Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Đệm đàn trong nhà thờ
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Next Page
Author Previous Topic Topic Next Topic
Page: of 2

tridinh

Tenore
33 Posts

Posted - 11/29/06 :  12:08  Show Profile  Email Poster Send tridinh a Private Message  Reply with Quote
Kính thưa các anh chị Tran Trung Truc, Micae, Bach Viet, Hai Đăng, Son Dông, EmBeVN ......

Theo đọc forum có thấy phàn nàn về đàn sỹ chỉ biết vài gam Do Re Mi , không biết đàn theo note (bài đàn soạn cho Organ, Piano). Em nghĩ đây là ưu tư rất đúng vì đàn dở mà hát hay thì mất phê .
Mà đàn hay hát dở thì cũng mất phê .
Hát hay và đàn hay thì số một . Chúng ta đều biết nhiều ca đoàn VN
KHÔNG có đàn sỹ giỏi .

Vậy forum này em đề xướng để thăng tiến cho đàn sỹ (trong đó có em đang học đàn được 1 năm ). Kính xin các anh chị cho thêm ý kiến , kinh nghiệm , chia sẻ để các đàn sỹ non nớt học hỏi thêm từ các sư phụ .

Em Tri Dinh

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 11/29/06 :  14:44  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Hello bạn Tri Dinh,

Trong forum này, theo như tôi cảm nhận, thì có khá nhiều đàn sĩ thứ thiệt. Nghĩa là đúng với chữ “sĩ” đi kèm với chữ “đàn” lắm. Riêng tôi, cũng biết uýnh vài thứ đàn, mà đúng nghĩa là “uýnh” đó, không nói xạo. Vì vậy bàn về cái technical, thì chắc xin để các bác đàn chia sẻ với bạn, và tôi cũng được học lóm dăm điều, lợi cho cả làng.

Thế nhưng tôi cũng lôi thôi chia sẻ với bạn về đề tài “đàn sĩ đô rê mi”, trong phạm vi đàn cho ca đoàn và cộng đoàn trong các thánh lễ thôi nhé. Chia sẻ với bạn về chuyện đàn trong ca đoàn tôi qua 25 năm tôi sinh hoạt trong ca đoàn này, từ lúc còn mang dôi dép xẹp, lang thang vào mùa Thu lạnh lẽo ở xứ Người, trong khi chờ nhà nước cho ít trăm để mua dăm thứ đồ căn bản để sống tiếp.
Có lúc cđ tôi có dăm pianists, vài cây guitares, có lúc chỉ có ...đàn ông và đàn bà only, chỉ toàn những người thích hát, mà không có ai đánh đàn. Chỉ hát...chay thôi bạn ạ. Nhưng tôi cũng biết rằng trong số những người đi lễ, có kẻ biết đàn, có tha thiết mời, và cũng “chỉ điểm” cho cha Xứ mời họ nữa, nhưng thường là không thành công. Ai cũng bận rộn với cuộc đời, và chưa sắp xếp được. Nói lên chuyện này, vì muốn chia sẻ với bạn, có nhiều khi “những đàn sĩ đô-rê-mi” này họ phải đàn bất đắc dĩ đó bạn ạ. Nghĩa là không có ai, họ phải đàn thể theo lời yêu cầu của ca trưởng. Chỉ bắt được dăm ba hợp âm chính, để bớt phần chay tịnh của cđ khi hát mà thôi, (hay đó cũng là một...cái nhìn xa của ct, họ muốn khuyến khích người học đàn có đất để học...đàn).
Nhưng cũng có lúc, cđ tôi có người đánh đàn (vừa dạy đàn), mà đàn khô không khốc như củi mục! Đàn không ra ý nhạc và dĩ nhiên như bạn đã nói...là anh em chia trí khi hát (huống hồ chi là giáo dân). Đàn để hát trong nhà thờ, theo tôi nó dễ mà khó. Dễ ở chỗ, nó không đòi hỏi người đàn là bậc đàn điêu luyện (có càng tốt), chỉ trên trung bình một chút về kỹ thuật đàn là OK rồi, nhưng khó ở chỗ là người đàn phải có cái tâm tình thánh nhạc, cái rung cảm tinh khiết về phụng vụ, và không nên có những tạp niệm khi đàn (ví dụ như đàn show off, đàn hời hợt, đàn không cần biết đến người hát, đàn cẩu thả...). Người ta không biết đàn, nhưng biết nghe, bởi thế người ta không cần phân tích (hay không có cái khả năng phân tích đi nữa), người ta cũng biết rằng tiếng đàn nó như thế nào. Có những tiếng đàn nó chỉ đến cho đầy lỗ tai, nhưng có những tiếng đàn nó đi thẳng vào tim người và làm cho tâm linh rung động.

Bạn đi lễ thôi hay là bạn có tham gia vào cđ không? Nếu chưa, thì nên vào bạn ạ. Vì một nơi mà người ta đánh đàn thế, thì thường đó là triệu chứng họ thiếu người đó. Hãy góp một bàn tay, một tấm lòng và xây dựng cho cộng đoàn nơi mình sống. Một năm học đàn của bạn, nếu khéo và cố gắng, thì cũng useful rồi đấy. Nếu bạn vào, bạn biết rằng bạn có thể đàn đỡ hơn người đang đàn, mà bạn chưa được đàn ngay, thì cũng hãy patient chờ. “Hữu xạ tự nhiên hương”, từ từ bạn sẽ được nhờ đến, và bạn sẽ được phục vụ bằng khả năng bạn muốn.

Cạnh đấy, đàn cũng như hát, hay như bất kỳ nghệ thuật nào, người ta có thể học được cái technical things, nhưng cái hồn nhạc, thì chẳng ai dạy ai được. Khi qua được cái bước chập chững, thì hồn nhạc chỉ còn là cái Chúa cho riêng từng người, sẽ không có thầy dạy về hồn nhạc đâu. Cái hồn nhạc này nó tỏ lộ rất sớm giống như một personality của một người, tự nhiên thế. Thế nhưng kẻ yêu nhiều vì rung động nhiều (cũng đau khổ nhiều), và kẻ đau khổ nhiều, thì sẽ thông cảm với kẻ khác nhiều hơn. Âm nhạc là như thế, là một trong những cái sáng tạo tuyệt mỹ của Thiên Chúa, mà kẻ nào chạm tới được, sẽ bay lên trước thời đại và kéo muôn người cùng nhìn về điều chân, thiện, mỹ.

Tôi cũng đàn tài tử dăm thứ, chẳng thứ nào tới trung bình. Nghĩa là đánh thì đàn nó kêu (hay là nó rên không biết?). Đúng là “Không thầy đố mày làm nên”, thế nhưng có lúc đám ma, đám cưới...đàn sĩ không ai, tôi cũng đàn bừa đô-rê-mi cho anh em hát khỏi lạc cung. Đàn nào đánh nó cũng kêu, chỉ có một loại đàn “không đánh mà kêu”, là tôi không dám đánh thôi, hì hì... nhỡ đánh nó bậy...nó sẽ vang tận cùng trái đất, và cảnh sát sẽ nghe thấy, hì hì... Tôi nhớ lúc còn bé, nhà nghèo, thấy chúng bạn dăm đứa nhà có đàn ghi-ta, chúng cứ đem ra tứng từng tưng, mà xin sờ vào thì chúng chẳng cho, sợ đứt giây. Rồi còn con nít mà, không cho cũng đánh, không đánh đàn mà là đánh nó, hì hì...bị mắng vốn, bị ông già xách tai vô nhà, đánh cho một trận nên thân, ổng bảo: “tại sao đàn không đánh, mà đi đánh... đàn bà, con gái”, tui đau, nhưng cũng ráng thưa: “dạ, nhà mình chẳng có đàn gì cả!”. Tháng sau, ba tôi lượm về một cây đàn ghi-ta chỉ còn có 4 giây (chắc là từ chợ trời), tôi ưa lắm, không tiền mua giây, tôi tháo giây cáp ra từng sợi làm 3 giây dưới, và cũng lấy giây cước câu cá làm 3 giây trên. Cũng đàn...hì hì...nghe nó kêu và not bad at all, hì hì...

Bây giờ thì cđ tôi đang có một đàn sĩ thứ thiệt, là học trò của cha Kim Long. Đàn rất có hồn, tạ ơn Chúa, đã qua rồi những ngày...chay tịnh, và cũng an lòng để hiểu rằng, tương lai cđ có thể cũng sẽ vào Mùa Chay bất ngờ. Có sao làm vậy với hết lòng, phần còn lại hãy để Chúa Quan Phòng, vì đó là...job của Ngài, có sinh sẽ dưỡng.

Vài hàng chia sẻ với bạn những ưu tư mà bạn có. Điều tôi muốn nhấn mạnh, là xin hãy góp một bàn tay, nơi đâu dở, thì hãy cố gắng làm hay; nơi đâu bất hòa, thì xin đừng thêm chỉ trích. Hãy sống như ngày mai mình chết, như là lần đầu tiên và lần sau cuối... cho cái gì đẹp nhất mình có, dù nhỏ nhoi, cho những kẻ chung quanh (dù họ có vô tâm), vì dăm xu của bà góa tuy không nhiều nhưng là trọn, như ông bà mình vẫn nói “của ít lòng nhiều!” bạn nhé.
Xin chia sẻ dăm điều với bạn, vì bạn...lôi tên tôi lên, vì có gọi...nên xin thưa, hì hì...

Duc
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/01/06 :  11:55  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Theo tôi người đàn hay hay dở không chỉ cần vào ngón đàn mà phải đánh có "hồn" thì mới được . 1 giáo sư dạy nhạc, dạy ra rất nhiều học trò giỏi, nhưng chưa chắc đánh đã ra hồn . Trong khi 1 người mới tập tành không chừng đánh nghe còn hay hơn . Tôi học được 1 câu rất chí lý dành cho các đàn sĩ đó là người đàn sĩ hay không phải là biết lúc nào nên đánh, mà là biết lúc nào "không nên đánh".

Thánh nhạc rất khó đánh vì cần 1 tâm hồn lắng đọng, suy niệm, thì mới đánh ra những ngón đàn làm cho người nghe thấy hay được . Nếu người đàn sĩ mang 1 tâm trạng khác thì ngón đàn sẽ nghe dở liền . Tôi học đàn từ nhỏ, biết đánh thông thạo 1 số nhạc cụ, đánh cho ban nhạc đời và ca đoàn đã 17 năm, nói chung nghe ra cũng có "ngón" lắm, nhưng lúc này lúc khác, có hôm đánh nghe rất hay (theo tôi) cũng có hôm tối về không ngũ được vì "sao hôm nay mình đánh đàn dở thế, nghe mà muốn ói luôn" . Đấy, đó là do tâm trạng mỗi hôm mỗi khác .

Tiện đây xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm thô thiển với các đàn sĩ bạn về "kinh nghiệm hành nghề" của tôi, mong có thể giúp cho các bạn phần nào .

Chuẩn bị:
* Đến sớm tập hát chung với ca đoàn . Điểm này tôi thấy hầu hết các đàn sĩ tự nghĩ mình đánh hay nên không cần tập hát với ca đoàn, đưa bài là "chơi liền" như vậy mới ngầu . Như vậy thì làm sao có thể cảm giác được bài nhạc, như vậy chẳng khác nào "con vẹt đọc bài".
* Soạn bài, viết hợp âm, soạn câu intro, ending. Điểm này lại rất là quan trọng, hầu hết các đàn sĩ đánh cho các lễ CN lại càng bỏ xót, ai cũng nghĩ "đánh đàn lễ thường thôi đó mà, soạn bài chi cho mệt, đánh xong thì thôi, biết bao giờ mới đánh lại, viết chi cho mệt xác . Tôi gặp rất nhiều "đàn sĩ cao cấp" nhưng lại không biết intro hoặc ending ra làm sao cả . Intro thì ca trưởng cứ lo bắt nhịp hoài mà không vô được, còn lúc ending thì ca đoàn ngừng thì đàn cũng ngừng luôn, nghe rất cụt ngủn, ít ra cũng phải end bằng 1 vài khuông nhạc chứ, cứ đứt ngang chừng thì thật là chán .
* Khi viết hợp âm cho các bài 4 bè, phải consider luôn 4 bè, chứ đừng chú trọng vào bè chính thôi (thường là Sop). Phải dùng những hợp âm có "mẫu số chung" cho cả 4 bè, như vậy thì nghe không bị chỏi tai. Các đàn sĩ thường nghĩ, dùng nhiều hợp âm thì bài nhạc sẽ phong phú hơn. Đúng, như nếu dùng sai chổ thì thà là cứ đánh 3 hợp âm chính (1, 4, 5) cho xong, ít ra nghe cũng thuận tai hơn là bỏ nhiều hợp âm rắc rối nhưng nghe rất nhạt nhẽo .

