Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Đại Bàng LÀ .... Phượng Hoàng ???
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

hanpham

CT/NC
308 Posts

Posted - 03/16/06 :  06:35  Show Profile  Email Poster Send hanpham a Private Message  Reply with Quote
Không biết bắt đầu từ đâu chúng ta cho chim Phượng Hoàng nhập vào family của chim Đại Bàng ??? Vietcatholic Network giới thiệu bài hát này là nhạc phẩm “Trên Cánh Đại Bàng” tuy nhiên trong suốt bài hát thì chúng ta chỉ nghe ca đoàn hát về “đôi cánh Phượng Hoàng”. Ngày xưa tôi nhớ hay coi phim đánh nhau thì trong quân đội hay dùng câu “Đại Bàng gọi Phượng Hoàng” hay “Phượng Hoàng gọi Đại Bàng”. Tôi đâu ngờ là sang thế kỷ 21 thì “Đại Bàng LÀ Phượng Hoàng” hay “Phượng Hoàng LÀ Đại Bàng”.

Tôi vẫn hiểu vấn đề dịch thuật bài hát rất khó cho nên OCP đã trình bày rõ ràng: “Regarding the texts in the the parallel languages, it must be noted that these words are not precise traslations. .... the translators used paraphrase and sometimes departed from the original text to present a “dynamic equivalence” ....” nhưng đây là một trong số các trường hợp mà bản dịch làm sai lạc tâm tình của tác giả. Đây là trường hợp của một “poor equivalence.”

Giống như tất cả mọi người, tôi cũng rất mê bài hát “On the Eagle’s Wings”. Tuy nhiên bản dịch tiếng Việt của chúng ta đã làm mất đi giá trị bài hát này quá nhiều. Việc Nhạc Sĩ Michael Joncas dùng hình ảnh chim đại bàng là có ẩn ý nói về sức mạnh, oai hùng của sinh vật đó với mộng ước là các sinh vật khác sẽ tìm đến sinh vật đó làm nơi trú ẩn. Từ hình ảnh đó chúng ta có thể hiểu là tác giả muốn nói về sức mạnh và sự oai hùng của Thiên Chúa là nơi chúng ta mong tìm tới để trú ẩn. Trong khi đó thì loài chim Phượng Hoàng chỉ là một sinh vật huyền thoại trong truyền thuyết Ai Cập. Sử dụng hình ảnh của một sinh vật có thật để liên tưởng tới hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu làm bài hát “On the Eagle’s Wings” sinh động và đi vào lòng người dễ dàng. Trong khi đó sử dụng hình ảnh một sinh vật chỉ có trong huyền thoại để liên tưởng để hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu là một sự so sánh không cân đối và có thể làm ảnh hưởng đến sự hiện thực của Thiên Chúa. Tôi tự suy luận là bản dịch tiếng Việt muốn dùng hình ảnh chim Phượng Hoàng vì loài chim này có bộ lông màu vàng và đỏ có thể đẹp hơn bộ lông của chim Đại Bàng. Nếu đúng như vậy thì chúng ta lại càng sai nữa. Thiên Chúa chúng ta không khi nào tự cho mình hình ảnh là một Thiên Chúa sang trọng, ăn mặc đẹp cả. Ngài là Thiên Chúa oai hùng và giàu lòng tha thứ. Tôi cũng tự suy luận là bản dịch tiếng Việt muốn dùng hình ảnh chim Phượng Hoàng vì trong truyền thuyết thì loài chim này ngoi lên từ đống tro bụi. Phải chăng bản dịch muốn nói đến sự Phục Sinh của Đức Kitô ? Nếu đúng như thế thì lại càng sai nặng hơn nữa. Đức Kitô Ngài chiến thắng sự chết, oai hùng sống lại chứ Ngài đâu có ngoi lên từ đống tro bụi. Sử dụng hình ảnh ngoi lên từ đống tro bụi để nói về sự Phục Sinh khải hoàn của Đức Kitô là một sự so sánh ... (what can I say ???).

Đây cũng là vấn đề của một số sáng tác khi chúng ta đi so sánh chúng ta với những hình ảnh như: con thiêu thân, con thuyền, mây bay, thậm chí muốn mình là người tình của Chúa .... Chúng ta phải make sure là những sự so sánh đó sẽ đi về đâu. Không phải là cứ hạ mình xuống là tốt. Nhiều khi hạ mình quá làm chúng ta nhu nhược và làm mất đi giá trị thật sự của loài do chính Thiên Chúa tạo dựng giống như hình ảnh Ngài. Thay vì tiếp tục hạ mình thì chúng ta nên ngẩng cao đầu vì chúng ta là con Chúa mà.

Trong những năm sinh hoạt ca đoàn, tôi hát nhạc dịch nhiều lắm. Người tôi thấy dịch trung thực và hay là anh Đức Dũng (CĐ Trẻ Đắc Lộ hiện đang sinh sống tại Australia). Tôi xem qua các bản dịch trong cuốn Chung Lời Tán Tụng của OCP, tôi thấy nhiều lỗi nghiêm trọng trong đó. Tôi bất ngờ vì anh Đức Dũng chỉ có một mình trong khi hàng ngũ Editors và Translators của OCP khá là hùng hậu. Xin đừng hiểu lầm là tôi đang hạ giá các cố gắng của OCP cũng như của các dịch giả. OCP là nguồn cung cấp nhạc cho ca đoàn Mỹ mà tôi từng sinh hoạt và inventory của họ rất phong phú. Tuy nhiên OCP và các dịch giả VN cần phải “khó” hơn một chút trong khi làm công việc của mình.

Đáng lẽ tôi phải viết thơ trực tiếp cho OCP mới đúng nhưng chúng ta cũng nên nghiên cứu sự kiện “Đại Bàng LÀ Phượng Hoàng” này để học hỏi thêm về một loại hình Thánh Ca mới (not for me) “Thánh Ca Song Ngữ”. Thân.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

On a personal note: Tôi có dịp gặp Brother Rufino Zaragoza khi anh ta đến thăm giáo xứ chúng tôi khoảng 8, 9 năm trước. Tôi cũng có một cuộc trao đổi ngắn với anh ta và nếu tôi nhớ không lầm thì anh ta cũng có nói cho tôi nghe về project dịch nhạc Song Ngữ. Một điều thú vị là anh ta đến tham dự thánh lễ chúng tôi hát - cho dù sau đó sẽ phải trễ lễ tại giáo xứ khác - vì những người quen đều nói với anh ta “Đã về giáo xứ này thì phải đi nghe ca đoàn đó hát.” Gần đây chúng ta đang bàn luận về thế nào là biết ca đoàn mình hát hay thì đây cũng là một “dấu chỉ”. Không chỉ một mình Brother Rufino nhưng dạo đó ca đoàn chúng tôi rất hãnh diện vì có nhiều giáo dân khi có thân nhân từ xa về chơi đều recommend đến thăm giáo xứ và tham dự thánh lễ chúng tôi hát. Tôi có thể nói là lúc đó “we did a very good job.”


  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05