Author |
Topic |
|
minhbpt
49 Posts |
Posted - 06/18/01 : 00:23
|
Anh Hùng mến, Em xin phép chia xẽ vài kinh nghiệm nho nhỏ trong việc kết hợp tay nhịp của ca trưởng với tiếng đàn.
CHO NGƯỜI ĐÁNH ĐÀN:
1. Vai trò quan trọng của tiếng đàn: - Tạo tốc độ thích hợp để khởi đầu bài thánh ca. - Tạo cảm hứng cho cho ca viên trước khi hát. Kết hợp được 2 điều nói trên, một người “biết đánh đàn” sẽ giúp ca đoàn càng ngày càng hát hay hơn. 2. Làm cách nào để kết hợp được 2 điều nói trên? - Người đánh đàn nên thường xuyên tập hát chung với ca đoàn, có như vậy mới biết được tốc độ và “thấm” được “hồn” của bài hát. - Người đánh đàn nên chọn những câu Intro thích hợp cho bài hát, nên chép ra và cùng ca trưởng tập luyện cho ca viên. Đừng bao giờ nên nghĩ rằng: “Chuyện dễ mà, Intro chỉ cần 4 khuôn Am, Dm , E7, Am là xong” để rồi khi thì đánh kiểu này, khi thì dánh kiểu khác, điều đó dễ làm cho ngay chính ca trưởng cũng “chới với” chứ đừng nói chi đến các ca viên không biết nhạc. - Cho dù có bận rộn cách mấy cũng nên tìm thời gian tập luyện với ca trưởng. 3. Trong khi đàn nên liếc nhìn tay nhịp của ca trưởng và lắng nghe tiếng hát của ca viên để có thể thay đổi tốc độ, trường độ và cường độ thích hợp cho đúng lúc.
CHO NGƯỜI ĐÁNH NHỊP:
Các ca trưởng thường khá dễ dãi trong việc chọn Intro của bài hát, thường thì Intro được “phó thác” cho người đánh đàn “tự lo”. Do đó ca trưởng thường hay “chới với” hoặc tệ hơn nữa là “chết đứng không biết chổ nào mà vào bài hát” vì những câu Intro đôi khi tùy hứng của người đánh đàn.
Làm sao để không còn chuyện “ú ớ bất ngờ” trên bục đánh nhịp? 1. Đừng bao giờ khinh thường Intro và nhịp khởi đầu, đó chính là cổng vào của bài hát. Nhịp khỏi đầu phải thật rỏ ràng và dứt khoát, không nên xoáy quá nhiều vòng dễ làm ca viên “chóng mặt” không biết đường vào. 2. Cùng với người đánh đàn soạn Intro thật hay cho bài hát, tập luyện kỹ càng cho đến khi ca viên thuộc câu Intro, như vậy sẽ giúp ca viên tự tin trong việc hát câu khởi đầu. 3. Nâng cao trình độ nhạc lý, xướng âm và đánh nhịp: - Nhạc lý vững sẽ giúp bạn tự tin trong việc khởi đầu bài hát. - Xướng âm vững sẽ giúp bạn điều chỉnh giọng ca viên (nhất là đối với các bè vì không phải ca viên lúc nào cũng vào đúng giọng). - Đánh nhịp giỏi sẽ giúp bạn biết khi nào nên bắt đầu khởi nhịp, khi nào nên dừng, tránh được những động tác thừa thãi - Đặc biệt khi đáng trật hoặc lố nhịp, bạn biết cách nhanh chóng để vào lại khuôn nhịp và biết kềm nhịp khi ca viên “nổi hứng” bất ngờ speed up.
Rất mong những chia xẽ trên sẽ giúp ích được chút nào đó cho các bạn mới bắt đầu gánh vác ca đoàn. Đời ca trưởng thường phải cực khổ trong lúc tập hát, nhưng niềm vui có rất nhiều khi bạn nhận ra hạnh phúc xuất hiện trong ánh mắt của ca viên (trong lúc hát) và của giáo dân (trong khi nghe ca đoàn hàt một bài thánh ca). Chúc các bạn thành công.