Trong khi đánh:
* Khi ca đoàn đang hát, thì nhiệm vụ người đàn chỉ là đệm thôi, ca đoàn mới là chính . Dùng block chord hoặc 1 pattern nhất định nào đó, tránh chạy quá nhiều notes trên phím đàn, nếu có lead thì cũng vào cuối câu hát mà thôi. Điểm này tôi thấy đa số các đàn sĩ tỏ ra mình professional, nên "không sợ mỏi tay" bấm càng nhiều càng tốt, có 10 ngón lận mà, ít ra cũng phải dùng 7 hay 8 ngón chứ, thậm chí cả 10 ngón luôn, như vậy mới "sang".
* Chọn soung thích hợp cho từng bài hát . Điều này áp dụng cho mọi đàn sĩ, ngay cả các vị đánh đàn pipe organ và piano . Không phải bài nào cũng đánh piano được, quý vị thử nghe 1 bài hợp xướng mà đánh piano thì nghe "chán chết" thà để cho ca đoàn hát không đàn nghe còn hay hơn, khi đánh organ cũng phải tự thay đổi sound organ cho thích hợp thí dụ phần ca đoàn hát mạnh thì dùng sound mạnh, còn phần ca đoàn hát soft thì đàn cũng phải soft theo. Những bạn dùng electric keyboard thì càng cần phải chú ý nhiều hơn nữa khi chọn những sound trong đàn, những sound nghe không giống "sound thiệt" thì không nên dùng nhiều, tôi thấy nhiều anh chị em chọn sound Saxophone hay Flute để đánh, nhưng "thổi" chả giống ai hết, những sound mà phải dùng hơi để thổi thì cũng phải có lúc lấy hơi chứ, có ai mà dư hơi thổi 1 lèo từ đầu đến cuối chứ . Cho nên nếu có đánh thì đánh cho giống, còn nếu không giống thì "đừng đánh". Có người nói "thổi kèn đánh trống trong nhà thờ thì không thích hợp" theo tôi tư tưởng này chỉ đúng 1 phần nào thôi, nếu thổi kèn đánh trống như 1 cái chợ thì quả là không nên, nhưng dùng những âm thanh 1 cách chính xác để ngợi khen Thiên Chúa thì có gì mà quá đáng . Trong Kinh Thánh cũng có đề cập đến "...hãy trổ nhạc lên vang rền, các chiên các trống, kèn, tù và hãy thổi lên, hãy đàn ca nhãy múa để ngợi khen Thiên Chúa ..." trong Cựu Ước, dân Do Thái cũng đã làm như vậy thì tại sao trong hiện tại, thời đại văn minh không ngừng tiến bộ chúng ta lại phải khép mình trong khuông khổ "chỉ có đàn pipe organ mới thích hợp dùng trong nhà thờ" như vậy có phải chúng ta đang từ từ lùi bước lại trở về thời đại "nguyên thủy" trong khi mọi người khác không ngừng tiến bộ .
* Phải ăn khớp với ca trưởng nếu không thì ông hát gà bà "đánh" vịt . Người đàn trước khi đánh phải thỏa thuận trước với ca trưởng là intro làm sao, bao nhiêu khuông, rồi lúc nào dạo đàn, dạo khúc nào, lúc nào ca đoàn sẽ vô lại, ending làm sao. Tránh dạo đàn phần ca đoàn sẽ hát tiếp theo. Thí dụ người đàn phải hỏi ca trưởng trước khi dạo đàn xong ca đoàn sẽ hát phần nào, nếu hát điệp khúc thì mình dạo tiểu khúc, nếu ca đoàn hát tiểu khúc thì mình dạo điệp khúc . Còn nếu người đàn tự "phát minh" ra câu dạo thì phải dạo đàn theo khuông nhạc thí dụ dạo 4, 8, 12, hay 16 khuông để ca trưởng dễ bề phất nhịp . Đừng dạo dài quá, mà cũng đừng ngắn quá . Thật ra lúc này là lúc để cho ca viên xã hơi mà thôi chứ không phải là lúc để các anh chị đàn show off.
* Phải ăn khớp với những người cùng đánh đàn, điều này cũng rất dễ hiểu thôi, nếu không thì ông đánh thì tui cũng đánh, ông nghĩ thì tôi cũng nghĩ, như vậy lúc thì như cái chợ, còn lúc thì như là chùa bà đanh.
* Đừng đổi sound ngay giữa bài hát . Nếu có đổi sound thì cũng phải chờ hết phần 8 hay 16 khuông hoặc qua phần chuyển tiếp thì hãy đổi sound như vậy bài nhạc mới được liên tục . Điều này cũng áp dụng cho quý vị đánh trống hay dùng đàn portable keyboard, đừng có fill in giữa bài hát, fill in khi cần thiết mà thôi, thường thi fill in vào khuông 8, 16, 24, 32 v.v...
* Khi đánh đàn phải ý tứ nhìn xung quanh, nhìn ca trưởng, nhìn diễn biến trong Thánh lễ . Chắc chắn là phải nhìn bài nhạc rồi, nhưng nhìn xung quanh để feel bài hát, đồng thời để không bị quá stress, làm cho bài hát khô khan, nhìn ca trưởng để biết lúc nào đánh mạnh lúc nào đánh nhẹ hơn lúc to lúc nhỏ, lúc nào ngưng lúc nào đánh . Nhìn diễn biến của Thánh lễ để biết phải ending ngắn hay dài, nếu ca đoàn đã ending, nhưng cha vẫn còn chưa xong, thì đàn phải dạo tiếp tục để Thánh lễ không bị loãng, nhưng nếu cha đang đứng chờ, thì người đàn phải kết thúc bằng 1 câu ending ngắn 2 hoặc 4 khuông.
* Người đàn phải giới hạn những âm thanh không cần thiết như việc di chuyển, hoặc rút ra hoặc cắm vào cho các nhạc cụ dùng amplifier, như vậy không làm chia trí hoặc ồn ào trong nhà thờ

Thôi đã dài quá rồi, chắc các bạn đọc đã mõi mắt, tôi xin dừng . Hy vọng những ý kiến trên giúp được 1 phần nào trong việc vinh danh Thiên Chúa trong Thánh lễ

Mến
VL315
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/02/06 :  01:38  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ô, đọc hai bài của hai bác BachViet và VL315 mà thích quá! Hai bác không những là những người phục vụ lâu năm trong lãnh vực Phụng vụ, mà hơn nữa, là những người rất có tấm lòng. Đó là điều tớ quí nhất ở hai bác.

Mấy hôm nay tớ cũng... "nhấp nhổm" muốn chạy vô hưởng ứng đề tài bạn TriDinh nêu ra, nhưng cũng ngại ít thời gian, sợ mình viết vội lại dễ sơ xuất. Tớ sẽ không nhắc lại tất cả những điều hai bác BáchViệt và VL315 đã trao đổi, nhưng xin mượn lại một vài ý của hai bác, cốt để giúp tớ trình bày dễ hơn về hai khía cạnh này mà tớ rất muốn chia sẻ:

1. Vai trò (hay gọi là chức năng, nhiệm vụ, vị trí...) của người đánh đàn trong nhà thờ (và nói rộng ra, của ca đoàn) là gì?

Tớ nghĩ đây là điều quan trọng. Người đệm dàn trong phụng vụ nếu ý thức được điều này, thì dù có những hạn chế về tài năng kỹ thuật, vẫn có thể làm tròn sứ mạng của mình. Trái lại, có thể có những "đàn sĩ" rất giỏi về chuyên môn nhưng lại đóng sai, thậm chí đóng ngược hẳn, vai trò chính của mình.

Bác VL315 đã mô tả rất đầy đủ về một người đánh đàn ý thức được điều trên. Người ấy biết khi ca đoàn hát (và cộng đoàn hát nữa nhỉ?), thì tiếng đàn chỉ là phụ, để đệm, để tương trợ cho giọng hát, nhất là cho lời ca được nghe rõ ràng. Người ấy biết tránh tối đa những hành động vượt ra ngoài vai trò của mình và làm ảnh hưởng xấu đến mục đích chính của Phụng vụ. Hoan hô bác VL315, đã để ý đến cả những chi tiết rất nhỏ, như việc di chuyển nhạc cụ hay việc rút ra, cắm vào các chấu ampli.

Nhiệm vụ của người đánh đàn là một phần nhỏ trong nhiệm vụ chung (lớn hơn) của ca đoàn, mà nhiệm vụ duy nhất của ca đoàn không gì khác hơn là phục vụ cộng đoàn. Ca đoàn có mặt đó là để trợ giúp cho "nhân vật chính" của buổi phụng vụ: cộng đoàn. Ca đoàn và người đệm đàn chỉ là những "vai phụ", có thì càng tốt, mà không có cũng không sao. (Nói như bác Trần Trùng Trục: ca đoàn chỉ "hát ké" cộng đoàn thôi).

Vậy nên nếu tớ có quyền chọn (ví dụ trong tư cách giáo dân), tớ vẫn thà chọn một ca đoàn hát không hay và người đàn sĩ "xoàng", nhưng làm tròn và làm đúng được vai trò của mình, hơn là chọn một ca đoàn hát rất hay và người đàn rất giỏi, nhưng chẳng giúp được tớ cùng cộng đoàn cầu nguyện cho hết lòng và dự lễ cho sốt sắng.

Hồi còn ở VN, hàng năm tớ thường xin đến tá túc ở các nhà dòng để tĩnh tâm, khi thì vài ngày, có khi cả mấy tuần lễ. Sáng và chiều dự những giờ phụng vụ với các tu sĩ, tớ càng nghiệm rõ hơn rằng việc hát hay hoặc đàn giỏi chỉ đóng góp phần rất nhỏ cho một buổi phụng vụ đích thực.

Có cộng đoàn các chị nữ tu mà đến giờ phụng vụ, chị "đàn sĩ" mang ra một cây keyboard bé tí xíu loại cho con nít chơi (gia tài của các chị chỉ nhiêu đó). Trước mỗi bài hát, chị ấy gõ đúng 3 nốt đầu để cộng đoàn bắt cung, sau đó là "hát chay", tuyệt không một tiếng đệm. Các chị lao động "quần quật" cả ngày không thua chi một người lao động nghèo ngoài đời, lại thức khuya dậy sớm vì học hành và kinh kệ, nên giọng hát của các chị phải nói là không khỏe và không "hay", nếu xét trên quan điểm nghệ thuật thuần túy. Nhưng những buổi cầu nguyện và thánh lễ ở đó (và cả những nhà dòng nam mà tớ được cho tá túc cũng vậy), thì có khi đánh động tớ đến nỗi suốt cả đời tớ cũng không thể quên.

Hồi bọn tớ còn hát lễ cho cha Trần Phúc Nhân, bọn tớ và giáo dân rất ấn tượng về bầu khí "tĩnh lặng" đặc biệt trong mỗi thánh lễ mà cha làm chủ tế. Cha vẫn hay nói rằng một trong những điều đáng tiếc nhất của phụng vụ Công giáo ở nước mình là sự "ồn ào" quá đáng, trong khi bầu khí thích hợp nhất cho cầu nguyện là bầu khí thinh lặng.

Theo tớ hiểu, ý cha muốn nói đến sự "ồn ào nội tâm" nhiều hơn là cái ồn ngoại cảnh. Có khi chúng ta quá chú trọng đến những chi tiết phụ thuộc "bên ngoài", tỷ như những trang trí đuốc đèn lộng lẫy, những bài hát công phu cầu kỳ, những nghi thức hoành tráng nhộn nhịp... trong khi cái hồn của Phụng vụ là sự cầu nguyện trong tĩnh lặng và lắng nghe chăm chú, thì ta lại bỏ quên. Quá chú trọng đến những cái ồn ào bên ngoài thì dễ sao lãng sự tĩnh lặng bên trong là vì vậy.

Thú thực với các bác là viết những điều này tớ rất ngại. Tình cờ là ở bên kia, bác LouisLong cũng vừa "khều" lên topic "Hát Hay và Không Hay", mà nếu trước đây tớ có tham gia ở đó, chắc tớ cũng sẽ rất ngần ngại chia sẻ những ý kiến này của mình.

