Author |
Topic |
|
imtuan
CT/NC
111 Posts |
Posted - 06/04/01 : 13:32
|
Các anh chị thân mến,
Trong tâm tình học hỏi, và giúp nhau giữ vững niềm tin vào Chúa Kitô - Yêu Thánh Nhạc, âm nhạc nên Tuấn mạo muội viết bài này. Nếu vì lý do gì mà các anh chị không vừa ý, xin bỏ qua giùm và Email cho Tuấn ([email protected]) = = = = = = Tuấn có dịp đi tham dự 1 lớp của Mỹ. Khóa này dài 1 tuần (sáng tới chiều) do ông Dr. Bonner (viết tắt DrB) hướng dẫn.
Ông DrB là một Choral Director giỏi và ông có khá nhiều học trò rải rác các tiểu bang. Mỗi năm ông mở lớp khắp nơi, để hướng dẫn cho các học trò cũ - mới của ông.
Nói sơ sơ về 1 buổi học như sau: - Các học trò sẽ thay phiên nhau lên điều khiển qua những bài hát đã chuẩn bị trước. Để biết sự tiến bộ của từng ca trưởng. - Các bạn trong lớp sẽ góp ý về cách điều khiển của mình. - Mỗi ngày sẽ chú trọng tới những kỹ thuật của DrB. - Trong khi ca trưởng điều khiển thì những học trò sẽ đóng vai ca viên hát 4 bè. - Có giờ nghỉ, ăn trưa, ăn tối.
Những người trong lớp học hầu hết là ca trưởng, Music Director, Choral Director cho những nhà thờ của Mỹ và họ sinh hoạt ở tiểu bang của họ. Có người ở LasVegas, Texas, California, Washington.
Trong lúc tham dự thì Tuấn ghi nhận là: - Người điều khiển không chú trọng "Nhiều" lúc ra vô của từng bè. Khi Tuấn hỏi ra thì biết là họ không điều khiển từng nhịp một để mời bè này vô, bè kia ra - họ gọi là "beat conducting" Tuấn nghĩ có lẽ trình độ nhạc lý của họ cao nên không cần nhắc nhở nhiều. - Trình độ nhạc lý họ cao. - Trình độ xướng âm (sight reading)của họ giỏi. - Những bài nhạc hát, tempo nhanh (100+). - Các học trò, các thức điều khiển khá giống nhau (Tuấn sẽ kể trong phần 2 ...) - Người đệm đàn Piano rất giỏi, anh ta có thể đánh theo mọi kiểu, đánh theo đúng như cách viết của composer/arranger và nhiều lúc anh có đánh thêm 1 tý. - Những bài nhạc hát có phần đệm đàn cho Piano hết. - Những bài nhạc hát khó nhiều thăng (#), giáng (b) vì họ modulate nhiều. Bài nhạc nào cũng dài, tối thiểu là 4 trang.
Trong phần 2, Tuấn sẽ nói thêm về một vài technique mà ông DrB chỉ dẫn cho học trò ông tạ
(... xin xem tiếp phần 2 ... )
"Let us show a friend our heart, and he will open his to us... A friend, if he is true, hides nothing." --St. Ambrose of Milan --
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 06/04/01 : 15:16
|
Cám ơn anh Tuấn, mong được đọc phần II của anh.
hvh |
|
|
imtuan
CT/NC
111 Posts |
Posted - 06/04/01 : 15:24
|
Khóa huấn luyện (phần 2) = = = = = = = = = = = = = Ông DrB, chú trọng nhiều về "the sounds" của ca đoàn như là: 1. Làm sao cho các ca viên hát 1 cách sung sức trong bài hát. 2. Làm sao cho các ca viên hát những nốt cao một cách dễ dàng trong lúc hát. 3. Làm sao hát câu kết có dư âm chứ không im tiếng.
