)... Không phải nhà thờ nào cũng có đàn Organ..Nhà thờ Mỹ ngay sau nhà em nè, họ đâu có organ, chỉ dùng piano, gita va flute thôi..Và cũng không phải đàn sĩ VN là không biết đệm organ đâu nhé... Chị đừng vội wơ đủa cả nắm nhé.. Ca đoàn bọn em có anh ta-ru đệm organ nghe "fê" lắm, nhưng mà American đàn sĩ đâu có cho bọn đầu đen đụng vào cây organ của họ đâu. Những lần hát chung với ca đoàn Mỹ, nói ca đoàn cho sang chứ chỉ có một đàn sĩ và một ca sĩ thôi. Họ cũng đâu có cho dùng. Chắc vì bọn chúng em là .."ca lẻ" nên bọn Mỹ không cho đụng cây đàn của họ, những lúc "thèm" hơi organ cho bầu không khí thêm phần "long trọng đại" thì anh đàn sĩ của chúng em chỉ biết đổi "hệ" trên cây electric piano thành church organ thôi..Còn vào ngày khác thì cây organ bị khóa lại .. Nghe toé lửa chưa? nhưng mà "nhập gia tùy xxxx" Sorry em không biết tùy cái gì, nhưng mà cũng đành pótay, vì mình dùng nhà của người ta mà.. |
DoniSJ |
Posted - 06/02/08 : 19:02 quote: Originally posted by hoangmusic
Anh DONISJ thân mến , rất mong muốn được anh chia sẻ một ít các Intro và khung hợp âm của một số bài thánh ca mà anh tâm đắc , cũng mong được anh chia sẻ những kinh nghiệm về cách soạn Intro cùng cách đặt hợp âm cho một bài nhạc , dù rằng có lẽ rất khó để diễn giải điều này nhưng mong anh tổng hợp được một cách chung nhất , vì có lẽ đây là điều mà nhiều người cũng đang quan tâm trong đó có tôi nữa - xin cám ơn anh nhiều - thân mến - CTH
Chào anh Hoang
Thật ra cũng chả có bài nào tâm đắt cả ...., Doni soạn ra phần intro để cho ca đoàn họ nghe: 1. Nắm được tempo để vào bài hát 2. Có chút tâm tình hơn khi bắt đầu bài hát
Nói chúng là để tạo điều kiện dể dàng hơn cho ca viên hát thôi, chứ không có gì mà tâm đắt hay có thể "tự đắt" ...
Có bài mình đánh trong bài nhạc cho dể, có bài intro từ bài nhạc nghe nhàm quá thì phải tự sáng tác cho mới la.
Tất cả các bài hát của ca đoàn Doni hát hàng tuần tại đây:
http://www.mautam.org/forum/viewforum.php?f=17&sid=8fa8005e077c97018e761492145e05f7
Hầu hết các bài này Doni có soạn ra introduction, nhưng cũng có bài không có vì đánh intro trong bài luôn nghe có vẽ hợp lý hơn thì không có introduction, anh có thể email riêng cho Doni tại [email protected], nếu anh muốn chúng ta tự trao đổi học hỏi nhau vì Doni cũng muốn xem intro của anh ra sao ...để mình học hỏi hay thay đổi cho lạ tai .
Thông thường khi soạn 1 bài introduction, Doni đánh đi đánh lại bài hát đó vài hay nhiều lần cho nó thấm vào người, rồi dựa vào ý nhạc trong bài nhạc đó sáng tác hay "mượn" những câu nhạc nghe quen quen trong bài đó, nhưng không giống bài đó để sáng tác introduction . Làm vậy khi đánh lên, ca viên nghe thoang thoáng được bài hát họ sắp hát, nhưng không lập lại y hệt những gì họ sẽ hát . Có điều Doni chú ý là khi mình đánh đặt hết tâm tình mình vào bài hát, ca viên cảm nhận được thì họ hát cũng rất tâm tình, đôi khi trời nóng hay người không được "mood" lắm, đánh ra thì ca viên họ cũng hát giống vậy, chắc bị lây ....
Thỉnh thoảng thì Doni cũng soạn intro nghe không giống gì trong bài nhạc, nhưng khi ráp vô thì nghe cũng "not bad" thì "chơi" luôn, tóm lại khó nói sao ra sao . Những lúc soạn introduction là lúc rảnh rang, hay muốn nghe hay hơn, còn những lúc không soạn gì cả, cứ đánh đại 1 đoạn trong bài hát thì ca đoàn cũng hát được bình thường, vấn đề ở đây là Doni muốn bài hát trau truốt hơn thì mới soạn ra introduction và thông thường Doni dùng introduction này làm Ending luôn, còn nếu siêng nữa thì soạn ending riêng, nhưng cũng tuỳ vì đâu biết lúc nào đàn nên ngừng cho nên tùy cơ ứng biến mà thôi .
Oh, nảy giờ nói nhiều quá, cho doni ví dụ 1 bài như bài này: http://www.dinh.dk/pdf/ledang.pdf
Doni soạn cái intro cho bài này đại khái như sau: http://www.mautam.org/ftp/pdf/ledang2Intro.pdf
Có 1 điều nên hiểu là mặc dù ghi intro ra như vậy, nhưng tuỳ vào người đánh nó mới ra cái ý bài đó nữa, cho nên để tránh việc đối với nguời này nghe hay thì không sao, đối với khác thì đại khái như " đâu gì hay ho đâu mà "khoe" ..." ....thì cũng hơi bị buồn tí, tóm lại làm cho Chúa , try your best ....ignore the rest thì ok ....., Chúc anh Hoang 1 ngày an lành .
God Bless You www.mautam.net |
embevnlady |
Posted - 06/02/08 : 16:46 Kính thưa các anh chi, TranThe, TienCao05
Em xin trả lời TranThe là khi ỏ nhà thờ VN không có đàn organ, thì vâng ... lúc đó hãy du`ng đàn guitar . Còn ngay xứ Hoa Kỳ này nhà thờ nào cũng có pipe-organ mà không thấy đàn sĩ tận dụng organ (nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ )!!
Theo em nghĩ một là các đàn sĩ VN không biết dùng đàn organ , và hai là thích piano vì piano có vẻ sang trọng .. cao quý . Em nghĩ nên ưu tiên cho pipe-organ vì tiếng đàn nghe nó hay lắm , nhà thờ lắm va trang nghiêm lắm . Cư coi lễ trọng bên Vatican thì thấy họ chỉ dùng đàn pip-organ hoặc hát accapella thôi . Mong lắm thay .
Riêng ca doàn tôi , chẳng anh nào biết đệm organ cả , ngay cả mấy em bé đang tập đàn phụ huynh cũng chỉ cho học piano , nhà thờ Mỹ thì họ biết đệm thông thạo cả 2 organ và piano ....Có dịp đi hát chung với họ , họ vừa đánh organ xong ( nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ ) , đến cadoàn VN nhảy vào đệm piano nghe khác hẳn ,không biết các cadoàn VN khác ra sao, thôi đành đứng nhìn cây organ ......
quote: Originally posted by tiencao05
quote: Originally posted by DoniSJ
Chào bác Thetran
Hồi lâu rồi, Doni có mở topic nhằm trao đổi phần intro / Ending của các bài thánh ca, nhưng chả thấy ai tham gia, lúc đó Doni mới nghĩ rằng, à thì ra đâu phải ai cũng đánh như kiểu của mình, biết đâu trình độ họ quá cao, nên họ không thèm quan tâm đến mấy vụ này, cho nên âm thầm Doni rút lui, tự soạn cho mình tất cả các nhạc đệm miễn sao cho ca đoàn hát hay hơn, nghe "phê" hơn là được rồi . Hôm nay lại thấy bác thetran có ý kiến này, có lẽ cũng hơi giống ý tưởng của Doni, nhưng lại thấy phải gởi qua Admin gì tùm lum ...thôi thì 'goodluck" bác thetran nhe, hồn ai nấy giữ ...., sau khi chết thì hậu thế tiếp tục mò mẫm những công việc chúng ta đang làm là điều tất yếu vì chả có ai quan tâm đến mấy chuyện này hay sợ bị phiền toái này nọ .....đó cũng chính vì lý do mà nền thánh ca VN chúng ta cứ bình bình vậy muôn thưở muôn đời ....
God Bless You www.mautam.net/forum
Xin chào tất cả ,
Ý kiến mọi người rất hay , ai cũng có lý cả dù đôi khi có vẻ đối nghịch nhau, nhưng tất cả đều muốn giúp các cađoàn hát hay hơn , và các ca trưởng đỡ mệt hơn , lại kẹt vì việc bản quyền nên không thể công khai post bài mình đã " len lén " soạn nên đành chỉ để dành đó hoặc chia xẻ nội bộ với ai thích .
Tôi không rành về đàn cho lắm nhưng thấy các nhà thờ Mỹ có vẻ hay hơn VN mình lắm : cả nhà thờ đều có sách thánh nhạc chung , chỉ riêng người đánh đàn thì họ có 1 sách riêng có soạn sẵn tất cả bản đệm đàn thường cho organ đi kèm ( có lẽ mắc hơn, nên thấy chỉ giới hạn ), và tất cả các nhà thờ trong khu vực đều dùng giống nhau .
