Author |
Topic |
|
voduyenbattai
CT/NC
8 Posts |
Posted - 07/12/06 : 05:19
|
Chao cac anh chi Tôi có một thắc mắc nhờ các anh chị giải đáp cho: Khi mình hoà âm lại một bài hát (có thể từ ít bè viết lại thành nhiều bè, từ nhiều bè thành ít bè hoặc là từ hai (bốn) bè thành lại hai (bốn) bè nhưng với hoà âm khác) thì có cần xin phép và được sự đồng ý của tác giả hay không?
Khi hoà âm lại mình có thể sửa một vài nốt (rất ít, khoảng 4 nốt) của bè chính (giai điệu) hay không? Xin cám ơn
|
|
hanpham
CT/NC
308 Posts |
Posted - 07/12/06 : 09:26
|
Bạn mến
Hòa âm lại bài hát là chuyện bình thường tuy nhiên bằng mọi giá chúng ta không nên thay đổi các nốt (cho dù là 1 nốt) hay lời của bài hát. Chúc bạn may mắn và nếu có gì thì xin chia sẻ lên đây để mọi người cùng học tập. Thân.
Phạm Dương Hãn www.hanpham.com
|
|
|
voduyenbattai
CT/NC
8 Posts |
Posted - 07/27/06 : 06:53
|
Hôm nay mới vào lại Forum. Cám ơn anh Hãn đã giúp ý kiến
Nhờ các anh chị giải đáp cho một thắc mắc nữa: Tôi thấy có 2 bài hát có lời tương tự như nhau:
Bài thứ nhất: Xin Hiến Dâng – của LM. Nguyễn Mộng Huỳnh Lạy Chúa con xin hiến dâng. Đời con xin trao về Chúa cho tình Chúa tuôn đổ vào lòng con. Con muốn Chúa cùng con nên một trong hơi thở buồn vui cuộc đời, trong lam lũ mồ hôi nước mắt, trong tiếng khóc hay trong tiếng cười.
bài thứ hai: Tình Dâng Hiến - không ghi tên tác giả (trong catruong.com) Lạy Chúa con tiến dâng lên, tình yêu con xin trao đổi tình yêu. Tình con dâng trao vào lòng Chúa, cho tình Chúa tuôn đổ vào lòng con. Con muốn Chúa cùng con nên một trong hơi thở buồn vui cuộc đời, trong lam lũ mồ hôi nước mắt, trong tiếng khóc nức lẫn tiếng cười
Lời ca của hai bài này có thể nói là được viết bởi một người.
Nếu hai tác giả trên (cùng) phổ nhạc một bản văn có trước mà (cùng)quên ghi tên của người viết lời hoặc không biết nên không ghi thì thôi, coi như không có vấn đề gì, chúng ta không bàn đến
Nhưng từ đây làm nảy sinh ra một thắc mắc: Mình có thể lấy lời từ một bài hát của người khác để viết nhạc lại hay không? Nghĩa là phổ nhạc lại từ lời của một bài hát đã có Rất mong được đón nyận ý kiến của các anh chị Thân
|
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 07/27/06 : 07:18
|
Về Hoà Âm, như anh Hãn nói, dù 1 nốt của bè chính cũng không được thay đổi. Về Lời Ca, mình có thể dùng thơ, văn, hoặc ý tưởng của một người khác, bài ca khác, để dệt nhạc (đề rõ xuất xứ). Ngược lại, không nên mượn nhạc của người khác để đặt lời ca của mình vào.
Nếu mình thêm bớt phần hoà âm cho thích hợp với khả năng Ca đoàn hoặc ý thích của mình để dùng trong nội bộ 1 hoặc 2 lần thôi, thì chắc không sao (thỉnh thoảng tôi cũng là thủ phạm), nhưng nếu dùng lâu dài hoặc phổ biến ra ngoài thì chắc chắn phải xin phép tác giả trước (hoà âm dở quá làm hư bài hát và mang tiếng Tác Giả thì chết)!
