Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Ca đoàn phục vụ....các cha hay các ông trùm?
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

kha_anh

CT/NC
97 Posts

Posted - 12/09/06 :  09:33  Show Profile  Email Poster Send kha_anh a Private Message  Reply with Quote
Rất nhiều ca đoàn mà tôi được biết phải chịu cảnh "gan nhức ruột đau" mà phải hy sinh chức năng của mình chỉ vì thời gian thánh lễ không cho phép hoặc đáp ứng lời yêu cầu của vị linh mục chủ tế. Một cái thói quen mà rất nhiều các ca đoàn khắp nơi vấp phải đó là không hát trọn ý của bài hát nhất là bài Nhập lễ và Kết lễ . Nhiều bài hát đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và tập rất chu đáo nhưng rồi phải chấm dứt sớm ngoài dự định.

Một số nơi, vị linh mục xuất hiện từ phía cuối nhà thờ và tiến lên bàn thánh thì ca đoàn có thể hát được như ý có nghĩa là tương đối đủ 1 phiên khúc và 1 Điệp khúc. Một số nơi khác, vị linh mục xuất hiện ngay sau bàn thánh và chính vì đoạn đường đến bàn thánh ngắn hơn nên ca đoàn lại hát ngắn hơn. Nhiều ca trưởng tay phất nhịp nhưng mắt phải theo dõi xem cha bước đến đâu rồi.Và nếu cha đã hôn bàn thánh rồi thì ca trưởng cũng chuẩn bị cho ca đoàn chấm dứt . Đối với bài kết lễ thì lại càng xem ra vắn tắt hơn . Nhiều bài hát chỉ được tấu có phần Điệp khúc mà thôi.

Do đâu mà có cái "truyền thống" kỳ lạ này. Phải chăng thời gian cử hành thánh lễ chỉ được phép vỏn vẹn trong một số giờ nào đó mà thôi mà nếu ca đoàn hát nhiều hoặc dài quá sẽ là vấn đề . Trên thực tế, chúng ta phải nhìn nhận là các linh mục chỉ vì giảng dài, nói dai hoặc mấy ông trùm "nặng phần trình diễn" cho nên ca đoàn phải hy sinh cắt bớt bài hát . Một khi bị cắt bớt như vậy, các nhạc sĩ chắc chắn cũng bị tổn thương vì bài hát của mình không được diễn đạt trọn vẹn .

Tệ hơn thế nữa tại một số nơi, ca đoàn tập bài khác và kết cuộc phải hát bài khác chỉ vì chiều theo yêu cầu của vị linh mục . Một lần nọ, cộng đoàn có được cha Kim Long là cha khách đến đồng tế và cũng chính vì cha KL là tác giả bài hát Kinh Hòa Bình nên vị linh mục sở tại yêu cầu ca đoàn hát bài hát này . Thế là bài hát đúng với phụng vụ ngày hôm đó bị đình lại chỉ vì cộng đoàn hôm đó "hiếu khách".

Nhiều ca trưởng phải nói là có đầy dư "đức vâng lời và chịu đựng" trong những bối cảnh nêu trên . Thiết nghĩ rằng vai trò và chức năng của ca đoàn cũng như của ca trưởng cần phải được công nhận và tôn trọng nơi các cộng đoàn để việc phục vụ dân Chúa được trở nên ý nghĩa hơn .

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/09/06 :  13:34  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Bác Kha Anh quí mến.

Cám ơn bác đã trung thực nói lên sự "bức xúc" của mình. Trong quá trình nhiều năm phục vụ nhà thờ như một ca trưởng, và cả về sau khi đã "về hưu" nữa, tớ thỉnh thoảng cũng nghe được những lời than phiền như vậy từ một số ca trưởng hay ca viên. Có điều là nhiều khi họ chỉ xầm xì to nhỏ với nhau chứ chưa lên tiếng thẳng với linh mục quản xứ, ban hành giáo hay một diễn đàn thánh nhạc nào. Bác nêu lên vấn đề một cách thẳng thắn như vậy, tuy mới nghe thì có vẻ hơi "căng thẳng" nhưng tớ vẫn thấy quí. Tớ nghĩ rằng thà trung thực nói ra và sẵn lòng trao đổi, kết quả sẽ tốt hơn nhiều so với việc... "để bụng".