Vậy tại sao quý vị nhạc sĩ VN , hoặc các nhóm in thánh nhạc VN không để ý vấn đề này . Đến nay rất hiếm nhạc sĩ VN soạn kèm 1 bản đệm đàn cho tác phẩm của mình ( trong đây chỉ có vài vị đã làm như anh Tiến Linh , CTH, TĐP, TT& KH , .... ). Copy lại ý kiến của anh HoàngMusic và thêm thắt chút : quý vị nhạc sĩ nào post bài từ nay xin gửi kèm thêm bản đệm đàn , nếu quý vị không có thì coi như bằng lòng cho anh em xa gần tự ý soạn thêm và post lại ( dĩ nhiên sẽ gửi trước cho quý vị coi ) ....không biết có được không ? Còn các bài anh em ưng ý và đã len lén soạn thì cứ gửi về tác giả để thỉnh ý trước rồi post sau, nếu không biết email thì nhờ admin dzậy .
1 việc nữa trong nhóm OCP khi họ bán nhạc cũng có 2 loại : 1 bản chỉ có các hợp âm ghi sẵn cho guitar cùng bài hát cho người hát , và 1 loại có bản đệm đàn cho organ/piano đi kèm ( chứng tỏ họ biết tuỳ thèo hoàn cảnh , đối tượng để giúp đỡ ) .
Riêng ca doàn tôi , chẳng anh nào biết đệm organ cả , ngay cả mấy em bé đang tập đàn phụ huynh cũng chỉ cho học piano , nhà thờ Mỹ thì họ biết đệm thông thạo cả 2 organ và piano ....Có dịp đi hát chung với họ , họ vừa đánh organ xong ( nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ ) , đến cadoàn VN nhảy vào đệm piano nghe khác hẳn ,không biết các cadoàn VN khác ra sao, thôi đành đứng nhìn cây organ ......
Thân .
|
dovyha |
Posted - 06/02/08 : 10:00 Anh Trần Thế mến,
Thiết nghĩ tôi nên viết rõ thêm một chút nữa để đề tài chúng ta đang bàn đến ở đây không đi lệch sang một bên:
1. Theo lời anh kể thì tôi chỉ mới hiểu rằng các tác giả như anh Thế Thông, anh Phanxicô, cha Tri Văn Vinh... đã gởi bài hát cho anh, đã cám ơn anh cho ca đoàn sử dụng bài hát của họ. Nhưng để cho các công việc tiếp theo của anh, như soạn bản đệm đàn, thêm vào một vài dạo khúc, phổ biến cho không trên catruong.com (hoặc giả sử nếu có thu lệ phí bằng một hình thức nào đó) có tính cách "hợp pháp", tôi vẫn cho sự xin phép là một việc cần thiết tối thiểu chúng ta nên làm và phải làm! Đó cũng là yêu cầu của Nhóm chủ trương catruong.com. Và cho dù đa số chúng ta vẫn tin rằng chẳng có nhạc sĩ Thánh ca Việt Nam nào lại đi đâm đơn kiện, sự dễ dãi này của họ vẫn chưa cho phép chúng ta quên đi cái gọi là lịch-sự-tối-thiểu.
2. Khi nêu lên sự kiện thời sự về các trung tâm Băng Nhạc ở trên, tôi nào có ý đề cập tới chuyện xưa rồi, Diễm là việc phát hành băng nhạc hoặc in ấn sách hát không trả nhuận bút hoặc không xin phép các tác giả đâu!?? Thực ra tôi muốn phụ hoạ thêm với sự đòi hỏi hoàn toàn hợp lý của Nhóm chủ trương về tính cách hợp pháp của việc phổ biến sản phẩm hoặc công lao của người khác, trong trường hợp này là việc phổ biến những bản đệm đàn do người-không-phải-tác-giả gởi đến cho Nhóm. Lấy thí dụ điển hình là những bản đệm đàn của nhạc sĩ Tiến Linh chẳng hạn (xin phép nhạc sĩ Tiến Linh). Nếu Nhóm chủ trương nhận được yêu cầu phổ biến các bản đệm đàn này từ một anh chị nào đó, thì việc Nhóm đòi hỏi một sự cho phép từ nhạc sĩ Tiến Linh hay nhạc sĩ Trần Đại Phước (người đại diện) là điều đương nhiên, phải không? Đó là chưa kể đến việc cần có sự chấp thuận của tác giả chính bài hát nữa.
3. Trở lại với đề nghị mở trang Bản Đệm Đàn của anh và công việc anh đang làm, tôi thấy việc thực hiện đâu còn xa nữa. Chỉ nói về trường hợp của anh thôi nhé: ít ra là anh đã từng liên lạc được một cách dễ dàng với 3 tác giả kể trên. Anh đã được phép sử dụng bài hát. Các vị ấy cũng có biết anh đã soạn bản đệm đàn cho ca đoàn anh sử dụng. Chỉ còn một điều anh cần làm là gởi bản đệm đàn về cho tác giả bài hát xin phép được phổ biến rộng rãi (cho không hoặc dưới hình thức nào đó với sự đồng thuận của đôi bên). Sự việc có đơn giản hay không đều tuỳ thuộc vào hai hoặc nhiều vị đồng tác giả.
4. Một điều tôi tin chắc: ngoại trừ những tác giả đã quá cố (mà chúng ta khó tìm ra người thừa kế) và một số ít oi những tác giả không biết ở đâu, phần đông các tác giả Thánh ca VN khác đều có thể liên lạc được, hoặc để xin phép sử dụng bài hát hay phổ biến các bản đệm đàn của họ. Điều quan trọng là chúng ta có đủ khắt khe với chính mình để đi vào khuôn phép hay không???
dovyha
|
tiencao05 |
Posted - 06/01/08 : 23:18 Hi các bác ,
Bác Thế Trần ơi , bác đã công khai và xin tác giả thì đâu còn là " len lén " nữa ehe...ehe .... Đùa với bác tí cho bớt căng thẳng . Tuy vậy cũng thành thật xin lỗi tất cả và bác Thế Trần , mình xin rút lại chữ " len lén " nha , đã vô tình làm các bác buồn , tuy rằng ý mình chỉ muốn giỡn tí chung chung cho dzui thôi , có lẽ dùng chữ " bỏ công sức âm thầm soạn " thì hợp hơn chăng ? Sorry các bác again .
À quên, tất cả ý kiến mình ghi trên, đúng như anh Thế Trần đã nói , rất khó cho các nhạc sĩ sáng tác và các nghệ sĩ đệm đàn nhà thờ chúng mình , ( bên Mỹ này các nhà thờ Mỹ cũng phải trả tiền cho các ca trưởng , nhạc sĩ, nhạc trưởng Mỹ như bên nước Đức bác TT vậy, nên họ rất chuyên nghiệp ) ....Nhưng nếu chúng ta muốn có 1 nền thánh nhạc VN khởi sắc hơn thì cũng nên suy nghĩ và đầu tư 1 cách nghiêm chỉnh , chuyên nghiệp dần chăng ," chứ cứ mạnh ai nấy phang " thì chắc phải đợi tới thế hệ cháu... chắt mình rồi....Ngay bây giờ thì chắc chưa được , nhưng biết đâu vài năm nữa mình cũng sẽ đạt tới hoặc khá hơn họ nữa . Mình thấy các nhạc sĩ VN nhiều người soạn bản đệm đàn rất giỏi đó . Không biết bác Thế Trần đã mua được Bộ sách " Trang Đệm đàn " bao gồm 7 tập của anh Tiến Linh do anh Trần Đại Phước phát hành giùm chưa , khoảng 150 bài rất công phu , và có nhiều điều cần để ý . Thí dụ : bài LỜI CHÂN THÀNH của cha Kim Long ngoài 1 kiểu viết hoà âm cho Hợp xướng không nhạc đệm ( A cappella ) là 6 kiểu viết hoà âm cho bản đệm đàn ( 3 kiểu thông thường , 3 kiểu biệt lập ) và 2 kiểu dành cho Orgue độc tấu ( gồm 1 bài luân khúc và 1 bài tẩu pháp ) với các bài phân tích bản đàn đi kèm dựa trên nhạc đề của LM Kim Long . Tuỳ trình độ mà lựa chọn Bdđ. Hoặc bác TT còn nhớ bài " Noel đêm thần thánh " của anh Thế Thông mà cađoàn bác và tớ đã hát vừa qua không , bản đệm đàn và hoà âm quá tuyệt , nếu để cho mình tự mày mò lấy thì chắc làm hỏng bét bài này rồi . Và còn nhiều bậc thầy khác mà mình chưa biết , nên mình nghĩ nhân tài VN có lẽ còn ẩn dật đâu đó thôi, chỉ đợi các nhà lãnh đạo Thánh nhạc VN kêu gọi hoặc quy tụ họ lại là nền thánh nhạc VN không thua sút gì ai đâu .
Có những điều mình phải học hỏi ngay, trước mắt như vấn đề bản quyền , các anh chị đã góp ý khá nhiều , mình cũng đã bắt đầu có ý thức kha khá tốt rồi đấy tuy thực tế thì ....hãy đợi !!!
Thân .
|
tranthe |
Posted - 06/01/08 : 13:56 quote: Originally posted by tiencao05 Tôi không rành về đàn cho lắm nhưng thấy các nhà thờ Mỹ có vẻ hay hơn VN mình lắm : cả nhà thờ đều có sách thánh nhạc chung , chỉ riêng người đánh đàn thì họ có 1 sách riêng có soạn sẵn tất cả bản đệm đàn thường cho organ đi kèm ( có lẽ mắc hơn, nên thấy chỉ giới hạn ), và tất cả các nhà thờ trong khu vực đều dùng giống nhau .
