Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Thánh Ca Approval
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

blueguitar

CT/NC
7 Posts

Posted - 06/08/05 :  10:15  Show Profile  Email Poster Send blueguitar a Private Message  Reply with Quote
To Whom it may concerns,
T mới sáng tác được 2 bài hát để hát cho đám cưới, một bài Dâng Lễ và một bài Rước Lễ, các bài hát đã được ca đoàn T hát nhiều lần, T không dám nói về bài hát của mình nhưng T nghe mọi người trong ca đoàn rất là khen và thích hát 2 bài này, Vậy cho T hỏi làm cách nào để các bài hát được kiểm duyệt trước khi được phổ biến rộng rãi .

Thân Ái
T.

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 06/08/05 :  14:24  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Anh T mến!

Anh có thể chia sẻ post 2 bài hát đó lên để mọi người cùng được thưởng thức hay không?

Em không biết anh ở đâu, nhưng nếu ở Mỹ em nghĩ cha Nguyễn Hùng Cường biết cách để giới thiệu cho một số vị có khả năng về lãnh vực chuyên môn và sau cùng sẽ đệ trình lên một vị Giám Mục để đóng dấu gọi là Imprimatur cho anh và kể từ đó những sáng tác của anh sẽ có hiệu nghiệm và được phép sử dụng trong phụng vụ.

Đó là bên Mỹ, nhưng chỗ em thì quen gửi qua một vị có thẩm quyền về lãnh vực chuyên môn bên Úc (Melbourne) để xin duyệt và mọi chuyện ok tốt đẹp!

Mong được các anh chị khác có kinh nghiệm trong lãnh vực này đóng góp ý kiến cho T.

Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 06/08/05 :  15:16  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
T. mến,

Theo qui định thì một vị Giám Mục địa phương có đủ thẩm quyền để ban phép Chuẩn Ấn cho những bài thánh ca dùng trong Phụng Vụ (ngoại trừ những cung hát dành cho Chủ tế và các Tá viên do Thẩm quyền địa phương là Hội Đồng Giám Mục của một quốc gia ban phép).

Cách thức xin phép: gởi hai copies của những bài hát muốn xin phép Chuẩn Ấn về Ủy ban Thánh Nhạc của Giáo phận hoặc về Văn phòng Đức Giám mục. Ở đây sẽ có nhóm phụ trách kiểm duyệt và nếu thấy không có gì ngăn trở, một vị "Censor Librorum" sẽ xác nhận "Nihil obstat" rồi đệ trình lên ĐGM ký phê chuẩn. Ủy ban Thánh nhạc hoặc Văn phòng ĐGM sẽ lưu giữ một copy và gởi lại Tác giả một copy kèm theo một giấy chứng nhận Imprimatur (cho phép in) của ĐGM.

Vấn đề khó khăn đối với các Tác giả đang sinh sống ở hải ngoại (ở Mỹ nói riêng) là các Giáo phận địa phương không có hoặc chưa có Ban kiểm duyệt những bài hát tiếng Việt, cho nên nếu có nhận được đơn xin, chắc họ cũng chẳng biết tính sao.

Vậy xin "mách nước" như sau: trình qua Cha xứ (Cha quản nhiệm) các bài hát cùng với đơn xin phép Chuẩn Ấn, xin ngài duyệt qua và viết giấy giới thiệu chuyển về Văn phòng ĐGM (nếu trước đó còn có một nhà chuyên môn -như Năm đã góp ý- xem qua giùm cho thì tốt quá!). Thông thường vị Censor Librorum và ĐGM địa phương (ở Mỹ) sẽ căn cứ trên lời giới thiệu của Cha xứ để chấp thuận đơn xin.

Còn một cách khác: nếu muốn, T. có thể liên lạc với một Ủy ban thánh nhạc của một Giáo phận nào đó ở VN để xin phép. Theo cách này thì phải chịu khó chờ đợi...

(Xin mở ngoặc: Rất đồng ý với quyết định của T. là mong muốn những bài hát dùng trong Phụng vụ của T. được kiểm duyệt và ban phép trước khi cho phổ biến rộng rãi. Đáng khen thay!)

dvh
Go to Top of Page

DoniSJ

CT/NC
310 Posts

Posted - 06/08/05 :  16:17  Show Profile  Email Poster Send DoniSJ a Private Message  Reply with Quote
Công việc này rất hay và có ý nghĩa NHƯNG ....:-),rất là khó khăn cho các sáng tác viên với các tác phẩm của họ tìm cách được phê chuẩn vì ở Hoa Kỳ và Châu Âu, Châu Úc địa lý xa xôi, Cha Mỹ va `ngoại quốc thì không biết gì về cộng đồng Việt hay các bài nhạc thánh ca VN cho lắm ngoài các vấn đề mục vụ . Vậy tại sao chúng ta không thành lập một đội ngũ ca trưởng có kinh nghiệm sáng tác ngay tại Hoa Kỳ ( có thể gồm các bậc tiền bối) và quan trọng nhất là có một cha tuyên úy có quyền hạn phê chuẩn để từ đó nếu các sáng tác viên trên khắp thế giới ngoài VN nếu có sáng tác mới cần phê chuẩn thì cứ việc gởi cho nhóm này và cha , nhóm này lượt sơ qua rồi cuối cùng là cha tuyên úy phê chuẩn rồi in giấy chứng nhận luôn . Làm như vậy rất tiện cho sau này, vì sẵn chúng ta có một website và một forum để liên lạc và một địa chỉ nhất định để các sáng tác viên tiện việc liên lạc .