Tớ rất hoan nghênh việc các ca đoàn và các "đàn sĩ" cố gắng nâng cao trình độ nghệ thuật. Nhưng, nói gì thì nói, tớ nghĩ nghệ thuật trong Thánh nhạc không bao giờ nên trở thành một kiểu... "nghệ thuật vị nghệ thuật". Nó phải là "vị nhân sinh", hay đúng hơn, phải là "vị tâm linh". Nếu ở trong tình thế buộc phải chọn giữa "nghệ thuật" và "tâm linh" (ví dụ vì hoàn cảnh, vì thiếu phương tiện hay vì bất cứ gì khác...), thì theo tớ bao giờ cũng nên chọn cái thứ hai hơn là thứ nhất.

Và cả khi bàn đến chuyện định hướng xa cho nền thánh nhạc VN, tớ thiết nghĩ cũng nên chú trọng hàng đầu đến cái thứ hai này. Không bao giờ nên để cái thứ hai bị thiệt thòi vì cái thứ nhất.

(hic, dài quá, và cũng khó nói quá. Còn khía cạnh sau thì xin khất các bác đến hôm nào thuận tiện tớ sẽ xin chia sẻ tiếp).

Edited by - Micae on 12/02/06 02:08
Go to Top of Page

tridinh

Tenore
33 Posts

Posted - 12/04/06 :  14:37  Show Profile  Email Poster Send tridinh a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn Micae, VL315, Bach Viet đã chia sẻ, giúp ích kinh nghiệm cho người đàn . Rất đồng ý về với VL315, đã để ý đến cả những chi tiết rất nhỏ, như việc di chuyển nhạc cụ hay việc rút ra, cắm vào các chấu ampli.

Theo em thấy thì người đàn phải có half and half (ngón đàn, hiểu Thánh Ca)

1. ngón đàn vững , đàn hay và
2. hiểu biết Phụng Vụ , Thánh Ca

thì mới rung cảm và đàn có hồn (theo như VL315) .
Bởi vậy nếu biết vài gam Do Re Mi thì chưa đủ .

Làm sao ca đoàn em có thể kiếm ra được người đàn như đã nói ỏ trên ?
Ông Chủ tịch kêu mời hoài mà cũng chưa có .

Còn muốn đàn vững, đàn hay thì phải tập đàn như thế nào ?
Đi về phe classical hay modern ?

TriDinh

Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/05/06 :  07:05  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by tridinh

Còn muốn đàn vững, đàn hay thì phải tập đàn như thế nào ?
Đi về phe classical hay modern ?

TriDinh



Bạn TriDinh mến,

Tôi không phải một tay đàn giỏi, nhưng có vài nhận xét riêng nhờ quen biết các bạn chơi nhạc và chút kinh nghiệm với các cháu học đàn trong nhà. Nếu hiểu rằng đàn kiểu cổ điển là đàn theo bài bản viết sẵn và đàn kiểu tân thời là đàn ứng biến, tôi nghĩ nên tập theo cổ điển trước, rồi khi đã thấm nhuần được khá nhiều kỹ thuật từ các bài bản đã có sẵn, ta có thể phát triển năng khiếu, khuynh hướng riêng của mình dần dần bằng cách đàn theo ý riêng mình, với điều kiện vẫn cần sắp đặt sẵn trong đầu và tập với ca đoàn trước khi đàn trong thánh lễ. Các tay đàn có thể phát triển cho mình cả hai khả năng, theo thứ tự như thế, thường khá. Ngoài ra, nếu biết hát nữa thì càng tốt, hoặc nếu không hát cũng cứ đặt địa vị mình như là người đang hát; điều này thường giúp người đàn thấm được cái tinh thần của bản nhạc thêm hơn và bớt chạy ngón quá nhanh.

Một ý kiến bên lề: Xin ban coi sóc diễn đàn sửa dùm tên đề mục này lại, vì nghe có vẻ thiếu tính xây dựng, lại sai chính tả, sai cách dùng chữ ở vài chỗ.
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/05/06 :  08:36  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Lâu nay tôi bị một cái pop-up blocker nào đó trong máy làm cho không thể đính kèm tài liệu, chỉ khi dùng cái máy cũ (Windows 98) trong nhà thì làm được, nhưng lại bị chậm rì. Vậy xin kèm bài đàn ví dụ này theo dạng Encore, nhờ bạn nào đó chuyển sang PDF dùm.

(Cảm ơn ban điều hành đã đổi tên đề mục như yêu cầu.)

Download Attachment: TamTinhHienDang.enc
26.25 KB
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/05/06 :  08:56  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by TranDaiPhuoc

... nhờ bạn nào đó chuyển sang PDF dùm.

(



Download Attachment: TamTinhHienDang.pdf
71.69 KB

Edited by - LouisLong on 12/05/06 08:57
Go to Top of Page

Hải Đăng

Basso
855 Posts

Posted - 12/05/06 :  11:01  Show Profile Send Hải Đăng a Private Message  Reply with Quote

Cám ơn anh Trần Đại Phước

Tôi vừa nghe bài Tâm tình dâng hiến mà anh mới gởi lên Diễn đàn có phần nhạc - đệm đàn Piano. Phải nói rằng : phần soạn hòa âm phù hợp với tiết tấu, giai điệu của bài hát và thực sự có nghề ấy cộng hưởng với lợi thế của tiếng đàn Piano đã tạo được hiệu quả không gian Thánh nhạc hết sức trang trọng ,tâm tình và rất Thánh đường .Tôi rất thích bài hát này .
Thật vậy đệm đàn trong Nhà thờ là phải như thế ,đòi hỏi mỗi nhạc công phải có năng lực soạn hòa âm ,ghi chép "tổng phổ" đàng hoàng từng bài hát ( có sự tham khảo ý kiến Ca trưởng và tập thể ca đoàn ),thiết nghĩ việc chuẩn bị đó sẽ không thừa , đặc biệt đối với Thánh nhạc phụng vụ trong Nhà thờ nhờ có sự chuẩn bị chu đáo ấy nhất định các yếu tố chuẩn mực, trang trọng và sự an toàn trong thể hiện sẽ càng được chú trọng hơn, Tất nhiên để có được hiệu quả nghệ thuật toàn diện cũng còn cần thêm yếu tố cảm xúc - cảm hứng, năng lực thể hiện ( ngón đàn) nữa của người đệm đàn trong từng thời điểm phụng vụ cụ thể ....
Rất mong được tham khảo thêm nhiều bài hát có soạn phần nhạc đệm của Anh Trần Đại Phước .

2007 SỐNG YÊU THƯƠNG & PHỤC VU.

Hải Đăng
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/05/06 :  17:58  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Còn muốn đàn vững, đàn hay thì phải tập đàn như thế nào ?
Đi về phe classical hay modern ?



Theo tôi muốn đàn hay, đàn vững thì cần phải có nhiều thời gian tập luyện, trau dồi. Trong 17 năm đánh đàn, mỗi tuần tôi bỏ ra ít nhất là 3 ngày mỗi ngày 1-2 tiếng để tập đàn. Trong 2 năm gần đây vì bận học thi nên ít tập luyện hơn nhưng cũng được vài tiếng 1 tuần, như vậy mà tôi đã cảm thấy ngón đàn yếu hơn trước rồi. Như vậy việc tập luyện rất quan trọng. Còn bạn đi theo trường phái classical hay modern nào thì cũng không sao, chỉ xem bạn áp dụng ra sao khi đánh đàn trong nhà thờ hay nơi công cộng mà thôi . Như tôi đã phân tích trước, tâm trạng khi chơi đàn rất quan trọng, mang 1 tâm hồn lắng đọng, suy niệm thì cho dù bạn chơi theo kiểu classical hay modern cũng làm cho người nghe cùng thông công được.

Nói thì ai mà chả nói được, thực tế nhất là làm sao phải không? tôi xin mạn phép chia sẻ 1 vài kinh nghiệm bản thân hy vọng sẽ giúp được bạn phần nào.

* Người thầy dạy nhạc giỏi nhất cho riêng bạn chính là bản thân bạn. Nghe nhiều loại nhạc mà bạn thích, dần dần bạn sẽ tiêm nhiễm nó, lúc đánh đàn bạn sẽ tự "bắt chước" hay nói 1 cách khác là "phát huy" tiềm năng. Bạn sẽ thấy rõ điều này, nếu bạn nghe nhạc của Richard Clayderman nhiều tự nhiên lúc đánh đàn cũng sẽ "xuất chiêu" y chang vậy.
* Đừng depend vào music sheet nhiều quá, phải tự mình tìm cho riêng mình 1 kiểu chơi. Tôi thấy bài Tâm tình hiến dâng của anh Trần Đại Phước post có viết phần cho piano rất hay, nhưng nếu mình cứ phải depend vào những khuông khổ có sẳn, nếu lở gặp 1 bài không có viết phần đệm cho đàn thì mình phải làm sao? theo tôi biết thì đa số nhạc Thánh Ca VN đều không có phần đệm cho đàn hoặc phối khí. Nếu như vậy thì làm sao người đàn có thể chơi được? để làm được điều này, bạn cần học cách tự "sáng tác" có nghĩa là bạn tự sáng tác 1 melody và 1 harmony cho 1 dãy hợp âm nào đó. Thí dụ, dãy hợp âm C G Am Em F C Dm G7 chẳng hạn, tự phát minh 1 bài nhạc cho dãy hợp âm này từ đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất. Bạn có thể cho tôi bất kỳ 1 dãy hợp âm nào đó, tôi có thể chơi đàn dựa theo những hợp âm đó liên tục trong vòng 15 phút và melody luôn luôn thay đổi.
* Người đàn cần phải tập đánh tất cả các thể điệu, quan trọng nhất là "nhịp". Theo tôi biết đa số các anh chị đánh piano có khuynh hướng bị "chạy nhịp" tức là đánh càng lúc càng nhanh, hoặc lúc mới vô thì đã nhanh rồi, khiến ca đoàn hát mệt xỉu luôn, và ít chịu phối hợp với nhịp của ca trưởng. Đánh đàn là để giúp cho người hát hát hay và đúng tông hơn, như vậy người hát mới là người "run the show". Nếu đánh đàn mà không biết nhịp thì thà đừng đánh còn hay hơn. Khi tôi đánh đàn, trừ những bài tôi đã biết tempo rồi, tôi thường nói chuyện trước với ca trưởng hoặc nhìn tay phất nhịp của ca trưởng để tìm tempo cho bài hát. Trong khi hát để ý nhịp của ca trưởng nếu cần chậm lại hoặc nhanh lên thì đàn cũng phải làm theo như vậy thì mới ăn ý được, còn nếu không thì "mạnh anh anh hát, mạnh tôi tôi đánh"
* Tránh "mò mẫm" khi đánh đàn. Phải tự tin và bình tỉnh khi đánh đàn cho dù có lúc vớ phải vài nốt "ngang phè" làm cho người hát nhăn mặt người nghe bỉu môi, riêng mình nở 1 nụ cười sẽ làm cho bạn tự tin hơn và đánh đúng hơn.
* Tránh thử nốt nhạc trước khi đánh, như vậy rất chia trí. Người đàn hay có tật mò nốt trước khi đánh để xem có đúng không? như vậy tạo ra âm thanh "không cần thiết" làm chia trí người khác. Có người đánh đàn portable keyboard còn bật cả tiếng trống lên nghe xem nhịp nhanh hay chậm nữa. 1 cách khắc phục là bạn tự hát trong óc dùng hợp âm 1-3-5 rồi figure out những nốt còn lại, còn muốn tìm tempo, thì tắt volume đàn đi, ấn nút Start rồi nhìn vào đèn nhịp và hát theo, nếu mình hát theo kịp thì ca đoàn mới hát kịp, khi đã chọn được tempo rồi thì phải giảm xuống khoảng 2-4 nhịp nữa để accomodate cho nhiều người hát chung.
* Ghi lại những info cho bài nhạc như hợp âm, câu intro, ending, tempo, giai điệu, sounds, rồi đừng "vứt sọt rác" mà phải lưu trử lại trong folder của mình, lần sau hát lại thì khỏi phải soạn lại từ đầu.

