Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C6. Nhạc Sĩ Thánh Ca
 Cố Nhạc sĩ Hùng lân
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

cdmancoi

CT/NC
3 Posts

Posted - 07/21/06 :  06:42  Show Profile  Email Poster Send cdmancoi a Private Message  Reply with Quote
Thua cac anh chi va cac ban. Hung Lan la mot trong cac nhac si tien phong co cong giup gay dung phong trao Thanh Nhac VN thoi thap nien 40. Ong mat nam 1986. Co ai nho ngay gio cua Hung Lan khong ? Xin vui long thong tịn

NAT

embevnlady

Others
57 Posts

Posted - 07/21/06 :  11:30  Show Profile  Email Poster Send embevnlady a Private Message  Reply with Quote
Giỗ của Hung Lân là 19-6-86.
Anh Thanh Hải của nhạc doan Le Bao Tinh có í
tổ trức ngày giỗ - họp mật của Hung Lân va
Le Bao Tịnh vào cuối năm nay, co ai muốn
tham gia không ?

quote:
Originally posted by cdmancoi

Thua cac anh chi va cac ban. Hung Lan la mot trong cac nhac si tien phong co cong giup gay dung phong trao Thanh Nhac VN thoi thap nien 40. Ong mat nam 1986. Co ai nho ngay gio cua Hung Lan khong ? Xin vui long thong tịn

NAT

Go to Top of Page

cdmancoi

CT/NC
3 Posts

Posted - 07/21/06 :  13:05  Show Profile  Email Poster Send cdmancoi a Private Message  Reply with Quote
Hoan hô embevnlady. Sao embe giỏi thế! Hùng Lân là một thiên tài hiếm có của VN. Khác với các Thiên tài khác HL hòa đồng với tất cả mọi giới: trẻ nhỏ, thanh niên, người trong và ngoài đạo đúng là hình ảnh một Tông Đồ khai phá: ví dụ bài "Khỏe Vì Nước" ông dùng từ:..Tạo nguồn dân sinh mới - hùng mạnh trong 5 giới - hợp lực xây vững thành chung nước Nam.. 5 giới là ngủ giới Đạo Phật: Cấm sát sanh, ăn cắp, tà dục, rượu chè, nói dối..Cha đẻ Thánh Nhạc VN mà dùng ngôn ngữ triết nhà Phật để lôi cuốn mọi người thì quả thật tinh tường. Nếu các Thừa Sai ngày xưa đến VN mà ép chúng ta nói tiếng họ thay vì hòa đồng với chúng ta thì thử hỏi chúng ta làm gì thấy được Chúa. HL xứng đáng la cha đẻ Phong trào Thánh Nhạc VN song song với Hải Linh - Ngô Duy Linh..Ông ra đi khiêm nhường như lúc còn sống. Và rất ít người nhớ đến ông cùng 900 tác phẩm ông để lại bao gồm từ VN Minh Quang Trời Đông, Cô gái Việt, Reo vang reo, Hè về,..Chưa nói đến những bài Thánh Ca tuyệt vời..Một buổi nhớ về HL và nhạc đoàn LBT ông dựng nên có lẻ "overdue". Cám ơn embe thông tin. Nhưng có thể làm ơn cho biết thêm chi tiết tổ chức không ? Địa điểm? Liên lạc? Chương trình? Cần hổ trợ gì không?

NAT
Go to Top of Page

myhoang

Others
582 Posts

Posted - 07/21/06 :  15:19  Show Profile  Email Poster Send myhoang a Private Message  Reply with Quote
Gởi cdmancoi,
5 giới mà NS Hùng Lân dùng trong bài Khỏe Vì Nước là: SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG, BINH. Không phải ngũ giới của thuyết nhà Phật như cdmancoi hiểu đâu.

Edited by - myhoang on 07/21/06 15:23
Go to Top of Page

cdmancoi

CT/NC
3 Posts

Posted - 07/22/06 :  22:11  Show Profile  Email Poster Send cdmancoi a Private Message  Reply with Quote
Wow! myhoang "decode" Hung Lan tuyệt quá. Nếu đây là Worldcup Thánh Nhạc giữa các chị và các anh trong calendi.com thì tỉ số là 2-0. Phụ nữ VN giỏi thật. Thảo nào NS Hùng Lân đã viết: "Lời sông núi bừng vang bốn phương trời.." trong "Cô gái Việt". Vấn đề của chúng ta là sự thiếu vắng nhận thức lý tưởng của việc làm, là thiếu tiếng kèn dấn thân "Anh nghe chăng cung kèn rạng đông.." để thay cho chủ nghĩa cá nhân và tôn sùng cái "tôi". Lịch sử rất lâu đời VN đã tiến lên chính nhờ hy sinh mở đường khai phá của những "cung kèn rạng đông" như Hùng Lân. Ông đã làm cho tất cả mọi người..thiếu niên, phụ nữ, thanh niên, lương giáo, kể cả những ai không tin, gián tiếp nhìn thấy Chúa xuyên qua lòng yêu nước vô biên, để mọi người thấy được Vinh Quang Chúa từ "Trời xanh ơi hỡi trời xanh.." Vấn đề là liệu chúng ta - những thành viên Thánh Nhạc VN mà HL đã khai phá có thoát nổi những thói quen cố hữu, những giấc mơ hảo huyền, để làm như ông: quên mình vi người khác. Nhớ NS HL ra đi 20 năm qua phải chăng chúng ta cần 1 phút hồi tưởng để biết chúng ta đang đi về đâu.