Sau khi chứng nhận xong, có thể làm một copy trên một góc ở forum, nếu có người nào cần tra cứu thì vô đó mà verify lại thì là chắc ăn, an toàn cho người sử dụng bài đó, còn hơn là mỗi lần nhận được bài hát mới, người sử dụng phải hỏi người sáng tác tính chất " legal" của nó, trả lời xong còn bán tính bán nghi không có bằng chứng gì cả, ngoài vấn đề lương tâm và tin tưởng nhau, đôi khi có giấy trắng mực đen vẫn an toàn hơn .

Vậy Doni đề nghị là các anh chị lớn, có kinh nghiệm nên thành lập một bản doanh và một cha tuyên úy có quyền phê chuẩn và một địa chỉ nhất định để các sáng tác viên sau này có chổ để mà gởi bài , sau khi có bài được phê chuẩn, được chia sẽ cho mọi người trên website này thì càng tiện lợi hơn, vừa tin tưởng, vừa có nhiều bài mới để phục vụ ....

Xin các huynh trưởng cho ý kiến, đây là việc dài lâu và hữu dụng và không thể là không làm được .

Doni


God Bless You
www.mautam.org/diendan


Edited by - donisj on 06/08/2005 16:22:06
Go to Top of Page

nam

Tenore
1152 Posts

Posted - 06/08/05 :  20:00  Show Profile Send nam a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh ĐVH và anh Doni đã tham gia tích cực cho ý kiến và giúp đỡ T. trong việc xin chuẩn nhận nhạc và đồng thời gợi ý thành lập một Ban Thánh Nhạc.

Theo cá nhân em được biết thì bên VN chúng ta cũng có BTN nhưng công việc duyệt cũng rất khó khăn và khá phức tạp trong hình thức cả thời gian lẫn cơ cấu tổ chức. Vì khi nói về duyệt thì những thành viên trong BTN đó tối thiểu phải có kiến thức chuyên môn chẳng hạn: thần học, văn chương v.v... thì mới có đủ khả năng nhuận sắc những tác phẩm mà các tác giả gửi về xin chuẩn nhận. Chưa nói đến một ban gồm nhiều người rồi mỗi người mỗi ý nên sẽ kéo dài thời gian duyệt vì vậy không ít phức tạp và những vấn đề tế nhị khác.

Đề nghị của anh Doni có điểm hay nhưng có điểm có thể sẽ ra khỏi nguyên tắc đòi hỏi. Hay là vì nếu chúng ta ở hải ngoại mà thành lập được một BTN để thống nhất cho các nhạc sĩ thánh ca mỗi lần muốn xin duyệt bài thì cứ thế mà gửi về đó và catruong.com là nơi thuận tiện để phổ biến cho mọi người sử dụng. Nhưng điểm khác là nếu BTN mà anh Doni đề nghị chỉ gồm có một linh mục có thẩm quyền cùng với một số anh chị kỳ cựu có khả năng về lãnh vực chuyên môn này và tự chuẩn nhận và cấp giấy luôn thì e rằng sẽ dẫm chân qua vai trò của Giám Mục là người mới có thẩm quyền này. Vì thế, nếu bên Mỹ Tòa Giám Mục bổ nhiệm được một vị linh mục nào đó có khả năng về thánh nhạc sau đó triệu tập các nhạc sĩ, ca trưởng hoặc những người chuyên môn để thành lập một BTN để cùng đọc qua bản thảo và sau đó đệ trình lên một vị Giám Mục nào đó xin Imprimatur thì tốt biết mấy!

Mong rằng tương lai ở hải ngoại chúng ta sẽ thực hiện được ước nguyện này để nền thánh nhạc được phát triển rộng rãi và nhất là công việc chuẩn nhận được chấp hành một cách nghiêm chỉnh hơn thì đường lối phụng vụ sẽ tốt hơn!

Vài chia sẻ bé mọn.