Vài ý kiến nhỏ

VL315
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/05/06 :  22:58  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Chào anh Hải Đăng,

Rất vui được anh nghe nhạc và cho nhận xét. Các bài đệm đàn tôi viết cho cháu gái trong nhà tập để đàn cho ca đoàn thiếu nhi trong giáo xứ, theo thời gian viết khó dần dần, và đến giờ cháu cũng bắt đầu quen thuộc với các mẫu trải dấu, đệm nhịp, chọn và nối kết hợp âm căn bản để tự nghĩ ra cách đệm. Nghĩa là như đã trình bầy ở trên, đi từ nhạc bản có soạn sẵn đến nhạc ứng biến trong đầu, và biết cả hai cách để trường hợp nào cũng áp dụng được.

Vâng, thỉnh thoảng tôi sẽ chia sẻ các bài viết cùng anh và mọi người. Cảm ơn anh nhiều.
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/06/06 :  12:05  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, bác Trần Đại Phước:, sao lại "thỉnh thoảng tôi sẽ chia sẻ các bài viết cùng anh và mọi người"? Xin bác gởi nhiều nhiều lên ấy chứ. Bác chưa gởi thì chỉ có "cháu gái trong nhà" của bác học được thôi, còn bác gởi lên đây thì có lẽ nhiều bạn đang tự học đệm đàn trong nhà thờ sẽ được nhờ lắm. Hồi ở VN, cháu cũng biết nhiều bạn trẻ muốn học "đàn nhà thờ" lắm nhưng tìm tài liệu không ra. Rất đồng ý với bác là khởi đầu cần có nhiều bài tập mẫu như bài bác đã soạn, về sau quen dần rồi thì mới tiến tới giai đoạn tập tự ứng tác trên nền hợp âm như bác VL315 nói.

Bác VL315": Nể bác thiệt! Đúng là kinh nghiệm 17 năm đánh đàn trong nhà thờ có khác! Những hướng dẫn của bác quả là rất cần thiết cho những ai muốn phục vụ cộng đoàn bằng tiếng đàn.

Nhà cháu mang tiếng là nhạc công, có thời gian tối nào cũng vác cây đàn "chạy sô" kiếm cơm như nghề tay trái, nhưng đánh nhạc đời kiểu modern thì được, đụng vào thánh ca trong nhà thờ thì hết dám. Phải chi hồi đó đọc đươc các hướng dẫn cũng như những bài tập của hai bác TĐP và VL315 thì chắc cháu sẽ tự tin và nỗ lực hơn.

Nhân bác TriDinh nói về chuyện "modern" hay "classic", và đọc câu này của bác VL315: "Người đàn cần phải tập đánh tất cả các thể điệu, quan trọng nhất là "nhịp", nhà cháu chợt nhớ ra vấn đề này muốn xin thêm ý kiến các bác:

1- Các vị hữu trách về Thánh nhạc thường hay nhắc rằng không nên chơi các điệu (tiết điệu, thể điệu) "đời" (ví dụ Slowrock, Rhumba, Tango v.v...) khi đệm đàn cho Thánh ca. càng không nên (thậm chí là "không được") mở những phần đệm tự động (trống, dàn nhạc v.v...) có sẵn trong đàn. Các vị luôn nhắc rằng thể loại thích hợp nhất cho Thánh ca là thể loại bình ca...

Nhưng có ý kiến ngược lại cho rằng ca khúc nào mà tự nó không có sẵn tiết điệu? Và việc chơi trống, kèn trong Thánh ca xét cho cùng đâu phải quá đáng: Kinh thánh ghi lại rằng người Do Thái cũng đã từng xử dụng nhiều loại nhạc khí trong phụng vụ kia mà? (Đề tài này cháu nhớ đã từng được các bác trong đây nêu ra ở chỗ nào đó trong diễn đàn mà chưa được trao đổi tiếp).

2- Các CD, băng đĩa Thánh nhạc, vì được thực hiện để nghe ngoài phụng vụ, nên thường có phần đệm rất là "modern", (ý cháu muốn nói đến các tiết điệu thịnh hành). Thậm chí cả những bài hợp xướng 4 bè cũng có phần đệm như vậy. Cháu nghĩ có lẽ vì nghe quen các CD, băng đĩa, nên nhiều ca trưởng, ca đoàn và nhạc công cũng có khuynh hướng hát và đệm theo như vậy. Nhưng nhà cháu thiết nghĩ nhạc trong băng đĩa thì đệm như thế là tất nhiên, còn trong lúc cử hành phụng vụ thì lại không thích hợp.

Ở VN, có thời gian rất nhiều nhạc công mở "rythm" (phần đệm tự động, hi hi, nhà cháu không nhớ có viết đúng chữ này chưa nữa) trong cây keyboard để đệm cho ca đoàn. Cháu thấy các vị phụ trách Thánh nhạc phải lên tiếng can ngăn cũng phải, vì theo cháu nhận xét thì:

a- Mở rythm như vậy nhiều khi ồn quá, phần đệm quá dày, át cả tiếng hát. Nhất là khi dàn ampli trong nhà thờ thường được thiết kế ưu tiên cho tần số giọng hát của người, không thích hợp với phần đệm có nhiều loại nhạc cụ khác nhau như thế.

b- Khác với nhạc nghe trong băng đĩa, khi "hát sống" (live) trong nhà thờ, nếu ca đoàn hát theo nhịp tự động trong đàn thì bài hát lại đâm ra quá máy móc, mất rất nhiều nét tâm tình. Ví dụ nhiều bài thánh ca viết theo nhịp 6/8 (hay 4/4), nhưng nếu đệm máy theo điệu Slowrock (hay Rhumba, Tango) thì nghe nó cứ là ào ào một lèo từ đầu đến cuối. Người hát thì không sao (vì đã tập thuộc bài hát, biết hết lời lẽ bài hát rồi), nhưng nếu đặt mình vào cương vị người nghe trong bầu khí phụng vụ đó, thì nghe khá "mệt".

c- Cháu nghĩ tốt hơn, người đệm đàn chỉ nên rải nhẹ một đôi chỗ để làm những cái mốc cho ca đoàn giữ nhịp thôi, nhưng phải chừa những chỗ cần "lơi" ra tí, những chỗ chậm lại tí hay nhanh hơn tí... Trong nhạc lý, nếu cháu không lầm thì cách hát như vậy gọi là "Ad lib", tức hát tự do về nhịp.

Có phải cách đệm đàn như vậy gần với "classic" hơn là "modern" không? Nhà cháu thiết nghĩ đệm như vậy mới là thích hợp với Thánh ca, vì nó "tôn" lời hát và giọng hát lên, chứ không bắt giọng hát phải chạy theo nhịp máy móc của các thể điệu modern.

Nhà cháu nghĩ những điều vừa trình bày trên chắc cũng là điều bác VL315 muốn nói trong đoạn trích này:

"Đánh đàn là để giúp cho người hát hát hay và đúng tông hơn, như vậy người hát mới là người "run the show". Nếu đánh đàn mà không biết nhịp thì thà đừng đánh còn hay hơn. Khi tôi đánh đàn, trừ những bài tôi đã biết tempo rồi, tôi thường nói chuyện trước với ca trưởng hoặc nhìn tay phất nhịp của ca trưởng để tìm tempo cho bài hát. Trong khi hát để ý nhịp của ca trưởng nếu cần chậm lại hoặc nhanh lên thì đàn cũng phải làm theo như vậy thì mới ăn ý được, còn nếu không thì "mạnh anh anh hát, mạnh tôi tôi đánh"
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/06/06 :  14:00  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Thân chào bạn Micae, trước hết xin đừng gọi tôi là "bác", tôi còn rất trẻ, hihihi....nếu nể mặt thì kêu 1 tiếng anh, còn không gọi bằng "thằng" cũng được, hay xưng bằng nick đi cho tiện...

1- Nhân bàn về "nhạc đời" "nhạc đạo" tôi chợt nghĩ đến bài viết của Cha Quế trong bài viết "nhạc sập xình", tôi đã đọc bài viết trên rất nhiều lần nhưng vẫn chưa thuyết phục được chính tôi, theo tôi việc dùng nhạc cụ nào trong Thánh Ca đều ổn cả chỉ ăn thua là mình áp dụng ra làm sao thôi. Trong bài viết Cha có đề cập dùng đàn pipe organ là thích hợp nhất trong nhà thờ, nhưng nếu để tôi đánh đàn pipe organ tôi cũng có thể turn 1 bài hợp xướng của Cha Hải Linh thí dụ Trường Ca Ave Maria chẳng hạn trở thành 1 bản nhạc Rock như thường. Tôi còn nhớ trong 1 bài chia sẻ trước đây của anh Han Pham, anh có nói anh có the chơi đàn violin thành nhạc kích động được, nếu như vậy việc dùng nhạc cụ nào có quan hệ gì, điều đáng nói là "làm sao dùng" nó mới là quan trọng. Bạn thử để ý đi lễ Mỹ, nghe họ đánh đàn đi, nào là kèn trumpet, piano, keyboard, drum, bass, guitar, pipe organ, nhưng sao Thánh lễ vẫn rất trang nghiêm và long trọng, chẳng lẻ nhạc của họ hát không phải là Thánh Nhạc hay sao? có người lại tự bào chửa là nhạc Mỹ khác nhạc Việt, tôi không nghĩ ra khác chổ nào, cũng là tôn vinh Thiên Chúa, tại sao "người Việt" chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi cái ràng buộc của tư tưởng cho rằng dùng những âm thanh ồn ào là không thích hợp trong nhà thờ??? cha quản nhiệm trước của giáo xứ tôi trong 1 lần tâm sự, cha nói trong các Thánh lễ vào buổi trưa, mọi người đều thấy lễ sẽ dài hơn thường lệ, nếu ca đoàn cứ hát kéo lê ra thì giáo dân ngay cả Cha cũng rất buồn ngủ, vậy ca đoàn chọn những bài trẻ trung chút, đánh đàn nhộn nhịp lên như vậy cha làm lễ cũng "hăng hái" được chút ("Hăng hái" đây nghĩa là sốt sắng), giáo dân nhất là các bạn trẻ cũng không cảm thấy boring. Như vậy việc dùng "nhạc sập xình" cũng có thể giúp giáo dân dâng lễ sốt sắn, giúp họ cảm thấy "thích" đi lễ, hơn là "đi lễ cho xong" không thì lại phải "đi xưng tội".

Việc dùng đàn portable keyboard, loại có phần đệm trống, theo tôi cũng không có gì gọi là quá đáng, chỉ cần chúng ta giới hạn lại là OK, cũng tùy bài mà áp dụng. Tôi thí dụ những bài hợp xướng chắc chắn là không xài được, tôi nghĩ phải đánh đàn pipe organ (không phải loại dùng điện) thì mới xứng cho những bài đó, còn những bài về dân ca, chúng ta có thể đánh đàn piano, cộng thêm 1 cái violin hoặc flute, 1 cái mỏ chẳng hạn, còn 1 số bài tương đối theo dạng "vào đời" thì có thể dùng thêm điệu trống nhè nhẹ background, dĩ nhiên nếu ca viên nhất là ca trưởng phải rất "vững tay nhịp" thì mới dùng được, còn ca trưởng thuộc dạng "phất nhịp lơi" thì "thua". Đa số các nhạc sĩ Thánh Ca đều sáng tác nhạc dựa trên cơ sở của các nhịp điệu và người đàn cũng có khuynh hướng đệm theo các nhịp điệu đó. Tôi thí dụ bạn đệm đàn piano cho ca đoàn hát 1 bài nhạc 3/4 như bài Dâng Ngài chẳng hạn, nếu tay trái đệm theo pattern 1-3-5-3-5-3 1 như vậy có khác gì đánh điệu Boston không?, hoặc bài Maranatha, người đàn theo phản ứng tự nhiên đệm theo điệu Rumba.