Minh
|
|
HoangHung
NC/CT
1237 Posts |
Posted - 06/18/01 : 08:48
|
Bravo!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Ý tưởng hay! Mong tiếp tục chia sẻ!!!!!!!
hvh |
|
|
imtuan
CT/NC
111 Posts |
Posted - 06/18/01 : 13:54
|
Rất đồng ý với Minh qua những điểm 1,2,3 cho người đánh đàn - Theo Tuấn để ý qua những năm tháng trong ca đoàn thì: Kiếm người đánh đàn giỏi thì không khó - nhưng kiếm người đánh đàn nhiệt tâm, mà làm những điểm mà Minh nói thì rất là quý hoá.
"Let us show a friend our heart, and he will open his to us... A friend, if he is true, hides nothing." --St. Ambrose of Milan --
|
|
|
imtuan
CT/NC
111 Posts |
Posted - 06/18/01 : 14:07
|
Cũng bàn thêm về tempo cho các bài hát. Khi mình biết bài hát này hát hay ở nào đó (ví dụ tempo=60 chẳng hạn) thì ghi xuống rồi lần tới mình sẽ hát cùng tempo đó.
Tempo đôi khi chịu ảnh hưởng của thời tiết, sự bình an trong người ca trưởng cũng như người đánh đàn - Nếu không biết trước tempo cho đúng thì trong những lúc bất bình an và thời tiết nóng nực (hay là lạnh co rúm) thì kết quả (hay hoặc dở) khó mà đoán được.
|
|
|
NguyenHue
NC/CT
4 Posts |
Posted - 07/04/01 : 18:50
|
Xin chân thành cám ơn anh Minh về những chia sẻ của anh. Rất đồng ý với anh trong các điểm anh nêu về người đánh đàn và người ca trưởng cần phải chú trọng. Chắc anh tự hỏi, tôi mới làm quen với anh qua mục ca trưởng này vài ngày nay mà cái gì tôi cũng khen hay. Thật vậy thưa các anh chị em. Tôi mới "vào nghề bất đắc dĩ" và tôi chưa học qua lơp ca trưởng nào. Tôi chỉ "học mót" thôi, và thời gian này tôi đang học xướng âm, nên tôi rất qúy chương trình này. chân thành,
h
|
|
|
minhbpt
49 Posts |
Posted - 07/04/01 : 21:45
|
NguyenHue thân mến,
Không có chi! không có chi! Chỉ một vài chia xẻ nho nhỏ từ kinh nghiệm của một người đã nhiều lần "chết đứng" trên bục đánh nhịp và từ đó không bao giờ muốn "đứng chết trân" trên bục hoặc "quơ đại" cho ca viên vào cho nên tôi đã dành rất nhiều thời gian để tập luyện cho đế lúc nhịp thấm vào máu mới chịu ngưng , hi! hi!. Không biết bạn là nam hay nữ, tuổi tác như thế nào để xưng hô cho tiện cho nên xin phép gọi là bạn đi nhé. Mong rằng trong tương lai sẽ có dịp giúp ích cho bạn nhiều hơn nữa .
m |
|
|
cavien
Basso
6 Posts |
Posted - 08/17/01 : 12:52
|
Rất đồng ý với cách suy nghĩa cũa anh Minh. Tuy em là ca trưởng mới ra lò, nhưng cũng đã có đánh nhịp thế "Back-Up" trong vòng 2 năm nay rồi. Tuy nhiên lúc này có người đánh đàn mới cho nên cũng đễ tùy ý Intọ Nhiều lần đã chết đứng trên bụt. Hơn nữa ca đoàn chúng em rất thích vượt đèn đỏ "Speed" cho nên đôi lúc 0 kèm hãm được tempọ. Cho nên nhiều lần đành phải gãnh gánh giữa đường..
|
|
|
Alphonse
CT/CN
3 Posts |
Posted - 09/03/01 : 12:10
|
Các Ban mến Xin chia sẻ chút tâm sự vụn với các bạn.
Nghe những gì các bạn bàn đến, tôi thèm có đươc 1 ca đoàn vững mạnh cho cộng đoàn mình.