Bac TienCao thân mến, Soạn thành một cuốn sách hẳn hoi cho người đệm đàn đòi hỏi nhiều công phu, và phải có chất lượng cao. Như thế cũng khó cho các tay đàn VN mình lắm, hầu hết các đàn sĩ VN mình chỉ là dân nghiệp dư, làm sao mà ai cũng có thể đàn theo sách do các nhạc sỹ soạn được! Họ chỉ vì có cái lòng, í quên có tâm hồn và con tim (theo bác 3T ) mà giúp cho giáo xứ thôi, không có thù lao chi cả. Trong khi những tay đàn organ cho nhà thờ như ở germany này phải học ở trường ốc đàng hoàng, ngược lại họ nhận được tiền thù lao.
quote: Originally posted by tiencao05 Vậy tại sao quý vị nhạc sĩ VN , hoặc các nhóm in thánh nhạc VN không để ý vấn đề này . Đến nay rất hiếm nhạc sĩ VN soạn kèm 1 bản đệm đàn cho tác phẩm của mình ( trong đây chỉ có vài vị đã làm như anh Tiến Linh , CTH, TĐP, TT& KH , .... ). Copy lại ý kiến của anh HoàngMusic và thêm thắt chút : quý vị nhạc sĩ nào post bài từ nay xin gửi kèm thêm bản đệm đàn , nếu quý vị không có thì coi như bằng lòng cho anh em xa gần tự ý soạn thêm và post lại ( dĩ nhiên sẽ gửi trước cho quý vị coi ) ....không biết có được không ? Còn các bài anh em ưng ý và đã len lén soạn thì cứ gửi về tác giả để thỉnh ý trước rồi post sau, nếu không biết email thì nhờ admin dzậy . ......
Thân .
Cũng khó lắm anh TienCao ơi! Đâu phải nhạc sỹ thánh ca nào cũng biết soạn đệm đàn đâu! Theo thiển ý của mình, thôi thì Chúa biết cho lòng (lại lòng nữa! ) của người đệm đàn, mạnh ai nấy phang, bài hát hay mà chơi nghe dở thì cũng đành chịu, hên lắm mới có khi hay, hoặc quen ai có soạn sẵn hay, thì xin xử dụng ké.
quote: Originally posted by tiencao05 Còn các bài anh em ưng ý và đã len lén soạn thì cứ gửi về tác giả để thỉnh ý trước rồi post sau, nếu không biết email thì nhờ admin dzậy .
Mình không đồng ý chữ “len lén soạn”. Mình soạn công khai hẳn hòi, mình vẫn xin nhạc bản Encore của anh Thế Thông, Phanxicô, cha Tri Văn Vinh để dễ dàng soạn thêm cho đàn. tất cả đều vui vẻ cho và còn cám ơn mình đã cho ca đoàn hát! Mình chuẩn bị bài hát một cách chu đáo để hát thờ phượng Chúa, hoàn toàn vô vị lợi, thì thử hỏi nhạc sỹ thánh nhạc nào lại phản đối? Chỉ trách là các Trung Tâm Băng nhạc lợi dụng thâu băng để bán mà không hề xin phép tác giả, và cũng chẳng có tiền nhuận bút, thì gặp khó khăn là cái chắc như anh DoVyHa đã nói ở trên. Có Bác nào nghe nói có nhạc sỹ thánh nhạc nào kiện vì đem nhạc của họ với những phần đệm đàn tự soạn ra hát trong nhà thờ, mà không xin phép họ không?
Phần kết:
"Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Mến chúc các Bác trong phố một tuần lễ vui vẻ và nhiều thành công, thân mến, Trần Thế
|
tiencao05 |
Posted - 05/31/08 : 12:08 quote: Originally posted by DoniSJ
Chào bác Thetran
Hồi lâu rồi, Doni có mở topic nhằm trao đổi phần intro / Ending của các bài thánh ca, nhưng chả thấy ai tham gia, lúc đó Doni mới nghĩ rằng, à thì ra đâu phải ai cũng đánh như kiểu của mình, biết đâu trình độ họ quá cao, nên họ không thèm quan tâm đến mấy vụ này, cho nên âm thầm Doni rút lui, tự soạn cho mình tất cả các nhạc đệm miễn sao cho ca đoàn hát hay hơn, nghe "phê" hơn là được rồi . Hôm nay lại thấy bác thetran có ý kiến này, có lẽ cũng hơi giống ý tưởng của Doni, nhưng lại thấy phải gởi qua Admin gì tùm lum ...thôi thì 'goodluck" bác thetran nhe, hồn ai nấy giữ ...., sau khi chết thì hậu thế tiếp tục mò mẫm những công việc chúng ta đang làm là điều tất yếu vì chả có ai quan tâm đến mấy chuyện này hay sợ bị phiền toái này nọ .....đó cũng chính vì lý do mà nền thánh ca VN chúng ta cứ bình bình vậy muôn thưở muôn đời ....
God Bless You www.mautam.net/forum
Xin chào tất cả ,
Ý kiến mọi người rất hay , ai cũng có lý cả dù đôi khi có vẻ đối nghịch nhau, nhưng tất cả đều muốn giúp các cađoàn hát hay hơn , và các ca trưởng đỡ mệt hơn , lại kẹt vì việc bản quyền nên không thể công khai post bài mình đã " len lén " soạn nên đành chỉ để dành đó hoặc chia xẻ nội bộ với ai thích .
Tôi không rành về đàn cho lắm nhưng thấy các nhà thờ Mỹ có vẻ hay hơn VN mình lắm : cả nhà thờ đều có sách thánh nhạc chung , chỉ riêng người đánh đàn thì họ có 1 sách riêng có soạn sẵn tất cả bản đệm đàn thường cho organ đi kèm ( có lẽ mắc hơn, nên thấy chỉ giới hạn ), và tất cả các nhà thờ trong khu vực đều dùng giống nhau .
Vậy tại sao quý vị nhạc sĩ VN , hoặc các nhóm in thánh nhạc VN không để ý vấn đề này . Đến nay rất hiếm nhạc sĩ VN soạn kèm 1 bản đệm đàn cho tác phẩm của mình ( trong đây chỉ có vài vị đã làm như anh Tiến Linh , CTH, TĐP, TT& KH , .... ). Copy lại ý kiến của anh HoàngMusic và thêm thắt chút : quý vị nhạc sĩ nào post bài từ nay xin gửi kèm thêm bản đệm đàn , nếu quý vị không có thì coi như bằng lòng cho anh em xa gần tự ý soạn thêm và post lại ( dĩ nhiên sẽ gửi trước cho quý vị coi ) ....không biết có được không ? Còn các bài anh em ưng ý và đã len lén soạn thì cứ gửi về tác giả để thỉnh ý trước rồi post sau, nếu không biết email thì nhờ admin dzậy .
1 việc nữa trong nhóm OCP khi họ bán nhạc cũng có 2 loại : 1 bản chỉ có các hợp âm ghi sẵn cho guitar cùng bài hát cho người hát , và 1 loại có bản đệm đàn cho organ/piano đi kèm ( chứng tỏ họ biết tuỳ thèo hoàn cảnh , đối tượng để giúp đỡ ) .
Riêng ca doàn tôi , chẳng anh nào biết đệm organ cả , ngay cả mấy em bé đang tập đàn phụ huynh cũng chỉ cho học piano , nhà thờ Mỹ thì họ biết đệm thông thạo cả 2 organ và piano ....Có dịp đi hát chung với họ , họ vừa đánh organ xong ( nghe âm thanh trang trọng , lồng lộng vang vọng cả nhà thờ ) , đến cadoàn VN nhảy vào đệm piano nghe khác hẳn ,không biết các cadoàn VN khác ra sao, thôi đành đứng nhìn cây organ ......
Thân .
|
hoangmusic |
Posted - 05/31/08 : 09:07 Anh DONISJ thân mến , rất mong muốn được anh chia sẻ một ít các Intro và khung hợp âm của một số bài thánh ca mà anh tâm đắc , cũng mong được anh chia sẻ những kinh nghiệm về cách soạn Intro cùng cách đặt hợp âm cho một bài nhạc , dù rằng có lẽ rất khó để diễn giải điều này nhưng mong anh tổng hợp được một cách chung nhất , vì có lẽ đây là điều mà nhiều người cũng đang quan tâm trong đó có tôi nữa - xin cám ơn anh nhiều - thân mến - CTH |
Trantrungtruc |
Posted - 05/29/08 : 21:30 quote: Originally posted by tridinh
Xin cho em co ý kiến .
Âm nhạc (đàn hát) là 1 nghệ thuật (art) . Mà nghệ thuật thì phải hay, phải đẹp thì mới gọi là nghệ thuât .... đúng không ? Lý do là chỉ có con người (giáo dân đi dự lễ) họ mới khen chê, chứ đâu có Thiên Chúa (cả 1 , 2, hoặc 3 ngôi) nào hiện ra mà khen chê !!
Ca đoàn đàn hát thì ngay trứớc ca đoàn là toàn giáo dân ... đúng không ?
Nếu chỉ "phục vụ vì sáng danh Chúa" thì em thấy thật là tội nghiệp cho đại đa số giáo dân, rồi tới quý Cha, Sơ khi nghe ca đoàn đàn hát .