Tớ hy vọng nhiều anh chị em khác ở đây cũng sẽ tham gia ý kiến để các bên được giải tỏa nỗi niềm. Phải chi có cả ý kiến của một số linh mục, của vài vị đã từng hay đang tham gia trong Hội đồng giáo xứ, và cả ý kiến với tư cách giáo dân nữa... thì hay biết mấy!

Hôm nay tớ chỉ xin phép góp vội ý này: Khi nói về việc tổ chức một buổi cử hành phụng vụ, cụ thể ở đây là một Thánh lễ, thì tớ nghĩ người có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất chính là vị linh mục chủ tế chứ không phải ai khác.

Bất cứ sinh hoạt đã mang tính tập thể, thì thế nào cũng phải có người "cầm trịch", phải có "đầu tàu", và mọi người tham dự dù sao cũng phải tuân theo sự sắp xếp của vị lãnh đạo này, nếu không thì sẽ không thể có ngay cả sự trật tự tối thiểu, chưa nói gì đến sự đồng tâm hiệp ý nữa.

Thẩm quyền này của vị linh mục chủ tế, tớ thiết nghĩ tất cả chúng ta đều phải tôn trọng, vì lợi ích chung. Tớ không dám nói là ta (giáo dân) không được quyền phê phán bất cứ đìều gì trong cung cách tổ chức thánh lễ của vị chủ tế (ví dụ giảng dài, dai...), nhưng tớ xin lưu ý rằng đó là "nhân vật" không có không được trong một thánh lễ. Không bất cứ ai trong chúng ta có thể thay thế được nhân vật đó. Vị đó có mặt ở đây là để phục vụ cộng đoàn, vì lợi ích của cộng đoàn, đó là trách nhiệm và vai trò chính yếu của vị ấy. Bạn hay tớ chỉ có thể góp ý (hay nói nặng hơn tí là "phê phán") vị ấy căn cứ trên nhiệm vụ và vai trò nói trên của vị ấy thôi, tức là trên lợi ích chính đáng của cả cộng đoàn thôi.

Ca đoàn chỉ là một phần của cộng đoàn, bác Kha Anh ạ. Hơn nữa, có thể nói ca đoàn có mặt ở đó chỉ để làm... "đầy tớ" phục vụ cộng đoàn thôi. Tôi tớ thì chỉ nên tuân theo lệnh chủ, chứ đâu có quyền bắt chủ phải làm theo ý mình, phải không bác?

Ai cũng có khuynh hướng thấy phần đóng góp của mình, lãnh vực mình phụ trách v.v... là "quan trọng nhất". Khuynh hướng như vậy cũng có mặt tốt, ở chỗ nhờ đó mà mình mới hăng hái nỗ lực tối đa cho phần vụ mình đảm trách, cố gắng làm cho nó được hoàn hảo. Nhưng khuynh hướng như vậy cũng có điểm rất tai hại, là mình dễ nhầm lẫn giữa cái chính yếu với cái phụ tùy.

Nếu ca đoàn thấy phần đóng góp của mình là "quan trọng", và muốn được dành cho nhiều thời gian hơn, thì các "cụ chánh", "cụ trùm" như bác Kha Anh nhắc đến đó, cũng nghĩ như thế thì sao?

Chuyện này tớ nghĩ chúng ta (tớ muốn nói đến mọi thành phần của cộng đoàn dân Chúa, kể cả linh mục nữa) rất cần nhẹ nhàng trao đổi và thuyết phục nhau, bởi việc chúng ta cùng làm chung đây (Thánh lễ), là một công việc quá... "thiêng liêng"! Các bên đều cần phải hết sức thiện chí thì mới có thể "bớt bất xứng" đi mà thực hiện việc cao cả này. (Hì hì, vì còn lâu, hay là không bao giờ, chúng ta có thể nói mình là đủ xứng đáng để đến trước Thiên Chúa mà phụng thờ Người!).
Go to Top of Page

ericnguyen

Others
219 Posts

Posted - 12/09/06 :  16:40  Show Profile  Email Poster Send ericnguyen a Private Message  Reply with Quote
Theo em nghĩ, một thánh lễ không có ca đoàn thì cũng vẫn là một thánh lễ, Em không biết ca đoàn được đưa và Thánh Lễ từ khi nào, chắc là cũng +/- 100 nôi, nếu anh chị em nào biết thì xin chỉ cho
Nhưng mà ca đoàn chỉ giúp nâng cao tính thánh thiện của nguời tín hữu, đôi lúc hát lâu quá thì cũNg bị chê "Hát dzài, dzỡ còn dzai" THeo em biết trong bài viết của cha Mi Trầm và bài của NS Ngọc Kôn, cũng có nói đến