Là 1 người mang cái "nghiệp dư" đệm đàn cho ca đoàn từ bên VN sang đến xứ Cờ Hoa này, thật không gì khổ cho bằng phải vừa đệm đàn ( both piano & organ), vừa phải làm ca trưởng, vừa phải lặn lội mưa gió đi từng gia đình năn nỉ các em gia nhập ca đoàn. Cho nên những lý thuyết, những chỉ dẫn của các anh chị, tuy quý báu, nhưng không làm sao áp dụng cho trường hợp của tôi được. Nên chỉ xin được "tả oán" chút xíu ở đây, xin các bạn bổ túc thêm. Có nhiều pianist/organist khi đệm đàn, fantasy nhiều wa, nặng phần trình diễn kỹ thuật,mà không để ý đến ý nghĩa của bài Thánh Cạ Bạn nào đó nói dúng.Người đàn giỏi không thiếu, chỉ thiếu tinh thần Phúc Âm. Đệm dàn để nâng cao lời hát, giúp mọi người dễ nâng tâm hồn lên gần Chúa, nen tránh phong thái trính diễn. Neu chỉ gây ấn tượng thì không nên.
Sau này có phong trào dem electronic organ vào nhà thờ với nhửng nhạc điệu rất là đời, lấy ly do là để lôi cuốn giới trẻ hay để cho đỡ "boring" trong cac lễ lớn. Tôi cũng đã thử nhiều lần, thấy có những điệu không bao giờ thích hợp với Thánh Ca như ChaChaCha, Twist, Disco, Rap, Big Band, Tango và khi dùng Electronic Organ, nên tránh biến Thánh Lễ thành 1 mini show trong Nhà Thờ.
Vài lời chân thành, mong được học hỏi nhiều hơn nơi các anh chi.
|
|
|
phuongdung
23 Posts |
Posted - 09/27/01 : 12:41
|
Wow đọc qua các chia xẻ cua? các anh thấy sao mà cảm phục quá... cám ơn các anh thiệt nhiêù nhé... CD Lavang thì có cái nhân đức theo giaó dân... 1đôi khi mình muốn speed up bài hát cho phiến phiến lên mà giaó dân cứ lè phè ... Có nhiêù ngày nghe như hai bên caĩ nhau vậy... Caí khổ là thoí quen khó chưã... Riết vì không muốn cai? nhau trong khi hát, nên CD đành theo giáo dân luôn... Có cách chi giải quyết chăng?? xin má'ch cho em với...
phuongdung |
|
|
dovyha
CT/NC
653 Posts |
Posted - 09/27/01 : 14:10
|
Xin góp ý với Phương Dung như sau:
1. Nên để ra một ít phút để ôn bài hát cho Cộng Đoàn. 2. Trong khi ôn, nhắc cho họ những chỗ thường hát sai, những chỗ nào cần nhanh chậm ra sao. 3. Khi hát chung với Cộng Đoàn, người điểu khiển nên xoay sang điều khiển Cộng Đoàn. Không nên chỉ điều khiển Ca Đoàn rồi để Cộng Đoàn tự giữ nhịp lấy (đâm ra cãi nhau là chuyện thường! Hic hic!!). Nếu vị trí của Ca Đoàn ở tận "gác đàn" thì Ca trưởng bắt buộc phải "hạ sơn" thôi.
|
|
|
minhbpt
49 Posts |
Posted - 09/30/01 : 12:20
|
Chi Dung mến,
Kết hợp với cách của sư phụ dovyha, còn một việc nữa là ca đoàn phải tập thêm thật nhiều bài hát mới, nếu được đổi cả Bộ Lễ. Bài hát mới với tốc độ mới có thể giúp làm thay đổi kiểu hát cũ "è è không cần đúng nhịp" của một số quí giáo dân. Chúc Chị thành công.