Vì vậy phải có trình độ , đàn hay, hát hay ... thì ca đoàn mới là hay .... chứ đàn / hát dỏ quá thì bị chê là phải .
Tri
Bạn TriDinh mến,
1) Hình như bạn hiểu hơi khác Đặc Tính Cộng Đồng của Thánh Nhạc và vai trò của ca đoàn trong Phụng Vụ rồi ?
Trước hết Phụng Vụ hay Thánh Lễ không phải là một show trình diễn, có linh mục, ca đoàn là diễn viên và “đại đa số giáo dân, rồi tới quý Cha, Sơ nghe ca đoàn đàn hát” là khán giả . Nếu bạn cho mục đích của Thánh Lễ chỉ có vậy, thì đi xem Tuấn Vũ, Phi Nhung hát, hoặc nghe Chí Tài, Hoài Linh diễn kịch có lẽ cho bạn những giây phút thoải mái hơn nhiều.
Đồng ý âm nhạc là một nghệ thuật ! Cũng đồng ý ca đoàn nhà thờ Chánh Toà ở thành phố phải hát hay hơn ca đoàn của mấy cụ già ở miệt Cầu Đá xa xôi, tận miền quê Việt Nam nghèo nàn . Phải chăng Thánh Lễ ở xóm đạo nghèo hèn không có một người hát vững nhịp đó, không có giá trị trước mặt Thiên Chúa bằng Thánh Lễ của một cha sở ở thủ đô vừa dâng lễ vừa đánh nhịp cho ca đoàn hát rầm rộ ?
Mời bạn đọc lại đoạn Thánh Kinh ngắn về đồng tiền của bà goá .
“Người cũng thấy một bà goá túng thiếu kia bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm. Người liền nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết. Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ, mà bỏ vào dâng cúng; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.” (Lc 21:2-4 )
Có rất nhiều xứ đạo, cha sở và Hội Đồng Giáo Xứ vẫn kêu gọi những người có khả năng tham gia đóng góp vào ca đoàn để cùng góp tiếng hát và lời ca trong Thánh Lễ . Nếu bạn là người của cộng đoàn đó, thì chắc bạn thừa biết năm này qua năm khác, lúc nào cũng chỉ có từng đó người tình nguyện tham gia vào ca đoàn . Và lúc nào cũng có những người nếu có đóng góp tài chánh cho xứ đạo thì cũng không bằng một phần mười so với giá trị đồng tiền của bà goá, nhưng những lời phê bình và đòi hỏi của họ thì còn dài hơn danh sách của những thầy thu thuế .
Bạn TriDinh,
Nếu bạn thấy ca đoàn và những ca viên trong xứ đạo hát thấy “thật là tội nghiệp” thì bạn có thể tham gia đóng góp những khả năng của bạn, để ca đoàn được thêm một tiếng hát góp chung với cộng đoàn . Không cần phải hát hay, đàn giỏi vì đây không phải là trình diễn.
Hát Thánh Ca để thu băng, ra CD hay DVD để bán, thì khác hẳn với hát Thánh Ca trong Thánh Lễ vì khi hát trong CD, đối tượng lúc đó không phải là để ca tụng Chúa nữa, nhưng là các diễn viên hát để đem nguồn cảm hứng cho người nghe . Nếu bạn đã trả tiền thì bạn có quyền đòi hỏi giá trị nghệ thuật tương đương với món tiền bạn đã trả .
Thánh Ca trong Phụng Vụ là để mọi người khi tham dự Thánh Lễ, từ vị chủ tế, các sơ và toàn thể cộng đoàn cùng hát lên bài ca ca tụng Chúa . Lúc đó không còn là Do Thái hay Hy Lạp nữa, không còn là người miền Nam, miền Bắc, Ba Làng hay Phước Tỉnh nữa, không còn là tay đệm đàn chuyên nghiệp 30 năm hay "ca trưởng giỏi" đã từng đánh nhịp cho mấy ngàn người nữa, nhưng là tất cả đều cùng là con cái Chúa, quây quần cùng dâng lời ca tán tụng Ngài . Cũng không còn có người đứng khoanh tay dòm ca đoàn mà khen có người mặc đồ đẹp, chê người cắt tóc ngắn nữa, mà tất cả cộng đoàn cùng hướng về Thiên Chúa là Đầng Duy Nhất để chúng ta ca ngợi .
Tôi còn nhớ mấy lần tham dự buổi trình diễn đàn piano của đứa cháu. Có nhiều em bé lên đánh những bài hát như Oh Mc Donald has a farm hoặc Kìa con bướm vàng . Các em đánh xong với niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn, vì em đã chứng tỏ sự cố gắng và thành công của mình với cha mẹ và thầy giáo . Mấy em đâu có care khán giả khác là ai đâu mà phải tội nghiệp cho họ . Các em chỉ muốn thầy giáo và cha mẹ là người các em thương mến nhất, vui, hài lòng là các em mừng rồi .
Cũng vậy, trong Thánh Lễ, ca đoàn hát là để dâng lời ca lên cho Thiên Chúa . Chúa biết họ đã cố gắng, đã hy sinh thời giờ riêng để tập hát vì Ngài . Chúa biết họ muốn đáp trả tình yêu và ơn mà Thiên Chúa đã ban cho cuộc đời họ . Chúa biết xứ đạo nghèo không đủ tiền lợp mái lại cho khỏi mưa, huống chi là mua được cây đàn điện cho một người đánh . Chúa biết anh ca trưởng vừa thất nghiệp, mỗi lần hát lễ là anh phải lái xe mấy chục dặm đón từng em thì mới có đủ dăm bẩy người đến hát trong Thánh Lễ. Chúa biết cả cộng đoàn chỉ chiều chủ nhật mới có một Thánh Lễ bằng tiếng Việt, cha chủ tế phải làm lễ vội vàng và thông báo đủ mọi thứ để cộng đoàn có thể đoàn kết và chung sống .
Chúa cũng biết có một xứ đạo chỉ có một anh ca trưởng kiên trì làm việc năm này qua năm khác, nhưng cũng có khoảng 10 người cũng kiên trì luôn phê bình chê bai đủ mọi thứ . Chắc anh TriDinh cũng đồng ý với mình, là thà ca đoàn có được những người ít tài nhưng luôn có tinh thần chung cố gắng làm việc, hơn là cứ bị người có tài không chịu làm việc nhưng luôn thích phê bình .
Nếu bạn nghĩ là ca đoàn hát là để cho bạn nghe, là bạn đã dành lấy cho bạn công lao và sự hy sinh đóng góp của người khác dâng lên cho Thiên Chúa rồi đó .
Cứ tưởng tượng đồng tiền bà goá bị người khác lấy mất .
2) Một đặc tính có lẽ quan trọng hơn của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ là yếu tố Thánh Thiện của Phụng Vụ . Thánh Ca có nghĩa là từ lời ca, tiếng hát điệu nhạc phải thánh thiện để xứng đáng dâng lên Thiên Chúa . Hai yếu tố Thánh Thiện và Cộng Đồng này thường phải đi xong xong với nhau . Bởi thế mới cần có sự ý thức, học hỏi và cố gắng của mọi người .
Chúng ta vẫn thường nghe về một lời trích của thánh Augustino là: ” Hát hay là cầu nguyện hai lần .” Trong tiếng Việt Nam vì không dịch hết chủ từ nên ta thường bị hiểu lộn chữ “hay” là lời phê bình của người nghe cho người hát . Đúng ra tiếng La Tinh có nguyên ngữ là: “Qui bene cantat, bis orat” He who sings well, prays twice . ( Ai hát hay, người đó cầu nguyện hai lần .)
Theo mấy người tò mò lịch sử thì nguyên ngữ tiếng La Tinh của thánh Augustino cũng không có câu nào ngài nói nguyên văn như vậy cả. Ngài chỉ viết, "cantare amantis est... “ (Singing belongs to one who loves) (s. 336, 1 – PL 38, 1472). Có lẽ đây chính là nguồn gốc cho chữ “qui bene cantat bis orat.” chăng ?
Thế nào mới gọi là “hay” ?
Chữ trạng từ “bene” trong tiếng Latinh và chữ ”well” trong tiếng Anh diễn tả trạng thái hoàn bị của người hát, tức là người đó đã cố gắng hết mình . Thật vậy, thánh Augustino cũng đã cắt nghĩa rõ ràng trong câu văn ngài viết bằng tiếng La Tinh sau đây: Qui enim cantat laudem, non solum laudat, sed etiam hilariter laudat; qui cantat laudem, non solum cantat, sed et amat eum quem cantat. In laude confitentis est praedicatio, in cantico amantis affectio... (Cf. Sanctus Augustinus, Enarratio in Psalmum 72, 1: CCL 39, 986 (PL 36, 914).
For he who sings praise, does not only praise, but also praises joyfully; he who sings praise, not only sings, but also loves Him whom he is singing about/to/for. There is a praise-filled public proclamation (praedicatio) in the praise of someone who is confessing/acknowledging (God), in the song of the lover (there is) love.
Xin tạm dịch là:
Vì cho người hát lời tán dương, không phải chỉ có ca tụng không thôi, nhưng còn ca tụng cách vui mừng ; người hát lời tán dương không phải chỉ có hát không mà thôi, nhưng còn yêu mến Đấng mà họ hát đến nữa . Trong chính lời tuyên bố công khai đầy sự tán dương thuần phục Thiên Chúa đó có tình yêu của người đang yêu .