Nếu nói Thánh Lễ là thiêng liêng thì tại sao mình còn phải lo đến việc hát ngắn hát dài, Nếu chúng ta hát hay và đúng với Phụng Vụ thì cần gì phải tính toán thời gian,

Một điều em xin hỏi riêng Kha_anh là khi cộng đoàn hát bài hát "Kinh Hoà Bình" thì hát lúc nào, nhưng theo lời của Kha_anh nói, hình như là bị sai Phụng Vụ, vì em cũNg "mê" bài này lắm, nhất là bài hoà âm 4 bè của Liên B Định, Em chỉ muốn hỏi cho biết thôi,




EN

Edited by - ericnguyen on 12/09/06 16:41
Go to Top of Page

kha_anh

CT/NC
97 Posts

Posted - 12/15/06 :  08:15  Show Profile  Email Poster Send kha_anh a Private Message  Reply with Quote
Bác Ericnguyen ơi! Ở đây tôi không muốn nhằm mục đích đả phá hoặc công kích ai nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến cái vai trò nhu nhược và khiêm tốn của vị ca trưởng mà thôi.
KA
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 12/15/06 :  20:16  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Tôi định góp y’ về đề tài này cũng đã lâu, nhưng vì bị cám dỗ chui qua những mục khác nên nay mới có dịp viết vội dăm chữ.

Theo câu hỏi của bạn Kha_anh post ngày 9 tha’ng 12, 2006 thì có 2 y’ chính bạn muốn hỏi:
1) Ca đoàn không có đủ giờ để hát trọn bài hát.
2) Ca đoàn tập hát cho Thánh lễ một bài, LM chủ tê’ yêu cầu hát bài khác.

Thưa bạn Kha_anh,

1) Trươ’c hê’t chúng ta đi tìm câu trả lời cho vấn đề thứ nhất trước.

Tôi đã cố gắng tìm đọc nhiều Huấn Thị bằng tiếng Việt cũng như tiếng ngoại quốc về vấn đề này, đặc biệt là phần hát nhập lễ và kết lễ mà bạn đưa ra làm vi’ dụ. Ngoài sách lễ Roma là chính bản gốc quy luật mà chúng ta phải theo, tôi xin trưng dẫn hai y’ kiến thích hợp để tùy bạn quyết định:

a) Huấn thị chung về Thánh Lễ Missa của Hội Đồng Gia’m Mục Hoa Kỳ, co’ tên là General Instruction of the Roman Missal http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml ) ban hành để áp dụng trong các Địa Phận tại Hoa Kỳ . Nói chung đây là "tiếng nói của thẩm quyền địa phương" ở đây để cắt nghĩa Hiến Chương về Phụng Vụ của tòa thánh ban hành đặc biệt là văn kiện Missale Romanum (1969).

Đại ‎y' thì trong phần nhập lễ sau khi mọi người đã tề tựu đông đủ, và khi ca nhập lễ đã bắt đầu hát thì linh mục chủ tế, thày sáu và các vị thừa tác viên tiến lên bàn thờ. Mục đích của bài hát này gợi cho mọi người ‎y' nghĩa của ngày lễ hôm nay và đồng thời hân hoan đón mừng chủ tế tiến vào đền thánh. (điều 47)

Ca đòan vẫn tiếp tục hát cho đến khi chủ tế lên cung thánh, bái chào bàn thờ và hôn kính bàn thờ; hoặc tùy theo ngày lễ trọng có thể xông hương thánh giá và bàn thờ (điều 49)

Điều 50 sau đây có thể sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn, tôi xin trích dẫn nguyên văn:

“50. When the Entrance chant is concluded, the priest stands at the chair and, together with the whole gathering, makes the Sign of the Cross. Then he signifies the presence of the Lord to the community gathered there by means of the Greeting. By this Greeting and the people's response, the mystery of the Church gathered together is made manifest.”