2- Việc các nhà sản xuất dùng các điệu nhạc trong CD cho các băng đĩa thì cũng dễ hiểu thôi, như vậy bán mới chạy, trong thời đại này nếu còn ra dĩa Thánh Ca theo dạng hợp xướng hay hát bình ca thì chắc dẹp tiệm sớm rồi. Ở giáo xứ tôi "tuyệt đối" không cho sài CD trong phụng vụ trong "bất cứ" hoàn cảnh nào ngay cả dùng trong múa phụng vụ cũng phải có ca đoàn hát live.

a- Như tôi đã nói trên việc dùng nhạc cụ nào không có vấn đền gì hết, chỉ quan trọng là dùng làm sao thôi, không chỉ đàn portable keyboard khi mở trống lên mới át tiếng hát, mà người đệm piano cũng đánh lớn vậy, tôi phải nói thật lòng có đến 95% hoặc có thể cả 99% người đàn đều có khuynh hướng đánh đàn lớn, lý do đơn giản là họ không nghe được họ đánh, nên phải mở volume lớn lên, cho nên việc set up âm thanh cho người đàn và ca đoàn rất quan trọng. Tiện đây xin chia sẻ một tí về việc set up âm thanh luôn. Ca đoàn tôi hát trên gác đàn, dùng âm thanh của nhà thờ tức là microphone cắm trực tiếp vào mixer của nhà thờ, còn người đệm đàn thì dùng amplier riêng, đàn âm thanh được dùng chung cho các ca đoàn kể cả ca đoàn Mỹ, vì ca viên của ca đoàn Mỹ hát "hơi to" nên dàn âm thanh phải được chỉnh nhỏ lại, vì vậy dân Việt Nam mình hát nghe nhỏ quá, nên ca đoàn tôi phải cắm theo 1 số microphone thêm cắm qua 1 mixer riêng, rồi ra 2 loa hướng về nhà thờ, rồi line out vào system của nhà thờ. Đối với tiếng hát thì tạm ổn, để tránh việc người đàn đánh quá lớn hầu át tiếng hát, đàn được cắm vào amplier, xoay mặt loa vào người đàn, như vậy họ muốn lớn cở nào thì tùy thích, sau đó line out vào mixer của ca đoàn, dùng line out control để chỉnh tiếng đàn lớn nhỏ trong system của ca đoàn và của nhà thờ, dĩ nhiên phải có người xuống nghe cho vừa đủ nghe. Nói tóm lại, làm sao thì làm, phải cho âm thanh của đàn riêng biệt với âm thanh của ca đoàn ở giai đoạn đầu, sau đó nhập chung lại với nhau ở giai đoạn sau, lúc đó mới dễ dàng control lớn nhỏ được. Không biết bạn có hiểu ý tôi không?

b- Khi 1 nhạc sĩ viết một bài hát, họ dùng nốt nhạc để ghi lại sáng tác của mình, cho nên nốt nhạc, nhịp điệu và các tiết tấu đó là ngôn ngữ chung để người hát và người đàn diễn đạt lại ý của tác giả. Trong trường hợp tác giả muốn người hát phải hát chậm lại hay nhanh lên thì họ thường dùng các ký hiệu để diễn đạt ý, thí dụ dùng các nốt đen = 92 ngay giữa bài hát trong khi ngay từ đầu đã để tempo = 120. Đối với những bài hát không có những ký hiệu trên thì tùy theo tâm trạng của từng ca trưởng họ sẽ cho ca đoàn hát nhanh hay chậm theo cảm hứng của họ. Đứng trên phương diện người nghe thì không có gì không ổn cả, nhưng đứng trên phương diện người đàn thì sẽ có rất nhiều trở ngại, nếu người nhạc công hiểu ý người ca trưởng thì không sao, nếu không thì sẽ thất bại, vì "ông hát một đằng, tôi đánh 1 kiểu" hay "nhịp ông ông giữ, nhịp tôi tôi theo", như vậy cho dù bạn dùng nhạc cụ nào đi chăng nữa cũng vẫn trở thành như 1 cái chợ, phải không? Như vậy "nhịp chắc" hay "nhịp lơi" rất cực kỳ quan trọng. Quý bạn để ý nghe nhạc Mỹ thử xem, họ hát rất đúng nhịp, nghe rất hay, và mãi mãi hay cho dù sau này ai là ca trưởng, ai là người đàn, cứ tuân thủ theo đúng nhịp thì đều ổn cả, trong khi cùng 1 bài hát, ca trưởng này thì thấy chậm lại chổ này thì hay còn nhanh hơn chổ kia thì phê, còn ca trưởng khác thì lại ngược lại, nếu cả đời bạn chỉ hát dưới 1 ông ca trưởng thì OK, gặp ca trưởng khác thì bạn sẽ hát "rớt lộp bộp" như xung rụng.

c- Đệm đàn cách nào thì mỗi người có 1 cách riêng biệt, hay hay dỡ là phân biệt chổ đó. Chỉ cân nhắc 1 điều dùng nhạc cụ nào đi chăng nữa không ngoài mục đích phụng vụ Thiên Chúa và tha nhân là được rồi. Còn theo trường phái classical hay modern gì thì tùy theo "duyên phận"

Chúc bạn vui vẻ

VL315



Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/07/06 :  02:20  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, bác VL315 thân mến!
(Tớ lại quen miệng "bác" với "cháu" nữa rồi! Số là hồi trước khi biết diễn đàn này, tớ cứ tưởng thành viên của các forum trên mạng hầu hết là bạn trẻ. Ở VN bạn bè lứa tuổi tớ ít ngưòi chịu lên internet lắm, huống chi là vô các diễn đàn. Ai dè vào đây mới biết là còn có nhiều tiền bối lớn tuổi hơn tớ nhiều. Hi hi, tớ phải tập kêu bằng "bác" hết cho chắc ăn!)...

Vâng, cái chuyện "nhạc xập xình" này quả là khá rắc rối! Bên nào nói nghe cũng có lý cả. Chẳng hạn ý kiến của cha Đỗ Xuân Quế theo tớ biết thì không phải chỉ là ý riêng của cha đâu. Hình như huấn thị của giáo triều cũng nói vậy nữa bác à (thực tình thì tớ cũng không nhớ rõ lắm. Hi hi, mà nói thực, tớ sợ nhất là đọc các... huấn thị). Có điều hãy khoan nói chuyện các huấn thị đã. Tớ vẫn thích được nghe ý kiến trao đổi thẳng thắn từ nhiều phía.

Bác nhắc chuyện nhà thờ Mỹ tớ mới nhớ. Hồi mới qua đây tớ có thời gian ở trên lầu của một apartment, trông sang bên kia đường là một nhà thờ của người da đen gốc Samoa. Mỗi chủ nhật nghe họ hát thánh ca mà mê luôn! Rất "ồn ào". Đủ hết: kèn, trống, guitar điện, organ... như bác nói. Nhìn qua thì còn thấy cả nhà thờ nhún nhảy và vỗ tay theo điệu nhạc nữa. Lạ một điều là sự ồn ào đó của họ lại làm lòng mình rất cảm động các bác ơi. Họ ca tụng Thiên Chúa cách nồng nhiệt và hồn nhiên quá, mộc mạc và chân thành quá! Đến nỗi tớ nghĩ nếu không trở ngại về ngôn ngữ, chắc tớ đã qua xin vị linh mục bên đó cho được vào cầu nguyện chung rồi!

Nhưng lại cũng có nhà thờ Mỹ khác mà tớ vì đi lạc đường nên đành đánh liều vào dự lễ. Một thánh lễ chiều thứ bảy thật khó quên các bác ơi. Rất tĩnh lặng, sâu lắng và ấm cúng. Nhà thờ chỉ khoảng ba chục người thôi, sách nhạc đầy đủ cho họ hát chung. "Ca đoàn" chỉ là một cô gái có lẽ gốc ngưòi Mễ, vừa đệm piano vừa hát vào micro để dẫn cho cộng đoàn. Nhạc mà họ hát đúng là "bình ca" thứ thiệt và hay vô cùng, từ bài đầu đến bài cuối bài nào cũng hay. Cô gái có giọng hát quá tốt, quá truyền cảm, đệm đàn thật "nghề" nhưng cũng rất chừng mực. Bầu khí vừa huynh đệ vừa lặng thầm nơi đây lại làm tớ xúc động theo cách khác. Cộng đoàn ở đây họ ân cần quan tâm đến nhau (kể cả quan tâm đến tớ, là thằng da vàng nhỏ con và lạ hoắc), nhưng dường như ai cũng thận trọng không muốn gây ra một tiếng động thừa nào hết, như sợ làm mất đi bầu khí cầu nguyện chung vậy. Cảm động nhất là lúc chúc bình an: hầu như ai cũng dời chỗ của mình để đến với người khác, kể cả vị chủ tế (hic, chỉ có mình tớ đứng trơ như phỗng!). Và lúc rước lễ thì ôi thôi, đúng là ăn cùng một bánh và nhất là uống chung một chén rượu. Không có kỳ thị gì cả, chẳng sợ "lây bệnh" gì cả. Rước lễ xong, mọi người ngồi yên một chút rồi mới giở sách ra hát chung. Tớ rất thèm được có mấy cuốn nhạc đó để về xem xem, họ viết cái chi ở trong mà hát lên nghe tuyệt vời đến thế!...

Thật là khó nghĩ! Sự ồn ào "xập xình" nồng nhiệt hồn nhiên hay sự thinh lặng tinh mật sâu lắng?

Tớ nghĩ sự đa dạng là điều có lẽ phải cần tới, vì cần có thế này mà cũng cần có thế kia, để ai nấy trong cộng đoàn dân Chúa đều có thể tìm được nơi thích hợp với... "duyên phận" của mình.

Có lẽ bác VL315 nói đúng: vấn đề không phài nhạc cụ này hay nhạc cụ khác, thể loại này hay thể loại kia, mà quan trọng là đàn như thế nào, hát như thế nào, nhất là với tinh thần nào...?
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/07/06 :  06:21  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Hi hi, bác Trần Đại Phước:, sao lại "thỉnh thoảng tôi sẽ chia sẻ các bài viết cùng anh và mọi người"? Xin bác gởi nhiều nhiều lên ấy chứ.


Có lý do đấy chứ anh Micae. Tập hát cho thiếu nhi, thông thường là cô ca trưởng chỉ dùng 1 bè; rồi có những chỗ chuyển đoạn phải vào ngay, tuy người lớn hát được, nhưng với trẻ nhỏ cô lại muốn thêm một ô nhịp cho các cháu có giờ lấy hơi; và kẻ soạn đàn này cũng nhân chuyện không có bè mà tha hồ "thiết kế" phần kỹ thuật chuyển âm, nhịp điệu,... nhiều ít khó dễ tuỳ theo trình độ của cô bé đánh đàn. Nói sơ vậy chắc anh hiểu là các bài soạn "customized" như vậy là có ý dùng nội bộ, chứ nếu phổ biến ra ngoài thì phải viết lại mới không bị các tác giả...mắng cho.

Tuy vậy, lần Lễ Giáng Sinh sắp tới, có một bài của tôi được cô chọn dùng cho các cháu hát, nên tôi có thể phổ biến mà không sợ bị mắng, nhưng anh làm ơn đợi tôi chuyển từ máy kia sang cái máy cũ này đã nhé.
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/07/06 :  08:32  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Bài này được soạn theo hình thức "bản đệm đàn thông thường", nghĩa là có dòng ca trong đó, khác với "bản đệm đàn biệt lập" như trong bài Tâm Tình Hiến Dâng. Cách này các nhà thờ Mỹ cũng rất thường dùng, người đàn vừa đệm vừa dìu tiếng hát của cộng đoàn.

Download Attachment: ConSeCaNgoi.enc
21.51 KB
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/07/06 :  08:57  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh TranDaiPhuoc đã chia sẻ
BTW, anh sử dụng encore để kẻ nhạc hay quá, It repeats and ends đúng chỗ when plays (it's not a big deal , nhưng có 1 số bài người khác viết bằng enc khi press play nó chạy không đúng như họ viết, just a minor problem )
ca'm o+n anh

LouisLong
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/07/06 :  09:00  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Lại nhờ Long chuyển sang PDF nhé. Cảm ơn Long nhiều.
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/07/06 :  09:04  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote

Sorry anh Phước, lo enjoy bản nhạc mà quên mất
Download Attachment: ConSeCaNgoi.pdf
53.04 KB

Edited by - LouisLong on 12/07/06 09:16
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 12/07/06 :  18:08  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
Có lẽ bác VL315 nói đúng: vấn đề không phài nhạc cụ này hay nhạc cụ khác, thể loại này hay thể loại kia, mà quan trọng là đàn như thế nào, hát như thế nào, nhất là với tinh thần nào...?
Thưa các anh chị,
Rất đồng ý với anh VL315 và Micae về ý kiến trên. Nhưng nói thật người ca trưởng và đệm đàn đôi khi giống như làm dâu 100 họ, khó mà chiều vừa lòng hết mọi người trong ca đoàn hay cộng đoàn được . Xin dưa 1 ví dụ: khi ca doàn tôi hát bộ lễ Seraphim thì các cụ lớn tuổi rất thích và khen ngợi, nhưng các phụ huynh và thiếu nhi thì không thích lắm và yêu cầu đổi 1 Bộ lễ mới, trẻ trung, vui vẻ hơn. Đến khi ca đoàn hát Bộ lễ Vào đời mới của cha Thành Tâm thì giới "sồn sồn"( như anh chị em mình) và các bạn trẻ khoái lắm, nhưng các cụ lớn tuổi chê ồn ào, mất đi vẻ linh thiêng của nhạc bình ca. Ca doàn mệt quá, nên 1 dạo xin đọc Bộ lễ thay vì hát, đến phiên cha quản nhiệm "phán" nhẹ nhàng : Thánh lễ không có thánh nhạc là 1 thánh lễ chết, nhất là Bộ lễ nên hát cho thánh lễ sinh động hơn. Chúa mẹ ơi, biết sao bây giờ, 1 tuần chỉ có 1 lễ chung biết chiều ai bây giờ...thôi đành làm kẻ 3 phải, ai nói sao cũng dạ....lâu lâu hát Bộ lễ Seraphim, rồi vài tuần sau thì Vào đời, mệt sức thì đọc....Amen. (Ai có cao kiến xin chỉ giùm, đa tạ....)