NAT
Go to Top of Page

hanpham

CT/NC
308 Posts

Posted - 07/23/06 :  06:20  Show Profile  Email Poster Send hanpham a Private Message  Reply with Quote
Mình xin chia sẻ một số suy nghĩ riêng tư về cố NS Hùng Lân.

Theo mình thấy thì ông không có khiêm nhường như bạn cdmancoi có nói. Trong một dịp lễ lớn tại nhà thờ Huyện Sĩ thì LM Chánh Xứ có tổ chức một buổi thuyết trình sau thánh lễ với NS Hùng Lân. Ngay ở hàng ghế đầu là các VIP như LM Kim Long, thầy Viết Chung và nhiều tu sĩ nam nữ và các ca trưởng. Lúc đó bài hát Xuân Chầu Mẹ của LM Kim Long mới ra đời và đang rất ... hot. Thế mà NS Hùng Lân dùng bài nói chuyện của mình để phê bình hai chữ trong bài hát đó là "vời vợi". NS Hùng Lân rất khó tính trong vấn đề phát âm và ông cho là hai chữ đó phát âm sẽ không chuẩn với nốt nhạc được dệt ra. Sau bài Xuân Chầu Mẹ của LM Kim Long thì đến bài hát Êphata với câu "Êphata hãy .... mớ" của LM Thành Tâm cũng được NS Hùng Lân đem ra ... take care chu đáo. Tại sao không lấy bài hát khác mà lại lấy bài hát đang thịnh hành và với sự hiện diện của tác giả ngồi đó ? Lúc đó mình thấy NS Hùng Lân có vẻ cao ngạo quá. Sau này khi tìm hiểu thêm thì mình hiểu là ông rất thẳng tính và lúc nào cũng get to the point chứ không thích nói ... vòng vòng hay nói cho vừa lòng người khác. Tuy nhiên cho đến giờ phút này thì mình vẫn cảm thấy timing của các sự phê bình đó là không hợp lý.

Mình nghe nói là trong các lớp huấn luyện Ca Trưởng của ông, ông rất thẳng thắn thậm chí còn hơi gay gắt khi phê bình ngay cả đối tượng là LM hay tu sĩ. Ông make sure "sản phẩm" của ông là những thành phần ưu tú chứ không chỉ đánh nhịp cho xong bài hát.

Mình còn nhận thấy là ca đoàn được ông ... đỡ đầu hát rất thành công. Bằng cớ là tại họ đạo Xóm Mới (?) thuộc giáo xứ Tân Định có ca đoàn Lộ Đức hát rất hay. Tuy là không ra mặt nhưng ai cũng biết có bàn tay phù phép của NS Hùng Lân đằng sau ca đoàn đó.

Effect của NS Hùng Lân vẫn thỉnh thoảng ... hit tôi vì nhiều khi nhìn các sáng tác của mình, tôi tự nghĩ "Nếu thầy Hùng Lân phê bình mấy "sản phẩm" này thì chắc mình chỉ còn có thể đi về ... nuôi gà mà thôi". Thân.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com

Edited by - hanpham on 07/23/06 09:54
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 12/30/06 :  17:50  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Xin giới thiệu Tiểu sử Cố Nhạc sĩ Hùng lân do con gái áp út là chị Hong Lang (không rõ tên thật vì liên lạc qua email không dấu) cung cấp:


NHẠC SỸ HÙNG LÂN (PHÊRÔ HOÀNG VĂN HƯƠNG)
1922–1986


THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

I. THÂN THẾ: (SƠ LƯỢC TIỂU SỬ) (*)

1922: Tên thật là HOÀNG VĂN HƯƠNG, sinh tại Hà Nội, Bắc Việt.. Con thứ 3 trong một gia đình gồm chín anh chị em.
1928: Học sinh tại Trường Gendreau (sau đổi là Dũng Lạc) Hà Nội
1931: Học sinh Trường Thầy Dòng Lasan Puginier Hà Nội
1942: Sinh viên Trường Saint Sulpice, Hà Nội. Học âm nhạc với linh mục P.Depautis và linh mục J.Bouis
1945: Giáo sư âm nhạc trường Trung Học Nguyễn Trãi Hà nội
1955: Trưởng ban phát thanh tại Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao Sàigòn
1955-1957: Giáo sư âm nhạc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sàigòn do Nha vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam tổ chức.
1957-1965: Giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigòn.
1963: Tốt nghiệp Cử nhân giáo khoa Văn Chương Pháp, Đại học Văn Khoa Sàigòn.
1965: Chủ sự phòng Phát Thanh Học Đường Trung Tâm Học Liệu-Bộ Giáo Dục Sàigòn.
1967-1968: Tu nghiệp về ngành giáo dục và Truyền Thanh tại đại học Syracuse tiểu bang New York, Hoa Kỳ
1971-1975: Giáo sư Đại Học Sư Phạm Âm Nhạc Viện Đại Học Đà Lạt
1975–1986: Nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc tại nhà.