Go to Top of Page

DoniSJ

CT/NC
310 Posts

Posted - 06/09/05 :  01:17  Show Profile  Email Poster Send DoniSJ a Private Message  Reply with Quote
Nam không hiểu ý của anh Doni rồi, ai dám dẩm chân lên Giám Mục làm chi ...ekke, ý Doni nói là thành lập một Ban Thánh Nhạc bao gồm những người có thẫm quyền như Giám Mục, Linh Mục, các ca trưỡng về một nhóm rồi từ đó ở hải ngoại ai muốn phê chuẩn thì cứ việc gởi và Ban Thánh Nhạc này cho nhanh và tiện nhất là nhạc Thánh Ca Việt Nam, có thể thêm một lệ phí tượng trưng cho mỗi bài nhạc cho việc in ấn, copy ..v.v ...:-)

Chỉ vài ý mọn
Doni


God Bless You
www.mautam.org/diendan
Go to Top of Page

blueguitar

CT/NC
7 Posts

Posted - 06/09/05 :  03:55  Show Profile  Email Poster Send blueguitar a Private Message  Reply with Quote
Wow…T. rất là cám ơn tất cả các anh chị em ở trong đây đã cho T những lời chỉ dẫn rất là hay, nhưng cũng xin cho T được vài ý kiến nhe.

Trước hết sự hướng dẫn của and ÐHV rất là rõ ràng và rất là hợp lý, theo T nghĩ thì nếu để cho một bài thánh ca có giá trị hơn thì mọi người nên đi theo từng bước như lời chỉ dẫn của anh ÐHV, Tuy vậy thì T cũng thấy được cái khuyết điểm như anh Doni đã nêu ra là nếu các bài hát được đưa lên cho ÐGM để kiểm duyệt và nếu đó lá ÐGM người ngoại quốc thì làm sao các cha biết mình muốn hát gì và muốn kiểm duyệt điều gì.
Còn nếu nói về thông qua cha xứ thì T nghĩ cũng dễ thôi nhưng chỉ sợ rằng điều đó vẫn chưa đủ. Cho T được ví dụ về những bài hát của T nhe.
T hiện tại thì đang ở USA. Về những bài hát của T thì ca đoàn đã hát rất nhiều lần vì vậy Cha xứ dĩ nhiên là cũng nghe rất nhiều lần, vì T biết cha xứ ở đây rất là nghiêm khắt, nhất là về những bài văn, bài báo..v.v...Thường thì nếu những lời văn hay những bài báo của giáo xứ mà Cha nghe thấy không hợp là cha sửa ngay, về bài hát của T cũng vậy, có lẽ cha thấy lời hát không có gì gọi là sai với tâm tình trong đám cưới nên T không thấy Cha sửa chữa điều gì hết. Còn về phần tiếc tấu của bài hát thì T không dám nói là Cha không biết nhạc, nhưng T nghĩ cha không đam mê nhạc cho lắm cho nên thường thì ca đoàn hát hay OR hát dỡ thì cha cũng không để tâm nhiều.

Nói tóm lại thì cho T được hưởng ứng lời đề nghị rất hay của anh Doni là nếu có được một BTN ngay trên website CT này thì rất là hay. Có lẽ ai cũng biết thời buổi bây giờ cái gì nhanh, gọn và lẹ là sẽ được rất nhiều sự hưởng ứng. Nói về lập BTN hoặc là đề nghị để lập BTN thì T nghĩ hiện tại trong đây chắc chỉ có anh ÐHV sẽ khả năng làm được điều đó, sorry vì T không biết nhiều về những người khác ngoài anh ÐHV. T không những chỉ biết anh ÐHV qua những bài hát của ảnh nhưng T còn biết ảnh qua anh bạn của ảnh cũng đang ở cùng tiểu bang với T.

Nam ơi, sau khi bài hát của T được kiểm duyệt thì T sẽ gửi ngay cho Nam những sáng tác đó. Có lẽ Nam cũng hiểu rằng tất cả những người sáng tác đều muốn mọi người biết đến bài hát và hát bài hát của mình phải không. Hy vọng tới lúc đó Nam sẽ không thất vọng với những bài hát của T.

Luôn mọng nhận được những lời chỉ dẫn của mọi người.
Blueguitar




Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 06/09/05 :  05:04  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cách của tôi là gửi về Ban Kiểm Duyệt của Toà Giám Mục Sàigòn để lấy Nihil Obstat (chứng nhận bài hát không có gì trở ngại về thần học, nghệ thuật âm nhạc,...). Sau đó tôi có thể xin Imprimatur (cho phép in sách) tại Toà Giám Mục địa phương Hoa Kỳ, thế nhưng tôi không in sách nên không làm phần này.

Có điều tôi có bạn ở Sàigòn nên chuyện gửi thư bưu điện qua lại là do bạn tôi lo, chứ nếu không có lẽ nên gửi tiền tem về Ban Kiểm Duyệt.

Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 06/11/05 :  07:36  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Sự kiện #1: Tháng 8 năm 2000, trong buổi chia sẻ Thánh Nhạc với một số ACE ca trưởng và ca viên từ khắp nơi đến tham dự Ngày Thánh Mẫu tại Missouri, chúng tôi đã nói lên trăn trở của những người sáng tác thánh ca về vấn đề xin phép Chuẩn ấn cho những bài thánh ca mới sáng tác với ĐGM Mai Thanh Lương (lúc ấy còn là Đức Ông), có sự hiện diện của một số nhạc sĩ như LM Nguyễn Văn Tuyên, LM Hà Trần, Giáo sư Phạm Đức Huyến, Ca trưởng Hoàng Viết Hùng... Trong phần trao đổi, có một vài dự tính đã được đề ra, nhưng có lẽ vì tính chất... “không chính thức” của cuộc thảo luận, hoặc vì một vài dự tính ấy chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các Vị đại diện vốn còn trực thuộc vào các Thẩm quyền địa phương (Mỹ), nên các dự tính ấy đã sớm... chìm vào quên lãng!

Sự kiện #2: Tháng 6 năm 2002, có dịp tôi được đến chào thăm và nói chuyện Thánh nhạc với Đức Cha Nguyễn Văn Hoà (Nha Trang), Người đã gợi ý là Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Mỹ cũng nên có một Ban Thánh nhạc do Hội Đồng Giám Mục Mỹ chỉ định để hướng dẫn những người Việt Nam đang sinh hoạt Thánh nhạc tại quốc gia này. Tôi nghe rồi... để bụng, chẳng biết thổ lộ cùng đấng nào ở đây!? Nhân tiện, Người cũng đã thuận cho tôi (và những ai muốn nhờ tôi) gởi sáng tác mới về Ban Thánh nhạc GP Nha Trang (qua LM Mi Trầm, Trưởng ban) để xin phép Chuẩn ấn.

Sự kiện #3: Vài ba tháng trước khi Vietcatholic News đăng tải (22/11/2004), LM Mi Trầm, Tổng thư ký Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc trực thuộc HĐGMVN, có gởi qua email đến tôi bài “Mấy nhận định và đề nghị về Thánh Nhạc” của ĐGM Tri Bửu Thiên (đặc trách Thánh Nhạc) chung trong một mail list gồm các Ban Thánh nhạc của các GP tại VN và một số nhạc sĩ Thánh ca trong nước để xin góp ý. Dựa trên sự kiện này là đó đây trong những bài nhận định của các cây bút phê bình Thánh nhạc từ trong nước đã đề cập không ít đến sinh hoạt Thánh nhạc tại hải ngoại, nên trong những góp ý gởi về, tôi mạnh miệng xin ĐGM đặc trách Thánh nhạc và Ban Thánh nhạc toàn quốc có những quan tâm nào đó đến giới sinh hoạt Thánh nhạc tại hải ngoại, cách riêng trong bài nhận định này, và cụ thể là việc liên lạc với HĐGM Mỹ và Liên đoàn CGVN tại Mỹ để có thể gợi ý thành lập một Ban Thánh nhạc Việt Nam. Từ một góc độ nào đó, tôi vẫn cho rằng cái xác mình trực thuộc Giáo hội Mỹ nhưng cái hồn vẫn trực thuộc GH Việt Nam và mong muốn được tự đặt mình dưới sự bảo trợ và hướng dẫn của Ban Thánh nhạc VN. Những góp ý của kẻ hèn tôi có được đón nhận và lắng nghe hay không, tôi thực tình không biết, chỉ biết một điều là... chưa nhận được hồi âm!

Sự kiện #4: Tháng 5 năm 2005, trong một tiết học của Khoá Ca trưởng cấp I tại Atlanta, Georgia, có phần chia sẻ về Thánh nhạc, Đức Ông Phạm Văn Phương, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Mỹ hiện diện trong lớp lúc đó cũng đã nhìn thấy nhu cầu thiết yếu của một Ban Thánh nhạc VN trực thuộc HĐGM Mỹ. Nhưng làm sao (?) và khi nào (?) vẫn còn là những dấu hỏi cần nhiều thời gian để được giải đáp!

Lược lại những giòng sự kiện trên đây để nhận thấy rằng:
(1) Nỗi trăn trở của một số tác giả Thánh ca Việt Nam ở hải ngoại về thủ tục xin phép Chuẩn ấn cho các sáng tác mới là thật;
(2) Các đấng đại diện cho cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Mỹ ít nhiều cũng đã "nhìn thấy" và "biết" cái nhu cầu này của những người đang sinh hoạt thánh nhạc tại đây;
(3) Sự việc dường như bị bế tắc ở chỗ những người sáng tác thánh ca tại hải ngoại (cách riêng ở Mỹ) đã chưa có một thỉnh cầu chính thức nào đối với văn phòng đại diện giáo dân VN tại Mỹ, với HĐGM Mỹ, và cả với HĐGM Việt Nam; ở chỗ các đấng đại diện, mặc dù có biết, đã chưa nhìn thấy sự cấp bách của nhu cầu này, hoặc đúng hơn, chưa biết phải giải quyết ra sao. (Tôi đoán non đoán già rằng các đấng đại diện đang phân vân không biết văn phòng nào chịu trách nhiệm giải quyết và không biết nên đề cử những ai đảm nhận cái gọi là Ban-thánh-nhạc-VN-trực-thuộc-HĐGMMỹ-nếu-có này).