TIẾN CAO

Edited by - tiencao05 on 12/08/06 00:55
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/07/06 :  18:43  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by tiencao05
Xin dưa 1 ví dụ: khi ca doàn tôi hát bộ lễ Seraphim thì các cụ lớn tuổi rất thích và khen ngợi, nhưng các phụ huynh và thiếu nhi thì không thích lắm và yêu cầu đổi 1 Bộ lễ mới, trẻ trung, vui vẻ hơn. Đến khi ca đoàn hát Bộ lễ Vào đời mới của cha Thành Tâm thì giới "sồn sồn"( như anh chị em mình) và các bạn trẻ khoái lắm, nhưng các cụ lớn tuổi chê ồn ào, mất đi vẻ linh thiêng của nhạc bình ca. Ca doàn mệt quá, nên 1 dạo xin đọc Bộ lễ thay vì hát, đến phiên cha quản nhiệm "phán" nhẹ nhàng : Thánh lễ không có thánh nhạc là 1 thánh lễ chết, nhất là Bộ lễ nên hát cho thánh lễ sinh động hơn. Chúa mẹ ơi, biết sao bây giờ, 1 tuần chỉ có 1 lễ chung biết chiều ai bây giờ...thôi đành làm kẻ 3 phải, ai nói sao cũng dạ....lâu lâu hát Seraphim, rồi Vào đời, mệt sức thì đọc....Amen. (Ai có cao kiến xin chỉ giùm, đa tạ....)

TIẾN CAO



Bác tiencao ơi, cho em xin đi bác à, bác mà ba phải muốn chiều bà con cho nó sinh động mà vác cả trống với Cha-cha-cha, Tango hay RAP music vô nữa thì rõ là các đám trẻ thích thôi, nhưng như thế thì chả còn chi là sacred music nữa đâu . Đáng lẽ em muốn góp ý thêm trong đây nhưng có lẽ khi nào có dịp đã . Chả dám nói "rại" chứ từ ngày em xuống làm "thằng" ngồi ở dưới để tham dự thánh lễ, em có tham dự rất nhiều thánh lễ cúa nhiều nhà thờ ( từ đông, xuống nam, qua miền trung, rồi cả qua CA, Little Saigon các nhà thờ VN bên đó, cả 1 nhà thờ chuyên hát nhạc Taizé (ở Nashville TN); quả thực em mới thấm lời trong Cồng đồng Vatican II về thánh Nhạc, lời Đức Thánh Cha mới nói, các Đức Giám Mục Vietnam phụ trách về Thánh nhạc nói là không có quá đáng đâu . Còn mình chỉ trích ra 1 câu, cắt đầu cắt đuôi rồi bảo là ban thánh nhạc khe khắt thì em thực không đồng ý đâu các bác ạ
Vài hàng mạo muội ngắn gọn xin chân thành góp ý,
LouisLong
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 12/07/06 :  20:57  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Mình đề nghị với anh Tiên Cao nhé:
Kinh Thương Xót : theo bộ Seraphim
Vinh Danh & Thánh Thánh Thánh : theo Bộ Lễ Thành Tâm
Lạy Chiên Thiên Chúa: Để Mọi người Đọc

Vậy là mọi người happy ngay. Thánh Lễ cho cả cộng Đoàn cơ mà, nên để cho mọi người góp phần của mình . Mình check lại "Giáo Luật" rồi, không có đoạn nào cấm anh làm như vậy đâu !!!

Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/07/06 :  21:11  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Mình đề nghị với anh Tiên Cao nhé:
Kinh Thương Xót : theo bộ Seraphim
Vinh Danh & Thánh Thánh Thánh : theo Bộ Lễ Thành Tâm
Lạy Chiên Thiên Chúa: Để Mọi người Đọc

Vậy là mọi người happy ngay. Thánh Lễ cho cả cộng Đoàn cơ mà, nên để cho mọi người góp phần của mình . Mình check lại "Giáo Luật" rồi, không có đoạn nào cấm anh làm như vậy đâu !!!

Trần Trùng Trục


Anh trantrungtruc có ý kiến rất hay đó Bác Tiencao à, em vẫn thấy gai gai người khi nghe "xin chúa thương xót chùng còn" của bộ lễ Thành Tâm

Edited by - LouisLong on 12/07/06 21:14
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 12/08/06 :  01:08  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by LouisLong

quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Mình đề nghị với anh Tiên Cao nhé:
Kinh Thương Xót : theo bộ Seraphim
Vinh Danh & Thánh Thánh Thánh : theo Bộ Lễ Thành Tâm
Lạy Chiên Thiên Chúa: Để Mọi người Đọc

Vậy là mọi người happy ngay. Thánh Lễ cho cả cộng Đoàn cơ mà, nên để cho mọi người góp phần của mình . Mình check lại "Giáo Luật" rồi, không có đoạn nào cấm anh làm như vậy đâu !!!

Trần Trùng Trục




Anh trantrungtruc có ý kiến rất hay đó Bác Tiencao à, em vẫn thấy gai gai người khi nghe "xin chúa thương xót chùng còn" của bộ lễ Thành Tâm



Bác "ba tê" (TTT) ơi, nghe lời xúi thật của bác, hôm nào cho ca đoàn hát thử Bộ lễ tổng hợp I này xem sao , có ai chửi thì bác cũng được nghe ké đó . Just kidding, đừng xúi dại ...

Hi anh Long,
Lỗ tai anh thính thật . Nếu vậy anh nên gửi trực tiếp góp ý về cho LM Thành Tâm và DCCT VN, cùng uỷ ban thánh nhạc giáo phận Sàigon. Vì Bộ Lễ này dã được IMPRIMATUR bởi Đức Hồng Y Phạm-Minh-Mẫn 21-5-2006....ha..ha...gút nuck anh Long. http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/magdalenabvan/Biabole.jpg
Đùa tí thôi, vâng khi tập cho ca đoàn mình cũng đã thấy như vậy, nhưng không dám tự ý sửa . Với lại chẳng lẽ vì 1 hạt thóc mà đổ nguyên nồi cơm thì tội quá....Mong các anh chị tiếp tục chỉ giáo dùm . Đa tạ .

TIẾN CAO

Edited by - tiencao05 on 12/08/06 11:49
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/08/06 :  01:37  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
He he, đề tài này "hot" quá sức.

Nhưng xin hãy phang, ủa lộn, hãy khoan, cho nhà cháu chạy vô cám ơn bài đệm đàn của bác Trần Đại Phước đã kẻo nguội. Phần đệm giản dị và nhẹ nhàng thôi, đúng là để "dìu" tiếng hát của cộng đoàn. Cháu rất khoái cách chuyển hợp âm của bài này bác Phước ạ, nhất là chỗ tiểu khúc. Có 3 điểm này nhà cháu thắc mắc, xin ghi nhanh:

- Bác "xài" Encore quá "nhuyễn", đúng như bác LouisLong khen. Hèn gì mà Mỹ Hoàng gọi bác là "sư phụ" về Encore. Cho em "đăng ký" làm đệ tử bác luôn nhé. Bác chuẩn bị dời gót ngọc sang mục Encore Help giúp em nhé!

- Bác trích ý từ Thánh vịnh 88. Xin bác cho biết bác sử dụng bản dịch Kinh Thánh nào vậy ạ? Em đọc mà không đoán ra, chỉ ngớ ngợ là bản của cha Nguyễn Thế Thuấn phải không ạ? (Bản này em nghe nói rất tốt cho người muốn nghiên cứu Kinh Thánh).
Ở bên này. các bác thường sử dụng bản dịch Thánh vịnh nào?
Và ở trên mạng có chỗ nào có bản dịch Thánh Vịnh không ạ? Nhất là bản của Nhóm Phụng Vụ các Giờ Kinh? Bác Phước hay bác nào biết chỉ giúp em với. Theo em thì bản dịch PVCGK rất tốt cho các nhạc sĩ thánh ca muốn dệt nhạc từ Thánh vịnh, vì rất giàu chất thơ. Tất nhiên là để chắc ăn hơn nữa, nên tham khảo nhiều bản dịch càng tốt.

- Hai ý trên thì hơi lạc đề. Còn ý này thì hợp với chủ đề đệm đàn cho thánh ca đây:

Ví dụ bài CON SẼ CA NGƠI của bác Trần Đại Phước mà được dùng để tập Đáp ca cho cộng đoàn, thì em nghĩ rằng cộng đoàn thế nào cũng có khuynh hướng nghỉ thêm một nhịp nữa ở giữa hai câu trước và sau của điệp khúc, nghĩa là sẽ dễ ngân chữ "đời" (cuối câu đầu) ra 3 nốt đen chứ không chỉ 2 như trong bài. Như vậy, ô nhịp này có khuynh hướng đổi ra thành 4/4 chứ không còn 3/4 như toàn bài. Đây là một ví dụ. Em thấy có nhiều bài thánh ca khác cũng gặp trường hợp tương tự.

Nếu em là Ca trưởng, thì chắc em sẽ mạn phép tác giả mà đổi chỗ này ra 4/4 luôn: vì thà như thế mà cộng đoàn có thể thong thả vừa hát vừa suy niệm, vừa có thể thoải mái lấy hơi cho câu sau. Em có kinh nghiệm là gặp những trường hợp như thế này, nếu mình cố kéo cộng đoàn hát đúng nhịp 3/4 thì sẽ có tình trạng người theo kịp người không, và câu hát sau tự nhiên trở nên vội vã, gấp rút...

Em xin phép bác Phước, lấy ví dụ này để minh họa cho điều gọi là "hát lơi" đã nói ở bài trước. Nếu mở nhịp trống máy 3/4, hay nếu người đánh đàn đệm đúng nhịp 3/4 cách cứng nhắc, thì sẽ xảy ra tình trạng gấp rút như trên. Đó là lý do mà em cho rằng không nên luôn luôn đệm quá rõ các tiết điệu đời (nhất là Valse, Rhumba, Tango... hi hi, còn Chachacha hay Twist thì khỏi nói rồi). Trước đây khi còn tập hát cho ca đoàn và cộng đoàn, em thường hay gặp những trường hợp tương tự, nhất là các bài 6/8 mà người đệm đàn thường có khuynh hướng đệm Slow Rock rất... "đúng nhịp".

Bác VL315 ơi, tất nhiên là nếu cương quyềt tập đúng nhịp như bản gốc, thì có đổi mấy đời ca trưởng hay người đệm đàn đi nữa, ca đoàn và cộng đoàn vẫn có thể hát ngon ơ. Nhưng trong một tình huống như vậy chẳng hạn, tớ thường hay chọn sự hát thong thả, thoải mái lấy hơi, vì nghĩ rằng làm thế thì câu vừa hát xong đó, sẽ có thời gian ngấm vào tâm trí và đánh động tâm hồn, nhất là của cộng đoàn, những người chưa thuộc hết lời bài hát.
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/08/06 :  01:42  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Quái! Hai bác LouisLong và Tiến Cao nói về "bộ lễ Thành Tâm" nào thế? Có phải bộ có bài "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian..." (nhịp Slow Rock) không?

- Tớ nhẩm từ đầu đến cuối đâu có chỗ nào "chùng còn" đâu hở bác LouisLong?