Nhiều người học qua hoà âm và nghĩ hoà âm là "fill in" các nốt nhạc cho đầy là xong, nhưng thực sự nó phức tạp hơn nhiều. Các hợp âm phải gạn lọc và sử dụng cho đúng với lời ca, ý tưởng câu nhạc, mầu sắc, thứ tự, cảm giác: có khi thiếu, có khi đầy, có khi buồn có khi vui, có khi khúc mắc (các hợp âm nghịch), có khi giải tỏa, vv... |
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 07/27/06 : 11:01
|
...Nhưng từ đây làm nảy sinh ra một thắc mắc: Mình có thể lấy lời từ một bài hát của người khác để viết nhạc lại hay không? Nghĩa là phổ nhạc lại từ lời của một bài hát đã có... (voduyenbattai)
Một bài thơ hay có thể có hơn một nhạc sĩ dùng để phổ nhạc, như trong trường hợp các Thánh vịnh, Thánh thi. Nhưng... dùng lời ca của một bài hát đã có sẵn của một tác giả nào đó rồi chế biến thành một bài hát mới, thì đúng là chuyện lạ bốn phương rồi! Chuyện lạ, nhưng không phải không có. Mời đọc topic dưới đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1919
Thế nhưng làm như vậy để làm gì? Chê giai điệu của chính tác giả dở chăng? Vậy liệu khi chế biến lại, người nào đó có dám chắc là mình không hề vay mượn một chút gì từ giai điệu, ý nhạc, tứ nhạc, sắc nhạc, cấu trúc câu... cũ không? Công việc không đơn giản chút nào, có đúng không? Còn chuyện "all rights reserved" thì sao nhỉ? Có chưởng môn Võ Ðang nào ngang nhiên đến Thiếu Lâm Tự bảo rằng: "Thằng đệ tử kia của sư cụ không nên nết chút nào, hãy để ta dạy dỗ nó cho" không?
Lếu láo vài hàng...
dvh
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 07/28/06 : 07:51
|
quote: Originally posted by voduyenbattai
Chao cac anh chi 1. Tôi có một thắc mắc nhờ các anh chị giải đáp cho: Khi mình hoà âm lại một bài hát (có thể từ ít bè viết lại thành nhiều bè, từ nhiều bè thành ít bè hoặc là từ hai (bốn) bè thành lại hai (bốn) bè nhưng với hoà âm khác) thì có cần xin phép và được sự đồng ý của tác giả hay không?
2. Khi hoà âm lại mình có thể sửa một vài nốt (rất ít, khoảng 4 nốt) của bè chính (giai điệu) hay không? Xin cám ơn
3. Mình có thể lấy lời từ một bài hát của người khác để viết nhạc lại hay không? Nghĩa là phổ nhạc lại từ lời của một bài hát đã có
1. Nếu có phương tiện liên lạc, nên luôn luôn gửi đến tác giả một bản mình đã hoà âm.
2. Trong nguyên tắc căn bản của lớp nhạc, khi thầy đưa ra một đề nhạc để hoà âm, học sinh có thể hoà theo nhiều kiểu khác nhau, nhưng tuyệt đối không thay đổi đề - tương tự như trong lớp khi làm toán, chúng ta không có quyền thay đổi đề toán. Ra ngoài đời cũng vậy, giai điệu chính của một ca khúc là đề, lại còn vướng thêm sự tế nhị đối với tác giả, nên thông thường người hoà âm không nên thêm bớt thay đổi gì cả ở phần giai điệu chính.