Minh
|
|
|
tienminh
Others
13 Posts |
Posted - 12/21/01 : 13:56
|
Chào các bạn
Cho phép TM thêm ý kiến vế đệm đàn (Piano). Nguuoòi đệm đàn nên có :
1. hầu như thuộc lòng bài ThánhCa. Khi đệm thì chỉ liếc sơ qua music sheet để referencẹ Cón mắt thì nhìn Ca Truỏng, CaVien, & giáo dân. 2. Nên sinh hoạt chung vói ban nhạc đê? luôn update ngón đàn. 3. Biết đệm kiểu modern contemporary, classical, basic Vietnamese music (rumba, chacha, slowrock, boston, ...) và áp dùng những technique này để bài đem hồn bài ThánhCa ra. 4. Tự mình soạn hoà âm (chords) cho phù hợp. Thí dụ những bài có âm hưởng dân tộc VN thì nên tránh chords Augmented, Diminish, Major +7, ect... 5. Sống và thoỏ vói bài ThánhCa cả tuần trước Thánh Lễ.
TienMinh
minh |
|
|
kevintran
6 Posts |
Posted - 02/14/02 : 17:45
|
Chào các bạn,
Tôi không đồng ý với anh Alphonse, vì bản thân tôi trước khi trở thành 1 ca trưởng, tôi cũng đã là 1 đàn sĩ về classical pianọ
Theo tôi thì vì "chúng ta" nói chung bị ảnh hưởng nhiều với classical music và những âm hưởng nhẹ thường dùng trong nhà thờ, cho nên tự nghĩ rằng những âm thanh nhộn nhịp khác như drum, bass, saxophone, trumpet, guitar, synthesizer... làm cho thánh lễ trở nên 1 "mini show" (như anh đã nói). Vì những ý tưởng trên đã làm cho âm nhạc Việt nam bị gò bó và giới hạn so với âm nhạc tây phương .
Trong những năm gần đây, phong trào nhạc trẻ lên cao, vì các bạn trẻ thích nghe những giai điệu trẻ trung hơn để khiến họ bị thu hút trong những thánh lễ của giới trẻ ... điều đó cũng không phải là chuyện xấu gì... Tôi thiết nghĩ, là 1 ca trưởng, người đánh đàn, hay là 1 ca viên điều cần thiết nhất là dùng thánh nhạc thánh ca để đưa cộng đoàn dân Chúa cùng hiệp nhất trong thánh lễ.
Nếu như bạn tham dự 1 thánh lễ vào buổi trưa nóng bức, hoặc vào sáng sớm khi vừa mới thức dậy, vừa buồn ngũ mà lại phải nghe những tiếng nhạc du dương (nói thẳng ra là kéo lê như bò kéo xe) thì liệu tâm trí bạn còn ở đó không ?
Cho nên, nhạc du dương cũng tốt mà nhạc nhộn nhịp cũng không xấu, ăn thua là bạn dùng có đúng lúc không mà thôi .
Cũng có những người khác mang 1 tư tưởng kỳ quặc, khi họ nhìn thấy 1 dàn full orchestra của Mỹ chơi những bản thánh ca thánh nhạc trong nhà thờ thì lại nghĩ rằng "wow, sao mà hay dữ vậy" nhưng khi dàn orchestra đó hoặc nhỏ hơn như là 1 ban nhạc đánh trong nhà thờ thì lại phê bình không ngớt, như vậy là sao ?
Cộng đoàn dân Chúa cũng có judment riêng của họ, nếu ai thích nhạc classical thì có thể đi lễ mà ca đoàn hát nhạc classical, còn ai thích nhạc trẻ thì đi lễ giới trẻ ...
Nếu có đụng chạm đến ai, xin thành thật xin lỗi.
Kev
|
|
|
tainguyen02
CT/NC
1 Posts |
Posted - 09/27/02 : 17:57
|
Chào các anh chị!
Theo em nghĩ thì anh Kevin có diểm dúng về giói trẻ & âm nhạc. Tuy nhiên, nên dùng 1 cách linh hoạt vì dàn diện không theo ca doàn mà ca doàn phải theo dàn. Roland Synnthesizers có nhũng program mà mình viết nhạc vào và dàn sẽ choi intro thì em thấy "smooth" và không bi "gap." Cho phép em viết tiếng Anh nhé! The best way is to use live instruments as much as we can since they do have better chemistry between the singers and the conductor. I saw many choirs played electronic beats way too obvious like: cutting off music at the end or singers can't follow the tempo. As long as you can smooth it out! Everything is good! Of course, nothing is good when it's overused.
Thân ái,
Nguyen Trung Tai |
|
|
|
Topic |
|
|
|