Với những khó khăn kể trên, có lẽ chúng ta phải chờ đợi... hoặc giả cùng nhau tìm một vài đấng nào đó giúp chúng ta gióng lên lời thỉnh cầu đến đúng chỗ và đúng người có trách nhiệm.

Mong quí anh chị góp ý thêm...

dvh
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 06/11/05 :  10:35  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Xin chia sẻ thêm một ít hiểu biết hạn hẹp chung quanh cái gọi là "Imprimatur", Phép Chuẩn Ấn:

Phép Chuẩn Ấn - Imprimatur (let it be printed - cho phép in) là sự chấp thuận của Đức Giám Mục địa phương cho phép một tài liệu hay một cuốn sách về tín lý, về luân lý, về thần học, về phụng vụ, về thánh nhạc, v.v... được in ra và phổ biến rộng rãi, sau khi đã duyệt xét và xác nhận không có điều gì sai lầm hoặc nghịch với tín lý của Giáo Hội. (Đối với các bài Thánh ca, Phép Chuẩn Ấn - Imprimatur còn là sự chấp thuận cho sử dụng trong Phụng vụ).Thẩm quyền ban phép Chuẩn Ấn là Đức Giám Mục địa phương hoặc HĐGM nước sở tại. Mới đây (May 03, 2005) tôi nhận được Giấy Chứng Nhận Imprimatur ghi như sau: "Sau khi duyệt xét lời và nhạc 12 bài ca Phụng vụ của nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ, Dallas, USA, chúng tôi đồng ý cho phép dùng trong Phụng vụ và cho Imprimatur", có đính kèm chữ ký Nihil Obstat của LM Mi Trầm và chữ ký - con dấu Imprimatur của ĐC Hoà.

(Xin mở ngoặc để gợi ý riêng với NS Trần Đại Phước: anh Phước đã cất công gởi bài hát về Ban kiểm duyệt của TGM Sài Gòn để xin Nihil Obstat mà không xin luôn phép Imprimatur của ĐGM (VN hoặc Mỹ) để được sử dụng trong PV và được phổ biến rộng rãi - dù anh không có ý in thành sách - thì thật là uổng đó nhé. Chắc chắn có nhiều người yêu thích giòng nhạc của anh cũng đang lấy làm tiếc như tôi!?)

Vốn trước đây có thời gian được hân hạnh làm một thành viên của Ban thánh nhạc GP Nha Trang, tôi xin đính chính ngay rằng việc nhận xét và phê chuẩn các bài thánh ca dùng trong Phụng vụ không thuộc phần hành của tất cả các thành viên trong BTN mà chỉ thuộc thẩm quyền của ĐGM qua sự xác nhận không có gì ngăn trở (Nihil obstat) của Ban Kiểm duyệt thánh ca gồm vài ba thành viên của BTN được ĐGM chỉ định mà thôi (ở GP Nha Trang, Ban Kiểm duyệt trước kia và hiện nay đều gồm các LM nhạc sĩ).
Các bài ca xin phép Chuẩn ấn trước hết sẽ được gởi đến Ban Kiểm duyệt thánh ca. Sau khi xét duyệt kỹ lưỡng lời và nhạc của từng bài ca, các vị trong BKD từng người sẽ ghi ra những lời nhận xét, phê bình của mình và tất cả sau đó sẽ được đệ trình lên ĐGM. (Ở GP Nha Trang) Đức Cha Hoà sẽ đích thân duyệt xét từng bài hát, đọc lại từng nhận xét phê bình của BKD và sau đó ghi xuống những nhận xét phê bình của riêng ngài. Theo kinh nghiệm thời còn sinh hoạt với nhóm Ca Lời Hằng Sống, đến 99% các bài hát dù của tác giả nào (LM, Tu sĩ, giáo dân) cũng đều được duyệt xét kỹ lưỡng và không nhiều thì ít đều được góp ý thật chi tiết, cặn kẽ. (Điều này xác định rõ tầm quan trọng của những bài ca dùng trong Phụng vụ). Đối với những bài hát không có sai sót, hoặc không có những nhận xét góp ý của BKD, vị trưởng ban sẽ ký nhận Nihil Obstat và chính ĐGM sẽ phê chuẩn Imprimatur. Còn những bài hát có ít nhiều sai sót nào đó, tác giả sẽ được yêu cầu "bắt buộc sửa chữa" trước khi bài hát được chính thức phê chuẩn.