2 và 3. Tuy nhiên, nếu nói rằng đừng bao giờ thay đổi thì cũng không phải. Có nhiều trường hợp vì mục đích sáng tạo, cảm tác, người hoà âm đã thay đổi, khai triển, quảng diễn, vay mượn nét nhạc chính, và điều đó không nên được hiểu là chuyện đạo nhạc hay sửa sai. Các vị làm chuyện đó thường đã có bản lãnh sáng tác và có liên hệ thân thiết với tác giả. Từ thời cổ điển đã có điều này. Còn trong làng nhạc Việt đạo lẫn đời ta cũng có thể nhớ ra một vài trường hợp như Hải Linh - Y Vân (Lòng Mẹ), Kim Long - Xuân Thảo (Say Nôen), Hải Linh - Kim Long (cũng Say Nôen), Cát Minh - Ngô Duy Linh (Không Có Gì), Thiên Quang - Hùng Lân (Ngợi Ca Thiên Chúa), Cung Tiến - Beethoven, Mozart (Nguyệt Cầm, Đêm Hoa Đăng), Phạm Đình Chương - Cung Tiến (Nửa Hồn Thương Đau - Lệ Đá Xanh)....
Mong được bạn chia sẻ những bài bạn hoà âm.
|
Edited by - TranDaiPhuoc on 07/28/06 07:58 |
|
|
ple22
Others
678 Posts |
Posted - 07/28/06 : 18:16
|
quote: Originally posted by TranDaiPhuoc
2 và 3. Tuy nhiên, nếu nói rằng đừng bao giờ thay đổi thì cũng không phải. Có nhiều trường hợp vì mục đích sáng tạo, cảm tác, người hoà âm đã thay đổi, khai triển, quảng diễn, vay mượn nét nhạc chính, và điều đó không nên được hiểu là chuyện đạo nhạc hay sửa sai. Các vị làm chuyện đó thường đã có bản lãnh sáng tác và có liên hệ thân thiết với tác giả. Từ thời cổ điển đã có điều này. Còn trong làng nhạc Việt đạo lẫn đời ta cũng có thể nhớ ra một vài trường hợp như Hải Linh - Y Vân (Lòng Mẹ), Kim Long - Xuân Thảo (Say Nôen), Hải Linh - Kim Long (cũng Say Nôen), Cát Minh - Ngô Duy Linh (Không Có Gì), Thiên Quang - Hùng Lân (Ngợi Ca Thiên Chúa), Cung Tiến - Beethoven, Mozart (Nguyệt Cầm, Đêm Hoa Đăng), Phạm Đình Chương - Cung Tiến (Nửa Hồn Thương Đau - Lệ Đá Xanh)....
Mong được bạn chia sẻ những bài bạn hoà âm.
....và Ưng Lang - TĐP (Mưa Rơi - Mưa Cứu Độ) |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 07/28/06 : 20:19
|
Cảm ơn bạn PLe đã nhớ và nhắc đến bài hát của tôi, nhưng ví dụ của bạn không thuộc vào trường hợp mà tôi đang bàn đến đâu. Khi soạn bài Mưa Cứu Độ, tôi không hề có ý cảm hứng hay khai triển từ bài Mưa Rơi của Ưng Lang và Châu Kỳ dù là khúc mở đầu có vài dấu nhạc vô tình trùng hợp, vốn dĩ cũng là chuyện bình thường trong cái thế giới của tonal music. Rồi muốn thực sự biết hai bản nhạc ra sao, mình cần xét tiếp các diễn tiến về dòng nhạc, về chuyển âm, về hoà âm về sau ra sao nữa.