3) Như vậy phải chăng những người không hát hay, là họ không có cầu nguyện ?
Thưa, đó chính là ý nghĩa mà Thánh Augustinô muốn nhấn mạnh . Nếu hiểu cái hay đây chính là sự cố gắng hết mình của người hát, vì đó là tình yêu, là sự diễn tả của người đang được yêu cho người yêu, thì việc hát đó, có giá trị hơn lời cầu nguyện bình thường. Một người "ngọng" hát hay khi anh ta hát với hết tình yêu của mình dâng lên Thiên Chúa . Cái hay của anh ta, nếu xét theo tiêu chuẩn của người phàm, thì dĩ nhiên không thể nào so sánh với giọng ca trầm ấm của nhạc sĩ Thế Thông, của Gia Ân hay Tấn Đạt được; nhưng đối với Thiên Chúa đó chính là "cantare amantis est... “ (Singing belongs to one who loves)
Khi ta không cố gắng hết mình, tức là ta đã không muốn hát hay, vì như vậy ta đã có thể không muốn diễn tả hết tình yêu của mình lên Thiên Chúa . Điều đó cũng có thể hiểu là một khi chúng ta thấy có khả năng biết đàn, biết hát mà chúng ta không cố gắng hết mình (do well), bằng cách tham gia ca đoàn hay ca hát trong nhà thờ, thì chúng ta đã không cầu nguyện ... hai lần, không yêu Chúa trọn vẹn, “hết linh hồn hết trí khôn .” Biết hát mà không hát, chắc sẽ nặng tội hơn người không biết hát mà muốn cố gắng hát ... “hay” . Chẳng ai bắt người không muốn hát, phải hát bao giờ . Vì nếu đã là miễn cưỡng và ép buộc thì không còn là yêu nữa .
Nói như thế không có nghĩa là những người không bao giờ hát, hay không thể hát là không biết cầu nguyện . Ca hát chỉ là một hình thức để con người liên kết mật thiết với Thiên Chúa . Bởi thế Giáo Hội vẫn luôn khuyến khích và đề cao giá trị của việc tham gia ca hát tích cực trong mọi nghi thức Phụng Vụ, đặc biệt là Thánh Lễ .
Nếu ca trưởng và ca đoàn luôn chu toàn bổn phận và sống đúng với những gì mình đoan kết với Chúa hết mình thì chắc chắn họ đã hát hay rồi .
Đừng vội cho việc ca đoàn hát trong nhà thờ là họ muốn chứng tỏ cái hay đó cho người phàm và "nhận vơ" là họ muốn show off với mình. Vì lúc đó sự ca hát hay, hết mình và hết khả năng đó chính là tình yêu và thái độ cao quý mà họ muốn đáp trả lại cho Thiên Chúa vì muôn hồng ân Ngài đã ban.
"Cantare amantis est... “ (Singing belongs to one who loves) là vậy !
Trần Trùng Trục |
tranthe |
Posted - 05/29/08 : 15:56 quote: Originally posted by tridinh
Xin cho em co ý kiến .
Âm nhạc (đàn hát) là 1 nghệ thuật (art) . Mà nghệ thuật thì phải hay, phải đẹp thì mới gọi là nghệ thuât .... đúng không ? Lý do là chỉ có con người (giáo dân đi dự lễ) họ mới khen chê, chứ đâu có Thiên Chúa (cả 1 , 2, hoặc 3 ngôi) nào hiện ra mà khen chê !!
Ca đoàn đàn hát thì ngay trứớc ca đoàn là toàn giáo dân ... đúng không ?
Nếu chỉ "phục vụ vì sáng danh Chúa" thì em thấy thật là tội nghiệp cho đại đa số giáo dân, rồi tới quý Cha, Sơ khi nghe ca đoàn đàn hát .
Vì vậy phải có trình độ , đàn hay, hát hay ... thì ca đoàn mới là hay .... chứ đàn / hát dỏ quá thì bị chê là phải .
Tri
Nếu mà ai cũng làm theo như TriDinh nghĩ thì chẳng có nhà thờ nào có nhạc nữa, và các ca đoàn thì giải tán hết, vì có ai dám nhận mình hát hay, đàn hay đâu! (đức khiêm nhường) Thế là thánh nhạc sẽ từ từ tàn lụi theo thời gian
Thân mến, Trần Thế
|
hoangmusic |
Posted - 05/29/08 : 05:19 Xin chia sẻ tí ti suy nghĩ
Không phải một bài thánh ca nào cũng có thể được nghe bởi một ca sĩ hoặc một ca đoàn nào đó hát , do vậy khi sáng tác một bài thánh ca , bằng nhiều cách , với khả năng tùy theo nén vàng Chúa trao , người nhạc sĩ cố gắng truyền tải tâm tình cầu nguyện của mình theo cách tốt nhất có thể , để cùng chia sẻ với mọi người chung quanh và với cả chính bản thân mình những tâm tình cầu nguyện được thăng hoa trong những phút giây cảm xúc thoáng qua .
Ngoài ra , một bài thánh ca được gọt dũa với thành ý của tác giả cũng sẽ giúp những người thay tác giả thực hiện việc truyền tải những tâm tình cầu nguyện của mình một cách tốt nhất , là một cách chia sẻ hữu hiệu nhất theo tinh thần của Forum Thánh Nhạc chúng ta - Do vậy có lẽ chúng ta cũng không nên đặt quá nặng về cách thực hiện như thế nào về việc soạn đệm đàn cho một bài thánh ca mới được sáng tác - hãy để những người sáng tác thực hiện trên các bài hát của mình theo sự linh hứng của Thiên Chúa một cách tự do theo cách nghĩ và làm của họ - và lắng nhe , tận hưởng , cảm thông , chia sẻ những tâm tình cầu nguyện cùng với họ là điều tốt nhất .
Đối với Ban Chủ Trương , theo thiển ý của mình , ngoại trừ các bài thánh ca không phải do người soạn đệm đàn sáng tác , thì nên có những điều kiện nhất định , còn các bài nhạc do các thành viên trong Diễn đàn sáng tác và đăng tải , coi như là một sự chấp thuận ngầm định của tác giả , chỉ có điều là Quí Anh chị trong Nhóm Chủ Trương vì trách nhiệm cần thiết nên cân nhắc có nên đưa (bài thánh ca đó) vào Topic hay không mà thôi . Vài ý mọn xin thưa . Thân mến - CTH |
DoniSJ |
Posted - 05/29/08 : 04:52 Ấy Cha, đường nào cũng chết cả ....
Đàn dở bị chê --> lên net tìm thầy học đạo ---> xin trao đổi nhạc đệm ---> phải xin phép tác giả mới được trao đổi ---> khó tìm bài học hỏi ---> lại đàn dở tiếp ---------> tiếp tục bị chê ....
Nói cho vui thôi, thôi sao cũng được ...., chúc quí anh chị một ngày an lành ...
God Bless You www.mautam.net/forum |
tridinh |
Posted - 05/28/08 : 21:54 Xin cho em co ý kiến .
Âm nhạc (đàn hát) là 1 nghệ thuật (art) . Mà nghệ thuật thì phải hay, phải đẹp thì mới gọi là nghệ thuât .... đúng không ? Lý do là chỉ có con người (giáo dân đi dự lễ) họ mới khen chê, chứ đâu có Thiên Chúa (cả 1 , 2, hoặc 3 ngôi) nào hiện ra mà khen chê !!
Ca đoàn đàn hát thì ngay trứớc ca đoàn là toàn giáo dân ... đúng không ?
Nếu chỉ "phục vụ vì sáng danh Chúa" thì em thấy thật là tội nghiệp cho đại đa số giáo dân, rồi tới quý Cha, Sơ khi nghe ca đoàn đàn hát .
Vì vậy phải có trình độ , đàn hay, hát hay ... thì ca đoàn mới là hay .... chứ đàn / hát dỏ quá thì bị chê là phải .
Tri
quote: Originally posted by DoniSJ
Bác NguyenTrungTruc nói rất là hay và cám ơn bác Doni đã học thêm 1 bài học: Chúa không bao giờ chê chúng ta cả, chỉ có con người chê con người thôi .
Với tinh thần đó, thôi thì đánh nhạc sao cũng được, miễn sao phục vụ vì danh Chúa thì là ok rồi, biết đâu dù 1 cây đàn guitar "lèn phèng" đơn sơ mà Chúa nhậm lời hơn một bài nhạc hòa âm hoàn thiện. Lại lọc cọc vào phòng đóng cửa âm thầm soạn nhạc tiếp ...
God Bless You www.mautam.net/forum
|
DoniSJ |
Posted - 05/28/08 : 19:01 Bác NguyenTrungTruc nói rất là hay và cám ơn bác Doni đã học thêm 1 bài học: Chúa không bao giờ chê chúng ta cả, chỉ có con người chê con người thôi .
Với tinh thần đó, thôi thì đánh nhạc sao cũng được, miễn sao phục vụ vì danh Chúa thì là ok rồi, biết đâu dù 1 cây đàn guitar "lèn phèng" đơn sơ mà Chúa nhậm lời hơn một bài nhạc hòa âm hoàn thiện. Lại lọc cọc vào phòng đóng cửa âm thầm soạn nhạc tiếp ...
God Bless You www.mautam.net/forum |
Trantrungtruc |
Posted - 05/28/08 : 18:40 Anh Trần Thế ơi,
Có lẽ anh cũng nên xét lại câu viết trên đây một lần nữa đi:
quote: Originally posted by tranthe
"Chúa có chê là chê cái lòng của người đàn hát thôi" .