- Và bộ lễ này theo tớ biết đã được yêu cầu không sử dụng nữa mà bác Tiến Cao? Vì lời hát không đúng với những bản kinh gốc bắt buộc trong Phụng vụ, giống như trường hợp bộ lễ của cha Nguyễn Văn Trinh?

Lạ nhỉ?
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/08/06 :  07:06  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:

Nếu vậy anh nên gửi trực tiếp góp ý về cho LM Thành Tâm và DCCT VN, cùng uỷ ban thánh nhạc giáo phận Sàigon. Vì Bộ Lễ này dã được IMPRIMATUR bởi Đức Hồng Y Phạm-Minh-Mẫn 21-5-2006....ha..ha...gút nuck anh Long.

TIEN CAO


Anh tiencao, vấn đề đây không phải vì Imprimature hay chưa Imprimature, điều quan trọng là chính Bác có thấy bài đó ở cái measure đó hát như vậy không ? Long có hỏi lại một số người có chút hiểu biết về Thánh nhạc ( có lẽ trong số đó cũng có người tu nghiệp về Thánh Nhạc bên Roma trước 75) và họ cũng thấy như thế, khi hỏi một số ở Vietnam (again, dĩ nhiên trong đó có người đã góp phần không nhỏ trong thánh nhạc cúa chúng ta và họ có dịp đi qua nhiều giáo xứ từ Nam ra Bắc ..)coi phần lớn giáo xứ họ hát bộ lễ nào hiện nay, họ nói là họ đã chuyển lại qua Seraphim, hay Calendi cúa Cha KimLong ( không rõ CalenDi nào, 1,2 hay 3).
Có lẽ bạn cũng thấy nếu bạn sáng tác ca khúc tiếng Việt, dấu sắc nếu muốn hát lên cho đúng, thì ít nhứt notes cúA nó phải cùng level, hay tốt hơn là cao hơn level cúa note ngay trước đó , hay kẹt lắm thì thấp hơn note trước đó 1 quãng 2 nhưng note theo sau đó phải thấp hơn 1 quãng . Bài Kinh Thương Xót Cúa Cha Thành Tâm cách nhau quá xa:( bài KTX cúa Cha Thành Tâm (http://www.catruong.com/baihat/bole/Bole_VaoDoi_2006_tt.pdf)chữ "xót" là note LA, chữ "Chúng" là note RE luyến lên note MI giáng ( Có lẽ Cha muốn cho nốt luyến phụ này để cho nó cao hơn note theo sau đó một chút để nghe ra dấu sắc chăng ?, tiếc rằng note RE này thấp hơn note LA một quãng 5 lận !!) chữ con là note RE ! (Nghe thử ở "nhà" anh nam: http://www.dinh.dk/scorch/bolevaodoi-tt.htm)
Cha Thành Tâm là bậc thày về vấn đề này, em chả dám được xách dây giày cho Ngài đâu, nhưng không phải vì thế mà cái gì em cũng chấp nhận cả
LouisLong

Edited by - LouisLong on 12/08/06 07:55
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/08/06 :  10:21  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:

- Bác trích ý từ Thánh vịnh 88. Xin bác cho biết bác sử dụng bản dịch Kinh Thánh nào vậy ạ? Em đọc mà không đoán ra, chỉ ngớ ngợ là bản của cha Nguyễn Thế Thuấn phải không ạ? (Bản này em nghe nói rất tốt cho người muốn nghiên cứu Kinh Thánh).


Bác Micae, có lẽ Bác trandaiphuoc trích ý từ bản dịch của nhóm "Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ", imprimature ngày 11 tháng 5 năm 1993 bởi DTGM Phao-Lô Nguyễn văn Bình . Nhóm dịch này gồm có :Trần Ngọc Thao, Nguyễn Thị Sang, Đỗ Xuân Quế, Hoàng Đắc Ánh, Thiện Cẩm, Trịnh văn Thậm, Xuân Ly Băng, Nguyễn Công Đoan, Nguyễn Hữu Phú, Trần Phúc Nhân, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn tất Trung, và Nguyễn Ngọc Tính ( Hầu hết là Linh mục, Tu sĩ - những người có hiểu biết chuyên môn về Kinh Thánh hay một số nghành chuyên môn khác như huấn giáo, phụng vụ, văn chương, âm nhạc ... đã cùng nhau phục vụ Hội Thánh bằng công việc nghiên cứu và phiên dịch Kinh Thánh từ các bản văn gốc Hípri, A-ram và Hy-lạp)
Bạn có thể xem lại câu thánh vịnh đó ở đây
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/89vinh.htm

còn đây là bản dịch của của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible2/thvinh/tv089.htm
LouisLong

Edited by - LouisLong on 12/08/06 10:43
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/08/06 :  11:25  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Thân chào các bạn,

Tôi có ý kiến thế này, dĩ nhiên ca đoàn rất khó làm vừa lòng mọi người, tôi đề nghị trong mỗi Thánh lễ, mình có bài 4 bè, cũng có bài 2 bè, cũng có bài cộng đoàn, nhạc trẻ, như vậy thì ai cũng được tham dự, bạn cứ thử nghĩ nếu bạn nghe 1 CD mà hát 1 loại nhạc hay 1 ca sĩ hát từ đầu đến cuối, tôi nghĩ bạn sẽ không nghe lại CD đó quá 3 lần, đúng không? còn CD mà có nhiều thể loại, nhiều ca sĩ thì nghe đi nghe lại cũng không chán. Đừng nói chi về nghe nhạc, ăn 1 món hoài cũng ngán mà. Nhưng theo tôi, các bài hát trong Thánh lễ thì theo chiều hướng đó thì OK, nhưng bộ lễ mà làm như vậy thì "không ổn" rồi. Đã gọi là "bộ lễ" thì các bài hát phải chung 1 bộ chứ, nếu chọn Seraphim, thì hát hết Seraphim, còn chọn bộ lễ Chúa Thánh Thần thì hát hết bộ lễ đó, chứ đừng mix bài này vào bài kia, nhưng vậy là giáng tiếp mình đổi bộ lễ thành từng bài hát riêng biệt. Bộ lễ thì bao gồm Kinh Thương Xót, Kinh Vinh Danh, Thánh thánh, và Chiên Thiên Chúa. Trong bộ Seraphim và bộ Chúa Thánh thần có luôn Tuyên xưng sau truyền phép (nhưng bài này không nhất thiết phải dùng theo đúng bộ), bài Alleluia và Amen cũng vậy.

Ở giáo xứ tôi, bộ lễ Chúa Thánh Thần của Cát Minh được sử dụng chính, theo tôi bộ này rất hay, không quá bình ca cũng không quá vào đời, dĩ nhiên bộ lễ Seraphim thì cũng rất hay và thông dụng, cho nên vào Mùa Vọng và Mùa Chay chúng tôi sẽ hát bộ Seraphim, còn các mùa khác hát bộ Chúa Thánh Thần. Bộ Vào đời của Nguyễn Văn Trinh thì chúng tôi đã không sử dụng lâu rồi. Hiện tại theo tôi biết thì chỉ có 3 bộ lễ là đã được chuẩn thuận, đó là bộ Seraphim của Đức cha Nguyễn Văn Hòa, bộ Ca lên đi của cha Kim Long và bộ Chúa Thánh Thần của Cát Minh. Bộ Chúa Thánh Thần từ thập niên 80 được Đức Cha Nguyễn Văn Bình đưa vào phụng vụ thử nghiệm, nhưng đến vào khoảng 2 năm trước thì ca đoàn tôi được sự đồng ý của nhạc sĩ Cát Minh chính thức xin phép để bộ lễ này được sử dụng chính thức trong phụng vụ.

Không biết ở giáo xứ các anh chị có thịnh hành "hát cộng đồng" không? ở giáo xứ tôi đã hơn 1 năm rồi ca đoàn chủ trương hát cộng đồng, có cantor đứng phất nhịp trên cung thánh rất xôm tụ, giáo dân rất hưởng ứng, hiện tại chúng tôi cantor cho Đáp Ca và Alleluia, trong thời gian tới sẽ cantor luôn bộ lễ. Câu đáp ca, chúng tôi dùng bộ của cha Kim Long. Trong quá trình thực hiện, lúc đầu cũng rất trở ngại, nhưng về sau rồi tôi mới thấy cộng đoàn rất thích hát, chúng tôi còn chiếu slide show các bài hát lên cho cộng đoàn hát theo luôn, ngay cả những bài hợp xướng cũng vậy. Như các bạn biết các bài hợp xướng mình hát rất đã, nhưng nếu người nghe không hiểu mình hát cái gì thì rõ là uổng công phải không, chiếu slide lời nhạc lên ít ra họ không biết hát thì cũng đọc để hiểu lời hát. Từ ngày kinh tin kính và các câu đáp được đổi mới, chúng tôi chiếu slide show kinh này lên luôn cho cộng đoàn cùng đọc vậy mới đở lộn xộn, không thì người này đọc kinh củ, người kia đọc kinh mới.

Ca đoàn tôi có 4 nhóm phụ trách 4 Thánh lễ VN mỗi tuần, điều đáng quý đây là chúng tôi đều dùng chung 1 bộ lễ, bài nhập lễ và bài kết lễ đều hát giống nhau, đặt biệt các bài đó đều có in trong sách phụng ca cộng đồng hoặc được chiếu lên slide để giáo dân cùng hát, chỉ có bài dâng lễ và hiệp lễ thì tùy mỗi nhóm, ca trưởng sẽ chọn theo ý Thánh lễ. Dĩ nhiên mỗi tháng có 1 anh ca trưởng phụ trách chọn các bài NL & KL cho 4 nhóm hát chung (theo phụng vụ). Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện được là 2 Thánh lễ vọng Giáng Sinh, các ca đoàn đều hát chung các bài hát từ đầu đến cuối, như vậy rất đỡ mất giờ tập hát và ca viên đi lễ giờ nào cũng biết hát, rất tiện. Để làm được điều đó, nhóm ca trưởng (hiện tại có 6 ca trưởng) phải họp lại vài tháng trước những lễ lớn để góp bài và chọn bài cho Thánh lễ đó, sau đó phân phối bài cho 1 số anh chị em thiện nguyện để viết lại các bài hát bằng Encore cho rõ ràng và để lưu trử lại về sau, sau đó những bài 4 bè hoặc hơi khó thì làm luôn midi file, burn vào CD phát cho ca viên đem về nghe và tự tập ở nhà, những file đó cũng được post lên website của ca đoàn để ai có internet cũng có thể tập hát online được, 4-6 tuần trước lễ thì mới tập hát chung vào mỗi tối thứ 6, và chủ trương "không tập hát" thì "đừng đi hát". Thà ít người mà có quality, còn hơn đông người mà như là cái chợ. Đó là system và phương pháp làm việc của anh chị em chúng tôi.

Vài chia sẻ,

Thân
VL315

Edited by - VL315 on 12/08/06 11:29
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/08/06 :  11:39  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
... sau đó phân phối bài cho 1 số anh chị em thiện nguyện để viết lại các bài hát bằng Encore cho rõ ràng và để lưu trử lại về sau, sau đó những bài 4 bè hoặc hơi khó thì làm luôn midi file, burn vào CD phát cho ca viên đem về nghe và tự tập ở nhà, những file đó cũng được post lên website của ca đoàn để ai có internet cũng có thể tập hát online được, 4-6 tuần trước lễ thì mới tập hát chung vào mỗi tối thứ 6, và chủ trương "không tập hát" thì "đừng đi hát". Thà ít người mà có quality, còn hơn đông người mà như là cái chợ. Đó là system và phương pháp làm việc của anh chị em chúng tôi.

Vài chia sẻ,

Thân
VL315



Thà ít người mà có quality, còn hơn đông người mà như là cái chợ Đúng vậy, các cụ ta có câu :"Quí hồ tinh, bất quí hồ đa!", cần cái tinh túy, hơn là cần số nhiều vậy, amen .
Cám ơn anh Kim
LouisLong

Edited by - LouisLong on 12/08/06 11:40
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/08/06 :  23:52  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Xin trả lời vắn tắt từng điểm anh Micae đã hỏi nhé.

- Anh cứ đặt câu hỏi về Encore chung đến tất cả mọi người, đừng nghĩ là tôi biết hết mọi điều mà hỏi riêng, vì có khi gặp điều tôi không trả lời được mà người khác biết, nhưng họ lại không dám trả lời vì sợ "dẫm chân", có phải là uổng không?