Những dẫn chứng tôi đưa ra trong thư trước ở vào trường hợp một nhạc sỹ cố tình lấy cảm hứng từ tác phẩm của một nhạc sỹ bạn để viết thành một tác phẩm thứ nhì ở một hình thức khác, vốn là một kiểu sáng tác "hợp pháp" và không những thế, thường là có giá trị. Tôi đưa ra những dẫn chứng đó - ngoài mục đích trả lời câu hỏi của bạn VDBT - là với ý tốt đối với các tác giả ấy; người đọc với hiểu biết trung bình cũng đủ thấy điều đó ngay. |
|
|
ple22
Others
678 Posts |
Posted - 07/28/06 : 22:23
|
Anh Phước mến, Thực ra tôi rất thích những bản nhạc của anh sáng tác như: Mưa Cứu Độ, Mục Đồng Hành Khúc, Nhớ Mãi Ơn Cha, Bóng Chiều, Chào đón Xuân Về ... Khi xướng âm bài Mưa Cứu Độ thì bị ngay bài Mưa Rơi chi phối có lẽ melodies của bài Mưa Rơi thấm sâu vào máu nên dễ bị ảnh hưởng chăng? bài Bóng Chiều cũng có cùng cái cảm giác tương tự (hình như nó có hơi hám của bài Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ - not sure nhưng thấy quen quen)
Tôi không hề có bất cứ ý nghĩ không đẹp nào về những sáng tác của anh mà trái lại, nhớ ngày Motherday & Fatherday vừa qua ngồi dạo bài Bóng Chiều và Nhớ Mãi Ơn Cha của anh tôi thực sự xúc động, ước gì mình còn có cơ hội để hát cho các ngài nghe....
peter |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 07/29/06 : 07:56
|
Anh Peter mến,
Ý anh muốn nói là bài của Schubert mà Phạm Duy dịch thành Dạ Khúc đấy (bài của Nguyễn Văn Quỳ hay của Nguyễn Mỹ Ca tôi cũng biết, nhưng không có điểm nào "giống" bài Bóng Chiều cả). Trong phần dạo nhạc, Schubert dùng móc nối hợp âm các bậc i-VI-iv-V, nhịp 3/4. Tôi cũng dùng chính móc nối ấy để mở đầu bài Bóng Chiều ở nhịp 4/4. Đó là một công thức móc nối hợp âm tốt đẹp thông dụng thường được dậy đến trong các sách hoà âm, nghĩa là một dụng cụ chung cho người hoà âm tuỳ nghi sử dụng. Điểm khác nhau sẽ nằm ở chỗ người viết cho các dấu của hợp âm được trải ra như thế nào, ở nhịp điệu nào. Vì thế những người đã am tường hoà âm đọc qua hai bài sẽ không thắc mắc gì về cái "đại đồng" (nghĩa là công thức chung) mà họ nhận ra "tiểu dị" (sự khác biệt về cách khai triển những hợp âm đó).
Tôi nhớ khoảng năm 1982, buổi tối trò chuyện với Cha Chu Văn Quang về vài vấn đề âm nhạc, khi kết thúc Cha nói "nhạc anh cũng hay đấy chứ". Thế là khuya hôm đó ôm cây guitar khẩy thật nhẹ để khỏi làm thức giấc người nhà, tôi viết bài này trong vòng vài tiếng đồng hồ, và có thể trong khung cảnh tĩnh mịch của bóng tối có liên tưởng đến nhạc Schubert với lời Việt Phạm Duy "Chiều buồn nhẹ xuống đời...." chăng? Điểm thú vị thêm nữa là vài hôm sau, Cha Quang đã dùng ý nhạc và tiết điệu của bài này để cảm hứng viết thành bài Bông Hồng Dâng Mẹ, nhưng ở thể trưởng để đối lại thể thứ trong bài Bóng Chiều.
Như thế anh có thể lấy cái này thay cho ví dụ trước: CVQ - TĐP (BHDM - BC).
Lần nữa, xin cảm ơn anh đã nhớ đến, nhắc lại, chia sẻ cảm xúc với các bài viết của tôi, đồng thời cho tôi cơ hội trình bầy vài điều riêng tư (nhưng hy vọng vẫn nằm trong đề tài mà bạn VDBT đã đưa ra).
|
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 07/29/06 : 10:41
|
Thì ra tớ đã hiểu nhầm câu thắc mắc của bạn voduyenbattai. Thành thật xin lỗi.