Chúa đâu có chê cái gì của chúng ta bao giờ đâu ?
Ngày xưa chúng ta quí trọng cái ... lòng vì cái bụng là trên hết . Nguyễn Du đã đặt tên tác phẩm của mình là "Đoạn Trường Tân Thanh" vì ông nói đến chuyện đau lòng đứt ruột. Ngày nay chúng ta thích dùng hình ảnh con tim nhiều hơn. Vì đối tượng của con tim là ở bên ngoài chúng ta, như chúng ta yêu Chúa, yêu tha nhân . Trái tim tượng trưng cho tình yêu, cho tâm hồn . Khi em bé diễn tả tình thương cho mẹ, nó để cả hai tay lên ngực, gần quả tim lắc qua lắc lại, muốn cho mẹ em biết là con thương mẹ nhiều lắm .
Chúng ta đến với Chúa, không phải chỉ có ... lòng thôi, mà cả con tim và tâm hồn mình nữa. "Cái lòng của người đàn hát" không phải là cái ... bụng mình, nhưng là tinh thần hy sinh, là sự kính mến Chúa, là tinh thần yêu thương phục vụ tha nhân . Chúng ta tham gia ca đoàn, để cùng giúp mọi người dâng lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa, là vì chúng ta yêu thương Ngài. Chúa không chê anh đệm đàn không viết được những bài bằng OCP, Chúa không từ chối "vài gam quá tầm thường cho cách đệm phèng phèng guitar." của những người cố gắng lắm cũng chỉ được đến như vậy. Chúa không nói đàn Piano / Organ soạn cho tay trái, tay phải, và chân phải đánh hay hơn tiếng đàn thùng . Chỉ có con người vỗ ... bụng mình mới dám chê cái ... lòng của người khác!
Vì so sánh . Vì đòi hỏi . Hay vì chỉ muốn những người khác phục vụ họ thay vì phục vụ Chúa. Họ muốn chính họ phải được vui ... lòng, khi "nghe" người khác hát thánh ca ca tụng Chúa .
Ôi, nếu chỉ như vậy thì họ đã đặt mục đích của thánh ca tầm thường quá ! Họ đã coi rẻ sự cố gắng của các nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca, của những anh chị em tình nguyện trong ca đoàn, của những người đàn sĩ, của các ca trưởng đã phải bỏ những thời giờ riêng của mình để trao giồi khả năng (chứ chưa phải là tài năng) hầu có thể đóng góp vào tinh thần chung của cả cộng đoàn !
Anh Trần Thế ạ, Chúa biết "lòng", ý quên, "tâm hồn và con tim" của anh . Anh đừng nản ... lòng nhé !
Trần Trùng Trục |
tranthe |
Posted - 05/28/08 : 15:38 quote: Originally posted by dovyha
Anh Trần Thế ơi, Có lẽ anh nên xét lại câu viết trên đây "Chúa có chê là chê cái lòng thành của người đàn hát thôi", chứ không thì chúng tôi sợ lắm! Chẳng nhẽ bao nhiêu năm "mang kiếp cầm ca" không được ơn ích gì sao anh?
dvh
Anh DoVyHa thân mến, Ý mình muốn nói là "cái lòng thành của người đàn hát" như thế nào? Đàn hát mà chỉ vì muốn được người khác khen hay, mà quên đi rằng mình đàn hát là để giúp mọi người ca tụng Chúa, thì chắc chắn Chúa sẽ chê "cái lòng thành" đó. Để tránh hiểu lầm, mình xin rút lại chữ "thành", câu trên xin đổi là "Chúa có chê là chê cái lòng của người đàn hát thôi".
Thân mến, Trần Thế
|
dovyha |
Posted - 05/28/08 : 15:00 Anh Trần Thế ơi, Có lẽ anh nên xét lại câu viết trên đây "Chúa có chê là chê cái lòng thành của người đàn hát thôi", chứ không thì chúng tôi sợ lắm! Chẳng nhẽ bao nhiêu năm "mang kiếp cầm ca" không được ơn ích gì sao anh?
dvh |
tranthe |
Posted - 05/28/08 : 13:45 quote: Originally posted by embevnlady
Bài đệm đàn nghe rất là nhạc nhà thờ, nghiêm trang, thánh thiện chứ không ồn áo, bát nháo, như cách đệm đàn không soạn kỹ của các bạn trẻ VN .
Theo mình nghĩ, không phải hễ đàn trong nhà thờ là phải pipe organ như ở các nhà thờ Âu Châu. Chẳng lẽ hầu hết các nhà thờ nghèo ở VN, không có lấy 1 cây organ rẻ tiền, ca đoàn chỉ có 1 cây Guitar để lấy giọng và đệm nhè nhẹ theo, đều là "bát nháo" hết sao? Mình nghĩ Chúa không chê đâu! Chúa có chê là chê cái lòng thành của người đàn hát thôi.
quote: Originally posted by embevnlady Em rất mong các nhạc sĩ VN khi sáng tác 1 bài thánh ca thì cũng soạn bài đệm đàn cho piano / organ , chứ không chép vài gam quá tầm thường cho cách đệm phèng phèng guitar .
embevnlady ơi! Đâu phải ai cũng có tiền để được học chơi piano, organ tới nơi tới chốn đâu! Chẳng lẽ Chúa chê những tay đờn tự học sao? Theo mình nghĩ, ai đã nhận chơi đàn cho ca đoàn thì nên cố gắng trau dồi học hỏi thêm cho tốt hơn, chứ không có một khuôn mẫu nào nhất định cho họ đâu. Chỉ có một điều mà tất cả mọi "đàn sỹ" đều nên và phải có là tinh thần phục vụ. Thân mến, Trần Thế
|
DoniSJ |
Posted - 05/26/08 : 22:15 Cám ơn embé đã cho cái link, như vậy chúng ta đã có website soạn nhạc rồi, khỏi phải nhứt đầu nữa ....
Cứ bỏ tiền ra chúng ta sẽ có 1 bài nhạc thánh thiện trên website này, và hy vọng họ có đủ tất cả các bài thánh ca chúng ta cần ..., cám ơn embe và các anh chi.
God Bless You www.mautam.net/forum |
embevnlady |
Posted - 05/26/08 : 00:42 Chào bạn Doni
Xin bạn coi các sách piano-accompanyment của nhóm OCP thì thấy bài đệm đàn dành cho Piano / Organ soạn cho tay trái, tay phải, và chân phải (bass organ) .
Bài đệm đàn nghe rất là nhạc nhà thờ, nghiêm trang, thánh thiện chứ không ồn áo, bát nháo, như cách đệm đàn không soạn kỹ của các bạn trẻ VN .
Em rất mong các nhạc sĩ VN khi sáng tác 1 bài thánh ca thì cũng soạn bài đệm đàn cho piano / organ , chứ không chép vài gam quá tầm thường cho cách đệm phèng phèng guitar .
http://www.ocp.org/
EmBe
quote: Originally posted by DoniSJ
Chào quí anh chị
Lâu rùi không vô đây chơi, có chút câu hỏi cho các anh chị:
Bài soạn nhạc đệm là sao ? ..là nhạc đệm viết cho piano viết toàn bộ tay trái và tay phải ? Có ai có ví dụ nhạc đệm ra sao không ?
Riêng Doni đệm nhạc nhà thờ hơn 10 năm ruì, có soạn rất nhiều bài, nhưng chỉ soạn "cái khung" thôi, còn lúc đánh 100 lần bài thánh ca đó thì 100 đánh khác nhau tuỳ theo hứng, theo ca đoàn ...v.v tất cả dựa vào cái khung thôi đó thôi ( các hợp âm trong bài ).
Đánh 1 bài thánh ca, Doni soạn ra Introduction hay Ending, rồi viết hợp âm cho hợp với stye của mình, vậy thôi, còn không biết soạn 1 bài là theo ý bạn ra sao ? ...ngồi bắt viết lại tay phải, tay trái đánh sao thì ai có thời gian mà viết hết được với số lượng lớn bài vở mỗi tuần ? ...
Hy vọng học hỏi nhiều ở các anh chị khác cho ý kiến nhiều nhe, cám ơn các anh chi. ...:)
God Bless You www.mautam.net/forum
|
dovyha |
Posted - 05/24/08 : 17:10 Quí anh chị mến,
Ý kiến "chia sẻ bản đệm đàn của những bài thánh ca" và đề nghị "mở thêm một trang riêng trên catruong.com" của anh Trần Thế thật hay! Nếu nhiều anh chị em có khả năng cùng cộng tác và đầu tư công sức cho việc làm này thì thật là hữu ích.
Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ sự dè dặt của ban phụ trách Nhóm khi đòi hỏi "những chuyện phép tắc" không phải là không chính đáng.