Trước khi đi tham dự khóa này, ông thầy của Tuấn (not DrB) có nhắc nhở những kỹ thuật đặc biệt của ông DrB. Đã đi nghe, thấy - nay xin chia sẻ với các anh chị. - - - - Trả lời câu số 1: 1. Làm sao cho các ca viên hát 1 cách sung sức trong bài hát - - - - Lối điều khiển của ca trưởng Mỹ trong lớp thì họ thường dùng tay phải để conduct the beat pattern, và tay trái dùng để cue, cutoff, to nhỏ ... Cách thức của DrB cho câu trả lời là: - Khi điều khiển thì để tay trái trong tư thế chuẩn bị mời ca đoàn (giống tay phải). Trong lúc hát sau khi cueing, to nhỏ, thì cũng để tay như vậy. Làm như vậy, các ca viên sẽ cảm thấy một sự cân bằng, lúc nào cũng mời họ chuẩn bị lấy hơi. Và trong lúc điều khiển, miệng ca trưởng phải mở ra luôn để các ca viên dễ lấy hơi và thở đều hơn.
- - - - Trả lời câu số 2: Làm sao cho các ca viên hát những nốt cao một cách dễ dàng trong lúc hát. - - - - Cách thức của DrB cho câu trả lời là: Khi điều khiển sắp sửa hát cho các nô't cao thì tay ca trưởng ngửa ra, bụm lại và búng lên cao. Giống như là các em dâng hoa đang thẩy các lá bông. Điều quan trọng trong cách này là: phải búng ra trước nốt nhạc trước khỏang (1/4 giây) - Ví dụ như nốt SOL cao sắp phải hát ở nhịp 3 của bài nhạc nhịp 4/4 thì người ca trưởng phải búng lên cao trước nhịp 3 một tí. Làm như vậy thì vừa nhắc trước các ca viên nốt nhạc cao và tạo 1 sự thoát hơi dễ dàng cho các ca viên hát nốt cao.
- - - - Trả lời câu số 3: Làm sao hát câu kết có dư âm chứ không im tiếng. - - - - Lúc hát những chữ kết thì có nhiều kết quả như sau: Ví dụ như chữ phải hát kết là: Muôn Đời
=> Cách a) Trong lúc hát chữ Đời, ca trưởng dùng bàn tay dơ lên nắm lại, (hoặc ngón tay co lại) rồi giữ yên. Âm thanh được tạo nên trong lúc này là: "Đời" rồi im bặt.
=> Cách b) Trong lúc hát chữ Đời, ca trưởng dùng bàn tay dơ lên nắm lại, (hoặc ngón tay co lại) nhưng tới âm cuối lại phất lên một tí. Âm thanh được tạo nên trong lúc này là: "Đời ..ời" nghe chữ Đời trước và dư âm "ời" rất là nhỏ theo sau - bởi vì cái phất nhẹ lúc cuối cùng. Cách thức của DrB cho câu trả lời là: Trong lúc ca viên đang hát chữ Đời - Người ca trưởng, bàn tay ngửa ra đưa lên tùy theo tempo lúc kết (bàn tay ngửa giống như đang nâng 1 qủa cam) khi tới gần lúc cuối cùng thì bàn tay đã đưa ngang lên tai và hất ra phía trước một quãng thật ngắn và dừng lai. Phải căn thời gian cho thật đúng trong kỹ thuật này, nếu không ca đoàn sẽ bị hụt hơi trong lúc mình hất rạ Âm thanh được tạo nên thay vì là "Đời ..ời" mà thành "Đời .. Ợi".
Xin kết thúc ... Phải cám ơn ông thầy đã khuyên mình đi nghe và học hỏi thêm - Có đi nghe, thấy và thực tập, thấy hứng thú hơn và những động tác của tay trái, tay phải có lý do của nó.
Hy vọng các anh chị, hiểu hoặc mường tượng ra những động tác mà Tuấn cố gắng diễn tả bởi vì nghề múa khó mà kể - chỉ kiếm thầy, rồi thầy thương truyền lại những chiêu mà thầy sáng tạo được. Rồi mình dùng và áp dụng vô chiêu thức, kiểu cách của mình.
Xin chúc các anh chị thành công nhiều.