Chia sẻ chút hiểu biết khiêm tốn trên đây để nhắn riêng với Doni và Năm rằng:
1. Ban Thánh nhạc và nhất là Ban Kiểm duyệt thánh ca do chính ĐGM chỉ định, anh em mình nào đâu có quyền hạn gì!? Và cho dù các AE có qui tụ được vài Cha tuyên úy và một số nhạc sĩ, ca trưởng..., Cha tuyên úy nếu được ủy quyền cũng chỉ ký duyệt Nihil Obstat chứ đâu có thẩm quyền phê chuẩn Imprimatur vốn chỉ thuộc quyền ĐGM như đã thưa trên đây!
2. Ban Kiểm duyệt có thể gồm 1, 2 hoặc 3 người, nên có thể có một vài nhận xét khác nhau, nhưng thường không có nhiều đối nghịch đâu (Năm yên tâm). Dù sao vẫn còn sự góp ý và phê chuẩn của chính ĐGM.
3. Rất đồng ý với Năm về sự đau đớn của việc... chờ đợi! Ai có sáng tác mới mà không muốn chia sẻ ngay với mọi người ? Nhưng mà... mình đâu có đường chọn lựa! Nếu không muốn phải sửa lại những gì mình đã phổ biến rộng rãi thì chỉ còn cách kiên nhẫn chờ đợi cho bài hát của mình đuợc chính thức phê chuẩn thôi!

dvh
Go to Top of Page

HoangHung

NC/CT
1237 Posts

Posted - 03/15/06 :  07:09  Show Profile  Email Poster Send HoangHung a Private Message  Reply with Quote
Tạm thời cứ trình lên cha xứ để xin Ngài giúp Imprimatur (nếu được thì dịch lời ca sang tiếng Anh sẵn - mặc dù "dịch là diệt"... hihihi). Tôi đã từng làm điều này từ hơn 10 năm nay ở điạ phận Dallas (linh mục chính xứ lúc đó là cha Augustinô Nguyễn Huy Tưởng và cha Đaminh Đinh Minh Hải), thời gian để Imprimatur thì hơi lâu, có tới vài tháng cũng có, nhưng có còn hơn không!

(Chỗ anh ĐVH với cha Sơn thì chắc là dễ dàng hơn nhiều, vì mối quan hệ giữa cha Sơn và Toà Giám Mục)
Go to Top of Page

tphan2k

Others
8 Posts

Posted - 02/02/07 :  10:29  Show Profile  Email Poster Send tphan2k a Private Message  Reply with Quote
Kinh chao tat ca,

Noi toi van de duoc "Imprimatur", cac ban co the cho minh biet duoc la da co 1 list nao chua cho nhung bai hat da duoc "Imprimatur"


Cam on rat nhieu
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 02/02/07 :  12:23  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
Trước đây LouisLong vì cái tội "lười biếng", mở miệng ra chỉ biết có Imprimatur và nghĩ đó là đủ để mang vô trong nhà thờ tha hồ "hét". Sau này tìm hiểu thêm mới biết Imprimatur (Latin, meaning "let it be printed") ) mà chưa có "stamps" cho Nihil Obstat (Latin, meaning "nothing hinders") ) thì vẫn chưa được dùng trong Phụng vụ.
Nhân đọc lại topic này thấy anh TranDaiPhuoc đã có cẩn thận nhắc lại, mà xem ra hình như cũng không được "chú ý" mấy

quote:
Originally posted by TranDaiPhuoc

Cách của tôi là gửi về Ban Kiểm Duyệt của Toà Giám Mục Sàigòn để lấy Nihil Obstat (chứng nhận bài hát không có gì trở ngại về thần học, nghệ thuật âm nhạc,...). Sau đó tôi có thể xin Imprimatur (cho phép in sách) tại Toà Giám Mục địa phương Hoa Kỳ, thế nhưng tôi không in sách nên không làm phần này.


Cám ơn anh TranDaiPhuoc đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quí báu này
Trong wikipedia.org có giải thích về vấn đề này:
( http://en.wikipedia.org/wiki/Imprimatur)
"...A Roman Catholic imprimatur can consist of up to three stamps, each followed by a signature (name and title):

  • Imprimi potest (Latin, meaning "able to be printed") -- If the work is that of a member of a religious order, this stamp indicates that it has first been examined and approved by the religious superior or head of the religious order (or a duly appointed representative).

  • Nihil obstat (Latin, meaning "nothing hinders") -- This stamp indicates that the work has been examined and approved by the censor of the diocese, and that he finds it free of doctrinal or moral error. The censor is often a scholarly priest appointed by the bishop, and it is his task to work back-and-forth with the author of the work to correct any inaccuracies or problems.


  • Imprimatur (Latin, meaning "let it be printed") -- Finally, this stamp indicates that the work has been approved for printing by the bishop of the diocese, or other ecclesiastical authority.
    These "stamps" and "signatures" are simply rendered in plain type on a page at the front of the book (i.e. they are not literal stamps and hand-written signatures), and are often followed by the date and place of signing, as on legal documents.

..."