dvh |
|
|
voduyenbattai
CT/NC
8 Posts |
Posted - 08/03/06 : 06:47
|
Xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình và những ý kiến vô giá của các anh. Và cũng xin cảm ơn forum này đã giúp cho tôi có thêm những kiến thức mới
Anh DVH ơi, anh hỏi: Có chưởng môn Võ Ðang nào ngang nhiên đến Thiếu Lâm Tự bảo rằng: "Thằng đệ tử kia của sư cụ không nên nết chút nào, hãy để ta dạy dỗ nó cho" không? Dạ thưa có đấy anh ạ: Tôi biết có những bài như sau: (xin viết lại nguyên văn của tựa đề bài hát đã được in trong sách)
1. CHÚA VIẾNG THĂM MẶT ĐẤT Lời trong "Thánh Vịnh - Thánh ca của Kim Long, đoãn 4 trang 90) Chuyển biên: ĐNA
2. TANG CHIỀU LỊCH SỬ (Nguyên tác: "Mẹ Nhân Loại" của Nguyễn Đình Diễn Chuyển biên: ĐNA
3. NĂM THÁNH VỀ Lời: Dựa lời của Mi Trầm trong tập "Hương Năm Thánh 2000" Nhạc: ĐNA Các bài này đều đã được Nihil obstat của Ban Thánh Nhạc và Imprimatur của Đức Giám Mục Vĩnh Long
Vì sợ "chật đất" của Calendi.com nên chỉ viết tựa đề. Nếu các anh cần "vật chứng" để "tham khảo" thì tôi sẽ scan và gởi lên Một lần nữa xin cảm ơn và nguyện chúc các anh và gia đình luôn được hồn an xác mạnh.
|
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 08/03/06 : 07:02
|
Cám ơn voduyenbattai đã cho biết. Bạn đã dẫn chứng thì tớ phải tin chứ! Tớ cũng chỉ như ếch ngồi đáy giếng, không nhìn thấy hết túi khôn của thiên hạ. Dốt thay!
dvh
|
|
|
phucnhac
Others
6 Posts |
Posted - 08/03/06 : 08:45
|
Anh voduyenbattai ơi, có thể post những bài hát kia lên không ? Nếu được, post lên cả bản gốc nhé .
Cám ơn nhiều, Phúc Nhạc |
|
|
Phaolo
Basso
51 Posts |
Posted - 08/03/06 : 14:41
|
Bạn đã có câu trả lời từ đầu rùi mờ vì đã có vật chứng đầy đủ Chúc bạn vui vẻ ....để có những đứa con tinh thần trình làng P.
quote:
..... Nhưng từ đây làm nảy sinh ra một thắc mắc: Mình có thể lấy lời từ một bài hát của người khác để viết nhạc lại hay không? Nghĩa là phổ nhạc lại từ lời của một bài hát đã có Rất mong được đón nyận ý kiến của các anh chị Thân
quote: Originally posted by voduyenbattai
Xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình và những ý kiến vô giá của các anh. Và cũng xin cảm ơn forum này đã giúp cho tôi có thêm những kiến thức mới
Anh DVH ơi, anh hỏi: Có chưởng môn Võ Ðang nào ngang nhiên đến Thiếu Lâm Tự bảo rằng: "Thằng đệ tử kia của sư cụ không nên nết chút nào, hãy để ta dạy dỗ nó cho" không? Dạ thưa có đấy anh ạ: Tôi biết có những bài như sau: (xin viết lại nguyên văn của tựa đề bài hát đã được in trong sách)
1. CHÚA VIẾNG THĂM MẶT ĐẤT Lời trong "Thánh Vịnh - Thánh ca của Kim Long, đoãn 4 trang 90) Chuyển biên: ĐNA
2. TANG CHIỀU LỊCH SỬ (Nguyên tác: "Mẹ Nhân Loại" của Nguyễn Đình Diễn Chuyển biên: ĐNA
3. NĂM THÁNH VỀ Lời: Dựa lời của Mi Trầm trong tập "Hương Năm Thánh 2000" Nhạc: ĐNA Các bài này đều đã được Nihil obstat của Ban Thánh Nhạc và Imprimatur của Đức Giám Mục Vĩnh Long
Vì sợ "chật đất" của Calendi.com nên chỉ viết tựa đề. Nếu các anh cần "vật chứng" để "tham khảo" thì tôi sẽ scan và gởi lên Một lần nữa xin cảm ơn và nguyện chúc các anh và gia đình luôn được hồn an xác mạnh.