Có nghĩa là khi bài ca nhập lễ đã hát xong thì linh mục lúc đó đang đứng tại ghế của mình, và cùng với toàn thể mọi người làm dấu thánh giá. Ca đoàn hát xong rồi cha mới làm dấu, chứ không có cắt ngang xương khi bài hát chưa được hát trọn ‎y' .

b) Một ‎y' kiến thứ hai của một vị rất có thẩm quyền ở Việt Nam là LM Kim Long. Tư tưởng của ngài được ghi lại trong bài "Hát Dài Hay Ngắn? " có đăng ở trang web: http://www.catruong.com/ mà tôi xin phép trích lại lơi khuyên của ngài như sau:

- "Đối với các Linh mục: nên kiên nhẫn."

Một bài hát thường có câu Điệp Khúc và Phiên Khúc. Ca đoàn đang hát câu phiên khúc (chưa trở về chủ âm chính) mà ngưng, thì nghe rất khó chịu, nên kiên nhẫn để đợi Ca đoàn hát hết câu Điệp Khúc. Hát cũng là để cầu nguyện, để ca khen chúc tụng Chúa, chứ chẳng phải là để... lấp vào chỗ trống thôi đâu.

- "Đối với các Ca Trưởng: Nên chọn bài hát hoặc hát sao cho vừa đủ. Theo luật chung chung không nên để các linh mục đợi chờ trên bàn thờ".

Bởi vậy:

Bài Ca Nhập Lễ hát khi linh mục tiến lên bàn thờ, vậy chỉ hát khi linh mục tiến lên bàn thờ, khi linh mục đã lên tới bàn thờ rồi, thì nên sửa soạn chấm dứt, không nên hát thêm.

Bài hát Kết Lễ cũng nên hát sao cho vừa đủ, đừng hát dài lê thê kẻo chưa hát xong thì cộng đoàn đã về hết, cũng đừng chấm dứt nhanh qúa khi chủ tế còn chưa đi xuống.


2) Câu hỏi thứ hai thì tôi cũng hơi có thắc mắc như bạn ericnguyen là bài Kinh Hòa Bình của cha Kim Long đã bị đổi thay cho "bài hát đúng với phụng vụ ngày hôm đó" để hát khi nào ? Tôi xin lần lượt phân tích, và nếu có gì không đúng thì bạn chỉ nhé .

Theo những Huấn Thị của Giáo Hội mà chúng ta đọc được (Thông Cáo Số 2,"Góp Ý Về Việc Chuẩn Nhận Các Bài Thánh Ca Dùng Trong Phụng Vụ" của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Thánh Nhạc do Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa ký), thì chỉ có 2 bài hát nhập lễ và cuối lễ là bạn được "tự do" hát theo ngày lễ, còn những bài như đáp ca, dâng lễ, rước lễ và sau rước lễ là bạn phải hát theo ‎sự chỉ dẫn của sác lễ Roma mà thông cáo số 2 ở trên đã hướng dẫn.(Xin xem ba thông cáo này ở trong www.catruong.com ).

Tôi đoán là cha chủ tế đã hát bài này: một là lúc rươ'c lễ, hai là sau khi rước lễ, ba là kết lễ. Tôi không nghĩ là lúc nhập lễ hay dâng lễ vì bài này hơi dài. Nếu mà hát trong ba trường hợp trên, thì bài Kinh Hòa Bình không những rất là thích hợp mà giáo dân cả nhà thờ có thể hát chung cũng rất là cảm động, vì ai cũng thuộc.

Bạn Kha_anh mến,

Tôi đã định post những ‎y' kiến trên ngày hôm nay, nhưng khi thấy bạn trả lời cho bác Ericnguyen lúc sáng sớm thì tôi mới hiểu rõ hơn câu hỏi của bạn. Có nghĩa là bạn hỏi vậy, mà không phải vậy. Thôi tôi nói thẳng ra luôn nhé, là tôi đoán đã có sự gì không ổn trong cái relationship của bạn với cha chủ tế (cha sở) và hội đồng giáo xứ . Nếu vậy thì vấn đề không phải chỉ là hát dài hay hát ngắn, chiều cha Kim Long hay không chiều cha Kim Long mà là đúng như bạn nói : là "cái nhu nhược và khiêm tốn của vị ca trưởng mà thôi !"