Mời các bạn xem thêm ở http://en.wikipedia.org/wiki/Imprimatur

LouisLong


Edited by - LouisLong on 02/02/07 12:54
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/12/07 :  13:43  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Xin góp ý với anh LouisLong:

quote:
Originally posted by LouisLong

Trước đây LouisLong vì cái tội "lười biếng", mở miệng ra chỉ biết có Imprimatur và nghĩ đó là đủ để mang vô trong nhà thờ tha hồ "hét".

Ý nghĩ này của anh hoàn toàn đúng. Sự thật là như vậy!

quote:
Sau này tìm hiểu thêm mới biết Imprimatur (Latin, meaning "let it be printed") ) mà chưa có "stamps" cho Nihil Obstat (Latin, meaning "nothing hinders") ) thì vẫn chưa được dùng trong Phụng vụ.

Ý nghĩ này của anh chưa đúng.
Sự thật là: một bài hát đã được một Đức giám mục ban phép "Chuẩn ấn" (imprimatur), cho dù không qua sự xác nhận "không có gì ngăn trở" (nihil obstat) của một vị hay một ban xét duyệt vẫn được phép sử dụng trong Phụng vụ; còn một bài hát đã được xác nhận "không có gì ngăn trở" mà chưa có phép "chuẩn ấn" của một ĐGM thì cũng chưa được phép sử dụng, chưa được phép phổ biến (nếu hiểu mục đích của việc in ấn là nhằm phổ biến rộng rãi).

Tôi thực lòng rất ngại chia sẻ thêm về đề tài này, nhưng vì nhận thấy lời giải thích của anh có điều không ổn, và chờ đã hơn tuần nay không có ai lên tiếng, nên mạo muội góp vào đôi giòng...

dvh
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 02/14/07 :  10:39  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by dovyha
Ý nghĩ này của anh chưa đúng.
Sự thật là: một bài hát đã được một Đức giám mục ban phép "Chuẩn ấn" (imprimatur), cho dù không qua sự xác nhận "không có gì ngăn trở" (nihil obstat) của một vị hay một ban xét duyệt vẫn được phép sử dụng trong Phụng vụ; còn một bài hát đã được xác nhận "không có gì ngăn trở" mà chưa có phép "chuẩn ấn" của một ĐGM thì cũng chưa được phép sử dụng, chưa được phép phổ biến (nếu hiểu mục đích của việc in ấn là nhằm phổ biến rộng rãi).



Anh Dỗ Vy Hạ mến,
Cám ơn anh đã cho ý kiến; Long cũng xin cáo lỗi cùng các bác: Long không nói rõ nên có lẽ gây ít nhiều ngộ nhận.
Những điều anh Đỗ Vy hạ nói hoàn toàn đúng với kinh nghiệm bản thân: Long trích lại ra đây phần anh trả lời vê `vấn đề này cách đây gần 2 năm:
quote:

(May 03, 2005) tôi nhận được Giấy Chứng Nhận Imprimatur ghi như sau: "Sau khi duyệt xét lời và nhạc 12 bài ca Phụng vụ của nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ, Dallas, USA, chúng tôi đồng ý cho phép dùng trong Phụng vụ và cho Imprimatur", có đính kèm chữ ký Nihil Obstat của LM Mi Trầm và chữ ký - con dấu Imprimatur của ĐC Hoà.


Tuy nhiên, Long thiết nghĩ có lẽ anh nên nói rõ hơn 1 chút thì có lẽ đỡ bối rối hơn cho "bà con" xa gần, đó là:
1. Imprimature để được dùng trong phụng vụ khác với imprimature chỉ để được chứng nhận không có gì sai lạc về đức tin và phong hóa.
Hay nói cách khác, Imprimature để được dùng trong phụng vụ bao gồm:
1. chứng nhận không có gì sai lạc về đức tin và phong hóa(điều kiện cần)
2. được dùng trong phụng vụ (điều kiện đủ)
và có ghi rõ là "cho phép dùng trong Phụng vụ"

(Anh DVH có dẫn chứng bên trên: là anh đã gởi 12 bài ca Phụng vụ để nhận Imprimature - bài ca về Phụng vụ thì ắt hẳn imprimatur với mục đích được chuẫn nhận để được dùng trong phụng vụ. Và lời chứng nhận cũng nêu rõ là " đồng ý cho phép dùng trong Phụng vụ và cho imprimatur"

2. Trường hợp Imprimatur nhưng chưa hẳn đã được chuẫn nhận để được dùng trong phụng vụ: xin xem một ví dụ cụ thể( xem hình dưới đây và 2 câu chú thích (...Việc cho Nihil obstat và Imprimature Bản dịch Đối Chiếu Tin Mừng không có nghĩa là bản dịch này được dùng trong phụng vụ. ):



Nhân tiện, Long cũng tìm thấy 1 văn bản bằng tiếng Anh cũng có nhắc đến vấn đề này, cùng với việc "Imprimi Potest," "Nihil Obstat,""Imprimatur" và Long nghĩ ở ViệtNam cũng theo trình tự như thế