|
|
|
voduyenbattai
CT/NC
8 Posts |
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 08/11/06 : 07:18
|
Bạn VDBT mến,
Xin bạn vui lòng đăng cả các bài nguyên thuỷ, đồng thời đưa ra lý lẽ tại sao bạn có thể kết luận tác giả ĐNA (là ai nhỉ?) là "ngang nhiên, đòi dậy dỗ" được. Sở dĩ cần làm vậy là vì khi mình phản đối việc làm của ai, hay nói cách khác là "kết tội" ai, cần đưa ra lý luận thuyết phục cho thật rõ ràng hợp lý.
Tôi không hề biết ĐNA là ai, nhưng nhìn vào 3 bài hát, tôi lại thấy ĐNA là người khá cẩn thận và thẳng thắn, đã ghi rõ xuất xứ từng bài một. Riêng chữ "chuyển biên" (dịch từ "transcribe"?) có thể không chính xác, nhưng đó lại là một lý do nữa khiến chúng ta cần so sánh bài của ĐNA với bài nguyên thuỷ xem sao. |
|
|
pduong
CT/NC
475 Posts |
Posted - 08/11/06 : 09:07
|
Anh TDP thân mến,
Mấy bài này có trong sách Thánh Ca Thánh Nhạc (TGM Giáo phận Vĩnh Long). ĐNA là Đặng Ngọc Ẩn.
Thế Phong |
Edited by - pduong on 08/11/06 22:44 |
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 08/11/06 : 14:10
|
Nhạc sĩ Trần Ðại Phước mến,
Thực ra, những tiếng “ngang nhiên” và “đòi dạy dỗ” là những từ do chính tôi đã dùng, bạn voduyenbattai vô tội trong chuyện này.
Thoạt đầu vì không đủ khả năng để hiểu thấu câu thắc mắc của bạn voduyenbattai “...Mình có thể lấy lời từ một bài hát của người khác để viết nhạc lại hay không? Nghĩa là phổ nhạc lại từ lời của một bài hát đã có...”, tôi chỉ nghĩ trơn rằng bạn ấy đang đề cập đến chuyện một bài hát thánh ca của một tác giả nọ được một tác giả khác giữ nguyên lời ca và dệt vào bằng một cung nhạc khác, chứ không hề nghĩ đến chuyện bài hát được viết lại theo một hình thức mới. Rồi sẵn đang góp ý cho một thắc mắc về bài hát “Xin định nghĩa tình yêu” của NS. Cao Huy Hoàng ở trang “Lễ Hôn Phối” xem ra có cùng một “đề tài” (ít là trong ý nghĩ sai lạc của tôi) qua việc bài hát này có 3 melodies khác nhau, tôi đã góp ý và đã sử dụng những từ nói trên.
Khi đọc được góp ý của anh, tôi nghĩ mình đã nhầm qua một khía cạnh khác nên đã vội vàng xin lỗi bạn voduyenbattai vì sự dốt nát này. Như vậy, thực tình là bạn voduyenbattai vô can và lỗi tại tôi mọi đàng!
Lần này thì xin lỗi tất cả mọi người nhé!
dvh
|
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 08/12/06 : 08:32
|
Cảm ơn anh Phong đã cho biết chi tiết về tác giả ĐNA là linh mục Đặng Ngọc Ẩn. Nếu được xin anh trình bầy thêm về cha và âm nhạc của cha nhé - qua e-mail riêng cũng được.