Này nhé: Khi anh/chị viết đoạn nhạc mở đầu, đoạn nhạc chuyển tiếp hoặc đoạn nhạc kết thúc cho một bài hát của một tác giả (dù những khúc nhạc dạo đó phù hợp một cách thật tuyệt vời) thì anh/chị đã thêm phần sáng tạo của riêng anh/chị vào nguyên bản. Khi đặt bút ghi hợp âm hoặc viết bản đệm đàn trên/dưới bài hát của một tác giả khác, dù là một bài phối khí đơn giản hay cầu kỳ, thì anh/chị cũng đã thêm phần sáng tạo của riêng anh/chị vào chính nguyên bản. Và cho dù anh/chị khiêm tốn, không nhận phần đóng góp của mình qua việc từ chối đứng tên chung với tác giả bài hát theo một cách nào đó, bài hát ấy dù nhiều dù ít cũng đã có những thay đổi, chí ít là qua sự trình bày bản nhạc. Thêm một chút sắc mầu và hương vị cho một bài hát với nhã ý giúp đỡ anh chị em và cho danh Chúa được cả sáng là một việc đáng khuyến khích, không có gì sai quấy, nhưng việc xin phép "đụng chạm" đến tác phẩm của người khác là một hành động lịch sự tối thiểu cần phải làm! (Vả lại, tôi biết từ lâu nay ban phụ trách vẫn phải xin phép các tác giả để đăng tải tác phẩm của họ trên Ca mục của Nhóm).
Về việc phổ biến bản đệm đàn của một hay nhiều tác giả nào đó do người-không-phải-là-tác-giả gởi đến nhờ đăng, ban phụ trách có đòi hỏi sự cho phép của tác giả bài hát và tác giả bản đệm đàn thì cũng phải lẽ thôi, bởi chỉ những tác giả này mới có bản quyền hợp pháp để phổ biến và phát hành, nhất là khi họ muốn công sức của họ được đền bù. (Chắc là anh Trần Thế và anh DoniSJ có nghe biết lý do tại sao các trung tâm Băng Nhạc ở hải ngoại đang la làng???).
Việc đăng tải là việc về lâu về dài. Chuyện liên lạc để xin phép các tác giả Thánh ca trong thời buổi internet hiện đại này kể cũng không còn là chuyện nan giải. Vậy thì sự dè dặt và sự đòi hỏi của ban phụ trách Nhóm khi đồng ý mở thêm trang mới theo yêu cầu tưởng cũng không có gì gọi là làm khó chúng ta đâu!? Vấn đề ở đây là sự hợp pháp đó mà! Hy vọng rằng những anh chị có khả năng và điều kiện thực hiện công việc này sẽ vượt qua được khó khăn (nếu có) để đem lại sự lợi ích thiết thực cho giới sinh hoạt Thánh nhạc khắp nơi.
dovyha
|
DoniSJ |
Posted - 05/24/08 : 16:45 Chào bác Thetran
Hồi lâu rồi, Doni có mở topic nhằm trao đổi phần intro / Ending của các bài thánh ca, nhưng chả thấy ai tham gia, lúc đó Doni mới nghĩ rằng, à thì ra đâu phải ai cũng đánh như kiểu của mình, biết đâu trình độ họ quá cao, nên họ không thèm quan tâm đến mấy vụ này, cho nên âm thầm Doni rút lui, tự soạn cho mình tất cả các nhạc đệm miễn sao cho ca đoàn hát hay hơn, nghe "phê" hơn là được rồi . Hôm nay lại thấy bác thetran có ý kiến này, có lẽ cũng hơi giống ý tưởng của Doni, nhưng lại thấy phải gởi qua Admin gì tùm lum ...thôi thì 'goodluck" bác thetran nhe, hồn ai nấy giữ ...., sau khi chết thì hậu thế tiếp tục mò mẫm những công việc chúng ta đang làm là điều tất yếu vì chả có ai quan tâm đến mấy chuyện này hay sợ bị phiền toái này nọ .....đó cũng chính vì lý do mà nền thánh ca VN chúng ta cứ bình bình vậy muôn thưở muôn đời ....
God Bless You www.mautam.net/forum |
tranthe |
Posted - 05/24/08 : 14:37 Bác thivu30 thân mến! Không phải anh em xài "võ rừng" đâu! Chẳng qua vì anh em chưa hiểu rõ đề nghị của mình nên ngại sẽ có nhiều rắc rối liên quan tới vấn đề bản quyền của tác gỉa. Bởi vì hình như trong quá khứ đã xảy ra chuyện nhiều người thấy bản nhạc nào hay là đem ra viết thêm bè vì nghĩ như thế bài hát hay hơn; thậm chí có người còn sửa nhạc của tác giả nữa! Rồi đề tên mình thêm vào bên dưới tên tác giả, mà không hề hỏi ý kiến tác giả. Mình cũng đã từng thấy có ca trưởng sửa nhạc rồi đề thêm vào là "xxx phụ soạn". Đó là điều tối kỵ trong nghệ thuật. Một tác phẩm ta có quyền phê bình, nhưng không ai lại sửa đổi nó cả! Nếu ta không thích thì đừng xử dụng nó. Đó là cái phiền toái của những người hăng say thái quá đến nỗi quên đi cái biên giới của sự tế nhị và lẽ phải. Riêng mình khi đề nghị trao đổi bản soạn đệm đàn thì không nói rõ thêm bản đệm đàn nó như thế nào, nên có lẽ vì thế đã gây hiểu lầm là viết lại nhạc của người khác.
Bác DoniSJ thân mến! Tiện đây mình xin nói rõ Ý RIÊNG của mình về bản đệm đàn. Bản đệm đàn gồm có:
1. Tuyệt đối KHÔNG THAY ĐỔI NHẠC CỦA TÁC GỈA. 2. KHÔNG GHI TÊN NGƯỜI SOẠN ĐỆM ĐÀN vào bản nhạc. 3. Nhạc dạo đầu PHÙ HỢP với âm hưởng của bản nhạc. Có nhiều nhạc công (NC)phăng nghe chẳng ăn nhập gì với bài hát, nghe chia trí lắm! 4. Ghi phần hợp âm (accord) cho hợp với các bè. Rất quan trọng, vì tác giả soạn bè là có theo luật hòa âm, mà nếu NC lại chơi hợp âm khác thì ô hô, nghe nó như là "đối âm vào bậc thượng thừa" vậy! 5. Phần chuyển tiếp giữa ĐK và PK và ngược lại. Thường những phần này nghỉ khá lâu để ca viên lấy sức, nên nếu soạn thêm phần dạo ngắn thì đỡ trống trải hơn. 6. Organ thường nên đệm accord làm nền cho ca đoàn. Nếu có Guitar thì chơi điệu nhẹ nhàng cho bài hát có phần linh động (không giật gân!). Mình chưa soạn cho piano đệm cho ca đoàn bao giờ, nên không có ý kiến, nếu như piano đệm. 7. Phần nhạc phải chơi như thế nào để LÀM CHO CA ĐOÀN HÁT HAY HƠN. Bác DoniJS nói đúng đấy, nếu như đệm đàn hàng tuần thì làm sao mà soạn kỹ cho nổi! Đó là điều mà tại sao mình đề nghị chia sẻ, mặc dù chỉ là chia sẻ bản đệm đàn đơn sơ như Bác DoniSJ nói là chỉ có nhạc intro và accord thôi. Bởi vì không phải ai cũng soạn được cả như Bác ThiVu30 nói. Và mình nghĩ tác giả bài thánh ca được soạn thêm phần đệm đàn và được mang ra chia sẻ, sẽ rất vui vì thấy đứa con tinh thần của mình hữu ích, được nâng niu quý trọng. Nếu như có nhạc sĩ nào không muốn thì yêu cầu họ lên tiếng, việc chia sẻ những bài hát của NS đó sẽ tức khắc được ngưng. Ngoài ra các NC, ca trưởng còn học hỏi ở nhau rất nhiều trong việc làm sao CĐ hát một bài hát cho hay hơn. Không ai bắt buộc mình phải xử dụng bản đệm đàn của người khác cả, mỗi CĐ thêm bớt thay đổi tùy theo nhu cầu và khả năng của mình. Theo mình thấy người ca trưởng có tinh thần trách nhiệm nên nghĩ tới việc này. Nếu muốn làm sáng danh Thiên Chúa mà ta e ngại gặp khó khăn phiền toái thì e rằng...
Thân mến trong tinh thần PHỤC VỤ Trần Thế
|
DoniSJ |
Posted - 05/23/08 : 17:37 Chào quí anh chị
Lâu rùi không vô đây chơi, có chút câu hỏi cho các anh chị:
Bài soạn nhạc đệm là sao ? ..là nhạc đệm viết cho piano viết toàn bộ tay trái và tay phải ? Có ai có ví dụ nhạc đệm ra sao không ?
Riêng Doni đệm nhạc nhà thờ hơn 10 năm ruì, có soạn rất nhiều bài, nhưng chỉ soạn "cái khung" thôi, còn lúc đánh 100 lần bài thánh ca đó thì 100 đánh khác nhau tuỳ theo hứng, theo ca đoàn ...v.v tất cả dựa vào cái khung thôi đó thôi ( các hợp âm trong bài ).
Đánh 1 bài thánh ca, Doni soạn ra Introduction hay Ending, rồi viết hợp âm cho hợp với stye của mình, vậy thôi, còn không biết soạn 1 bài là theo ý bạn ra sao ? ...ngồi bắt viết lại tay phải, tay trái đánh sao thì ai có thời gian mà viết hết được với số lượng lớn bài vở mỗi tuần ? ...