Vào tháng 09 năm 1986 nhạc sỹ Hùng Lân lâm trọng bệnh, thêm vào đó vì tuổi già sức yếu, Nhạc sỹ Hùng Lân qua đời vào ngày 17/09/1986 trong muôn ngàn thương tiếc của gia đình, thân hữu và mọi người.

II. SỰ NGHIỆP:

Vì không đủ phương tiện để thu thập các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được của gia đình và đồng nghiệp, nhạc sỹ Hùng Lân đã biên soạn hơn 900 tác phẩm. Bao gồm các sáng tác ca khúc, công trình nghiên cứu âm nhạc và biên soạn sách giáo khoa.

A. SÁNG TÁC:

1/. TÂN NHẠC:

Những ca khúc tiêu biểu, nổi tiếng và sống mãi trong lòng mọi người như:
* RẠNG ĐÔNG (Giải thưởng Sáng Tác Hội Khuyến Nhạc Hà Nội – 1943)
* VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG (Giải Nhất kỳ thi âm nhạc toàn quốc, Hà Nội - 1944)
* Khỏe Vì Nước, Một Mùa Xuân Huyền Ảo, Vườn Xuân, Hận Trương Chi, Hè Về, Cô Gái Việt, Mùa Hợp Tấu, Ca Xuân Hẹn Ước, Luống Cầy Mạch Sống, Nhớ Rừng, Sầu Lữ Thứ, Tơ Vương, Lính Mới Tò Te, Xóm Nghèo, Tiếng Gọi Lên Đường.

2/. CA KHÚC CHO THIẾU NHI:

Mọi gia đình Việt Nam đều biết đến một trong những ca khúc như: Em yêu ai?, Thằng Tí Sún, Ông Trăng Thu, Ông Nỉnh Ông Nang, Chúc Tết, Nở Một Nụ Cười, Bảy Nốt Nhạc...

3/. THÁNH CA:
Với kiến thức thần học sở đắc tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội), Hùng Lân lãnh trách nhiệm chính trong phong trào nhạc phụng vụ và giáo ca bằng tiếng Việt, với tư cách là Đoàn Trưởng Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh thành lập vào tháng 07 năm 1945 tại Sở Kiện (tỉnh Hà Nam cũ). Tính đến 1974, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuất bản 16 tuyển tập của nhiều tác giả dưới nhan đề chung Cung Thánh.

Hùng Lân đã cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề Ca vang Lời Chúa 1,2,3.

Những tác phẩm chưa xuất bản của Hùng Lân gồm 80 bài Thánh Vịnh ứng tác.

4/. SÁCH GIÁO DỤC:

Để phục vụ việc giảng dạy âm nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và các trường Trung Học, nhạc sỹ Hùng Lân đã biên soạn những tác phẩm như:

SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC (Giải thưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục 1952)
NHẠC LÝ TOÀN THƯ - 1960
HỎI VÀ ĐÁP NHẠC LÝ - 1964
SƯ PHẠM ÂM NHẠC THỰC HÀNH (tập 1) – 1974
VUI CA LÊN TẬP 1, 2 - 1973
VUI CA HỌC ĐƯỜNG – Chương Trình Phát Thanh Học Đường - 1975
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 )
THUẬT SÁNG TÁC CA KHÚC - 1977
100 bài soạn cho Orgue (phong cầm) hoặc để độc tấu hoặc để đệm cho các ca khúc của Hùng Lân.

5/. CÔNG TRÌNH KHẢO CỨU ÂM NHẠC:

NHẠC NGỮ VIỆT NAM - 1971
TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM - 1971 (Giải Nhất Biên Khảo Văn học Nghệ Thuật 1972).
NHẠC HOÀ ÂM VÀ NHẠC ĐƠN ĐIỆU (Sơ lược về Nhạc Ngữ Tây Phương và Việt Nam) – 1964
NHẠC LÝ TÂN BIÊN (Di Cảo 1975-1986)

6/. NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÁC:

- Đoàn Trưởng Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh.
- Điều khiển Ban Thiên Thanh chuyên về ca nhạc cổ truyền.
- Thực hiện chương trình Phát Thanh Học Đường trên Đài Phát Thanh và Chương Trình Tìm Hiểu Dân Nhạc đài Truyền hình Việt Nam.

(*) Sơ lược tiểu sử nhạc sỹ Hùng Lân được tham khảo bởi những tài liệu:
- Chứng từ Người Ra Đi – Phạm Đình Khiêm xuất bản - 2000
- Nhạc Hoà Âm và Đơn Điệu - Hùng Lân – NXB Thanh niên Sàigòn - 1964
- Vui Ca Lên – Hùng Lân – NXB Thiên Thanh Sàigòn - 1973
- Những tài liệu của gia đình Hùng Lân









Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05