Vấn đề dịa vị của ca trương và ca doàn trong xứ đạo đã được Forum này bàn đến rất lâu va rất nhiều, tôi chỉ xin "góp nhặt cát đá" một số những bài mà tôi nhớ mang máng đã đọc đâu đây: (Tôi quên không chỉ cho bạn cái trick này, là nếu muốn biết Forum này đã cover những đề tài nào, thì bạn chỉ cần phải tìm đọc những bài của anh ... Bách Việt viết là bạn có thể biết hầu như 80% những các topics ở đây !!!) Xin bạn đọc các bài sau đây:

World Cup và Ca Đoàn http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1899

Trong đó tôi thích nhất là câu này của anh Bách Việt:

"Trong hơn 20 năm sinh hoạt ca đoàn, tôi chưa bao giờ cho rằng, LM chánh xứ là người có thẩm quyền phán xét việc tôi phục vụ. Không phải vì tôi ngạo mạn, nhưng ngược lại, tôi tôn trọng và biết tự trọng. Các ngài là những người trong vai trò lãnh đạo, và tôi trong vai trò của những người hợp tác để xây dựng cho cộng đoàn dân Chúa (chứ không phải là tay sai), trong lãnh vực đang làm, và trong khả năng có thể. Dĩ nhiên, các ngài có thẩm quyền hơn, bởi vì các ngài có trách nhiệm hơn, và vì được Bề Trên đặt để, để cai quản giáo xứ."

Ca Đoàn: Hy Sinh - Phuc Vụ, đã đủ hay chưa?
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1826

Nói về Ca Đoàn
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1048

Cảm Nghĩ Về Lớp Ca Trưởng Montreal January,2005
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1014

Xin bạn đừng bỏ qua mà không đọc sự đóng góp cuả chị Ánh Tuyết Sơn Ca trong bài này, thấm thía lắm cơ! Và nếu bạn JJJJ không giúp bạn cầu nguyện cho đủ, và sau khi đọc hết nhừng cái topics này mà bạn cũng chưa có lên ... tinh thần, thì mình đề nghị có hai bài hát khác mà bạn có thể tập cho ca đoàn là bài "Xin Vâng" của LM Mi Trầm và một bài nữa tôi không nhớ tựa đề nhưng trong đó có một câu mà bạn có thế hát đi hát lại trong nhà thờ: "cầu xin cha đổi lòng."

Mến


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

TamNguyenVN

Others
31 Posts

Posted - 01/14/07 :  02:56  Show Profile  Email Poster Send TamNguyenVN a Private Message  Reply with Quote
TỪ ĐIỂN TRA NGƯỢC VỀ THÁNH CA VÀ CA ĐOÀN

TNVN "siu tầm" được một vài cách giải nghĩa vui vui về Thánh Ca và Ca Đoàn. Nhân đọc chủ đề này, xin gửi đến Quý bà con Anh Chị Em:

- Ca đoàn = Một đoàn người thường "ca cẩm" với cha xứ và thường "theo phe" cha phó.
- Thánh ca = Những bài hát dành cho các Thánh , chỉ có Thánh mới hát cho hay được .
- Ca trưởng = Người ca viên đứng trên bục, miệng thì hát thật to, tay thì phất qua phất lại mệt đừ mà các ca viên dưới kia rất hiếm khi nhìn .
- Ca viên = Viên kẹo biết hát . Những viên kẹo thì ngọt ơi là ngọt , nhưng hát thì... chưa chắc hay , và là ...trùm nói chuyện trong nhà thờ.
- Hát Solo = Giọng ca "biểu diễn" trong nhà thờ . Nhiều khi là "căn nguyên" của sự chia trí, lo ra .

Có điều gì nhột nhạt, xin quý bà con anh chị em niệm tình tha thứ


TamNguyenVN

Edited by - TamNguyenVN on 01/14/07 02:57
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05