Anh Đỗ Vy Hạ mến,
Làm cho anh phải vất vả xin lỗi qua lại mấy lần thật áy náy quá. Tôi hiểu chủ trương tốt đẹp của riêng anh cũng như của chung ban coi sóc diễn đàn là giữ hoà khí trong việc bàn luận; tuy nhiên tôi nghĩ nếu mình có thể cứ tiếp tục bàn luận mà vẫn giữ được hoà khí thì hay hơn là vừa chớm bàn luận điều gì đã bị chặn, để lại một thắc mắc dang dở khiến cho chúng ta chẳng rút ra được một bài học gì mà đôi khi còn có thể gây mối oan ức cho một người nào đó.
Tuy rằng từ đầu anh đưa ra câu nói và những chữ ấy nhưng đó vẫn chỉ là một nghi vấn. Bạn VDBT đã chuyển ý anh thành một sự khẳng định, đồng thời nêu ra vật chứng là ba bài hát và một tác giả. Vấn đề ở đây là bạn VDBT cần đưa ra thêm lý lẽ để ít ra chứng minh việc làm của tác giả ấy sai lầm ở những chỗ nào. Rất có thể bạn VDBT sẽ có các lý lẽ hay, và khi đó tôi sẽ thẳng thắn công nhận bạn ấy đúng (xin chú ý là cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hề cho là bạn VDBT nói sai, mà chỉ đang xin bạn ấy trình bầy thêm chi tiết để biết ai đúng ai sai). Còn nếu chẳng may bạn ấy không có đủ lý lẽ để chứng tỏ tác giả ĐNA làm điều gì trái, có lẽ câu xin lỗi cần dành cho tác giả ĐNA mới phải. |
|
|
voduyenbattai
CT/NC
8 Posts |
Posted - 08/18/06 : 07:08
|
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng… Các anh thân mến, Khi đưa thắc mắc này lên diễn đàn thì thật tình là tôi chưa được hiểu biết về vấn đề này, làm như thế có được hay không? và muốn nhờ các anh với những kinh nghiệm trong lãnh vực hòa âm – sáng tác giải đáp để được học hỏi thêm. Anh Phước đã hiểu lầm là tôi đã khẳng định việc làm của tác giả ĐNA là sai, tôi không có ý đó, có thể cách viết của tôi đã làm cho anh hiểu lầm, xin lỗi anh. Và làm cho anh ĐVH phải xin lỗi nữa, thật là áy náy… Những câu trả lời của các anh đều là những bài học cho tôi, xin cám ơn tất cả và cũng xin lỗi tất cả nếu có những sơ sót nào đã làm cho các anh phiền lòng Thân chào
Hôm nay gởi lên các bản gốc (tôi chỉ có 2 bài)
Download Attachment: me nhan loai.pdf 32.94 KB
Download Attachment: chuaviengtham.pdf 329.93 KB
Vài dòng tâm tình với anh ĐVH Cách đây 28 năm (năm 1978) lúc chưa là Kitô hữu thì tôi đã yêu thích dòng nhạc của anh, để có được bài “Lời Kinh Nguyện Trầm” đã phải đạp xe trên 10 Km đến Dòng Chúa Cứu Thế Saigon để xin chép lại bài này. Lúc đó loại nhạc Vào Đời đang thịnh hành, ngòai những bài hát của Thành Tâm, Sỹ Tín, Hòang Đức…. thì anh ca trưởng của tôi lúc đó chỉ “kết” nhạc ĐVH thôi Không ngờ sau hơn 1/4 thế kỷ nay lại được trò chuyện cùng anh trên này… Mỗi khi mùa Chay về thì lại nhớ “trên đồi cao trong gió lao xao gọi…” và “Con giơ cao tay xin tạ lỗi những ngày đã qua…” Trân trọng |
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 08/18/06 : 08:52
|
Xin chân thành cám ơn bạn voduyenbattai qua những giòng tâm tình.
dvh |
|
|
TranDaiPhuoc
Others
581 Posts |
Posted - 08/18/06 : 19:46
|
Vâng, bạn đã nói vậy thì chắc không cần thiết phải bàn thêm điều gì nữa. |
|
|
|
Topic |
|
|
|