Tuấn
"Let us show a friend our heart, and he will open his to us... A friend, if he is true, hides nothing." --St. Ambrose of Milan --
|
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 06/04/01 : 15:50
|
Tôi đọc cũng... hay, mà khó mường tượng nổi. Mình thử nghĩ cách nào để upload video vào đây làm thí dụ thì hay.
Cái kiểu mà tay trái luôn luôn giữ ở một vị trí để điều khiển to nhỏ, cao thấp , còn tay mặt thì giữ nhịp... nó nằm trong phần huấn luyện điều khiển orchestra (với đũa nhịp) của trường Mỹ. Các kỹ thuật để hát nốt cao và hát vang tiếng thấy lạ và đáng đào sâu để học hỏi. Hy vọng Tuấn có thể chia sẻ thêm với bà con khi có cơ hội.
Tôi cũng đồng ý với Tuấn, học đánh nhịp chỉ có thể nhìn và bắt chước thôi, chứ còn đọc rồi làm theo thì... dễ bị "tẩu hoả nhập ma" lắm!
hvh |
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 06/05/01 : 07:23
|
Xin cám ơn những chia sẻ của Tuấn... ít ra mình cũng được mở rộng tầm con mắt (nhưng mới chỉ được đọc thôi, nếu được nhìn nữa thì tuyệt!). Mình cũng rất hứng thú với 3 cái "làm sao để..." trong phần 2 Tuấn chia sẻ. Nhưng đáng tiếc đây mới chỉ là những kỹ thuật riêng của người cầm đũa nhịp. Có cách nào chia sẻ thêm về kỹ thuật "hát" (dành cho ca viên) qua 3 đề mục Tuấn đã nêu ra không? Xin cám ơn trước.
dvh
|
|
|
imtuan
CT/NC
111 Posts |
Posted - 06/06/01 : 17:02
|
Anh Hùng và Anh DVH mến, Những người ca trưởng trong lớp không có dùng đũa nhịp. Ngay cả ông DrB cũng không dùng đũa nhịp.
Bàn về kỹ thuật hát như anh DVH đã nhắc đó:
Em thấy ông thầy làm như vầy hay lắm. (Ví dụ như mình muốn thử cách hát các note cao) 1. Tìm một đoạn nhạc nào đó. 2. Nhắc ca đoàn xin hát theo cách ca trưởng điều khiển (không nói trước họ là mình muốn gì) 3. Thử cách điều khiển (không làm gì đặc biệt hơn thường lệ hết) - mời các ca viên hát. Trong lúc hát ca trưởng để ý tiếng hát của các ca viên. 4. Thử cách điều khiển mới sáng tạo hơn (có thể dùng cách của DrB) - mời các ca viên hát. Trong lúc hát ca trưởng để ý tiếng hát của các ca viên. 5. Sau đó, (khi hát xong 2 lần) mình sẽ hỏi các ca viên họ cảm thấy như thế nào trong lúc hát và tiếng hát của ca đoàn thay đổi ra sao? 6. Để cách thực tập này "works" các ca viên phải nhìn ca trưởng điều khiển.
"Let us show a friend our heart, and he will open his to us... A friend, if he is true, hides nothing." --St. Ambrose of Milan --
|
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 06/11/01 : 18:06
|
hehehe... Cám ơn sự chia sẻ quí hoá của Tuấn. Trong tuần qua, mình về suy nghĩ và tìm một giải pháp đánh nhịp cho các nốt vươn cao, và thấy là nó có vẻ ... works...thật. Xem ra, qua tay nhịp của người ca trưởng, có thể giúp nâng giọng hát lên thật sự!!!! bravo!!!
hvh |
|
|
NguyenHue
NC/CT
4 Posts |
Posted - 07/04/01 : 06:33
|
Anh Tuấn, Cám ơn anh đã chia sẻ những kinh nghiệm rất qúy báu. Toi sẽ áp dụng ngay vào buổi tập hát thứ Sáu này 2 diểm mới lạ (Tay trái gui vai trò diễn tả âm sác, trong khi tay trái dẫn nhịp. ) Rất mong được học hỏi them từ anh.
Hue Nguyen
|
|
|
|
Topic |
|
|
|