The Church, given teaching authority by Christ and as the conduit for fullness of Truth on this earth, has the obligation to preserve Her sheep from deviations from the Truth and to to guarantee them the "objective possibility of professing the true faith without error" (Catechism, No. 890). Because of this, the Bishops will look at books published by Catholics on Catholic matters in their dioceses, giving them their "okay" if nothing therein is found to be contrary to the Faith (relevant Canon Law: "Title IV: The Means of Social Communication," ¶ 822-832)

The procedure works like this: when a Catholic writes a book on faith, morals, theology, liturgy, books on prayer, editions of Sacred Scripture, etc., he will submit his manuscript to his diocese's Censor. If the Censor finds no problem with it, he will give it his stamp, which reads "Nihil Obstat," or "nothing stands in the way." He then sends it to the Bishop for his review. If the Bishop finds nothing objectionable, he gives the book his "Imprimatur" which means, "let it be printed."

If the Catholic writing the book is a member of a religious order, the manuscript is first sent to his religious superior before it is sent to the Censor and Bishop. If the religious superior finds no impediment to publication, he will give the book his stamp of "Imprimi Potest," which means "it can be printed."

Nowadays, after the Imprimatur, you might see these words:

The "Nihil Obstat" and "Imprimatur" are official declarations that a book or pamphlet is free of doctrinal or moral error. No implication is contained therein that those who have granted the Nihil Obstat and the Imprimatur agree with the content, opinions or statements expressed.

Please know that the presence of an Imprimatur does not mean that a book is an official text of the Church. It doesn't make the book the equivalent of an encyclical, say. It's not the approval of the work by the Pope or a dogmatic Council, and it's not a stamp of infallibility. It doesn't even mean that everything in the book is accurate, only that there is nothing in it that contradicts Catholic dogma. But, while occasionally a book sneaks through and its Imprimatur later recalled, this procedure is an important way for Catholics to increase their chances of staying error-free with regard to doctrine. Sadly, because of the triumph of modernsists and liberals in the human aspect of the Church since the Second Vatican Council, books which could well contain a watered-down theology, a warped view of History, etc. now do receive the "Imprimatur."

Bottom line: When buying books on religious and spiritual matters, seek out those books written before Vatican II and which have the "Imprimatur," or those books which are known to be written by solidly orthodox traditional Catholics. Otherwise, be wary and take the book with a grain of salt. And, always, if you come across a book that says horrific things about the Church, Her teachings, or Her history, read the traditional Catholic point of view and dig up objective resources. There's a lot of lying going on out there, folks.


SUMMARY
Religious Superior's stamp: IMPRIMI POTEST "it can be printed"
Censor's stamp: NIHIL OBSTAT "nothing stands in the way"
Bishop's stamp: IMPRIMATUR "let it be printed"


và Long có tìm 1 bản Kinh Thánh được in ở VietNam theo đúng trình tự "IMPRIMI POTEST" ..."IMPRIMATUR" như trên, xin đính kèm:



Thú thiệt, Long cũng ngại còn hơn anh Đỗ Vy Hạ khi nói tới vấn đề này, vì bản thân Long chưa bao giờ được cái "diễm phúc" để gởi bài đi xin "chuẫn ấn" (cho dù chỉ để sử dụng chỉ để hát rong ngoài nhà thờ, hay trong những sinh hoạt cúa thiếu nhi, chứ đừng nói là dùng trong phụng vụ :p]), thế nhưng Long cảm thấy những gì đang chia sẻ và giải thích về vấn đề này trong mục "Thánh Ca Approval" có lẽ cũng .... chưa rõ ràng cho lắm, do đó muốn góp ý thêm thôi. Hy vọng những điều Long đang chia sẻ cũng không có gì sai lạc về ...đức tin và phong hoá . hì hì

LouisLong

Edited by - LouisLong on 02/14/07 11:06
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 02/14/07 :  12:52  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Xin giới thiệu với anh LouisLong 2 topics có đề cập đến "chuyện" này:

1. "Thắc mắc về những bài hát trên Catruong.com":
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1734

2. "Hiệu lực của một bài thánh ca đã được Imprimatur":
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1724

Cũng rất đồng ý với anh là phép Chuẩn Ấn (Imprimatur) một Đức giám mục ban cho một bài hát nào đó được hiểu là "được phép dùng trong Phụng vụ"; còn đối với những tác phẩm như các bản dịch Kinh Thánh, phép Chuẩn Ấn cho phép in ấn, phổ biến để làm tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn, chứ nếu muốn được dùng trong Phụng vụ thì... có lẽ phải được phép của Uỷ ban Phụng Tự của một Hội đồng Giám Mục và nhất là phải được Toà Thánh châu phê (như trường hợp Bản dịch mới 2005 của Nghi thức Thánh Lễ).

dvh
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05