- Tôi vẫn cứ dùng Sách Lễ Giáo Dân từ bao lâu nay. Mới tuần trước, Cha Xuân Thảo bảo tôi rằng đó là quyển chính thức dùng cho các Bài Đọc và Đáp Ca trong thánh lễ, nhưng Cha lại thích dùng quyển dành cho các linh mục để phổ nhạc, vì nó văn vẻ hơn. Với tôi điều đó không thành vấn đề, vì người phổ nhạc đáp ca được quyền sắp xếp thay đổi lời ca miễn giữ sát ý, nghĩa là có quyền "văn vẻ hoá" lời nguyên thuỷ đi.

- Điều anh nói tôi rất hiểu, vì trước đây tôi cũng nhận thấy một số cộng đồng giáo dân thường hát lơi nhịp ở cuối câu, khiến người đàn hay người đánh nhịp nếu chỉ quen kiểu nhịp đều sẽ thấy rất khó theo. Nhưng điều này cũng tuỳ cộng đoàn. Bài này tôi viết chắc cũng gần 20 năm nay, ít nhất là 3 ca đoàn/cộng đoàn quanh vùng đã hát năm này qua năm khác mà không thấy trục trặc chi ở chỗ đó. Hơn nữa, cách lơi nhịp của giáo dân cũng không hẳn là thêm đúng một nhịp, mà là lưng chừng đâu đó, nên nếu có cần phải ký âm cũng không nên đổi ra 4/4, mà nên dùng dấu fermata đặt trên dấu cuối câu hát và câu đàn. Đó cũng là cách hát và cách ký âm của thể loại chorales có từ xưa.
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 12/09/06 :  00:28  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
Thưa các bạn , cho phép tôi "tán dóc" ra ngoài đề chút ,
Tôi nghĩ mỗi BỘ LỄ có cái hay riêng của nó...BL Seraphim thì mang vẻ đẹp bình ca, thánh thiện, tha thiết, cả cộng đồng ai cũng có thể hát chung được . Các BL Ca lên đi thì đẹp 1 cách hoành tráng, uy nghiêm, rất thích hợp với các ca đoàn lớn, có trình độ hợp xướng . BL Vào đời thì trẻ trung, sinh động, thích hợp với các cộng đồng hoặc ca đoàn trẻ đang phát triển. Còn BL Chúa Thánh Thần thì đẹp 1 cách dung hoà, thi vị và rất tình tự. ( Anh VL ơi, tôi rất thích BL này , đã download từ website của em Năm xuống lâu rồi . Nay xin hỏi tác giả đã update BL này cho kịp với vài chỗ thay đổi theo bản kinh mới 2006 chưa ? )...Và còn nhiều Bộ lễ hay khác mà chúng ta chưa biết ...Cho nên lựa chọn bài hát nên tuỳ thuộc vào mỗi ca đoàn, và nên dành ưu tiên cho người ca trưởng thì thích hợp nhất, hơn là so sánh giữa các nơi, với trình độ và môi trường sống đôi khi khác biệt nhau quá xa.
Với lại kho tàng thánh nhạc rất vĩ đại và phong phú, nếu không cố gắng thưởng thức được mỗi món chút ít thì thật lãng phí của giời, các bác ạ .
Kẻ này ở 1 nơi quê mùa, nhỏ xíu, chỉ như ếch ngồi đáy giếng nên có gì sai sót xin các bác đại xá cho....ha...ha...

TIẾN CAO

Edited by - tiencao05 on 12/09/06 00:57
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/09/06 :  03:08  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Trước hết, xin rất cám ơn bác LouisLong về các link Thánh vịnh bác cho. Rất đầy đủ! Đúng là những cái nhà cháu đang muốn tìm.
Thế còn "các giờ kinh phụng vụ" (thánh ca, thánh thi, bài đọc, lời nguyện...), tức bộ kinh nhật tụng sáng chiều tối... đã được đưa lên mạng chưa hở bác? Mếu có xin bác chỉ giùm luôn nhé. Nhà cháu rất tiếc là lúc rời VN đã không dám đem theo các bộ này, vì người nhà cứ cho rằng sẽ không được phép mang theo văn hóa phẩm!
quote:
Originally posted by VL315
...Ở giáo xứ tôi đã hơn 1 năm rồi ca đoàn chủ trương hát cộng đồng, có cantor đứng phất nhịp trên cung thánh rất xôm tụ, giáo dân rất hưởng ứng...
...Trong quá trình thực hiện, lúc đầu cũng rất trở ngại, nhưng về sau rồi tôi mới thấy cộng đoàn rất thích hát, chúng tôi còn chiếu slide show các bài hát lên cho cộng đoàn hát theo luôn, ngay cả những bài hợp xướng cũng vậy. Như các bạn biết các bài hợp xướng mình hát rất đã, nhưng nếu người nghe không hiểu mình hát cái gì thì rõ là uổng công phải không, chiếu slide lời nhạc lên ít ra họ không biết hát thì cũng đọc để hiểu lời hát.

Bác VL315! Đọc đoạn kể này của bác, tớ rất vui. Lại có thêm một chứng cớ nữa cho thấy việc hát cộng đoàn là chính đáng và rất khả thi. Ngoài ra, những kinh nghiệm ở giáo xứ bác về việc xử dụng các phương tiên hiện đại như chiếu slide cho cộng đoàn dễ xem bài hát, dùng internet đề ca viên tự tập hát truớc ở nhà v.v... là rất đáng học hỏi. Những phương tiện này thực ra không quá đắt tiền đối với các giáo xứ ở VN. Tớ rất hy vọng các ca đoàn ở trong nước sẽ nhanh chóng "bắt chước" được cách làm tiện lợi này. Cám ơn bác đã chia sẻ.

Bác Trần Đại Phước kính. Cám ơn bác đã trả lời các thắc mắc của em. Hi hi, em rất hài lòng với những giải đáp của bác (không dám nhắc lại vì sợ dài quá, anh chị em sẽ đọc mệt). Cám ơn bác nhiều. Xin bác vẫn nhớ chia sẻ tiếp những bài tập đệm đàn do bác soạn nhé. Em bảo đảm với bác là có nhiều bạn ở trong nước sẽ rất quí khi có được tài liệu này.

Nhân tiện, em xin đề nghị bác Admin thu thập những bài tập đàn như của bác Trần Đại Phước soạn đây (và của anh chị em nào khác sẵn lòng chia sẻ nữa) làm thành một thư viện mini riêng ở ngoài trang chủ của website này. Em tin là việc này sẽ giúp được nhiều anh chị em ở trong nước lắm.
quote:
Originally posted by TienCao
Cho nên lựa chọn bài hát nên tuỳ thuộc vào mỗi ca đoàn, và nên dành ưu tiên cho người ca trưởng thì thích hợp nhất, hơn là so sánh giữa các nơi, với trình độ và môi trường sống đôi khi khác biệt nhau quá xa.
Với lại kho tàng thánh nhạc rất vĩ đại và phong phú, nếu không cố gắng thưởng thức được mỗi món chút ít thì thật lãng phí của giời, các bác ạ.

Tớ đồng ý với bác Tiến Cao lắm. Tớ nghĩ đây là một ý kiến rất thực tế. Ở ngay trong nước thôi mà sự khác biệt giữa các địa phương, các miền là... từ "khá lớn" đến "rất lớn".

Nhiều khi tớ nghĩ mà rất thông cảm với các vị hữu trách về Thánh nhạc của Giáo hội VN: vị nào cũng nóng lòng và tha thiết với nhiệm vụ vủa mình, nhưng đồng thời tớ thấy các vị cũng tỏ ra rất kiên nhẫn, thậm chí đôi khi phải "tự kềm chế" nữa, không nóng vội quá, vì cái gì cũng phải cần có thời gian chín muồi...
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/09/06 :  08:33  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Nhân tiện, em xin đề nghị bác Admin thu thập những bài tập đàn như của bác Trần Đại Phước soạn đây (và của anh chị em nào khác sẵn lòng chia sẻ nữa) làm thành một thư viện mini riêng ở ngoài trang chủ của website này. Em tin là việc này sẽ giúp được nhiều anh chị em ở trong nước lắm.


Trong câu trên trích dẫn từ thư anh Micae, phần nằm trong ngoặc đơn lại chính là điều tôi rất muốn nói đến khi đăng lên đây vài bản nhạc có đệm đàn do tôi đã soạn để làm ví dụ - thật ra là làm chất xúc tác. Quả là tôi rất ước ao các vị và các anh chị em đã có cơ hội học hoà âm một cách nghiêm chỉnh và bây giờ đang sáng tác cố gắng soạn luôn phần piano hoặc organ kèm theo phần giọng hát. Đồng thời, đáp lại nỗ lực đó của các người viết, người đàn cũng sẽ dùng những bản đàn đó. Như thế, ngoài phần thánh thiện, đạo đức ở lời ca giọng hát, chúng ta còn phát triển thêm được phần mỹ thuật, nghệ thuật ở tiếng đàn một cách chính thức, có thể lưu truyền được.

Cũng vì thế, xin anh chị Admin khoan lấy các bản tôi soạn lập riêng ra một thư viện mini vội như anh Micae vừa đề nghị, mà xin đợi chờ xem sự đáp ứng của các bạn soạn nhạc ra sao đối với lời mời gọi ở trên. Cái quan trọng là có sự đồng lòng, nhiều người cùng làm, và việc làm đó phải được hỗ trợ (ít ra hỗ trợ bằng cách sử dụng chúng).
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/09/06 :  12:40  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hoan hô bác Trần Đại Phước! ý của bác rất hay! Không phải nhạc sĩ Thánh ca nào cũng làm được, và vị nào làm được thì cũng sẽ phải bỏ thêm nhiều công sức, nhưng nếu điều này mà thực hiện được thì quả là ích lợi cho cộng đoàn!
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/10/06 :  15:52  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Nhân vừa sắp xếp các dòng nhạc lại cho gọn ghẽ, xin gửi lại bài này đã nằm đâu đó trong diễn đàn trước đây. Anh Tiến Linh có túm cổ nó cho vào tuyển tập Trang Đệm Đàn số 4 của anh ấy, nhưng đề thêm mấy chữ "Không dùng trong phụng vụ" bên dưới tựa đề, nên tôi cũng xin vâng lời để nhắn với các bạn là xài nó bên ngoài nhà thờ hộ cho (TL là người duyệt nhạc trong ban kiểm duyệt ở Toà Tổng Giám Mục Sài-gòn).

Download Attachment: MuaCuuDo.enc
44.91 KB
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/10/06 :  19:19  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, đọc các bài bác Trần Đại Phước viết trong này, em vẫn nghĩ bác Trần Đại Phước là tiền bối rất đạo mạo trang nghiêm, nhưng nghe bài này thì mới biết bác cũng có tiết tấu trẻ trung và tâm hồn nghệ sĩ thiệt!

Hoan hô bác rất có thiện chí với ích chung. Đã là người mà giáo phận cử ra giao trách nhiệm, thì sự tuân phục của anh chị em chúng mình là rất cần thiết. Em nghĩ đó chính là sự "tuân phục trường thành". Mỗi người hy sinh một tý thì "đại cuộc" mới phát triển tốt đẹp được, bác nhỉ.
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/14/06 :  17:39  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Hi hi, đọc các bài bác Trần Đại Phước viết trong này, em vẫn nghĩ bác Trần Đại Phước là tiền bối rất đạo mạo trang nghiêm, nhưng nghe bài này thì mới biết bác cũng có tiết tấu trẻ trung và tâm hồn nghệ sĩ thiệt!



Nghe câu trên có lý, nhưng ngẫm nghĩ lại có thể không, bởi vì bài này được viết từ 20 năm trước là ít, thế thì những cái trẻ trung nghệ sỹ e rằng đến giờ cũng ... mòn mất rồi.
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/16/06 :  15:55  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Bài này có sắc thái Á Đông, do nhạc sỹ Thiên Quang soạn phần đàn đệm, xin gửi lên để chia sẻ trong những ngày chờ đón lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh.

Download Attachment: DangCuuDo.enc
30.62 KB
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 12/16/06 :  18:16  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
Xin mạn phép anh Phước đổi sang PDF

Download Attachment: MuaCuuDo.pdf
97.34 KB

Download Attachment: DangCuuDo.pdf
79.72 KB
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 12/16/06 :  18:19  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Cảm ơn anh Long nhiều.
Go to Top of Page
Page: of 2 Previous Topic Topic Next Topic  
Next Page
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05