Hy vọng học hỏi nhiều ở các anh chị khác cho ý kiến nhiều nhe, cám ơn các anh chi. ...:)
God Bless You www.mautam.net/forum |
thivu30 |
Posted - 05/23/08 : 16:27 Bác Trần Thế ơi. E rằng chúng ta chỉ nghe được tiềng Chúa "chê" khi chúng ta không còn ở Trần Thế mà là khi chúng ta đã rời thế trần. Nếu quan niệm rẳng tài năng là do Thiên Chúa trao ban, vậy thì người có khả năng về nhac, kẻ có giọng hát, chúng ta cùng ca tụng Chúa. Hay hoặc dở-Chúa biết-Forum này mới ở dạng trao đổi bản nhạc Thánh ca thôi. Còn "vật lộn" với bản Thánh ca đó còn tùy thuộc vào trình độ và khả năng của mỗi ca trưởng. Mổi người có mổi "thế vật' khác nhau. Tuy nhiên không thiếu gì ca trưởng sài "võ rừng" để vật. Củng khó mà trách được. bời vì họ biết "võ" đâu mà "vật", nhưng họ lại chịu"húc". Trong cộng đoàn chúng ta không thiếu gì nhân tài, nhưng phần nhiều đều "ở ẩn" không phải vì "miếng cơm manh áo" mà vì "nhà lầu xe hơi" hoặc ngại "va chạm" nên loay hoay mãi, nhiều ca đòan cứ "dậm chân" tại chỗ gần 30 chục năm nay. Nay FORUM catruong có được 1 chỗ đễ trao đổi "bản đệm đàn" là một"nâng Cấp" quí hóa. hy vọng dần dần chúng ta sẽ không phải thấy ai sài "võ rừng" (võ rửng đôi khi cũng hay đáo để hihihi). Bác Trần Thế ơi. bác còn nhiếu "energy" lắm. Cảm ơn đề nghị của bác.
Cho con tinh yeu Chua. |
tranthe |
Posted - 05/22/08 : 13:46 quote: Originally posted by Trantrungtruc
Good point bác Young Dinh,
Nếu em mà nổi hứng, em lấy nhạc của Nhạc Sĩ Trần Thế rồi "luộc lại" ba bốn tầng như "nồi chõ hấp xôi gấc" và tự nhận đề tên là Trần Trùng Trục ở dưới tên nhạc sì Trần Thế thì xem ra càng mệt và khổ tâm cho anh Trần Thế hơn gấp bội, phải không các bác ?
Cám ơn các bạn trong Nhóm Chủ Trương đã có qui định rõ ràng để chúng ta cùng theo .
Trần Trùng Trục
Bác 3T ơi! Soạn nhạc đệm không phải là chuyện nổi hứng, nhưng là vì nhu cầu ca đoàn cần để có bài hát tương đối được chuẩn bị chu đáo để hát thờ phượng Chúa trong thánh lễ, và không ai lại đề tên mình chung với tác giả cả! Chắc là Bác 3T nghĩ là HOÀ ÂM lại như đã có bàn luận mới đây phải không? Soạn nhạc đệm không thay đổi một tí ti nào nhạc và lời nguyên gốc của tác gỉa cả, mà chỉ ghi phần cho các nhạc khí thôi!. Vì thấy cái quan trọng của ĐỆM ĐÀN trong thánh ca (xin xem http://www.catruong.com/chiase/demdan.htm), nên mình mới đề nghị trao đổi bản đệm đàn để học hỏi nhau, làm cho việc ca hát thêm phần sốt sắng và long trọng, và cho các ca trưởng đỡ việc. Thời buổi internet này rất ư tiện lợi cho ta học hỏi ở nhau thêm, nếu ta xử dụng nó đúng chỗ.
Thân mến trong tinh thần Phục Vụ. Trần Thế
|
Trantrungtruc |
Posted - 05/22/08 : 07:37 Good point bác Young Dinh,
Nếu em mà nổi hứng, em lấy nhạc của Nhạc Sĩ Trần Thế rồi "luộc lại" ba bốn tầng như "nồi chõ hấp xôi gấc" và tự nhận đề tên là Trần Trùng Trục ở dưới tên nhạc sì Trần Thế thì xem ra càng mệt và khổ tâm cho anh Trần Thế hơn gấp bội, phải không các bác ?
Cám ơn các bạn trong Nhóm Chủ Trương đã có qui định rõ ràng để chúng ta cùng theo .
Trần Trùng Trục |
youngdinh |
Posted - 05/22/08 : 00:16 Xin chào anh Trần Thế cùng quý anh chị
Nhờ khó vậy mới ló tí khôn anh ơi, phải tự làm lấy của riêng mình, hay được phép nhạc sĩ đồng hành thôi. Chứ dễ tính như anh, không chừng mai mốt tất cả các bài hát ở đây và nhạc của anh, em lại lấy nhạc chữ thơ của anh em thọc ra nhạc kích động hay qúa slow mùi thì lúc ấy anh nghe nhạc của anh không hiểu nổi, mà nhạc của nhạc sĩ sáng tác đã không nghe được thì chắc chắn Chúa cũng phải chê thôi.... Như vậy đường lối của nhóm phụ trách đang giúp anh và các nhạc sĩ đỡ vất vả, chứ không phải vất vả hơn như anh nghĩ đâu....thông cảm cùng anh.
Young Dinh |
tranthe |
Posted - 05/21/08 : 14:29 quote: Originally posted by moderator
Quí anh chị thân mến,
Để đáp ứng lời đề nghị của anh Trần Thế, ban phụ trách Nhóm catruong.com đồng ý sẽ mở thêm mục dành riêng cho các bài hát có bản đệm đàn trên Ca Mục của Nhóm, khi nào chúng tôi thu thập đủ một số lượng bài vở tương đối cần thiết nào đó.
Vì vấn đề trách nhiệm, chúng tôi không thể để quí anh chị em tự ý đăng tải bài vở trên Ca mục của Nhóm được. Tất cả các bài vở đóng góp, xin vui lòng gởi về anh phụ trách Hoàng Viết Hùng qua địa chỉ: [email protected]; đồng thời, các bài vở này phải đạt được những yêu cầu tùy theo từng trường hợp dưới đây:
1. Bài hát và bản đệm đàn do chính tác giả sáng tác và gởi đến Nhóm: chúng tôi xem email nhận được từ tác giả như một văn bản chính thức của việc cho phép đăng tải.
2. Bài hát và bản đệm đàn không phải do tác giả gởi đến: chúng tôi cần có sự cho phép đăng tải của tác giả bài hát và tác giả bản đệm đàn (do người gởi cung cấp).
Rất mong quí anh chị em thông cảm cho sự dè dặt thiết thực của chúng tôi và mong được đón nhận những cộng tác quí báu từ các tác giả và anh chị em khắp nơi.
Nhóm Ca Trưởng
Anh Chị Em phụ trách catruong.com thân mến, rất cám ơn quý Anh Chị Em đã có nhã ý đáp lại lời đề nghị của mình. Mình muốn đỡ vất vả, nhưng xem ra còn vất vả hơn nữa! Thôi thì Chúa hiểu cho lòng mình. Ca đoàn hát hay dở thì chẳng nghe Chúa chê, mà chỉ thấy giáo dân chê! . Chúc Anh Chị Em nhóm catruong.com dồi dào sức khỏe và nhiệt tình để phục vụ nước Chúa ngày càng tốt đẹp hơn.
thân mến Trần Thế
|
moderator |
Posted - 05/19/08 : 13:29 Quí anh chị thân mến,
Để đáp ứng lời đề nghị của anh Trần Thế, ban phụ trách Nhóm catruong.com đồng ý sẽ mở thêm mục dành riêng cho các bài hát có bản đệm đàn trên Ca Mục của Nhóm, khi nào chúng tôi thu thập đủ một số lượng bài vở tương đối cần thiết nào đó.
Vì vấn đề trách nhiệm, chúng tôi không thể để quí anh chị em tự ý đăng tải bài vở trên Ca mục của Nhóm được. Tất cả các bài vở đóng góp, xin vui lòng gởi về anh phụ trách Hoàng Viết Hùng qua địa chỉ: [email protected]; đồng thời, các bài vở này phải đạt được những yêu cầu tùy theo từng trường hợp dưới đây:
1. Bài hát và bản đệm đàn do chính tác giả sáng tác và gởi đến Nhóm: chúng tôi xem email nhận được từ tác giả như một văn bản chính thức của việc cho phép đăng tải.
2. Bài hát và bản đệm đàn không phải do tác giả gởi đến: chúng tôi cần có sự cho phép đăng tải của tác giả bài hát và tác giả bản đệm đàn (do người gởi cung cấp).
Rất mong quí anh chị em thông cảm cho sự dè dặt thiết thực của chúng tôi và mong được đón nhận những cộng tác quí báu từ các tác giả và anh chị em khắp nơi.
Nhóm Ca Trưởng
|
thivu30 |
Posted - 05/17/08 : 15:48 Một đề nghị rất hay. Không phải ai cũng đủ trình độ để soạn được những "bản đệm đàn " hay và thánh thiện. Hy vọng quí anh chị có tài năng chia sẽ những "bản đệm đàn" cho mọi người. Tinh trạng một số ca đoàn vì khả năng hạn chế, nên đã sử dụng nhiều đến các "điệu nhạc điện tử" có sẵn và dùng "single finger chord" dệm theo và mỡ thật lớn "volume" . nhiều khi giáo dân có cảm giác là đang tham dự một buổi "dancing" nào đó. những đóng góp vào việc làm thánh thiện trong phụng vụ.Thiết tưởng rằng Thiên Chúa cũng "ngó mắt nhìn đến" trong ngày ta về gặp Ngài. Mong lam thay.
Cho con tinh yeu Chua. |
|
|